Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 38

BÀI 1: KHÁI LUẬN PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

I. Khái niệm pháp luật dân sự Việt Nam


- Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
- Điều chỉnh ứng xử của các chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan
hệ
- Về cấu trúc: có 2 nhóm quy định: Quy định chung (chung cho tất cả hay hầu hết các
vấn đề dân sự) như chủ thể, đại diện, tài sản, giao dịch dân sự, thời hạn, thời hiệu; Quy
định cụ thể (cho một số vấn đề cụ thể) như quyền đối với tài sản, hợp đồng, thừa kế
- Về nội dung: có các chế định như quyền đối với tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng, thừa kế
- Về phạm vi có sự mở rộng: Pháp lệnh hợp đồng dân sự, BLDS 1995, 2005, 2015
-Về quan hệ với các luật khác: Luật dân sự là luật chung (áp dụng khi Luật khác không
có quy định)
II. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam
- Khái niệm: Những vấn đề trong xã hội có thể và cần phải được điều chỉnh bằng pháp
luật dân sự
- Các đối tượng:
+ + Là các “ứng xử của cá nhân, pháp nhân”
+ + Là “quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ”
dân sự (tức là quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân)
• Quan hệ tài sản: là quan hệ về “vật, tiền, giấy tờ có giá trị và quyền tài sản” trên cơ sở
bình đẳng (loại trừ quan hệ về tài sản không trên cơ sở bình đẳng như về cấp giấy
chứng nhận QSDĐ giữa người dân với UBND)
• Quan hệ nhân thân: là quan hệ gắn liền với yếu tố nhân thân của chủ thể như nhân
thân của hai chủ thể (quan hệ vợ chồng) hay nhân thân của một chủ thể (hợp đồng sử
dụng hình ảnh của một cá nhân)
• Khác biệt đặc trưng của hai loại quan hệ:
 Nhân thân: Không tính được bằng tiền nên không thể chuyển giao như quan hệ vợ
chồng (không thể chuyển giao cho chủ thể khác)
 Tài sản: Tính được bằng tiền nên có thể chuyển giao như A phải trả cho B một khoản
tiền là quan hệ tài sản (A hay B có thể chuyển giao sang cho C)
III. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam
- Khái niệm: là cách thức mà pháp luật dân sự tác động tới đối tượng điều chỉnh của
mình để hướng chúng tới một trật tự nhất định
- Phương pháp đặc trưng: là để các chủ thể tự định đoạt, tự quyết định như ghi nhận
quyền xác định lại giới tính (quyết định lại hay không do chủ thể quyết định), tự do cam
kết và thỏa thuận (nội dung và hình thức như mong muốn)
- Giới hạn của tự định đoạt: Cần thiết để đảm bảo lợi ích tối thiểu cho các chủ thể (thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc), cho xã hội (lãi không được quá 20%/năm)
IV. Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Việt Nam
- Khái niệm: là tư tưởng xuyên suốt quá trình xây dựng, áp dụng pháp luật như nguyên
tắc bình đẳng được thể hiện trong lĩnh vực hợp đồng (không đe dọa), bồi thường thiệt hại
(nhà nước hay cá nhân gây thiệt hại đều bồi thường), thừa kế (con trai, con gái như
nhau)
- Số lượng nguyên tắc cơ bản: Giảm giữa hai BLDS (trước có 10 điều luật và nay chỉ có
1 điều luật với 5 nguyên tắc)
- Vị thế của nguyên tắc cơ bản: Cần thiết khi không có quy định và Luật khác không
được trái (nếu trái thì quay sang BLDS)
• Nguyên tắc bình đẳng: mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ
lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân
và tài sản
• Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận: Được làm nếu không vi phạm
điều cấm (trước là của pháp luật và nay là của Luật), trái đạo đức xã hội.
• Nguyên tắc thiện chí (không chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình mà còn phải quan
tâm đến quyền lợi của đối tác của mình), trung thực (ngay thẳng, thật thà, đúng sự
thật, không làm cho sự việc sai lạc đi): Trước đây áp dụng cho “xác lập, thực hiện” và
nay thêm cho cả “chấm dứt” quyền, nghĩa vụ.
• Nguyên tắc không xâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của người khác: Cần
thiết để bảo vệ các chủ thể như xác lập giao dịch đối với tài sản mà người khác đã có
quyền (bán tài sản của người khác hay bán tài sản đã thế chấp), tẩu tán tải sản trốn
tránh nghĩa vụ (A phải trả nợ nhưng cho con hết tài sản)
• Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm khi có vi phạm: Đủ 18 tuổi tự chịu (người khác
không chịu thay trừ một số trường hợp) và bằng tài sản của mình (không sử dụng tài
sản của người khác)
V. Nguồn của pháp luật dân sự Việt Nam
- Khái niệm: Nơi tìm thấy quy phạm pháp luật dân sự
- Nguồn văn bản (nguồn chủ đạo):
+ Hiến pháp (khoản 1 Điều 14, Điều 30 và Điều 31)
+ BLDS (các thời kỳ)
+ Luật (Hôn nhân và gia đình, Nhà ở, Đất đai, Thương mại…)
+ Văn bản dưới Luật
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán
 Lưu ý: Nguồn văn bản còn có điều ước quốc tế (như Công ước Viên năm 1980)
- Nguồn thực tiễn (nguồn bổ sung): Nơi tìm được quy phạm pháp luật dân sự
+ Tập quán (khi không có quy định và thỏa thuận đồng thời không trái pháp luật tại Điều 5
BLDS)
+ Thói quen như khi im lặng tại Điều 393 (khoản 2), thương mại (khác với tập quán là ứng
xử chung trong cộng đồng, thói quen là ứng xử giữa các chủ thể như đặt hàng bằng văn
bản và giao hàng)
+ Đạo đức xã hội (giới hạn của cam kết, thỏa thuận và Điều 123)
+ Án lệ (rất phổ biến trong dân sự và hơn 50 án lệ trong đa phần về dân sự)
- Nguồn khác:
+ Áp dụng quy định tương tự pháp luật (khi không có quy định cụ thể, thỏa thuận hay tập
quán)
+ Lẽ công bằng mới được bổ sung như một loại nguồn của pháp luật dân sự (đó là lẽ phải
được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị
và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó)
+ Học lý có thể là một loại nguồn không chính thức của pháp luật dân sự (quan điểm của
một số tác giả đôi khi cũng được khai thác nhưng không là nguồn chính thức)
BÀI 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BÀI 3: CHỦ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
A. CÁ NHÂN
I. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
a. Khái niệm: Khoản 1 Điều 16 BLDS “khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa
vụ dân sự”
b. Đặc điểm:
+ - Không phải là “quyền” hay “nghĩa vụ” mà chỉ là “khả năng” có quyền, nghĩa vụ
+ - Không là thuộc tính tự nhiên mà được pháp luật quy định
+ - Phụ thuộc vào từng nước
+ - Phụ thuộc vào từng thời kỳ
+ *Luật quy định (điều 18 BLDS)
- Thời điểm bắt đầu: khoản 3 điều 16 (Lưu ý đối với cá nhân vắng mặt, mất tích)
- Nội dung năng lực pháp luật dân sự: quyền nhân thân, các quyền khác
II. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- Khái niệm: điều 19 BLDS
- Nội dung: Khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
(nếu xác lập thông qua đại diện thì không là năng lực hành vi)
- Mức độ năng lực hành vi dân sự:
+ Chưa đủ 6 tuổi (Điều 21)
+ Đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi (Điều 21)
+ Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (Điều 21)
+ Đủ 18 tuổi (Điều 20)
o Nguyên tắc: đầy đủ
o Ngoại lệ: 3 ngoại lệ
 Bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự (căn cứ và hệ quả tại Điều 22)
 Hạn chế năng lực hành vi dân sự (căn cứ và hệ quả tại Điều 24)
 Có khó khăn về nhận thức, làm chủ hành vi (căn cứ và hệ quả tại Điều 23)
 Lưu ý về ngoại lệ: Phải có quyết định của Tòa án và mối quan hệ giữa các cấp độ.
