Đề-cương-1.docx

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

Mẫu SV01

Ngày nhận hồ sơ
ĐHQG-HCM
Trường Đại học KHXH&NV
Mã số đề tài

THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP …………..

A. THÔNG TIN CHUNG


A1. Tên đề tài
- Tên tiếng Việt :
- Chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình ven đường ray: Thực trạng và
giải pháp (Nghiên cứu trường hợp tuyến đường Chiến Thắng và đường Đỗ
Tấn Phong, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh).
- Tên tiếng Anh:
A2. Thuộc ngành/nhóm ngành Hệ đào tạo
º Khoa học Xã hội º Hệ đại trà

Chuyên ngành hẹp: Đô thị học


A3. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Hân MSSV:………2156170069…………..
Ngày tháng năm sinh:……25/08/2003…… Nam/Nữ:……Nữ………………..
Số CMND:……281399452……… Ngày và nơi cấp:……15/10/2019……….
Số tài khoản:..19035871618010.....tại Ngân hàng…Techcombank…
Chi nhánh ngân hàng:………………
Địa chỉ liên hệ:.45/95 Đường DX063, Phường Định Hòa, Thành phố Thủ Dầu
Một, Bình Dương…………...
Điện thoại: 0933655991…Email:……2156170069@hcmussh.edu.vn….
A4. Nhóm nghiên cứu

