Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

DẪN NHẬP DÂN SỐ HỌC

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

Sau khi học xong bài này học viên có khả năng

* Trình bày được khái niệm, định nghĩa dân số học;


* Trình bày được sơ lược li ̣ch sử phát triển của dân số học;
* Trình bày được 3 học thuyết dân số hiện đại;
* Trình bày được tầm quan trọng của dân số học -SK
* Trình bày được các số đo sử dụng trong dân số học

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA DÂN SỐ HỌC

Dân số học là tên gọi hiện nay của môn học khoa học về dân số, trước đây có tên là
Nhân khNu học. DSH là môn cơ sở của Khoa YTCC, là cơ sở để nghên cứu, phân tích
nhằm “bảovệ, chăm sóc, và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng” cụ thể giúp
▪ Xác định số lượng, tính chất, cấu trúc một dân số cụ thể,
▪ Đánh giá tình trạng SK của CĐ;
▪ Đặt mục tiêu và đánh giá các CTSK;
▪ Đề ra Kế hoạch phát triển hệ thống YT.
▪ Hoạch định các can thiệp nâng cao SK CĐ;

Dân số học (DSH) là một môn khoa học nhân văn, xã hội, nghiên cứu các hiện tượng
dân số gắn với đời sống của xã hội.

Vì DSH nghiên cứu hành vi con người nên nghiên cứu DSH là tìm ra quy luật của 6 hiện
tượng hay sự kiện DSH (sinh, chết, kết hôn, ly hôn, di dân đến và đi); xác định các yếu
tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các hiện tượng trên đối với sự tăng giảm dân số và
tình hình sức khỏe, kinh tế, xã hội...

Các sự kiện sinh và chết không phải chỉ có tác động của yếu tố sinh học mà còn chịu tác
động của ý thức xã hội và hành vi của con người: Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
mức sinh như tuổi kết hôn, tần xuất quan hệ tình dục, … , các yếu tố kinh tế - xã hội tác
động gián tiếp như trình độ học vấn, ý thức truyền thống và hành vi tránh thai,...

Sự kiện chết không chỉ do sự suy thoái sinh học, bệnh tật, hệ thống chăm sóc sức khỏe
mà còn do sự kiện dân số học như cấu trúc dân số, hôn nhân, tình dục không an toàn,
sinh sản, di dân. Ngoài ra còn do các nguyên nhân kinh tế, xã hội khác…

Sự kiện di dân chủ yếu là do tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội; cũng như các yếu
tố khác như: chiến tranh, khí hậu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới luồng di cư hiện nay ở
Việt Nam, di cư nông thôn - thành thị là do chênh lệch mức sống giữa các vùng miền, do
quyết định của người dân hướng tới những gì tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình họ.

Nghiên cứu cơ cấu hay cấu trúc dân số theo tuổi và giới tính đặc biệt quan trọng. Muốn
sinh đẻ cần cả nữ và nam giới. Sự cân bằng giới tính, số cặp vợ chồng có khả năng sinh
con, vô sinh đều ảnh hưởng đến mức sinh và tăng trưởng dân số. Mất cân bằng giới tính
khi sinh trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng tới khả năng kết hôn, qua đó ảnh hưởng đến mức
sinh, tăng trưởng dân số, và nhất là ảnh hưởng đến ổn định, phát triển xã hội.

Tuổi là một tiêu thức quan trọng trong nghiên cứu DSH; Ở độ tuổi khác nhau có khả
năng sinh đẻ, khả năng lao động và nhu cầu dịch vụ y tế - xã hội cũng khác nhau. Các
nhóm tuổi khác nhau như dân số trẻ già là những chỉ số quan trọng cho sự phát triển.Tỷ
trọng nam và nữ trong tổng số dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh mà còn
là yếu tố ảnh hưởng đến mức chết và các nhu cầu kinh tế - xã hội khác.

Hôn nhân và gia đình cũng là vấn đề được chú ý nghiên cứu và phân tích vì gia đình là
một đơn vị thiết yếu của xã hội. Tuổi kết hôn của dân số cao hay thấp liên quan đến số
lượng con mỗi cặp vợ chồng sẽ sinh ra. Trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo và nhiều
yếu tố khác là những yếu tố ảnh hưởng tới hôn nhân.

Dân số thường xuyên thay đổi duới tác động của sinh, chết và xuất nhập. Khi nghiên cứu
biến động dân số, cần chú ý là tái sản xuất dân số và từng bộ phận cấu thành của dân số
nói riêng. Do đó, việc phân chia dân số thành các nhóm khác nhau có ý nghĩa và tác
dụng to lớn trong phân tích dân số.

1. KHÁI NIỆM VÀ ĐNNH NGHĨA:

1.1. Khái niệm ‘dân số, dân cư’

1.1.1. Dân cư

Dân cư là tập hợp những người cùng cư trú trên một lãnh thổ cụ thể như xã, huyện, tỉnh,
một quốc gia. Dân cư là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học: Khoa học tự
nhiên, xã hội, Y học, Kinh tế học, Ngôn ngữ học,...
Như vậy khái niệm dân cư không chỉ bao gồm số người, cơ cấu theo tuổi và giới tính mà
nó còn bao gồm cả các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hoá, sức khoẻ, ngôn ngữ... tức là rộng
hơn rất nhiều so với nội hàm của khái niệm dân số.

1.1.2. Dân số

Khi nghiên cứu một dân cư cụ thể là tất cả thành viên có điểm chung là cùng sinh sống
trên một lãnh thổ nhưng họ thường khác nhau về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tình trạng
hôn nhân...Vì vậy, khi nghiên cứu chi tiết hơn về một dân cư nếu phân chia tổng số dân
thành nhóm nam, nhóm nữ hoặc các nhóm khác nhau về độ tuổi, tức là nghiên cứu cơ
cấu của dân cư theo giới tính hoặc độ tuổi thì gọi là “dân số”. Tóm lại từ ‘Dân số’ là dân
cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ: quy mô, cơ cấu và chất lượng…

Trước hết, từ ‘Dân số’ là một danh từ để chỉ một tập hợp những vật hay sinh vật cùng
một loài, ví dụ như dân số loài voi, ngựa…; đối với nhà DSH là để chỉ số người sống
trên một vùng diện tích chuyên biệt nào đó, như thành phố, quốc gia… Do đó có ba yếu
tố chính liên quan đến DSH là số người, địa điểm hay nơi chốn và thời gian.

Từ DSH (Démographie) đầu tiên được ông Archille Guillard (1855) sử dụng cho đề tựa
của tác phNm ‘Éléments de Statistique Humaine hay Démographie Comparée’. Về mặt
ngữ nguyên, từ Démographie hay Demography có gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm có hai
từ Démos: dân chúng và Graphos: viết về, ghi lại, vẻ lại.

Theo Achille Guillard, DSH là kiến thức thống kê về quy mô, cấu trúc, biến động, các
tình trạng khác của một dân số. Ví dụ như về giới tính thì xét bao nhiêu nam, nữ, vể tuổi
như xem bao nhiêu trẻ em, thiếu niên, người lớn, người già, số chưa kết hôn, số con, số
dân theo nghề nghiệp… Khi xem xét cơ cấu và phân bổ các thành phần trong dân số là
nói tới thống kê dân số.

Hiện nay, ngành DSH hiện đại nghiên cứu các tính chất và hậu quả của sự thay đổi dân
số cũng như những ảnh hưởng do dân số như:
• Quy mô dân số (DS)
• DS tăng hay giảm, quy trình biế động dân số: mức độ và chiều hướng
• Phân bố DS, mật độ DS
• Cấu trúc DS
• Tính chất DS theo các tiêu chí xã hội, kinh tế như về giáo dục, thu nhập

Dân số của cộng đồng bao giờ cũng thay đổi: người chết, người sinh, người đi, người
đến. Các thống kê này gọi là thống kê hộ tịch và những cuộc điều tra, nghiên cứu DSH là
những nguồn số liệu để tính các chỉ số DSH như sinh, tử, xuất, nhập cư, phụ thuộc… của
từng năm. Trong một thời gian cố định, chắc chắn có sự liên quan giữa quy mô dân số
trên một địa phương với các sự kiện sinh, tử, đi và đến… Đây là những nội dung chủ yếu
của DSH. DSH còn nghiên cứu tập trung vào những nguyên nhân, hậu quả của những sự
kiện trên.