III. Giám hộ cá nhân
- Khái niệm (Điều 46):
+ Nhiều người chưa đủ hay không đủ khả năng để nhận thức và điều khiển hành vi của
mình (ít tuổi hay tâm thần). Do đó, cần có giám hộ
+ Mục đích của giám hộ: chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ
- Chế định giám hộ:
+ Người được giám hộ
o Chưa thành niên (điểm a và b khoản 1 Điều 47)
o Đã thành niên (điểm c và d khoản 1 Điều 47): không áp dụng cho hạn chế năng lực hành
vi dân sự
+ Người giám hộ (Điều 48-50)
o Yêu cầu chung: Cá nhân/pháp nhân tôn trọng ý chí của người được giám hộ đã thành niên
(khoản 2 Điều 48 và lưu ý tới thủ tục), số lượng (chỉ có 1 người giám hộ theo khoản 2
Điều 47 và 1 giám hộ cho nhiều người theo khoản 3 Điều 48)
o Điều kiện là người giám hộ: Đối với cá nhân (Điều 49) và đối với pháp nhân (Điều 50)
+ Xác định người giám hộ:
o Với người chưa thành niên (Điều 52 và lưu ý tới cùng yêu cầu làm giám hộ ở khoản 3)
o Với người đã thành niên (ưu tiên ý chí, sau đó là khoản 1 và 2 Điều 53)
o Cử giám hộ (khoản 1 Điều 54 với nguyện vọng của người đủ 6 tuổi)
o Với người khó khăn trong nhận thức (khoản 4 Điều 54): ý chí trước đó, Tòa án chỉ định
theo Điều 53 và người khác
+ Giám sát việc giám hộ:
o Điều kiện (khoản 3 Điều 51): cá nhân/pháp nhân
o Cử người giám sát: theo người thân thích (khoản 1 Điều 51 với sự đồng ý của người được
cử), theo UBND và Tòa án khi có tranh chấp (khoản 2 Điều 51)
o Quyền và nghĩa vụ (khoản 4 Điều 51)
+ Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ (Điều 55-59)
o Nghĩa vụ: chung (đại diện, quản lý tài sản và bảo vệ), riêng theo đối tượng (chăm
sóc/giáo dục chưa đủ 15, chăm sóc/điều trị cho mất/khó khăn)
o Quyền (Điều 58)
IV. Tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố cá nhân mất tích, chết
 Tìm kiếm người vắng mặt:
- Điều kiện (Điều 64): 6 tháng và tố tụng tư pháp (chủ thể yêu cầu)
- Hệ quả pháp lý (vẫn còn sống nên tài sản chưa chia mà phải quản lý)
+ Người quản lý tài sản (Điều 65)
+ Nghĩa vụ trong thời gian quản lý (Điều 66)
+ Quyền trong thời gian quản lý (Điều 67)
- Quay trở lại nơi cư trú: Nhận lại tài sản (khoản 4 Điều 66), thanh toán chi phí (khoản 3
Điều 67)
 Tuyên bố cá nhân mất tích
- Điều kiện (khoản 1 Điều 68): 2 năm, đã tìm kiếm, thủ tục tư pháp
- Hệ quả pháp lý
+ Nhân thân (chưa chết nên đương nhiên chưa chấm dứt): Ly hôn (có yêu cầu theo khoản 2
Điều 68), hộ tịch (khoản 3 Điều 68)
+ Tài sản (chưa chết nên chưa thừa kế mà quản lý): Người quản lý (Điều 69 đoạn 1 và 2),
quyền và nghĩa vụ (đang quản lý như vắng mặt và khi ly hôn nên tương tự)
- Quay trở lại hay còn sống (Điều 70): Căn cứ (khoản 1), tài sản (khoản 2), nhân thân
(khoản 3 và 4)
 Tuyên bố cá nhân chết
- Điều kiện (Điều 71): Căn cứ (khoản 1), thủ tục tư pháp và ngày chết (khoản 2)
- Hệ quả
+ Nhân thân: Hộ tịch (khoản 2 Điều 71), gia đình và nhân thân khác (như cấp dưỡng) như
người chết (khoản 1 Điều 72)
+ Tài sản: Như người chết (khoản 2 Điều 72)
- Quay trở về hay có tin thức còn sống (Điều 72)
+ Hủy quyết định (khoản 1)
+ Quan hệ nhân thân: Nguyên tắc khôi phục (khoản 2) nhưng có ngoại lệ khi ly hôn (điểm
a) hay kết hôn (điểm b), hộ tịch (khoản 5)
+ Quan hệ tài sản: khoản 3 và 4
V. Trường hợp hộ gia đình và tổ hợp tác tham gia vào giao dịch
- Không còn là chủ thể
- Từng cá nhân thành viên tham gia (trực tiếp hay đại diện)
- Nghĩa vụ được bảo đảm bởi tài sản chung, nếu không có hay không đủ thì liên đới
- Phần của từng thành viên: thoả thuận hay theo quy định còn nếu ko thì theo phần bằng
nhau
B. PHÁP NHÂN
I. Khái niệm pháp nhân
II. Điều kiện thừa nhận pháp nhân (Điều 74 BLDS)
- Là một tổ chức
- Được thành lập hợp pháp
- Có cơ cấu tổ chức (bỏ yếu tố chặt chẽ)
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
- Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật
 Lưu ý phân loại pháp nhân (cách phân loại trước đây và hiện nay cùng hệ quả của phân
loại)
III. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (Điều 86)
 Khái niệm (khoản 1)
- Nội dung: khả năng có quyền, nghĩa vụ dân sự (cơ bản như cá nhân)
- Thay đổi: trước đây (Điều 86 với đuôi “phù hợp với mục đích hoạt động của mình” và
sau sửa đổi
 Bắt đầu và chấm dứt (khoản 2 và 3)
- Bắt đầu: thời điểm được thành lập như CTTNHH từ khi được cấp giấy chứng nhận
thành lập
- Chấm dứt: Chấm dứt pháp nhân
Lưu ý: BLDS có quy định về năng lực hành vi dân sự đối với cá nhân nhưng không có
quy định đối với pháp nhân (quan điểm khác nhau)
IV. Hoạt động của pháp nhân
 Cơ quan điều hành (Điều 83)
- Bắt buộc (khoản 1)
- Thẩm quyền: điều lệ hoặc quyết định thành lập
 Đại diện (Điều 85)
- Sự cần thiết (vì pháp nhân là hư cấu)
- Theo pháp luật và theo ủy quyền
- Hệ quả pháp lý: Pháp nhân chịu trách nhiệm về hành vi của người đại diện
 Chi nhánh (Điều 84)
- Khái niệm: Phụ thuộc và có thể có nhiều chi nhánh (vd như Ngân hàng)
- Không có tư cách pháp nhân: Kiện pháp nhân chứ ko kiện chi nhánh và điều lệ không
thể quy định khác
- Pháp nhân chịu trách nhiệm đối với hoạt động của chi nhánh (tuyển dụng nhân viên,
gây thiệt hại cho người thứ ba)
 Văn phòng đại diện (Điều 84)
- Khái niệm: Phụ thuộc và có thể có nhiều vpđd (vd như Ngân hàng)
- Không có tư cách pháp nhân
- Pháp nhân chịu trách nhiệm đối với hoạt động của văn phòng đại diện (như đối với chi
nhánh)
 Bộ phận không là chi nhánh, văn phòng đại diện
- Không có quy định
- Trong thực tiễn
V. Quan hệ giữa pháp nhân với chủ thể khác (Điều 87)
- Chịu trách nhiệm do người đại diện và giao dịch trước khi thành lập
- Không chịu trách nhiệm thay cho thành viên
- Quy định:
+ Ví dụ: Giám đốc vay tiền với tư cách cá nhân  Thành viên không chịu trách nhiệm thay
cho pháp nhân
- Nguyên tắc:
+ Ví dụ, giám đốc vay tiền cho công ty với tư cách đại diện
- Ngoại lệ: pháp luật quy định khác như công ty hợp danh
VI. Các yếu tố lý lịch của pháp nhân
- Quốc tịch (Điều 80)
- Tên Bắt buộc (Điều 78)
+ Bằng tiếng Việt
+ Ý nghĩa: Cá biệt hóa pháp nhân
- Trụ sở (Điều 79)
- Nơi đặt cơ quan điều hành
+ Ý nghĩa: Tập trung các hoạt động, tống đạt, thẩm quyền của Tòa án...