Mã số sinh
TT Họ và tên Phân công
viên
1 Nguyễn Thị Ngọc Hân 2156170069 Chủ nhiệm
2 Đoàn Quốc Tuấn 2156170126 Thành viên
3 Vũ Hoàng Gia Bảo 2156170069 Thành viên
4 Nguyễn Hoàng Dương 2156170062 Thành viên
5 Trần Đăng Khoa 2156170084 Thành viên
A5. Kinh phí thực hiện: đề xuất…………5.000.000 VNĐ……………
Số tiền bằng chữ:……Năm triệu đồng…………..……..
B. MÔ TẢ NGHIÊN CỨU
B1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày càng phát triển, thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước. Hạnh phúc của nhân dân là điều tiên quyết của Đảng và Nhà nước ta. Chất
lượng cuộc sống chính là sự đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của người dân
trong điều kiện cho phép. Thế nhưng chất lượng cuộc sống của người dân ven đường
ray hiện nay là một trong những thử thách khó khăn đối với chính quyền cũng như địa
phương. Mỗi khi tàu đi qua khu dân cư đường ray thì tạo ra một loạt các hợp âm ồn
ào, tai nạn đường sắt thì thường xuyên xảy ra do người ý thức chủ quan của người
dân, ven đường ray nhiều chỗ thì trở thành nơi tập kết rác, không gian sống, sinh hoạt
cũng như giao thông thì chật hẹp. Tất cả những yếu tố thể hiện được rằng chất lượng
cuộc sống người dân ven đường ray đều không được chăm sóc đầy đủ cũng như quan
tâm. Đó chính là lý do nhóm chọn đề tài để có thể hiểu được những nỗi lo cũng như
khó khăn của cư dân nơi đây. Để có thể đưa ra được những khuyến nghị, hoạt động
giúp đỡ cộng đồng dân cư nơi đường ray.
B2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Dựa vào góc nhìn nghiên cứu về chất lượng cuộc sống mà nhóm đã tìm và thu
thập được một số đề tài có phạm vi nghiên cứu liên quan. Cùng với sự phát triển của
kinh tế, xã hội mà đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, như cầu về chất
lượng cuộc sống cũng có sự thay đổi theo thời gian. Đây cũng là một chủ đề đã được
rất nhiều người nghiên cứu và đưa ra những hướng phân tích, cũng như là đề ra giải
pháp, kiến nghị liên quan.
2.1. Các nghiên cứu về định nghĩa, phân tích lý thuyết CLCS
Nhóm đã nghiên cứu cũng như tiếp cận được một số đề tài nghiên cứu về chất
lượng cuộc sống làm nền tảng cho cơ sở lý luận của quá trình nghiên cứu nhóm. Tiêu
biểu đầu tiên có thể kể đến là quyển sách “ Matherialism and quality of life” của tác
giả M.Joseph Sirgy được viết nào năm 1988, tác giả đã cố gắng xây dựng một nền
tảng lý thuyết cơ bản về chủ nghĩa duy vật và chất lượng cuộc sống. Lý thuyết của tác
giả xây dựng cho rằng sự hài lòng về cuộc sống nói chung của một người (chất lượng
cuộc sống), một phần được quyết định bởi sự hài lòng với mức sống của họ. Ngược
lại, sự hài lòng với mức sống của một người được xác định bằng những đánh giá về
mức sống thực tế của một người so với mục tiêu của người đó đã đề ra. Những người
theo chủ nghĩa duy vật cảm thấy không hài lòng với mức sống của họ nhiều hơn
những người không theo chủ nghĩa duy vật, điều này lại ảnh hưởng sang cuộc sống
chung của tổng thể, gây ra sự không hài lòng với cuộc sống nói chung. Những người
theo chủ nghĩa duy vật cảm thấy không hài lòng với mức sống của họ, bởi vì họ đặt ra
các mục tiêu mức sống cao quá mức và có phần phi thực tế. Những mục tiêu quá mức
và phi thực tế này do những người theo chủ nghĩa duy vật đặt ra bị ảnh hưởng nhiều
hơn bởi những kỳ vọng dựa trên mặt cảm xúc và tình cảm (chẳng hạn như kỳ vọng
vào lý tưởng, sự công nhận xứng đáng và dựa trên nhu cầu của bản thân) hơn là những
kỳ vọng dựa trên nhận thức (chẳng hạn như kỳ vọng dựa trên khả năng, quá khứ và dự
đoán). Ví dụ đó là về các tiêu chuẩn do tình huống áp đặt như là nhận thức về sự giàu
có, thu nhập và tài sản vật chất của gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp,....
Ngược lại, các ví dụ về các tiêu chuẩn trên dựa theo các nguồn từ xa là nhận thức về
tiêu chuẩn sống của những người khác trong cộng đồng, thị trấn, tiểu bang, quốc gia
của một người, các quốc gia khác; nhận thức về mức sống của người khác dựa trên
giới tính, tuổi tác, giáo dục, dân tộc, nghề nghiệp và tầng lớp xã hội. Xu hướng sử
dụng các hệ tham chiếu từ xa này trong các khi mà so sánh trong xã hội có thể giải
thích cho những kỳ vọng quá cao và không thực tế về giá trị của những người theo
chủ nghĩa duy vật về mức sống của họ. Những kỳ vọng về mức sống mà những người
theo chủ nghĩa duy vật cho là xứng đáng bị ảnh hưởng bởi xu hướng đánh giá, so sánh
liên quan đến thu nhập và công việc của bản thân.
Nghiên cứu “Unravelling Subjective Quality of Life: An Investigation of
Individual and Community Determinants” của nhóm tác giả Bramston, P., Pretty, G.
& Chipuer, H. (2002). Đã cho chúng ta thấy rằng chất lượng cuộc sống chủ quan là
thước đo phổ biến về kết quả trong các lĩnh vực khác nhau như nghiên cứu y tế, cộng
đồng và tâm lý học sức khỏe và xã hội học. Nghiên cứu này của nhóm tác giả sử dụng
hai yếu tố có khả năng quyết định chất lượng cuộc sống, một là biến số ở cấp độ cá
nhân đó chính là sự cô đơn và một là biến số cấp cộng đồng chính là các khía cạnh
của ý thức cộng đồng. Sau đó nhóm tác giả đã điều tra mối liên hệ của chúng với chất
lượng cuộc sống theo một cách chủ quan. Nhóm tác giả tự tin vào kết quả nghiên cứu
vì kết quả đã được củng cố bằng cách lặp lại ở hai thị trấn riêng biệt, phù hợp với các
biến số nhân khẩu học cơ bản. Kết quả cho thấy chất lượng chủ quan của cuộc sống
luôn liên quan đến sự thay đổi ở cấp độ cá nhân là sự cô đơn, ở cả hai thị trấn. Những
người cô đơn luôn có chất lượng cuộc sống thấp hơn đáng kể so với những người có
bạn đời hoặc có gia đình, đặc biệt là trong các lĩnh vực tiếp xúc thân mật, sự tham gia
vào cộng đồng và khía cạnh hạnh phúc tình cảm. Một khi sự cô đơn đã được tính đến,
các biến số ở cấp độ cộng đồng cho thấy yếu hơn nhiều và nói chung không liên quan
đến chất lượng cuộc sống được báo cáo. Việc tiếp tục xác định các kinh nghiệm của
các biến số ảnh hưởng chất lượng cuộc sống một cách chủ quan là vô cùng quan trọng
và đang được tranh luận.
2.2. Các nghiên cứu về CLCS và lĩnh vực đô thị
Nghiên cứu “ Principles of urban quality of life” của Walaa Nour (2018) đã
đưa ra quan điểm rằng chất lượng cuộc sống là một khái niệm đã được thảo luận bởi
các nhà triết học, nhà khoa học xã hội, nhà kinh tế. Nó đã được sử dụng rộng rãi trong
nhiều bối cảnh, bao gồm các lĩnh vực phát triển quốc tế, chăm sóc sức khỏe, khoa học
chính trị, môi trường xây dựng, giáo dục, phản ứng và thời gian giải trí thuộc về xã
hội. Nội dung của bài viết là nghiên cứu về việc xây dựng các đặc điểm trong quy
hoạch đô thị có thể góp phần cải thiện CLCS của người dân. Theo bài viết thì sự ảnh
hưởng đến CLCS của người dân bắt đầu từ cả hai khía cạnh tiêu cực và tích cực.
