Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 22

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM

NỘI DUNG ÔN TẬP

6. Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của văn hoá trong phát triển ở Việt
Nam hiện nay. Cho ví dụ minh hoạ.
9. Nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.
11. Những yếu tố cấu thành chủ nghĩa yêu nước của người Việt.
* Những yếu tố hình thành chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam.
- Khái quát chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam
- Yếu tố chủ nghĩa yêu nước
+ Yếu tố tự nhiên:
 Việt Nam có điều kiện địa chất trẻ, nhiều sông, ao hồ, đồi núi…
 Thời tiết đa dạng => người dân phải tự mình khai khẩn, đắp đập be bờ… mới có thể sinh sống
được
+ Yếu tố xã hội:
 Việt Nam được hình thành sau làng xóm
 Thời buổi đầu là liên minh các bộ lạc với phong tục “góp làng thành nước” thì vai trò của vua
nhiều khi “phép vua thua lệ làng”
 Người đứng đầu làng không theo cha truyền con nối mà có quan niệm bình đẳng
+ Yếu tố lịch sử:
 Đất nước sớm hình thành từ đó dẫn đến ý thức quốc gia sớm hình thành.
 Thử thách qua ngàn năm lịch sử. Đất nước mà người dân luôn phải đoàn kết bảo vệ trước sự dòm
ngó của ngoại bang.
 Tinh thần quốc gia dân tộc được bảo vệ nguyên vẹn mà còn được mài sắt => bản lĩnh của con
người Việt Nam.
* Vai trò của văn hóa trong phát triển ở Việt Nam hiện nay? Ví dụ.
- Văn hóa là nền tảng của xã hội
+ Một xã hội có văn hóa là một xã hội có tri thức, có tri thức là có nền văn hóa ( Sau cách mạng tháng
8/1945, hơn 90% dân số nước ta mù chữ, Bác Hồ đã đề ra chính sách “ diệt giặc dốt”.
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Muốn kinh tế - xã hội phát triển thì phải có nguồn lực lao động có văn hóa.
+ Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội (Hà Nội muốn phát triển KT-XH thì phải có
dân văn hóa, đầu tư vào giáo dục…)
*Nguồn gốc và ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên.
* Nguồn gốc bản địa:
- Nguồn gốc tâm linh => có niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn sau khi chết ( Vạn vật hữu linh)
- Nguồn gốc xã hội: gắn liền với kinh tế tiểu nông ( mỗi gia đình là một kinh tế, chế độ phụ hệ)
- Nguồn gốc tâm lý: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam thể hiện lòng biết ơn, sự tưởng nhớ đến
ông bà cùng sự sợ hãi với những người đã khuất của người đang sống
+ Sự du nhập Đạo giáo, Phật giáo => thể chế hóa, hệ thống hóa giúp hoàn chỉnh hệ thống thờ cúng tổ
tiên
* Ý nghĩa:
- Đáp ứng nhu cầu tâm linh => tạo dựng các giá trị truyền thống ( uống nước nhớ nguồn…)
- Là cội nguồn của lòng yêu nước
- Góp phần tạo nên cố kết cộng đồng ở 3 cấp độ: gia đình, dòng họ - tình làng nghĩa xóm – quốc gia
(quốc giỗ ngày mùng 10/3 âm lịch…..)
* Tác động của toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa dân tộc ? Ví dụ.
- Bản sắc văn hóa dân tộc là sự phân biệt giữa cộng đồng này và cộng đồng khác
VD: 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam
- Nếu bản sắc văn hóa là sự phân biệt thì toàn cầu hóa là quá trình xóa đi khoảng cách, lấp đi ranh giới
VD: Văn hóa đô thị
- Các dân tộc, cá nhân, doanh nghiệp buộc phải liên kết với nhau
VD: Rất nhiều nhà máy liên kết lại với nhau
- Toàn cầu hóa hàm chứa 2 khuynh hướng song song và trái ngược
+ Đặt nền móng văn hóa theo nghĩa rộng văn hóa nhân loại
VD: Văn hóa giáo thông, tri thức…..
+ Tạo ra một nhu cầu khẳng định bản sắc văn hóa đứng trước nguy cơ bị hòa tan
VD: Các nghị quyết của Đảng nêu ra phương châm “hội nhập nhưng không hòa tan”
- Với Việt Nam cần được nhận thức: nguy cơ - thách thức => mỗi cộng đồng, tộc người cần phải giữ
được bản sắc văn hóa => phát triển xã hội, tạo cuộc sống tốt đẹp và giữ được bản sắc.

CÂU 1: Định nghĩa/ Khái niệm về văn hoá. Phân biệt văn hoá với văn minh, văn hiến, văn
vật.
 Phân tích định nghĩa văn hóa :
Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có rất nhiều cách định nghĩa và quan niệm,
hiện có từ vài trăm đến vài ngàn định nghĩa về văn hóa trên thế giới. Mỗi định nghĩa đều có
những cách nhìn văn hóa từ nhiều phương diện và thành tố khác nhau.Với ánh sáng văn hóa của
chủ nghĩa Mác-Lênin và sự kết tinh tinh hoa văn hóa ngàn năm của nhân dân Việt Nam, sự chắt
lọc tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với những hoạt động thực tiễn phong phú, Chủ tịch HCM
đã sớm đưa ra một định nghĩa văn hóa tiêu biểu trong mục Đọc sách ở cuối tập “Nhật kí trong tù”
(1942-1943): “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hang ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát
minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” (HCM toàn
tập, NXB CTQG, H.2000, T3, tr431).
Định nghĩa văn hóa của HCM vừa mang tính khoa học vừa mang tính sáng tạo bởi định nghĩa của
Người dựa trên các quan điểm:
- Quan điểm hệ thống: Văn hóa là một hệ thống những phát minh do con người sáng tạo ra trong
quá trình lao động. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 nhân
tố chủ yếu của đời sống xã hội. Thậm chí văn hóa có tác động chi phối đến các mặt của xã hội.
Nếu nền văn hóa của một quốc gia, một dân tộc có sự biến đổi thì các mặt kinh tế, chính trị, và
đặc biệt là xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
- Nó mang tính khoa học vì nội hàm văn hóa mà Người đưa ra không quá hẹp, không quá rộng,
nó phù hợp với mọi điều kiện đời sống xã hội trong quá trình phát triển của con người. Bản chất
văn hóa trong quanniệm của HCM là hướng đến chủ nghĩa nhân văn cao cả. Văn hóa được hiểu
đồng nghĩa với những giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Đây cũng chính là những nét tương đồng mà
UNESCO mãi đến 1982 mới thống nhất được. Đó chính là vì con người, vì sự phát triển toàn
diện của con người.
- Quan điểm phát triển: văn hóa là tổng hòa các phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của
con người, cùng với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người ngày càng hoàn thiện
hơn. Văn hóa theo HCM là nét riêng biệt chỉ có ở loài người, được hình thành từ “lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống”. Trong quá trình lao động sản xuất vật chất và tinh thần, văn
hóa thể hiện trình độ Người trong mỗi một con người. Do đó, phát triển văn hóa cũng chính là
phát triển con người.
- Quan điểm toàn diện: theo HCM, văn hóa là một kiến trúc thượng tầng mà trong đó bao gồm cả
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo…(văn hóa phi vật thể) và các công trình kiến
trúc được tạo ra do hoạt động thực tiễn của con người (văn hóa vật thể). Điểm đặc biệt trong định
nghĩa văn hóa của HCM đó chính là đã đưa tôn giáo trở thành một thành tố cấu thành nên văn
hóa. Đây là một điểm sáng tạo của người so với các định nghĩa trước đó về văn hóa, kể cả với
quan điểm của CN M-L. CN Mác cho rằng: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, ru ngủ nhân
dân”. Bác thì khẳng định: “Tôn giáo có ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần của nhân dân, đoàn
kết tôn giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn phục vụ cho cách mạng. Bản
thân Người cũng chính là sự hòa hợp của nhiều giá trị tôn giáo, của tinh thần khoan dung tôn
giáo. Tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng là một trong những quyền cơ bản của con người mà
UNESCO đã nói đến trong thập kỉ 80.
Trong định nghĩa văn hóa của HCM, con người là trung tâm, văn hoá gắn chặt với con người, thể
hiện qua khía cạnh: Văn hóa do con người sáng tạo ra, con người là chủ nhân trung tâm của
những giá trị do chính họ phát hiện, sáng tạo, chiếm hữu…; văn hóa phục vụ cho mục đích sống
của con người, cho sự sinh tồn của con người; văn hóa nâng cao giá trị của con người.
Tóm lại, theo ĐN trên, văn hóa vừa là nền tảng vật chất, tinh thần, vừa là động lực phát triển của
xã hội. ĐN văn hóa của HCM đã khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của các định nghĩa và
quan niệm trước đó, xứng đáng là một trong những định nghĩa tiêu biểu bậc nhất về văn hóa.
 Phân biệt văn hóa với văn minh
Từ văn hóa và văn minh hay bị dùng nhầm lẫn với nhau, thật ra, văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giátrị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Còn văn minh là trình
độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn,
một thời đại, hoặc cả nhân loại.
Như vậy, văn minh khác với văn hóa ở 4 điểm cơ bản:
- T1, trong khi văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại
- T2, trong khi văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía
cạnh vật chất, kĩ thuật.
- T3, trong khi văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc –
quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ
biến và lây lan.
- T4, về nguồn gốc. Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn
bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tại cựu LĐ
Âu-Á (Eurasia) đã hình thành 2 vùng văn hóa lớn là “p.Đ” và “p.T”: p. T là khu vực tây-bắc gồm
toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran), p.Đ là khu vực đông-nam gồm châu Á và châu Phi. Các nền văn
hóa cổ đại lớn mà nhân loại biết đến đều xuất phát từ phương Đông: Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng
Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là Hy-La (Hi Lạp và La Mã) cũng có nguồn gốc
từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa Ai
Cập và Lưỡng Hà. Các nền văn hóa phương Đông đều
hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi có địa hình và khí hậu rất thuận tiện cho
SXNN. Ở các ngôn ngữ p.T, từ “vh” bắt nguồn từ cultus tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”, còn
từ “vm” thì bắt nguồn từchữ civitas có nghĩa là “thành phố”.
Tuy nhiên, vì vh và vm đều chỉ những thành tựu hoạt động sáng tạo của con người, nên vẫn có xu
hướnglẫn lộn hai khái niệm đó với nhau. Hơn nữa, tuy khác nhau nhưng văn hóa và vm lại có
mqh với nhau, vì:
- Sự tiến bộ kĩ thuật nói riêng, sự chuyển đổi từ nền vm này sang nền vm khác là một nhân tố
quan trọng hàng đầu làm biến đổi nền văn hóa của cộng đồng.
- Sự biến đổi văn hóa ấy có thể diễn ra theo 2 hướng: hoặc tạo nên những giá trị văn hóa mới trên
cơ sở phát huy những giá trị của truyền thống văn hóa cũ, hoặc phá hủy những giá trị truyền
thống văn hóa cũ, gây nên sự mất ổn định trong đời sống văn hóa-XH của cộng đồng, thậm chí có
thể gây nên những nguy cơ diệt vong của cộng đồng.
- Do đó, văn hóa (các giá trị văn hóa) có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ không thể đảo ngược
của vm; văn hóa không chỉ có vai trò quy định cách thức và mục đích sử dụng những tiến bộ kĩ
thuật, mà còn có vai trò quy định cả phương hướng của sự tiến bộ kĩ thuật (cách ứng xử với TN,
MT).
 Ví dụ :
- Văn hóa: văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Đại Việt…
- Văn minh: văn minh VL-AL, văn minh trống đồng Đông Sơn…

