Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

ÔN TẬP EPIDATA & EPITA ANALYSIS

1. MÃ HÓA PHIẾU ĐIỀU TRA


1.1. Một số lưu ý:
- Đọc câu hỏi trên phiếu điều tra.
+ Xác định câu hỏi 1 lựa chọn/ nhiều lựa chọn.
+ Xác định câu hỏi mở/đóng (Nếu câu hỏi mở thì cộng thêm biến, kiểu dữ liệu)
Ví dụ: Câu P4, Bài TH số 1:
P4. Ngày hôm qua, cháu có ăn các loại thức ăn sau đây không?
1. Thịt 2. Cá 3. Trứng 4. Quả chín 5. Khác(ghi rõ)
-> Thêm biến: P45 khác # P45gr ghi rõ _____________________
- Tên biến bắt đầu bằng 1 chữ cái, không chứa dấu cách, không chứa ký tự đặc biệt, không
dài quá 10 ký tự, không đặt trùng với tên biến khác trong cùng 1 tập tin.
1.2. Kiểu dữ liệu: Có 6 kiểu:
+ Số tự động tăng <idnum>
+ Số: Định dạng: #. Độ rộng tối đa: 14 ký tự kể cả dấu chấm thập phân.
Có thể thêm định dạng dấu chấm thập phân:
Ví dụ: Cân nặng ##.# (kg). Nhiệt độ sốt: ##.# (độ C). Chiều cao: #.## (m)
+ Ký tự ________________
+ Ký tự viết hoa <A >
+ Logic <Y>
+ Ngày tháng năm <dd/mm/yyyy>
- Một số Ví dụ về mã hóa:
Câu hỏi Cách mã hóa
H3. Nơi điều tra: H3. Nơi điều tra:
Xã .................................. H31 Xa: ____________________
Huyện ................................ H32 Huyen: ____________________
C12. Đến hôm nay trên địa bàn tỉnh ta đã C12 Den hom ….định #
có bao nhiêu trường hợp tả được xác định? 1. Co 2. Khong biet
1. Có. Số lượng …. 2. Không biết C12sl So luong ###
A7. Chị có dự định thay đổi BPTT đang sử A7 Chi co … khong? #
dụng không? 1. Co 2. Khong
1 Có. Lý do............................... A7LD Ly do ______________________
2 Không: Lý do..........................
2. TẠO TẬP TIN CHỨA DỮ LIỆU
3. KIỂM SOÁT DỮ LIỆU NHẬP
- Kiểm soát theo loại câu hỏi và bước nhảy (thiết lập miền giá trị nhập cho các câu hỏi 1
lựa chọn, nhiều lựa chọn, tạo bước nhảy theo phiếu)
- Giới hạn miền, tạo bước nhảy, bắt buộc nhập, lặp, gán nhãn theo yêu cầu
+ Range, legal: min-max
+ Jumps: giá trị nhảy> trường nhảy đến
+ Must enter: Yes: Bắt buộc phải nhập, No: Không bắt buộc phải nhập

1
+ Repeat: Yes: Lặp lại; No: Không lặp lại.
+ Value label (+): Giátrị1 “Nhãn1”
Giátrị2 “Nhãn 2”
- Check nâng cao
+ Trường khóa: Key unique
+ Tính tuổi =Int ((NPV-NS)/365.25)
BMI=(can nang*10000)/(chieu cao*chieu cao)
+ Giới hạn ngày sinh sao cho tuổi từ 15-45
+ Thành lập mã bệnh nhân.
+ Từ mã xã hoặc mã tỉnh xác định xã hoặc tỉnh.
+ Tạo bước nhảy với điều kiện phức với and, or (lưu ý các dấu đóng mở ngoặc đơn
bao quanh các điều kiện con)
- Chú ý:
+ Kết thúc phỏng vấn: Thay trường nhảy tới bắng: WRITE.
+ Gán giá trị Rỗng là “.” (dấu chấm)
4. NHẬP DỮ LIỆU (Nhập 6 phiếu theo mẫu sẵn có)
5. XUẤT DỮ LIỆU
Vào tool 5.Exportdata > Epidata > Hộp thoại xuất:
 Xác định số lượng bản ghi (Record): All (theo mặc định)
 Xác định điều kiện (Filter): Sử dụng từ nối các điều kiện: And, or.
6. NỐI DỮ LIỆU
Data In/Out > Append/Merge > Hộp thoại
 Tên tập tin dữ liệu 1: File dữ liệu gốc.
 Tên tập tin dữ liệu 2: File dữ liệu xuất.
 OK. Đặt tên tập tin chứa kết quả.
 Chọn Append.
7. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
7.1. Lưu kết quả phân tích (Tạo biên bản làm việc)
Logopen “tentaptin.txt” /close hoặc sử dụng tool Result.
7.2. Đếm bản ghi thỏa mãn điều kiện
Count if điều kiện
7.3. Liệt kê
List danh_sách_biến If điều kiện
7.4. Tạo biến mới
Gen Kiểu dữ liệu tenbienmoi=bieu_thuc/giá_trị
Kiểu dữ liệu
+ I: Số nguyên (Integer)
+ F: Số thực (Float)
+ S: Chuỗi (String)
+ D: Ngày tháng (Date)
+ B: Logic (Boolean)