Trong đó với đô thị với những đặc điểm nổi bật là mật độ dân số cao, cơ hội việc làm,
ô nhiễm môi trường. Việc cải thiện các vấn đề tiêu cực trong đô thị có ý nghĩa quan
trọng trong việc cải thiện CLCS của người dân. Việc thiết kế và quy hoạch đô thị có
vai trò đóng góp lớn nhất cho CLCS, bởi nó trải dài trên các quy mô thông qua việc
phân phối các dịch vụ cơ bản và thiết kế, xây dựng đường phố và dãy nhà. Thiết kế đô
thị nên được coi là một quá trình, đặc biệt cần bắt đầu từ quy mô khu dân cư và người
đi bộ. Bởi mối quan hệ giữa con người và không gian có tác động ảnh hưởng đến
CLCS của con người.
Công trình nghiên cứu “ Quality of Life in the Planning Literature” của tác
giả . -C. Dissart và Steven C. Deller (2000) cũng đã phân tích về chất lượng cuộc sống
theo hướng tổng quát, toàn diện, từ những định nghĩa, khái niệm, mô hình và các
phương pháp. Nhóm tác giả trên đã cho rằng CLCS chịu sự tác động và có mối liên hệ
với nhiều các yếu tố khác nhau, như vị trí địa lý, sự tăng trưởng của kinh tế trong khu
vực. Các tác giả đã kết luận CLCS sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọng và phức
tạp trong lĩnh vực quy hoạch. Nhưng vai trò này có thể là một vai trò phức tạp bao bởi
các lý do sau:
● Thứ nhất, có những yếu tố rõ ràng nằm ngoài phạm vi của chính sách công (ví
dụ: khí hậu và địa hình).
● Thứ hai, không phải mọi cộng đồng đều được hưởng và có đủ khả năng chi trả
cho cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công như nhau.
● Thứ ba, người di cư và doanh nghiệp không phải đều có những yêu cầu và kỳ
vọng giống nhau với liên quan đến các yếu tố truyền thống và tiện nghi.
● Thứ tư, các tiện nghi tự nhiên và nhân tạo ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
của một cộng đồng.
Việc xác định được các vai trò khó khăn, giúp cho các nhà quy hoạch có thể đưa ra
được các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong khu
vực. Và tùy vào hoàn cảnh của từng khu vực, sự chú trọng đầu tư chất lượng cuộc
sống có thể bắt đầu từ yếu tố khác nhau như chất lượng giáo dục, các cơ hội giải trí,
chính sách thuế, v.v… Cải thiện CLCS góp phần phát triển khu vực và thu hút người
dân đến và ở lại sinh sống.
Trong quyển sách “Investigating Quality of Urban Life: Theory, Methods, and
Empirical Research” được biên tập bởi Robert W. Marans, Robert J. Stimson. Chất
lượng cuộc sống được đo lường tại một địa điểm nhất định, nhằm nhắc đến môi
trường mà một cá nhân hay một nhóm cá nhân như hộ gia đình, khu dân cư và cộng
đồng sinh sống. Đánh giá sự hài lòng mà một người nhận được từ những người xung
quanh về điều kiện vật lý và những điều kiện khác phụ thuộc vào quy mô (Mulligan,
2004). Điều tra chất lượng cuộc sống không chỉ ảnh hưởng đến cách mọi người cư xử
mà còn cả sự hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống của họ:
● Làm cơ sở cho nhu cầu hành động công (Dahmann 1985; Lu 1999).
● Ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sống của các thành phố đối với người
dân và cung cấp một bộ số liệu cho phép các nhà hoạch định chính sách và nhà
hoạch định đánh giá hiệu quả của những nỗ lực của họ (Marans 2002).
● Thúc đẩy các quyết định và lựa chọn địa điểm cư trú (Campbell et al. 1976b;
Golledge and Stimson 1987; Zehner 1977).
● Có ý nghĩa rộng đối với các mô hình di cư trong khu vực, tăng trưởng kinh tế
khu vực và tính bền vững của môi trường (Kemp et al. 1997).
Phần lớn cuốn sách này được dành để thảo luận về chất lượng sống đô thị ở
một số địa điểm hoặc môi trường trên khắp thế giới, thông qua các báo cáo kết quả
của nghiên cứu thực nghiệm sử dụng các phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu sơ
cấp, tích hợp thông tin bằng việc sử dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Cuốn sách là một tập hợp bao quát các các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống trên
thế giới, hình thành nên những bộ quy chuẩn có tính so sánh lẫn nhau. Tuy nhiên, đối
với bối cảnh cụ thể của địa bàn nghiên cứu cần phải được được lọc tiêu chí để đảm
bảo tính cá biệt nhu cầu của khu dân cư, bối cảnh địa lý riêng, kinh tế - xã hội và của
văn hóa địa phương.
Công trình nghiên cứu “Noise and Quality of Life” của Robert T. Standring,
Michael D. Seidman (2010) đã nghiên cứu các hậu quả sinh lý và tâm lý của tiếng ồn
ảnh hưởng đến với CLCS của người dân. Tiếng ồn được định nghĩa là âm thanh không
mong muốn hoặc sự kết hợp của các âm thanh có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Những
tác động này có thể biểu hiện dưới dạng tổn thương sinh lý hoặc tổn hại tâm lý thông
qua nhiều cơ chế khác nhau. Tiếp xúc với tiếng ồn mãn tính có thể gây ra sự thay đổi
ngưỡng vĩnh viễn và mất khả năng nghe ở các dải tần số cụ thể. Mất thính lực do tiếng
ồn được cho là một trong những nguyên nhân chính gây mất thính lực có thể phòng
ngừa được. Các tác động tâm lý của tiếng ồn thường không được mô tả rõ ràng và
thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng có thể tàn phá không kém và có
thể bao gồm tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, tăng giải phóng cortisol và tăng căng
thẳng sinh lý. Nói chung, những tác động này có thể gây ra những hậu quả bất lợi
nghiêm trọng đối với cuộc sống hàng ngày và toàn cầu đối với sản xuất kinh tế. Bài
viết chỉ ra một số bằng chứng làm nổi bật tiếng ồn như một chất gây ô nhiễm không
mong muốn cho môi trường có tác động toàn cầu. Trong xã hội công nghiệp hóa của
chúng ta, một bộ phận đáng kể dân số tiếp xúc với tiếng ồn hàng ngày với những hậu
quả về sức khỏe và gánh nặng kinh tế đáng kể sau đó. Điều này dẫn đến sự suy giảm
đáng kể về chất lượng cuộc sống vì nó làm gián đoạn giấc ngủ, gây suy giảm nhận
thức và có nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không liên quan đến thính giác.
2.3. Các nghiên cứu mô hình CLCS
Trong nước:
Qua việc nghiên cứu và tiếp cận đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự hài lòng về
chất lượng cuộc sống của người dân tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả
Nguyễn Minh Hà – Trương Tấn Tâm. Nhóm đã thấy được chất lượng cuộc sống là
một phạm trù khá rộng, mỗi cá nhân sẽ tự lựa chọn cho mình một cách sống chủ quan
để cảm thấy hạnh phúc nhất. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống lại chịu chi phối bởi
cộng đồng, vào những người chịu trách nhiệm xã hội và vào môi trường sống xung
quanh. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng cuộc sống của
người dân đang sinh sống. Với các tham chiếu bổ sung từ các lý thuyết và nghiên cứu
trước mà tác giả tham khảo tác giả đã xây dựng một mô hình để phản ánh phạm vi và
không gian của nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu bao gồm 9 yếu tố khác nhau như sau:

