Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Bài 16.

Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Hoa Kỳ
I. Vị trí địa lí
- Lãnh thổ Hoa Kỳ bao gồm: phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ, bán đảo A-lát-xca và quần
đảo Ha-oai; diện tích khoảng 9,8 triệu km.
- Phần lãnh thổ trung tâm Bắc Mỹ có diện tích rộng lớn, kéo dài từ vĩ độ 25°B đến vĩ độ
49B và từ kinh độ 124T đến kinh độ 67T.
- Bán đảo A-lát-xca nằm ở phía tây bắc của Bắc Mỹ và quần đảo Ha-oai nằm giữa Thái
Bình Dương.
- Hoa Kỳ nằm hoàn toàn ở bán cầu Tây, tiếp giáp với Ca-na-đa ở phía bắc và Mỹ La-tinh
ở phía nam.
- Vị trí địa lý đa dạng của Hoa Kỳ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và tăng vị
thế trên thế giới, tuy nhiên cũng gặp khó khăn do thiên tai như bão, động đất.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình, đất
- Lãnh thổ Hoa Kỳ nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ, có địa hình đa dạng và được phân
thành các khu vực.
- Khu vực núi và cao nguyên bao gồm dãy núi Rốc-ki, Ca-xcat, Nê-vê-đa và dãy núi già
A-pa-lát. Khu vực này có đất đỏ vàng cận nhiệt đới ẩm và đất nâu xám rừng lá rộng ôn
đới.
- Khu vực đồng bằng gồm đồng bằng Trung tâm, đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô và đồng
bằng ven biển Đại Tây Dương. Đất chủ yếu ở các đồng bằng là đất phù sa sông, đất đen,
đất đỏ nâu,...
- A-lát-xca có địa hình chủ yếu là núi, giữa các dãy núi là các thung lũng được băng hả
bao phủ.
- Quần đảo Ha-oại bao gồm chuỗi các đảo và đảo san hô, hiện nay vẫn còn nhiều núi lửa
hoạt động.
2. Khí hậu
- Lãnh thổ trung tâm Hoa Kỳ có khí hậu ôn đới, phân hoá khí hậu giữa các vùng tạo điều
kiện thuận lợi cho nông nghiệp.
- Bán đảo A-lát-xca có khí hậu cận cực và ôn đới hải dương.
- Quần đảo Ha-oai có khí hậu nhiệt đới, ảnh hưởng sâu sắc của biển.
3. Sông, hồ
- Hoa Kỳ có nhiều sông lớn như: sông Mi-xi-xi-pi, Mit-xu-ri, Cô-lô-ra-đô, Cô-lum-bi-a,...
- Các sông đã bồi đắp nên vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, tạo điều kiện sản xuất
nông nghiệp quy mô lớn.
- Sông còn tạo mạng lưới giao thông đường thuỷ, có giá trị về thuỷ điện, du lịch, cung
cấp nước, nguồn lợi thuỷ sản,...
- Hoa Kỳ có nhiều hồ, đặc biệt là Ngũ Hồ ở biên giới với Ca-na-đa.
- Ngũ Hồ được nối với nhau bằng các kênh đào và có ý nghĩa lớn về giao thông, cung cấp
nguồn nước, điều hoà khí hậu.
4. Biển
- Hoa Kỳ có vùng biển rộng lớn, dài 20 000 km, thuộc các đại dương: Thái Bình Dương,
Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
- Vịnh Mê-hi-cô thuộc Thái Bình Dương là vịnh lớn và kín, kèm theo nhiều vũng, vịnh
dọc bờ biển.
- Là vùng biển có nhiều nguồn lợi hải sản phong phú và khoáng sản, tạo điều kiện thuận
lợi cho ngành thuỷ sản, khai khoáng, giao thông hàng hải và du lịch.
5. Sinh vật
- Tài nguyên sinh vật của Hoa Kỳ đa dạng với nhiều loại rừng và động vật quý hiếm.
- Rừng chiếm hơn 30% diện tích lãnh thổ Hoa Kỳ (2020).
- Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp và du lịch.