DSH có hai nhánh:


1) DSH đại cương: mô tả các sự kiện dân số, những chỉ số dân số và sự biến động;
2) DSH phân tích: nghiên cứu về những nguyên nhân, hậu quả, tác động qua lại giữa cấu
trúc và biến động dân số, cũng như giữa các sự kiện dân sô.

Ngoài ra DSH còn có được phân chia thành “DSH tỉnh và động”.

1.2. Định nghĩa

Theo từ điển thuật ngữ DSH của Liên Hiệp Quốc và của nhà thống kê dân số người Pháp
Roland Presat, dân số học được định nghĩa như sau:

DSH là một khoa học mà đối tượng nghiên cứu là cộng đồng dân cư, nghiên cứu về
- Kích thước hay quy mô dân số, và sự phân bố dân cư;
- Cấu trúc theo tuổi và giới tính;
- Sáu sự kiện đặc trưng DSH (sinh, tử, cưới hỏi, ly dị và xuất, nhập);
- Nghiên cứu mối quan hệ, tương tác qua lại giữa 6 sự kiện dân số trên; và nghiên
cứu mối quan hệ tương tác giữa DS và tình hình kinh tế, xã hội …
Trong nghiên cứu DSH chủ yếu sử dụng các phương pháp thống kê.

2. LNCH SỬ NGÀNH DSH

Jonh GRAUNT (1620-1674)


Người Anh, người đầu tiên nghiên cứu xây dựng phương pháp điều tra dân số, từ đó hình
thành phương pháp học cho ngành dân số học sau này. Ông đã làm thống kê về dân số,
cụ thể là vấn đề tử vong tại Luân Đôn (1662), viết tác phNm “Khảo sát tự nhiên và chính
trị dựa trên giấy khai tử của TP.Luân Đôn” (Natural and Political Observations Made
Upon The Bills of Mortality, London); để đưa ra hệ thống cảnh báo sự bùng phát và lan
tràn của bệnh dịch hạch tại đây. Hệ thống tính toán này chưa từng được thực hiện, nên
được xem là công trình đầu tiên dựa trên cơ sở thống kê cho biết tỷ lệ tử vong theo bệnh,
thành thị cao hơn nông thôn, trai sinh nhiều hơn gái, nhưng lại bị chết nhiều hơn…. Từ
đó ông xây dựng bảng sống đầu tiên để tính được tuổi thọ theo tuổi; ông cũng được
xem là nhà Dịch tễ học, vì là người đầu tiên đã viết tác phNm nổi tiếng liên quan đến vấn
đề thống kê trong y tế công cộng.

Edmund HALLEY (1656-1742)


Người Anh, là một nhà thiên văn học (sao chổi Halley), toán học, vật lý học; Năm 1693
Halley xuất bản một ba ̀i viết về “Chi phí Ba ̉o hiểm cuộc sống” trên cơ sở phân tích tuổi
thọ theo tuổi (bảng sống), từ các số liệu thống kê tại Đức. Nghiên cứu đã được chính phủ
Anh áp dụng để định giá bán Bảo hiểm một cách phù hợp theo tuổi người mua.
Tóm lại Halley đã tiếp tục phát triển bảng sống nguyên thủy của J. Graunt; Đó là một sự
kiện lớn trong lịch sử ngành DSH.

Thomas Robert MALTHUS (1766 -1834)


Nhà kinh tế - dân số học người Anh xuất bản năm 1798 tác phNm “Những nguyên tắc về
dân số”, trong đó đưa ra thuyết Phản dân số (théorie Antipopulationiste).
Ngược lại với sự lạc quan của Ông Adam Smith (1723-1790) cho rằng tăng dân số sẽ tác
động đến tăng trưởng kinh tế trong tác phNm “Khảo sát bản chất và nguyên nhân sự thịnh
vượng của các quốc gia” (1876); Ông Malthus cho rằng sự tăng dân số quá nhanh, và
tiên đoán sẽ có sự bùng nổ dân số trên phạm vi toàn cầu, nên cần có chính sách hạn chế
sự gia tăng dân số bằng cách giảm mức sinh sản và ông đã đề nghị biện pháp chủ yếu là
đNy lùi tuổi lập gia đình.

Adolphe Lambert QUÉTELET (1796 - 1874), người Bỉ đã xây dựng các nguyên tắc
điều tra dân số và thiết lập Viện thông kê dân số quốc tế (1853).

Achille GUILLARD (1799 -1876) trong tác phNm “Các thành phần thống kê về con
người hoặc DSH so sa ́nh” (Éléments de statistique humaine) năm 1855 đã đề ra từ “Dân
số học -Demography” cho nga ̀nh khoa học về dân số và đã định nghĩa Dân số học như
là một ngành khoa học tự nhiên va ̀ xã hội về con người. Từ này được chính thức chấp
nhận trong Hội nghị quốc tế về dân số năm 1882.

Wilhelm LEXIS (1837 -1914) nhà Khoa học xã hội, kinh tế học người Anh, chuyên về
bảo hiểm, đưa ra những quan điểm cho sự tính toán các tỷ suất sinh sản và chuyên biệt
theo tuổi; W. Lexis nổi tiếng nhờ xây dựng sơ đồ Lexis để phân tích tình hình dân số
học.

Louis HENRY (1911-1991), người Pháp, xuất bản “Sổ tay phân tích dân số học và
Phương pháp tiên đoán dân số”.

Ronald PRESSAT (1923-), nhà dân số Pháp xuất bản nhiều tác phNm về DSH.

Warren THOMPSON (1887-1973), nhà Dân số học người Mỹ đã phát triển “Thuyết
quá độ dân số” hay là “Chuyển tiếp DSH”.

3. CÁC HỌC THUYẾT DÂN SỐ


3.1. Quan điểm dân số thời cổ đại

Khổng Tử (551-479 tr.CN): Vi phạm dù là nhỏ nhất “quan hệ lý tưởng” giữa dân số và
diện tích đất đai đều có hại.

Aristốt (384-322 tr.CN) và Platon (428-347 tr.CN): cho rằng sự phát triển mau chóng
của dân số tất yếu dẫn đến nghèo đói, tội ác và sự oán giận trong dân chúng. Aristốt viết:
“Sức mạnh của quốc gia đo bằng dân cư, nhưng cái chính không phải bằng số lượng mà
bằng chất lượng”.

Hàn Phi Tử (TQ) (280-233 tr.CN): áp lực của gia tăng dân số làm một số bộ phận dân
cư trở nên nghèo đói và phiến loạn là điều không tránh khỏi.
Thời cổ đại, các nhà tư tưởng đã nhận thấy vấn đề dân số thường được gắn liền với sự ổn
định chính trị và xã hội; đã quan tâm đến sự tăng dân số và khởi xướng lý thuyết “dân số
tối ưu”.

3.2. Quan điểm dân số thời trung đại

Với sự thống trị của chế độ phong kiến, các nhà tư tưởng thường đánh giá hậu quả tích
cực của gia tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế.

Ibn Khaldul (1332-1406) - nhà tư tưởng Hồi giáo cho rằng mật độ dân số cao sẽ khai
thác nhanh và sử dụng tốt tài nguyên, có lợi trong phòng thủ đất nước.

Thomas More (1478-1535) - nhà sáng lập CNXH không tưởng người Anh trong tác
phNm “Không tưởng” (1516) đã xét một loạt các vấn đề dân số. Cần phải bằng mọi cách
khuyến khích tăng dân và bất luận trong trường hợp nào cũng không cho phép giảm sút.

3.3. Quan điểm dân số cận hiện đại

Nhà kinh tế - chính trị học tư sản cổ điển Adam Smith (1723-1790) đã kết luận rằng nhu
cầu về người cũng giống như nhu cầu về tất cả các loại hàng hóa khác và cần phải điều
chỉnh việc tái sản xuất con người.

