1712407997843_n_tp_kim_tra_hc_k_2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Ôn tập kiểm tra học kỳ 2

Câu 1: Động cơ đốt trong có mấy phương pháp bôi trơn?


A. 2 phương pháp. B. 3 phương pháp.
C. 4 phương pháp. D. 5 phương pháp.
Câu 2: Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ chính là?
A. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát để làm giảm ma sát, mài mòn, tăng tuổi thọ chi tiết.
B. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát để làm giảm ma sát, làm trơn chi tiết.
C. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát để làm giảm ma sát, mài mòn và làm mát chi tiết.
D. Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát để làm giảm ma sát, mài mòn và chống gỉ chi tiết.
Câu 3: Lợi dụng chuyển động quay của trục khuỷu, má khủy… đánh dầu bôi trơn đến bề mặt ma sát chi tiết là
phương pháp bôi trơn?
A. Cưỡng bức. B. Pha dầu vào nhiên liệu.
C. Tuần hoàn cưỡng bức. D. Vung té.
Câu 4: Dùng hệ thống bơm dầu bôi trơn đến bề mặt ma sát chi tiết là phương pháp bôi trơn?
A. Cưỡng bức. B. Pha dầu vào nhiên liệu.
C. Tuần hoàn. D. Vung té.
Câu 5: Động cơ 2 kì sử dụng phương pháp bôi trơn nào?
A. Cưỡng bức. B. Pha dầu vào nhiên liệu.
C. Tuần hoàn. D. Vung té.
Câu 6: Trong hệ thống bôi trơn, dầu bôi trơn được chứa ở?
A. Đường ống dẫn dầu. B. Bơm dầu.
C. Bầu lộc dầu. D. Cacte.
Câu 7: Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các ........ của các chi tiết để .......... làm giảm ma sát,
mài mòn và tăng .......... của các chi tiết máy.
A. tuổi thọ - bề mặt ma sát - thực hiện làm mát.
B. bề mặt ma sát - thực hiện bôi trơn - tuổi thọ.
C. bề mặt ma sát - tuổi thọ - thực hiện bôi trơn.
D. bề mặt ma sát - thực hiện làm mát - tuổi thọ.
Câu 8: Xe ô tô, xe tải sử dụng phương pháp bôi trơn nào?
A. Cưỡng bức. B. Pha dầu vào nhiên liệu.
C. Tuần hoàn. D. Vung té.
Câu 9: Hầu hết các xe máy của học sinh trong trường sử dụng phương pháp bôi trơn nào?
A. Cưỡng bức. B. Pha dầu vào nhiên liệu.
C. Tuần hoàn. D. Vung té.
Câu 10: Ngoài tác dụng bôi trơn, dầu bôi trơn còn có các tác dụng phụ khác như?
A. Làm mát, tẩy rửa, bao kín, chống gỉ. B. Làm mát, tẩy rửa, bao kín, chống mài mòn.
C. Làm mát, tẩy rửa, bao kín, tăng tuổi thọ. D. Làm mát, tẩy rửa, bao kín, giảm ma sát.
Câu 11: Định kỳ thay dầu bôi trơn (nhớt xe) xe máy được căn cứ vào?
A. Thời gian cho nhớt vào động cơ. B. Km xe hoạt động được.
C. Thời gian và Km xe hoạt động. D. Khi nào thích thì thay.
Câu 12: Hệ thống bôi trơn không có bộ phận nào?
A. Bơm dầu. B. Lưới lọc dầu.
C. Van hằng nhiệt. D. Đồng hồ báo áp suất dầu.
Câu 13: Hệ thống làm mát có nhiệm vụ?
A. Giữ cho nhiệt độ các chi tiết của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi làm việc.
B. Giữ cho nhiệt độ xilanh của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi làm việc.
C. Giữ cho nhiệt độ nắp máy của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi làm việc.
D. Giữ cho nhiệt độ buồng cháy của động cơ không vượt quá giới hạn cho phép khi làm việc.
Câu 14: Hệ thống làm mát thường được phân thành mấy loại?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 15: Hệ thống làm mát bắng chất lỏng được chia làm mấy kiểu?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 16: Chi tiết quan trọng của hệ thống làm mát bằng không khí là?
