Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

1. So sánh:
Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra sự giống nhau và
khác nhau giữa chúng.
* Tác dụng của so sánh: So sánh nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
– So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động..
- So sánh giúp cho câu văn hàm súc gợi trí tưởng tượng ,bay bổng.
VD: VB bài học đường đời đầu tiên
+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như 2 lưỡi liềm máy làm
việc.
+ Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+ Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người
cởi trần mặc áo gi-lê.
+ Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.
+ Đến khi định thần lại, chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau.
+ Mỏ Cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
+ Như đã hả cơn tức, chị Cốc đứng rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm
nước, không chút để ý cănh đau khổ vừa gây ra
VB Nếu cậu muốn có một người bạn:
- Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.
* Các kiểu so sánh:
– So sánh ngang bằng (còn gọi là so sánh tương đồng): thường được thể hiện bởi các từ
như là, như, y như, tựa như, giống như hoặc cặp đại từ bao nhiêu…bấy nhiêu.
VD . Ba mẹ là quê hương
Cô giáo như mẹ hiền.
– So sánh hơn – kém (còn gọi là so sánh tương phản): thường sử dụng các từ như hơn,
hơn là, kém, kém gì…
VD. Con mèo vằn vào tranh to hơn cả con hổ
2. Nhân hóa:
Là cách gọi tả con vật cây cối đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi
hoặc tả con người.
* Tác dụng: Nhân hóa khiến sự vật trở nên sống động, gần với đời sống con người.
Cách diễn đạt nhân hóa đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu cảm cao.
Phân loại: Nhân hoá được chia thành các kiểu sau đây:
- Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
VD: chị Cốc, anh Gọng Vó, mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờVD : Ông trời nổi lửa đằng
đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay

1
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà .
( Trần Đăng Khoa )

- Con gà cục tác lá chanh


Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.
( ca dao)
– Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động,
tính chất của đối tượng không phải là người.
– VD: Tôi quát mấy chị Cào Cào ngụ ở đầu bờ, khiến mỗi lần thấy tôi đi qua, các chị
phải núp khuôn mặt trái xoan, chỉ dám đưa mắt lên nhìn trộm
- Tâm tình trò chuyện với vật như người
VD Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Ví dụ: Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai (Ca dao)

3. Ẩn dụ:
Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác vì giữa chúng có
điểm tương đồng với nhau.
* Tác dụng: Dùng ẩn dụ nhằm tăng thêm tính gợi hình gợi cảm, sự hàm súc, lôi cuốn cho
cách diễn đạt.
* Phân loại:
– Ẩn dụ hình thức: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có điểm nào
đó tương đồng với nhau về hình thức (là cách gọi sự vật A bằng sự vật B)
Ví dụ 1: “Dưới trăng quyên đã gọi hè.
Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
2
Hình ảnh “Lửa lựu” là hình ảnh ẩn dụ vì màu đỏ của hoa lưu giống như màu lửa. Vì
vậy, tác giả dùng hình ảnh lửa để chỉ màu của quả lựu.
Ví dụ 2: “Vân xem trang trọng khác vời.
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
“Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được ẩn dụ. Hình ảnh này mang ý nghĩa là khuôn mặt
đầy đặn, xinh đẹp như vầng trăng của Thúy Vân. Câu này mang hàm ý chỉ vẻ đẹp tươi
trẻ của Thúy Vân.
Ví dụ 3: “Về thăm nhà Bác Làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
Thắp là hình ảnh được ẩn dụ hóa để chỉ hình ảnh hoa râm bụt đang nở

– Ẩn dụ cách thức: đó là sự chuyển đổi tên gọi về cách thức thực hiện hành động khi
giữa chúng có những nét tương đồng nào đó với nhau (là cách gọi hiện tượng A bằng
hiện tượng B).
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Kẻ trồng cây: hình ảnh ẩn dụ, chỉ người lao động, tạo ra giá trị bằng sức lao động
– Ẩn dụ phẩm chất: đó là sự chuyển đổi tên gọi những sự vật, hiện tượng có nét
tương đồng với nhau ở một vài điểm nào đó về tính chất, phẩm chất (là cách lấy
phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B).
Ví dụ 1: “Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Trong những câu thơ trên, ta có thể hiểu con thuyền là người đàn ông luôn di chuyển
nhiều nơi. Còn hình ảnh bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ cố định người con gái ở một nơi.
Ví dụ 2:
“Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm”
Người cha ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ nói về Bác Hồ
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự
vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ
cho các gian quan khác. Nói cách khác, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là dựa trên sự giống
nhau về cảm giác. Chuyển đổi từ hình thái cảm giác này sang hình thái cảm giác khác.
Ví dụ 1: “Trời nắng giòn tan( nói đến trời nắng to, có thể làm khô mọi vật)
Ví dụ 2: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa,
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiên”

4. Hoán dụ:
Là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, sự việc, hiện
tượng, khái niệm khác vì giữa chúng có quan hệ gần gũi, đi đôi với nhau trong thực tế.
* Tác dụng: dùng hoán dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
* Phân loại: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp:
-Lấy một bộ phận để gọi toàn thể: Là cách hoán dụ nói về một bộ phận trên cơ thể
người, động vật để liên tưởng đến một hành động nào đó.
Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
Bàn tay: là một bộ phận trên cơ thể người.

