Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP QUANG HỌC ĐẠI CƯƠNG

GIAO THOA ÁNH SÁNG


Bài 1: Khoảng cách giữa hai khe Young là a. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến
màn là D. Khi toàn bộ hệ thống đặt trong không khí người ta đo được khoảng cách giữa hai
vân tối liên tiếp là i.
a. Xác định bước sóng ánh sáng tới.
b. Xác định vị trí vân sáng thứ k và vân tối thứ k -1.
c. Đặt trước một trong hai khe sáng bản mỏng song song có chiết suất n; bề dày e. Xác
định độ dịch chuyển của hệ thống vân giao thoa trên màn quan sát.
Bài 2: Đo bề dày một bản mỏng trong suốt người ta đặt bản trước một trong hai khe của
máy giao thoa Young. Ánh sáng chiếu vào hệ thống có bước sóng . Chiết suất bản mỏng
n . Người ta quan sát thấy vân sáng chính giữa bị dịch chuyển về vị trí vân sáng thứ k (ứng
với lúc chưa đặt bản). Xác định bề dày của bản.
Bài 3: Trong thí nghiệm Young, người ta chiếu một chùm ánh sáng trắng (λ = 0,4 - 0,76
μm) vào 2 khe hẹp song song với nhau trước một màn chắn sáng. Khoảng cách giữa hai khe
là a, khoảng cách giữa hai khe với màn là D. Điểm M trên màn cách vân trung tâm một
khoảng x. Điều kiện nào để M không thuộc vân sáng?
Bài 4: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là a,
khoảng cách từ hai khe đến màn D. Nguồn sáng phát ra vô số ánh sáng đơn sắc có bước
sóng biến thiên liên tục từ 380 nm đến 750 nm. Trên màn, khoảng cách gần nhất từ vân sáng
trung tâm đến vị trí mà ở đó có hai bức xạ cho vân sáng là bao nhiêu?

Bài 5: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, hai khe và được chiếu bởi ánh
sáng có bước sóng nằm trong khoảng từ 405nm đến 690nm. Gọi M xa vân sáng trung tâm
nhất mà ở đó có đúng 3 vân sáng ứng với 3 bức xạ đơn sắc trùng nhau. Biết D = 1m; a =
1mm. Khoảng cách từ M đến vân trung tâm có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Bài 6: Trong thí nghiệm Young dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm thì trên màn
quan sát được 12 vân sáng. Khi dùng bước sóng λ có giá trị bằng bao nhiêu thì quan sát
được 10 vân sáng?
Bài 7: Chiếu một chùm sáng trắng xiên góc  lên màng xà phòng. Tìm bề dày nhỏ nhất của
màn để những tia phản chiếu có màu lục. Cho biết bước sóng của ánh sáng vàng là 560nm;
chiết suất bản mỏng là 1,33.
Bài 8: Chiếu một chùm sáng song song có bước sóng 560nm lên màng xà phòng (n = 1,3)
dưới góc tới 450. Bề dày nhỏ nhất của màng bằng bao nhiêu để chùm tia phản xạ có:
a. Cường độ sáng cực tiểu?
b. Cường độ sáng cực đại?
Bài 9: Một chùm sáng đơn sắc có bước sóng  =600nm được chiếu vào mặt nêm thủy tinh
(chiết suất n =1,5). Biết rằng số vân giao thoa quan sát trong khoảng L =1cm chiều dài là N
=10 vân. Xác định góc nghiêng của nêm?