● (1) Về môi trường chính trị


● (2) Về dịch vụ công, cơ sở hạ tầng
● (3) Về môi trường kinh tế
● (4)Về văn hóa xã hội, vui chơi
● (5) Về sản phẩm tiêu dùng
● (6) Về y tế, chăm sóc sức khỏe
● (7) Về nhà ở
● (8) Về giáo dục và đào tạo
● (9) Về môi trường tự nhiên

Bên cạnh đó nghiên cứu "Chất Lượng Cuộc Sống Của Người Dân Tại Xã Tân
Triều-Huyện Thanh Trì-Hà Nội Trong Quá Trình Đô Thị Hóa" của tác giả Lê Kim
Anh cũng đưa ra nhưng phương diện tương tự về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người dân khi nghiên cứu cũng chỉ ra được sự ảnh hưởng của các yếu
tố như: vấn đề về giáo dục, hoạt động kinh tế trong các hộ gia đình, y tế và chăm sóc
sức khỏe, môi trường sống... Tuy không thể đề cập tất cả các tiêu chí về chất lượng
cuộc sống nhưng đây vẫn là một số tiêu chí cơ bản. Chính vì vậy, nhóm cũng có thể áp
dụng vào trong đề tài nghiên cứu của nhóm để nắm rõ hơn được thực trạng hiện nay
của địa phương, góp một phần vào quá trình cải thiện chất lượng cuộc sống cho người
dân.

Ngoài nước:

Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống ngày càng
tập trung vào thực tế đô thị. Xu hướng gia tăng dân số trên toàn thế giới, đặc biệt là ở
các thành phố nhưng điều quan trọng là quá trình đô thị hóa hiện nay, thường diễn ra
mạnh mẽ và vô tổ chức, gây ra các vấn đề và sự rối loạn chức năng bên trong mà các
tác động của chúng phải được quan tâm và xem xét. Chính từ đó nghiên cứu
"Monitoring Urban Quality of Life: The Porto Experience" của nhóm tác giả Luís
Delfim Santos, Isabel Martins đã xuất hiện để mô tả hệ thống giám sát chất lượng
cuộc sống đô thị do Hội đồng thành phố Porto (Portugal) phát triển, một công cụ mới
đang được sử dụng để hỗ trợ quản lý và quy hoạch đô thị. Các nghiên cứu thực
nghiệm về thành phố sử dụng, về cơ bản, có hai loại chỉ số để đánh giá chất lượng
cuộc sống. Một loại là các chỉ số định lượng, được sử dụng để đo lường các khía cạnh
cụ thể liên quan đến các điều kiện môi trường, kinh tế hoặc xã hội của một trung tâm
đô thị cụ thể, dựa trên dữ liệu thống kê. Một phần quan trọng của loại nghiên cứu này
là sử dụng các chỉ số đơn lẻ để tóm tắt các đánh giá về một tập hợp các đặc điểm xác
định của các khu vực đô thị. Loại nghiên cứu thực nghiệm khác đề cập bao gồm dữ
liệu định tính, thu được từ các cuộc khảo sát thực địa, trong đó người dân được yêu
cầu đưa ra “cách giải thích” chủ quan của họ về các lĩnh vực khác nhau của chất lượng
cuộc sống. Liên quan đến thành phần đầu tiên, mô hình nghiên cứu đã được phát triển
dựa trên bốn lĩnh vực lớn. Lĩnh vực đầu tiên, có tiêu đề chung là "Điều Kiện Môi
Trường", liên quan đến môi trường nói chung, đề cập đến các khía cạnh tự nhiên và
vật lý của thành phố (không khí, nước, không gian xanh, chất thải...). Lĩnh vực thứ
hai, "Điều Kiện Vật Chất chung", đề cập đến cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng được
phần lớn người dân sử dụng trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, phúc
lợi xã hội, giao thông, thương mại và dịch vụ. Do đó, những khía cạnh này đề cập đến
các điều kiện cơ sở hạ tầng của thành phố, vốn chung cho tất cả mọi người. Lĩnh vực
thứ ba, "Điều Kiện Kinh Tế", đặc trưng cho thành phố như một trung tâm của hoạt
động kinh tế và các vấn đề vốn có liên quan đến điều kiện sống của từng cá nhân
trong thành phố: thu nhập và tiêu dùng, thị trường lao động, nhà ở, động lực kinh tế.
Cuối cùng, lĩnh vực thứ tư, có tên là "Xã hội", bao gồm các chỉ số đề cập đến khía
cạnh xã hội của thành phố và mối quan hệ giữa con người với nhau, tức là các câu hỏi
liên quan đến lựa chọn cá nhân và sự tham gia của công dân. Nhờ việc nêu rõ các
nguyên tắc giám sát chất lượng cuộc sống của thành phố Porto, nhóm nghiên cứu đã
có thể hiểu sâu hơn về các vấn đề trong việc quản lí và giám sát đô thị nhằm đáp ứng
được chất lượng cuộc sống.

Quyển sách "Quality of Urban Life Studies: An Overview and Implications


for Environment-Behaviour Research" của tác giả Robert W. Marans đã trình bày
tổng quan về các nghiên cứu chất lượng cuộc sống đô thị. Nghiên cứu chỉ ra có hai
cách tiếp cận cơ bản để kiểm tra chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống đô thị.
Đầu tiên liên quan đến việc theo dõi chất lượng cuộc sống/chất lượng cuộc sống đô thị
thường bắt nguồn từ việc tổng hợp dữ liệu không gian, chẳng hạn như các cuộc điều
tra dân số - được cho là có liên quan đến chất lượng cuộc sống/chất lượng cuộc sống
đô thị có thể thấy qua các yếu tố như: mức thu nhập hộ gia đình, tỷ lệ tội phạm, mức
độ ô nhiễm, chi phí nhà ở, v.v.).
Thứ hai liên quan đến việc mô hình hóa các mối quan hệ giữa các đặc điểm của
môi trường đô thị và các thước đo đánh giá chủ quan của mọi người về các lĩnh vực
chất lượng cuộc sống, bao gồm cả sự hài lòng của họ với hiện tượng cụ thể và với
cuộc sống nói chung. Cách tiếp cận này thường liên quan đến dữ liệu được thu thập
thông qua phương pháp nghiên cứu khảo sát và phân tích sử dụng các kỹ thuật như
phân tích hồi quy. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện mô hình thể hiện mối quan hệ giữa
sự hài lòng trong lĩnh vực và sự hài lòng trong cuộc sống. Về bản chất, mô hình đã
xác định một loạt các mối liên kết giữa các thuộc tính mục tiêu khác nhau của từng
lĩnh vực cuộc sống và thước đo sự hài lòng của các lĩnh vực đó, do đó có thể bị ảnh
hưởng bởi một loạt các đặc điểm cá nhân và tiêu chuẩn so sánh riêng lẻ. Trong bài
nghiên cứu, tác giả còn đề cập đến tầm quan trọng của công nghệ hệ thống thông tin
địa lý (GIS) ngày càng được sử dụng trong nghiên cứu xã hội bao gồm cả nghiên cứu
chất lượng cuộc sống đô thị và chắc chắn rằng điều này sẽ trở nên phổ biến hơn trong
tương lai. Công nghệ GIS đã được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi trong việc
xem xét lại toàn bộ vấn đề về khả năng tiếp cận trong môi trường đô thị để đánh giá
mức độ gần gũi với các cơ hội đa dạng như việc làm, giáo dục, mua sắm, sức khỏe và
giải trí có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những thứ như sức khỏe cá nhân từ đó ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân

Nghiên cứu “The World Health Organization Quality of Life (WHOQOL)


Study” được nghiên cứu và phát triển bởi nhóm WHO (2012) với 15 trung tâm lĩnh
vực quốc tế nhằm nỗ lực xây dựng một bộ công cụ đánh giá CLCS có thể áp dụng cho
các quốc gia khác nhau. Nghiên cứu với mô hình đo lường CLCS gồm 6 lĩnh vực và
29 chỉ tiêu bao gồm sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, mức độ độc lập, quan hệ xã
hội, môi trường, tâm linh và tín ngưỡng.
Chất lượng cuộc sống được đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau, bao gồm tâm lý
học, y học, kinh tế học, khoa học môi trường và xã hội học. Sự phát triển không chỉ
mang lại sự thịnh vượng về vật chất mà còn mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn. Ở
miền Nam Thái Lan, sự phát triển đã dẫn đến một loạt khủng hoảng gây ảnh hưởng
xấu đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng ở miền Nam Thái Lan. Chính vì vậy,
nghiên cứu "Impact of Social Problem on Quality of Life and Intervention Needed
Towards a Local Community in Southern Thailand" đã được nghiên cứu và xuất
hiện với mục đích của nghiên cứu là xác định vấn đề từ góc độ xã hội mà người dân ở
miền Nam Thái Lan đã trải qua và tác động của nó đối với chất lượng cuộc sống. Dựa
trên nghiên cứu trước đây, phương pháp định lượng được sử dụng để phân tích dữ liệu
bằng cách sử dụng thống kê mô tả. Ngoài ra, các can thiệp xã hội cần thiết để khắc
phục các vấn đề được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở
miền nam Thái Lan. Sự tiến bộ của một quốc gia có thể được đo lường dựa trên sự cải
thiện liên tục chất lượng cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã có sự
tham khảo với các mô hình, chỉ tiêu CLCS khác tiêu biểu mô hình “Chỉ số Chất lượng
Cuộc sống Malaysia” (IKHM) trong đó sử dụng phương pháp định lượng hơn để đánh
giá chất lượng cuộc sống. IKHM là phép đo tổng hợp dựa trên mười lĩnh vực bao
gồm:
● Thu Nhập và Phân Phối
● Môi trường làm việc
● Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
● Sức khỏe
● Giáo dục
● Nhà ở
● Môi trường
● Cuộc sống gia đình
● Tham gia xã hội
● An toàn công cộng

B3. Mục tiêu nghiên cứu


3.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng chất lượng không gian sống của người
dân ven đường ray, thuộc hai tuyến đường Chiến Thắng và đường Đỗ Tấn
Phong, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất phương pháp
trên cơ sở ứng dụng nhằm nâng cao đời sống xã hội dân cư.
3.2 Mục tiêu cụ thể
● Tìm hiểu thực trạng chất lượng cuộc sống của người dân ven hai tuyến đường
Chiến Thắng và đường Đỗ Tấn Phong, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí
Minh.
● Đánh giá chất lượng không gian sống của các hộ dân và tác động của hệ thống
giao thông đường sắt Bắc - Nam định hướng pháp lý tại khu vực thực tế đang
ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.
● Từ các yếu tố, dữ liệu quan trọng đề xuất được giải pháp cải thiện chất lượng
cuộc sống của người dân tại khu vực.
B.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài “Chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình ven đường
ray: Thực trạng và giải pháp’’, nhóm nghiên cứu đã chọn:
● Phạm vi nghiên cứu
● Không gian nghiên cứu: là trên hai tuyến đường Chiến Thắng và đường Đỗ
Tấn Phong. Kéo dài từ đầu đường Nguyễn Kiệm đến cuối đường Hoàng Văn
Thụ.
● Lý do chọn địa bàn nghiên cứu:

· Đây là hai trục đường có vị trí nằm gần với trục đường
Nguyễn Kiệm. Nên có nhiều hoạt động giao lưu, buôn bán, di
chuyển thường xuyên.
· Ở ngay khu vực này cũng có mật độ dân cư đông đúc, độ giãn
dân thấp nên người dân ở khu vực này có nhiều cơ hội giao lưu,
tiếp xúc với nhau. Do đó, việc nghiên cứu và khảo sát của nhóm
đối với người dân tại khu vực sẽ trở nên dễ dàng hơn.
· Do không gian tại khu vực có nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến
nhu cầu không gian sinh hoạt, nâng cao thể chất của người dân.
Chất lượng cuộc sống vì thế cần được có sự quan tâm từ các bên
liên quan.
· Một khu vực thí điểm tốt để tạo nên tiền đề cho việc khảo sát
chất lượng cuộc sống và cải tạo không gian sống ở các tuyến
đường tương tự trên địa bàn TP hồ chí minh và cả nước nói
chung.
● Thời gian nghiên cứu: Hiện nay
● Đối tượng nghiên cứu: “Chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình ven đường
ray: Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu trường hợp tuyến đường Chiến
Thắng và đường Đỗ Tấn Phong, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh).”
● Khách thể nghiên cứu: Dân cư, các hộ gia đình sinh sống trên con đường Chiến
Thắng và đường Đỗ Tấn Phong, quận Phú Nhuận.