- Địa chỉ liên lạc (Điều 79)
+ Trụ sở
+ Có thể có địa chỉ liên lạc khác như văn phòng đại diện, chi nhánh...
VII. Cải tổ, chấm dứt pháp nhân
BÀI 4: GIAO DỊCH DÂN SỰ
I. Khái niệm giao dịch dân sự (Điều 116 BLDS)
 Nhìn từ góc độ chủ thể
- Ý chí của một chủ thể (di chúc, từ chối nhận di sản, cam kết ở lại doanh nghiệp)
- Ý chí thống nhất của nhiều chủ thể (hợp đồng mua bán, trao đổi)
 Nhìn từ góc độ nội dung
- Ý chí của chủ thể
- Phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ
II. Điều kiện có hiệu lực của GDDS (Điều 117)
 Điều kiện liên quan đến chủ thể
- Tự nguyện
- Năng lực hành vi dân sự
- BLDS 2015 thêm Năng lực pháp luật (lưu ý ba điều kiện đồng thời)
 Điều kiện liên quan đến giao dịch
- Điều kiện về nội dung:
+ Không vi phạm điều cấm
+ Không trái đạo đức xã hội
- Điều kiện về hình thức:
+ Nguyên tắc tự do về hình thức
+ Một số trường hợp ngoại lệ (di chúc, nhà/đất…)
III. Giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 122)
 Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
- Do có sự nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa
- Do không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Do có sự giả tạo, vi phạm điều cấm
- Trường hợp khác như hình thức: vấn đề nghiêm trọng (vô hiện và 2 cách), trước đây
(Điều 134)
 Chủ thể yêu cầu và tuyên bố giao dịch vô hiệu
- Chủ thể yêu cầu vô hiệu (một bên và không nêu chủ thể)
- Chủ thể tuyên bố vô hiệu (không một bên, Tòa án và cả trọng tài)
 Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu
- Không có thời hạn (trường hợp, hậu quả)
- Có thời hạn (trường hợp, hết thời hiệu và quan hệ với khoản 2 Điều 149 về thời hiệu,
phạm vi với di chúc-ý chí)
 Vô hiệu một phần hay toàn phần
- Quy định
- Ví dụ minh họa (hộ gia đình, đồng thừa kế)
- Khó khăn (tài sản chung của vợ chồng)
 Hệ quả hợp đồng giao dịch dân sự vô hiệu
- Khôi phục lại tình trạng ban đầu
+ Nguyên tắc
+ Ngoại lệ
- Bồi thường thiệt hại
- Tịch thu tài sản (văn bản và thực tiễn)
- Bảo vệ người thứ ba ngay tính
IV. Đại diện trong giao dịch dân sự
 Khái niệm đại diện (Điều 134)
- Ba chủ thể
- Trường hợp không được đại diện (di chúc, kết hôn, ly hôn...)
- Hệ quả pháp lý
 Các loại đại diện
- Đại diện theo pháp luật
- Đại diện theo ủy quyền
 Phạm vi đại diện (Điều 140, 141)
- Về nội dung (Điều 141)
+ Pháp luật (xem giám hộ)
+ Uy quyền
+ Lưu ý: BLDS có quy định về đại diện trong điều lệ
- Về thời gian (Điều 140)
 Vượt quá và không có quyền đại diện (Điều 142-143)
- Phía được đại diện phản đối
+ Nguyên tắc: Đối với người được đại diện (khoản 1) và đối với bên tự đại diện (khoản 2)
+ Ngoại lệ: điểm a, b, ca khoản 1
+ Gây thiệt hại: Liên đới nếu cố ý (khoản 4)
- Phía người thứ ba phản đối (khoản 3): Nguyên tắc và ngoại lệ
 Chấm dứt đại diện (Điều 140)
- Đại diện theo ủy quyền (khoản 3)
- Đại diện theo pháp luật (khoản 4)
BÀI 5: THỜI HẠN, THỜI HIỆU
BÀI 6: TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN
I. Khái niệm tài sản
- Không có định nghĩa nhưng liệt kê
- Tài sản là vật
+ Không định nghĩa
+ Thông thường: tồn tại dưới dạng vật chất
- Tài sản là tiền
+ Không có định nghĩa
+ Chức năng (tính toán, thanh toán)
+ Nguồn gốc (cơ quan nhà nước)
+ Phân loại (nội tệ và ngoại tệ)
- Tài sản là giấy tờ có giá
+ Không định nghĩa nhưng phổ biến (công trái, sổ tiết kiệm…)
+ Trước đây (trị giá được bằng tiền) và ngày nay (có giá)
+ Khó khăn: Giấy chứng minh nhân dân
- Tài sản là quyền tài sản
+ Quy định: Điều 105 và 115
+ Phân tích: Quyền bầu cử, quyền được cấp dưỡng
II. Các loại tài sản
 Tùy thuộc vào hệ thống pháp luật
- Thiên chúa: vật của chúa, của người
- Ở Việt Nam: BLDS quy định khác cụ thể
 Động sản và bất động sản
- Ý nghĩa (thời hiệu hưởng quyền)
- Cách tiếp cận của BLDS
- Xác định bất động sản
 Tài sản hiện có và hình thành trong tương lai
- Khái niệm
- Ý nghĩa
 Vật tiêu hao, không tiêu hao
- Khái niệm
- Ý nghĩa
 Vật chính, vật phụ
- BLDS
- Ví dụ (bộ đàm trong oto, điều khiển từ xa…)
- Ý nghĩa (Điều 110) và mở rộng
 Vật chia được và không chia được
- BLDS (Điều 111)
- Ví dụ (xăng, dầu, gạo hoặc bóng bay)
- Ý nghĩa (Điều 111)
 Hoa lợi, lợi tức (Điều 109)
III. Quyền đối với tài sản
 Khái niệm quyền đối với tài sản
- Các loại quyền đối với tài sản
- Đặc tính của quyền đối với tài sản
 Nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền đối với tài sản
- Căn cứ xác lập (Điều 160)
- Thời điểm xác lập (Điều 161)
- Thực hiện và rủi ro (Điều 162)
IV. Nội dung quyền sở hữu
 Quyền chiếm hữu
- Nội dung quyền chiếm hữu
+ Quy định: Điều 186
+ Nắm giữ, chi phối
- Chủ thể thực hiện quyền chiếm hữu
+ Chủ sở hữu (Điều 158)
+ Không phải là chủ sở hữu: do ủy quyền theo Điều 187 (người đi nước ngoài), do có giao
dịch theo Điều 188 (quyền hưởng dụng) hay theo quy định của pháp luật
 Quyền sử dụng
- Nội dung quyền sử dụng (Điều 189)
+ Khai thác tài sản (sử dụng xe)
+ Hưởng hoa lợi, lợi tức (hoa quả, tiền cho thuê)
- Chủ thể thực hiện quyền sử dụng
+ Chủ sở hữu (Điều 158)
+ Chủ thể khác (Điều 191)
 Quyền định đoạt
- Nội dung quyền định đoạt (Điều 192)
+ Chuyển giao quyền sở hữu (di chúc, tặng cho, bán) = định đoạt pháp lý
+ Từ bỏ quyền sở hữu: giết và đốt súc vật
- Chủ thể thực hiện quyền định đoạt
+ Chủ sở hữu: Điều 158, 194
+ Chủ thể khác theo Điều 195 như do ủy quyền (bán) hay quy định (thi hành án)
V. Nội dung quyền khác đối với tài sản
 Quyền đối với bất động sản liền kề
- Khái niệm: Điều 245 và 159 BLDS
