Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1.

Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo nghĩa rộng là một trong 3 bộ phận
hợp thành chủ nghĩa Mác- Lê nin?
- Sai, cnxhkh được hiểu theo nghĩa rộng là chủ nghĩa Mác – Lê nin, luận giải từ
các góc độ triết học, kinh tế học, chính trị và chính trị xã hội.

2. Chủ nghĩa xã hội khoa học được hiểu theo nghĩa hẹp là một trong 3 bộ phận hợp
thành chủ nghĩa Mác Lê nin?
- Đúng, vì 3 phần này gồm : “triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xhkh”, lê nin
khẳng định: “nó là người thừa kế chính đáng của tất cả những cái tốt đẹp nhất mà
loài người tạo ra ở thế kỉ XIX”

3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp đã phát hiện ra lực lượng xã hội tiên phong
có thể thực hiện cuộc chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
cộng sản.
- Sai, vì nhược điểm của CNXH không tưởng Pháp là 0 có lực lượng tiên phong để
chuyển biến cách mạng từ CNTB lên CNCS.

4. Quá trình chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị của C.Mác và
Ph.Ăngghen diễn ra trong giai đoạn từ 1843 đến 1848.
- Đúng, trong khoảng thời gian từ 1843- 1848, Cmac và Ph.angghen đã thể hiện
quá trình chuyển biến lập trường triết học và lập trường chính trị, đây là quá trình
then chốt để có sự ra đời của CNXHKH.

5. Một trong những đối tượng nghiên cứu trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học
là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, những điều kiện, con đường để giai cấp
công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
- Đúng, một trong những đối tượng nghiên cứu của CNXHKH là sứ mệnh lịch sử
của giai cấp công nhân, những điều kiện, con đường để giai cấp công nhân hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình mà theo lý thuyết Marx là chuyển từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
6. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm đánh dấu sự hình thành về cơ bản lý
luận của chủ nghĩa Mác bao gồm ba bộ phận hợp thành: Triết học, kinh tế chính trị
học và chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Đúng, Tuyên ngôn của ĐCS là tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ nghĩa xhkh.

Chương 2

7. Giai cấp công nhân (GCCN) trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là những người
lao động trực tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày
càng hiện đại và xã hội hóa cao
- Đúng

8. Giai cấp công nhân trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là giai cấp của
những người sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
- Sai, theo chủ nghĩa Mác- lê nin, GCCN là người làm thuê do không có tư liệu sx,
buộc phải bán sức lao động để sống.

9. Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công
nghiệp với đặc trưng công cụ lao động là máy móc.
- Đúng, điều này gắn với việc tạo ra năng suất lao động cao, quá trình lao động
mang tính chất xã hội hóa.

10. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc
về cơ bản không có tư liệu sản xuất, phải làm thuê và bị giai cấp tư sản bóc lột giá
trị thặng dư.
- Sai. Vì nhà nước XHCH là nhà nước do nhân dân lao động làm chủ, do đảng
cộng sản lãnh đạo mà đứng đầu là giai cấp công nhân có sứ mệnh cao cả. Nên giai
cấp công nhân có được quyền, có một số tu liệu sản xuất đời sống được nâng cao,
ngày càng cải thiện.
11. Dấu hiệu về sự trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân với tư cách là
giai cấp cách mạng đó là sự ra đời và đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng
của Đảng Cộng sản.
- đúng, vì ĐCS là nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực
hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình.

12. Một trong những biến đổi mới của giai cấp công nhân hiện nay so với giai cấp
công nhân thế kỷ 19 là ở các nước đi lên xã hội chủ nghĩa giai cấp công nhân đã
trở thành giai cấp lãnh đạo và Đảng Cộng sản đã trở thành Đảng cầm quyền.
- Đúng. ( gt. T68) Từ nhà nước xhcn đầu Tiên ra đời – Nhà nước Xô – Viết giai
cấp Công Nhân và đội tiên phong của mình trở thành giai cấp lãnh đạo giành chính
quyền và xây dựng nhà nước xhcn ở các quốc gia đi lên xhcn: Trước đây có Liên
Xô, Đông Âu. Hiện nay có Việt Nam, Trung Quốc.

13. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển từ đầu thế kỷ 19.
- Sai, GCCN VN ra đời vào đầu thế kỉ XX, gắn liền với chính sách khai thác thuộc
địa của Pháp ở VN

14. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời sau giai cấp tư sản Việt Nam.
- Sai, ra đời trước giai cấp tư sản VN, đây là giai cấp trực tiếp đối kháng với tư bản
thực dân Pháp và bè lũ tay sai của chúng.