3.4 Các học thuyết dân số hiện đại

3.4.1. Thuyết dân số


Adam Smith (1723-1790). Nhà kinh tế - chính trị học đã kết luận rằng nhu cầu về dân
số giống như nhu cầu hàng hóa khác, với sự tư tưởng cần dân số để phát triển kinh tế.

3.4.2. Thuyết phản dân số


Thomas Robert MALTHUS (1766 -1834), đã đưa ra học thuyết phản dân số có tiếng
vang lớn vào cuối thế kỷ XVII cho đến nay.
Do sự tăng quá nhanh DS tại Anh từ 1600-1841 đã làm cho Malthus đưa ra thuyết phản
dân số (trong tập “Luận về dân số” xuất bản năm 1798) cho rằng: Con người cần thực
phNm để sinh tồn, nếu tăng dân số quá nhanh sẽ tạo nên khủng hoảng.

Nội dung học thuyết Malthus:


Bản chất của các quá trình DS là sinh học, các quy luật DS mang tính tự nhiên và tồn tại
vĩnh viễn, “Nếu không có gì cản ngăn và bắt buộc phải dừng lại thì DS cứ 25 năm sẽ
tăng gấp đôi, theo cấp số nhân, trong khi các nguồn tài nguyên tăng theo cấp số cộng; do
đó không để cung cấp nên tạo ra khủng hoảng”.
Do đó nên cần có chính sách hạn chế sự gia tăng dân số bằng cách giảm mức sinh sản và
ông đã đề nghị biện pháp chủ yếu là đNy lùi tuổi lập gia đình.

Các dữ liệu dự đoán của Malthus quá cao so với thực tế sau na ̀y và Malthus cũng không
tiên đoán được những tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự phát triển của các biện pháp tránh
thai về sau.

Các hậu quả tất yếu theo sự phân tích của Malthus
Đói nghèo là do DS tăng nhanh, không liên hệ hoặc liên hệ rất ít tới cách quản lý xã hội
và sự phân phối của cải. Nạn nhân khẩu thừa là tự nhiên, vĩnh cửu, không thể bị xóa bỏ.

Biểu đồ: Lý thuyết khủng hoảng do DS tăng

Hai yếu tố kìm hãm sự gia tăng DS theo sự phân tích của Malthus:
• Những yếu tố có tính chất phá hoại: làm tăng tử vong như đói nghèo, dịch bệnh và
chiến tranh.
• Những yếu tố có tính chất phòng ngừa:làm giảm sinh như kết hôn muộn và tiết dục.

2.4.3. Thuyết dân số của Karl Marx (1818-1883) và F. Engels

Karl Marx và F. Engels phê bình học thuyết Malthus

Friedrich Engels trong tác phNm “Phê bình Chính trị Kinh tế” (1844), và Karl Marx
trong “Tư Bản Luận” (1867) đã phê phán mạnh mẽ thuyết phản dân số của Malthus.

Theo quan điểm của Karl Marx, “Dân số là cơ sở và chủ thể của nền sản xuất xã hội”
và cùng với phương thức sản xuất, hoàn cảnh địa lý tạo nên “tồn tại xã hội”.
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng tái sản xuất DS có bản chất kinh tế - xã hội chứ không
phải là sinh học như quan điểm của Malthus, do vậy, mỗi hình thái kinh tế - xã hội có
quy luật dân số riêng. F. Engels viết: “Xã hội nào làm được việc điều chỉnh sự sinh sản
ra con người như điều chỉnh kinh tế thì mới lãnh đạo xã hội một cách chủ động”.
Thuyết dân số của Karl Marx và F. Engels.
Trong các tác phNm kinh điển về duy vật lịch sử, Marx, Engels đề cập nhiều tới vấn đề
dân số. Nội dung cơ bản của học thuyết này có những điểm chính sau:
• Mỗi hình thức kinh tế – xã hội đều có quy luật dân số tương ứng với nó. Phương thức
sản xuất như thế nào thì sẽ có quy luật phát triển dân số như thế ấy. Đây là một trong
những luận điểm hàng quan trọng hàng đầu của học thuyết Mác-Lênin.
• Sản xuất vật chất và tái sản xuất dân cư, suy cho cùng, là nhân tố quyết định sự phát
triển của xã hội loài người.
• Căn cứ vào những điều kiện cụ thể về tự nhiên, kinh tế, xã hội, mỗi quốc gia phải có
trách nhiệm xác định số dân tối ưu để một mặt có thể đảm bảo sự hưng thịnh của đất
nước và mặt khác, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.
• Con người có đủ khả năng để điều khiển các quá trình dân số theo mong muốn của
mình nhằm phục vụ cho sự phát triển của xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân.Như vậy đến một lúc nào đó xã hội phải điều chỉnh mức sinh của
con người.
3.4.4. Thuyết Tân Malthus (Neo-Maltusian theory)
Theo Robert Kaplan và Thomas Fraiser cho rằng tình trạng tăng DS hiện nay làm cho
thuyết phản DS của Malthus càng hiện thực hơn
1) Phát triển y tế ở các nước nghèo làm DS tăng nhanh tạo ra khủng hoảng;
2) Không chỉ thiếu hụt về thực phNm mà còn thiếu các nguồn tài nguyên khác
như năng lượng...
Thuyết Tân Malthus chủ trương duy trì thuyết Malthus: vì mặc dù dự đoán của Malthus
hơi sớm nhưng cơ bản vẫn đúng. Thuyết Tân Malthus mềm dẻo hơn và cho rằng nguồn
tài nguyên của thế giới đủ cho dân số lớn hơn nữa, nhưng sự với sự tăng dân số quá mức
ở các nước đang phát triển đưa đến sự khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá
trình sản xuất sẽ làm kiệt quệ tài nguyên và ô nhiễm môi trường sống. Đồng thời đưa ra
đề nghị hạn chế sản xuất nếu Điểm khủng
không hoảng
trong vòng một trăm năm tới sẽ có sự sụp đổ tức
thời về sản xuất; cũng như về dân số đề nghị áp dụng kế hoạch hóa gia đình.

3.4.5. Thuyết lạc quan về dân số của Ester Borerup


Ester Borerup (1910-1999) Nhà Kinh tế Đan Mạch cho rằng dân số tăng sẽ áp dụng các
Lý thuyết cơ bản của Malthus
thành tựu khoa học mới để tăng cường và sản xuất đủ thực phNm cần thiết. Ví dụ trường
hợp của Trung quốc.

2.4.6. Thuyết dân số tối ưu (Optimum population theory):


Edwin CANAN - nhà Kinh tế học người chủ trương học thuyết này, với ý tưởng xác định
số dân cho một mức độ kinh tế để người dân có thể đạt chất lượng cuộc sống tối đa.

Tổ chức Optimum Population Trust tại Anh, quy tụ nhiều giáo sư, học giả trên thế giới
nghiên cứu các biện pháp cho một dân số tối ưu, vì đối với mọi quốc gia thì cần phải có
một dân số vừa đủ để có thể phát triển một cách tốt nhất.
Theo tiến sĩ Cannan , có mối quan hệ trực tiếp giữa kích thước của dân số và nguồn lực
của một quốc gia.
Nhìn chung có ba loại DS: dân số đông; dân số tối ưu, dân số thiểu.
Dân số tối ưu là khi kích thước của dân số phù hợp với kích thước của tài nguyên thiên
nhiên và tài nguyên được sử dụng hoàn toàn. Trong trường hợp này, bình quân đầu người
sẽ hưởng được tối đa nguồn lực, do đó có thu nhập bình quân đầu người cao nhất, tại bất
kỳ thời điểm nào đó. Lý thuyết này đã bị chỉ trích vì không có giá trị thực tế do khó
tìm ra kích thước của dân số tối ưu.

3.4.7. Thuyết “chuyển tiếp dân số học”(CTDS)

3.4.7.1. Lịch sử CTDS: Warren THOMPSON (1887–1973) Nhà Dân số học người Mỹ
năm 1929, đã đưa ra “Thuyết quá độ dân số” hay là thời kỳ “Chuyển tiếp DSH”.

