PLDC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: Nguyễn Trọng Đức – 22051013

Kiểm tra giữa kì môn Nhà nước và pháp luật đại cương
Câu 6: Các loại nguồn pháp luật. Nguồn PL Việt Nam
Bài làm
1. Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam
-Các loại nguồn của pháp luật Việt Nam bao gồm: Văn bản quy phạm pháp
luật, án lệ và tập quán pháp.
1.1 Văn bản quy phạm pháp luật:
- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban
hành theo trình tự, thủ tục, hình thức do pháp luật quy định, trong đó có chứa
đựng các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh quan hệ xã hội.
- Văn bản quy phạm pháp luật có những ưu điểm như chính xác, rõ ràng, minh
bạch, có tính thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, áp
dụng, vì vậy nó trở thành nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật Việt Nam.
- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm nhiều loại văn bản quy phạm
pháp luật do các chủ thể khác nhau có thẩm quyền ban hành, với hiệu lực pháp
lí cao, thấp khác nhau, trong đó, văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan lập
pháp ban hành được gọi là văn bản luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác
được gọi là văn bản dưới luật. Cũng giống như các quốc gia trên thế giới, Hiến
pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản có hiệu lực pháp lý
cao nhất, sau đó là văn bản luật, tiếp đến là các văn bản quy phạm pháp luật của
nguyên thủ quốc gia, các văn bản do quy phạm pháp luật do chính phủ, thủ
tướng chính phủ, cuối cùng là các văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền
địa phương ban hành.
1.2 Án lệ
-Án lệ là những bản án, quyết định của chủ thể có thẩm quyền khi giải quyết các
vụ việc cụ thể, được nhà nước thừa nhận có chứa đựng khuôn mẫu để giải quyết
các vụ việc khác tương tự.
Án lệ vừa là nguồn vừa là hình thức của pháp luật. Đây là loại nguồn pháp luật
khá phức tạp. Ưu điểm của án lệ là linh hoạt, hợp lý, phù hợp với thực tiễn cuộc
sống. Hạn chế của án lệ là thủ tục áp dụng phức tạp, đòi hỏi người áp dụng phải
có hiểu biệt pháp luật một cách thực sự sâu, rộng.
-Ở Việt Nam chỉ thừa nhận án lệ do Tòa án tạo ra. Trên thực tế có hai loại án lệ,
một là án lệ tạo ra quy phạm pháp luật, nguyên tắc pháp luật mới, đây là loại án
lệ cơ bản, án lệ gắn với chức năng sáng tạo pháp luật của Tòa án; hai là án lệ
hình thành bởi quá trình tòa án giải thích các quy định trong pháp luật thành
văn.
-Việt Nam đã thừa nhận 39 án lệ
1.3 Tập quán pháp
- Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhân,
nâng lên thành pháp luật. Từ năm 1995, khi nhà nước ban hành bộ luật dân sự
đầu tiên thì cũng là lúc Việt Nam chính thức thừa nhận tập quán pháp là một
loại nguồn của pháp luật. Ở nước ta có hai con đường dẫn đến sự tồn tại của tập
quán pháp:
– Những tập quán được dẫn chiếu trong các điều, khoản của một văn bản quy
phạm pháp luật, nhất là các văn bản trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình, ví
du như bồi thường thiệt hại do súc vật thả rông gây ra trong lĩnh vực dân sự.
– Những tập quán được áp dụng để giải quyết những vụ việc cụ thể, ví dụ như
trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình: trong trường hợp pháp luật không có quy
định và các bên không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán nhưng tập quán áp
dụng không được trái với những nguyên tắc cơ bản và không vi phạm điều cấm
đã được quy định trong văn bản đó.
-Bên cạnh các nguồn trên, pháp luật Việt Nam còn thừa nhân điều ước quốc tế
là một loại nguồn quan trọng, buộc phải nội luật hóa các quy định hoặc có thể
áp dụng trực tiếp; hoặc quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội; hợp đồng. pháp
luật nước ngoài đều là những nguồn có ý nghĩa bố sung cho nguồn pháp luật
chính.
