Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

PHÒNG GD - ĐT PHÙ MỸ ĐỀ ĐỀ XUẤT THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN

TRƯỜNG THCS MỸ PHONG NĂM HỌC 2020 – 2021

Môn thi: SINH HỌC


Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
-------------------------------

Câu 1: (3,0 điểm)


a. Gan đóng vai trò gì đối với tiêu hóa, hấp thụ thức ăn? Tại sao người bị bệnh gan không nên ăn mỡ
động vật?
b. Khi nuốt ta có thở không? Vì sao? Giải thích tại sao vừa ăn vừa cười nói lại bị sặc?
Câu 2: (4,0 điểm)
a/ Ở một loài thực vật, A qui định hoa đỏ, a qui định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây
hoa trắng được F1. Cho F1 tự thụ phấn được F2. Điều kiện để F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 hoa đỏ :1 hoa trắng ?
b/ Giải thích vì sao bộ NST của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ?
Câu 3: (3,0 điểm)
Nêu những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân.
Câu 4: (3,0 điểm)
Một gà mái đẻ số trứng, khi ấp chỉ có 12 số trứng nở thành gà con. Các hợp tử nở thành gà con có
936 NST đơn. Số trứng còn lại được thụ tinh nhưng không nở thành gà con. Số tinh trùng sinh ra phục vụ
cho gà giao phối có 624000 NST đơn và số tinh trùng trực tiếp thụ tinh chiếm 1/1000 so với tổng số tinh
trùng tham gia thụ tinh.
a) Xác định số trứng được thụ tinh.
b) Các trứng gà không nở thành gà con có tổng số NST bằng bao nhiêu ?
c) Tính số lượng NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp cho quá trình giảm phân tạo
đủ số tinh trùng thỏa mãn cho quá trình thụ tinh ?
Câu 5: (4,0 điểm)
Cho bò lông đen, không sừng lai với bò lông vàng, có sừng. F1 thu được toàn bò đen, có sừng. Cho bò
F1 lai với bò chưa rõ kiểu gen, F2 thu được 75% bò đen, có sừng : 25% bò đen, không sừng.
1. Xác định kiểu gen của các bò trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
2. Giả sử ngay F1 thu được kết quả: 32 lông đen,có sừng ; 34 lông đen, không sừng ; 12 lông vàng, có
sừng ; 11 lông vàng, không sừng. Xác định kiểu gen của bố mẹ.
Biết mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên các NST khác nhau.
Câu 6: (3,0 điểm)
Ở người, bệnh bạch tạng và điếc di truyền do một gen lặn nằm trên các NST thường khác nhau qui
định. Một cặp vợ chồng không mắc các bệnh trên sinh ra một đứa con mắc cả hai bệnh đó, nếu họ sinh con
thứ hai thì xác suất mắc cả hai bệnh là bao nhiêu, một bệnh là bao nhiêu?

-----------------Hết-----------------
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (3,0 điểm)
a/ (1,5 điểm)
* Vai trò của gan: (1,0 đ)
- Tiết dịch mật để giúp tiêu hóa thức ăn.
- Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12).
- Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể.
- Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin...
* Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó
tiêu và làm bệnh gan nặng thêm. (0,5 đ)
b/ (1,5 điểm)
* Khi nuốt thì ta không thở.
- Vì lúc đó khẩu cái mềm (lưỡi gà) cong lên đậy hốc mũi, nắp thanh quản (tiểu thiệt) hạ xuống đạy kín khí
quản nên không khí không ra vào được. (0,75 đ)
* Vừa ăn vừa cười đùa bị sặc.
Vì: Dựa vào cơ chế của phản xạ nuốt thức ăn. Khi nuốt vừa cười vừa nói, thì nắp thanh không đạy kín khí
quản=> thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí làm ta bị sặc. (0,75 đ)