Frank NOTESTEIN (1902 – 1983) nhà DS học Mỹ đã phát triển thuyết chuyển tiếp
dân số của Warren Thompson và đã sử dụng thuật ngữ “quá độ dân số” (1945) để mô tả
diễn biến của mức sinh và mức chết.

C.P BLACKER cũng nghiên cứu ho ̣c thuyết CTDS và đề nghị thay vì 4 giai đoạn ông
đưa ra năm giai đoạn; trong đó giai đoạn 5 dân số bị giảm do chết nhiều và sinh ít.

3.4.7.2. Định nghĩa CTDS:


Sự chuyển tiếp dân số học là sự chuyển từ một tình trạng dân số này qua một tình trạng
dân số khác. Trong bài này chuyển tiếp dân số có nghĩa từ tình trạng dân số ổn định
trong đó sinh và tử ở giai đoạn đầu rất cao qua một tình trạng dân số ổn định có
sinh và tử thấp ở giai đoạn 4, liên quan đến sự chuyển tiếp từ của hệ thống kinh tế
trước và sau khi được công nghiệp hóa.

3.4.7.3. Mô hình 4 hay 5 giai đoạn của CTDS Nhìn chung, quá trình chuyển tiếp dân
số học theo thuyết của Warren Thompson luôn theo đúng trình tự nhưng một số nội dung
chi tiết có khác nhau ở mỗi nước và theo 4 giai đoạn sau đây:

Biểu đồ : Mô hình chuyển tiếp dân số


So với các nước đã phát triển, các nước đang phát triển hiện có quá trình chuyển tiếp
nhanh hơn nhiều. Những tiến bộ y học mà các nước Tây phương mất nhiều thế kỷ để đạt
tới đã được truyền bá nhanh chóng sang khu vực Á-Phi và giúp tỷ lệ tử tại khu vực này
giảm rất nhanh. Những biến đổi về trình độ học vấn, văn hóa cũng khiến sinh suất giảm
mạnh ở các nước này.
Tóm lại, sự CTDS là sự chuyển từ một tình trạng dân số này qua một tình trạng dân số
khác, liên quan đến sự chuyển tiếp từ của hệ thống kinh tế trước và sau khi được công
nghiệp hóa.

Bốn giai đoạn CTDS

Giai đoạn 1: tỷ suất sinh, tỷ suất tử đều cao và hơi chênh nhau. Lúc này các quy luật
tự nhiên quyê ́t định tình hình sinh tử. tình hình chiến tranh, dịch bệnh, khô hạn đã gây tử
vong rất nhiều. Trong thời kỳ này tỷ suất sinh rất cao, số chết đi được bù bằng số trẻ mới
sinh ra. Dân số do đó không thay đổi bao nhiêu hay tăng rất ít (DS ổn định).
Thời kỳ này đã cho thấy sự phù hợp với lý thuyết của Malthus khi cho rằng dân số lệ
thuộc vào khả năng cung cấp lương thực. Mọi nạn đói đều dNn đến sự xáo trộn dân số,
thường làm cho tỷ suất tử tăng cao. Thời kỳ này cũng thường thấy sự di chuyển dân số.

Giai đoạn 2: Nhờ sự phát triển nông nghiệp, tăng sản phNm công nghiệp, tăng cường vệ
sinh cho các tầng lớp xã hội, tỷ suất tử vong bắt đầu giảm; trong lúc tỷ suất sinh vNn như
cũ hay chỉ giảm nhẹ. Giai đoạn này cho thấy một sự tăng nhanh dân số tại nước Anh,
cũng như trên toàn thế giới. Dân số thế giới tăng từ 1 tỷ (1800), 1,6 (1900), 3 tỷ
(1950)…

Sự tăng dân số được bắt đầu khi có cuộc cách mạng nông nghiệp vào thế kỷ 18 tại châu
Âu nhưng hơi chậm. Trong thế kỷ 20 TS tử vong giảm nhanh hơn tại các nước đang phát
triển.
Kết quả của hạ thấp TSTV là sự tăng nhanh dân số (bùng nổ dân số), tức là khi sự khác
biệt giữa sinh và tử nở rộng ra (trên sơ đồ); chú ý sự tăng dân số không do sinh tăng
lên mà chỉ do tử giảm trong khi sinh không giảm hoặc giảm chậm.

Biểu đồ : Mô hình CTDS 5 giai đoạn


Giai đoạn 3: Giai đoạn 3 được bắt đầu với tỷ suất tăng dân số đạt tới đỉnh cao nhất, sau
đó bắt đầu giảm do tỷ suất sinh giảm nhanh hơn tỷ suất tử. Dân số thế giới tỷ suất tăng
dân số cao nhất vào năm 1980, trong khi các nước đã phát triển thì vào khoảng giữa thế
kỷ 20 (1955-1960).
Kết quả sự thay đổi này làm thay đổi cấu trúc dân số theo tuổi của dân số, làm giảm
tỷ số phụ thuộc theo tuổi và sẽ làm dân số già đi.

Giai đoạn 4: Một lần nữa, hai TS. sinh và tử lại gần với nhau, đều ở mức thấp. Tổng số
dân số vNn cao nhưng ổn định (dân số không tăng hay tăng nhẹ). Lần này dân số lại tái
ổn định, nhưng với hai TS. sinh và tử đều thấp.

Sau này, một số tác giả đã đề nghị giai đoạn 5, là “chuyển tiếp dân số lần 2” với TS. tử
cao hơn TS. sinh, như tại Đức và Nhật đưa đến hậu quả là làm giảm dân số.

3.4.7.4. Việt Nam đang ở giai đoạn nào?


Việt Nam đang ở nữa cuối giai đoạn 3 vì hiện nay các tỷ suất sinh và tử đều đã giảm.

3.4.7.5. Lợi ích của mô hình chuyển tiếp dân số học giúp:

1/ Giải thích được sự thay đổi dân số theo hai TS. sinh và tử của một quốc gia, vùng hay
toàn cầu; mặc dù cũng có những yếu tố ảnh hưởng làm thay đổi mô hình, như sự xáo
trộn kinh tế của Nga, bệnh tật (HIV/AIDS) ở Phi Châu, hay tăng dân số liên tục tại
Congo...

2/ Cho thấy cách thức chuyển tiếp DS của một quốc gia và so sánh với mô hình chung;

3/ Giải thích được hướng tăng dân số và sử dụng được kinh nghiệm của các nước đã phát
triển để vượt qua quá trình chuyển tiếp dân số học một cách có hiệu quả và lợi ích nhất.
3.4.7.6. Viễn ảnh sau chuyển tiếp dân số

Dựa trên lý thuyết CTDS, tình hình dân số thế giới trong tương lai chắc chắn sẽ tiếp tục
tăng (chủ yếu ở châu Phi) do khả năng tiềm Nn trong 40 năm qua, dân số thế giới sẽ ổn
định quanh con số 9 tỷ người; dân số lục địa châu Phi sẽ tăng mạnh và đạt số 2 tỷ người
– như vậy những gánh nặng sẽ đè lên các nước nghèo nhất - sự già đi của dân số sẽ xảy
ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Dân số sẽ theo kiểu mẫu nào sau giai đoạn 4 của thuyết chuyển tiếp dân số? Đó là vấn đề
cân tiếp tục nghiên cứu và theo dõi.

4. TÍNH CHẤT QUAN TRỌNG CỦA DÂN SỐ HỌC

Nội dung và phương pháp của DSH ngày càng phát triển, từ khảo sát và mô tả (graphy)
đã trở thành một khoa học có tính lý luận (logy) và có nhiều quan hệ với kinh tế học, địa
lý, lịch sử, dân tộc học… Nhiều tác giả nhận định dân số học là một khoa học đa ngành.
Hiện nay các nhà nghiên cứu đã kết hợp, nghiên cứu sâu hơn về dân số học và đã hình
thành các phân ngành như:

▪ Dân số – Kinh tế học, Dân số – Lịch sử học


▪ Toán – Dân số học, Dân số – Xã hội học
▪ Dân số học và chính sách về dân số .
Cũng như ngoài dân số học định lượng, còn có dân số học định tính, như “Ưu sinh học”
“Chất lượng DS” là khoa học nghiên cứu đến sự phát triển toàn diện của con người, một
ngành có liên quan tới dịch tể học - di truyền học.