A. Áo nước. B. Quạt gió.
C. Két làm mát. D. Cánh tản nhiệt.
Câu 17: Các động cơ cỡ nhỏ dùng trong nông nghiệp thường sử dụng hệ thống làm mát là?
A. Làm mát bằng không khí. B. Làm mát kiểu đối lưu tự nhiên.
C. Làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức. D. Làm mát kiểu bốc hơi.
Câu 18: Các động cơ tĩnh tại thường sử dụng hệ thống làm mát là?
A. Làm mát bằng không khí. B. Làm mát kiểu đối lưu tự nhiên.
C. Làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức. D. Làm mát kiểu bốc hơi.
Câu 19: Các loại xe ô tô, xe tải sử dụng hệ thống làm mát là?
A. Làm mát bằng không khí. B. Làm mát kiểu đối lưu tự nhiên.
C. Làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức. D. Làm mát kiểu bốc hơi.
Câu 20: Xe máy học sinh trong trường sử dụng hệ thống làm mát là?
A. Làm mát bằng không khí. B. Làm mát kiểu đối lưu tự nhiên.
C. Làm mát kiểu tuần hoàn cưỡng bức. D. Làm mát kiểu bốc hơi.
Câu 21: Điểm khác của hệ thống làm mát xe gắn máy tay ga với xe gắn máy số là?
A. Được gắng thêm két làm mát. B. Được gắn thêm cánh tản nhiệt.
C. Được gắng thêm quạt gió làm mát. D. Được gắn thêm áo nước.
Câu 22: Trong hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận điều chỉnh chế độ làm việc của hệ thống là?
A. Bơm nước. B. Giàn ống két nước.
C. Quạt gió. D. Van hằng nhiệt.
Câu 23: Trong hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức. Van an toàn mắc song song với bầu lọc dầu thô có tác dụng
là?
A. Đảm bảo an toàn khi bầu lọc dầu bị tắc, hỏng. B. Đảm bảo làm mát dầu.
C. Đảm bảo ổn định áp suất dầu qua hệ thống. D. Đảm bảo làm sạch dầu bôi trơn.
Câu 24: Trong hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức. Van an toàn mắc song song với bơm dầu có tác dụng là?
A. Đảm bảo an toàn khi bầu lọc dầu bị tắc, hỏng. B. Đảm bảo làm mát dầu.
C. Đảm bảo ổn định áp suất dầu qua hệ thống. D. Đảm bảo làm sạch dầu bôi trơn.
Câu 25: Khi động cơ hoạt động, van hằng nhiệt mở cửa thông về két làm mát trong trường hợp nào sau đây?
A. Nhiệt độ nước thấp hơn giới hạn cho phép. B. Nhiệt độ nước xấp xỉ giới hạn cho phép.
C. Nhiệt độ nước vượt quá giới hạn cho phép. D. Van hằng nhiệt mở thường xuyên.
Câu 1: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng có nhiệm vụ?
A. Cung cấp xăng vào xilanh động cơ. B. Cung cấp không khí vào xilanh động cơ.
C. Cung cấp diesel vào xilanh động cơ. D. Cung cấp hòa khí vào xilanh động cơ.
Câu 2: Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, bơm xăng hút xăng tới vị trí nào của bộ chế hòa khí?
A. Thùng xăng. B. Buồng phao.
C. Họng khuếch tán. D. Bầu lọc xăng.
Câu 3: Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, xăng và không khí hòa trộn với nhau tại?
A. Buồng phao. B. Thùng xăng.
C. Họng khuếch tán. D. Đường ống nạp.
Câu 4: Theo hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, hòa khí được hình thành ở đâu?
A. Xi lanh. B. Bơm xăng.
C. Bộ chế hòa khí. D. Bơm xăng và bộ chế hòa khí.
Câu 5: Bộ phận nào trong hệ thống phun xăng nhận tín hiệu từ cảm biến?
A. Bơm xăng. B. Bộ điều khiển.
C. Bộ điều chỉnh áp suất. D. Vòi phun.
Câu 6: Theo hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, để điều chỉnh lượng hòa khí vào xilanh động cơ ta điều
khiển chi tiết nào?
