6CHÉT820

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

SỰ KIỆN TỬ VONG

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học viên có khả năng

❑ Trình
❑ bày được tính chất quan trọng của sự kiện tử vong;
❑ Tính được tỷ suất tử vong thô (CDR), tử vong theo tuổi (ASDR);
❑ Tính được tỷ suất tử vong tử sản,chu sinh, sơ sinh, trẻ em < 1 tuổi
❑ Trình bày và tính được tỷ suất tử vong theo giới, tử vong mẹ;

1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TỬ VONG


Trong hai thế kỷ vừa qua con người đã không còn sinh nhiều và chết nhiều và đồng thời là
thời kỳ bùng nổ dân số. Đó là sự kiện quan trọng của thời kỳ chuyển tiếp dân sô học - sự
chuyển tiếp về tử vong từ cao xuống thấp và loài người đã có thể sống lâu hơn, tuổi thọ dài
hơn.
Sức khỏe và tử vong là hai mặt của môt vấn đề, cũng như bệnh tật và tử vong, đặc biệt trong
thế kỷ 20 vừa qua, từng nước một đã bước qua thời kỳ chuyển tiếp dân số và “chuyển tiếp
về tử vong” cũng như sự ‘chuyển tiếp dịch tễ học’ do tình hình bệnh đã chuyển từ bệnh lây
qua bệnh mãn tính. Mặc dù tử vong chung đã hạ thấp nhưng tử vong ở người lớn tuổi lại tăng
lên, lứa tuổi trên 80 đã tăng từ 3,84 triệu năm 1970 lên hơn 12 triệu năm 2010 (tăng 210%)…

1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐNNH NGHĨA

Chết là sự chấm dứt mọi dấu hiệu sinh tồn, mọi biểu hiện của sự sống sau một thời gian sinh
sống. Chết là một hiện tượng đương nhiên của con người, có sinh thì phải có tử. Trong y
học, Chết là sự Chấm dứt của moi hoat động sống như hô hấp trao đổi chất sự phân chia các
tế bào đều được chấm dứt vĩnh viễn. Môn khoa học nghiên cứu về cái chết đã trở thành
ngành riêng gọi là "Tử vong học" (thanatology)..
Nghiên cứu, khảo sát sự kiện chết hay tử vong trong dân số học thường phức tạp hơn nhiều
so với hiện tượng sinh sản vì sự tử vong ảnh hưởng đến tất cả các lớp tuổi, giới và lệ
thuộc vào nhiều biến số khác của dân số như nghề nghiệp, nơi cư trú, giới tính, trình độ học
tập ... Hơn nữa cũng như sức khoẻ, mức độ tử vong chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như
kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, lịch sử, địa lý và cấu trúc theo tuổi của cộng đồng .

1.2. DIỂN BIẾN TỬ VONG

Trong thời kỳ đầu của lịch sử con người


Tuổi thọ nói chung chỉ được 20 đến 30 tuổi (United Nation 1973, Riley 2005), lúc này chỉ
TSTV 300 ‰ trẻ sơ sinh sống đến 1 tuổi và 500‰ trẻ 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu
dinh dưỡng. Sau thời kỳ hái lượm, đến thời kỳ nông nghiệp dân số tăng, mật độ dân số tăng
tạo điều kiện lây lan các bệnh nhiễm gây tử vong cao.

Đến thời kỳ trung cổ:


Thế kỷ 5-15, tình hình dinh dưỡng tăng lên, tuổi thọ đạt được 30 tuổi, tuy nhiên thời gian
này bệnh dịch hạch kéo dài nhiều năm đã giết 1/3 dân số châu Âu.

Từ cách mạng kỷ nghệ đến thế kỷ 20:


Thế kỷ 18, 19 nhờ tăng thu nhập, dinh dưỡng, vệ sinh tốt hơn nên tuổi thọ tăng lên 40 t.
Bệnh nhiễm vNn còn cao nhưng mức độ trầm trọng gây chết có giảm. Mặc dù tử vong có
giảm nhưng chậm do vNn còn thiếu lương thực, thời gian này bệnh cúm Tây Ban Nha đã
giết hại 20 triệu người trên thế giới.
Thế kỷ 20, nhờ các điều kiện sống như dinh dưỡng, vệ sinh, tiêm chủng, cũng như phát triển
của ngành y tế công cộng phòng chống bệnh tật; tuổi thọ tăng lên 50t rồi 60t.

Đầu thế kỷ 21:, TS. Tử vong là 9‰ (2000), xuống 7,8‰ và Tuổi thọ tăng lên 69t (2017).

1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG TỬ VONG

Phương pháp thứ nhất


Đo lường sự kiện tử vong của toàn bộ quần thể dân cư trong một khoảng thời gian nhất
định. Ví dụ: 1 năm, theo kiểu khảo sát cắt ngang. Đó là tỷ suất tử vong thô do tính trên
toàn bộ dân số. Cách tính này có tính phổ biến vì chỉ số này dễ thực hiện do các số liệu để
tính thường có sẵn trong cộng đồng.

Phương pháp thứ hai


Đo lường sự kiện tử vong của một thế hệ hay theo tuổi, tức là tỷ suất tử vong chuyên biệt
đo mức chết của một thế hệ hay những người sanh cùng một năm, theo kiểu nghiên cứu
đoàn hệ, hay tử vong của các lớp tuổi trong một khoảng thời gian nhất định như tỷ suất tử
vong theo tuổi, theo giới .... Phương pháp này cho kết quả chính xác hơn về mức độ tử
vong nhưng đòi hỏi thu thập số liệu kỹ càng hơn. Thường nhằm để nghiên cứu những vấn
đề chuyên biệt, cũng như sự diễn biến của tỷ suất tử vong của từng tuổi, để lập bảng chết, để
tính tuổi thọ, hay tử vong của một loại bệnh nào đó.
Số lượng tử vong được khảo sát trong một dân số tùy thuộc vào hai yếu tố chính :
. Mức độ tử vong,
. Cấu trúc theo tuổi của dân số.
Để loại trừ ảnh hưởng của hai yếu tố ảnh hưởng nêu trên, khi tính tỷ suất tử vong của hai
dân số khác nhau các nhà dân số học đã sử dụng nhiều loại chỉ số tử vong khác nhau và sử
dụng phương pháp “Chuẩn hoá dân số”.

1.4. CÁC LOẠI CHỈ SỐ VỀ TỬ VONG

Do tử vong là một sự kiện quan trọng và phức tạp do đó có nhiều loại chỉ số để nghiên cứu
về tử vong. Ngoài các chỉ số như tử vong thô, tử vong chuyên biệt theo tuổi theo giới sẽ đề
cập sâu trong bài này còn có các chỉ số khác như:

❑ Tỷ lệ tử vong chuyên biệt theo chủng tộc hay dân tộc: như người da màu có tỷ lệ tử vong
cao hơn người da trắng, các dân tộc ở vùng cao so với người kinh.
❑ Tỷ lệ tử vong theo nguyên nhân: tỷ lệ này có thể tính trên DS bình quân hay trên một
nhóm tuổi, giới tính, chủng tộc chuyên biệt (dân số nguy cơ).
❑ Tỷ lệ chết/ mắc, hay độ trầm trọng của vấn đề SK: tỷ lệ này biểu thị xác suất chết của một
bệnh, biểu thị mức độ nghiêm trọng của bệnh, thường là bệnh cấp, ít dùng cho bện mãn
tính.
❑ Tỷ suất tử vong sau khi được chuNn hoá theo tuổi.