4.1. Chiến tích vĩ đại “Dân số – Sức khỏe”


DSH là khoa học khảo sát sự thay đổi quy mô dân số và đưa ra các giải pháp bảo vệ dân
số con người nói chung. Đến nay so với các sinh vật khác trên trái đất, sự bảo tồn, sức
khỏe và tăng dân số là một cuộc cách mạng quá lớn, quá quan trọng trong lịch sử con
người. Loài người đã vượt qua nhiều nguy cơ, bảo vệ được sức khỏe, kiểm soát dịch
bệnh, giảm tử vong, tồn tại và không ngừng tăng dân số, đó quả là một chiến tích vĩ đại.

4.2. Quan hệ mật thiết với vận động của xã hội


Hội nghị quốc tế về DS và phát triển tại Cairo 1999, đã nhận định “Hằng ngày, mọi sự
thay đổi về mặt DS của con người đều ảnh hưởng đến tình trạng của cộng đồng, mức độ
sức khỏe, sử dụng tài nguyên, môi trường, và sự phát triển kinh tế xã hội”. Tình trạng
dân số của một xã hội như số dân, cấu trúc, tình hình sinh, tử, di chuyển v.v… là đầu vào
cũng như đầu ra hay hậu quả của quá trình vận động của xã hội. Cụ thể như những vấn
đề DS vàng, DS già, mất cân bằng giới tính..

4.3. Cấu trúc DS gây nên vấn đề DSH theo vùng địa lý
Khảo sát dân số học cho thấy tình hình dân số khác nhau theo vùng lãnh thổ:
• Châu Âu, Úc, Bắc Mỹ: do tỷ suất sinh thấp, tuổi thọ cao, DS già, thiếu lao động,
thiếu người nộp thuế; vì vậy cần người nhập cư.
• Nam Mỹ, Mexico: Sinh cao, chết thấp, DS tăng, thiếu việc làm, thất nghiệp tăng,
do đó phải di dân tìm việc làm và tốt nhất là ở nước Mỹ.
• Trung Đông: TSTV mẹ và phụ nữ tăng cao, phái nam nhiều, thất nghiệp, di cư lên
thành thị, nhiều nguy cơ làm mất ổn định chính trị.
• Châu phi: DS tăng quá nhanh so với tài nguyên, dù chết nhiều do HIV, nghèo đói,
bệnh tật cao, tuổi thọ thấp, nhiều vấn đề xã hội như tình hình lao động trẻ em, nô
lệ, trẻ em đi lính, bạo loạn, bị bán làm nô lệ, bạo hành …

Cấu trúc DS Việt Nam cũng có nhiều khác biệt theo các vùng, khu vực. Các vấn đề nêu
trên không do sự tăng dân số, nhưng chính cấu trúc dân số là yếu tố nguy cơ.

4.4. Dân số và áp lực di dân


Dân số tăng, vượt mức cân bằng giữa dân số và tài nguyên… sẽ tạo nguy cơ di dân để
kiếm sống, kiếm việc làm. Do đó đối với các nước có dân số quá đông, mật độ cao, khó
khăn về kinh tế, chính trị thường bị áp lực di dân.

4.5. Dân số và môi trường


Do mỗi người sinh ra đều cần năng lượng để tạo lương thực, nhà ở, đi lại, sinh hoạt…,
nên khi DS tăng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tài nguyên, đến môi trường sống và làm
cho môi trường xuống cấp,nhất là do chất thải…
Do nhu cầu sống ảnh hưởng đến môi trường nên gây nhiều vấn đề như khí hậu nóng,
nước biển dâng, thiếu nước sạch…

4.7. Sự quan trọng đối với vấn đề dân số của Việt Nam
Do Dân số học góp phần cho việc nhận thức, xác định thái độ, phát hiện vấn đề, xây
dựng kế hoạch nên Nhà Nước đã xây dựng hệ thống mục tiêu chiến lược quốc gia về
dân số 2010-2020.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 hôm nay 4-10-2017, Dân số và
Sức khỏe là hai trong 5 vấn đề được đưa ra để thảo luận, vì ‘dân số và sức khỏe’ là hai
vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh. Mục tiêu chiến lược của dân số Việt
Nam là nâng cao chất lượng dân số.

4.9. Dân sô ́ và Y tế công cộng – Sức khỏe cộng đồng


Như đã trình bày, dân số và SK cộng đồng có ảnh hưởng và chịu tác động qua lại lẫn
nhau, từ đó xác định chất lượng cuộc sống, tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống, đến
tình hình sức khỏe của cộng đồng dân cư.
Mọi dự án, chính sách chương trình đáp ứng cho dân số ngày càng tăng đều có ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng cụ thể như đô thị hóa, di dân, xây đập thủy điện, xây
dựng khu công nghiệp …

Do đó cần phải có kiến thức và nhận thức về vấn đề dân số để có thể đưa ra chính sách
kinh tế xã hội phù hợp nhằm định hướng cho sự phát triển ngành y tế, dịch vụ y tế. Ví dụ
như nâng cao sức khỏe người lao động để tận dùng thời kỳ “DS vàng”, đưa ra chính sách
y tế về siêu âm thai nhi, phá thai do giới tính để ngăn chận vấn đề “Mất cân bằng giới
tính”, nghiên cứu chính sách chăm lo cho người già…

Đối với Ngành Y tế, nhất là Y tế công cộng, Y học Cộng đồng, dân số học đã góp phần:

▪ Trước hết do tính chất quan trọng nên DSH là môn học cơ sở, phương pháp học của
ngành YTCC;
▪ Để các cơ sở y tế xác định được đối tượng phục vụ – khách hàng của mình bao là nhóm
DS nào?, những ai (giới tính, lứa tuổi nào), để có kế hoạch, chương trình chăm sóc
sức khỏephù hợp; xác định các nhóm DS nguy cơ cao;
▪ Để xác định các vấn đề sức khỏe thường gặp của các nhóm DS theo tuổi như <15t, phụ
nữ tuổi sinh đẻ, tuổi lao động, và người già;
▪ Xác định nhóm DS đối tượng để tính các chỉ số sức khỏe; xác định các chỉ số mục tiêu,
chỉ số lượng giá;
▪ Cơ sở để ngành y tế cùng với các ngành khác hoạch định chính sách phát triển kinh tế
xã hội nâng cao sức khỏe cộng đồng;
▪ ...

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DÂN SỐ HỌC:

5.1. Phương pháp nghiên cứu trong dân số học:


Bao gồm các phương pháp chung và các phương pháp đặc thù riêng, cụ thể như sau:

• Chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở phương pháp luận của DSH;
• Thống kê là công cụ để thu thập, xử lý, phân tích và trình bày số liệu DS;
• Toán học: mô hình hoá các quá trình dân số, dự báo DS;
• Phương pháp xã hội học, định tính: hiểu sâu nguyên nhân của các quá trình DS;
• Phương pháp dự báo DS;
• Nghiên cứu về định lượng hay số lượng DS;
• Nghiên cứu về định tính hay chất lượng DS;
• Nghiên cứu xây dựng các học thuyết DS.

Nghiên cứu DSH là nghiên cứu các biến số DSH, mối quan hệ (nhân quả) giữa các biến
số DSH với các biến số của các ngành khoa học có liên quan như sinh học, luật học, kinh
tế, lịch sử, tâm lý, xã hội nhằm xác định các quy luật giải thích các hiện tượng, dự báo
tình hình dân số học và giúp cho việc xây dựng những kế hoạch bảo vệ SK cộng đồng và
phát triển.

5.2. Số đo trong dân số học


Tỷ lệ, tỷ số và tỷ suất đều là công cụ tính toán để đo tần số của các hiện tượng trong dân
số học và dịch tễ học. Đây là những công cụ đo lường cho phép xác định thông tin số
lượng từ những quần thể khác nhau để có thể so sánh.