2. Nguồn của pháp luật
- Trong khoa học pháp lí ở Việt Nam hiện nay, tồn tại một số quan niệm khác
nhau về nguồn của pháp luật. Chẳng hạn, có quan niệm cho rằng, nguồn của
pháp luật là tất cả những căn cứ mà các chủ thể có thẩm quyền sử dụng làm cơ
sở để xây dựng, thực hiện pháp luật, cũng như áp dụng để giải quyết những vụ
việc pháp lí xảy ra trong thực tiễn. Theo quan điểm này, nguồn của pháp luật
bao gồm nguồn nội dung và nguồn hình thức. Nguồn nội dung của pháp luật là
xuất xứ, là căn nguyên, chất liệu làm nên các quy định cụ thể cùa pháp luật. Đó
chính là các yếu tố kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức... của đời sống.
Tuy nhiên, trong khoa học pháp lí cũng như trong thực tiễn, vấn đề nguồn nội
dung của pháp luật nhìn chung không có nhiều ý nghĩa, vì thế nó ít được đề cập.
Ngược lại, vấn đề nguồn hình thức của pháp luật luôn được quan tâm cả trên
bình diện nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn. Chính vì vậy, từ sau
đây, trong phạm vi giáo trình này, vấn đề nguồn của pháp luật chỉ được đề cập
trên khía cạnh nguồn hình thức của nó.
Trong đời sống pháp lí, khi thực hiện hành vi (chẳng hạn, kí kết hợp đồng,
khiếu nại, tố cáo, giải quyết vụ việc theo thẩm quyền...), các cơ quan nhà nước,
nhà chức trách có thầm quyền cũng như các cá nhân, tổ chức trong xã hội đều
phải dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định. Những yếu tố chứa đựng hoặc
cung cấp các căn cứ pháp lí cho hoạt động của các chủ thể được coi là nguồn
của pháp luật. Có thể quan niệm:
Nguồn của pháp luật là tất cả các yếu tổ chứa đựng hoặc cung cẩp căn cứ pháp
lí đế các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. Nói cách khác, nguồn của pháp luật
là tât cả các yếu tố chứa đựng hoặc cung cấp căn cứ pháp lí cho hoạt động của
cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thấm quyền cũng như các chủ thể khác
trong xã hội.
Xuất phát từ quan niệm về nguồn pháp luật và giá trị của từng loại nguồn pháp
luật mà ở mỗi nước có thể có các loại nguồn pháp luật khác nhau. Ngay trong
một nước, trong các điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội khác nhau cũng có thể
có các loại nguồn pháp luật khác nhau. Nhìn chung, trên thế giới, nguồn của
pháp luật khá phong phú, bao gồm nhiều loại như văn bản quy phạm pháp luật;
tập quán pháp; tiền lệ pháp; đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền; các
quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp lí; điều ước quốc tế; các quan niệm, chuẩn
mực đạo đức xã hội; lệ làng, hương ước của các cộng đồng dân cư; tín điều tôn
giáo; các hợp đồng dân sự, thương mại... Trong đó, văn bản quy phạm pháp
luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp là những loại nguồn cơ bản, các loại nguồn
khác được coi là những nguồn không cơ bản, nó có giá trị bổ sung, thay thế khi
trong các loại nguồn cơ bản không quy định hoặc có những hạn chế, khiếm
khuyết... Trong điều kiện hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng trên phạm vi toàn
thế giới, điều ước quốc tế được coi là nguồn cơ bản của pháp luật.
Sự phân tích trên đây cho thấy, giữa nguồn của pháp luật và hình thức bên ngoài của
pháp luật có liên quan với nhau. Một số quan điểm cho rằng, nguồn của pháp luật
được hiểu đồng nhất với hình thức bên ngoài của pháp luật. Tuy nhiên, cũng có quan
điểm cho rằng, nguồn của pháp luật có phạm vi rộng hơn hình thức bên ngoài của
pháp luật. Theo quan điểm này, tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm
pháp luật vừa là nguồn, vừa là hình thức bên ngoài của pháp luật, còn những
quan niệm đạo đức xã hội, tư tưởng, học thuyết pháp lí, họp đồng... chỉ là nguồn
của pháp luật. Dù theo quan điểm nào thì việc nghiên cứu sâu sắc từng loại
nguồn của pháp luật cũng đều có ý nghĩa to lớn cả về lí luận và thực tiễn.

You might also like