6. Khoáng sản
Hoa Kỳ có tài nguyên khoáng sản phong phú và giàu có, một số loại có trữ lượng rất lớn
như: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, vàng, đồng, chì, u-ra-ni-um.... và các loại
kim loại quý hiếm. Đây là cơ sở để phát triển đa dạng các ngành công nghiệp.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Hoa Kỳ có 331,5 triệu dân, đứng thứ ba thế giới về số dân. Tỉ lệ gia tăng dân số tự
nhiên thấp và số dân tăng chủ yếu là do nhập cư.
- Mật độ dân số trung bình của Hoa Kỳ là 35 người/km2, tập trung chủ yếu ở khu vực
Đông Bắc và các vùng ven biển.
- Tỉ lệ dân thành thị của Hoa Kỳ là 82,7% năm 2020, phần lớn các thành phố nằm ở vùng
ven Ngũ Hồ, ven Đại Tây Dương và duyên hải Thái Bình Dương.
2. Nhập cư và chủng tộc
- Hoa Kỳ có nhiều nguồn gốc dân cư khác nhau, với hơn 50 triệu người nhập cư vào năm
2020 từ châu Âu, Mỹ La-tinh, châu Á và châu Phi.
- Đa dạng chủng tộc (Mông, Châu Âu, châu Phi) đã tạo nên nền văn hoá đa dạng và độc
đáo của Hoa Kỳ.
Bài 17. Kinh tế Hoa Kỳ
I. Nền kinh tế hàng đầu thế giới
- GDP của Hoa Kỳ đạt gần 21 nghìn tỉ USD năm 2020, chiếm gần 1/4 GDP toàn thế giới,
GDP bình quân đầu người đạt khoảng 63,593 USD.
- Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới về phát triển kinh tế và nhiều ngành kinh tế có hàm
lượng khoa học - công nghệ và năng suất lao động cao, nhiều sản phẩm chiếm vị trí hàng
đầu thế giới.
- Hoa Kỳ là nước dẫn đầu thế giới về lĩnh vực trao đổi thương mại tài sản trí tuệ, với cơ
cấu kinh tế có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất.
- Nguyên nhân làm cho Hoa Kỳ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới là vị trí địa lý,
nguồn lao động có trình độ kĩ thuật, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, chú trọng sử
dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, và có thị trường tiêu thụ trong nước rộng
lớn.
II. Các nghành kinh tế
1. Dịch vụ
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP và thu hút đa số lao động Hoa Kỳ.
- Năm 2020, dịch vụ chiếm 80,1% GDP và trên 80% lực lượng lao động xã hội.
- Khu vực dịch vụ đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực.
+ Hệ thống giao thông vận tải rộng khắp và hiện đại.
- Đường ô tô: Hoa Kỳ có khoảng 6,5 triệu km đường ô tô, trong đó có 80 nghìn km
đường cao tốc.
- Đường sắt: Tổng chiều dài lớn nhất thế giới với hơn 250 nghìn km, phân bố khắp đất
nước.
- Đường sông, hồ: Dài trên 41 nghìn km, hệ thống sông Mi-xi-xi-pi chiếm tỉ trọng lớn.
- Đường biển: Có vai trò hết sức quan trọng trong xuất nhập khẩu, đội tàu biển lớn, các
cảng biển lớn.
- Đường hàng không: Hoa Kỳ có hơn 19 nghìn sân bay, vận chuyển khối lượng hành
khách rất lớn.
+ Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.
- Viễn thông của Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới, nhiều vệ tinh nhất thế giới và thiết lập
hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
- Hoạt động viễn thông tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp ven Thái Bình
Dương.
+ Du lịch có vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
- Năm 2019, tổng doanh thu từ du lịch đạt khoảng 2,6% GDP với hơn 79,5 triệu lượt
khách đến.
+ Hoa Kỳ là cường quốc về ngoại thương.
- Tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ lớn, thị trường rộng khắp toàn cầu.
- Hoa Kỳ xuất khẩu chủ yếu là: đậu tương, ngô, hoa quả, hoá chất, thiết bị giao thông vận
tải, thiết bị thông tin, dược phẩm, hàng tiêu dùng.... và nhập khẩu chủ yếu là: thuỷ sản,
hoa quả, thiết bị công nghiệp, dầu thô,...
- Các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ là: Trung Quốc, Canada, Mê-hi-cô, Nhật
Bản, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ,...
+ Hoa Kỳ có nền nội thương mạnh với thị trường lớn nhất thế giới cho cả hàng hoá và
dịch vụ, phân bố rộng khắp đất nước và có nhiều thương hiệu lớn.