Câu 2: (4,0 điểm)


a/ (2,0 điểm) Điều kiện:
- Tính trạng hoa đỏ phải trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Nếu trội không hoàn toàn thì đời F2
sẽ có tỉ lệ kiểu hình 1:2:1.
- Số lượng cá thể ở đời F2 phải đủ lớn thì đời F2 mới có tỉ lệ 3:1. Nếu số lượng không đủ lớn thì đời F2
sẽ có tỉ lệ xấp xỉ 3:1.
- Không phát sinh đột biến, quá trình giảm phân và thụ tinh bình thường.
- Các loại giao tử có khả năng thụ tinh bình thường. Các hợp tử có sức sống như nhau.
Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
b/ (2,0đ)
Sinh sản hữu tính là sự sinh sản dựa vào hai quá trình giảm phân và thụ tinh:
- Trong giảm phân: NST xảy ra nhân đôi một lần (ở kì trung gian I) và phân li hai lần (ở kì sau I và kì
sau II) dẫn đến tạo ra bộ NST đơn bội n trong các giao tử.
- Trong thụ tinh: khi hai giao tử đực và cái kết hợp dẫn đến xảy ra sự tổ hợp của hai bộ NST đơn bội n
của hai giao tử, tạo trở lại bộ NST 2n trong hợp tử.
Vậy sự kết hợp giữa hai quá trình giảm phân và thụ tinh giúp cho bộ NST đặc trưng của loài được ổn
định qua các thế hệ cơ thể khác.
Ngoài ra, nguyên phân còn tạo ra sự ổn định của bộ NST từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác
của cùng một cơ thể ở loài sinh sản hữu tính.
Tóm lại , bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết
hợp của ba quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 3: (3,0 điểm)
- Những điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân:
+ Giống nhau: (1,0 điểm)
. Trong mỗi lần phân bào đều xảy ra các kì: trung gian, đầu, giữa, sau và cuối. NST đều xảy ra các hoạt
động như: duỗi, xoắn, tự nhân đôi, đóng xoắn, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân li về
cực của tế bào.
. Các hoạt động của màng nhân, nhân con, thoi vô sắc, màng tế bào chất, trung thể trong từng kì tương
ứng trong cả 2 quá trình tương tự nhau.
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
+ Khác nhau: (2,0 điểm)
Nguyên phân Giảm phân
Xảy ra 1 lần phân bào từ 1 tế bào mẹ tạo ra 2 tế Xảy ra 2 lần phân bào từ 1 tế bào mẹ tạo ra 4 tế
bào con bào con
Số NST trong tế bào con bằng 2n giống tế bào mẹ Số NST trong tế bào con bằng n, giảm một nửa so
với tế bào mẹ.
NST có một lần xếp trên mặt phẳng xích đạo của NST có hai lần xếp trên mặt phẳng xích đạo của
thoi phân bào và phân li về cực tế bào. thoi phân bào và phân li về cực tế bào.
Không xảy ra tiếp hợp NST. Xảy ra tiếp hợp NST ở kì đầu 1.
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm.
Câu 4: (3,0 điểm)
a. (1,0 điểm)
Theo đề bài, ta có:
12 x 2n = 936
→ 2n = 78
Gọi k là số tinh trùng được tạo ra, ta có:
n x k = 624000
39 x k = 624000
→ k = 16000
- Số tinh trùng trực tiếp thụ tinh là:
1/1000 x 16000 = 16 (tinh trùng)
- Số trứng được thụ tinh = số tinh trùng được thụ tinh = 16 (trứng)