2. TỶ SUẤT TỬ VONG THÔ (Taux brut de mortalité, Crude Death rate - CDR )

2.1. ĐNNH NGHIÃ


Tỷ suất tử vong thô còn được gọi là TSTV chung hay TSTV nguyên, là tỷ số giữa tổng số
chết trong 1 năm xác định trên dân số bình quân trong năm đó, còn có nghĩa là số chết bình
quân chia đều cho 1000 người dân.

2.2. CÔNG THỨC


Tổng số chết trong năm
TSTV thô (CDR) = ------------------------------------------ x 1000
DS bình quân

Ví dụ : Trong năm 2015, thành phố X có 50.000 người chết thuộc tất cả các lứa tuổi. Dân
số trung bình của năm 2015 là 9.000.000 ngừơi.

TSTV thô (CDR): 55.000 / 9.000.000 = 6,1 %0

2.3. TÍNH CHẤT:


Giá trị TS tử vong
▪ <10‰ thấp
▪ 11-14 ‰ trung bình
▪ 15- 25‰ cao
▪ >25‰ rất cao, có nguy cơ làm triệt tiêu dân số

Tỷ suất này cao khi tình trạng kinh tế, xã hội, dịch vụ y tế chưa phát triển, nhưng đồng thời
nó cũng cao ở các quốc gia đã qua phát triển do bị ảnh hưởng mạnh của cơ cấu theo tuổi của
dân số (tình trạng dân số già).

Bảng 1: TS. tử vong thế giới (2000-2020)


2000 2004 2008 2011 2012 2013 2014 2017 2020
9,0 8,86 8,23 8,12 7,99 7,90 7,89 7,80 7,7

Biên độ giao động của TSTV thường rất rộng, vào thế kỷ 18, TSTV bình quân là 30 hay
40%0, tuy nhiên do các đợt thiên tai, dịch bịnh, đói TSTV có lúc lên đến 50 hay 60%0…

Đó là những đợt tử vong tăng đột xuất vì nói chung TSTV không thể cao hơn 45,5‰, nếu
không dân số đó không thể tồn tại được vì lẻ tỷ suất sinh sản chung của loài người không
thể cao hơn 50 hay 55 ‰ .

TS. chết thô bị ảnh hưởng bởi cấu trúc DS (tuổi và giới tính):
Khi tỷ trọng DS< 5 tuổi (thường TS. chết cao) giảm do mức sinh thấp, TS. chết thô có thể
giảm. Tuy nhiên, sự gia tăng DS già (có TS. chết cao) sẽ bù vào sự giảm thiểu của số lượng
chết sơ sinh và chết trẻ em. Kết quả là tỷ suất chết thô có thể không thay đổi hoặc thậm chí
tăng lên.
Đó là lý do tại sao vào năm 2015, Tỷ suất tử vong thô (CDR) của các nước Châu Á -đang
phát triển (7‰) thấp hơn của các nước Châu Âu - đã phát triển (10‰) trong khi CDR của
cả thế giới là 8‰. Va ̀ cũng là lý do tại sao không thể so sánh TSTV của 2 dân số có cấu trúc
tuổi khác nhau.

Ba ̉ng 2: Tỷ suất tử vong (‰) năm 2020


TSTV
Toàn thế giới 7,7
Châu Phi 10
Châu Á 07
Châu Âu 10
Châu Úc 07
Việt Nam 6,8
Nguồn: http://www.world population chart

Ba ̉ng 3: Các nước có tử vong cao năm 2020


NIGER 47.50
ANGOLA 42.70
UGANDA 42.30
MALI 42.20
BENIN 42
Nguồn CIA World Fact book

Ba ̉ng 4: Các nước có TV thấp năm 2020

ITALY 8.40
KOREA 8.20
TAIWAN 8.00
MACAU 7.90
JAPAN 7.30
ITALY 8.40

Nguô ̀n CIA World Fact book

2.4. QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN

Từ thế kỷ thứ 18, TS.TV có nhiều đợt tăng cao do thiên tai, dịch bịnh, nạn đói, như đại dịch
“chết đen” (dịch hạch từ TK14), nhưng nhiều lần bùng phát trở lại tại Pháp 1720, 1738, Nga
1770. Châu Âu đã phải mất 150 năm để phục hồi dân số.

Sự dao động của TS.TV kéo dài đến giữa thế kỷ thứ 19. Sau đó giảm dần về cả về tần số
giao động và mức độ số chết.

Biểu đồ 1: Tình hình sinh và chết của Thụy Điển


TS.Sinh TS.Chết

Nguồn : http://www.scb.se statistic Sweden

Trong thế kỷ 20, TS.TV giảm dần và có tính ổn định ở con số 10 %0. TS.TV hiện nay
đang giảm trên toàn thế giới:
Theo biểu đồ 1, nhìn chung TSTV đã giảm đều theo các năm, năm 2016, TSTV toàn thế
giới là 7,8‰.

Biểu đồ 2 : Tỷ suất tử vong thế giới (‰)

Nguồn: http://www.worldometers.info/world-population

Nguyên nhân chung của tình hình TS.TV hiện nay chủ yếu là do:

* Thiên tai, thiếu nước, hạn hán, thiếu ăn ...


* Có nhiều xung đột chủng tộc.
* Tình hình chính trị bất ổn, có chiến tranh ...

2.5. TS. TỬ VONG THÔ CỦA VIỆT NAM

Bảng 5: TS chết theo thành thị/nông thôn, 1989-2020(‰)


1989 1999 2010 2020
Toàn quốc 7,3 5,6 6,8 6
Thành thị 5,1 4,2 5,5 5
Nông thôn 7,9 6,0 7,4 7
Nguồn: Theo Tổng cục thống kê
Biểu đồ : TS. TV. Việt Nam (1900-2010)

Nguồn: http://www.worldometers.info/world-population

Bảng 5: TS. TV. của TP HCM (‰)


2005 2010 2013 2015
4,19 3,63 3,95 3,86
Nguồn: Theo Tổng cục thống kê 2016

TS.TV tại thành phố Hồ Chí Minh :


* Thấp nhất trong các năm là quận Phú nhuận, TSTV: 4,1 ‰.
* Cao nhất , Huyện Nhà bè, TSTV: 5,9 ‰.

Bảng 7: 10 nguyên nhân tử vong (/100.000) năm 2015


STT Loại bệnh Cả nước
1 Chấn thương sọ não 1,32
2 Viêm phổi 1,32
3 Nhồi máu cơ tim 0,88
4 Rối loạn dNn truyền và loạn nhịp tim 0,78
5 Tăng huyết áp nguyên phát 0,65
6 Nhiễm khuNn huyết 0,65
7 Chảy máu não 0,64
8 Bệnh hô hấp 0,60
9 Nhiễm HIV 0,53
10 Suy tim 0,50

3. TS. TỬ VONG CHUYÊN BIỆT THEO TUỔI


( Taux de Mortalité par âge, Age specific Death Rate -ASDR)

3.1. Công thức


Dx
ASDR = --------------------- x 1000
Px
Trong đó Dx : số chết ở tuổi x, Px DS trung bình của tuổi x

Ví dụ: TSTV chuyên biệt 20 tuổi

Tổng số chết ở 20 t.
ASDR 20 tuổi = ------------------------------------ x1000
Tổng dân số ở 20 t

TSTV chuyên biệt theo tuổi (ASDR) là tỷ lệ giữa số chết của một lứa tuổi nhất định nào đó chia
cho số DS.bình quân của lứa tuổi đó, trong một thời gian nhất định ví dụ như một năm.