- Thương mại điện tử là yếu tố quan trọng đẩy mạnh nội thương Hoa Kỳ.
- Thị trường tài chính Hoa Kỳ là lớn nhất và có sức ảnh hưởng đến toàn cầu, với Niu Y-
oóc là trung tâm tài chính ngân hàng quan trọng nhất của nước này.
- Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu thế giới về đầu tư ra nước ngoài với hơn 232 tỉ USD trong
năm 2020.
2. Công nghiệp
- Hoa Kỳ có nền công nghiệp đa dạng, đóng góp 18,4% vào giá trị GDP (năm 2020).
- Khai thác dầu mỏ và sản xuất điện nguyên tử đứng đầu thế giới.
- Công nghiệp điện tử — tin học phát triển mạnh với các sản phẩm như chất bản dẫn, bộ
vi mạch, thiết bị máy tính đứng thứ hai thế giới.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đứng đầu thế giới với một lực lượng lao động có
tay nghề cao, phân bố rộng rãi ở nhiều nơi.
- Hoa Kỳ là cường quốc hàng không vũ trụ, đứng đầu thế giới trong các lĩnh vực: tên lửa,
vệ tinh và các lĩnh vực khác liên quan.
- Công nghiệp thực phẩm có sản phẩm phong phú, phát triển mạnh.
- Công nghiệp hoá chất, cơ khí giao thông vận tải và luyện kim là các ngành phát triển
mạnh tại các bang địa phương khác nhau.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp phân bố tập trung và phát triển sớm ở các bang ven Đại
Tây Dương và trung tâm khu vực Đông Bắc, và sau đó mở rộng sang các bang phía nam
và ven Thái Bình Dương.
3. Nông nghiệp
- Hoa Kỳ có nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới
(143,2 tỉ USD, 2020), chủ yếu trên các trang trại quy mô lớn và sử dụng kĩ thuật hiện đại.
Trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất gỗ tròn đều phát triển mạnh. Đánh bắt thuỷ sản sản
lượng đạt 4,3 triệu tấn (2020).
- Vùng Đông Bắc: Vùng kinh tế phát triển sớm nhất của Hoa Kỳ, nổi bật với các ngành
công nghiệp và lâm nghiệp, sản xuất cây ăn quả, rau xanh và chăn nuôi bò. Trung tâm
kinh tế lớn gồm Niu Y-oóc, Bô-xtơn và Pít-xbớc.
- Vùng Trung Tây: Vùng nông nghiệp phân bố tập trung ở các vành đai rau và chăn nuôi
bò sữa phía nam và đông nam Ngũ Hồ, đồng bằng Trung tâm có các vành đai ngô, lúa
mì. Công nghiệp chế biến và khai khoáng phát triển mạnh ở các bang phía nam và đông
nam Ngũ Hồ. Trung tâm kinh tế lớn gồm Si-ca-gô, Đi-tơ-roi và Mi-nê-a-pô-lít.
- Vùng Nam: Nổi bật với các ngành khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất máy bay,
hàng không vũ trụ và điện tử. Sản xuất các nông sản nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trung
tâm kinh tế lớn gồm Hiu-xtơn, Niu Oóc-lin, Da-lát, Át-lan-ta và Mem-phit.
- Vùng Tây: Gồm các bang ven Thái Bình Dương và các bang trong hệ thống Coóc-đi-e,
với các ngành công nghiệp và nông nghiệp đa dạng.
Bài 19. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên Bang NgaI. Vị trí địa lí và
phạm vi lãnh thổ
- Liên bang Nga có diện tích khoảng 17 triệu km, trải dài từ vĩ độ 41°11′B đến vĩ độ
77°43′B và từ kinh độ 27°Đ đến kinh độ 16940′T. Lãnh thổ bao gồm đồng bằng Đông
Âu, Bắc Á và tỉnh Ca-li-nin-grát, kéo dài từ biển Ban-tích đến Thái Bình Dương, từ Bắc
Băng Dương đến Biển Đen và biển Ca-xpi.
- Liên bang Nga giáp nhiều quốc gia và có vùng biển rộng lớn thuộc các biển như Bắc
Băng Dương, Thái Bình Dương, Ban-tích, Biển Đen và Ca-xpi.