5.2.1. Số đo (count): ví dụ số dân, dân số trung bình

5.5.2. Tỷ số (ratio)

Là kết quả khi chia một số lượng này cho một số lượng khác, tức là chia hai đại lượng
khác nhau, do đó tử số và mẫu số không cùng một loại đại lượng, không giống nhau.
Kết quả trình bày độ lớn tương đối của tử số so với một mẫu số có tính chất khác. Tỷ số
là một số đo có tính chất “tĩnh” xác định tại một thời điểm nhất định. Tỷ số thể hiện như
một số mà không có đơn vị.
Ví dụ: Tỷ số giới tính hay nam trên nữ lúc sinh là bằng số nam trên 100 nữ lúc sinh; Tỷ
số phụ thuộc theo tuổi là tỷ số giữa người ngoài lớp tuổi lao động trên số người trong
tuổi lao động; Tỷ số tử vong mẹ, …

5.2.3. Tỷ lệ (proportion)

Cho biết tần suất xuất hiện một sự kiện trong một dân số đã định, do đó tử số là một
phần của mẫu số. Tỷ lệ là trường hợp đặc biệt của tỷ số. Tỷ lệ có khuynh hướng quan hệ
(associated) với sự thay đổi của dân số.
Tử số là số đếm những trường hợp sự kiện xảy ra. Mẫu số là dân số trung bình, hay số
người phơi nhiễm, hay dân số nguy cơ…
Một tỷ lệ luôn luôn là giữa 0 và 1, có thể được thể hiện như là một tỷ lệ phần trăm (%)
Đây là một số đo "tĩnh" xác định tại một thời điểm nhất định.
Ví dụ: Lớp tuổi 15-24 t.chiếm tỷ lệ trong dân số chung là 15%; Nhiễm trùng đường tiểu
chiếm 30% tổng số trường hợp nhiễm trùng trong bệnh viện.
Tỷ lệ người bị cao huyết áp trong cộng đồng, tỷ lệ sinh viên nam hay nữ trong lớp…

5.2.4. Tỷ suất (rate)

Cho biết tốc độ xuâ ́t hiê ̣n mô ̣t sự kiê ̣n trong mô ̣t dân sô ́ đa ̃ đi ̣nh trong một thời
gian nhất định (1 tháng, 1 năm, hay 5 năm…), do đó tử số là một phần của mẫu số. Tỷ
suất là trường hợp đặc biệt của tỷ lệ.
Tử sô ́ la ̀ sô ́ đê ́m những trường hợp sự kiê ̣n xa ̉y ra trong một thời gian quy định. Mẫu
sô ́ la ̀ dân sô ́ trung bi ̀nh của một thời gian nhất định (1 năm, 5 năm…), hay số người –
năm hay số người có cùng thời gian phơi nhiễm với người ở tử số.

Trường hợp tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, có tử số là số trẻ chết từ khi sinh ra đến
dưới 1 tuổi, mẫu số là tổng số trẻ sinh sống trong năm. Về lý thuyết đây không phải là tỷ
số, không phải là xác xuất, nó có thể là tỷ lệ, nhưng khi xét trên sớ đồ Lexis nó lại là tỷ
số vì một số tử vong không nằm trong mẫu số.
Đơn vị của tỷ suất: Tỷ suất có đơn vị phụ thuộc vào đơn vị thời gian (tháng, năm) được
sử dụng để đo thời gian tham gia; Đơn vị người - thời gian là sự kết hợp giữa con người
và thời gian có phơi nhiễm với nguy cơ. Mỗi đối tượng góp phần vào có thể với số lượng
thời gian được quan sát một cách toàn bộ hay không.

• Tỷ suất thô (Crude Rate)


Số người có xuất hiện sự kiện chia cho tổng số dân. Ví dụ như tỷ suất sinh thô, tỷ
suất tử thô, tỷ suất tăng dân số thô. Trong trường hợp này mẫu số bao gồm cả
những người không liên quan nhiều hay không có khả năng liên quan đến sự kiện
khảo sát.
Tỷ suất bị ảnh hưởng của cấu trúc dân số, do đó có khó khăn, sai lệch khi so sánh
giữa các dân số với nhau.

• Tỷ suất chuyên biệt hay đặc hiệu


Tử số vẫn là số người có xuất hiện sự kiện nhưng mẫu số chỉ là những người hay
nhóm nhỏ người “thuần nhất” trong tổng số dân số.
Ví dụ: Tỷ suất chuyên biệt theo tuổi thì mẫu số là số dân trung bình thuộc lứa
tuổi đó, ví dụ dân số trung bình của nhóm 10-14t, 15-19t…

5.2.4. Xác suất (probability)

Trong dân số học các sự kiện có thể xảy ra hay không xảy ra ở một nhóm người phơi
nhiễm trong một thời gian quy định (tháng, năm…), Xác suất cũng như tỷ suất tuy nhiên
mẫu số không phải là dân số trung bình tính vào giữa năm mà là dân số phơi nhiễm ngay
từ đầu khảo sát. Do đó là một tỷ lệ nhưng có mẫu số là dân số đầu thời kỳ.

5.2.5. Tuổi (age)

Tuổi là một biến số quan trọng nhất trong tính toán thống kê dân số học. Tuổi đúng là
khoảng thời gian hay số năm đã trải qua tính cho đến ngày sinh nhật gần nhất của mình.
Do đó nếu tính tuổi theo năm sinh sẽ gặp những sai số.

■ Trong DSH, tuổi được tính bằng số tuổi tròn hay số lần sinh nhật đã qua. Ví dụ:
- Trẻ mới sinh đến chưa tròn 12 tháng tuổi: 0 tuổi
- Trẻ từ tròn 12 tháng tuổi đến chưa tròn 24 tháng tuổi là: 1 tuổi
- Một người sinh 15 tháng 1 năm 1980, thì đến ngày 14 tháng 1 năm 2005 được
tính là 24 tuổi, đến ngày 15 tháng 1 năm 2005 được tính là 25 tuổi.

■ Phân chia theo từng độ tuổi (một năm), nhóm tuổi (thường là 2 năm, 5 năm, 10
năm), và các khoảng tuổi (dưới tuổi lao động: 0 - 15 tuổi, trong độ tuổi lao động
15 - 60 tuổi, trên tuổi lao động: từ 60 tuổi trở lên)
5.3. Nguồn số liệu

Hệ thống thu thập, báo cáo số liệu dân số

• Phường xã: Nhân viên y tế của Trạm Y tế, và chủ yếu là nhóm cộng tác viên dân số
phụ trách thu thập số liệu định kỳ từ hộ dân.
• Quận huyện: Phòng Tư Pháp thuộc Ủy Ban Nhân dân QH. Và Phòng Y tế quận huyện
tổng hợp số liệu dân số của các phường xã.
• Tỉnh, thành phố: Cục Dân số thành phố: (www.pso.hochiminhcity.gov.vn/) Tổng hợp số
liệu dân số của thành phố.

• Cấp nhà nước:


*Tổng cục thống kê Việt Nam: (https://www.gso.gov.vn/) tổng hợp chung, được thành
lập vào năm 1956 là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện và thông báo các kết quả điều tra
DS. Trong Tổng cục Thống kê có bộ phận thống kê DS-KHHGĐ trực thuộc Bộ Y tế.

*Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình (http://www.gopfp.gov.vn/) thuộc Bộ Y tế


tổng hợp số liệu dân số - KHHGĐ của các tỉnh, thành phố.

Các nguồn số liệu DS cụ thể như:

5.3.1. Tổng điều tra dân số:


Tổng Điều tra DS là quá trình thu thập số liệu từ tất cả người dân, là số liệu chính thống,
quan trọng nhất, được thực hiện 10 năm 1 lần theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc.
Từ tháng 10.1979, Việt Nam đã bắt đầu tổ chức Tổng điều tra dân số lần đầu tiên trên cả
nước, từ đó có những số liệu DS chính xác, sau đó cứ 10 năm lại thực hiện tổng điều tra
dân số một lần (vào những năm 1979, 1989, 1999, 2009, 2019).