1
Bài 10: Một màng nước xà phòng có chiết suất n = 1,33 được đặt thẳng đứng. Vì nước xà
phòng dồn xuống dưới nên màng có dạng hình nêm. Quan sát những vân giao thoa phản
chiếu màu xanh (có bước sóng 541,1nm) người ta thấy khoảng cách 6 vân liên tiếp là 2cm.
a. Tính góc nghiêng của vân?
b. Xác định vị trí 3 vân tối đầu tiên (coi vân tối thứ 1 là vân nằm ở giao tuyến giữa của
2 mặt nêm và hướng quan sát vuông góc với mặt nêm)?
Bài 11: Xét một hệ thống thí nghiệm tạo vân tròn Newton. Xác định bề dày của lớp không
khí mà ở đó ta quan sát thấy vân sáng đầu tiên? Biết bước sóng ánh sáng tới  = 0,56 m.
Bài 12: Thấu kính trong hệ thống vân tròn Newton có bán kính cong bằng R =15m. Chùm
ánh sáng đơn sắc chiếu vuông góc tới hệ thống, quan sát các vân giao thoa phản chiếu. Tìm
bước sóng của ánh sáng tới biết rằng khoảng cách giữa vân tối thứ 4 và vân tối thứ 25 là
9mm?
Bài 13: Chiếu một chùm sáng đơn sắc tới vuông góc với bản cho vân tròn Newton và quan
sát ánh sáng phản xạ. Bán kính của hai vân tối lần lượt là r 1 = 4,00mm và r2 =4,38mm; bán
kính cong của thấu kính là R = 6,4m. Tìm số thứ tự của các vân tối trên và bước sóng của
ánh sáng tới?
Bài 14: Mặt cầu của thấu kính phẳng lồi được đặt tiếp xúc với bản thủy tinh phẳng. Chiết
suất của thấu kính và của bản thủy tinh lần lượt là n 1 = 1,3 và n2 = 1,6. Bán kính cong của
mặt cầu thấu kính là R = 1m. Khoảng không gian giữa thấu kính và bản phẳng chứa đầy
chất có chiết suất n = 1,4. Xác định bán kính của vân tối Newton thứ 7 nếu quan sát vân
giao thoa bằng ánh sáng phản xạ, cho bước sóng của ánh sáng tới là 560nm.
NHIỄU XẠ
Bài 1: Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc song song có bước sóng 500nm vuông góc với một
cách tử nhiễu xạ. Phía sau cách tử có một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 1m. Màn quan sát hình
nhiễu xạ được đặt tại mặt phẳng tiêu của thấu kính. Khoảng cách giữa hai vạch cực đại
chính của quang phổ bậc nhất là 0,202m. Xác định:
a. Chu kì của cách tử
b. Số vạch trên 1m của cách tử
c. Số vạch cực đại chính tối đa cho bởi cách tử
d. Góc nhiễu xạ ứng với vạch quang phổ ngoài cùng
Bài 2: Một chùm sáng trắng (có bước sóng trong khoảng 400nm – 760nm)song song tới đập
vuông góc với mặt của cách tử phẳng truyền qua dài 1mm (có 50 vạch/mm). Xác định:
a. Các góc lệch tương ứng với cuối quang phổ bậc 1 và đầu quang phổ bậc 2.
b. Hiệu các góc lệch của quang phổ bậc 2 và đầu quang phổ bậc 3.
Bài 3: Chiếu một chùm ánh sáng trắng vào cách tử nhiễu xạ theo phương vuông góc. Chiều
dài cách tử là 1cm và mật độ khe là 5000khe/cm. Ngay sau cách tử người ta đặt một thấu
kính hộ tụ có tiêu cự 0,3m. Màn quan sát được đặt tại vị trí mặt phẳng tiêu của thấu kính.
Xác định:
a. Độ rộng của quang phổ bậc 2
b. Năng suất phân ly của cách tử trong quang phổ bậc 2