Bảng 8: TS chết chuyên biệt theo tuổi %0 (VN-1999/2009)

Nhóm tuổi ASDR %0 ASDR nam ASDR nữ 1999-


1999 1999-2009 2009
0 36,7 40,2 / 13,9 32,9 / 13,9
1 4,3 4,6 / 0,7 4,0 / 0,7
2 3,3 2,9 3,8
3 2,2 2,5 1,8
4 1,2 1,4 0,9
5-9 1,0 1,2/ 0,1 0,8 / 0,1
10-14 0,7 0,8 / 0,2 0,6 / 0,2
15-19 0,9 1,0 / 0,3 0,7 / 0,3
20-24 1,3 1,9 / 0,5 0,7 / 0,5
25-29 1,4 1,8 / 0,6 0,9 / 0,6
30-34 1,7 2,5 / 0,9 0,9 / 0,9
35-39 2,2 2,9 / 1,4 1,5 / 1,4
40-44 3,0 4,2 / 2,2 1,8 / 2,2
45-49 3,8 5,0 /3,6 2,7 / 3,6
50-54 5,7 9,0 / 5,8 3,0 / 5,8
55-59 6,3 9,1 / 9,4 4,1 / 9,4
60-64 3,7 18,9 / 15,8 9,6 / 15,8
65-69 6,8 21,8 / 27,1 12,8 / 27,1
70-74 28,9 38,3 / 45,1 22,2 / 45,1
75-79 42,3 62,4 / 67,9 30,2 / 67,9
80-84 70,2 98,2 / 55,6
85 + 147,4 186,5 /112,8 130,6 /112,8
Nguồn : Niên giám thống kê y tế 2001 – Bộ Y tế

Biểu đồ 3: TS. chết theo giới và tuổi Hồng Kông (2005-2015)

Biểu đồ 3: TS. chết theo tuổi Huyện Ba Vì, Hà Nội (2003)

Nhận xét:
TSCCBTT là một chỉ số đặc hiệu do phản ánh trung thực mức chết của độ tuổi, do vậy khi
so sánh không cần chuNn hoá. TSCCBTT thay đổi theo tuổi và theo giới tính. Nhìn chung
mô hình tử vong theo tuổi của nước ta cũng không khác các nước khác, cùng có ba đặc điểm
sau đây
1) Tử vong cao nhất ở hai đầu – gồm trẻ sơ sinh, em bé và những người già;
2) Nam chết nhiều hơn nữ, vị thành niên có tỷ suất tử vong thấp nhất.
3) Đường biểu diển ASDR luôn có dạng chữ U
4) Khi được cải thiện, giảm chết, đường biểu diển dạng chữ J do TV.TE giảm.

3.2. TS TV THAI NHI

Sơ đồ giải thích các loại tử vong thai nhi:

<----Tử vong chu sinh - >


Thụ------------------28tuần-----------x-----------07----------28------------------- 365
Thai : ngày ngày ngày(năm)
TV Phôi thai :
< sớm+trungbình><--Tử sản---->x<------ TVSS ------->x
x<----------------TVTE dưới 1 t ------------>
<---------------------------- TV thai-nhi ------------------------------------------------>

Tỷ lệ tử vong của thai nhi theo định nghĩa bao gồm TV trước và sau sinh.

3.2.1. Tử vong phôi thai (có thai cho đến trước khi sinh)

Sẩy thai (miscarriage)


SNy thai là một thai kỳ kết thúc bởi chính nó trong vòng 20 tuần đầu tiên. Các chuyên gia
ước tính rằng khoảng một nửa các trứng đã thụ tinh bị chết và bị sNy thai, thường ngay cả
trước khi người phụ nữ biết cô đang mang thai. Hầu hết các trường hợp sNy thai xảy ra giữa
tuần thứ 7 và 12 của thai kỳ.

Tử sản, thai chết lưu (stillbirth)


Tử vong trước sinh gọi là TV phôi thai, bao gồm TV phôi thai sớm, trung bình và tử sản. Tử
sản còn được gọi là thai chết lưu (stillbirth) hoặc chết thai (foetal death) chỉ được tính trong
thời gian thai đã có 28 tuần tuổi cho đến lúc sinh. Tử sản có thể được chia thành chết non tử
vong ngay trước sinh, chết trước sinh chiếm 45%, và chết trong khi sinh, chuyển dạ. Hầu
hết các thai chết lưu xảy ra trong thai kỳ đủ tháng .

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Năm 2015 đã có 2,6 triệu tử sản / thai chết lưu trên toàn cầu,
với hơn 7.178 người chết mỗi ngày. Phần lớn các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước
đang phát triển. Chín mươi tám phần trăm xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập
trung bình. Khoảng một nửa số thai chết lưu xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ - thời gian
nguy cơ lớn nhất.

3.2.2.Tử vong sơ sinh (Neonatal Mortality)


Số TV sơ sinh được chia thành TVSS sớm và muộn. TVSS sớm là các bé sinh-sống nhưng
chết trong vòng bảy (7) ngày đầu tiên của cuộc sống, nếu sau đó chết từ 7 đến trước 28 ngày
gọi là TVSS muộn. Tổng của TV trên cho số tử vong ở trẻ sơ sinh. Tử vong ở trẻ sơ sinh
liên quan đến chất lượng chăm sóc trong bệnh viện cho trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân chủ yếu của tử vong sơ sinh là do biến chứng do sinh non (35%) hoặc các vấn
đề trong quá tình sinh đẻ (24%) - đòi hỏi những can thiệp y tế có liên hệ mật thiết với bảo vệ
sức khỏe bà mẹ. Theo TCYTTG, năm 2015, TV sơ sinh chiếm 45% trẻ < 5t bị chết.

3.3.3.Tỷ suất TV chu sinh (Perinatal Mortality Rate- PMR)


TSTV chu sinh là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng chăm sóc sức khỏe, TSTV
chu sinh được tính trên tổng số 1.000 ca sinh (hay có mẫu số là số sinh).
TSTV chu sinh rất khác nhau và có thể dưới 10 đối với các nước phát triển nhất định và cao
hơn gấp 10 lần ở các nước đang phát triển
Biểu đồ TS trẻ em và sơ sinh tại Mỹ

3.2.1.4. Cách tính

• Trẻ sinh sống (live births)


Là trẻ sinh ra có đầy đủ các dấu hiệu sinh tồn, khác với trẻ thai chết lưu. Đây là một số
đo quan trọng vì thường được dùng để làm mẫu số cho các chỉ số khác, như TSTV sơ
sinh, trẻ em, chết mẹ…

• TS. tử vong thai trễ hay tử sản hay thai chết lưu (stillbirth)
Tỷ lệ thai sau 28 tuần đến lúc sinh bị chết trên 1000 trường hợp sanh trong năm.

Năm 2015 đã có 2,6 triệu tử sản trên toàn cầu, với hơn 7.178 ca chết mỗi ngày. Phần
lớn xảy ra ở các nước đang phát triển. 90% ở các nước thu nhập thấp và trung bình.
Khoảng một nửa số thai chết lưu xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ, đại diện cho thời
gian lớn nhất của rủi ro (từ 10% nước phát triển đến 59% ở nam Á).

• TS. Tử vong chu sinh (Perinatal Mortality Rate- PMR) :

Tỷ lệ giữa số tử sản cộng với số chết của em bé mới sinh trong 07 ngày đầu trên tổng số
1000 trường hợp sanh .

Tỷ lệ tử vong chu sinh đánh giá kết quả đầu ra của việc mang thai và giám sát chất
lượng chăm sóc chu sinh (sinh quản lý thai, kỹ thuật sản khoa,chăm sóc sơ sinh).

Tại Anh, năm 2014, TSTVCS bằng 5,92 /1.000 lần sinh (bao gồm TS Tử sản 4.16 /1000
lần sanh và TS TV sơ sinh 1,77/1000 sinh sống).