CÂU 4. Các đặc trưng cơ bản của văn hóa. Lấy ví dụ minh hoạ.
Tính nhân sinh
+ Là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa.Nói đến văn hóa là nói đến con người.Văn hóa là sẳn
phẩm của trình độ phát triển bản chất người,là nơi hình thành,nuôi dưỡng nhân cách con
người.Con người vừa là chủ thể,vừa là sản phẩm và còn là đại biểu mang các giá trị văn hóa.
+ Văn hóa được tạo thành bởi các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.Thuộc
tính này cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với những sản vật tự nhiên chưa qua
bàn tay sáng tạo của con người.Theo đó,1 đất nước có thể giàu khoáng sản,dầu mỏ,các nguồn lợi
thiên nhiên nhưng chưa hẳn già có về văn hóa.Văn hóa là thành quả lao động sáng tạo lao động
của nhân loại.Những thành quả ấy phải phục vụ sự phát triển toàn diện của con người.Phục vụ
cuộc sống hạnh phúc trong an toàn của toàn thể xã hội.
Tính nhân sinh là cơ sở làm nên giá trị nhân văn của văn hóa.Giá trị nhân văn là thực chất của
văn hóa, là cái tạo nên nội dung,bản chất của 1 nền văn hóa. Tính hệ thống
+ Là 1 tổ hợp hữu cơ,bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau, tương tác,tương
thành,chi phối và chế ước lẫn nhau.Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
xã hội,là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội..Văn hóa là sản phẩm mang tính xã hội cao do mọi
người cùng chung sức tạo ra.
Tính lịch sử
+ Đây là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của văn hóa.Một nề văn hóa bao giờ
cũng cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên chiều dài lịch sử.Văn hóa là 1 quá trình vận
động liên tục,không giá đoạn.Là sản phẩm của 1 xã hội,1 thời đại nhất định,là di sản của xã
hội,văn hóa đồng thời là 1 quá trình không ngừng tích lũy,đổi mới.Tính lịch sử của văn hóa được
duy trì bằng truyền thống văn hóa.Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính
cộng đồng. Tính giá trị
+ là đặc trưng quan trọng của văn hóa.Giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng chấp nhận và
theo đuổi.Giá trị văn hóa là “thành quả mà dân tộc hay 1 con người đạt được trong quan hệ với
thiên nhiên,với xã hội và trong sự phát triển của bản than mình.Nói tới giá trị vh là nói tới thái
độ,trách nhiệm và những quy tắc ứng xử của mọi người trong những quan hệ giữa bản thân mình
với gia đình,xã hội và thiên nhiên.Văn hóa chỉ bao gồm các giá trị,các vẻ đẹp.
Tính dân tộc của văn hóa
+ Là đặc trưng cho ta thấy cách thức tồn tại và biểu hiện của mọi cộng đồng,mọi nền văn
hóa.Một nền văn hóa cụ thể luôn chịu sự chi phối,chế ước của hoàn cảnh tự nhiên và rất nhiều
điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.
Ví như:Có cây chè thì mới có văn hóa uống trà,có văn phòng tiếp khách và thời gian nhàn rỗi
mới có cái gọi là”văn hóa salong” của giới quý tộc châu Âu.
▪ Mỗi dân tộc sẽ có 1 ngôn ngữ chung,tuân thủ phong tục tập quán chung, cùng chia sẻ những
điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần,nuôi dưỡng thành tố chất tâm lí và tính cách chung.Đó là
biểu hiện tính dân tộc của văn hóa.
▪ Đặc trưng cơ bản của văn hóa có thể giúp chúng ta nhận thuwsc1 cách đầy đủ,toàn diện hơn về
bản chất của văn hóa.

CÂU 5. Các chức năng cơ bản của văn hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.
* chức năng tổ chức xã hội
▪ Tính hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Khi nói đến đặc trung của văn hóa ta đã nêu
lên tính chất này để lưu ý rằng đây là một thuộc tính bản chất, thể hiện mối liên hệ khăng khít
hữu cơ, sự xâm nhập, tương tác, chi phooisvaf chế ước lẫn nhau giữa các thành tố văn hóa cùng
tạo nên diện mạo, sức sống và bản chất sâu xa của 1 nền văn hóa. Văn hóa với tư cách là 1 hiện
tượng xã hội, thẩm thấu, hiện diện và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ tính hệ
thống mà thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Đây là một chức năng quan trọng, nó duy trì
kết cấu xã hội, thực hiện sự liên kết và tổ chức đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế xã
hội-văn hóa.Thiết chế xã hội là 1 chức năng hoạt động xã hội được đặt ra để duy trì và phát triển
các chức năng của xã hội, còn được xem như là đại diện của hệ thống chuẩn mực xã hội, vận
hành trong mọi sinh hoạt kinh tế,chính trị , pháp luật,tôn giáo,văn hóa-xã hội…
* Chức năng điều tiết xã hội
▪ Đặc trưng quan trọng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Hiểu một cách ngắn gọn thì giá trị là
những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và theo đuổi.Giá trị là nhân tố quan trọng của hành
vi cá nhân.Nó điều chỉnh các nguyện vọng và hành động của 1 con người, là cơ sở để đánh giá
hành vi và định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng đồng.Do đó giá trị xác định các
tiêu chuẩn của thang bậc xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống chung.
▪ Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có nhiều nhu cầu và họ phải thường
xuyên lựa chọn các phương thức ứng xử thích hợp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình.Sự lự
chọn đó giống như 1 hành động giá trị có liên quan mật thiết với tiêu chuẩn của khung giá trị
chung của cộng đồng.Với mức ổn định lớn, khung giá trị này là cơ sở để các thành viên trong
cộng đồng lựa chọn các phương thức hoạt động, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với
yêu cầu và chuẩn mực của xã hội.Nền văn hó nào cũng có 1 bảng giá trị được coi như bộ chỉnh
của xã hội.Bảng giá trị xã hội làm nhiệm vụ định hướng cho mục tiêu phấn đấu của mỗi các nhân
và cộng đồng…Căn cứ vào đó mà xã hội thường xuyên chấp nhận, sàng lọc điều chỉnh để duy trì
sự ổn định và không ngừng tự hoàn thiện, văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ 2 là
điều tiết xã hội.
* Chức năng giáo dục
▪ Đặc trưng quan trọng thứ 3 của văn hóa đó chính là tính lịch sử.Văn hóa là sản phẩm của hoạt
động con người, chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội.Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó
bao giờ cũng hình thành trong 1 quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ.Tính lịch sử tạo cho
văn hóa một bề daỳ,1 chiều sâu.Nó tạo nên các trầm tích và truyền thống văn hóa.Nhờ đó, văn
hóa thực hiện được chức năng giáo dục.Nhân cách con người được tạo dựng và hun đúc, trước
hết bởi các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.Một đứa trẻ mới sinh chưa thực sự là con
người bởi nó chưa tiếp nhận được 1 phẩm chất xã hội nào của loài người truyền cho cả.Đúng như
nhà xã hội học người Mĩ R.E Pacco đã nói :” Người k đẻ ra người. đưa trẻ chỉ trở nên người trong
quá trình giáo dục.Truyền thống văn hó luôn thực hiện chức năng giáo dục của mình đối với con
người.Bằng con đường giáo dục hữu thức và vô thức từ khi chào đời cho đến khi trưởng thành,
con người nhận được sự dạy bảo của truyền thống văn hóa.
Trong các chức năng của văn hóa thì chức năng giáo dục là chức năng bao trùm nhất.Nó đóng vai
trò định hướng giá trị, chuẩn mực xã hội cho con người, quyết định việc hình thành và phát triển
nhân cách con người.Từ chức năng này mà văn hóa phát sinh thêm chức năng là đảm bảo tính kế
tục lịch sử.Các chức năng khác như nhận thức, thẩm mĩ, dự báo, giải trí có thể coi như là những
tiểu chức năng hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa.
*Chức năng giao tiếp
▪ Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân bản(nhân sinh).Đây là thuộc tính cốt lõi của văn
hóa.Nó cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên.văn hóa là cái
tự nhiên được biến đổi bởi con người.Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính
chất như khai khoáng, đẽo gỗ hoặc tinh thần như đặt tên, tạo truyền thống cho các cảnh quan
thiên nhiên.
▪ Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội,, văn hóa trở thành 1 công
cụ giao tiếp quan trọng.Thông qua ngôn ngữ, chữ viết, con người tiếp xúc với nhau, trao đổi với
vói nhau, thông báo cho nhau, yêu cầu hoặc tiếp nhận ở nhau các thông tin cần thiết về hoạt động
của cộng đồng..Cùng với ngôn ngữ và vượt lên trên tính trực tiếp của ngôn ngữ,văn hóa bằng hệ
thống các giá trị chi phối cách ứng xử và giáo tiếp của cá nhân với bản thân, gia đình và cộng
đồng. Mọi nền văn hóa đều hướng đến con người,vì cuộc sống của con người và cộng đồng.Nhờ
đặc điểm chung này, văn hóa còn đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa các thế hệ, các dân tộc, quốc
gia, tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa.Bằng tính vị nhân sinh, văn hóa thwucj
hiện được chức năng thứ 4 của mình đó là chức năng giao tiếp.Nếu ngôn ngữ là hình thức của
giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Văn hóa được coi là sợi dây nối liền nhân dân các nước
và các dân tộc…Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng lẫn nhau xưa nay đều thể hiện sâu
sắc qua văn hóa,nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con
người.

CÂU 7: Những thành tựu và đặc điểm nổi bật của nền văn minh Đại Việt.
Lĩnh vực Thành tựu
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo và được các triều đại quan tâm.
Kinh tế
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được xây dựng và
Chính trị
phát triển đến đỉnh cao dưới thời Lê Thánh Tông.
Tư tưởng, tôn giáo - Tư tưởng: dân tộc và thân dân.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tín ngưỡng này tạo nên tinh
thần cởi mở, hòa đông tôn giáo của người Việt.

- Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo có điều kiện phát triển ở Việt Nam
ở từng thời kì
- Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự
cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt.
Giáo dục và văn học
- Văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học dân gian tiếp tục phát
triển.
- Sử học: đã hình thành nên các cơ quan chép sử của nhà nước được gọi là
Quốc sử, nhiều bộ sử được biên soạn.