5.3.2. Điều tra mẫu nhỏ hay điều tra giữa kỳ


Trong vòng 10 năm, giữa hai lần Tổng điều tra DS thường có những cuộc điều tra giữa
kỳ, với một mẫu nhỏ.

5.3.3. Thống kê hộ tịch


Thu thập, thống kê tất cả các trường hợp sinh, chết, xuất , nhập, cưới hỏi, ly dị... của
người dân trong phạm vi chịu trách nhiệm.

5.3.4. Báo cáo hay thống kê của các cấp


Mộ số các báo cáo số liệu dân số học:
• Các Báo cáo số liệu và phân tích kết quả sau các đợt Tổng điều tra DS;
• Niên Giám Thống kê Việt Nam của Tổng cục Thống kê quốc gia;
• Niêm Giám Thống kê tỉnh, thành phố của Cục TK các tỉnh thành;
• Niên giám Thống kê Y tế của Bộ Y tế phát hành.

5.3.4. Tìm trên internet

1) https://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
Tổng cục Thống kê Việt Nam nhấp Số liệu thống kê để chọn các tài liệu dân số.
2) http://pso.hochiminhcity.gov.vn/
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
3) http://en-ii.demopaedia.org/wiki/Demographic_transition
Tự điển dân số học của Liên Hiệp Quốc.
4) http://www.worldometers.info/
Cho biết dân số mọi lúc, mọi nơi
5) http://www.prb.org/wpds/
Trong trang web này cho thấy dân số mới nhất, xem dân số thế giới đã thay đổi như
thế nào, về ảnh hưởng đến môi trường, kiểm tra sự hiểu biết của bạn về các xu hướng
dân số, các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia, khám phá.
6) www.earthday.net/goals/issues.stm Mạng Ngày Trái Đất
Giải thích các mối đe dọa lớn đối với môi trường, bao gồm ô nhiễm nước, phá rừng,
và sự nóng lên toàn cầu, và tạo cơ hội cho hành động.
http://www.alexa.com/siteinfo/myfootprint.org Môi trường sinh thái hỏi đáp
Ước tính phải có bao nhiêu tài nguyên đất và nước mà bạn cần để nuôi sống bạn.
Cho phép bạn so sánh dấu chân của bạn và những người khác và nguồn tài nguyên có
sẵn trên trái đất.
www.worldbank.org/depweb/english/modules/ Tỷ suất tăng dân số
Cung cấp một nền tảng chung về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dân số
và một số vấn đề có thể xảy ra nếu dân số tăng quá nhanh.
7) www.unfpa.org/issues/index.htm Tổng quan các vấn đề dân số
Cung cấp một cái nhìn tổng quan của một số các yếu tố liên quan đến vấn đề dân số
như: sự tiếp cận các dịch vụ kế hoạch gia đình, đói nghèo, sự thiếu giáo dục và các
chọn lựa cho phụ nữ.
8) www.prb.org/ Cục Tham khảo Dân số
Trang web này có nhiều bài viết, bảng số liệu, và báo cáo về vấn đề dân số. Thông
tin bố trí theo vùng và theo chủ đề, bao gồm cả kế hoạch hoá gia đình, giới tính và
sức khỏe.
9) www.worldbank.org/data/countrydata/countrydata.html Ngân hàng Thế giới:
Dữ liệu theo quốc gia hay http://data.worldbank.org/indicator
Cung cấp các dữ liệu như dân số, sinh sản, tỷ suất, tỷ lệ biết chữ, và số liệu khác có
liên quan dân số đối với các nước khác nhau, các vùng, và thu nhập.
8) www.census.gov/cgi-bin/ipc/popclockw Đồng hồ dân số thế giới – dự kiến
Văn phòng tổng điều tra dân số, kinh tế, xã hội …của Mỹ. Ước tính tổng số dân số
thế giới ở thời điểm hiện tại.
9) https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook
Cho biết số liệu dân số … toàn thế giới và theo từng quốc gia, có xếp hạng.
10) http://www.prb.org/pdf17/2017_World_Population.pdf Bảng thống kê tình hình dân
số toàn thế giới năm 2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng Cục Dân số - Quỹ Dân số Liên hợp Quốc, Thống kê Dân số - KHHGĐ, Hà
Nội , 2011, 154 t.
2. Tổng Cục Dân số - Quỹ Dân số Liên hợp Quốc, Dân số học - KHHGĐ, Hà Nội ,
2011, 198 t.
3. Trường Cao đẳng Y tế Hà Đông, Giáo trình Dân số học Cơ bản, Hà nội, 2011, 43t.
4. John R. Weeks, Population An Introduction to Concepts and Issues, Wadworth
2012: 607.
5. Thủ tướng Nguyễn Tân Dũng, Chiến lược Dân số, Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội
2011-2020.
6. Thuyết Dân số: https://en.wikipedia.org/wiki/Ester_Boserup.
7. Tổng cục Thống kê, Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và KHHGĐ thời
điểm 1/4/2015, Nhà Xuất bản thống kê, Hà Nội, 317t.
http://www.thuvienthongke.com/
8. Tổng cục Thống kê, Tổng Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, 2009; Nhà
Xuất bản thống kê, Hà Nội.
9. Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê 2010,2011,2015, 2016;
http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/
10. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2014, 2015,2016
11. Niên Giám Thống kê Y tế Việt Nam , Vụ Kế họach Tài Chánh, Bộ Y tế Hà Nội,
1995, 1997,1999, 2000,2009,2011, 2012, 2014,2015.
12. Nguyễn Văn Lơ, Dân số học, Bộ Môn Dân số Thống kê, Tin học, Khoa Y tế
Công Cộng, Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2002:129

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM BÀI DẨN NHẬP

Định nghĩa DSH: Dân số học là một khoa học, có đối tượng nghiên cứu là: (1)
▪ Trong đó nghiên cứu:... (2).., tính chất:…(3)… của dân cư
▪ Phân tích cấu trúc dân số là xét đến hai yếu tố chính: …(4)…và ….(5)…
▪ Và Nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa các:…(6)…

A. (1): Quần thể dân cư, (2) Phân bố dân số, (3) Sự tăng dân số, (4): Tuổi, (5):
Giới, (6):Sự kiện dân số học
B. (1): Quần thể dân cư, (2) Quy mô dân số, (3) Phân bố dân cư, (4): Tuổi, (5):
Giới, (6): Sự kiện dân số học
C. (1): Quần thể dân cư, (2) Quy mô dân số, (3) Sự tăng dân số, (4): Tuổi, (5):
Giới, (6): Sự kiện dân số học
D. (1): Quần thể dân cư, (2) Quy mô dân số, (3) Phân bố dân cư, (4): Tử vong,
(5): Sinh sản, (6): Sự kiện dân số học

Từ Dân số học được ai nêu ra


A. Edmund HALLEY
B. Achille GUILLARD
C. Thomas MALTHUS
D. John GRAUNT

Nêu tên các sự kiện DSH:


A. Sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư, chuyển tiếp dân số, kết hôn, li dị
B. Sinh sản, tử vong, chuyển tiếp dân số, cấu trúc tuổi và giới
C. Sinh sản, tử vong, bảng sống, bảng chết, di chuyển, lexis
D. Sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư, cưới hỏi, li dị

Jonh GRAUNT (1620-1674) NGOẠI TRỪ


A. Người đầu tiên nghiên cứu xây dựng phương pháp điều tra dân số
B. Người đầu tiên thực hiện phương pháp học cho ngành dân số học

C. Người đầu tiên thực hiện Bảng sống dựa trên các giấy khai tử

D. Người đầu tiên đề ra từ “Dân số học”

Edmund HALLEY (1656-1742) , NGOẠI TRỪ


A. Người Anh, đã tiếp tục phát triển “bảng sống-bảng chết”
B. Người đã xây dựng bảng sống tại Đức để tính được tuổi thọ

C. Người đầu tiên thực hiện thống kê về tử vong tại Pháp

D. Người đã tìm ra sao chổi Halley

Achille GUILLARD (1799 -1876)