- Diện tích lãnh thổ rộng lớn của Liên bang Nga mang lại sự đa dạng về thiên nhiên và tài
nguyên phong phú. Vị trí địa lí cũng thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, cũng đặt ra các vấn đề cần quan tâm về phát triển kinh tế - xã hội giữa các
vùng và khu vực.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình, đất
Địa hình của Liên bang Nga được chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I-ê-nít-
xây:
- Phía tây: Đồng bằng Đông Âu, Đồng bằng Tây Xi-bia và Dãy núi U-ran.
- Phía đông: Cao nguyên Trung Xi-bia, các dãy núi và sơn nguyên. Đất đa dạng, đất đai
màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt, nông nghiệp.
2. Khí hậu
- Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu ôn đới, phía tây ôn hoà, phía đông lục địa
khắc nghiệt, phía bắc cận cực, cực tây nam gần Biển Đen cận nhiệt.
- Đặc điểm khí hậu tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đa dạng, đặc biệt là sản xuất nông
nghiệp, tuy nhiên nhiều nơi khô hạn, lạnh giá gây khó khăn cho người dân.
3. Sông, hồ
- Liên bang Nga có nhiều sông lớn, sông Von-ga là sông dài nhất châu Âu, các sông ở
vùng Xi-bia chủ yếu chảy theo hướng nam — bắc, đổ ra Bắc Băng Dương, sông ngòi có
giá trị đa dạng.
- Hồ lớn nhất là Bai-can, chứa tới 85 % nguồn nước ngọt của Liên bang Nga.
4. Biển
- Liên bang Nga có đường bờ biển dài trên 37 000 km, vùng biển rộng thuộc Thái Bình
Dương, Bắc Băng Dương và các biển khác.
- Vùng biển rộng có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế với nhiều tài nguyên quý giá, tuy
nhiên nhiều vùng phía bắc bị đóng băng gây khó khăn cho khai thác.
5. Sinh vật
- Liên bang Nga đứng đầu thế giới về diện tích rừng, chủ yếu là rừng lá kim ở vùng Xi-
bia và phía bắc thuộc châu Âu.
- Rừng là cơ sở để phát triển công nghiệp, tài nguyên du lịch quan trọng và có ảnh hưởng
đến dời sống người dân.
6. Khoáng sản
- Liên bang Nga có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, đặc biệt là dầu mỏ, khí tự
nhiên, than đá, khoảng sản kim loại đen phong phú.
- Nhiều loại khoáng sản phân bố ở vùng có tự nhiên khắc nghiệt, khó khai thác.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Liên bang Nga có số dân đông thứ 9 trên thế giới (năm 2020).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp, có giá trị âm trong nhiều năm; cơ cấu dân số già.
- Dân số tăng chậm và cơ cấu dân số già gây khó khăn cho nguồn lao động và làm tăng
chi phí phúc lợi xã hội.
- Mật độ dân số trung bình của Liên bang Nga thấp, chỉ khoảng 9 người/km2 (năm 2020),
phân bố không đều; nhiều vùng giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động tại chỗ để khai
thác.
- Tỉ lệ dân thành thị của Liên bang Nga khoảng 74,8 % (năm 2020); các đô thị chủ yếu
thuộc loại nhỏ và trung bình.
- Liên bang Nga có hơn 100 dân tộc, trong đó dân tộc Nga chiếm 80,9% tổng số dân, tạo
ra sự đa dạng văn hoá và truyền thống dân tộc, đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát
triển kinh tế-xã hội.
2. Xã hội
- Nền văn hoá đa dạng và độc đáo, đóng góp vào phát triển kinh tế và ngành du lịch.
- Trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ đạt trên 99,4% (năm 2020).
- Đứng hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản, giáo dục được chú trọng phát
triển với nhiều trường đại học danh tiếng.
- HDI rất cao (năm 2020 là 0,830).
Bài 20. Kinh tế Liên Bang Nga
I. Các nghành kinh tế
1. Công nghiệp
- Công nghiệp Liên bang Nga chiếm tỉ trọng lớn trong GDP, tập trung vào sản xuất các
sản phẩm công nghệ cao và hướng đến xuất khẩu. Phân bố công nghiệp khác nhau giữa
các vùng.