- Căn cứ xác lập: Điều 246 BLDS
- Nội hàm: Điều 247 và tiếp theo
 Quyền hưởng dụng
- Khái niệm: Điều 257 và 159 BLDS
- Căn cứ xác lập: Điều 268 BLDS
- Nội hàm: Điều 259 và tiếp theo BLDS
 Quyền bề mặt
- Khái niệm: Điều 267 và 159 BLDS
- Căn cứ xác lập: Điều 268 BLDS
- Nội hàm: Điều 269 và tiếp theo BLDS
BÀI 7: HÌNH THỨC SỞ HỮU TÀI SẢN
I. Các loại hình thức sở hữu
 Theo từng thời kỳ
- Cổ luật (Nhà nước phong kiến, làng xã và tư nhân)
- BLDS năm 1995 (Điều 179): SH toàn dân, của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã
hội, tập thể, tư nhân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, sở hữu hỗn hợp và sở
hữu chung (9 loại)
- BLDS 2005 (Điều 172)
+ Giữ 7 hình thức đã tồn tại trong BLDS năm 1995 (của tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị-xã hội, tập thể, tư nhân, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, và sở hữu chung)
+ Bỏ 2 hình thức sở hữu đã tồn tại trong BLDS năm 1995 (SH toàn dân, sở hữu hỗn hợp)
+ Thêm 2 hình thức sở hữu mới: SH nhà nước và sở hữu của tổ chức chính trị-nghề
nghiệp
- BLDS 2015: Chỉ còn 3 loại (sh toàn dân, sh riêng và sở hữu chung)
 Nhận xét chung
- Không ổn định (thay đổi trong 3 BLDS)
- Không theo tiêu chí rõ ràng trong 2 BLDS trước; BLDS 2015 rõ hơn nhưng vẫn còn
hình thức trừu tượng: sh toàn dân
- Sở hữu riêng: Không có nhiều quy định (Điều 205, Điều 206) vì các quy định về qsh
chính là quy định về sở hữu riêng
- Chỉ quan tâm sở hữu chung và sở hữu của vợ chồng
II. Sở hữu chung
 Xác lập sở hữu chung (Điều 208 BLDS)
- Thỏa thuận
- Pháp luật (hôn nhân và gia đình)
- Tập quán (đình, chùa, miếu)
 Các loại sở hữu chung (Điều 207 BLDS)
- Theo phần (Điều 209 BLDS)
- Hợp nhất (Điều 210 BLDS)
- Cộng đồng (Điều 211 BLDS)
 Thực hiện quyền sở hữu chung
- Quyền sử dụng (Điều 217 BLDS)
- Quyền quản lý (Điều 216 BLDS)
- Quyền định đoạt (Điều 218 BLDS)
 Chia tài sản thuộc sở hữu chung (Điều 219 BLDS)
- Người có quyền yêu cầu chia
- Thời điểm chia
- Ưu tiên chia bằng hiện vật
 Chấm dứt sở hữu chung (Điều 220 BLDS)
- Được chia
- Một người trở thành chủ sở hữu riêng
- Tài sản không còn
III. Sở hữu tài sản của vợ chồng
 Các giai đoạn khác nhau
- Trước Luật năm 1959
+ Không có quy định
+ Thực tiễn xét xử
- Luật năm 1959:
+ Trước: Tài sản chung
+ Trong thời kỳ hôn nhân: Tài sản chung
- Luật năm 1986, Luật 2000 và Luật 2014: Ghi nhận có tài sản riêng và chung
 Cách xác định hiện nay (Điều 33)
- Trước hôn nhân: Điều 43
- Trong thời kỳ hôn nhân, trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho
riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng
- Trường hợp không có căn cứ: Suy luận là tài sản chung
 Chia tài sản chung của vợ chồng (Điều 33)
- Hình thức: Văn bản (khoản 2 Điều 38)
- Hạn chế: Ảnh hưởng đến lợi ích gia đình, trốn tránh nghĩa vụ
 Nhận xét chung
- Khi là tài sản riêng thì được tự định đoạt
- Khi là tài sản chung thì không luôn luôn là ngang nhau, bằng nhau
+ Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 (Điều 17): Chung thì chia đôi
+ Các Luật hôn nhân khác (năm 1959, 2000, 2014): Không có quy định và thực tiễn xét xử
không luôn luôn chia đôi (công sức hình thành tài sản chung cho, đã tồn tại trong quy
định về ly hôn)
BÀI 8: BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU
I. Khái quát về bảo vệ quyền sở hữu
 Sự cần thiết
- Ghi nhận quyền chưa đủ, cần có cơ chế bảo vệ
- Mục đích: Bảo vệ sự vẹn toàn
- Đã từng tồn tại rất sớm ở Việt Nam như về xâm chiếm bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ mốc
giới của người khác (Điều 357 BL Hồng Đức)
 Cách thức bảo vệ quyền sở hữu
- Tự bảo vệ hoặc thông qua cơ quan nhà nước (Điều 164)
- Ví dụ: trâu của ông Phú trong đám trâu nhà anh Giáp
- Nhiều biện pháp như hành chính, hình sự, dân sự
 Điều kiện chung cho các hình thức bảo vệ
- Phải là chủ sở hữu hoặc được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hay thừa kế
- Khó khăn xác định chủ sở hữu đối bđs va đs
II. Đòi tài sản đang bị người khác chiếm hữu (quy định chung)
- Ghi nhận quyền đòi tài sản: Điều 166 BLDS
- Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
+ Khái niệm (Điều 165 BLDS)
+ Ví dụ: chiếm hữu, sử dụng ngoài ý chí của chủ sở hữu; có căn cứ nhưng nay đã chấm dứt
- Tài sản bị chiếm hữu hiện vẫn còn
+ Nếu tài sản không còn do bị mất thì không đòi tài sản
+ Ví dụ: lấy tài sản bán cho người lạ và cửa hàng đồ cũ
- Thời hiệu kiện đòi tài sản: Điều 155 BLDS
- Nhu cầu được bảo vệ
+ Nhu cầu bảo vệ chủ sở hữu
+ Nhu cầu bảo vệ người thứ ba
+ Tìm tiêu chí cân bằng: Phân biệt tài sản là động phải đăng ký và động sản ko phải đăng
ký, bất động sản
- Đối với động sản không phải đăng ký (Điều 167)
+ Điều kiện liên quan đến tài sản (xem lại)
+ Điều kiện liên quan đến người đang chiếm hữu: Ngay tình
+ Điều kiện liên quan đến chủ sở hữu đích thực
o Không còn chiếm hữu ngoài ý chí (xứng đáng được bảo vệ)
o Không còn chiếm hữu theo ý chí (trả giá của niềm tin trừ khi bên chiếm hữu ko bị thiệt
hại)
- Đối với động sản phải đăng ký và bất động sản
+ Nguyên tắc (Điều 168 BLDS)
o Được quyền đòi từ người thứ ba
o Ví dụ: xe máy cho mượn nhưng bị bán cho người khác hoặc người được ủy quyền quản
lý đã định đoạt cho người thứ ba
+ Ngoại lệ (khoản 2 Điều 133 BLDS)
o Đã bán đấu giá (Phúc thẩm yêu cầu bà Tiếm thực hiện thi hành bằng căn nhà của mình,
thi hành án bán cho ông Vinh qua bán đấu giá nhưng sau đó án phúc thẩm bị hủy: ông
Vinh không phải trả).