• TS. Tử vong sơ sinh (Neonatal Mortality):

Tỷ lệ giữa số trẻ em sinh ra sống nhưng bị chết ngay từ sau khi sanh cho đến hết ngày
thứ 28 trên tổng số 1000 trẻ em sinh sống.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới năm 2016 các nước thuộc châu Phi có tỷ suất tử
vong sơ sinh cao trên 40/1000 như Trung phi, Congo, Angola… Rất thấp như ở
Singapore, Nhật, Pháp, Anh 1/1000.

Bảng 9: TSTV sơ sinh thế giới (‰)


1990 1995 2000 2005 2010 2015
36,2 34,3 30,5 25/7 22,3 11,2
Nguồn: Thống kê của World Bank 2016

Bảng 9b: TSTV sơ sinh VN (‰)


1996-2000 19
2001-3005 18
2005-2010 17
2011-2015 16

Nguồn: Thống kê của World Bank 2016

• TS tử vong thai nhi :

Tỷ số tổng số tử sản cộng với tử vong trẻ em trên tổng số 1000 lần sanh.

3.2.2. Sự thay đổi của các tỷ suất tử vong thai – nhi theo thời gian

Tại các quốc gia đang phát triển, trong số trẻ em bị chết < l tuổi, có từ 60% đến 80% là tử
vong sau sơ sinh, với nguyên nhân chủ yếu là suy dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng.

Tại các quốc gia đã phát triển, từ đầu thế kỷ 20, các tỷ suất tử vong thai nhi đã giảm nhiều,
rõ nét nhất là sau thế chiến thứ hai.

Tuy nhiên các tỷ suất tử vong chu sinh, sơ sinh đã giảm rất chậm, điều này đã cho thấy ảnh
hưởng của các nguyên nhân bên trong, nguyên nhân sinh học hay di truyền vẫn còn tác động
rất lớn.
3.2.3. Cách tính các TSTV thai nhi:

Tại tỉnh X, năm 2013, số liệu thống kê cho thấy:


Số sinh:
Sinh ra sống trong năm : 50.000
Số chết:
o Tử sản : 500
o Chết < 7 ngày : 1268
o Chết < 28 ngày : 1500
o Chết < 1 năm : 2500
Như vậy :

. TSTV sơ sinh : 1500/50.000 = 30 0/00


. TS tử sản : 500/ 50.000 + 500 # 10 0/00
. TS TV chu sinh : 1268 + 500 / 50.000 + 500 = 35 0/00
. TS TV TE : 2500 / 50.000 = 50 0/00

3.3. TSTV TRẺ EM < 1 tuổi


(Mortalité enfantile, Infant Mortality - IMR)

3.3.1. Định nghĩa:

Là tỷ số giữa số chết của trẻ em dưới l tuổi trong một năm (tức là các em không được hưởng
sinh nhật đầu tiên của mình) trên tổng số trẻ em sinh ra còn sống trong năm đó

3.3.2. Cách tính

Ví dụ: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2019, có 20598 em bé dưới 1 tuổi bị chết ,
số trẻ em sinh sống dưới 1 tuổi trong năm 2019 là 84052 như vậy

Số chết của TE < 1 tuổi năm x


TSTVTE < 1t (IMR) = ----------------------------------------- x 1000
Tổng số TE sinh sống năm x

Số chết TE < 1 tuổi năm 2019=20598


TSTVTE < 1t (IMR)= ---------------------------------------------- x 1000 = 23,9 %0.
Số TESS năm 2019 = 84.052

Tuy nhiên, nếu có số chết của năm 2019, ta co ́ thể tính TSTVTE < 1 tuổi chính xác hơn với
công thức như sau:

Số chết của TE dưới 1 tuổi năm 2019


TSTVTE < 1t = --------------------------------------------------------------- x 1000
(1/3 số TE SS năm 2018) + ( 2/3 TESS năm 2019)
3.3.3. Các khó khăn trở ngại khi tính TSTVTE

Tỷ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) là số trẻ dưới 1 tuổi chết tính trên 1000 trẻ sinh
sống trong thời kỳ nghiên cứu, thường là một năm. Việc khai báo số trẻ dưới 1 tuổi bị chết
thường không đầy đủ. Đây là thông tin nhạy cảm, nên mức độ khai báo số trẻ em dưới một
tuổi sai sót thậm chí cao hơn số chết người lớn.

Về kỹ thuật

❑ Không hoàn toàn là tỷ suất vì mẫu số không phải là dân số bình quân trong một năm.
❑ Một số trẻ chết trong cùng năm có cùng tuổi nhưng sinh không cùng năm
❑ Về mặt thống kê học các cộng đồng dân cư nhỏ, số sanh nhỏ sẽ rất ảnh hưởng đến tính
chính xác của TSTVTE .

Ví dụ: Với TS sinh sản 40%0, TSTVTE 100%0, muốn đạt độ chính xác tương đối, số dân
điều tra trong cộng đồng phải vào khoảng 50.000 người.

Về khai báo

❑ Không thực hiện khai sanh, khai tử, hoặc thực hiện quá trễ nên bỏ qua các trường hợp
tử vong trẻ em.
❑ Không báo, hay muốn dấu, nhất là các trường hợp tử sản, tử vong sơ sinh .
❑ Đi nơi khác sanh hay ở với cha mẹ ở 1 địa phương khác rồi bị tử vong sơ sinh, sau đó
không khai báo với địa phương nơi mình ở.
❑ Chết sơ sinh không đăng ký trong sổ sách của Trạm Y tế. Do đó trong nhiều trường hợp
qua điều tra cộng đồng, điều tra dân số, hay Tổng điều tra dân số, phát hiện thêm một số
tử vong trẻ em, sau đó ta phải tính lại TSTVTE bằng cách cộng vào cả tử số lẫn mẫu số
số phát hiện thêm

3.3.4. Số liệu TSTVTE < 1 tuổi

Bảng 10: TSTVTE< 1 tuổi (2020)


TT Tên quốc gia TSTVTE<1t
0 Thế giới 30,8
1 Afghanistan 104
3 Somali 96
32 Lào 45,6
36 Cambodia 43,7
96 Vietnam 15,7
221 Sigapore 2,3
Nguồn World Fact book
TSTVTE cao nhất tại Afghanistan, thấp nhất tại các nước đã phát triển như Nhật 2,
Singapore, Na uy, Thụy điển 2,5; 2

Bảng 11: TS. tử vong trẻ em VN (‰.)


Năm TSTV Nam Nữ Thành Nông
TE<1t thị thôn
2010 15,8 17,9 13,6 9,2 18,2
2012 15,4 17,5 13,3 8,9 18,3
2020 15,7 16 15,3
Theo Tổng cục thống kê dân số VN * theo World Fact book

Nhìn chung IMR Việt Nam thấp so với các nước thu nhập thấp; rẻ em nam luôn chết nhiều
hơn trẻ nữ. Ở khu vực thành thị, IMR giảm từ (8,3‰) luôn thấp hơn khu vực nông thôn.

Biểu đồ 4: Nguyên nhân tử vong của trẻ em < 1t

Nguồn: niên giám thống kê y tế

3.3.5. Ý nghĩa:
TSTV trẻ em là chỉ số quan trọng do mức chết thường cao nên số lượng chết trong độ tuổi
này ảnh hưởng rất mạnh đến mức chết chung và tuổi thọ trung bình.

TSTVTE không chỉ phản ánh mức độ các vấn đề sức khoẻ ảnh hưởng trực tiếp đến tử vong
trẻ em dưới 1 tuổi, mà còn là chỉ số của sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một cộng
đồng hay của một quốc gia, và là một chỉ số rất nhạy đối với tình hình cung ứng, sử dụng
và hiệu quả của các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nói chung.