A. Bướm ga. B. Bơm xăng.
C. Bộ chế hòa khí. D. Bơm xăng và bộ chế hòa khí.
Câu 7: Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng được phân thành mấy loại chính?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 8: Nhiệm vụ của hệ thống nhiên liệu trong động cơ Diesel là:
A. Dự trữ và cung cấp nhiên liệu vào xilanh. B. Dự trữ và cung cấp không khí vào xilanh.
C. Cung cấp nhiên liệu và không khí vào xilanh. D. Cung cấp nhiên liệu và hòa khí vào xilanh.
Câu 9: Trong sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường. Bơm chuyển nhiên liệu được đặt ở?
A. Giữa bình nhiên liệu và bầu lọc thô. B. Giữa bầu lọc thô và bầu lọc tinh.
C. Giữa bầu lọc tinh và bơm cao áp D. Giữa bơm cao áp và vòi phun.
Câu 10: Trong sơ đồ cấu tạo hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel thường. Bơm cao áp được đặt ở?
A. Giữa bình nhiên liệu và bầu lọc thô. B. Giữa bầu lọc thô và bầu lọc tinh.
C. Giữa bầu lọc tinh và vòi phun. D. Giữa bơm chyển nhiên liệu và vòi phun.
Câu 11: Xe máy sử dụng hệ thống nhiên liệu phun xăng điện tử trên tem nhãn hiệu thường có thêm chữ?
A. Fi. B. Ei.
C. Fa. D. Ea.
Câu 12: Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí có ưu điểm so với hệ thống phun xăng điên tử là?
A. Cấu tạo đơn giản và tiết kiệm nhiên liệu. B. Tiết kiệm nhiên liệu và giá thành thấp.
C. Giảm ô nhiễm môi trường và dễ sửa chữa. D. Cấu tạo đơn giản và giá thành thấp.
Câu 13: Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí có nhược điểm so với hệ thống phun xăng điên tử
là?
A. Cấu tạo phức tạp và ô nhiễm môi trường.
B. Không tiết kiệm nhiên liệu và giá thành cao.
C. Không tiết kiệm nhiên liệu và khó sửa chữa.
D. Không tiết kiệm nhiên liệu và hiệu suất động cơ thấp.
Câu 14: Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng phun xăng điện tử có ưu điểm so với bộ chế hòa khí là?
A. Cấu tạo đơn giản và tiết kiệm nhiên liệu. B. Tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.
C. Giảm ô nhiễm môi trường và dễ sửa chữa. D. Cấu tạo đơn giản và giá thành thấp.
Câu 15: Hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dùng phun xăng điện tử có nhược điểm so với bộ chế hòa khí là?
A. Cấu tạo phức tạp và giá thành cao.
B. Không tiết kiệm nhiên liệu và giá thành cao.
C. Gây ô nhiễm môi trường và khó sửa chữa.
D. Không tiết kiệm nhiên liệu và hiệu suất động cơ thấp.
Câu 16: Hiện nay hệ thống nhiên liệu nào được sử dụng rộng rãi trên xe máy?
A. Bộ chế hòa khí. B. Phun xăng điện tử.
C. Pha dầu vào nhiên liệu. D. Dùng bình xăng con.
Câu 1: Hệ thống đánh lửa có ở động cơ đốt trong nào?
A. Động cơ xăng. B. Động cơ điêzen.
C. Động cơ 4 kỳ. D. Động cơ 2 kỳ.
Câu 2: Hệ thống đánh lửa động cơ xăng chia làm mấy loại?
A. 1 B. 2
C. 3 D. 4
Câu 3: Trong hệ thống đánh lửa động cơ đốt trong. Bộ phận tạo ra tia lửa điện là?
A. Ắc quy. B. Khóa điện.
C. Biến áp đánh lửa. D. Bugi.
Câu 4: Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa điện ở kỳ nào trong nguyên lý làm việc động cơ xăng?
A. Kỳ nạp. B. Kỳ nén.
C. Kỳ cháy giãn nở. D. Kỳ thảy.
Câu 5: Động cơ đốt trong trên phương tiện giao thông nào sử dụng hệ thống đánh lửa?
A. Xe máy. B. Xe tải.
C. Tàu thủy. D. Tàu hỏa.
Câu 6: Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa điện cáo áp tại …….. để đốt cháy …… trong xilanh động cơ …… vào
đúng thời điểm, phù hợp với chế độ làm việc của động cơ đốt trong?