3
= > Liên tưởng đến người lao động là nói đến toàn thể người lao động muốn có thành
quả thì cần làm việc bằng chính sức lực và đôi tay của mình.

-Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng. Là cách hoán dụ sử dụng những vật chứa
đựng lớn như thành phố, nông thôn để chỉ vật bị chứa đựng như người nông dân, công
nhân.
VD : Vì sao Trái dất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
Trái đất : vật chứa
Nhân lại trong trái đất là vật cị chứa
-Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Ví dụ: Áo chàm đưa buổi phân li – Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Áo chàm: Loại áo đặc trưng của đồng bào, người dân Tây Bắc. Từ “Áo chàm” muốn nói
đến tình cảm mà người dân Tây Bắc với các chiến sĩ bộ đội Việt Nam.
VD2. Ngày Huế đổ máu
-Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Một cây: Chỉ sự đơn lẻ, đứng 1 mình.
3 cây: Chỉ số nhiều, sự đoàn kết.
= > Chỉ số lượng cụ thể là 1 cây và ba cây.
Chẳng nên non: Chẳng làm được điều gì to lớn.
Hòn núi cao: Có thể làm nên việc lớn
= > Chỉ sự trừu tượng.

Bài tập biện pháp tu từ hoán dụ


Đề bài tập 1: Chỉ ra phép hoán dụ trong các câu thơ, đoạn văn sau và cho biết mối quan
hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì?
a – Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta
ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.
b – Vì sao? Trái đất nặng ân tình – Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh.
Đáp án bài tập 1
Câu a:
Làng xóm: Vật chứa đựng
Người nông dân: Vật bị chứa đựng
= > Đây là phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Đói rách: Vật chứa đựng
Cuộc sống nghèo khó: Vật bị chứa đựng
= > Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Câu b:
Trái đất: Vật chứa đựng.
Những người sống trên trái đất: Vật bị chứa đựng.
= > Loại hoán dụ vật chứa đựng – vật bị chứa đựng.
Đề bài tập 2: Tìm phép hoán dụ trong các ví dụ sau:
a – Chồng em áo rách em thương – Chồng người áo gấm xông hương mặc người.
b – Sen tàn, cúc lại nở hoa – Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân.
4
c – Mồ hôi mà đổ xuống đồng – Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
Đáp án bài tập 2:
Câu a:
Áo rách, áo gấm = > Chỉ người.
Sử dụng phép hoán dụ lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể.
Câu b:
Sen, cúc: Chỉ 2 loài hoa
Đông, xuân: Chỉ 2 mùa trong năm
= > Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Câu c:
Mồ hôi: Là một bộ phận trên cơ thể người khi chúng ta hoạt động nhiều.
= > Phép hoán dụ lấy một bộ phận để gọi cái toàn thể để nói đến sự vất vả của bà con
nông dân khi làm đồng.

Phân biệt phép ẩn dụ và phép hoán dụ


Và để giúp các bạn có thể nhận biết cũng như phân biệt được giữa biện pháp tu từ ẩn dụ
và hóa dụ. Thì dưới đây là những điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 biện pháp tu từ
này:
1. Giống nhau
Ẩn dụ và hoán dụ đều là các phép tu từ được sử dụng nhiều với mục đích là tăng sức gợi
hình và gợi cảm khi diễn đạt. Bản chất của ẩn dụ và hoán dụ đều lấy sự vật, hiện tượng
này nhằm miêu tả sự vật, hiện tượng khác theo quy luật liên tưởng.
So sanh giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.
2. Khác nhau
Hoán dụ và ẩn dụ có cơ sở liên tưởng khác nhau, cụ thể là:
 Ẩn dụ: dựa vào quan hệ tương đồng, cụ thể về tương đồng như là về: hình
thức, cách để thực hiện, phẩm chất, cảm giác
 Hoán dụ: dựa vào quan hệ tương đương và cụ thể như: cái bộ phận và cái
toàn thể, vật chứa đựng và vật bị chứa đựng, dấu hiệu của sự vật và sự vật, cái cụ thể và
cái trừu tượng.
Phân biệt phép ẩn dụ và phép so sánh
Sự khác nhau giữa ẩn dụ và so sánh ở những điểm như sau:
Ẩn dụ: là một cách tu từ mà người hành văn không cần đến dấu câu hay từ ngữ để phân
biệt giữa sự vật và hiện tại. Có thể nói, ẩn dụ được xem như là cách để so sánh ngầm các
sự vật và hiện tượng có các đặc điểm giống nhau.
So sánh: Thường sử dụng dấu câu hoặc so sánh, có thể là so sánh tương đương hoặc
không tương đương.
Ví dụ: “Da trắng như tuyết, tóc đen như mun”. => Phép so sánh được thể hiện bằng từ
“như”, “da” được so sánh với “tuyết”, và “tóc” được so sánh với “gỗ mun”.
Hay trong câu “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con”.
So sánh ở đây là chỉ ra những so sánh không tương đương nhau qua từ “chẳng bằng”
5. Nói quá:
Là cách nói phóng đại mức độ, qui mô, tính chất, của sự vật hiện tượng được miêu tả.
Nói quá còn gọi là khoa trương, thậm xưng, phóng đại, cường điệu, ngoa ngữ.