3.4. TSTVTE TỪ 1 ĐẾN 4 TUỔI


Chỉ số này hiện nay ít được sử dụng.
Do loại trừ được số tử vong dưới 1 tuổi, chỉ số TSTV 1 đến 4 tuổi phản ánh các tác động
của yếu tố môi trường sống lên sức khoẻ trẻ em :
Cụ thể là các vấn đề :
* Dinh dưỡng
* Vệ sinh
* Các loại bệnh tả, nhiễm trùng * Nghèo đói...
3.4.1. Cách tính
Tỷ số giữa số chết của các trẻ em từ 1 đến 4 tuổi trong một năm nhất định trên tổng số trẻ
em sinh sống trong năm của cộng đồng .

3.4.2. Giá trị


* Các nước đã phát triển : 0,4 0/00
* Các nước đang phát triển : 100 0/00

3.5. TSTVTE DƯỚI 5 TUỔI


(Under 5 mortality ratio)
Là một TSTV tổng hợp giữa TSTV trẻ em dưới l tuổi và TSTVTE từ 1 đến 4 tuổi

3.5.1. Cách tính Tỷ số giữa số chết của trẻ em dưới 5 tuổi trong 1 năm, trên tổng số trẻ em
sinh sống trong năm đó.

Số chết của TE < 5 tuổi năm x


TSTVTE < 5t = -----------------------------------------x 1000
Tổng số TE sinh sống năm x

3.5.2. Giá trị


Bảng 12:Tỷ suất tử vong của trẻ < 1t va ̀ < 5t - Việt Nam (‰)
Tử vong 79-83 84-88 89-93 2000 2009 2016
< 1 tuổi 54,8 46.0 44,2 36 16 18,7
<5 tuổi 82,1 68,1 55,4 42,0 24 22,1**

Bảng 9: TSTV trẻ dưới 5 tuổi – Thế giới (‰)


1990 1995 2000 2005 2010 2016
90,6 85,3 75,9 62,6 51,7 43
** Nguồn: Thống kê của World Bank 2016

Bảng13: TSTV trẻ dưới 5 tuổi – Thế giới (‰)


1990 2000 2010 2016
Thế giới 87 73 51 43
Đã Phát triển 15 11 10 87
Đang PT 97 91 80 69
Bắc Mỹ 77 59 45 34
Châu Phi 178 170 154 133
Nam Á 116 102 88 74
Đông Nam Á 69 57 47 37
Úc 74 67 61 56

Bảng 14: Tỷ suất tử vong trẻ em Việt Nam < 5 tuổi (‰.)
Năm TSTVTE<5t Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2005 26,8 34,5 18,7 14,5 30,9
2009 24,1 31,1 16,6 14,0 28,2
2011 23,3 30,2 16,0 12,8 27,2
2012 23,2 30,1 15,9 13,4 27,6
2014 19,7* 15,7 21,5

*Nguồn UNICEF VN và TC Thống kê; Báo Điện tử - Đảng CS 14/10/15

3.5.3. Ý nghĩa

Tử vong trẻ em < 5t có liên quan nhiều đến các biến chứng trong quá trình chuyển dạ, sinh
non và tiếp theo là các bệnh nhiễm và suy dinh dưỡng…

Tử vong trẻ em < 5t cao nhất ở các nước có thu nhập thấp, như hầu hết các nước trong tiểu
vùng Sahara châu Phi. Chú ý có nhiều trường hợp tử vong trong thế giới thứ ba không được
chú ý kể từ khi nhiều gia đình nghèo không thể đủ khả năng để đăng ký con của họ trong số
liệu dân số của chính phủ.

3.5.4. Tình hình tư ̉ vong < 5 tuổi

Trên thế giới, số tử vong TE dưới 5 giảm dần từ 12,4 triệu (1990), 8,1 triệu (2009), 7,6 triệu
(2010), 6,9 triệu (2011) và còn 6,3 triệu (2013). Liên Hợp Quốc 2014 công bố TS. tử vong ở
trẻ em <5 tuổi đã giảm 49% trong khoảng thời gian từ 1990-2013. Mức độ giảm ngày càng
nhanh - thậm chí gấp 3 lần ở một số quốc gia.

Báo cáo “Mức độ và xu hướng tử vong trẻ em năm 2014” ghi nhận rằng vào năm
2013, 6,3 triệu trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì các bệnh có thể phòng ngừa được, ít hơn khoảng
200 nghìn trẻ so với năm 2012, nhưng vẫn tương đương với khoảng 17 nghìn trẻ mỗi ngày.

Nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp tử vong dưới 5 tuổi là biến chứng do sinh
non (17%); viêm phổi (15%); biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở (11%); tiêu
chảy (9%) và sốt rét (7%). Nguyên nhân thường do Nhiễm khuNn hô hấp cấp, tiêu chảy, sởi,
sốt rét và suy dinh dưỡng. TV TE < 5t phản ánh tình hình dinh dưỡng, môi trường, khả năng
săn sóc sức khoẻ của cộng đồng.
Tại Việt Nam, một trong những mục tiêu bao trùm của MDGs là giảm TVTE <5t. Năm 2014 tình
trạng bất bình đẳng vẫn tiếp diễn, thể hiện ở TSTV <5t trong nhóm dân số yếu thế: chung 20 ‰,
22‰ nông thôn, 43 ‰ ở nhóm dân tộc thiểu số.

4. TỬ VONG THEO GIỚI TÍNH

Ở VN, Nam luôn chết nhiều hơn nữ

Bảng Tỷ số chết theo giới tính của DS Việt Nam (Nam/nữ)


1,34 1,39 1,40 1,40 1,40
1990 2000 2010 2015 2016

4.1. TS. TỬ VONG MẸ (Maternal Mortality Rate –MMR)

4.1.1. Định nghĩa:


Tử vong của bà mẹ là những trường hợp tử vong xảy đến cho những bà mẹ trong quá trình
mang thai và trong 42 ngày sau khi chấm dứt thai nghén; bất kể sự mang thai đó đã kéo dài
bao lâu và vì bất kỳ lý do nào có liên quan đến hay bị làm trầm trọng bởi sự mang thai hay
quá trình theo dõi sự mang thai, nhưng không phải do các nguyên nhân tai nạn hoặc sự cố
(WHO, UNICEF, UNFPA và World Bank).

4.1.2. Cách tính TS. tử vong mẹ

Khác với các tỷ số dân số học khác, tỷ số chết mẹ tính theo đơn vị phần trăm nghìn. Chỉ số
này cho biết, cứ 100.000 trẻ sinh sống trong năm, có bao nhiêu người mẹ bị chết do những
nguyên nhân có liên quan đến thai sản. Thời gian theo dõi để tính số tử vong sau sinh lên
đến 42 ngày.

TS. tử vong mẹ / chết mẹ thay đổi tùy theo quốc gia: từ 10/100.000 đến 4000/100.000.