A. Bugi – hòa khí – xăng. B. Bugi – xăng – xăng.
C. Vòi phun – hòa khí – xăng. D. Bugi – hòa khí – diesel.
Câu 7: Hệ thống khởi động của động cơ đốt trong được chia ra làm mấy loại?
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 8: Nhiệm vụ của hệ thống khởi động của động cơ đốt trong là?
A. Làm quay trục khuỷu.
B. Làm quay trục khuỷu của động cơ đến khi động cơ ngừng làm việc.
C. Làm quay bánh đà.
D. Làm quay trục khuỷu của động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tự nổ máy được.
Câu 9: Hệ thống khởi động bằng sức người của động cơ đốt trong gồm?
A. Tay quay, bàn đạp. B. Dây, bà đạp.
C. Bàn đạp, tay quay. D. Bàn đạp, dây, tay quay.
Câu 10: Động cơ điện khởi động động cơ đốt trong làm việc nhờ?
A. Dòng một chiều của pin. B. Dòng một chiều của ắc quy.
C. Dòng xoay chiều. D. Dòng điện một chiều do động cơ tạo ra.
Câu 11: Số vòng quay ban đầu của trục khuỷu để khởi động động cơ đốt trong xăng là?
A. 30 – 60 vòng/phút. B. 40 – 60 vòng/phút.
C. 30 – 50 vòng /phút. D. 40 – 50 vòng /phút.
Câu 12: Số vòng quay ban đầu của trục khuỷu để khởi động động cơ đốt trong Diesel là?
A. 100 – 120 vòng/phút. B. 100 – 130 vòng/phút.
C. 110 – 120 vòng /phút. D. 100 – 150 vòng /phút.
Câu 13: Loại thiết bị nào sử dụng động cơ đốt trong khởi động bằng khí nén?
A. Máy cày. B. Tàu thủy.
C. Máy xúc. D. Máy phát điện.
Câu 14: Loại thiết bị nào sử dụng động cơ đốt trong khởi động bằng sức người?
A. Máy phát điện cỡ nhỏ, xuồng máy, xe máy. B. Xe máy, xuồng máy, ô tô.
C. Máy phát điện cỡ lớn, xuồng máy, xe máy. D. Tàu thủy, xuồng máy, xe máy.
Câu 15: Loại máy nào dưới đây được khởi động bằng động cơ điện?
A. Máy cày. B. Xe máy.
C. Máy xúc. D. Máy ủi.
Câu 1: Ô tô là phương tiện giao thông ………………., có từ …... bánh xe trở lên, dùng để chuyên chở người,
hàng hoá hoặc thực hiện nhiệm vụ riêng?
A. Đường bộ - 4. B. Đường sắt - 8.
C. Đường thủy - 2. D. Đường không - 3.
Câu 2: Phân loại theo nguồn động lực làm ô tô chuyển động, ô tô được chia ra thành 2 loại là?
A. Ô tô sử dụng động cơ xăng và động cơ diesel.
B. Ô tô sử dụng động cơ xăng và động cơ điện.
C. Ô tô sử dụng động cơ diesel và động cơ điện.
D. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong và động cơ điện.
Câu 3: Ô tô con: loại xe chở người với số chỗ ngồi tối đa (kể cả chỗ ngồi tài xế) là?
A. 7 chỗ ngồi. B. 8 chỗ ngồi.
C. 9 chỗ ngồi. D. 10 chỗ ngồi.
Câu 4: Ô tô khách: loại xe chở người với số chỗ ngồi tối đa (kể cả chỗ ngồi tài xế) từ …… chỗ trở lên?
A. 15. B. 7.
C. 24. D. 10.
Câu 5: Nhóm ô tô chở hàng được chia làm mấy loại?
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 5.
Câu 6: Xe ô tô trộn bê tông thuộc nhóm xe?
A. Ô tô tải chở hàng có thùng cố định. B. Ô tô có thùng tự đổ.
C. Ô tô chở hàng đặc biệt. D. Ô tô chuyên dụng.
Câu 7: Xe ô tô chữa cháy thuộc nhóm xe?
