Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Khát quát về cây trồng
Nha đam còn được gọi là cây Lô hội, tên khoa học là Aloe vera hoặc
Aloe barbadensis, thuộc họ Aloeaceae (Liliaceae).
Nha đam thuộc loại cây nhỏ, gốc thân hóa gỗ, ngắn. Lá dạng bẹ, không
có cuống, mọc vòng rất sát nhau, màu từ lục nhạt đến lục đậm. Lá mọng nước,
mép lá có răng cưa thô như gai nhọn, cứng tùy theo loại, mặt trên lõm có nhiều
đốm không đều, lá dài từ 30 - 60 cm.
Cây Nha đam rất dễ trồng nơi ráo nước, nhiều nắng nhưng cần tưới 2 -
3 ngày 1 lần. Trồng bằng chồi non phát xuất từ gốc. Có thể trồng trong chậu
kiểng. Cây tuy thích ánh sáng mặt trời nhưng cũng chịu được bóng râm 50% và
đất cằn cỗi.
Nha đam có rất nhiều công dụng: chăm sóc và cải thiện các vấn đề về
da, chữa lành vết bỏng, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa,...
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Lý thuyết nông hộ
Nông hộ (hộ nông dân) theo tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân
là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất
của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm
trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục
bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo
cao"
3.1.2 Một số khái niệm về kinh tế
Kinh tế nông nghiệp: là một khoa học ứng dụng để nhằm nhận định, mô
tả và phân loại các vấn đề kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp từ đó tìm ra
phương thức giải quyết vấn đề. Ngoài ra kinh tế nông nghiệp còn là một môn
khoa học xã hội, nó liên quan đến con người, tổ chức và các mối quan hệ giữa
người với người. Kinh tế nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng : cung cấp
lương thực, thực phẩm cho một dân số đang tăng lên không ngừng; là nguồn
cung cấp vốn cho việc phát triển các ngành sản xuất khác (các khoản tiết kiệm
từ nông nghiệp, ngoại tệ do xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp...); là nguồn
cung ứng lao động chủ yếu cho các ngành sản xuất, dịch vụ khác; là nguồn
cung cấp phúc lợi trực tiếp cho vùng nông thôn thông qua việc nâng cao năng
suất lao động, gia tăng việc làm và cải thiện thu nhập.
(Nguồn: Thái Anh Hòa, Bài giảng môn Kinh tế nông lâm).
Kinh tế nông hộ: là các hộ gia đình sống bằng nghề nông, kinh tế hộ gia đình
với tư cách là một đơn vị sản xuất kinh doanh, một sự tổ hợp của đất, lao động
và các phương tiện sản xuất được người dân khai thác, sử dụng tác động vào hệ
thống sinh thái tại nơi mà người ta sinh sống nhằm bảo đảm sự tồn tại của
mình.
3.1.3. Vai trò của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp
Kinh tế hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình công nghiệp
hoá - hiện đại hoá đất nước, cũng như trong việc giải quyết nhu cầu về lương
thực, thực phẩm cho cả nước đảm bảo lương thực quốc gia, cho dự trữ và xuất
khẩu. Kinh tế hộ là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông
nghiệp, là tế bào của nền nông nghiệp.
3.2.4. Cơ sở lí luận về kết quả sản xuất
a. Khái niệm
Kết quả sản xuất là một phạm trù quan trọng, nó thể hiện kết quả thu
hoạch được sau những đầu tư về vật chất, lao động cũng như chi phí vô hình
khác vào quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất phản ánh khái quát
được về quá trình đầu tư đầu vào như là chi phí và đầu ra là doanh thu cũng
như phản ánh được thu nhập sau một quá trình sản xuất kinh doanh.
(Thái Anh Hòa, 2005).
b. Các chỉ tiêu đo lường kết quả
Giá trị tổng sản lượng hay còn gọi là doanh thu (DT): là kết quả tính
bằng tiền, nó phản ánh kết quả thu được từ kết quả sản xuất.
DT = Tổng sản lượng * Đơn giá sản phẩm
Chi phí sản xuất (CPSX): là tất cả các khoản chi phí bỏ ra trong quá
trình sản xuất.
CPSX = CPVT + CPLĐ
Trong đó:
CPVT: Chi phí vật tư (bao gồm chi phân bón, làm đất và chi phí thuốc trừ
cỏ).
CPLĐ Chi phí lao động (bao gồm chi phí lao động nhà và chi phí lao động
làm thuê).
Lợi nhuận: Lợi nhuận của nông hộ được tính bằng cách lấy doanh thu
(DT) thu được trừ đi chi phí vật chất mua (CPVC), chi phí lao động nhà (CPLĐ
nhà) và chi phí lao động thuê (CPLĐ thuê).
LN = DT –CPVC –CPLĐ nhà –CPLĐ thuê
Thu nhập: Thu nhập của hộ nông dân được tính bằng cách lấy tổng
doanh thu (DT) thu được trừ đi chi phí vật chất mua (CPVC) và chi phí thuê
nhân công (CPLĐ thuê).