4.1.3. Ý nghĩa
TS. tử vong bà mẹ phản ánh những nguy cơ do thai nghén và sanh sản, chịu ảng hưởng của
những điều kiện kinh tế xã hội nói chung, điều kiện vệ sinh thai nghén, tầng suất của những
biến chứng do thai nghén và sinh sản, hiệu quả của công tác quản lý thai nghén và phòng
chống 5 tai biến sản khoa. Theo TCYTTG VN đã có sự tiến bộ trong việc làm giảm TSTV
mẹ; TSTV mẹ thấp đối với những sản phụ 20 - 24 tuổi và cao nhất ở những sản phụ trên 40
tuổi trở lên.
Bảng 15 : TSTV mẹ Việt Nam
Năm TSTV mẹ Số chết
1990 139 2700
1995 107 1800
2000 81 1100
2005 61 870
2010 58 900
2016 54 860
2020 43
Nguồn: http://www.who.int/

Biểu đồ 5: Tỷ suất tử vong mẹ trên thế giới (/100.000)

4.1.4. Nguyên Nhân:


Bảng 16: Nguyên nhân TV mẹ Việt Nam
2007 2009 2010 2011 2015
Băng huyết 69 65 70 71 41
Sản giật 7 6 14 15 21
Uốn ván 26 27 24 17
Vỡ tử cung 7 3 2 2
Nhiễm trùng hậu 11 3 8 0 18
sản

Trên thế giới, mỗi ngày, khoảng 830 phụ nữ tử vong liên quan đến mang thai và sinh con.
99% các ca tử vong mẹ xảy ra ở các nước đang phát triển.
Từ 1990-2015, TSTV bà mẹ trên toàn thế giới đã giảm 44%, từ 385 xuống 216/100.000
Năm 2015, MMR còn cao ở Sudan (2054), Somalia (1000). Thấp nhất Estonia (2), Greece
và Singapore (3). Nguồn: http://www.who.int/reproductivehealth/

4.2. TỬ VONG CAO CỦA PHÁI NAM


Nhiều thống kê cho thấy không chỉ ở người mà các loài động vật khác, phần lớn cá thể cái
sống lâu hơn cá thể đực và có khả năng chống nhiễm trùng máu, viêm nhiễm, chấn thương
tốt hơn.
Tử vong của nam giới ở hầu hết các lứa tuổi đều cao hơn nữ, điều này xảy ra ở tất cả các
nước trên thế giới.

• Kích thước cơ thể lớn hơn


Theo một nghiên cứu về đột biến di truyền, đột biến này xuất hiện để giảm sử dụng
một loại hormone tăng trưởng của tế bào, và kết quả là những người có kích thước
nhỏ hơn nhưng vòng đời lại sống lâu hơn mức trung bình. Tầm vóc to lớn làm ăn
nhiều cũng là nguy cơ cho phái nam.
• Nhạy cảm hơn với bệnh tật
So với phụ nữ, tỷ lệ đàn ông tử vong do chấn thương, tự tử, ung thư đường hô hấp,
bệnh gan mãn tính và bệnh tim mạch vành cao hơn phụ nữ.
Phụ nữ được sinh ra với telomere (thành phần ở cuối nhiễm sắc thể được coi như
một chỉ số của tuổi tế bào) dài hơn, mà về cơ bản với những telomere dài hơn này,
các tế bào sản xuất ra hệ thống miễn dịch có thể hoạt động lâu hơn và khỏe mạnh
hơn.
Theo tiến sĩ Claude Libert - Đại học Ghent tại Bỉ nữ giới được tạo hóa ban cho khả
năng chống viêm nhiễm và ung thư tốt hơn so với nam giới. Cơ thể họ cũng có hệ
thống “dự phòng” để chống bệnh tật. Khả năng chống bệnh của nữ giới cao hơn nhờ
microRNA, nhờ có những gene miễn dịch trên nhiễm sắc thể X. Nam giới bất lợi
hơn so với nữ giới, bởi họ chỉ có một nhiễm sắc thể X. Trong khi đó phụ nữ có hai
nhiễm sắc thể X nên nếu các gene miễn dịch trên một nhiễm sắc thể X “câm lặng”
thì các gene trên nhiễm sắc thể X kia vẫn phát huy vai trò của chúng.

• Bệnh tim
Lượng hormone estrogen ở phụ nữ giúp họ ngăn ngừa bệnh tim lâu hơn nam giới từ
10 đến 15 năm, Tiến sĩ Larry Santora, bác sĩ tim mạch của St. Joseph Health System
ở quận Cam, bang California, Hoa Kỳ cho biết. Estrogen làm tăng cholesterol tốt
(HDL) và làm giảm cholesterol xấu (LDL), đồng thời giúp lớp niêm mạc bên trong
của động mạch vành linh hoạt hơn, do đó ít bị tổn thương và viêm nhiễm liên quan
đến hình thành mảng bám và xơ vữa động mạch.

• Nhiều thói quen có hại


Hút thuốc, ăn uống và căng thẳng quá mức góp phần làm tăng huyết áp và nguy cơ
bệnh tim, rút ngắn tuổi thọ của con người.

• Tỷ lệ trao đổi chất cao hơn


So với phụ nữ, khối lượng cơ bắp ở nam giới nhiều hơn, vì thế người đàn ông phải
mất một số lượng calo lớn hơn để duy trì cơ bắp. Tỷ lệ đốt cháy calo cao hơn cũng
có nghĩa là các tế bào gốc cũng bị đốt cháy nhanh hơn.
• Nghề nghiệp có độ rủi ro cao
Thống kê ở Mỹ năm 2012 cho thấy, 3 ngành nghề nguy hiểm nhất, tức là có tỷ lệ tử
vong cao nhất đối với đàn ông Mỹ là phi công, ngư dân và công nhân ngành khai
thác gỗ. Quá trình lao động của nam giới làm giảm hiệu quả của tính miễn dịch,
• Kết nối xã hội yếu hơn
Phụ nữ có xu hướng kết nối mọi người với tần số tương tác nhiều hơn, điều này có
thể làm tăng tuổi thọ cho họ. Chính sự chia sẻ tình cảm, tâm tư qua trò chuyện với
người xung quanh khiến cho phụ nữ có đời sống tinh thần thoải mái hơn.
5. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG MỨC CHẾT:

• Tuổi
Tuổi là một đặc tính giúp phân biệt sự chết khác nhau của 2 người. Trong dân số, mức chết
thay đổi theo độ tuổi. Mức chết cao ở trẻ em giảm dần thấp nhất khoảng 10-14 tuổi, đến
khoảng 60 tuổi mức chết thường ngang với mức chết của trẻ em, sau 60 tuổi mức chết tăng
lên rất nhanh.

• Giới tính
Có sự khác biệt rất rõ mức chết giữa nam và nữ. Hầu hết ở đa số các quốc gia trên thế giới
mức chết của nam cao hơn nữ, tuy nhiên tại một số quốc gia Nam Á như Ấn độ, Băngladesh
mức chết của nữ cao hơn nam.

• Tình trạng hôn nhân


Xác suất chết của người có vợ có chồng thường thấp hơn những người không vợ không
chồng ở nhiều độ tuổi. Sự khác biệt này có thể do cách sống khác nhau; một bên đời sống có
gánh nặng trách nhiệm về gia đình trong khi một bên thì không. Bên không mang gánh nặng
gia đình sẽ mạo hiểm hơn và rủi ro cũng tăng hơn.
Cuộc sống trong hôn nhân làm cho người ta có đời sống hài hoà về thể chất và tâm hồn.
Người ta thấy rằng những người độc thân thường không có những giấc ngủ ngon như những
người trong hôn nhân. Đời sống tình dục đúng mức cũng làm tăng tuổi thọ.

• Vùng cư trú
Sự khác biệt này thường chịu ảnh hưởng của môi trường sống, các nguyên nhân gây chết
khác nhau, và tập quán văn hoá khác nhau gây nên.

• Tầng lớp xã hội


Một vài nơi người ta thấy tầng lớp công nhân thì mức chết cao hơn tầng lớp quản lý. Lý do
được giải thích là nguyên nhân xã hội chứ không phải nguyên nhân y học. Vì tầng lớp công
nhân có thể phải gánh vác các công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại. Hơn nhữa khi mắc
bệnh khả năng chạy chữa385lại bị hạn chế, khó khăn. Thêm vào đó rượu và thuốc lá cũng là
tác nhân gây hại nhiều hơn cho tầng lớp này.
216
• Di cư
Làm tăng mức chết do các bệnh tim mạch, tự tử, và bệnh nhiễm trùng trong người di cư.
Cũng có khi cộng đồng những người di cư có mức chết thấp là do dân số di cư là dân số đã
được chọn lọc kỹ.