A. Ô tô tải chở hàng có thùng cố định. B. Ô tô có thùng tự đổ.
C. Ô tô chở hàng đặc biệt. D. Ô tô chuyên dụng.
Câu 8: Xe ô tô chở cát, đá … vật liệu xây dựng thuộc nhóm xe?
A. Ô tô tải chở hàng có thùng cố định. B. Ô tô có thùng tự đổ.
C. Ô tô chở hàng đặc biệt. D. Ô tô chuyên dụng.
Câu 9: Phương tiện giao thông đường bộ, có từ 4 bánh xe trở lên, dùng để chuyên chở người, hàng hóa hoặc thực
hiện nhiệm vụ riêng là?
A. Xe máy. B. Ô tô.
C. Tàu hỏa. D. Máy bay.
Câu 10: Phần điện - điện tử có những hệ thống chính nào?
A. Hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin và tín hiệu, hệ thống
kiểm tra.
B. Hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin và tín hiệu, hệ thống
kiểm tra, hệ thống các thiết bị khác.
C. Hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin và tín hiệu, hệ thống
kiểm tra, hệ thống các thiết bị khác, các hệ thống điện động cơ.
D. Hệ thống cung cấp điện, hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông tin, hệ thống thông tin và tín hiệu, hệ thống
kiểm tra, hệ thống các thiết bị khác, các hệ thống điện động cơ, hệ thống phanh.
Câu 11: Theo công dụng, ô tô được chia làm ba nhóm chính sau?
A. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện, ô tô chuyên dụng.
B. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô chở hàng hóa, ô tô chuyên dụng.
C. Ô tô sử dụng động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện, ô tô chuyên dụng.
D. Ô tô chở người, ô tô chở hàng hóa, ô tô chuyên dụng.
Câu 12: Phần gầm của ô tô có cấu tạo gồm những hệ thống, bộ phận chính nào?
A. Hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh.
B. Hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, khung xe.
C. Hệ thống truyền lực, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống cung cấp điện, khung xe.
D. Hệ thống truyền lực, hệ thống chiếu sáng, hệ thống lái, hệ thống phanh, khung xe.
Câu 13: Hệ thống truyền lực thuộc phần nào của ô tô?
A. Phần động cơ. B. Phần gầm.
C. Phần điện - điện tử. D. Phần thân vỏ.
Câu 14: Hệ thống nào của phần điện – điện tử ô tô có nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông khi trời tối?
A. Hệ thống cung cấp điện. B. Hệ thống thông tin và tín hiệu.
C. Hệ thống kiểm tra theo dõi. D. Hệ thống chiếu sáng.
Câu 15: Phần nào của ô tô có nhiệm vụ tạo khoang kín để thực hiện bảo vệ hành khách, hàng hóa khỏi ảnh hưởng
môi trường bên ngoài ?
A. Phần động cơ. B. Phần gầm.
C. Phần điện - điện tử. D. Phần thân vỏ.
Câu 16: Phần nào của ô tô có nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng nhiệt năng, điện năng,… thành cơ năng giúp ô tô
chuyển động và dẫn động các hệ thống khác?
A. Phần động cơ. B. Phần gầm.
C. Phần điện - điện tử. D. Phần thân vỏ.
Câu 1: Hệ thống truyền lực xe ô tô có nhiệm vụ là?
A. Truyền và biến đổi mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động làm ô tô chuyển động. Ngắt mômen trong
khoảng thời gian nhất định khi dừng xe. Đảo chiều mô men khi lùi xe.
B. Truyền và biến đổi mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động làm ô tô đứng yên. Ngắt mômen trong khoảng
thời gian nhất định khi dừng xe. Đảo chiều mô men khi xe đi tới.
C. Truyền và biến đổi mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động làm ô tô chuyển động. Ngắt mômen trong
khoảng thời gian nhất định khi xe di chuyển. Đảo chiều mô men khi lùi xe.
D. Truyền và biến đổi mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động làm ô tô chuyển động. Ngắt mômen trong
khoảng thời gian nhất định khi dừng xe. Đảo chiều mô men khi xe đứng yên.
Câu 2: Hệ thống truyền lực xe ô tô gồm các bộ phận chính nào?
A. Li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính.
B. Li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, vi sai và bán trục.
C. Li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính, vi sai.
D. Li hợp, hộp số, truyền lực các đăng, truyền lực chính, vi sai và bán trục.
Câu 3: Nhiệm vụ của hộp số xe ô tô là?