- Địa lý học: công trình như Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ sách, Đại Nam
nhất thống chí, Gia Định thành thông chí,…

- Toán học: tác phẩm như Lập thành toán pháp, Toán pháp đại thành, Khải
minh toán học,…
Khoa học
- Khoa học quân sự: có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều phát minh như
súng đại bác, thuyền chiến có pháo. Tư tưởng quân sự cũng được xây dựng
và hoàn thiện.

-Y học: bộ sách Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư, Hải
Thương y tông tâm lĩnh,…Có nhiều danh y như Nguyễn Bá Tĩnh, Lê Hữu
Trác,…
- Âm nhạc:

+ Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm,…

+ Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng, gắn liền với quốc
thể.

+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm đã trở thành truyền thống chung của
Nghệ thuật
các cộng đồng dân tộc Việt Nam.

- Nghệ thuật:

+ Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần.

+ Điêu khắc trên đá, trên gốm rất độc đáo, mang đậm đà bản sắc dân tộc và
có sự tiếp thu nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc và Chăm-pa.
Thành tựu mà em ấn tượng nhất đó chính là sự ra đời của chữ Nôm, vì:
- Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai
trò, địa vị của tiếng Việt.

- Chữ Nôm ra đời đã đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của nền văn hóa dân tộc, giai
đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất.

- Xuất hiện những thể loại văn học mới, như: ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát, song thất lục bát
và truyện thơ luật Đường, đây là những thể loại sử dụng ngôn ngữ thi ca dân tộc.

CÂU 8. Chức năng của phong tục tập quán trong văn hóa Việt Nam.
3.1.1. Trong văn hóa Việt Nam:
Phong tục, tập quán là một lĩnh vực của văn hóa, là những di sản văn hóa vô giá, làm nên sự khác
biệt của văn hóa dân tộc, và như đã nói, là lĩnh vực rộng lớn nhất của văn hóa. Nói tới phong tục,
tập quán là nói tới diện văn hóa, để phân biệt với lễ hội là điểm văn hóa. Cũng giống như các lĩnh
vực văn hóa khác, phong tục, tập quán mang đặc điểm dân tộc, lịch sử, giai cấp rõ nét. Mỗi dân
tộc, sắc tộc lại có phong tục, tập quán của riêng mình. Phong tục, tập quán góp phần làm nên bộ
mặt của văn hóa từng thời đại, bởi tính lịch sử của nó. Phong tục, tập quán cũng mang tính giai
cấp, tính chính trị hay tư tưởng nhất định, nhất là những tư tưởng của giai cấp thống trị. Những
“thói quen” của các đấng bề trên, cả những thói quen tốt lẫn những thói quen xấu đều dễ dàng
được các tầng lớp xã hội bên dưới tập nhiễm, học theo. Không ít những phong tục, tập quán quá
khứ trở thành những nét đẹp văn hóa muôn đời, những mĩ tục, được nâng niu, gìn giữ qua các thế
hệ người Việt. Nhưng cũng coi không ít những phong tục, tập quán quá khứ là những cái lạc hậu,
tiêu cực, những thủ tục cản trở con người trong cuộc sống, nhất là những thủ tục về hôn nhân, ma
chay, cưới xiu, những thủ tục mê tín dị đoan hay những thủ tục trói buộc tự do và quyền bình
đẳng của con người… Ngay trong thời hiện đại, nhiều thói quen văn hóa tốt đẹp đã hình thành,
trở thành những phong tục, tập quán tốt đẹp của xã hội văn minh. Nhưng cũng xuất hiện những
thói quen văn hóa, những phong tục tập quán làm tổn hại đến đạo đức, nhân phẩm, tính trung
thực, trọng hiền tài, tính công minh chính đại của việc hành pháp. Phong tục, tập quán mang
nhũng giá trị văn hóa phố quát của cả cộng đồng. Đó là những nguyên tắc, quy định, quy phạm
văn hóa của cộng đồng, được mọi người công nhận và thuân thủ theo. Phong tục, tập quán vừa là
kết quả do con người tạo ra, vừa là một yếu tố khách thế chi phối đời sống con người, như những
luật lệ văn hóa bất thành văn…
Vai trò của phong tục, tập quán trong nền văn hóa còn thấy rõ ở chỗ nó phản ánh, hay là kết quả,
của những điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống cụ thể của từng
dân tộc, từng vùng miền. Nó cũng phản ánh đời sống tinh thần, tâm hồn con người qua các thời
kỳ lịch sử khác nhau. Phong tục, tập quán thể hiện thói quen, nếp sống, điều kiện sống dân tộc,
thể hiện đời sống tâm linh, tôn giáo của các dân tộc khác nhau; nó cũng thể hiện nhu cầu, khát
vọng sống của con người, có tác dụng kích thích sản xuất, tiêu dùng, điều tiết sinh hoạt xã hội,
hay củng cố cấu trúc gia đình, làng xã, cộng đồng, chính quyền truyền thông

CÂU 10. Vai trò của Phật giáo và Nho giáo trong đời sống văn hoá người Việt.
PHẬT GIÁO là một tôn giáo lớn được truyền bá vào VN ngay từ đầu Công nguyên bằng cả 2
con đường: đường thủy thông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ, đường bộ thông
qua giao lưu vh với TQ. Phật giáo VN mang cả 2 sắc thái: đại thừa và tiểu thừa của TQ và Ấn
Độ. Phật giáo sớm hòa nhập vào vh bản địa VN, góp phần KĐ sự gắn bó của vh VN với cơ tầng
vh Đông Nam Á tiền sử. Phật giáo có vai trò rất lớn trong đs vh VN.
- Đối với dân tộc, Phật giáo đã từng là cơ sở của khối đại đoàn kết DT, luôn gắn bó với qtr đtr
dựng và giữ nước của DTVN.
+ Trong bc gần ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo VN đã hòa mình, gắn bó với DT thông qua việc
vận động tín đồ, Phật tử và nhân dân đoàn kết để phò vua, cứu nước, đánh đuổi ngoại xâm, giành
lại đl DT.
LSDT CMR Phật giáo đã có nhiều đóng góp vào sn dựng và giữ nước. Tín đồ Phật giáo cũng
hiểu rằng ĐN có đl thì Phật giáo mới ổn định, phát triển và hưng thịnh.
+ Phật giáo được xem là quốc giáo vào hai thời Lý (1010-1225) và Trần (1225-1400). Các vị vua
thời này đã tạo nên một triều đại lấy đức từ bi làm căn bản cho chính trị và luôn sống vì dân nên
đã cố kết lòng dân để vua tôi, dân chúng đoàn kết chung lòng chống ngoại xâm, XD ĐN.
- Phật giáo còn thể hiện rõ tinh thần nhập thế, góp phần vào nhiệm vụ phát triển chung của ĐN
trong nhiều thế kỉ.
+ Phật giáo VN kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng nào
VN, Phật giáo trở nên rất nhập thế.
+ Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. 971, vua
Đinh Tiên Hoàng phong cho đại sư Khuông Việt làm tăng thống; ông cùng pháp sư Đỗ Thuận
từng được giao tiếp sứ thần nhà Tống. Trước khi xuất quân đánh Tống, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý
kiến Sư Vạn Hạnh. Thời Lí, thiền sư Vạn Hạnh trở thành cố vấn về mọi mặt cho vua Lí Thái Tổ.
Thời Trần, các sử Đa Bảo, Viên Thông…đều tham gia chính sự.
+ Sự gắn bó đạo – đời còn thể hiện ở việc nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của
phái Thảo Đường thì có tới 9ng là vua quan đương nhiệm, vua Trần sau khi lên làm Thái Thượng
hoàng thì xuất gia sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm....; ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần
có chiếc vạc đồng lớn (1
trong 4 “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.
+ Vẫn truyền thống đó, đầu TK XX, Phật tử VN hang hái tham gia vào các hoạt động XH (cuộc
vđ đòi ân xá PBC và đám tang PCT). Thời Diệm-Thiệu, Phật tử Miền Nam đã tham gia tích cực
vào pt đtr đòi hb và ddlDT, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đtr phản đối nền độc tài của
GĐ họ Ngô, đỉnh cao là sk hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.
- Phật giáo đóng góp cho vh VN nhiều công trình kiến trúc quan trọng, đặc sắc.
+ Một trong những đóng góp qtr của vh Phật giáo là ngôi chùa, rất đb mà cũng vô cùng gần gũi,
gắn bó với ng dân. Chùa đã hòa nhập vào làng xã mà biến thành Chùa làng. Chùa làng là chùa
của làng, nhiều nơi lấy tên làng để đặt tên cho chùa và thường không phải chùa của sư, tuy rằng
vẫn có sư trụ trì. Vai trò của chùa làng rất quan trọng trong đs tinh thần của nhân dân vì ngôi
chùa góp phần hình thành tư tưởng đạo đức, nhân cách cho dân làng, trong đó phải kể đến vai trò
to lớn của nhà sư. “Chùa có sư như nhà có nóc”. Bởi vậy, một trong những điều đặc biệt là ĐN bị
xâm chiếm nhưng làng xã VN không mất, các sinh hoạt trong cộng đồng làng xã, trong đó ngôi
chùa vẫn cơ bản giữ được truyền thống, ít bị đồng hóa. Người dân từ nhiềuđời đã coi ngôi chùa là
trung tâm vh, là trường học góp phần GD nền đạo đức, lòng từ bi nên khi vừa dời đô về Thăng
Long, Lý Thái Tổ đã cho XD nhiều chùa và tuyển chọn hàng nghìn người ở kinh thành Thăng
Long xuất gia đi tu. Vì thế, thời Lí-Trần, trung tâm sinh hoạt vh dân gian ở các làng xã quanh các
ngôi chùa.
Sang thời Lê, khi khi những ngôi đình xh và phát triển thì chùa làng vẫn không giảm đi phần
quan trọng.
Các ngôi chùa nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay: chùa Phật Tích, chùa Dạm, Phổ Minh, Yên Tử,
Một Cột…
+ Sách vở Trung Hoa đời Minh truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là
An Nam tứ đại khí: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháo Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ
Minh. Đáng tiếc là tuyệt đại bộ phận các thành tựu văn hóa đều đã bị quân Minh tàn phá dã man.
- Đv mỗi ng dân VN dù là Phật tử hay không thì Phật giáo cũng góp phần nuôi dưỡng, củng cố,
phát triển CN nhân đạo, đức tính hòa hợp, tinh thần vị tha, những phẩm chất quý báu của con ng
VN. Người Việt tiếp nhận Phật giáo, đồng thời tiếp nhận những tư tưởng bình đẳng, bác ái, vô
ngã, vô thường…ở đạo Phật,những tư tưởng này cùng với tư tưởng cộng đồng cổ truyền đã làm
cản trở quá trình phân hóa g/c, làm dịu những cung đột g/c trong XH.
Sự đoàn kết, hòa hợp của Phật giáo và phát huy truyền thống hòa quyện giữa Phật giáo với Dân
tộc trên con đường phát triển của mình chắc hẳn sẽ làm cho Phật giáo đã, đang phát triển và sẽ
còn sống mãi trong lòng DT và giữa nền văn hóa DG của VN. Hiện nay, những giá trị văn hóa
truyền thống DT nói chung và vh Phật giáo nói riêng đang có dấu hiệu bị phai nhạt. Nhiều người
không hiểu giáo lí Phật giáo mặc dù đi chùa thường xuyên, trong đó có giới trẻ. Trong khi đó, sự
cám dỗ về vc ngày càng lớn, đạo đức XH xuống cấp nghiêm trọng, tệ nạn XH tràn lan, gây bất ổn
cho không ít GĐ và phức tạp cho XH, nhưng nhiều ng lại không tu học, không hiểu nhiều, hiểu
sâu. Đó là vđ cần được quan tâm để giữ gìn sự trong sáng của vh Phật giáo ở VN.