b. (1,0 điểm)
- Các trứng không nở thành gà:
16 – 12 = 4 (trứng)
- Số NST có trong trứng gà không nở:
2n x 4 = 78 x 4 = 312 (NST)
c. (1,0 điểm)
- Số tinh bào bậc I: 16000: 4 = 4000 (TBBI)
- Số NST đơn mới môi trường phải cung cấp cho quá trình giảm phân = số NST trong TBBI:
4000 x 2n = 4000 x 78 = 312000 (NST)
Vậy số NST môi trường cung cấp là 312000.
Câu 5: (4,0 điểm)
a/ (2,0 điểm)
Bò lông đen, không sừng lai với bò lông vàng, có sừng
F1 : đều tạo bò lông đen, có sừng → P thuần chủng; tính trạng lông đen, có sừng trội hoàn toàn
so với lông vàng, không sừng.
* Qui ước:
Gen A qui định tính trạng lông đen
A len a qui định tính trạng lông vàng
Gen B qui định tính trạng có sừng
Gen b qui định tính trạng không sừng.
( 0,25 điểm)
* Kiểu gen P: (1,0 điểm)
- Bò lông đen, không sừng có kiểu gen: AAbb
- Bò lông vàng, có sừng có kiểu gen: aaBB.
→ Bò F1 có kiểu gen: AaBb (lông đen, có sừng)
Nếu bò F1 lai với bò chưa biết kiểu gen. Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F2:
. 100% lông đen → P: AA X AA hoặc AA X Aa
. có sừng / không sừng = 75% : 25% = 3 : 1 Kết quả phép lai tuân theo qui luật phân li → P: Bb
X Bb
Ta có kiểu gen của bò F1 : AaBb. Suy ra bò lai với F1 có kiểu gen AABb (lông đen, có sừng)
* Sơ đồ lai từ P → F2: (0,75 điểm)
PTC:lông đen, không sừng X lông vàng, có sừng
AAbb aaBB
Gp: Ab aB
F 1: AaBb (100% lông đen, có sừng)
F 1: AaBb X AABb (lông đen, có sừng)
GF1: AB, Ab, aB, ab AB, Ab
F2: Tỉ lệ kiểu gen: 1 AABB : 2AABb : 1AaBB : 2AaBb : 1AAbb : 1Aabb

Tỉ lệ kiểu hình: 3 lông đen, có sừng : 1 lông vàng, không sừng

b. Xét tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng ở F1:

- Lông đen/lông vàng = (32 +34)/(12 + 11) ≈ 3:1 Phép lai tuân theo qui luật phân li của Menđen → P: Aa

X Aa.

- Có sừng/không sừng = (32 + 12)/(34 + 11) ≈ 1 : 1 Kết quả phân tính của phép lai phân tích → P: Bb X

bb.

Vậy P: AaBb (lông đen, có sừng) X Aabb (lông đen, không sừng)

( 1,0 điểm)

* Sơ đồ lai: ( 1,0 điểm)

P: AaBb X Aabb

GP: AB, Ab, aB, ab Ab, ab

F1: Kiểu gen: 2AABb : 1AAbb : 1AaBb : 2Aabb : 1aaBb : 1aabb

Kiểu hình: 3 lông đen, có sừng

3 lông đen, không sừng

1 lông vàng, có sừng

1 lông vàng, không sừng.

Câu 6: (3,0 điểm)


* Qui ước gen: (0,25 đ)

- Gen A qui định tính trạng không bị bệnh bạch tạng.

- Gen a qui định tính trạng bị bệnh bạch tạng

- Gen B qui định tính trạng không bị bệnh điếc

- Gen b qui định tính trạng bị bệnh điếc.


* Kiểu gen P: (0,25 đ)

- Kiểu gen của bố, mẹ không mắc bệnh là: A-B-

Ta có kiểu gen của con mắc cả hai bệnh trên là: aabb

Aabb nhận 1 giao tử ab từ bố và 1 giao tử ab từ mẹ.

→ Kiểu gen của bố mẹ là: AaBb

- Xét cặp lai (Aa x Aa) thì F : ¼ AA ; ½ Aa ; ¼ aa → tỉ lệ: ¾ không mắc bệnh, ¼ mắc bệnh bạch tạng

(0,5 đ)

- Xét cặp lai (Bb x Bb) thì F: ¼ BB ; ½ Bb ; ¼ bb→ tỉ lệ: ¾ không mắc bệnh, ¼ mắc bệnh điếc (0,5 đ)

- Xác suất để đứa con thứ hai mắc cả hai bệnh là: ¼ (mắc bệnh bạch tạng) x ¼ mắc bệnh điếc = 1/16

(0,5 đ)

- Xác suất để đứa con thứ hai mắc một bệnh: (1,0 đ)

+ mắc một bệnh bạch tạng: ¼ x ¾ = 3/16

+ mắc một bệnh điếc: ¼ x ¾ = 3/16

Mỹ Phong, ngày 04 tháng 10 năm 2020

Giáo viên ra đề

Nguyễn Thị Oanh Kiều

You might also like