B5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
Tổng hợp các nguồn tài liệu từ các bài nghiên cứu khoa học, luận án tốt nghiệp,
luận văn, các bài báo, tài liệu, hồ sơ dự án cải tạo không gian sống của người dân, đặc
biệt là các trường hợp sống ven đường ray trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tài
liệu liên quan đến tác động của quá trình tham gia của cộng đồng đến kết quả của dự
án để từ đó, nhóm có những định hướng hợp lý trong quá trình nghiên cứu. Các nguồn
tham khảo chủ yếu từ:
● Thư viện trung tâm ĐHQG TP. HCM.
● Thư viện Tổng hợp TP.HCM.
● Thư viện ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM.
● Thư viện ĐH Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM.
● Thư viện Đại học Kiến trúc TP.HCM.
● Phòng nghiên cứu và thực hành Đô thị - ĐH KHXH&NV.
● Các tài liệu trực tuyến trên Internet.
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Công cụ được sử dụng là bảng hỏi.
Phương pháp định lượng với công cụ điều tra bản hỏi: 100 mẫu. Bao gồm đại
diện hộ gia đình những người dân sinh sống dọc theo hai bên tuyến đường ray. Bản
hỏi được thiết kế bao gồm câu hỏi đóng (các câu hỏi có sẵn các phương án lựa chọn)
và mở kết hợp để đạt hiệu quả thu thập dữ liệu tối ưu trên địa bàn hai bên tuyến đường
Chiến Thắng và đường Đỗ Tấn Phong, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dựa trên cách chọn mẫu phỏng vấn này, nhóm kỳ vọng khả năng thông tin sẽ bao quát
cho toàn bộ khách thể, người dân sẽ được nêu lên những ý kiến nhằm mục đích nâng
cao chất lượng cuộc sống.

5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính


Công cụ tiếp theo là phỏng vấn.
Lý do công cụ này được lựa chọn vì đây là một phương pháp dễ dàng để đi sâu
vào cuộc đời người dân. Nhóm chúng tôi mong muốn hiểu được sâu hơn những lý do
ẩn bên trong về việc lựa chọn nơi sinh sống có phần đặc thù của người dân. Các yếu tố
khách quan nào mang lại lựa chọn nơi ở ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe này. Để nắm
bắt được trọn vẹn, nhóm sẽ tiến hành phỏng vấn sâu (có hoặc không có kế hoạch
phỏng vấn cụ thể). Mục đích để vừa đảm bảo được độ bao quát và khách quan những
người dân dân được chọn, vừa để duy trì tính liên tục trong quá trình phỏng vấn, nhằm
đạt được những dữ liệu như mong muốn mà không đi lệch hướng.
Nhóm tác giả sẽ tiến hành 15 cuộc phỏng vấn, trong đó có 10 người dân sinh
sống dọc đường ray thuộc hai tuyến đường Chiến Thắng, đường Đỗ Tấn Phong và 3
cán bộ địa phương giữ vai trò quản lý quy hoạch nhà ở và cơ sở hạ tầng giao thông, 2
nhân viên chuyên trách lĩnh vực quản lý, bảo dưỡng đường ray (cấp tiến hành thực tế
ở địa phương, thường xuyên tiếp cận đời sống người dân). Ngoài việc phải tiến hành
thu thập sâu, mở rộng thông tin từ phỏng vấn bản hỏi người dân. Tiến hành phỏng vấn
sâu cán bộ quản lý khu vực, chúng tôi sẽ đến phỏng vấn trực tiếp 3 cán bộ chuyên
trách mảng quy hoạch không gian sống và cơ sở hạ tầng đường sắt để hiểu hơn tình
hình thực tế, cũng như những định hướng cải tạo cho tương lai. Mục đích cuối cùng là
rút ra dữ liệu giúp làm rõ vấn đề của người dân và mối quan hệ giữa người dân, không
gian đường tàu và chất lượng cuộc sống để đề ra hướng giải pháp phù hợp cho người
dân cư trú tại địa phương. Bên cạnh đó, việc tiến hành phỏng vấn nhân viên chuyên
trách quản lý, bảo dưỡng đường ray sẽ mang đến cái nhìn thực tế hơn ở mức độ trung
gian giữa người dân và chính quyền. Hai cá nhân này thường xuyên tiếp xúc với đời
sống người dân, cũng am hiểu về mặt quản lý của địa phương chắc chắn sẽ mang đến
góc nhìn khách quan mới mẻ.
Ngoài ra còn có sự kết hợp công cụ quan sát trực tiếp.
Dành nhiều thời gian để quan sát cộng đồng dân cư vào nhiều thời điểm mấu
chốt khác nhau như: giờ tàu hỏa đi qua trong ngày thuộc các ngày khác nhau trong
tuần, và những khoảng thời gian khác để lấy được những thông tin chân thực từ những
phản ứng thói quen của người dân. Tuy nhiên, do không gian sống của khách thể được
nghiên cứu không quá lớn và mối nguy cộng đồng bị đe dọa bởi sự quan sát, lo ngại
sẽ giảm tính khách quan của dữ liệu nên quan sát trực tiếp người dân từ góc độ phù
hợp và tránh nhiều nhất sự nhận diện của người dân, còn được gọi là quan sát trực
tiếp bí mật là một định hướng của nhóm.
5.3. Phân tích, tổng hợp và xử lý dữ liệu
Xử lý kết quả nghiên cứu định lượng.
Đề xử lý 147 bảng hỏi chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiên bản 28 và
phân tích chủ yếu theo phương pháp thống kê mô tả về tần số, phần trăm lũy tiến.
Cách thức xử lý còn nhằm để tổng hợp kết quả, phân tích mối liên hệ giữa các biến
với mục đích tìm hiểu những tác động của không gian đến chất lượng cuộc sống của
người dân địa phương.
Xử lý kết quả nghiên cứu định tính
Các dữ liệu thu được từ quá trình phỏng vấn, ghi âm, ghi chép và thu thập tư
liệu được xử lý bằng phần mềm NVivo 1.0 để tổng hợp kết quả, rã băng phỏng vấn,
phân tích mối liên hệ giữa các biến với mục đích tìm hiểu những khó khăn mà người
dân đang vướng mắc và những đề xuất mang vai trò là tiếng nói của dân đối với chính
quyền quản lý các cấp
Thu thập dữ liệu của phương pháp phỏng vấn sâu. Dữ liệu phân tích sẽ được
bắt đầu tiến hành từ khi những phỏng vấn đầu tiên thu về, quá trình sẽ được diễn ra
liên tục xuyên suốt cho đến thời điểm viết báo cáo nghiên cứu để tránh rủi ro về thiếu
hụt thông tin cần thiết. Kết quả thu được là thành quả của quá trình nhằm giải thích,
phát hiện ra những nguyên nhân, thực trạng, mặt tích cực, hạn chế, từ đó đề xuất
hướng khắc phục cho vấn đề nghiên cứu.