o Quyết định của Tòa án (ly hôn sơ thẩm giao tài sản cho bà Long và bà Long bán nhà cho
bà Dĩnh, sau đó bản án bị hủy và giao cho chồng bà Long)
o Quyết định của cơ quan bị hủy, thay đổi: (người nhờ trông coi được cấp giấy chứng nhận
và bán cho người khác)
III. Chấm dứt hành vi vi phạm quyền sở hữu
- Cơ sở pháp lý (Điều 169 BLDS)
- Nguyên tắc xử lý
+ Tháo dỡ vi phạm
+ Ví dụ: Ông Nhựt xây nhà chiến không gian
- Ngoại lệ
+ Không có quy định
+ Thực tiễn xét xử
IV. Bồi thường thiệt hại
- Căn cứ pháp lý (Điều 170 BLDS)
- Bảo lưu
BÀI 9: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ
 Khái niệm thừa kế
- Chuyển dịch tài sản (quyền sở hữu, quyền khác)
- Người đã chết cho chủ thể còn tồn tại (cá nhân, chủ thể khác)
 Lịch sử phát triển
- Phụ thuộc vào văn hóa, xã hội
- Các quy định tồn tại khá sớm (BLHĐ)
- Nguồn chủ yếu của pháp luật đương đại
+ Luật HN và GĐ năm 1959, 1986, 2000 và 2001
+ Pháp lệnh thừa kế 1990
+ BLDS 1995, BLDS 2005 và hiện hành
+ Các án lệ
I. Quy định liên quan đến người để lại di sản
 Người để lại di sản
- Người có tài sản sau khi chết
- Chỉ là cá nhân, đã chết hay bị coi là chết
 Thời điểm mở thừa kế
- Khái niệm
+ Cá nhân chết (Điều 611 BLDS): Mọi chứng cứ
+ Cá nhân bị coi là chết (khoản 2 Điều 71 BLDS): xem lại
- Ý nghĩa:
+ Xác định di sản
+ Xác định người thừa kế
+ Xác lập quyền, nghĩa vụ của người để lại thừa kế (Điều 614 BLDS)
 Địa điểm mở thừa kế (khoản 2 Điều 611 BLDS)
- Xác định
+ Nơi cư trú
+ Nơi có tài sản
+ Thông thường là nơi cư trú và có tài sản
- Ý nghĩa của việc xác định: Chưa rõ
II. Quy định liên quan đến người thừa kế
 Khái niệm người thừa kế (Điều 613 BLDS)
- Cá nhân hay cơ quan, tổ chức
- Đối với thừa kế theo pháp luật
+ Chỉ là cá nhân
+ Một trong ba mối quan hệ với người để lại di sản: hoặc hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng, hoặc
huyết thống
 Quyền thừa kế
- Ghi nhận quyền thừa kế (Điều 609 BLDS) và giới hạn: Đối với người nước ngoài (bất
động sản thường là bằng giá trị)
- Điều kiện hưởng thừa kế
+ Còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (Điều 613 BLDS): Lưu ý với người biệt tích
+ Đã thành thai
+ Chết cùng thời điểm (như cùng trong tai nạn): Điều 619 BLDS
 Bình đẳng giữa những người thừa kế
- Thời phong kiến: trọng nam, khinh nữ
- Ngày nay:
+ Điều 610 BLDS
+ Giữa vợ chồng, con trai con gái, anh chị em, ông bà nội ngoại…
 Không được hưởng di sản
- Nguyên nhân: Có hành vi làm cho cá nhân không xứng đáng được hưởng
- Trường hợp: Điều 621 BLDS
 Từ chối nhận di sản
- Thừa nhận quyền từ chối (Điều 620 BLDS)
- Điều kiện từ chối nhận di sản
+ Trốn nghĩa vụ với người khác
+ Hình thức: bằng văn bản, thông báo
- Thời điểm: thay đổi trong BLDS 2015
- Hệ quả: Nghĩa vụ và di sản bị từ chối
III. Quy định liên quan đến di sản
 Khái niệm di sản (Điều 612 BLDS)
- Tài sản
- Nghĩa vụ
 Xác định di sản (Điều 612 BLDS)
- Tài sản riêng của người quá cố
- Tài sản chung với người khác
- Thời điểm thuộc sở hữu của người quá cố: lập di chúc hay chết?
 Quản lý di sản
- Xác định người quản lý (Điều 616 BLDS)
- Quyền và nghĩa vụ của người quản lý
+ Quyền (Điều 618 BLDS)
+ Nghĩa vụ (Điều 617 BLDS)
IV. Những quy định chung khác
 Nghĩa vụ của người quá cố
- Chuyển cho người thừa kế (Điều 614 BLDS)
- Các loại nghĩa vụ (Điều 658 BLDS)
- Thực hiện nghĩa vụ của người quá cố
+ Trước khi chia: người quản lý di sản (khoản 2 Điều 615)
+ Khi chia di sản: Ưu tiên thanh toán (Điều 658 BLDS)
+ Sau khi chia di sản: Khoản 3 Điều 615
 Hoàn cảnh của Nhà nước (Điều 622 BLDS)
 Thời hiệu khởi kiện (Điều 623 BLDS)
- Đối với nghĩa vụ của người quá cố: Ba năm
- Đối với quyền thừa kế: 10 năm
- Đối với chia di sản: Động sản và bất động sản (với hệ quả của hết thời hiệu)
BÀI 10: THỪA KẾ THEO DI CHÚC
 Mối quan hệ của thừa kế theo di chúc với thừa kế theo pháp luật
- Khác với một số nước
- Trước phần thừa kế theo pháp luật
 Phân biệt với thừa kế theo pháp luật
- Chuyển dịch tài sản theo ý chí và theo pháp luật
- Có hàng thừa kế trong thừa kế theo PL
- Không có hàng thừa kế trong thừa kế theo di chúc
I. Khái niệm di chúc (Điều 624 BLDS)
 Yếu tố hình thành di chúc
- Chuyển tài sản sang người khác
- Theo ý chí của cá nhân (không có đối với chủ thể khác)
- Chủ thể nhận di sản: bất kỳ ai nhưng chỉ với chủ thể của pháp luật (súc vật ko được
hưởng)
- Thời điểm chuyển dịch tài sản: sau khi cá nhân chết
 Phân biệt di chúc với tặng cho (Điều 457)
- Ý nghĩa của phân biệt phân biệt
+ Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
+ Điều kiện về hình thức khác nhau
- Tiêu chí phân biệt
+ Ví dụ: « chúc thư sống » chia đất cho các con và thực tế đất đã chia nhưng với nội dung «
Khi chúng tôi còn sống... quyền quyết định vẫn thuộc về bố mẹ ».
+ Xác định tiêu chí: Chuyển quyền định đoạt sau khi chết?