NHO GIÁO là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức XH có hiệu quả, được cho là do
Khổng Tử sáng lập. Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ: Tứ thư và Ngũ kinh. Nho giáo được
các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ra sức truyền bá một cách áp đặt
vào nước ta từ đầu Công nguyên. Trải qua hơn 2000 năm, Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến
nhiều mặt đs vh người Việt, đb là đs tinh thần và tổ chức XH.
- Nho giáo vào VN là Nho giáo của gđ PK tập quyền chứ không phải Nho giáo nguyên thủy
mang màu sắc phân quyền thời Khổng Tử nên nó là ý thức hệ đặc trưng của tầng lớp cai trị PK.
Sự thẩm thấu của Nho giáo vào đs ND vì thế cũng hạn chế.
+ Người dân coi Nho giáo là học vấn của g/c thống trị nên chỉ giữ thái độ “kính nhi viễn chi”. Họ
học Nho giáo để đi thi, làm quan nhiều hơn là học về lối sống. Người dân tiếp thu nhân sinh quan
của Nho giáo trong một chừng mực nhất định, không xung đột với phong tục và không trái lệ
làng.
+ Nhà Nho không tách thành một giai tầng đặc biệt, đỗ đạt thì ra làm quan, không đỗ/thôi quan
thì trở về làm người dân bình thường.
- Trong các hoạt động văn hóa, Nho giáo tác động chủ yếu vào các hoạt động văn hóa tinh thần:
+ Trong văn hóa tổ chức cộng đồng, ở cấp độ GĐ, Nho giáo phối hợp với văn hóa Hán làm hình
thành chế độ GĐ phụ hệ đi đôi với nam quyền cực đoan, tồn tại song hành với truyền thống trọng
nam đi đôivới trọng nữ của vh DG. Trong GĐ, gia tộc, quốc gia, Nho giáo trực tiếp làm hình
thành chế độ tông pháp, trao quyền thừa kế, thừa tự cho con trai trưởng chính dòng, song hành
với tập quán trao quyền thừa kế, thùa tự cho con trai út của DG. Trên bình diện QG, Nho giáo là
cơ sở làm hình thành tổ chức nhà nước của Đại Việt, bao gồm hệ thống hành chính, tổ chức quân
sự, quan chế, lương bổng…mô phỏng Trung Hoa, tồn tại song hành với tổ chức cộng đồng cấp
làng quê ra đời từ thời VL-ÂL
+ Về tín ngưỡng, nhà nho VN coi Nho giáo như tôn giáo, gạt bỏ, bài xích các tôn giáo khác ngoại
trừ những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vào thiên mệnh, việc
tế lễ, thờ cúng tổ tiên… Vì vật, trong Nho giáo là tôn giáo của đàn ông người Việt, bên cạnh các
tôn giáo dành cho các bà các cô như đạo Phật, đạo Mẫu…
+ Về phong tục, sự tác động của Nho giáo và văn hóa Hán đã làm Hán hóa một phần các phong
tục vòng đời, đặc biệt là phong tục hôn nhân, phong tục tang ma. Trong thời trung đại, các phong
tục này đều lấy hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán làm chuẩn mực. Chính vì vậy mà cho đến
ngày nay, vẫn còn nhiều người viết sách mô tả các phong tục và nghi thức ấy trong văn hóa Việt
Nam hiện đại như thể chúng làbản sao của phong tục Trung Hoa trung đại. Thật ra, bên cạnh các
phong tục hôn nhân, phong tục tang ma theo hình mẫu của Nho giáo và văn hóa Hán trước đây,
người Việt ở các vùng miền khác nhau và các tôn giáo ở Việt Nam đều có cách thức riêng để
thực hiện các phong tục ấy.
+ Trong giáo dục, Nho giáo là cơ sở hình thành hệ thống giáo dục chính thống của Việt Nam
trung đại ở bốn cấp kinh đô - tỉnh/đạo - phủ - huyện/châu, và chế độ thi tuyển gồm bốn cấp khảo
hạch - thi Hương - thi Hội - thi Đình, để đào tạo ra quan lại nhà nước, quan viên làng xã. Hệ
thống giáo dục chính thống này tồn tại song hành với mạng lưới giáo dục dân gian trong gia đình,
làng xóm, làng nghề, nhằm giáo dục cách ứng xử với gia đình, cha mẹ, ông bà, tổ tiên, họ hàng,
làng xóm, thần linh... Trong lịch sử 844 năm khoa cử Hán học ở Việt Nam (1075 - 1919), nền
giáo dục Nho giáo đã tạo ra hàng nghìn ông Nghè, ông Cử, ông Tú mà trong số đó nhiều người
đã nổi lên thành nhà văn hóa hay nhà khoa học, như nhà sử học Lê Văn Hưu, danh nhân văn hóa
thế giới Nguyễn Trãi, nhà sử học Ngô Sĩ Liên, Trạng Lường Lương Thế Vinh, Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, nhà bác học Lê Quý Đôn, thi hào Nguyễn
Du, nhà bác học Phan Huy Chú…
+ Về văn học và nghệ thuật, Nho giáo đã góp phần làm hình thành các thể văn khoa cử (kinh
nghĩa, chiếu, biểu, luận, văn sách, thơ, phú...), các thể loại văn học mô phỏng Trung Hoa (thơ
Đường luật, phú, từ, đối...), các điển tích văn học, các sách giáo khoa truyền thụ Nho giáo, các
tác phẩm văn học và nghệ thuật chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Những sản phẩm ấy làm thành
dòng văn học nghệ thuật quan phương chính thống, tồn tại song hành với dòng văn học dân gian,
nghệ thuật dân gian.
+ Về ngôn ngữ và văn tự, quá trình tiếp biến văn hóa Hán nói chung, Nho giáo nói riêng đã để lại
dấuấn sâu đậm trong ngôn ngữ và chữ viết ở Việt Nam. Về ngữ âm, tiếng Việt, tiếng Mường đã
biến đổi các phụâm cuối, hình thành thanh điệu và rơi rụng các âm tiết phụ của thời Môn -
Khơme; riêng tiếng Việt hiện đại còn rơi rụng các tổ hợp phụ âm đầu. Về ngữ pháp, tiếng Việt,
tiếng Mường đã rơi rụng các phụ tố tạo từ của thời Môn - Khơme; riêng tiếng Việt hiện đại còn
hình thành các phụ tố tạo từ gốc Hán - Việt, và mượn nhiềucách diễn đạt của tiếng Hán. Về từ
vựng, trong tiếng Việt, tiếng Mường đều có nhiều yếu tố gốc Hán; riêng tiếng Việt có đến 70% từ
gốc Hán. Hiện nay, tiếng Việt đang sử dụng một bộ phận từ vựng gốc Hán có số lượng và tần
suất sử dụng rất lớn, bao gồm Hán - Việt cổ, Hán - Việt trung đại, Hán - Việt cận đại (khẩu ngữ
của người Hoa Nam bộ), từ ngữ có yếu tố Hán - Việt. Trong vốn từ tiếng Việt, đặc biệt là lớp từ
vựng văn hóa, số lượng các yếu tố gốc Hán chiếm một tỷ lệ áp đảo, cả ở ba cấp độ: từ, ngữ, phụ
tố. Bộ phận từ vựng gốc Hán này bao gồm hầu hết các bình diện văn hóa mà cư dân Việt chịu
ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong đó ảnh hưởng rõ rệt nhất là các hoạt động văn hóa tinh thần:
cách thức tổ chức xã hội cổ truyền (con người,họ tên, quan hệ thân tộc, tổ chức hành chính, tổ
chức quân sự, bộ máy quan lại...); tín ngưỡng, phong tục, lễ hội (tín ngưỡng, tôn giáo, giáo dục,
khoa cử, phong tục vòng đời, lễ hội...); văn học, nghệ thuật (thuật ngữ, các thể văn hành chính và
khoa cử, các thể loại văn học bác học, một số loại hình sân khấu...); ngôn ngữ (đặtđịa danh, vay
mượn và sao phỏng từ ngữ, cấu tạo từ mới từ các yếu tố gốc Hán...). Quá trình tiếp biến văn hóa
Hán và Nho giáo trong ngôn ngữ ấy tồn tại song hành với quá trình bảo tồn ngữ âm, ngữ pháp, từ
vựng gốc Môn - Khơme, và tiếp biến các ngôn ngữ Tày, Chăm, Hoa, Khơme, Pháp trong tiếng
Việt.Về văn tự, chữ Hán là văn tự chính thức của Việt Nam trong suốt thời phong kiến tự chủ, và
vì là phương tiện chuyên dùng chuyển tải Nho giáo, nên chữ Hán thường được gọi là chữ Nho,
chữ Thánh hiền. Quá trình tiếp biến văn hóa Hán và Nho giáo trong chữ viết ấy tồn tại song hành
với quá trình Việt hóa các văn tự ngoại lai. Từ khi ra đời dưới thời Trần, chữ Nôm, loại văn tự
phái sinh từ chữ Hán, vừa được dùng để chuyển tải văn hóa dân gian, vừa được dùng để chuyển
tải văn hóa quan phương chính thống theo Nho giáo. Và đến đầu thế kỷ XX, với phong trào Duy
Tân - Đông Du, chữ Quốc ngữ, hình thành từ thế kỷ XVII, đã phát triển thành văn tự của toàn
dân, giúp chuyển tải những tư tưởng, tri thức mới, thoát ly Nho giáo.Như vậy, trong chặng đường
hơn 2000 năm tiếp xúc văn hóa Hán của Việt Nam, Nho giáo đã thật sự tác động mạnh vào xã hội
Việt Nam trong hai giai đoạn: Hậu Lê (1428 - 1527) và nhà Nguyễn (1802 - 1883). Hai đối tượng
chịu ảnh hưởng rõ nhất của Nho giáo và văn hóa Hán là chủ thể văn hóa và văn hóa tinh thần.
Trong chủ thể văn hóa, Nho giáo đã tác động chủ yếu đến các giai cấp, tầng lớp trên trong xã hội,
chứ không ăn sâu bén rễ vào các giai cấp, tầng lớp dưới. Đối với văn hóa tinh thần, Nho giáo đã
góp phần làm hình thành dòng văn hóa quan phương chính thống, chứ không thay thế được dòng
văn hóa dân gian vốn có một bề dày lịch sử gắn với ý thức tộc người, làm nên cốt lõi của văn hóa
tộc người. Tức là, Nho giáo đã làm tách đôi kiến trúc thượng tầng của xã hội Việt Nam, làm hình
thành dòng văn hóa quan phương theo Nho giáo, song hành và đối lập với dòng văn hóa dân gian
bản địa. Hai dòng văn hóa này dung hợp lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Nho giáo ở Việt Nam
được Việt hóa một phần, khác với Nho giáo ở Trung Hoa. Văn hóa dân gian Việt cũng bị Nho
giáo hóa một phần, nhiều phong tục gốc Hán và gốc Việt tồn tại song song. Cho nên sẽ rất sai
lầm nếu quan niệm hoặc mô tả văn hóa Việt như một bản sao của văn hóa Hán. Hơn nữa, ảnh
hưởng của Nho giáo và văn hóa Hán đối với văn hóa Việt Nam cũng chỉ kéo dài đến cuối thế kỷ
XIX. Trong nền văn hóa Việt Nam đương đại, Nho giáo không còn là tôn giáo, ý thức hệ hay
họcthuyết chính thống, chỉ là tàn dư trong một số phong tục và nghi lễ