15. Giai cấp công nhân Việt Nam gắn bó mật thiết với các tầng lớp nhân dân trong
xã hội.
- Đúng, vì lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích dân tộc gắn chặt với nhau, tạo
thành động lực thúc đẩy đoàn kết dân tộc trong mọi thời kì đấu tranh CM, từ CM
giải phóng dân tộc đến CM xã hội chủ nghĩa.
16. Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển,
bao gồm những người lao động chân tay, làm công hưởng lương trong các loại
hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp hoặc có tính chất công nghiệp.
- Đúng. Nhận định này được xác định tại hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung
ương khoá X. (gt trang 172)
Chương 3
17. Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản chủ nghĩa được thực hiện thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa
xuất phát từ hai tiền đề vật chất quan trọng nhất là sự phát triển của lực lượng sản
xuất và sự trưởng thành của giai cấp tư sản.
- Đúng. Vì Cách mạng xã hội chủ nghĩa được xem là quá trình loại bỏ sự thống trị
của giai cấp tư sản, chuyển quyền sở hữu của phương tiện sản xuất từ tư bản sang
xã hội, và tạo ra một xã hội cộng sản dựa trên nguyên tắc “mỗi người theo khả
năng, mỗi người theo nhu cầu.”

18. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội là có nền kinh tế phát
triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
chủ yếu
- Đúng, vì mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người trên cơ
sở điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, mà xét đến cùng là trình độ phát triển cao
của lực lượng sản xuất. ( gt T96)

19. Việt Nam ngày nay đang trải qua thời kỳ quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội.
- Sai, Việt nam là nước phát triển quá độ lên chủ nghĩa XH bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, nên VN trải qua thời kì quá độ gián tiếp lên CNXH.

20. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về phương diện kinh tế, tất yếu tồn tại nền
kinh tế với một thành phần duy nhất là kinh tế nhà nước.
- Sai,về phương diện kinh tế, tất yếu tồn tại nền kinh tế với nhiều thành phần. V.I.
Lê nin cho rằng thời kì quá độ tồn tại 5 thành phần kinh tế: kinh tế gia trưởng, kinh
tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế xhcn
21. Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là phủ định
hoàn toàn những thành tựu đã đạt được trong chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Sai, không phủ định hoàn toàn mà tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại
đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

Chương 4
22. Dân chủ xã hội chủ nghĩa mang tính nhất nguyên về chính trị
Đúng. ( Gt 136) Dân chủ xhcn dưới sự lãnh đạo duy nhất của một đảng là đcs đối
với toàn xã hội về mọi mặt. Đó là yếu tố quan trọng để đảm bảo quyền lợi thật sự
thuộc về nhân dân lao động.

23. Dân chủ với tư cách là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị, nó là một
phạm trù vĩnh viễn, tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của con
người
- Sai, dân chủ với tư cách là một tổ chức thiết chế chính trị, nó là một phạm trù lịch
sử, ra đời và phát triển gắn liền với nhà nước và mất đi khi nhà nước tiêu vọng.

24. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ cho tất cả mọi người.
- Sai, nó chỉ là dân chủ đối với quần chúng lao động và bị bóc lột vì lợi ích của đa
số.

25. Bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kiểu
bình quân, cào bằng
- Sai, bản chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện chế độ phân phối lợi ích theo kết quả
lao động là chủ yếu.
26. Với tư cách một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị trong lịch sử nhân
loại, cho đến nay có hai nền (chế độ) dân chủ là: nền dân chủ tư sản và nền dân chủ
vô sản.
- Sai . Gồm 3 chế độ dc chủ nô, DCTS, DCXHCN.

27. Nhà nước xã hội chủ nghĩa trở thành công cụ quan trọng cho việc thực thi
quyền làm chủ của người dân
- Đúng. Nhà nước XHCN là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của
mình. Là công cụ bạo lực để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm đến
quyền và lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

28. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, vấn đề quản lý và xây dựng kinh tế là then
chốt, quyết định hơn là vấn đề trấn áp lại sự phản kháng của giai cấp bóc lột.
- Đúng. Vì kinh tế là cơ sở để tồn tại xã hội hệ thống chính trị, kiến trúc thượng
tầng. Và nhà nước XHCN là cơ sở để người dân thực hiện quyền làm chủ của
mình. Là công cụ bạo lực để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi xâm phạm đến
quyền và lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ nền dân chủ xã hộ chủ nghĩa.