B6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

B.6.1 Ý nghĩa khoa học

Chất lượng cuộc sống của người dân đang từng ngày thay đổi theo nhịp độ phát
triển chung của cả nước. Trong quá trình phát triển kinh tế ngày càng cao, mức
sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vấn đề phát
triển kinh tế vẫn còn những mặt trái ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người.
Đề tài với mong muốn tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của các hộ gia đình ven đường ray tại Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.
Qua các phân tích thống kê, mô tả, phân tích các yếu tố có ảnh hưởng người
dân tại TPHCM, đề tài tìm ra được các nhân tố có ảnh hưởng đến chất lượng
cuộc sống của người dân như: Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương; thủ tục
hành chính; tự do cá nhân; quan hệ cộng đồng; chính sách quy hoạch và định
cư; giao thông công cộng; sức khỏe cộng đồng;... Vì thế, đề tài nghiên cứu đưa
ra một số đề xuất bắt đầu từ việc tạo cơ sở nhằm hoàn thiện việc xây dựng
những giải pháp trong việc nâng cao và cải thiện chất lượng không gian sống
của người dân một cách tiết kiệm và hiệu quả.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Qua đề tài nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của các hộ gia đình ven đường
ray: Thực trạng và giải pháp (Nghiên cứu trường hợp tuyến đường Chiến Thắng
và đường Đỗ Tấn Phong, quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh).” đưa ra cái nhìn tổng
quát hiện trạng các con hẻm thành phố ven đường ray nói chung và khu vực nghiên
cứu nói riêng trong việc tìm và hiểu được những khó khăn mà cư dân ven đường ray
đang gặp phải sẽ đưa ra những khuyến nghị cũng như hoạt động để cải thiện, nâng cao
chất lượng người dân.

B7. Bố cục đề tài


7.1 Chương 1:
1.1 Lý do chọn đề tài
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.2 Chương 2
2.1 Thực trạng
2.2 Kết quả nghiên cứu
2.3 Nguyên nhân
2.4 Khó khăn
2.5 Giải pháp
2.6 Kết luận
B8. Đăng ký sản phẩm khoa học của đề tài (1 trang rưỡi)

STT Thể loại sản phẩm Số lượng


1 Bài viết Hội thảo khoa học
2 Bài đăng trên Tạp chí/chuyên san
3 v.v…..

Ngày ……tháng…… năm 2021 Ngày ……tháng…… năm 2021


Người hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài

Ngày ……tháng…… năm 2021 Ngày ……tháng…… năm 2021


Chủ tịch Hội đồng Phòng ĐN&QLKH

You might also like