A. Người đầu tiên đã đặt vấn đề Dân số học .

B. Người đầu tiên đã đề ra từ “Dân số học”


C. Là Ông tổ của Ngành Dân số học

D. Là Ông tổ của Ngành Dịch tễ học

Quan điểm dân số thời cổ đại cho rằng, NGOẠI TRỪ


A. Dân số thường được nhìn nhận gắn liền với sự ổn định

B. Quan hệ hợp lý giữa dân số và diện tích đất đai là rất quan trọng

C. Sức mạnh của quốc gia đo bằng dân số


D. Sức mạnh của quốc gia được đo bằng kinh tế

Thomas Robert MALTHUS (1766 -1834) đưa ra học thuyết về dân số cho rằng:
A. Bản chất của các quá trình Dân số học không phải là sinh học,
B. Nếu không có gì cản trở thì dân số cứ 25 năm sẽ tăng gấp đôi
C. Quy luật DS do hành vi con người và tồn tại vĩnh viễn,

D. Dân số sẽ tăng nhanh qua nhiều hời kỳ theo cấp số cọng

Karl Marx và F. Engels phê bình học thuyết Malthus


A. Tái sản xuất DS tuy có tính sinh học

B. Tái sản xuất DS có bản chất kinh tế - xã hội, có quy luật dân số riêng
C. Dân số sẽ tăng nhanh qua nhiều hời kỳ theo cấp số nhân

D. Hạn chế sự gia tăng dân số bằng các phương pháp đNy lùi tuổi hôn nhân

Năm 1929, ai đề ra thuyết chuyển tiếp dân số hay quá độ dân số học
A. Edmund HALLEY

B. Thomas MALTHUS

C. Achille GUILLARD

D. Warren THOMPSON

Ai đã phát triển thuyết “chuyển tiếp dân số học”, NGOẠI TRỪ


A. Warren THOMPSON

B. Frank NOTESTEIN

C. C.P BLACKER
D. Achille GUILLARD

Tại sao trong giai đoạn 2 dân số tăng nhanh


A. Vì sinh tăng nhanh và tử giảm nhanh

B. Vì sinh không tăng và tử giảm

C. Vì sinh giảm nhanh và tử giảm nhanh


D. Vì sinh giảm chậm va tử giảm nhanh

Thuyết chuyển tiếp DS có bao nhiêu giai đoạn


A. 2 B. 3

C. 5 D. 6

Thuyết chuyển tiếp dân số dùng để


A. Để so sánh tình hình tăng dân số
B. Để giải thích sự thay đổi dân số

C. Để xem xét các tỷ suất chết


D. Để xem xét các tỷ suất sinh

Việt Nam đang ở giai đoạn nào?


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Xác định tên các đường biểu diển A, B, C, D trên sơ đồ dướ đây

Tỷ suất sinh: A B C D
Tỷ suất tử : A B C D
Dân số tăng: A B C D
Sinh tử cao: A B C D

Hiện nay, ngành DSH đang giúp phát hiện vấn đề gì, NGOẠI TRỪ
A. Vấn đề tăng dân số quá nhanh,

B. Vấn đề mất cân bằng giới tính, dân số vàng,


C. Vấn đề tỷ suất sinh thấp

D. Vấn đề dân số già hóa

Dân số học đối với Ngành Sức khỏe cộng đồng đã góp phần, NGOẠI TRỪ
A. Là môn học cơ sở, phương pháp học của ngành YTCC;
B. Giúp xây dựng kế hoạch, chương trình chăm sóc sức khỏe;
C. Giúp xác định và tính các chỉ số sức khỏe;
D. Giúp đào tạo người Bác sĩ Đa khoa.

Đặc điểm của tỷ lệ:


A. Mẫu số là dân số đầu kỳ
B. Tử số nằm trong mẫu số
C. Tử số khác mẫu số
D. Mẫu số là dân số bình quân

Đặc điểm của tỷ suất:


A. Mẫu số là dân số đầu kỳ
B. Tử số nằm trong mẫu số
C. Tử số khác mẫu số
D. Có giới hạn thời gian cụ thể
Tỷ lệ, tỷ số, cho ̣n câu đúng nhất
A. Ty ̉ số nam = số nam / tổng dân số
B. Tỷ lệ nam = số nam / tổng dân số
C. Tỷ lệ nam = số nam / số nữ
D. Các câu trên đều sai
Thomas Malthus đã đưa ra học thuyết ?
A. Thuyết phản dân số
B. Thuyết dân số quá độ
C. Thuyết dân số tối ưu
D. Thuyết tân Malthus

Trong 1 kỳ thi tuyển vào 1 khóa học đã tuyển được 320 sinh viên, trong đó có 140
sinh viên nữ. Sau khi kết thúc khóa học, có tổng cổng 150 sinh viên nam và 120 sinh
viên nữ tốt nghiệp ra trường. Sau khi thống kê lại người ta nhận thấy:

Tỷ lệ sinh viên nữ trong lớp. Tỷ số sinh viên nam trong lớp là bao nhiêu
A. là 44,44%; 43,75%
B. là 43,75% 128,57%
C. là 28,57% 44,44%
D. là 85,71% 128,57%

Tỷ số sinh viên nam tốt nghiệp ra trường là bao nhiêu


A. là 84,44%;
B. là 83,75%
C. là 83,33%
D. là 85,71%

Tỷ lệ sinh viên nữ tốt nghiệp và Xác suất SV. nữ tốt nghiệp là bao nhiêu
A. 44,44%; 85,71%
B. 43,75% 58,71%
C. 85,57% 44,34%
D. 84,71% 58,57%

Nga ̀y dân số Việt Nam là ngày nào?


A. Ngày 11/7
B. Nga ̀y 27/2
C. Nga ̀y 26/12
D. Nga ̀y 20/11
Ngày dân số Việt Nam có các nội dung liên quan sau, NGOẠI TRỪ
A. Ngày có Quyết định số 26 về "SĐ có KH"
B. Là ngày 26/12 hằng năm
C. Ngày Cố Thủ Tướng P.V.Đồng ký QĐ về DS-KHHGĐ
D. Là ngày 11/7 hằng năm

Tỷ lệ (proportion):
A. Cho biết tần suất xuất hiện một sự kiện trong một dân số
B. Cho biết sát suất xuất hiện một sự kiện trong một dân số
C. Cho biết tốc độ xuâ ́t hiê ̣n mô ̣t sự kiê ̣n trong mô ̣t dân sô ́ đa ̃ đi ̣nh
trong một thời gian
D. Cho biết mức độ xuất hiện một sự kiện trong một dân số

Tỷ suất (rate):
A. Cho biết tần suất xuất hiện một sự kiện trong một dân số
B. Cho biết sát suất xuất hiện một sự kiện trong một dân số
C. Cho biết tốc độ xuâ ́t hiê ̣n mô ̣t sự kiê ̣n trong mô ̣t khoảng thời gian
D. Cho biết mức độ xuất hiện một sự kiện trong một dân số

Khi tính tỷ suất thô (Crude Rate) mẫu số


A. Bao gồm những người có liên quan đến sự kiện
B. Bao gồm những người không liên quan đến sự kiện
C. Bao gồm những người có và không có liên quan đến sự kiện
D. Các câu trên đều đúng

Tổng cục Thống kê Dân số là đơn vị thuộc


A. Tổng cục thống kê,
B. Bộ Y Tế,
C. Ủy Ban Dân số Nhà nước
D. Trực thuộc Chính phủ

Tổng Điều tra DS là quá trình thu thập số liệu từ tất cả người dân thực hiện
A. Mỗi năm
B. Mỗi 2 năm
C. Mỗi 5 năm
D. Mỗi 10 năm

Tổng Điều tra DS là quá trình thu thập số liệu mỗi 10 năm, là những năm
A. Năm tận cùng bằng số 0
B. Năm tận cùng bằng số 4
C. Năm tận cùng bằng số 8
D. Năm tận cùng bằng số 9

17

You might also like