CÂU 8.Đặc trưng văn hóa của làng xã Việt Nam. Liên hệ tác động của văn hoá làng xã Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập.
Làng là khối dân cư ở nông thôn làm thành một đơn vị có đời sống riêng về nhiều mặt và là đơn
vị hành chính thấp nhất thời PK.
- Đặc trưng cơ bản của vh làng xã VN là tính cộng đồng và tính tự trị.
+ Việc tổ chức nông thôn đồng thời theo nhiều nguyên tắc khác nhau tạo nên tính cộng đồng làng
xã.
Tính cộng đồng là sự lk các thành viên trong làng lại với nhau, mỗi người đều hướng tới những
người khác – nó là đặc trưng dương tính, hướng ngoại.
+ Sản phẩm của tính cộng đồng ấy là một tập thể làng xã mang tính tự trị: làng nào biết làng ấy,
các làng tồn tại khá biệt lập với nhau và phần nào độc lập với triều đình PK. Mỗi làng là một
“vương quốc” nhỏ khép kín với luật pháp riêng (hương ước) và “tiểu triều đình” riêng (nội đồng
kì mục là cơ quan lập pháp, lí lịch là cơ quan hành pháp; nhiều làng tôn xưng 4 vị tuổi cao nhất
làng là “tứ trụ”). Sự biệt lập đó tạo nên truyền thống “phép vua thua lệ làng”. Tình trạng này thể
hiện quan hệ dân chủ đặc biệt giữa nhà nước PK với làng xã ở VN.
 Tính cộng đồng và tự trị chính là 2 đặc trưng bao trùm nhất, quan trọng nhất của làng xã; chúng
tồn tại // như 2 mặt của 1 vấn đề.
- Biểu tượng truyền thống của tính cộng đồng là sân đình – bến nước – cây đa.
+ Làng nào cũng có một cái đình. Đó là biểu tượng tập trung nhất của làng về mọi phương diện.
Trước hết, nó là một trung tâm hành chính, nơi diễn ra mọi công việc quan trọng, nơi hội họp, thu
sưu thuế, giam giữ và xử tội phạm nhân… Thứ đến, đình là một trung tâm vh, nơi tổ chức các hội
hè, ăn uống, nơi biểu diễn chèo tuồng. Đình còn là một trung tâm về mặt tôn giáo. Thế đất, hướng
đình được xem là quyết định vận mệnh cả làng; đình cũng là nơi thờ thần Thành Hoàng bảo trợ
cho dân làng. Cuối cùng, đình là một trung tâm về mặt tình cảm. Nói đến làng là nghĩ đến cái
đình với all những tình cảm gắn bó thân thương nhất: “Qua đình ngả nón trông đình – Đình bn
ngói thương mình bấy nhiêu.”
+ Do ảnh hưởng của Trung Hoa, đình từ chỗ là nơi tập trung của all mn dần chỉ còn là nơi chốn
lui tới của đàn ông. Bị đẩy ra khỏi đình, pn quần tụ lại nơi bến nước (những làng không có sông
chảy qua thì có giếng nước) – chỗ hàng ngày chị em gặp nhau cùng rửa rau, vo gạo, giặt giũ,
chuyện trò.
+ Cây đa cổ thụ mọc um tùm ở đầu làng, gốc cây có miếu thờ lúc nào cũng khói hương nghi ngút
– đó là nơi hội tụ của thánh thần: “Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề”; “Sợ thần sợ cả cây
đa”. Cây đa, gốc cây có quán nước, còn là nơi nghỉ chân gặp gỡ của những người đi làm đồng,
những khách qua đường…
Nhờ khách qua đường, gốc cây đa trở thành cánh cửa sổ liên thông làng với TG bên ngoài.
- Biểu tượng truyền thống của tính tự trị là lũy tre. Rặng tre bao kín quanh làng, trở thành một thứ
thành lũy kiên cố bất khả xâm phạm: đốt không cháy, trèo không được, đào đường hầm thì vướng
rễ không qua. Lũy tre là một đặc điểm quan trọng làm cho làng xóm phương Nam khác hẳn ấp lí
Trung Hoa có thành quách đắp bằng đất bao bọc.
- Tính cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất. Do vậy nên người VN luôn sẵn sàng đoàn kết
giúp đỡ lẫn nhau, coi mn trong cộng đồng như anh chị em trong nhà: “tay đứt ruột xót”, “chị ngã
em nâng”, “lá lành…” Do đồng nhất cho nên người VN luôn có tính tập thể rất cao, hòa đồng vào
cuộc sống chung. Sự đồng nhất cũng chính là ngọn nguồn của nếp sống dân chủ - bình đẳng bộc
lộ trong các nguyên tắc tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp, theo giáp.
- Mặt khác, lại cũng chính do đồng nhất mà ở người VN, ý thức về con người cá nhân bị thủ tiêu:
Người VN luôn hòa tan vào các mqh XH, gq các xung đột theo lối hòa cả làng. Điều này khác
hẳn với truyền thống p. T, nơi con người được rèn luyện ý thức cá nhân từ nhỏ.
- Sự đồng nhất còn dẫn đến chỗ người VN hay dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể: “Nước trôi thì bèo
trôi”,“Nước nổi thì thuyền nổi”. Tệ hại hơn nữa là tình trạng “Cha chung không ai khóc”; “Lắm
sãi không ai đóng cửa chùa”… Cùng với thói dựa dẫm, ỷ lại là tư tưởng cầu an (an phận thủ
thường) và cả nể, làm gì cũng sợ rút dây động rừng nên có việc gì thường chủ trương đóng cửa
bảo nhau…
- Một nhược điểm trầm trọng t3 là thói cào bằng, đố kị, không muốn cho ai hơn mình (để all đều
giống nhau): “Xấu đều hơn tốt lơi”, “Khôn độc không bằng ngốc đàn”…
 Những thói xấu có nguồn gốc từ tính cộng đồng này khiến cho ở VN, khái niệm “giá trị” trở
nên hết sức tương đối (KĐ đặc điểm tính chủ quan của lối tư duy nông nghiệp): Cái tốt, nhưng là
tốt riêng rẽ thì trở thành xấu; ngược lại, cái xấu nhưng là xấu tập thể thì trở nên bình thường.-
Tính tự trị chú trọng nhấn mạnh vào sự khác biệt. Khởi đầu là sự khác biệt của cộng đồng (làng,
họ) này so với cộng đồng (làng, họ) khác. Sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị - tạo nên tinh thần
tự lập cộng đồng: mỗi làng, mỗi tập thể phải tự lo liệu lấy mọi việc. Vì phải tự lo liệu nên người
VN có truyền thống cầncù, đầu tắt mặt tối, bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Nó cũng tạo nên
nếp sống tự cấp tự túc: mỗi làng tự đáp ứng mọi nhu cầu cho c/s của làng mình; mỗi nhà có vườn
rau, chuồng gà, ao cá – tự đảm bảo nhu cầu vềăn; có bụi tre, rặng xoan, gốc mít – tự đảm bảo nhu
cầu về ở.
- Mặt khác, cũng chính do nhấn mạnh vào sự khác biệt – cơ sở của tính tự trị - mà người VN có
thói xấu là óc tư hữu ích kỉ: “Bè ai người nấy chống”, “Ruộng ai người ấy đắp bờ”; “Ai có thân
người ấy lo, aicó bò người ấy giữ”… Óc tư hữu ích kỉ nảy sinh ra từ tính tự trị của làng xã VN và
đã luôn bị chính người Việt phê phán : “Của mình thì giữ bo bo, của người thì để cho bò nó
ăn”…
- Thói xấu t2 có nguồn gốc từ tính tự trị là óc bè phái, địa phương cục bộ, làng nào chỉ biết làng
ấy, chỉ lo vun vén cho địa phương mình: “Trống làng nào làng nấy đánh, thánh làng nào làng ấy
thờ”; “Ta về ta tắm ao ta…”…
- Một biểu hiện của sự khác biệt nữa là óc gia trưởng – tôn ti. Tính tôn ti, sp của nguyên tắc tổ
chức nông thôn theo huyết thống, tự thân nó k phải xấu, nhưng khi nó gắn liền với óc gia trưởng,
tạo nên tâm lí quyền huynh thế phụ, áp đặt ý muốn của mình cho người khác, tạo nên tư tưởng
thứ bậc vô lí: “Sống lâu lên lão làng”; “Áo mặc không qua khỏi đầu” thì nó trở thành một lực cản
đáng sợ cho sự phát triển xã hội, nhất là khi mà thói GĐ CN vẫn đang là một căn bệnh lan tràn.-
Đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy. Cả hai quy định tính cách của dân tộc. Cuộc
sống NN lúa nước và lối tư duy BC dẫn đến sự hình thành nguyên lí âm dương và lối ứng xử
nước đôi. Cho nên tính chất nước đôi chính là 1 đặc điểm tính cách của DT Việt. Người Việt vừa
có tính đoàn kết tương trợ lại vừa có óc tư hữu, ích kỉ và thói cào bằng, vừa có tính tập thể hòa
đồng lại vừa có óc bè phái, địa phương; vừa có nếp sống DC bình đẳng vừa có óc gia trưởng tôn
ti; vừa có tinh thần tự lập vừa xem nhẹ vai trò cá nhân; vừa có tính cần cù và nếp sống tự cấp tự
túc lại vừa có thói dựa dẫm ỷ lại. All cái tốt và xấu ấy cứ đi thành từng cặp và đều tồn tại ở người
VN; bởi lẽ all đều bắt nguồn từ 2 đặc trưng gốc trái ngược nhau là tính cộng đồng và tính tự trị.
Tùy lúc tùy nơi mà mặt tốt hoặc xấu sẽ được phát huy: khi đứng trước nhữngkhó khăn lớn, những
nguy cơ đe dọa sự sống còn của cả cộng đồng thì cái nổi lên sẽ là tinh thần đoàn kết và tính tập
thể, nhưng khi nguy cơ ấy qua đi rồi thì thói tư hữu và óc bè phái địa phương lại nổi lên.Đến thời
Nguyễn, việc khai phá DDBNB đã mang lại thêm một khuôn mặt mới cho làng xã VN. Nét đặc
trưng của làng xã NB là tính mở: Làng NB không có lũy tre dày đặc bao quanh với cổng làng
sớm mở tối đóng như làng BB. Ở vùng đất cao, bờ tre chỉ còn là một biểu tượng đánh dấu ranh
giới các ấp thôn; ở vùng sông nước, thôn ấp trải dài dọc theo các kênh rạch. Thành phần dân cư
của làng NB thường hay biến động, người dân không bị gắn chặt với quê hương như ở làng BB.
Tính cách người nông dân NB cho vậy cũng trở nên phóng khoáng hơn: làm bn ăn bấy nhiêu,
được đến đâu hay đến đó.Mọi sự đổi thay có lí do của nó. TP cư dân nơi đây biến động vì nơi đây
còn nhiều miền đất chưa được khai phá, người dân có thể rời làng để tìm đến nơi dễ làm ăn hơn.
Việc tổ chức thôn ấp theo các dòng kênh các trục giao thông thuận tiện là sp của thời đại, khi KT
hàng hóa đã bắt đầu phát triển. Tính cách phóng khoáng là do thiên nhiên NB ưu đãi, khí hậu ổn
định, hầu như ít gặp thiên tai thất thường. Vì làng NBcó cấu trúc mở, tính cách người NB phóng
khoáng, nên vùng này dễ tiếp cận hơn những ảnh hưởng từ bên ngoài của vh p.T (kể cả những a.h
tiêu cực thời Pháp, Mĩ).Tuy nhiên, dù hay biến động, người NB vẫn sống thành làng với thấp
thoáng bóng tre, mỗi làng vẫn có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng (dù chỉ là
Thành Hoàng chung chung), hàng năm cư dân vẫn tụ họp nhau ở các lễ hội. Dù làm ăn dễ dãi,
người NB vẫn giữ nếp cần cù. Dù kinh tế hàng hóa có phát triển, họ vẫn coi trọng tính cộng đồng,
yếu tố hàng xóm vẫn đứng t2 trong thang bậc ưu tiên khi chọn nơi cư trú: Nhất cận thị, nhì cận
lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền. Bức tranh đó của làng NB đã góp phần làm nên tính
thống nhất của DTVN, vh VN.
CÂU 12. Giao lưu và tiếp biến văn hóa. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây vào Việt Nam.
Phân tích tác động của toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa Việt Nam.
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ
qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội (Trần Ngọc Thêm – CSVHVN). Thuật ngữ giao lưu và tiếp biến văn hóa được sử dụng
khá rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hội như khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, văn