• Phát triển kinh tế và mức chết


Ở những nước đang phát triển khi có sự phát triển nhanh về kinh tế, tăng thu nhập đầu
người, làm hạ thấp mức chết; tuy nhiên sau đó lập tức dân số lại tăng nhanh hơn mức tăng
thu nhập, đưa đến hậu quả là cộng đồng đó lại rơi vào nghèo đói.
Trong những trường hợp giảm mức chết một cách độc lập đối với mức thu nhập thường là
do có quan hệ với của những chương trình sức khoẻ cộng đồng được thực hiện tốt; như tình
hình của Việt Nam.

- Theo tác giả Preston (1975) chỉ ra rằng 75%-90% triển vọng sống tăng trên thế giới giữa
năm 1930 và 1960 nhờ vào nhân tố khác hơn là mức thu nhập. Mức chết giai đoạn 1970
phản ứng nhanh, nhạy hơn với sự thay đổi của thu nhập.
- Theo Caldwel (1986) nhận thấy việc giảm mức chết không cần có sự phát triển kinh tế
tương ứng mà chỉ cần đạt được trình độ giáo dục, hoặc là hệ thống chính trị quan tâm đến
công bằng xã hội.

6. NHỮNG NGUYÊN NHÂN TỬ VONG “PHỔ BIẾN" NHẤT THẾ GIỚI


Nghiên cứu về Bênh tật Toàn cầu kiểm định tình trạng sức khỏe trên toàn thế giới về số
người chết, bệnh và bị thương từ hơn 300 nguyên nhân khác nhau, ở 130 quốc gia. ( Live
Sciences, 05/10/2017)
Năm 2016 có 55 triệu tử vong, trong đó
72% tử vong do bệnh không lây nhiễm: tim mạch, đột quỵ, K. .
19% tử vong do bệnh truyền nhiễm;
. 08% tử vong do thương tích.
Tử vong thay đổi trong 10 năm (2006-2016)

1. TV do bệnh nhiễm, bệnh lây truyền mẹ con, bệnh trẻ sơ sinh và DD đã giảm gần
24%.
Đặc biệt, TV TE<5 t. giảm mạnh.
Năm 2016 lần đầu tiên, số TE<5 TV nhỏ hơn 5 triệu, so 11 triệu 1990 và
16.4 triệu 1970. TV do HIV/ AIDS giảm 46% so với 2006,
TV do bệnh sốt rét giảm 26% so với 2006.

2. Số TV do các bệnh không nhiễm tăng 16% (5,5 triệu) từ 2006-2016.


Bệnh tim là nguyên nhân "hàng đầu" gây TV: 9.5 triệu TV, tăng 19% so với
2006. Bệnh tiểu đường gây TV: 1,4 triệu, tăng 31% so với 2006.
Trong giai đoạn 10 năm, số TV bệnh nhiễm giảm 32%, TV do không nhiễm chỉ
giảm 12%. TV do bệnh nhiễm,… giảm nhanh hơn so với các bệnh & thương tích;
Bệnh không nhiễm "đang gây TV đáng kể ở cả người lớn tuổi,
trung niên và thanh, thiếu niên".
3. Số TV do xung đột & khủng bố 2016 tăng cao150.500 TV; tăng 143% so 2006.
Có 1,1 tỷ người mắc bệnh tâm thần hoặc rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
T.S. Christopher Muray giám đốc Viện đánh giá và nghiên cứu y tế (IHME) tại Đại học
Washington ở Seattle : "Con người ngày càng sống lâu hơn, Tuy nhiên, đang phải đối mặt
với "bộ ba vấn đề": Béo phì, Xung đột và Bệnh tâm thần, bao gồm cả bệnh do rối loạn sử
dụng chất gây nghiện".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Population Reference Bureau, World Population data Sheet, 2017.


2. 2005 Riley. John R. Weeks, Population An Introduction to Concepts and Issues,
Wadworth 2012: 607, 147
3. Word Fact book 2017
4. UN, World Mortality, New York , 2015.
5. WHO, UNIEF, UNDP, Trend in Maternal Mortality 1990-2015, WHO Library
6. WHO, http://www.who.int/gho/mortality_burden_disease/en/
7. Tổng cục Thống kê, Tổng Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, 2009, Nhà Xuất
bản thống kê.
8. Tổng cục Thống kê, Số liệu thống kê 2015, Tổng cục Thống kê Bộ Y tế,
https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714
9. Niên Giám Thống kê Y tế Việt Nam , Vụ Kế họach Tài Chánh, Bộ Y tế Hà Nội,
1995, 1996, 1997, 1998,1999, 2000,2009, 2013, 2014, 2015.
http://moh.gov.vn/province/Pages/ThongKeYTe.aspx?ItemID=16
10. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, Niên Giám Thống Kê, Cục Thống kê
Thành phố Hồ Chí Minh, 2000,2001,2006.2007.2009, 2013, 2014, 2015.
http://pso.hochiminhcity.gov.vn/web/guest/niengiamthongke-nam2015
11. Live Sciences, 05/10/2017 https://www.livescience.com/health

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Nghiên cứu hiện tượng tử vong thường phức tạp hơn so với sinh sản
A. vì sự tử vong xuất hiện ở tất cả các lớp tuổi
B. vì sự tử vong xuất hiện ở tất cả hai phái nam và nữ
C. vì tử vong lệ thuộc vào nhiều biến số hơn
D. vì tử vong điều tiết được

Do tử vong cao làm tuổi thọ trong thời kỳ đầu của lịch sử con người vào khoảng
A. 25-30t; B. 20-30 t; C. 15 -25t D. 30-35t

Trong giai đoạn này nguyên nhân tử vong chính là gì


A. Bệnh dịch
B. Bệnh nhiễm
C. Dinh dưỡng thiếu
D. Bệnh tim mạch

Tỷ suất tử vong, số tử vong được khảo sát trong một dân số tùy thuộc vào hai yếu tố
A. Mức độ chết, cấu trúc theo giới tính
B. Mức độ chết, cấu trúc theo tuổi
C. Mức độ chết, quy mô dân số
D. Mức độ chết , trình độ học vấn

Tại sao gọi là TSTV thô


A. Vì cho biết tỷ suất tử vong của nhiều lớp tuổi
B. Vì có mNu số là dân số bình quân
C. Vì bị thay đổi theo cấu trúc dân số theo tuổi
D. Vì đơn giản, dể tính

Tại sao gọi là TSTV chuyên biệt


A. Vì có mNu số là dân số bình quân
B. Vì cho biết tỷ suất tử vong của từng tuổi hay lớp tuổi
C. Vì bị thay đổi theo cấu trúc dân số theo tuổi
D. Vì đơn giản, dể tính

Tỷ suất tử vong thô còn là, NGOẠI TRỪ


A. TSTV nguyên
B. Tỷ lệ giữa số chết trong 1 năm xác định trên dân số bình quân trong năm đó.
C. Tình trạng chết bình quân trong một năm chia đều cho 1000 người dân.
D. Tỷ lệ giữa số chết trong 1 năm xác định trên dân số đầu kỳ

Tỷ suất tử vong thô chung toàn cầu năm 2015 là


A. 12‰
B. 11‰
C. 10‰
D. 8‰
TS tử vong thô của các nước đã phát triển (Đức, Nhật) so với Việt Nam thường
A. Thấp hơn VN;
B. Thấp hơn nhiều
C. Bằng VN
D. Cao hơn VN
TS. Tử vong của một cộng đồng dân cư không thể >45,5‰ vì
A. Vì 1000 người không thể chết 45 người trong một năm
B. Vì dân số đó sẽ giảm,
C. Vì tỷ suất sinh của loài ngừơi không thể cao 30‰
D. Vì tỷ suất sinh của loài ngừơi không thể cao 45 -50‰

Tử vong theo tuổi thấp nhất là ở tuổi nào?