TN = DT – CPVC – CPLĐ thuê
3.1.5. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
a) Khái niệm
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù quan trọng gắn với sức sản xuất xã hội,
nó thể hiện kết quả của sản xuất trong mỗi đơn vị chi phí của các nguồn sản
suất. Nó là đại lượng so sánh kết quả sản xuất thu được ứng với chi phí sản
xuất để tạo ra nó. Trong sản xuất kinh doanh hay bất kỳ thành phần kinh tế sản
xuất nào thì việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của chủ
sản xuất. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ đem lại ổn định cho
ngƣời sản xuất mà cho cả toàn xã hội. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông
nghiệp là một nhu cầu bức thiết để tiến tới sản xuất hàng hóa XHCN.
*Việc nâng cao hiệu quả kinh tế cần đạt được một số yêu cầu sau:
- Nghiên cứu hiệu quả kinh tế ngoài góc độ kỹ thuật còn chú ý tới hiệu quả
kinh tế xã hội gắn kết với quá trình sản xuất, xem xét tác động của nó đến con
ngƣời.
- Xem xét hiệu quả kinh tế không chỉ quan tâm về mặt số lượng mà nó còn
gắn với mặt chất lượng.
- Hiệu quả kinh tế nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu xã hội về mặt
vật chất mà còn góp phần bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp.
- Nâng cao lợi nhuận trên đồng chi phí, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm,
tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.
(Thái Anh Hòa, 2005)
b) Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí =LN/CP
Tỷ suất này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thi thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Tỷ suất thu nhập trên chi phí = TN/CP
Tỷ suất này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu nhập được bao nhiêu.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = LN/DT
Tỷ suất này cho biết cứ một đồng doanh thu thu vào thì có bao nhiêu lợi
nhuận.
Tỷ suất thu nhập trên doanh thu = TN/DT
Tỷ suất này cho biết cứ một đồng doanh thu thu vào có bao nhiêu đồng thu
nhập.
(Thái Anh Hòa, 2005).
3.1.6. Khái niệm hàm sản xuất
Hàm số sản xuất là hàm số thể hiện mối tương quan giữa đầu ra và đầu vào.
Nó mô tả hệ số tương quan của các yếu tố sản xuất chuyển vào sản phẩm. Hàm
số sản xuất đƣợc viết tổng quát như sau:
Y = f(X1, X2, X3,…, Xn-1, Xn)
Trong đó:
Y: Đầu ra
X1,…,Xn: Các đầu vào khả biến
Hàm sản xuất thường được dùng để phản ánh mối quan hệ đầu vào và đầu
ra là dạng Cobb-Douglas, ở trong khóa luận này hàm Cobb-Douglas dùng để
phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào và năng suất cây trồng trên một đơn vị diện
tích. Hàm Cobb– Douglas có dạng:
Y = f (Xi) = β0*Xiβi …..Xnβn eε (i= 1, n)
Hay: LnY= Lnβ0+βi*lnXi+…..+βn*lnX+βn+1*Dum+ε (i= 1, n)
Trong đó:
Y là biến năng suất cây trồng
Xi Là các biến giải thích của các biến số đầu vào
Trong đề tài này, các yếu tố đầu vào được dùng để phân tích mối quan hệ với
năng suất cây nha đam là: yếu tố lượng phân NPK, phân KCL, phân chuồng,
yếu tố công chăm sóc, yếu tố kinh nghiệm, yếu tố tuổi cây, yếu tố trình độ, yếu
tố diện tích vườn cây
3.1.6 Cơ sở lý luận về hiệu quả phân bổ, hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất (productive efficiency) là khái niệm biểu thị hiệu quả của
một thị trường trong việc sản xuất ra sản phẩm với chi phí dài hạn thấp nhất
bằng công nghệ hiện có. Hiệu quả sản xuất đạt được khi sản lượng được sản
xuất trong các nhà máy có quy mô tối ưu và có sự cân bằng dài hạn giữa cung
và cầu của thị trường.
Hiệu quả phân bổ (allocative effciency) là khái niệm nhấn mạnh một phương
diện hoạt động của thị trường là phân bổ tối ưu nguồn lực khan hiếm cho các
mục đích sử dụng khác nhau, nhằm sản xuất ra cơ cấu hàng hoá và dịch vụ phù
hợp nhất với nhu cầu tiêu dùng. Hiệu quả phân bổ đạt được khi tất cả các loại
giá thị trường và lợi nhuận đều phù hợp với chi phí nguồn lực thực tế cho việc
cung ứng hàng hoá và dịch vụ.

LINK KHAM KHẢO MỘT VÀI NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ NHẢ ĐAM:
1. ỨNG DỤNG PECTIN TỪ NHA ĐAM ĐỂ BAO BỌC SUBMICRON
CURCUMIN Nguyễn Cẩm Hường* , Nguyễn Bích Ngọc Trường - Đại học Công
nghiệp Thực phẩm TP.HCM. - Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11
(2017) 37-43
=> link: http://lib.yhn.edu.vn/bitstream/YHN/34524/1/535837.pdf

You might also like