hóa học.. tức là những ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu là con người và xã hội, nhân văn.
Giao lưu và tiếp biến văn hóa là hai biểu hiện của cơ chế vận hành văn hóa.
Khái niệm giao lưu và tiếp biến văn hóa được dùng với nhieeuftuwf khác nhau. Người Anh
dùng Cultural Change (trao đổi văn hoá), người Tây Ban Nhau dùng
transculturation. Khái niệm Acculturation của người Hoa Kỳ được các nhà nghiên cứu ở Việt
Nam dịch với những nét nghĩa khác nhau: đan xen văn hoá, hỗn dung văn hoá, giao thoa văn hoá.
Cách dịch được nhiều người chấp nhận là giao lưu và tiếp biến văn hoá.
Nếu quy luật kế thừa là sự khái quát hoá quá trình phát triển văn hoá diễn ra theo trục thời gian
thì giao lưu và tiếp biến văn hoá nhìn nhận sự phát triển văn hoá trong mối quan hệ không gian
với nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau, tuỳ trình độ phát triển và đặc điểm riêng của mỗi dân tộc.
Khái niệm: Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các
nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn
đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hoá.
Giao lưu văn hoá là quá trình trao đổi thành tựu, thực hành văn hóa giữa các nền văn hóa. Quá
trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá thường diễn ra theo hai hình thức: + Hình thức tự nhiên: Thông
qua các hoạt động như buôn bán, thăm hỏi, du lịch, hôn nhân, quà tặng...mà văn hoá được trao
đổi trên tinh thần tự nguyện. Nhà Lý, về tổ chức xã hội, chính trị lấy cơ chế của Nho giáo làm
gốc, và chịu ảnh hưởng rất đậm của Phật Giáo.
+ Hình thức cưỡng bức: thường gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thôn tính đất đai và
đồng hoá văn hoá của một quốc gia này đối với một quốc gia khác. Trong thời kì 1000 năm Bắc
thuộc ngoài việc bóc lột Giao Châu về mọi phương diện, bộ máy cai trị của người Hán còn thực
hiện chính sách đồng hóa, tiêu diệt văn hóa của cư dân bản địa. Trong một thiên niên kỉ Hán hóa,
việc giữ gìn bản sắc dân tộc là một việc không dễ dàng bởi kẻ xâm lược thì muốn đồng hóa,
người xâm lược thì chống đồng hóa. VH Việt luôn đứng trước thử thách lớn lao tồn tại hay không
tồn tại. Giao lưu văn hó vừa là kết quả của sự trao đổi vừa là chính bản thân sự trao đổi. có hiểu
như vậy mới thấy hết tầm quan trọng của giao lưu văn hóa trong lịch sử nhân loại, vì sản xuất,
trao đổi là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử.
Tiếp biến văn hóa là quá trình tiếp thu có cải biến những thành tựu văn hóa có nguồn gốc ngoại
sinh để yếu tố văn hóa mới không xung đột với yếu tố cũ. Phật giáo đến VN tích hợp với sự sùng
bái tự nhiên nên hình thành tín ngưỡng thờ Tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Địa)
Quá trình giao lưu và tiếp biến đòi hỏi mỗi nền văn hoá phải biết dựa trên cái nội sinh để lựa
chọn tiếp nhận cái ngoại sinh, từng bước bản địa hoá nó để làm giàu, phát triển văn hoá dân tộc.
Trong tiếp nhận các yếu tố văn hoá ngoại sinh, hệ giá trị xã hội và tâm thức dân tộc có vai trò rất
quan trọng. Nó là "màng lọc" để tiếp nhận những yếu tố văn hoá của các dân tộc khác, giúp cho
văn hoá dân tộc phát triển mà vẫn giữ được sắc thái riêng của mình. Sự phát triển của cái cải biến
đến mức độ nào đó sẽ làm thay đổi chính thực thể văn hóa, giống như quy luật lượng đổi dẫn đến
chất đổi.
Như vậy quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa diễn ra ở hầu khắc các nền văn hóa. Nó là quy
luật phát triển của vh, quy luật tất yếu của đời sống, một nhu cầu tự nhiên của con người hiện tại
- Qúa trình giao lưu và tiếp biến của văn hoá VN và VH PT giai đoạn này đã khiến người VN
thay đổi cấu trúc lại nền văn hoá của mình, đi vào vòng quay của văn minh PT giai đoạn CN.
Diện mạo VHVN thay đổi trên nhiều phương diện:
1. Chữ Quốc ngữ, từ chỗ là loại chữ viết dùng trong nội bộ một tôn giáo được dùng
như chữ viết của một nền văn hoá
2. Sự xuất hiện của phương tiện văn hoá như nhà in, máy in ở VN,..
3. Sự xuất hiện của báo chí, nhà xuất bản.
4. Sự xuất hiện của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu thuyết, thơ
mới, điện ảnh, kịch nói, hội hoạ..
Văn hoá VN giai đoạn này thay đổi diện mạo nhưng văn hoá VN không hề đánh mất bản sắc dân
tộc.
- Phân tích
Toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc trong thế giới hiện đại, không chỉ dừng
lại trong lĩnh vực kinh tế, mà còn mở rộng, lan tỏa, thâm nhập các lĩnh vực khác của đời sống, từ
xã hội, môi trường đến khoa học, công nghệ, văn hóa, pháp luật, giáo dục,... Chính quá trình tác
động và thấm sâu của toàn cầu hóa vào toàn bộ các lĩnh vực của một dân tộc, mà nhân loại đang
đứng trước nhiều vấn đề hệ trọng đối với sự đứng vững, tồn tại và phát triển của từng quốc gia,
dân tộc và của từng khu vực trên thế giới trong quan hệ mang tính toàn cầu đang diễn ra cực kỳ
phong phú và phức tạp hiện nay. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cho sự hội nhập và phát triển kinh
tế - xã hội, đồng thời cũng là những thách thức to lớn, nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, đối với vấn
đề giữ gìn, bảo vệ, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, có tính truyền
thống của mỗi dân tộc, quốc gia trong bối cảnh và đặc điểm mới của thế giới hiện đại.
Toàn cầu hóa - globalization: là “sự lan truyền của các sản phẩm, công nghệ, thông tin, việc làm
xuyên biên giới và văn hóa quốc gia”; là “quá trình phát triển kinh tế theo xu thế phát triển hiện
đại, kèm theo những khuynh hướng tiên tiến, khi đó, quá trình toàn cầu hoá được xem như một
quá trình tăng lên mạnh mẽ của các mối liên hệ, và có sự phụ thuộc, ảnh hưởng qua lại giữa các
khu vực, quốc gia và các dân tộc trên thế giới”; “Toàn cầu hóa chính là sự kết nối về nhiều mặt
như: chính trị - kinh tế - xã hội - văn hóa giữa các quốc gia”. Chính sự kết nối với quan hệ phụ
thuộc đã tạo động lực thúc đẩy các quan hệ, ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ tới giá trị riêng của
mỗi quốc gia, dân tộc.
Từ những đặc điểm trên, có thể thấy rằng toàn cầu hóa là một hiện tượng có ý nghĩa cách
mạng trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Quá trình này dẫn tới những biến đổi mạnh
mẽ trong cấu trúc kinh tế - chính trị của quan hệ quốc tế, song song với những thay đổi về đời
sống văn hóa-xã hội của người dân trên khắp toàn cầu. Tuy nhiên, đây không phải là một hiện
tượng đơn nhất, bất biến mà là một quá trình phức tạp, đa phương diện, đa chiều hướng và luôn
vận động, biến đổi.
- Xét trên phương diện tích cực:
+ Về phương diện chính trị, đối thoại và hợp tác trở thành công cụ giúp các quốc gia trên
thế giới hướng tới hoà bình, ổn định, phát triển. Hơn nữa, toàn cầu hoá còn tạo tiền đề cho việc
thành lập các tổ chức chính trị hợp pháp nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích của con người.
+ Về phương diện kinh tế, toàn cầu hoá cho phép tự do hoá thương mại phát triển, “cấp
phép” cho các tập đoàn kinh tế lớn vươn tầm ảnh hưởng tới mọi khu vực, vùng, lãnh thổ trên thế
giới. Điều này đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề việc làm, nhân công lao động tại chỗ, giá
thành sản phẩm… thúc đẩy quá trình cải cách, đổi mới nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị
trường.
+ Về xã hội, toàn cầu hoá cho phép mở rộng cơ hội giao lưu, học tập, tiếp cận và tiếp thu
những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến… giữa các vùng dân cư với nhau.
+ Về văn hoá, có thể nói, toàn cầu hoá đã tác động khá toàn diện đến mọi phương diện của
đời sống tinh thần dân tộc. Cho phép người dân ở mỗi quốc gia tiếp xúc với phong tục, tập quán,
ngôn ngữ, nghệ thuật, nét đặc trưng tác thành bản sắc dân tộc. Sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá đó làm
giảm dần những khác biệt, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau. Lối sống cũng nhờ đó phong phú, đa dạng
và cởi mở hơn.
- Xét trên phương diện tiêu cực: toàn cầu hoá cũng mang lại nhiều vấn đề khiến các quốc
gia phải mau chóng tìm biện pháp giải quyết nếu không muốn bị hoà tan về văn hoá, bị thao túng
bởi chính trị, bị dẫn dắt bởi kinh tế, xã hội trong nước bất ổn, môi trường tự nhiên và các nguồn
tài nguyên bị tổn hại.
2. Một số ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với lối sống của người Việt Nam trong
xu thế toàn cầu hóa
Thứ nhất, ảnh hưởng tích cực của toàn cầu hoá đến lối sống của người Việt Nam
Để thích ứng với môi trường toàn cầu hoá, con người phải sáng tạo, năng động và có khả
năng thích ứng nhanh với sự biến động của xã hội, thời cuộc, sự phát triển của khoa học công
nghệ. Đây là thời cơ, đòi hỏi mỗi cá nhân phải tích cực, sáng tạo, chủ động tiếp cận và biến đổi hoàn
cảnh. Nhận thức rõ điều đó, người Việt Nam đã chủ động học tập, trau dồi phẩm chất đạo đức cần
thiết của thời đại công nghiệp, hiện đại. Rèn luyện phong cách làm việc công nghiệp, lối sống trách
nhiệm, chủ động, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm, ý thức kỷ luật, tự giác, nỗ lực vươn lên. Lối sống,
do đó, có sự chuyển mình tích cực. Lối sống của người Việt hiện nay không còn bó hẹp trong sinh
hoạt, giao tiếp gia đình, quanh mảnh đất “chôn nhau cắt rốn”, nay đã được mở rộng theo nhu cầu
văn hoá vượt qua ranh giới làng, xóm, huyện, tỉnh, đến liên tỉnh, quốc gia, khu vực và toàn thế
giới. Tầm nhìn, tư duy cũng được khai phá nhiều chiều. Đây có lẽ là một trong những tác động
tích cực nhất của toàn cầu hóa đến lối sống người Việt.
Những giá trị của toàn cầu hoá, của nền văn minh công nghiệp, văn minh trí tuệ đã hiện
đại hoá lối tư duy, phong phú hoá các dạng thức và tiện nghi sinh hoạt, các điều kiện kinh tế, các
phương tiện giao thông, làm cho cuộc sống vật chất - tinh thần của người dân được nâng lên rõ
rệt. Lối sống người Việt Nam cũng theo đó được mở rộng, năng động hơn, tích cực quan tâm đến
các vấn đề xã hội hơn; biết chung tay, góp sức san sẻ yêu thương; biết sống có trách nhiệm với vận