A. 5t
B. 15t
C. 10t
D. 20t

Nêu ba đặt điểm của biểu dố ASDR dân số Pháp năm 2008

A. TS. TV TE từ 5 – 7t TV thấp, đường biểu diển hình chử J, Nam chết nhiều hơn nữ.
B. TS. TV TE 0t có TV thấp, đường biểu diển hình chử J, người già chết nhiều.
C. TS. TV TE từ 0t có TV rất cao, đường biểu diển hình chử J, Nam chết nhiều hơn nữ.
D. TS. TV TE từ 0t có TV rất cao, đường biểu diển hình chử J, Nam nữ chết bằng nhau.

Tên các loại TV thai-nhi

<----Tử vong ??(I)??? - >:


Thụ------------------28tuần-----------x-----------07----------28------------------- 365
Thai : ngày ngày ngày(năm)
TV Phôi thai :
< sớm+trungbình><--?(II)??- --->x<------ TV??(III)----->x
x<----------------TV??(IV)?????? ------------>
<---------------------------- TV thai-nhi --------------------------------------------->

Câu (I)
A. TV chu sinh , B. TV sơ sinh, C. TVTE<1t, D. TV Tử sản
Câu (II)
A. TV chu sinh , B. TV sơ sinh, C. TVTE<1t, D. TV Tử sản
Câu (III)
A. TV chu sinh , B. TV sơ sinh, C. TVTE<1t, D. TV Tử sản
Câu (IV)
A. TV chu sinh , B. TV sơ sinh, C. TVTE<1t, D. TV Tử sản

Tính các TSTV thai nhi : Tại tỉnh X , năm 2015, số liệu thống kê cho thấy :

Số sinh : Sinh ra sống trong năm : 60.000


Số chết :
o Tử sản : 600
o Chết < 7 ngày : 1300
o Chết < 28 ngày : 1500
o Chết < 1 năm : 2000

TS.TV chu sinh


A. 31,35‰ B. 21,50‰ C. 41,35‰ D.35,35‰
TS.TV sơ sinh
A. 15,00‰ B. 25,00‰ C. 45,00‰ D.35,00‰
TS.TVTE<1t
A. 36,66‰ B. 20,66‰ C. 26,66‰ D.36,50‰
TS.TV Tử sản
B. 10,66‰ B. 10,86‰ C. 9,66‰ D.9,90‰
Tử vong phôi thai trễ là
A. Thai chết từ tuần lễ thứ 20 đến trước khi sinh.
B. Thai chết từ tuần lễ thứ 20 đến tuần lễ 28.
C. Là tổng số phôi thai chết trước khi sinh.
D. Thai chết từ tuần lễ 28 đến trước khi

Số tử vong chu sinh là


A. Số chết được tính trong thời gian thai đã có 28 tuần tuổi cho đến lúc sinh
B. Số chết của các bé sinh-sống nhưng chết trong vòng 28 ngày đầu tiên dau sinh
C. Số chết của những thai đã có 28 tuần tuổi cho đến 7 ngày sau sinh.
D. Số chết của trẻ em dưới l tuổi trong một năm (chưa được hưởng sinh nhật đầu tiên)

Tỷ suất tử vong sơ sinh (NMR) là tỷ số giữa:


A. Số trẻ chết từ lúc mới sinh đến ngày thứ 28 sau sinh so với trẻ sinh sống.
B. Số trẻ chết trước 7 ngày sau sinh đến ngày 28 sau sinh so với trẻ sinh sống.
C. Số trẻ chết từ 7 ngày trước sinh đến ngày thứ 28 sau sinh so với trẻ sinh sống.
D. Số trẻ chết từ ngày thứ 28 đến 12 tháng so với trẻ sinh sống

Tử vong sơ sinh muộn là


A. Số trẻ chết từ ngày thứ 7 sau sinh đến ngày 28 sau khi sinh
B. Số trẻ chết trong năm so với số trẻ sinh sống trong năm
C. Số trẻ chết từ ngày 28 sau sinh đến trước khi tròn một tuổi.
D. Số trẻ chết từ ngày thứ 7 sau sinh đến trước khi tròn một tuổi

Tỷ suất chết mẹ (MDR) là:


E. Số bà mẹ chết trong năm so với dân số trong năm.
F. Số bà mẹ chết trong năm so với số trẻ em trong năm.
G. Số bà mẹ chết trong năm so với số trẻ sinh sống trong năm
H. Số bà mẹ chết trong năm so với số phụ nữ trong diện sinh đẻ trong năm.

Cách tính tử số (số bà mẹ chết) của tỷ suất chết mẹ


A. Số bà mẹ chết từ khi có thai cho đến khi sanh.
B. Số bà mẹ chết từ khi có thai cho đến hết 12 tháng từ khi có thai.
C. Số bà mẹ chết từ khi sinh cho đến hết thời kỳ hậu sản.
D. Số bà mẹ chết từ khi có thai cho đến hết thời kỳ hậu sản.

Tử vong bà mẹ do những nguyên nhân sau đây


A. Uốn ván
B. Băng huyết
C. Nhiễm trùng
D. Huyết áp cao

Tại nước ta, nguyên nhân gây tử vong mẹ cao nhât là


A. Sản giật
B. Vỡ tử cung
C. Uốn ván
D. Băng huyết

Tỷ suất tử vong mẹ xảy ra thấp nhất là ở lứa tuổi


A. Những sản phụ tuổi từ 15 - 20 tuổi
B. Những sản phụ tuổi từ 20 - 24 tuổi
C. Những sản phụ tuổi từ 24 - 29 tuổi
D. Những sản phụ tuổi từ 40 - 45 tuổi

Chỉ số nào trình bày được tình hình kinh tế xã hội


A. TS. TV trẻ em < 1t
B. TS. TV chung
C. TS. TV bà mẹ
D. TS. TV chu sinh

Số chết trẻ em < 1 tuổi bao gồm số chết


A. Số chết thai -nhi
B. Trong năm đầu sau khi sinh
C. Trong năm đầu sau khi sinh không kể số trẻ đạt 1 tuổi
D. Tất cả trẻ chết chu sinh

Tỉnh A năm 2015, Dân số 3.500.000 người, số trẻ em chết dưới 1 tuổi là 6.000; Số trẻ
sinh sống là 235.500 trẻ. Tính tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi của tỉnh A năm 2015
A. 20,5 ‰
B. 30,5 ‰
C. 25,5 ‰
D. 25,9 ‰

Chỉ số nào nói lên độ trầm trọng, ác tính của vấn đề sức khỏe
A. Số chết, Số mắc
B. Số chết trên dân số
C. Tỷ số chết trên số mắc
D. Tỷ số mắc trên chết

Chỉ số nào được Liên Hiệp Quốc sử dụng để xếp loại sự phát triển của các quốc gia

A. TS. TV. Thô


B. TS. Sinh chung
C. TS. Di cư thuần
D. TS. TV trẻ em < 1 tuổi

Quốc gia X năm 2015:Dân số trung bình là 66.500.000; Dân số độ tuổi 23 là 1.674.522
người; Số chết thuộc nhóm tuổi 23 là 2.176 người; Tính tỷ suất chết đặc trưng độ tuổi
23 của quốc gia này?

A. 0.13 %
B. 1.3 ‰
C. 0.032 ‰
D. 0.0033 %

135

You might also like