A. Thay đổi momen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền momen trong thời gian tuỳ
ý.
B. Truyền momen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động
C. Truyền hoặc ngắt dòng truyền monen trong những trường hợp cần thiết
D. Truyền, tăng momen và phân phối momen đến bánh xe chủ động trong trường hợp chuyển động khác nhau.
Câu 4: Nhiệm vụ của li hợp xe ô tô là?
A. Thay đổi momen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền momen trong thời gian tuỳ
ý.
B. Truyền momen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động.
C. Truyền hoặc ngắt dòng truyền monen trong những trường hợp cần thiết.
D. Truyền, tăng momen và phân phối momen đến bánh xe chủ động trong trường hợp chuyển động khác nhau.
Câu 5: Nhiệm vụ của truyền lực các đăng xe ô tô là?
A. Thay đổi momen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền momen trong thời gian tuỳ
ý.
B. Truyền momen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động.
C. Truyền hoặc ngắt dòng truyền monen trong những trường hợp cần thiết.
D. Truyền, tăng momen và phân phối momen đến bánh xe chủ động trong trường hợp chuyển động khác nhau.
Câu 6: Nhiệm vụ của truyền lực chính, vi sai và bán trục xe ô tô là?
A. Thay đổi momen và tốc độ phù hợp với chuyển động của ô tô, ngắt dòng truyền momen trong thời gian tuỳ
ý.
B. Truyền momen từ hộp số đến truyền lực chính của cầu chủ động hoặc từ hộp số đến các bánh xe chủ động.
C. Truyền hoặc ngắt dòng truyền monen trong những trường hợp cần thiết.
D. Truyền, tăng momen và phân phối momen đến hai bánh xe chủ động trong các trường hợp chuyển động khác
nhau.
Câu 7: Trong hệ thống truyền lực xe ô tô, bộ li hợp đặt ở?
A. Giữa động cơ và truyền lực các đăng. B. Giữa động cơ và truyền lực chính.
C. Giữa động cơ và hộp số. D. Giữa hộp số và truyền lực các đăng.
Câu 8: Trong hệ thống truyền lực xe ô tô, hộp số đặt ở?
A. Giữa động cơ và truyền lực các đăng. B. Giữa động cơ và truyền lực chính.
C. Giữa động cơ và li hợp. D. Giữa li hợp và truyền lực các đăng.
Câu 9: Trong hệ thống truyền lực xe ô tô, truyền lực các đăng đặt ở?
A. Sau động cơ. B. Sau hộp số.
C. Giữa động cơ và hộp số. D. Sau li hợp.
Câu 10: Khi xe ô tô di chuyển, thông thường bánh nào chủ động quay trước?
A. Bánh trước. B. Bánh sau.
C. Cả 2 bánh xe cùng quay. D. Bánh nào quay trước cũng được.
Câu 11: Hãy cho biết, đâu không phải là nhiệm vụ của hộp số?
A. Thay đổi lực kéo và tốc độ của xe.
B. Truyền, ngắt momen quay từ động cơ đến hộp số.
C. Thay đổi chiều quay của bánh xe để thay đổi chiều chuyển động của xe.
D. Ngắt đường truyền momen từ động cơ tới bánh xe trong thời gian cần thiết.
Câu 12: Đĩa ép thuộc bộ phận nào của hệ thống truyền lực?
A. Li hợp. B. Hộp số.
C. Truyền lực chính. D. Truyền lực các đăng.
Câu 13: Động cơ đặt ở đuôi xe ô tô thì hệ thống truyền lực không có?
A. Li hợp. B. Hộp số.
C. Truyền lực các đăng. D. Li hợp và truyền lực các đăng.
Câu 14: Hộp số trên xe máy thường có?
A. Ba cấp tốc độ. B. Bốn cấp tốc độ.
C. Không có số lùi. D. Ba, bốn cấp tốc độ và không có số lùi.
Câu 15: Lái xe nhận biết bộ ly hợp không ly hoàn toàn khi:
A. Xe chạy trên đường trường. B. Khi sang số.
C. Khi xe bắt đầu tăng tốc. D. Xe chạy ở vận tốc cao.

You might also like