II. Điều kiện để di chúc có hiệu lực
 Pháp luật điều chỉnh di chúc
 Điều kiện liên quan đến người lập di chúc
- Liên quan đến tuổi
+ Đủ 18 tuổi: tự quyết định (Điều 625, khoản 1)
+ Đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi (khoản 2, Điều 625): Đồng ý của người khác (về việc lập di
chúc, không can thiệp về nội dung)
- Liên quan đến nhận thức của người lập di chúc
+ Minh mẫn, sáng suốt (Điều 630)
+ Không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép (Điều 630)
 Điều kiện liên quan đến nội dung di chúc
- Liên quan đến di sản
+ Về tài sản (Điều 631): Ví dụ, « sau khi tôi mất toàn bộ căn nhà sẽ thuộc quyền sở hữu của
con gái út tôi »
+ Thuộc người lập di chúc: lưu ý đối với tài sản của vợ chồng
- Nội dung khác của di chúc
+ Lưu ý: Nêu rõ người thừa hưởng (ví dụ, 5 người con: hai người được hai tài sản cụ thể và
tài sản còn lại « cho ba cô gái kia »)
 Điều kiện liên quan đến hình thức của di chúc
- Di chúc viết
+ Các loại di chúc (Điều 627)
+ Di chúc có hình thức khác Điều 627(?)
+ Lưu ý: Không biết chữ hay không thể tự viết
- Di chúc miệng (Điều 629 và Điều 630)
+ Thừa nhận
+ Điều kiện chặt chẽ
III. Thời điểm có hiệu lực của di chúc
 Từ thời điểm mở thừa kế
- Điều 643
- Lưu ý: trước thời điểm mở thừa kế
- Thay đổi, hủy bỏ: Điều 640
 Di chúc chung của vợ chồng
- Chấp nhận: trước đây
- Thay đổi trong BLDS 2015
IV. Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
 Tự do và giới hạn của tự do lập di chúc
- Tự do lập di chúc: cho ai như ý chí của người để lại di sản
- Giới hạn: Tự do tương đối (hay không tuyệt đối)
 Chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 644)
- Người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
- Phần di sản được hưởng không phụ thuộc vào nội dung di chúc
V. Những vấn đề khác về di chúc
- Di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 645)
- Di tặng (Điều 646)
- Bảo quản và công bố di chúc (Điều 647)
- Di chúc bị mất, thất lạc (Điều 642)
- Giải thích di chúc (Điều 648)
BÀI 11: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
I. Khái niệm và trường hợp thừa kế theo pháp luật
 Khái niệm thừa kế theo pháp luật
- Điều 649 BLDS
- Khác với di chúc về người thừa kế, trình tự thừa kế
 Trường hợp thừa kế theo pháp luật
- Điều 650 BLDS
- Những trường hợp phổ biến trong thực tế
II. Diện thừa kế theo pháp luật
 Khái niệm
- Pháp luật ghi nhận (khoản 2 Điều 645 BLDS) nhưng không định nghĩa
- Thông thường: được hiểu là những người được thừa kế di sản của người chết theo quy
định của pháp luật
- Diện thừa kế được hình thành trên ba mối quan hệ: Quan hệ hôn nhân, Quan hệ huyết
thống, Quan hệ nuôi dưỡng
 Hàng thừa kế
- Khái niệm: Diện thừa kế chia thành ba hàng (khoản 1 Điều 651 BLDS)
- Quan hệ giữa ba hàng thừa kế (khoản 3 Điều 651 BLDS)
- Những người trong cùng hàng thừa kế (khoản 2 Điều 651 BLDS)
III. Các hàng thừa kế
 Hàng thừa kế thứ nhất
- Không thay đổi giữa hai BLDS
- Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS)
 Hàng thừa kế thứ hai
- Thay đổi giữa hai BLDS liên quan đến cháu
- Những người thuộc hàng thừa kế thứ hai (điểm b, khoản 1 Điều 651 BLDS)
 Hàng thừa kế thứ ba
- Thay đổi giữa hai BLDS liên quan đến chắt
- Những người thuộc hàng thừa kế thứ ba (điểm c, khoản 1 Điều 651 BLDS)
IV. Thừa kế kế vị
 Khái niệm thừa kế thế vị (Điều 652 BLDS)
- Con của người để lại di sản chết trước hay chết cùng người để lại di sản
- Con của người con được thế vào vị chí của người chết trước hay chết cùng
- Chỉ tồn tại đối với thừa kế theo pháp luật
 Người được thừa kế thế vị (Điều 652 BLDS)
- Các con của người chết trước hay cùng người để lại di sản
- Vợ của người chết trước hay chết cùng: không được hưởng thừa kế thế vị
- Các con của người chết trước hay chết cùng: quyền như nhau
V. Con riêng của vợ hay của chồng
 Thừa nhận quyền thừa kế
- Đã tồn tại trong PL thừa kế, BLDS năm 1995
- Ngày nay: Điều 654 BLDS
 Điều kiện để hưởng thừa kế
- Con riêng của chồng hay vợ
- Quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con
 Một số lưu ý
- Không nằm trong ba hàng thừa kế
- Thực tiễn xét xử: hàng thừa kế thứ nhất
BÀI 12: THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN
I. Xác định di sản để chia
- Khái niệm di sản để chia: di sản trừ đi nghĩa vụ về tài sản và chi phí thừa kế
- Xác định di sản của người quá cố
+ Tài sản riêng (lưu ý đối với tài sản đã chia hay để người khác đứng tên trên giấy chứng
nhận)
+ Phần tài sản trong tài sản chung với người khác (lưu ý đối với tài sản của vợ chồng hay
của thành viên hộ gia đình)
- Xác định nghĩa vụ của người quá cố và chi phí liên quan đến thừa kế (Điều 658 BLDS)
+ Nghĩa vụ tài sản của người quá cố (phát sinh trước thời điểm mở thừa kế): khoản 2 đến
khoản 9 trừ khoản 3 (lưu ý khi người lập di chúc đưa ra điều kiện vì lợi ích của người
khác nhưng sau đó hủy di chúc; người sống nương nhờ; vợ nuôi con một mình)
+ Chí phí thừa kế (phát sinh sau thời điểm mở thừa kế): khoản 1, 3 và 10 (lưu ý đối với vợ
thứ hai không hợp pháp)
II. Chia di sản thừa kế
- Ưu tiên nghĩa vụ, chi phí tại Điều 658 BLDS
- Hạn chế chia di sản thừa kế
+ Ý chí của người lập di chúc (Điều 661 BLDS)
+ Ý chí của người thừa kế (Điều 661 BLDS)
+ Ý chí của các nhà làm luật (Điều 661 BLDS)
- Cách thức chia: theo di chúc (Điều 659 BLDS) và theo pháp luật (Điều 660 BLDS)
- Người thừa kế mới (khoản 1 Điều 662 BLDS)
- Người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế (khoản 1 Điều 662 BLDS)
BÀI 1: KHÁT QUÁT VỀ QUYỀN THỪA KẾ
I. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
- Khái niệm thừa kế: Thừa kế được hiểu rằng tài sản của người chết sẽ được chuyển cho
một chủ thể có thể là cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của người để lại di sản hoặc theo
quy tắc, mà mỗi chế độ xã hội khác nhau có những quy tắc khác nhau do điều kiện kinh
tế, chính trị xã hội…. quyết định.
- Thời điểm mở thừa kế: Điều 611 BLDS 2015
- Địa điểm mở thừa kế: Khoản 2, Điều 611 BLDS 2015
II. Khái niệm về di sản thừa kế
- Khái niệm: Điều 612 BLDS 2015
- Tài sản riêng của người chết: Là phần tài sản mà thông thường thì cá nhân nào cũng có
bởi nó gắn liền với các quyền và nghĩa vụ lao động của mỗi cá nhân trong xã hội, gắn
liền với những nhu cầu thiết yếu về vật chất cho cuộc sống của con người.