mệnh quốc gia, dân tộc; biết hướng tới lý tưởng cao cả; biết nhìn ra thế giới... để tự thay đổi, hoàn
thiện bản thân. Đặc biệt, biết phát huy những giá trị đạo đức truyền thống đã được gìn giữ từ bao
đời nay để vun bồi tình cảm, đạo lý, lẽ sống của dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đến lối sống của người Việt Nam
Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đang làm nhiều giá trị tinh thần nói chung, giá trị
đạo đức nói riêng bị ảnh hưởng tiêu cực. Đặc biệt, một số giá trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng…
vốn có vị trí quan trọng trong hệ giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam đang có nguy
cơ bị mai một và tha hoá. Hiện tượng suy đồi đạo đức đang trở thành mối quan tâm chung của xã
hội. Chẳng hạn, lối sống tình nghĩa, đậm chất nhân văn kiểu “thương người như thể thương
thân”, “tối lửa tắt đèn có nhau”, “tình làng nghĩa xóm”… vốn là một trong những giá trị đạo đức
truyền thống của nền văn hóa làng xã Việt Nam đã từng tồn tại hàng ngàn năm nay đang bị mai
một, mờ nhạt dần. Ở không ít nơi, cả thành thị lẫn nông thôn, một bộ phận dân cư đã chịu ảnh
hưởng của lối sống ích kỷ, hẹp hòi, lấy lối sống theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” thay cho lối sống
rất “con người” trước đây.
Toàn cầu hóa, với những tác động nhiều chiều khiến quan niệm sống, đặc biệt của giới trẻ
có phần “bung mở”, rộng rãi, phóng túng, thậm chí cuồng loạn, coi thường giá trị văn hóa, đạo
đức truyền thống, xem nhẹ tình thân, ruột thịt. Lối sống trọng tình, trọng nghĩa; thương người
như thể thương thân; gắn bó với thiên nhiên; cần cù, chịu khó; thuận hoà; nhân nghĩa vẫn được
gìn giữ song không tránh khỏi sự thật bị tổn hại, xâm phạm.
Để cổ súy cho cái gọi là “mới” là “hiện đại”, là “văn minh”, là “mốt”, một bộ phận người dân
đã quay lưng lại giá trị văn hoá gia đình, dân tộc truyền thống. Họ không ngớt chê bai những phong tục
này, tập quán nọ, những thói quen thưa gửi, chào hỏi, đồng thời kết tội cho nó là phức tạp, rườm rà, rắc
rối, lạc hậu và cổ hủ. Từ suy nghĩ lệch lạc, tất yếu dẫn đến hệ quả lệch chuẩn về các giá trị đạo đức. Chưa
hết, hiện tượng sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc… chạy theo lối
sống thực dụng, cá nhân vị kỷ đã và đang để lại những tác động tiêu cực đến thuần phong mỹ tục
của dân tộc. Lối sống thực dụng, phóng túng khiến người trẻ tuổi Việt Nam dễ sa vào các tệ nạn xã
hội. Quan niệm sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân nếu xét theo hướng tích cực thì có thể góp
phần giải phóng sự trói buộc về tư tưởng trinh tiết của người con gái, tôn trọng quyền tự do cá nhân,
nhưng nếu xét theo chiều tiêu cực, chính quan niệm này đã phá vỡ những giá trị tinh thần thiêng
liêng, đó là chưa nói tới hậu quả làm suy giảm chất lượng nòi giống và sức khoẻ giới trẻ.
Chủ nghĩa vật chất, lối sống ích kỷ đã khiến một bộ phận người dân sẵn sàng bất chấp tất
cả để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Thực tế chứng minh, số vụ buôn lậu, buôn bán ma tuý, làm hàng
giả được phát hiện ngày càng tăng. Một loạt tội danh mới nguy hiểm đã xuất hiện như: khủng bố
cá nhân; tống tiền; bắt cóc trẻ em; buôn bán phụ nữ; buôn bán chất nổ, chất ma tuý… với số
lượng lớn; tổ chức đâm thuê chém mướn; môi giới mại dâm....
Trào lưu sống ảo, xa rời thế giới hiện thực ngày càng phát triển. Công nghệ thông tin
bùng nổ, internet và các phương tiện truyền thông len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống. Một
thế giới ảo đã xuất hiện song song tồn tại với thế giới thực. Một bộ phận không nhỏ thanh niên đang
chìm vào thế giới ảo, ngụp lặn trong thế giới ảo với đủ các câu chuyện hay dở trên đời. Đáng lo ngại
hơn cả là hệ luỵ về tư tưởng, về nhận thức, là sự biến đổi và sự phá vỡ các chuẩn mực đạo đức,
thẩm mỹ xã hội, làm lệch lạc lẽ sống, lý tưởng sống của mỗi cá nhân.
Dường như, dòng chảy toàn cầu hoá đẩy con người tiệm cận nhanh hơn với những lợi ích
cá nhân, với chủ nghĩa kim tiền, lối sống thoáng, sống gấp, sống hưởng thụ. Thêm vào đó,
phương tiện vật chất phục vụ cuộc sống con người, làm cho cuộc sống con người tiện nghi hơn,
dễ dàng khiến họ quên đi bài học ứng xử mang giá trị nhân văn đích thực giữa con người với con
người, con người với thiên nhiên, môi trường sống. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay không phải là
chống lại toàn cầu hoá mà thuận theo, hoà nhập trong dòng chảy toàn cầu hoá nhưng không thể
hoà tan. Gìn giữ, đề cao, phát huy những giá trị văn hoá người Việt, những giá trị làm nên bản
sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam và đất nước Việt Nam.
3. Một số giải pháp tiếp tục giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa
Để hội nhập và phát triển đất nước theo những giá trị tích cực mà toàn cầu hóa mang lại,
trong thời gian tới cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:
Một là, xây dựng bản lĩnh văn hoá Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa
Trong bối cảnh quốc tế đầy biến động như hiện nay, chúng ta cần tiếp cận các giá trị văn
hoá của nhân loại để hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc, nhưng cũng cần phải giữ gìn, phát huy các
giá trị truyền thống để không đánh mất bản thân mình, đồng thời đổi mới, nâng cao chất lượng
giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước, lòng tự tôn, tự hào dân tộc… để hun đúc khí phách, cốt
cách và tư chất con người Việt Nam trong thế ứng xử với xu thế giao lưu, hội nhập ngày càng sâu
rộng. Nêu cao tính chủ động để sẵn sàng giao lưu, hội nhập, tiếp thu những giá trị văn hoá nhân
loại với tư thế, tư chất và khí phách con người Việt Nam. Một nền văn hoá có bản lĩnh, một hệ
giá trị truyền thống không thể ở thế bị động trong xu thế giao lưu, hội nhập với các nền văn hoá
khác. Tạo thế chủ động trong xây dựng bản lĩnh nền văn hoá Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối với
việc giữ gìn giá trị đạo đức truyền thống nói riêng và sự phát triển của văn hoá Việt Nam nói
chung.
Hai là, giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống phải đi đôi với việc tăng cường
giáo dục pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân
Coi trọng việc giữ gìn và phát huy đạo đức truyền thống phải luôn đi liền với coi trọng
quản lý xã hội bằng pháp luật. Bởi pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc điều chỉnh
hành vi của con người trong xã hội. Cùng với đạo đức, pháp luật hướng con người tới hệ giá trị
chân - thiện - mỹ, ngăn chặn cái ác, cái xấu nhằm làm lành mạnh hoá xã hội. Do vậy, cần phải
giáo dục ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, giúp họ tránh được những hành vi phạm
pháp và trở thành những công dân sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Cần làm cho hệ
giá trị đạo đức xã hội được bổ sung, hoàn thiện, được tuyên truyền sâu rộng trong toàn xã hội và
làm cho nó trở thành hệ giá trị quy định lương tâm con người trong nhận thức và hành động. Tiếp
tục nghiên cứu đưa các chuẩn mực đạo đức mới vào các văn bản pháp luật để pháp luật thực sự là
công cụ hữu hiệu bảo vệ và phát triển giá trị đạo đức truyền thống.
Ba là, xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh nhằm nâng cao vai trò của gia đình, nhà
trường và xã hội trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ
Gia đình là môi trường quan trọng bậc nhất của việc giáo dục hình thành nhân cách con
người, là nơi bảo tồn và phát huy tốt nhất hệ giá trị truyền thống dân tộc. Một dân tộc muốn vững
mạnh, muốn giữ gìn và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của mình trước hết phải chăm lo gia
đình lành mạnh, trong đó hệ giá trị truyền thống dân tộc phải được ưu tiên số một. Trong gia
đình, các bậc ông bà, cha mẹ phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc truyền dạy,
giáo dục và rèn giũa các giá trị đạo đức cho con cái. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ phải thực sự trở
thành tấm gương cho con cái trong việc tôn trọng và tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống.
Cùng với gia đình, giáo dục hệ giá trị truyền thống dân tộc trong nhà trường và xã hội góp
phần đào tạo cho đất nước những con người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo
đức tốt, có trình độ, năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển đất nước hiện nay và trong tương lai.
Cần tạo môi trường lành mạnh cho giáo dục, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp,
các ngành, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Chú trọng việc xây dựng nội dung
chương trình, bố trí thời gian cho từng cấp học, ngành học; kết hợp việc học đạo đức trong nhà
trường với thực hành, gắn lý luận với thực tiễn…Giữa gia đình, nhà trường và xã hội phải có sự
thống nhất về quan điểm, định hướng, nội dung trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống; có sự
phối hợp giúp đỡ thế hệ trẻ một cách kịp thời và hiệu quả.
KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa như một cơn lốc mạnh. Mặc dầu đã có sự chuẩn bị, song chúng ta chưa
lường hết được tác động phức tạp của quá trình đó, vì vậy, văn hóa của chúng ta đang chịu những
sức ép, sự va đập mạnh và sâu, đang đứng trước những thử thách gay gắt chưa từng có.
Nhận thức sâu sắc đặc điểm, thách thức và quy luật đó của quá trình toàn cầu hóa, cần
phải khẳng định rằng, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
trong quá trình toàn cầu hóa, trước những thách thức và tác động phức tạp của mặt trái toàn cầu
hóa trên lĩnh vực văn hóa, chúng ta sẵn sàng và chủ động mở cửa, hội nhập, hòa mình vào xu thế
chung của thế giới hiện đại, đồng thời đứng vững trên những nguyên tắc quan trọng, làm cơ sở
cho việc tranh thủ thời cơ, vượt qua trở ngại, thách thức và tự lực, chủ động xây dựng văn hóa
dân tộc bằng sức mạnh, bản lĩnh, cốt cách của chính dân tộc ta với tinh thần tự chủ hòa nhập mà
không hòa tan.