- Liên bang Nga là quốc gia khai thác than và dầu khí đứng hàng đầu thế giới, khai thác
nhiều quặng kim loại và có nhiều trung tâm công nghiệp lớn. Công nghiệp điện lực,
luyện kim, hàng không vũ trụ và đóng tàu đều phát triển mạnh mẽ.
2. Nông nghiệp
- Nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tập trung ở đồng bằng Đông Âu và phía nam đồng
bằng Tây Xi-bia, diện tích đất chiếm 13,2% diện tích đất tự nhiên của cả nước. Loại cây
trồng chủ yếu là lúa mì, củ cải đường, khoai tây, ngô, lúa mạch, yến mạch... Liên bang
Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, và gia súc phù hợp được nuôi chủ yếu ở
phía bắc.
- Lâm nghiệp: Liên bang Nga đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ, sản lượng khai thác gỗ
tròn đạt 217,0 triệu mở (năm 2020). Tuy nhiên, hạn chế xuất khẩu các loại gỗ quý, tăng
cường trồng rừng và kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng. Hoạt động lâm nghiệp phát
triển mạnh ở phía bắc đồng bằng Đông Âu và Xi-bia.
- Thuỷ sản: Đánh bắt cá tập trung chủ yếu ở ngư trường Viễn Đông với các loại cá như cá
kình, cả trích, cá tuyết và cá hồi. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có, sản lượng còn nhỏ.
3. Dịch vụ
Ngành dịch vụ chiếm khoảng 56,3% GDP năm 2020:
- Giao thông vận tải phát triển đầy đủ các hình thức, với đầu mối lớn nhất ở Mát-xcơ-va.
- Đường ô tô dài trên 933 nghìn km, đường sắt trên 85,5 nghìn km, đường sông, hồ dài
trên 100 nghìn km và là đường ống đứng thứ hai thế giới, đường hàng không phát triển
mạnh.
- Bưu chính viễn thông phát triển rộng khắp, với trung tâm chính ở Mát-xcơ-va.
- Du lịch quốc tế đóng vai trò quan trọng, số lượng khách đạt 24,7 triệu lượt người năm
2019.
- Liên bang Nga là nước xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá lớn trên thế giới, với sản phẩm
xuất khẩu chủ yếu là dầu thô.
II. Đặc điểm một số vùng kinh tế
Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế với các đặc điểm khác nhau:
- Vùng Trung ương nằm ở trung tâm phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, chiếm
hơn 1/3 GDP của cả nước và có nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp tiêu
biểu.
- Vùng Trung tâm đất đen nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, có dải đất
đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt và chú trọng vào công nghiệp phục vụ nông nghiệp
và luyện kim đen.
- Vùng U-ran nằm ở miền Trung và phía nam dãy U-ran, có tài nguyên giàu có và phát
triển công nghiệp khai khoáng, luyện kim, hoá chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.
- Vùng Viễn Đông nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, có nhiều tài nguyên thiên nhiên
nhất là than và gỗ, và chủ yếu phát triển các ngành kinh tế khai khoáng, khai thác gỗ,
đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.
Bài 22. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Nhật Bản
I. Vị trí địa lí
- Nhật Bản là quốc đảo nằm ở phía đông châu Á, có diện tích 378,0 nghìn km², gồm 4
đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, trải dài 3,800km.
- Vì gần với Liên bang Nga và Trung Quốc, và là khu vực kinh tế phát triển năng động.
Vị trí địa lý thuận lợi đã tạo nhiều điều kiện cho Nhật Bản phát triển kinh tế biển và mở
rộng các liên kết kinh tế.
- Tuy nhiên, Nhật Bản nằm trong vùng “vành đai lửa Thái Bình Dương” gây ra động đất,
núi lửa và sóng thần, ảnh hưởng tới đời sống người dân và phát triển kinh tế-xã hội.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình, đất
- Địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích, nhiều núi lửa. Độ cao trung bình, cao nhất là Phú
Sĩ (3.776 m).
- Đồng bằng nằm ven biển, đất phổ biến là pốt-dôn và phù sa thích hợp trồng cây.
2. Khí hậu
- Nhật Bản có khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới gió mùa, sự thay đổi rõ rệt từ bắc xuống
nam.
- Mùa đông ở phía bắc kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. Phía nam mùa đông không lạnh,
mùa hạ nóng và có mưa to, bão.