Chương 5

29. Trong hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội – dân tộc có vị trí quan trọng hàng đầu,
chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác
- Sai, cơ cấu xã hội – Giai cấp có vị trí quan trọng hàng đầu, chi phối các loại hình
cơ cấu xã hội khác.

30. Sự tồn tại và phát triển của các tầng lớp xã hội mới như tầng lớp doanh nhân,
những người giàu có và trung lưu là kết quả của sự biến đổi phức tạp, đa dạng của
cơ cấu xã hội – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Đúng, Kết cấu kinh tế đa dạng, phức tạp làm cho cơ cấu xã hội – giai cấp biến đổi.
Mà sự biến đổi của cơ cấu xã hội – giai cấp, sẽ ảnh hưởng đến, tác động đến toàn
bộ cơ cấu xã hội giai tầng. Các ngành nghề kinh tế khác nhau xuất hiện làm xuất
hiện, phân hoá nhiều tầng lớp khác nhau.

31. Quan hệ về lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức luôn thống nhất
với nhau
- Sai. Quan hệ về lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức có sự thống
nhất với nhau, tuy nhiên không phải lúc nào cũng luôn như vậy, chúng có thể có sự
xung đột và đa dạng lợi ích tùy thuộc vào tình hình và ngữ cảnh kinh tế xã hội cụ
thể. (gt. T176.177)

32. Một trong những nguyên tắc để tăng cường khối liên minh giữa giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức là các giai tầng trong liên minh đều là
lực lượng yếu thế trong xã hội.
- Sai. Một trong những nguyên tắc để tăng cường khối liên minh giữa các giai tầng
không nhất thiết phải dựa vào việc chúng đều là lực lượng yếu thế trong xã hội.
Liên minh có thể hình thành từ việc nhận biết và bảo vệ lợi ích chung hoặc mục
tiêu chung, không nhất thiết phụ thuộc vào sự yếu thế của mỗi giai tầng.

Chương 6
33. Dân tộc Việt Nam, dân tộc Pháp, dân tộc Nhật Bản… là cách gọi để chỉ dân tộc
theo nghĩa hẹp.
- Sai, theo nghĩa hẹp, dân tộc là một bộ phận hay thành phần của một quốc gia.

34. Dân tộc được hiểu theo nghĩa rộng là phải có các đặc trưng như: có chung một
vùng lãnh thổ ổn định, có chung phương thức sinh hoạt kinh tế, ngôn ngữ chung,
nền văn hóa và tâm lý chung, một nhà nước chung.
- Đúng. Vì đây là các đặc trưng cơ bản để hình thành dân tộc trên phạm vi lớn như
một quốc gia, các đặc trưng gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, chặt chẽ.
Tạo nên sự ổn định, bền vững của cộng đông dân tộc.
35 Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa tín ngưỡng.
- Đúng, Thể hiện ở việc có nhiều tôn giáo xuất hiện trên lãnh thổ, hiện nay có
43 tổ chức, thuộc 16 tôn giáo khác nhau như: Phật giáo, Thiên chúa giáo,
Tin Lành, Hồi giáo. Nhiều tín ngưỡng như: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương, Thờ tự các vị Vua, các vị anh hùng đã có công với đất nước, thờ
cúng ông bà tổ tiên,...
36. Việt Nam là quốc gia có xảy ra xung đột, chiến tranh giữa các tôn giáo.
- Sai, Vì VN là quốc gia có nền chính trị ổn định, luôn công bằng, bình đẳng về tôn
giáo tín ngưỡng. Các dân tộc anh em đoàn kết, vì vậy tôn giáo không thể xảy ra
chiến tranh xung đột

37. Xu thế các dân tộc muốn xích lại gần nhau, hợp tác với nhau để hình thành liên
minh dân tộc ở phạm vi khu vực hoặc toàn cầu như: Liên minh châu Âu EU, Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… không phải là xu hướng phát triển quan
hệ dân tộc như V.I.Lênin đã đưa ra
- Đúng, vì cách thức và mục tiêu của các liên minh như EU và ASEAN tập trung
vào hợp tác kinh tế và chính trị hơn là xu hướng phát triển quan hệ dân tộc như Lê
nin đưa ra.

38. Toàn bộ nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin được khái
quát ở luận điểm các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
- Sai, nội dung cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác- lê Nin được khái quát “ các
dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dt được quyền tự quyết, liên hiệp công nhận tất cả
các dân tộc còn lại.