2
Bài 4: Một cách tử nhiễu xạ có bề rộng là 1cm, chu kì 2,5m. Xác đinh:
a. Năng suất phân ly của cách tử trong quang phổ bậc 3
b. Bước sóng của vạch gần nhất có bước sóng 550nm mà mắt có thể phân biệt được
bằng cách tử đó.
Bài 5: Một cách tử nhiễu xạ có bề rộng là 1 cm, chu kì bằng 2,5μm. Xác định bước sóng
của vạch gần nhất có λ = 600nm có thể phân biệt được bằng cách tử ứng với năng suất phân
ly ở vị trí quang phổ bậc 3?
Bài 6: Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc song song có bước sóng 500nm vuông góc với một
cách tử nhiễu xạ. Phía sau cách tử có một thấu kính hội tụ tiêu cự f = 1m. Màn quan sát hình
nhiễu xạ được đặt tại mặt phẳng tiêu của thấu kính. Khoảng cách giữa hai vạch cực đại
chính của quang phổ bậc nhất là 0,202m. Xác định số vạch cực đại chính quan sát được trên
màn?
Bài 7: Chiếu một chùm tia sáng đơn sắc song song, bước sóng  = 0,45 m thẳng góc với
một lỗ tròn bán kính r = 1,5 mm. Xác định khoảng cách từ lỗ tròn đến màn quan sát để hình
nhiễu xạ trên màn quan sát sáng nhất?
Bài 8: Một nguồn sáng đơn sắc có bước sóng  = 0,6 m đặt cách lỗ tròn một khoảng R = 2
m. Một màn quan sát đặt sau lỗ tròn và cách lỗ tròn một khoảng b = 3 m. Bán kính lỗ tròn
phải bằng bao nhiêu để tâm của hình nhiễu xạ là tối nhất?
Bài 9: Chiếu một chùm sáng song song có bước sóng , vuông góc với màn chắn có lỗ tròn
bán kính r. Tâm M của hình nhiễu xạ ở trên trục của lỗ tròn và cách lỗ tròn một khoảng b.
Người ta thấy M đang sáng nhất. Muốn M tối nhất thì phải dịch chuyển M dọc theo trục lỗ
tròn ra xa hay lại gần lỗ tròn một khoảng bao nhiêu?
Bài 10: Để nghiên cứu cấu trúc của tinh thể hai chiều, người ta chiếu vào tinh thể một chùm
tia Rơngen có bước sóng 0,18 nm và quan sát ảnh nhiễu xạ của nó. Kết quả, cực đại nhiễu
xạ bậc nhất ứng với góc nhiễu xạ  = 300. Hằng số của mạng tinh thể này là bao nhiêu?
Bài 11: Một chùm tia sáng đơn sắc song song bước sóng l = 0,5 mm chiếu vuông góc với
một khe hẹp có bề rộng b = 1 mm. Phía sau khe đặt một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 50cm.
Màn quan sát đặt trùng với tiêu diện ảnh của thấu kính. Tính độ rộng của vân sáng chính
giữa (khoảng cách giữa 2 cực tiểu bậc nhất)?
Bài 12: Chiếu ánh sáng đơn sắc song song với bước sóng  tới vuông góc vào một lỗ tròn
bán kính r thay đổi được. Sau lỗ tròn 2m có đặt một màn quan sát. Thay đổi rất chậm r và
quan sát tâm hình nhiễu xạ, người ta thấy tâm hình nhiễu xạ sáng khi bán kính của lỗ là