- Lượng mưa trung bình năm khoảng 1 800 mm, giúp phát triển cây trồng, vật nuôi và du
lịch.
3. Sông, hồ
- Mạng lưới sông khá dày, sông lớn nhất là Si-na-nô. Có nhiều hồ và thác nước có giá trị
cao cho du lịch.
4. Biển
- Đường bờ biển dài, nhiều vịnh rộng, kín gió và giàu hải sản.
- Các loài cá như cá ngừ, cá thu, cả mọi, cả trích và cá hồi phát triển nhanh.
5. Sinh vật
- Tỉ lệ che phủ rừng lớn (2/3 diện tích lãnh thổ, năm 2020), nhiều loại rừng như lá kim, lá
rộng, nhiệt đới ẩm.
- Nhiều vườn quốc gia được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới.
- Tài nguyên rừng có giá trị cao để phát triển ngành lâm nghiệp và du lịch.
6. Khoáng sản
- Nhật Bản là nước nghèo khoáng sản, trữ lượng than đá, đồng, vàng, sắt, chì – kẽm...
không nhiều.
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Nhật Bản là nước đông dân, số dân năm 2020 là 126,2 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số
thấp và có xu hưởng giảm.
- Cơ cấu dân số già, số dân ở nhóm 0-14 tuổi chiếm 12,0% và số dân từ 65 tuổi trở lên
chiếm 29,0% tổng dân số. Tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (84 tuổi, năm 2020).
- Mật độ dân số trung bình của Nhật Bản là khoảng 338 người/km2 (năm 2020). Phân bố
dân cư không đều, tập trung ở ven bờ Thái Bình Dương của hai đảo Hỗn-su và Xi-cô-cự.
- Tỉ lệ dân thành thị của Nhật Bản đạt 91,8% năm 2020, nhiều đô thị nối với nhau tạo
thành dai đô thị.
- Ya-ma-tô (dân tộc Nhật) chiếm 98% số dân, hai dân tộc ít người hơn là Riu-kiu và Ai-
nu.
- Ở Nhật Bản có hai tôn giáo chính là đạo Shin-tô và đạo Phật, ảnh hưởng lớn đến xã hội
và đời sống hằng ngày của người dân.
2. Xã hội
- Nhật Bản có nền văn hoá đa dạng và đặc sắc với giá trị như trả đạo, su-shi, lễ hội, trang
phục... góp phần vào sự ổn định và hấp dẫn của đất nước.
- Tỉ lệ người biết chữ tại Nhật Bản gần đạt 100% nhờ hệ thống giáo dục được xem là chìa
khóa giúp tăng trưởng kinh tế và hiện đại hoá đất nước.
- Hệ thống y tế phát triển và áp dụng bảo hiểm sức khỏe bắt buộc đối với tất cả dân cư,
góp phần giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tăng tuổi thọ trung bình của dân số.
- HDI của Nhật Bản là 0,923 thuộc nhóm rất cao (năm 2020).
Bài 23. Kinh tế Nhật Bản
I. Tình hình phát triển kinh tế
- Nền kinh tế Nhật Bản đã phát triển qua nhiều giai đoạn, bao gồm: -- Phát triển với tốc
độ cao từ năm 1955, vươn lên đứng thứ hai thế giới năm 1968. -- Chịu tác động của nhiều
cuộc khủng hoảng và thách thức kinh tế sau này. -- Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật
Bản không ổn định và có xu hướng giảm. -- Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn là một trong những
trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
- GDP của Nhật Bản đạt 5 040,1 tỉ USD, chiếm khoảng 6 % GDP toàn thế giới (năm
2020).
- Nhật Bản đã có những chiến lược để phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn, bao
gồm chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và
công nghệ, hiện đại hoá và hợp lí hoá các xí nghiệp nhỏ và trung bình, và xúc tiến các
chương trình cải cách lớn.
- Con người và các truyền thống văn hoá của Nhật Bản cũng là nhân tố quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế.
II. Các nghành kinh tế
1. Công nghiệp
- Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm 29% GDP và vị trí
cao thế giới.
- Các ngành chính trong công nghiệp gồm: chế tạo, điện tử-tin học, luyện kim, hoá chất,
thực phẩm,...
+ Công nghiệp chế tạo chiếm 40% xuất khẩu công nghiệp, nổi bật với sản xuất ô tô và
đóng tàu. Trung tâm chế tạo lớn là Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca.