39. Các dân tộc được quyền tự quyết là quyền không phân biệt dân tộc lớn hay
nhỏ, ở trình độ phát triển cao hay thấp.
- Sai, là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền
tự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của dân tộc mình.
40. Quyền tự quyết dân tộc đồng nhất với quyền của các tộc người thiểu số trong
một quốc gia đa tộc người.
- Sai, không đồng nhất, nhất là việc phân lập thành quốc gia độc lập. Để kiên quyết
đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động thù địch, lợi
dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để can thiệp vào nội bộ các nước, đòi ly khat dân
tộc.

41. Việc phát triển số dân hợp lý cho các dân tộc thiểu số sẽ giúp cho việc tổ chức
cuộc sống, bảo tồn tiếng nói và văn hóa dân tộc, duy trì và phát triển giống nòi
được dễ dàng hơn.
- Đúng, bằng cách đảm bảo rằng cộng đồng không bị suy giảm quá mức, cũng
không tăng quá nhanh và để tiếp tục tồn tại trong tương lai

42. Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo… được gọi là các tôn giáo.
- Đúng, Vì nó có lượng tín đồ lớn với niềm tin sâu sắc, có hệ thống giáo lý, giáo
luật riêng ( kinh thánh,...),có cơ sở thờ tự, hệ thống nhân sự và ng điều hành,..

43. Tôn giáo không có tính chất chính trị.


- Sai, Tôn giáo là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh nguyện vọng
lợi ích của các giai cấp khác nhau, trong cuộc đấu tranh giai cấp dân tộc.

44. Việc theo đạo, truyền đạo cũng như các hoạt động tôn giáo khác là quyền tự do
của mỗi người, không cần phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
- Sai. Vì như vậy sẽ làm cho hệ thống chính trị quốc gia bị rối loạn, làm ảnh hưởng
đến xã hội. Và các hoạt động tôn giáo là 1 thành phần, nằm trong phạm vi của một
quốc gia, khu vực nên cần tuân theo Hiến pháp và Pháp luật.

45. Thực chất việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
xã hội là phải xóa bỏ hoàn toàn các tổ chức tôn giáo. Sai. Chủ nghĩa xã hội hướng
đến việc thúc đẩy sự bình đẳng, công lý xã hội, và quyền tự quyết cho tất cả các
tầng lớp xã hội, bao gồm cả người theo tôn giáo.

46 .Hôn nhân tiến bộ bao hàm cả quyền tự do ly hôn khi tình yêu không còn nữa,
do đó hôn nhân tiến bộ khuyến khích việc ly hôn.
Sai. Mục tiêu của hôn nhân thường là xây dựng một mối quan hệ bền vững và
hạnh phúc, việc khuyến khích ly hôn không phải là mục tiêu của hôn nhân tiến bộ;
thay vào đó, nó thúc đẩy sự hiểu biết, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề trong mối
quan hệ để giữ cho hôn nhân trở nên mạnh mẽ và lành mạnh

47 Quan hệ hôn nhân, gia đình là vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân, gia đình không
cần được đảm bảo về pháp lý.
Sai. Các quy định pháp lý thường liên quan đến quyền và trách nhiệm của các bên
trong hôn nhân và gia đình, chẳng hạn như quyền nuôi con, quyền tài sản chung,
và quyền ly hôn. Việc có các quy định pháp lý giúp đảm bảo sự công bằng và bảo
vệ cho mọi người trong gia đình và xã hội.

48. Sự bền vững trong gia đình Việt Nam hiện đại cũng như gia đình truyền thống
đều phụ thuộc rất nhiều vào việc có con hay không có con, có con trai hay không
có con trai.
Sai. Gia đình bền vững phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tình yêu,
tôn trọng, sự hiểu biết, hỗ trợ và tương tác tích cực giữa các thành viên gia đình...

49 Gia đình Việt Nam hiện nay, chỉ có một mô hình duy nhất là đàn ông làm chủ
gia đình.
Sai. Sự phân chia công việc và quyền lực trong gia đình hiện nay có thể thay đổi và
phụ thuộc vào sự đồng thuận và sự phù hợp với các thành viên gia đình. Trong một
số gia đình, có thể có sự phân chia trách nhiệm và quyền lực giữa nam và nữ mà
không nhất thiết phải đàn ông làm chủ gia đình.
50 Gia đình đơn (gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở cả đô thị và nông
thôn nước ta hiện nay.
Đúng. Đây là một xu hướng phản ánh sự thay đổi trong cấu trúc gia đình, với ít
thành viên trong mỗi gia đình và độc lập hơn.

You might also like