- Lưu ý: Tài sản riêng của vợ - chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định như thế nào?
- Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác:
+ Tài sản của người chết trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.
+ Tài sản của người chết là sở hữu chung theo phần đối với tài sản chung với người khác.
- Các loại tài sản: Điều 105 BLDS 2015
III. Người để lại thừa kế
- Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết
- Có tài sản thuộc quyền sở hữu
IV. Người thừa kế
- Khái niệm: Điều 613 BLDS 2015
 Cá nhân
- Phải là người thuộc diện được hưởng di sản
+ Thừa kế theo di chúc
+ Thừa kế theo pháp luật
- Phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế
- Không thuộc trường hợp không có quyền thừa kế theo khoản 1 Điều 621 BLDS 2005
hoặc từ chối nhận di sản
 Pháp nhân
- Phải là pháp nhân được thành lập một cách hợp pháp
- Phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
 Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
- Quyền của người thừa kế:
+ Nhận di sản thừa kế
+ Từ chối nhận di sản thừa kế (Điều 620)
- Nghĩa vụ của người thừa kế
+ Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại (khoản 1 Điều 615)
o Trong phạm vi di sản do người chết để lại
o Trừ trường hợp có thỏa thuận khác
 Thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
- Cơ sở pháp lý: Điều 619 BLDS 2015
 Những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì không
được thừa kế di sản của nhau
V. Người quản lý di sản
- Cách thức xác lập: Khoản 1 Điều 616 BLDS 2015
+ Được chỉ định trong di chúc
+ Do những người thừa kế thỏa thuận cử ra
- Nghĩa vụ của người quản lí di sản: Điều 617
- Quyền của người quản lý di sản: Điều 618
VI. Người không có quyền hưởng di sản
- Người không có quyền hưởng di sản: Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015
- Nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di
sản theo di chúc thì những người này vẫn được quyền hưởng thừa kế theo di chúc
VII. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
- Điều 623 BLDS 2015:
+ Thời hiệu để người thừa kế được yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10
năm đối với động sản
+ 10 năm để người thừa kế xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế
của người khác
+ 3 năm để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại
- Hết thời hạn yêu cầu chia di sản thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản
đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản đó thì di sản được giải quyết
như sau
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ
luật này
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này
VIII. Các nguyên tắc về thừa kế
- Nhà nước bảo hộ về thừa kế
- Mọi cá nhân đều bình đẳng về thừa kế: Bình đẳng quyền thừa kế và quyền để lại thừa kế
- Tôn trọng quyền tự định đoạt của người có tài sản, nhưng bảo vệ thích đáng quyền lợi
của một số người thừa kế theo pháp luật
- Củng cố, giữ vững tình thương yêu đoàn kết trong gia đình
BÀI 2: THỪA KẾ THEO DI CHÚC
I. Khái niệm và đặc điểm của di chúc
- Khái niệm: Di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của cá nhân lúc còn sống về việc
định đoạt tài sản của mình sau khi chết một cách tự nguyện, theo một hình thức, thể thức
luật định, có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ bất cứ lúc nào bởi người lập di chúc
khi người đó còn sống, và di chúc chỉ có hiệu lực sau khi người lập di chúc chết.
- Đặc điểm:
+ Di chúc là ý chí đơn phương của cá nhân
+ Mục đích của di chúc là nhằm dịch chuyển di sản của người chết cho người khác được
xác định trong di chúc
+ Di chúc là một loại giao dịch pháp lý trọng hình thức
+ Di chúc có thể bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ bất cứ lúc nào bởi người lập di chúc
+ Di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc chết
- Quyền của người lập di chúc (Điều 626)
+ Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế
+ Phân định di sản cho từng người thừa kế
+ Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng
+ Giao nghĩa vụ cho người thừa kế
+ Chỉ định người giữa di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản
- Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc (Điều 40 BLDS 2015)
+ Sửa đổi di chúc: Là việc người lập di chúc một đưa ra một quyết định mới nhằm thay đổi
một phần quyết định cũ của mình trong di chúc đã lập trước đó.
o Hậu quả pháp lý
 Phần nội dung trong di chúc trước bị sửa đổi sẽ không còn giá trị pháp lý do đã bị di chúc
lập sau phủ nhận
 Phần nội dung di chúc trước không bị sửa đổi (không mâu thuẫn với nội dung của di chúc
sau), thì vẫn có giá trị pháp lý.
+ Bổ sung di chúc: Là việc người lập di chúc đưa ra một quyết định mới, khác với di chúc
trước, nhưng không trùng, không phủ nhận và cũng không mâu thuẫn với nội dung di
chúc đã lập trước đó.
o Hậu quả pháp lý: tất cả di chúc trước và di chúc bổ sung đều hợp pháp, thì đều tất các
nội dung của các di chúc đó đều có giá trị pháp lý
+ Thay thế di chúc: Là việc người để lại di sản đưa ra một quyết định mới bằng cách lập
một di chúc mới có nội dung hoàn toàn khác di chúc trước đó
o Hậu quả pháp lý:
 Di chúc đã lập trước đó không còn giá trị pháp lý
 Chỉ di chúc được lập sau cùng (hợp pháp) là có giá trị pháp lý
+ Hủy bỏ di chúc: Là việc người để lại di sản, thông qua một hành vi pháp lý hợp pháp để
tuyên bố tiêu hủy, hoặc không công nhận tất cả các di chúc do mình đã lập trước đó.
- Hiệu lực pháp luật của di chúc (Điều 643)
II. Các điều kiện để di chúc hợp pháp
- Người lập di chúc phải có năng lực hành vi dân sự (Điều 625 BLDS 2015)
- Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật và đạo đức xã hội (điểm b khoản 1
Điều 630, Điều 123 BLDS 2015)
- Người lập di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt (điểm a, khoản 1,
Điều 630 BLDS 2015)
- Hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật (Điều 627 BLDS 2015)
+ Di chúc bằng văn bản (Điều 628 BLDS 2015)
o Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng (Điều 633)
o Di chúc bằng văn bản có người làm chứng (Điều 634)
 Người không được làm chứng cho việc lập di chúc (Điều 632)
o Di chúc bằng văn bản có công chứng (Điều 635)
o Di chúc bằng văn bản có chứng thực (Điều 635)
 Thủ tục lập di chúc có công chứng hoặc chứng thực (Điều 636)
 Người không được công chứng, chứng thực di chúc (Điều 637)
 Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực (Điều
638)
+ Di chúc bằng miệng (Điều 629 BLDS 2015)
o Điều kiện lập di chúc miệng (khoản 1 Điều 629)
o Hiệu lực của di chúc miệng (khoản 2 Điều 629)
o Điều kiện di chúc miệng hợp pháp (khoản 5 Điều 630)
 Lưu ý: Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải
được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực (khoản 3
Điều 630)
- Hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật
III. Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015
- Chủ thể được hưởng:
+ Con chưa thành niên
+ Cha, mẹ
+ Vợ, chồng
+ Con đã thành niên không có khả năng lao động
- Mục đích chế định thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc:
+ Bảo vệ những giá trị về truyền thống, đạo đức
+ Bảo vệ quyền lợi của những người có phần sống phụ thuộc vào người lập di chúc
- Điều kiện để được hưởng thừa kế bắt buộc
+ Không bị tước quyền hưởng di sản thừa kế của người quá cố
+ Không từ chối hưởng di sản theo thủ tục chung
+ Không bị chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
+ Không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn
hai phần ba suất thừa kế theo pháp luật
 Các bước tiến hành phân chia di sản không phụ thuộc nội dung di chúc
- Bước 1: Thực hiện di chúc
- Bước 2: Chia thừa kế phần di sản còn lại (phần di sản không định đoạt trong di chúc,
phần di chúc vô hiệu)
- Bước 3: Xác định giá trị 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật
- Bước 4: Xác định những người thuộc diện thừa kế bắt buộc được hưởng di sản
- Bước 5: Trích phần di sản thừa kế của những người thừa kế khác để bù cho những
người thừa kế bắt buộc
 Xác định giá trị của một suất thừa kế bắt buộc
- Bước 1: Xác định giá trị một suất thừa kế theo pháp luật
+ Tổng giá trị di sản do người chết để lại
+ Số người thừa kế hợp pháp của người chết, theo quy định của pháp luật ở hàng thừa kế
thứ nhất
- Bước 2: Xác định giá trị một suất thừa kế bắt buộc:
+ Toàn bộ di sản do người chết để lại/HTK1 = 1 suất thừa kế bắt buộc x2/3
- Bước 3: Trích từ những người thừa kế khác để bù
IV. Các quy định khác liên quan đến chia thừa kế theo di chúc
- Di sản dùng cho việc thờ cúng (Điều 645)
+ Điều kiện để lại di sản dùng vào việc thờ cúng (Khoản 2 Điều 645)
+ Cách xác định người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng
o Theo ý chí của người chết trong di chúc
o Những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng nếu người để lại di sản không chỉ
định người quản lý di sản thờ cúng
o Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của
những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc
thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng
- Di tặng (Điều 646)
- Gửi giữ, công bố, giải thích di chúc
+ Gửi giữ di chúc: Điều 641 BLDS 2015
o Chủ thể giữ di chúc:
 Tổ chức hành nghề công chứng: phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ Luật này và
pháp luật về công chứng
 Cá nhân, tổ chức khác
o Nghĩa vụ của người giữ bản di chúc:
o Giữ bí mật nội dung bản di chúc
o Giữ gìn, bảo quản bản di chúc, nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho
người lập di chúc
o Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi
người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký
của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
+ Công bố di chúc: Điều 647 BLDS 2015
o Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì
công chứng viên là người công bố di chúc.
o Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa
vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng
người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận
cử người công bố di chúc.
+ Giải thích di chúc: Điều 648 BLDS 2015
o Điều kiện giải thích di chúc: nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu
khác nhau
o Chủ thể giải thích di chúc:
 Người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện
đích thực trước đây của người chết
 Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu
Tòa án giải quyết.
BÀI 3: THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT
I. Khái niệm thừa kế theo pháp luật (Điều 649 BLDS 2015)
II. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
- Điều 650 BLDS 2015
- Điều 642 BLDS 2015
- Điều 648 BLDS 2015
III. Người thừa kế theo pháp luật (diện và hàng thừa kế)
- Diện thừa kế: Là phạm vi những người có quyền hưởng di sản thừa kế của người chết
theo quy định của pháp luật. Phạm vi này xác định dựa trên những mối quan hệ sau đây:
Quan hệ hôn nhân (Hôn nhân hợp pháp), Quan hệ huyết thống (BLDS 2015: phạm vi 4
đời), Quan hệ nuôi dưỡng (Cha nuôi mẹ nuôi với con nuôi)
- Hàng thừa kế: Căn cứ vào mức độ gần gũi giữa những người trong diện thừa kế với
người để lại thừa kế pháp luật phân định thành hàng thừa kế
- Các hàng thừa kế: Khoản 1 Điều 651
- Người thừa kế là vợ, chồng
+ Điều kiện: Vợ chồng trong quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân được công nhận
trong thực tế
+ Trường hợp đặc biệt:
o Người để lại thừa kế có nhiều vợ (chồng)
 Miền Bắc: Trước 3/1/1960
 Miền Nam: Trước 25/3/1977
 Cán bộ chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc
+ Điều 655 BLDS 2015
- Người thừa kế là cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ
+ Con đẻ: bao gồm con trong giá thú và con ngoài giá thú
+ Quan hệ thừa kế: Cha mẹ là người thừa kế hàng thứ nhất của con đẻ và con đẻ là người
thừa kế hàng thứ nhất của cha mẹ
- Người thừa kế là cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi
+ Điều kiện: Phải là con nuôi hợp pháp
+ Quan hệ thừa kế: Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn
được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 BLDS 2015
+ Lưu ý:
o Ngoại trừ quan hệ thừa kế với cha nuôi, mẹ nuôi thì tất cả các quan hệ thừa kế còn lại chỉ
có bên nhánh có quan hệ huyết thống.
o Người đã làm con nuôi người khác vẫn có quan hệ thừa kế với gia đình cha mẹ đẻ.
- Người thừa kế là bố dượng, mẹ kế và con riêng (Điều 654 BLDS 2015)
- Người thừa kế là ông bà nội, ông bà ngoại với cháu, cụ với chắt: Ông bà  cháu,
cụ  chắt
- Người thừa kế là anh, chị, em ruột
+ Anh, chị, em cùng cha cùng mẹ
+ Anh, chị, em cùng cha hoặc cùng mẹ
- Người thừa kế là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột
+ Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là anh ruột, chị ruột, em ruột
của cha đẻ, mẹ đẻ người đó.
+ Quan hệ thừa kế: Khi bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột chết trước thì cháu ở
hàng thừa kế thứ ba và ngược lại khi cháu chết trước thì các bác ruột, chú ruột, cậu ruột,
cô ruột, dì ruột là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba của cháu
IV. Thừa kế thế vị
- Thừa kế thế vị chỉ đặt ra đối với phần di sản được chia theo quy định của pháp luật
- Thừa kế thế vị chỉ áp dụng cho trường hợp con, cháu trực hệ chết trước hoặc chết cùng.
(Phân biệt với quan hệ bằng hệ)
- Những người thừa kế thế vị chỉ được hưởng phần di sản mà bố (mẹ) họ đáng lẽ được
hưởng nếu còn sống
- Cháu (chắt) phải còn sống vào thời điểm ông bà (cụ) chết mới được hưởng di sản của
ông bà (cụ)
- Cháu (chắt) sinh ra sau khi ông bà (cụ) chết nhưng đã thành thai trước khi ông bà (cụ)
chết cũng là người thừa kế thế vị.
BÀI 4: THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN
I. Họp mặt những người thừa kế
- Cơ sở pháp lý: Điều 656 BLDS 2015
+ Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những
người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc
+ Cách thức phân chia di sản
- Hình thức thỏa thuận: bằng văn bản
II. Người phân chia di sản
- Cơ sở pháp lý: Điều 657 BLDS 2015
- Người phân chia di sản do:
+ Do người lập di chúc chỉ định trong di chúc
+ Do những người thừa kế thỏa thuận cử ra
- Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lí di sản
- Nghĩa vụ: Phân chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người
thừa kế theo pháp luật.
- Quyền: Hưởng thù lao nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người
thừa kế có thỏa thuận.
III. Thanh toán nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại
- Thứ tự ưu tiên thanh toán: Điều 658 BLDS 2015
+ Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng
+ Tiền cấp dưỡng còn thiếu
+ Chi phí cho việc bảo quản di sản
+ Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ
+ Tiền công lao động
+ Tiền bồi thường thiệt hại
+ Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước
+ Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân
+ Tiền phạt
+ Các chi phí khác
IV. Phân chia di sản theo di chúc (Điều 659 BLDS 2015)
V. Phân chia di sản theo pháp luật (Điều 660 BLDS 2015)
VI. Hạn chế phân chia di sản (Điều 661 BLDS 2015)
- Theo ý chí của người lập di chúc
- Theo thoả thuận của tất cả những người thừa kế
- Theo yêu cầu của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống nếu việc
chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống.
VII. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế
bị bác bỏ quyền thừa kế (Điều 662 BLDS 2015)

You might also like