+ Công nghiệp luyện kim tốc độ phát triển nhanh, xuất khẩu thép đứng thứ hai thế giới.
Phân bố chủ yếu ở Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a.
+ Công nghiệp điện tử - tin học dẫn đầu thế giới, sản phẩm nổi bật là máy tính và rô-bốt.
Trung tâm lớn là Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, Phu-cu-c-ca.
+ Công nghiệp hoá chất là ngành công nghệ cao, sản phẩm như nhựa, cách nhiệt, cao su
tổng hợp,... xuất khẩu. Phân bố chủ yếu ở Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Cô-chi.
+ Công nghiệp thực phẩm có sản phẩm đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước
ngoài lớn. Phân bố chủ yếu ở I-ô-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran.
2. Dịch vụ
- Dịch vụ chiếm 69,6% GDP Nhật Bản, có nhiều lĩnh vực phát triển cao như giao thông
vận tải (đường biển, hàng không), tàu điện ngầm, bưu chính viễn thông.
- Du lịch đóng góp hơn 7% GDP, thu hút 31,8 triệu khách quốc tế (2019).
- Ngoại thương đóng vai trò đặc biệt, với xuất khẩu phương tiện vận tải, máy móc, thiết
bị điện tử và quang học.
- Ngành tài chính ngân hàng của Nhật Bản hàng đầu thế giới, có các ngân hàng lớn như
Mit-su-bi-shi, Mi-du-hộ, Su-mi-tô-mô Mit-sui.
3. Nông nghiệp
- Nông nghiệp Nhật Bản chiếm 1,0% GDP và 3% lực lượng lao động (năm 2020) với
diện tích đất canh tác chỉ chiếm 13% diện tích lãnh thổ.
- Trồng trọt chiếm hơn 63% giá trị sản xuất nông nghiệp, tập trung chủ yếu ở đảo Hộ-cai-
đô, tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (đảo Hôn-su).
- Lâm nghiệp chiếm 66% diện tích lãnh thổ, bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng rất được
chú trọng, sản lượng khai thác gỗ tròn năm 2020 là 30,3 triệu m3.
- Đánh bắt thuỷ sản được hiện đại hoá, sản lượng đánh bắt hằng năm cao (năm 2020 là
hơn 3 triệu tấn), chủ yếu là cả thu, cá ngừ, tôm, cua, và nuôi trồng thuỷ sản cũng được
chú trọng phát triển, tập trung nhiều ở các vịnh biển và ven các đảo.
III. Các vùng kinh tế
+ Hô-cai-đô:
- Diện tích: 22%, dân số: 4,4%, mật độ dân số thấp, rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản
chủ yếu là than.
- Công nghiệp: chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy; sản xuất
lúa mi, khoai tây, nuôi bỏ sữa, du lịch.
- Trung tâm công nghiệp lớn: Xap-pô-rô, Mu-rô-man,...
+ Hôn-su:
- Diện tích: 61,2%, dân số: 83,2%, hoạt động núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.
- Công nghiệp: phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Nông
nghiệp trồng lúa gạo, chẻ, dâu tằm, hoa quả, nuôi trồng và đánh bắt cá.
- Trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ky-o, Lô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ky-ô-lô, Ô-
xa-ca, Cô-bé, Phu-cu-a-ma.
- 5 vùng kinh tế trọng điểm: Tô-hu-cô, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cu; Can-tô và
Can-sai là hai vùng quan trọng nhất.
+ Xi-cô-cư:
- Diện tích: 5%, dân số: 3,2%, núi chiếm diện tích lớn.
- Nông nghiệp: sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thuỷ sản. Các sản phẩm
công nghiệp là đầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy. Du lịch phát triển.
- Trung tâm công nghiệp lớn: Cô-chỉ, Tô-ku-shi-ma.
+ Kiu-xiu:
- Diện tích: 11,7%, dân số: 4,3%, có đồng bằng khá rộng.
- Công nghiệp: luyện kim đen, hoả chất, đóng tàu. Ngành công nghiệp điện tử phát triển
nhanh chóng. Nông nghiệp phát triển với sản xuất lúa gạo, rau, cây ăn quả; chặn nuôi bò,
lợn.
- Trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-y-ta,...

You might also like