1mm và trở lại sáng lần kế tiếp khi bán kính lỗ là mm. Bước sóng  của ánh sáng dùng
trong thí nghiệm là bao nhiêu?
Bài 13: Chiếu chùm ánh sáng song song có bước sóng  = 0,6m tới vuông góc vaod một lỗ
tròn bán kính 0,6mm. Điểm quan sát M nằm trên trục của lỗ cách lỗ tròn một khoảng b bao
nhiêu để M tối nhất?
ϕ
Bài 14: Nếu như sự phản xạ bậc một xuất hiện trong tinh thể tại góc nhiễu xạ Bragg 1 =300
ϕ
thì ở phản xạ bậc hai tại góc Bragg 2 là bao nhiêu từ cùng một họ các mặt phẳng phản xạ.
3
PHÂN CỰC
Bài 1: Một bản thạch anh dày 2mm được đặt vuông góc với quang trục sau đó được đặt vào
giữa 2 nicon song song. Người ta thấy mặt phẳng phân cực của ánh sáng bị quay đi 1 góc 
= 530. Hỏi chiều dày của bản phải bằng bao nhiêu để ánh sáng đơn sắc dung trong thí
nghiệm trên không qua được nicon phân tích?
Bài 2: Dung dịch đường glucozo nồng độ C 1 = 0,28g/cm3 đựng trong một bình trụ thủy tinh
sẽ làm quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng xanh đi qua bình góc 1 = 320. Hãy xác định
nồng độ C2 của một dung dịch cũng đựng trong bình trụ giống như trên, biết rằng nó làm
quay mặt phẳng phân cực của ánh sáng xanh một góc 1 = 240?
Bài 3: Giữa hai nicon bắt chéo nhau trong một đường kẻ, người ta đặt một ống thủy tinh dài
20cm đựng trong dung dịch đường có nồng độ C = 0,2g/cm3. Xác định:
a. Cường độ sáng giảm đi bao nhiêu lần sau khi nó đi qua nicon thứ nhất?
b. Góc quay của mặt phẳng phân cực gây bởi dung dịch đường?
3
độ . c m
Cho biết góc quay riêng đối với ánh sáng vàng bằng natri bằng [ α ] =67 , 8 và ánh
g . dm
sáng qua nicon sẽ bị nicon hấp thụ 5%.
Bài 4: Ánh sáng phản chiếu trên một mặt thủy tinh đặt trong không khí sẽ bị phân cực toàn
phần với góc khúc 30 độ. Chiết suất của thủy tinh trên bằng bao nhiêu?
Bài 5: Chiếu một chùm sáng tự nhiên lên mặt một bản thủy tinh nhẵn bóng, nhúng trong
một chất lỏng. Tia phản xạ (trên mặt bản thủy tinh) hợp với tia tới góc 97 độ và bị phân cực
toàn phần. Xác định chiết suất của chất lỏng? Cho biết chiết suất của thủy tinh là 1,5.
Bài 6: Chiếu chùm sáng tới từ không khí vào mặt tấm thủy tinh phẳng, nhẵn, bóng có chiết
suất 1,57. Góc Brewster của mặt thủy tinh là bao nhiêu?
Bài 7: Một chất có giới hạn của hiện tượng phản xạ toàn phần bằng 30 độ. Góc Brewster
của chất gần nhất với giá trị nào?
Bài 8: Một chùm tia sáng truyền qua chất lỏng đựng trong bình thủy tinh, phản xạ trên đáy
bình. Tia phản xạ bị phân cực toàn phần khi góc tới đáy bình bằng 45,6 độ. Chiết suất của
thủy tinh là 1,5. Chiết suất của chất lỏng gần giá trị nào?
Bài 9: Một chùm sáng phân cực thẳng (có bước sóng trong chân không là λ = 0,58μm) được
gọi là thẳng góc với quang trục của bản tinh thể bang lan. Chiết suất của tinh thể bang lan
đối với tia thường và tia bất thường lần lượt là n 0 = 1,65 và ne = 1,48. Bước sóng của tia
thường và tia bất thường lần lượt là bao nhiêu?
Bài 10: Chiết suất của bản mỏng trong suốt đối với tia thường và tia bất thường là là n 0 =
1,65 và ne = 1,48; Bước sóng ánh sáng là λ = 0,58μm. Bề dày của bản ½ bước sóng là bao
nhiêu?
Bài 11: Chiết suất của bản mỏng trong suốt đối với tia thường và tia bất thường là là n 0 =
1,65 và ne = 1,48; Bước sóng ánh sáng là λ = 0,54μm. Bề dày nhỏ nhất của bản ¼ bước sóng
là bao nhiêu?
Bài 12: Chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 0,6μm vào bề mặt bản thạch anh có chiết suất của
bản tinh thể đối với tia thường và tia bất thường là là n 0 = 1,54 và ne = 1,55. Bề dày nhỏ nhất
4
của bản thạch anh có mặt cắt được cắt song song với quang trục để ánh sáng phân cực thẳng
sau khi truyền qua bản thạch anh để trở thành phân cực tròn là bao nhiêu?
Bài 13: Dùng laser khí cacbonic công suất 15W để làm dao mổ. Tại vị trí chiếu laser, nước
của phần mô ở chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Biết nhiệt dung riêng, khối lượng riêng, nhiệt
hóa hơi của nước là: c= 4,18 kJ/kg.K; ρ=10 3 kg/m3; L = 2260 kJ/kg, nhiệt độ ban đầu của
nước là 37oC. Thể tích nước mà tia laze làm bốc hơi trong 1s là bao nhiêu?
Bài 14: Dùng laze khí cacbonic có công suất 15W để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào chỗ
nào sẽ là cho nước của phần mô ở chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Chùm laze có bán kính
0,1mm và dịch chuyển với tốc độ 0,5cm/s trên bề mặt của một mô mềm. Tính chiều sâu cực
đại của vết cắt? Biết nhiệt dung riêng của nước c=4,18kJ/kg.độ; nhiệt hóa hơi của nước
L=2260kJ/kg.

You might also like