Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÁO CÁO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM – CẤP TỈNH 2022

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò, vị trí quan trọng trong việc hình thành cho
học sinh những cơ sở ban đầu trong sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học tập và bước vào
cuộc sống.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp, năm học 2021-
2022 đa số trường học trên toàn quốc đang đẩy mạnh triển khai dạy học trực tuyến nhằm
duy trì tiến độ học tập của học sinh với phương châm “Tạm dừng đến trường nhưng
không ngừng việc học”.
Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phổ biến nhiều quốc gia. Trong thời gian
dịch bệnh còn nhiều diễn biến phức tạp, nhiều trường học được trưng dụng cho công tác
phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngưng, còn có
một số giáo viên, học sinh là F0 đang điều trị tại nhà hoặc khu cách ly hay bệnh viện.
Chính vì thế hình thức dạy học trực tuyến là một lựa chọn phù hợp và được quan tâm
nhất của ngành giáo dục. Tuy nhiên, khi bắt tay vào dạy và học trực tuyến tôi nhận ra có
quá nhiều điều khó khăn, đa phần là khó khăn từ phía học sinh. Mặc dù các em khá năng
động trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác các bài giảng của thầy cô giáo
nhưng trên thực tế, hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của gia đình học sinh sẽ chi phối
nhiều đến hoạt động học trực tuyến. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng trang bị được
mạng, máy tính, điện thoại thông minh để cho con em mình học tập. Hơn nữa, do đặc thù
của học trực tuyến nên việc quản lý nền nếp, ý thức học tập của học sinh không được trực
tiếp nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Khi dạy và học thì sự tương tác
giữa giáo viên và học sinh là yếu tố rất quan trọng. Nếu ở bài giảng trên lớp, sự tương tác
được phát huy hiệu quả thì học trực tuyến, giáo viên chủ yếu là thực hiện bài giảng một
chiều, học sinh tiếp nhận qua mạng, qua các phương tiện, nên rất cần sự tương tác sự
phản hồi từ phía học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập sau để giáo viên biết được
mức độ tiếp thu bài của các em. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng. Đối
với nhiều học sinh, một trong những thách thức lớn nhất của việc học trực tuyến là phải
vật lộn với việc tập trung nhìn vào màn hình máy tính/ điện thoại trong thời gian dài. Khi
học trực tuyến tại nhà, học sinh cũng dễ dàng bị phân tâm bởi mạng xã hội hoặc các trang
web khác,….

Là giáo viên chủ nhiệm, tôi trăn trở bởi câu hỏi: làm thế nào để dạy học trực tuyến mang
lại hiệu quả nhất ?. Với những lý do đó, trong năm học 2021-2022 tôi đã tìm ra giải pháp
khá hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục cho lớp chủ nhiệm thời
điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, đó là giải pháp: “Phát huy vai trò GVCN và ban cán
sự lớp trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến, góp phần cải thiện nền nếp học tập
ở lớp 7A11 trường TH&THCS Lý Thường Kiệt”.
2. THỰC TRẠNG:
2.1. Thuận lợi:
2.2. Khó khăn:
do đặc thù của học trực tuyến nên việc quản lý nền nếp, ý thức học tập của học sinh
không được trực tiếp nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của học sinh. Đầu
năm lớp 7/11 có 10 hs theo dõi bài giảng không kịp, dẫn đến các em chán nản nên
thường xuyên trốn học, hoặc hay vào học trễ.
Học trực tuyến các em lười tương tác với giáo viên, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng bài giảng. Đa số các em đều chưa quen với hình thức học tập mới lạ này, phần lớn
các em trốn với nhiều lý do khi bị gọi tên phát biểu. Cả lớp chỉ có vài em phát biểu.