CÂU 2. Tọa độ, loại hình văn hóa. Phân biệt loại hình văn hoá Việt Nam và các nền văn hoá
khác.
- K/n: loại hình văn hóa là lí thuyết được đưa ra để lí giải sự tương đồng và khácbiệt
giữa các nền văn hóa. Lí thuyết loại hình văn hoá được phân biệt dựa trên sựtương đồng
và khác biệt trong điều kiện tự nhiên, môi trường, phương thức sảnxuất, phương thức sinh
hoạt, điều kiện lịch sử-xã hội tạo ra nét khác biệt về ngoạihình giữa các nền văn hóa của
cộng đồng, quốc gia và khu vực.
- Theo Trần Ngọc Thêm có 2 loại hình như sau: văn hoá gốc nông nghiệp và
vănhoá gốc du mục (tương ứng là các nền văn hoá phương Đông và phương Tây).
- Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đông-Nam Châu Á nên Việt Nam
thuộcloại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả những đặc trưngcủa
loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được thể hiện rất rõ nét trongđặc trưng
văn hóa Việt Nam.
o Môi trường tự nhiên: là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm), tạo nên nhiều con
Môi trường tự nhiên: là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm), tạo nên nhiều consông lớn và các vùng
đồng bằng trù phú
o Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử với
Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử với tự nhiên, do nghề
trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, đơm hoa, kết trái và thu
hoạch, từ đó ưa thích lối sống ổn định, cho rằng” An cư lạc nghiệp” .
o Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôn
Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống
hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng ra là nói “ nhờ trời”, “lạy trời”… Các tín
ngưỡng và lễ hội sung bái tự nhiên rất phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi vùng đât nước.
o Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc
Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào nhiều yếu tố thiên
nhiên như : thời tiết, nước, khí hậu,... “ trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông gió,
trông ngày, trông đêm…” nên về mặt nhận thức, hình thành nên lối tư duy tổng hợp- biện chứng,
nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính: sống lâu lên lão làng, trăm hay không bằng tay quen…
Người làm nông quan tâm không phải là từng yếu tố riêng lẻ mà là những mối quan hệ giữa
chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ
này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa
lúa;Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm…
o Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo
Trong tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa tổ chức xã hội theo nguyên tắc trọng tình,
chuộng sự hòa thuận, tương trợ, quan tâm đến những láng giềng. Lối sống trọng tình đưa đến thái
độ trọng đức, trọng văn, trọng Mẫu đề cao nguyên lý Mẹ. Trong ngôi nhà của người Việt rất coi
trọng gian bếp, thể hiện sự coi trọng phụ nữ. Người Việt coi: Nhất vợ nhì trời; Lệnh ông không
bằng cồng bà… Người phụ nữ cũng được xem là người có vai trò quyết định trong việc giáo dục
con cái: Phúc đức tại mẫu; Con dại cái mang…
o Nguyên tắc trọng tình cũng là cơ sở của tâm lí hiếu hòa, chuộng sự bình
Nguyên tắc trọng tình cũng là cơ sở của tâm lí hiếu hòa, chuộng sự bình đẳng, dân chủ, đề cao
tính cộng đồng, tính tập thể. Sự gắn bó cộng đồng tạo nên lối sống trọng tình nghĩa: Lá lành đùm
lá rách; Bầu ơi thương lấy bí cùng…; các quan hệ ứng xử thường đặt lý cao hơn tình: Một bồ cái
lý không bằng một tí cái tình.
o Lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối
Lối tư duy tổng hợp biện chứng, cộng với nguyên tắc trọng tình dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn
ứng biến cho phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; Đi với bụt mặc áo
cà sa, đi với ma mặc áo giấy; … Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn
giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật, ý thức kỉ luật kém tệ đi “ cửa sau” để giải quyết công
việc( Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế).
o Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định
thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn giáo mà
mọi tôn giáo đều được tiếp nhận.
Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược người Việt Nam luôn hết sức
mềm dẻo, hiếu hòa.
o Văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến trình lịch
Văn minh nông nghiệp kéo dài đã làm chậm sự phát triển của tiến trình lịch sử Việt Nam, không
tạo ra được những tiền đề và điều kiện để bức ra khỏi cái khung phong kiến phương Đông, làm
hạn chế tính năng động, sáng tạo của con người Việt Nam và dẫn đến sự trì trệ của xã hội Việt
Nam.
- Văn hóa gốc du mục
Văn hóa gốc du mục: chủ yếu ứng với môi trường sống của các cộng đồng cưdân
ở phương Tây.
 Môi trường tự nhiên: là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh
trưởng, trừ những vùng đồng cỏ rộng
 Nghề mưu sinh: sinh sống bằng chăn nuôi là chính, do đó hình thành lối sống du cư.
 Tổ chức đời sống: lo tổ chức để thường xuyên di chuyển gọn gàng, nhanh
chóng,thuận tiện nên mang tính chất trọng động(cuộc sống năng động, di chuyển nhiều
 Ứng xử với môi trường tự nhiên: coi thường và luôn muốn chinh phục, chế ngự tự
nhiên. Cư dân du mục nếu thấy ở nơi này không thuận tiện, có thể dễ dàng bỏ đi nơi khác,
do vậy dẫn đến tâm lý coi thường tự nhiên. Bởi vâỵ, người phương Tây luôn
có tham vọng chinh phục và chế ngự tự nhiên ; tận dụng tự nhiên: chủ yếu ăn động vật;
ưu điểm:khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với tự nhiên, khuyến khích khoa
họcvphát triển; nhược điểm: hủy hoại môi trường
 Lối nhận thức, tư duy: phân tích – siêu hình. Khoa học hình thành theo con đường
thực nghiệm, khách quan, lý tính;tính chặt chẽ và sức thuyết phục cao. Đâylà lí do khiến
khoa học phát triển nhanh - tư tưởng trước sai sẽ có tư tưởng sau thay thế; ưu điểm: có sự
sâu sắc, phát triển mạnh các ngành khoa học chuyên sâu; nhược điểm: thiếu toàn
diện
 Khuynh hướng khoa học: thiên về khoa học tự nhiên và kỹ thuậtỨng xử xã hội: con người
du mục trọng lí trí, dẫn đến trọng sức mạnh, trọngtài,trọng ve, trọng nam giới. Cuộc sống
du cư dẫn đến cách thức tổ chức cộngđồng theo nguyên tắc với tính tổ chức cao(nếp
sống theo pháp luật);quyền lực tuyệt đối nằm trong tay người cai trị -quân chủ. Tư
duy phân tích,cách tổ chức cộng đồng theo nguyên tắc dẫn đến một đặc điểm quan
trọng củavăn hóa du mục là tâm lý trọng cá nhân; ưu điểm:mọi vấn đề đều theo
mộtnguyên tắc khách quan với các chuẩn mực cố định,văn minh; nhược điểm:mặt
trái của nguyên tắc là máy móc, rập khuôn, cứng rắn, áp đặt, thiếu bìnhđẳng
 Đặc trưng văn hóa: độc tôn trong tiếp nhận và cứng rắn, hiếu thắng trong đốiphó.
 Tôn giáo: tín ngưỡng đa thần sơ khai nhanh chóng chuyển sang nhất thần giáo vàtôn giáo
độc tôn.
- Phân biệt vh Vn và vh TQVN: gốc nông nghiệp, TQ là gốc du mục Ko thể phủ nhận sự hợp lí
của rất nhiều đặc trưng văn hóa mang tính loại hình đãđược tác giả phân tích nhưng việc xác định
các đặc trưng loại hình ở từng nền vănhóa cụ thể rất dễ hình thành nên những mặc định ko thay
đổi về đặc trưng của nềnvăn hóa đó. VD: Nói đến VN là lúa nước thì ko phải vì ko phải VN chỗ
nào cũnggiống nhau. -Những mặc định ấy còn gạt những thực hành đa dạng, phong phú trong
nền vănhóa. Tạo nên cái nhìn sơ lược, đơn giản về vh trong khi thực tế nó sinh động hơn rất
nhiều. việc phân chia chỉ là sự tham chiếu.

You might also like