2
7.5. Lập trình giá trị cho biến mới:
Recode bien1 to bien 2 <gia tri cu 1>=<gia tri moi 1> <gia tri cu 2> = <gia tri moi 2>
Trong trường hợp sử dụng khoảng (ví dụ từ 21 đến 40) ta sử dụng dấu “-” để mô tả (21-40)
Ví dụ: Giả sử đã có biến là nhóm tuổi (nhomtuoi), xây dựng giá trị cho trường nhóm tuổi
như sau: Nếu tuổi <=20 thì nhóm tuổi =1, nếu tuổi từ trên 20 đến 40 thì nhóm tuổi =2 và
trên 40 thì nhóm tuổi =3. Khi đó ta sử dụng câu lệnh sau:
recode tuoi to nhomtuoi lo-20 = 1 21-40=2 41-hi=3
7.6. Gán nhãn:
Tạo nhãn cho biến:
Label tenbien “Nhan bien”
Tạo nhãn cho giá trị:
Labelvalue tenbien /giatri1= “Nhãn 1” /Giatri2= “Nhan 2”
Ví dụ:
Label H2 “Gioi tinh”
Labelvalue H2 /1= “Nam /2=”Nu”
7.7. Thống kê mô tả:
7.7.1. Thống kê mô tả cho biến định tính
- Lệnh Freq: Bảng phân phối tần suất 1 chiều:

Freq danhsachbien /c /ci /cum If điều kiện


Các tùy chọn:
+ Tần suất xuất hiện của từng giá trị riêng biệt trên mỗi biến (N)
+ Tỷ lệ phần trăm tương ứng tần suất (C)
+ Tỷ lệ cộng dồn (Cum)
+ Khoảng tin cậy (Ci)
- Lệnh tab
+ Ý nghĩa: Bảng phân phối tần suất 2 chiều:
+ Cú pháp:
Tab bien1 bien2 /c /r /tp if điều kiện
Các tùy chọn:
+ Tần suất xuất hiện của từng giá trị trên biến 1 kết hợp với từng giá trị của biến 2
+ Tỷ lệ phần trăm theo dòng (r), theo cột (c)
+ Tỷ lệ phần trăm theo tổng (tp)
7.7.2. Thống kê mô tả cho biến định lượng
- Cách 1:
Mea tenbien if điều kiện
- Cách 2:
Stab danh_sach_bien_dinh_luong /stat=“hàm thống kê” /by= “Danhsachbien dinh tinh”
- Cách 3:
Des danh_sach_bien_dinh_luong if điều kiện
7.8. Thống kê suy luận
7.8.1. Thống kê suy luận cho biến định tính
3
- Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ giữa các nhóm khảo sát có ý nghĩa thống kê hay không?
- Cú pháp:
Tab bien1 bien2 /T
Chú ý : Sử dụng /T khi bảng 2x2 không có ô nào có tần số lý thuyết <5 hoặc bảng nxm
(n≠m,n,m>=2) có dưới 20% số ô có tần số lý thuyết <5. Sử dụng /EX khi bảng 2x2 có tần số
lý thuyết <5.
Tab bien1 bien2 /EX
P<0.05 kết luận: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
P>=0.05 kết luận: Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
Chú ý: Kiểm định /EX chỉ áp dụng đối với bảng 2x2.
Ví dụ BTH4: Kiểm định sự khác biệt về tỷ lệ hút thuốc lá giữa nhóm bị suy nhược và không
bị suy nhược sau sinh là có ý nghĩa thống kê hay không?
Select p9<>. // chọn ra nhóm phụ nữ đã sinh con
Tab p7 p9 /t // kiểm định
Select // hủy nhóm
7.8.2. Thống kê suy luận cho biến định lượng:
- So sánh giá trị trung bình trong 1 nhóm với 1 hằng số sinh học
Gen KDL tenbienmoi = <bien khao sat> - <hằng số>
Mea tenbienmoi /T
- So sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm ghép cặp
Gen KDL tenbienmoi = Giatrisau- giatritruoc
Mea tenbienmoi /T
- So sánh giá trị trung bình giữa 2 hay nhiều nhóm độc lập
Mea <bien dinh luong> < bien dinh tinh> /T
+ Nếu P. Bartest <0.05 thì gõ lệnh Kwallis biendinhluong biendinhtinh
o Nếu P.Kwallis <0.05 thì Kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm
o Nếu P.Kwallis>=0.05 thì Kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm
+ Nếu P.Bartest>=0.05 thì xem P.Anova
o Nếu P.Anova<0.05 thì Kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm
o Nếu P.Anova>=0.05 thì Kết luận không có sự khác biệt giữa các nhóm
7.9. Hệ số tương quan
Cor <biendinhluong1> <bien dinh luong 2>
+ R  [0.8-1.0]: tương quan mạnh
+ R  [0.4-0.8]: tương quan TB
+ R  [0.2-0.4]: tương quan yếu
7.10. Đóng biên bản làm việc
Logclose
7.11. Lưu tập câu lệnh
Savepgm “tên tập tin.pgm”
8. Biểu đồ:
Sử dụng Tool Graph, chọn loại biểu đồ cần vẽ.

You might also like