Đối với nhiều học sinh, một trong những thách thức lớn nhất của việc học trực tuyến
là phải vật lộn với việc tập trung nhìn vào màn hình máy tính/ điện thoại trong thời gian
dài. Khi học trực tuyến tại nhà, học sinh cũng dễ dàng bị phân tâm bởi mạng xã hội hoặc
các trang web khác,…. . Qua điều tra, tôi biết được lớp có khoảng 7 em thường xuyên mở
chơi game trong giờ học, dẫn đễn các em này không hiểu bài giảng của thầy cô.

Về phía gia đình học sinh, ngoài khó khăn về phương tiện phục vụ cho học sinh học
trực tuyến thì nhiều phụ huynh không có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để trợ
giúp cho con em mình; vẫn phải đi làm hằng ngày, không có thời gian để tổ chức, quản lý
việc học của các em ở nhà…
Từ những khó khăn như trên, khi triển khai học tập trực tuyến cho học sinh, với vai
trò là giáo viên chủ nhiệm tôi luôn trăn trở tìm các biện pháp có tính khả thi có hiệu quả
trong công tác chủ nhiệm để mong sao các em được phát triển toàn diện hơn. Tôi mạnh
dạn nêu ra một vài kinh nghiệm của bản thân trong thời điểm dịch bệnh covid 19 diễn
biến còn phức tạp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả được thể hiện ở phần giải pháp.
3. GIẢI PHÁP:
3.1. Phát huy vai trò của Ban cán sự lớp:
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
- Theo dõi, kiểm tra, nắm thông tin tình hình học tập của lớp trong từng tiết học.
- Vào đầu mỗi buổi học GVCN phân quyền quản lý lớp học cho lớp trưởng, lớp
trưởng có nhiệm vụ điểm danh và ghi sĩ số của lớp vào sổ theo dõi ở từng tiết học và cập
nhật thông tin trên google trang tính. Từ đó giúp giáo viên theo sát tình hình học tập của
từng em học sinh.
- Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể, điều khiển buổi sinh
hoạt lớp online vào cuối tuần có sự giám sát của giáo viên chủ nhiệm.

* Nhiệm vụ của lớp phó học tập:


- Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi giáo
viên yêu cầu.
- Giúp đỡ các bạn học yếu vươn lên.
- Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết.
- Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó phong trào:
- Phân công, theo dõi và kiểm tra tác phong trong học tập của các bạn: thực hiện
đồng phục, đi trễ, vắng học, . . .
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
- Vào cuối mỗi tuần, GVCN tổ chức sinh hoạt lớp (khoảng 20 phút) vào lúc 16h30
của ngày thứ sáu hàng tuần, lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn
cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp và tình hình học tập của
từng em, từ đó giúp tôi nắm rõ những tâm tư, nguyện vọng của từng em, giúp đỡ kịp thời
khi các em gặp khó khăn.
* Nhiệm vụ của tổ trưởng:
- Điểm danh đầu giờ theo tổ, báo số liệu cho lớp trưởng tổng hợp.
- Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
- Tạo nhóm zalo theo tổ để nhắc việc cũng như kiểm tra việc ghi bài và làm bài ở
nhà của các thành viên, và GVCN cũng là thành viên trong nhóm tổ.
- Hằng ngày các em trong tổ có thể cùng học tập với nhau thông qua hình thức gọi
video qua zalo, giúp nhau làm bài tập. . .
- Báo cáo số liệu về cho chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt lớp
3.2. Tạo mối gắn kết giữa giáo viên và phụ huynh thời dịch:
GVCN phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để trao đổi, phối hợp với phụ huynh
về tình hình học tập của con em qua các hình thức như kết nối qua nhóm zalo, messenger
với nhóm Phụ huynh học sinh để thông báo đến phụ huynh về tình hình học tập của con
em vào cuối mỗi tuần để phụ huynh nắm bắt được việc học của con và có những hỗ trợ,
hướng dẫn kịp thời, giúp con học trực tuyến hiệu quả. Việc trao đổi giữa thầy cô và phụ
huynh diễn ra thường xuyên, để bố mẹ nắm bắt được việc học của con và có những hỗ
trợ, hướng dẫn kịp thời, giúp con học trực tuyến hiệu quả.
Việc phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên không những gia tăng sự gắn kết giữa
hai bên mà còn tạo động lực, niềm vui cho các em thực hiện tốt các hoạt động, hoàn
thành nhiệm vụ học tập của mình. Và việc phối hợp này đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại,
khéo léo, tinh tế của GVCN.
3.3. Giáo viên chủ nhiệm là “cầu nối” phối hợp giữa giáo viên bộ môn với học
sinh:
Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh sự quán xuyến, đôn đốc, theo dõi của
GVCN còn có một tập thể các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy và truyền đạt kiến thức bộ
môn. GVCN có thể trao đổi với giáo viên bộ môn để nắm bắt thêm về tinh thần, thái độ
học tập, ý thức tổ chức kỷ luật, học lực…của từng học sinh trong lớp. Từ đó tạo điều kiện
cho giáo viên chủ nhiệm có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan về chất lượng học tập
của từng học sinh trong lớp đồng thời có biện pháp động viên, nhắc nhở, giáo dục phù
hợp đối với từng học sinh giúp các em học tập và rèn luyện nhân cách đạo đức tốt hơn.
GVCN phối hợp GVBM tạo các nhóm zalo của riêng từng bộ môn để tiện cho
việc trao đổi, giao bài, giao nhiệm vụ cho học sinh như soạn bài ôn tập ở nhà. Tùy tình
hình học tập của học sinh, giáo viên sẽ có lưu ý, hướng dẫn và yêu cầu luyện tập phù hợp
với các em.
3.4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Một học sinh muốn có kết quả học tập tốt ngoài việc tiếp thu những kiến thức ở
trên lớp `học trực tuyến thôi vẫn chưa đủ mà việc học bài, chuẩn bị bài mới tại nhà cũng
vô cùng quan trọng. Muốn học sinh tự học ở nhà có kết quả thì các em phải có góc học
tập và mỗi em phải có phương pháp tự học ở nhà.
Tôi hướng dẫn các em nhiều hình thức tự học :
- Tự học qua các bài giảng trên internet
- Đôi bạn hoặc nhóm bạn cùng tiến: các em gần nhà sẽ học cùng nhau thông qua
nhóm zalo hoặc messenger
- Tự học với sự hướng dẫn, giúp đở của gia đình
Về phương pháp học tập, tôi có thể hướng dẫn cho từng em thông qua liên hệ qua
Zalo.
4. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Biện pháp được áp dụng từ đầu năm học 2021-2022, với các biện pháp mà tôi đã
thực hiện ở trên đã mang lại hiệu quả giáo dục cao, chất lượng về học tập và rèn luyện ở
cuối kì 1 tăng lên rõ rệt được thể hiện như sau:
* Nền nếp, ý thức học tập:
- 100% học sinh đi học đều, đủ và đúng giờ qui định
- 100% học sinh thực hiện đúng trang phục qui định
- Đa số các em ghi chép bài đầy đủ, làm bài tập, làm bài kiểm tra trên azota đúng theo qui
định của GVBM.
* Sự tương tác với GVBM trong học tập:
- Trong giờ học các em luôn hứng thú, tích cực phát biểu
- Các em luôn chủ động nêu ra những thắc mắc chưa hiểu của bài học
* Kết quả hai mặt giáo dục :
Học lực:

TL TL TL TL TB TL

Kết quả Giỏi Khá TB Y trở
số (%) (%) (%) (%) (%)
lên

10,8 97.3
Cuối kì 1 37 32 86,5% 4 1 2,7% 36
% %

Hạnh kiểm:

Kết quả Sĩ số Tốt TL (%) Khá TL(%) TB TL(%) Y TL(%)


Cuối kì 1 37 36 97,3 % 1 2,7 %

You might also like