5
* Tác dụng: Tô đậm nhấn mạnh, gây ấn tượng hơn về điều định nói, tăng sức biểu cảm
cho sự diễn đạt.
* Biện pháp này được dùng nhiều trong các PC: khẩu ngữ, văn chương, thông tấn
6. Nói giảm, nói tránh:
Là cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc
dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của sự vật, sự việc, hiện tượng.
 Tác dụng:
– Tạo nên cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển; tăng sức biểu cảm cho lời thơ, văn.
– Giảm bớt mức độ tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề trong những
trường hợp cần phải lảng tránh do những nguyên nhân của tình cảm.
- Thể hiện thái độ lịch sự, nhã nhặn của người nói, sự quan tâm, tôn trọng của người nói
đói với người nghe, góp phần tạo phong cách nói năng đúng mực của con người có giáp
dục, có văn hoá.
- Ví dụ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Quang Dũng)
7. Liệt kê:
Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại trong một câu hoặc một
đoạn.
* Tác dụng: nhằm diễn tả cụ thể, toàn điện hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau
của thực tế, tư tưởng tình cảm.
Dựa theo cấu tạo và ý nghĩa trong câu, có 4 kiểu liệt kê chính gồm:
Theo cấu tạo: liệt kê từng cặp và liệt kê không từng cặp.
Liệt kê theo từng cặp
Mỗi cặp từ được liệt kê thường liên kết bằng những từ như và, với, cùng..Những cặp từ
này thường có một vài điểm chung để phân biệt với các từ khác.
Ví dụ: Kệ sách của Trâm Anh có nhiều loại sách hay như sách toán với hình học, sách
văn và thơ, sách tiếng anh với tiếng Nhật, truyện tranh với truyện chữ….
Liệt kê không theo từng cặp
Chỉ cần thỏa điều kiện các từ cùng mô tả một điểm chung nào đó như sự vật, con người,
mối quan hệ, thiên nhiên… đều được. Giữa các từ cách nhau bởi dấu phẩy, chấm phẩy.
Ví dụ: Trên kệ sách của Hồng Ảnh có nhiều loại sách gồm sách văn học, sách ngoại
ngữ, sách toán, sách hóa, sách lịch sử.
Theo ý nghĩa: liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến.
Liệt kê tăng tiến
Tăng tiến có nghĩa là phải theo đúng một thứ tự, trình tự theo tự nhiên hoặc hợp quy
luật nhất định. Thường thì ta liệt kê từ thấp đến cao, từ địa vị nhỏ đến lớn….
Ví dụ: Trong công ty Minh gồm có những người là nhân viên Minh, Tiến Lan, phó
phòng là anh Hải và trưởng phòng là anh Phúc.
Liệt kê không tăng tiến:

6
Không quan trọng vị trí các từ cần liệt kê, câu vẫn có nghĩa và người đọc vẫn hiểu ý
nghĩa toàn bộ câu.
Ví dụ: Gia đình An đang sống có các thành viên gồm: cha mẹ An, anh trai An, ông bà
nội An, em gái An và An.

8. Điệp ngữ:
Là biện pháp lặp đi lặp lại nhiều lần một từ, một ngữ hoặc cả câu một cách có nghệ
thuật.
* Tác dụng: dùng điệp ngữ vừa nhấn mạnh nhằm làm nổi bật ý; vừa tạo âm hưởng nhịp
điệu cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ (tha thiết, nhịp nhàng, hoặc hào hùng
mạnh mẽ); vừa gợi cảm xúc mạnh trong lòng người đọc.
VD: ‘Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…’ (Tố Hữu)

* Phân loại điệp ngữ:


– Điệp ngữ cách quãng.
VD: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây, súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông, mưa xa khơi (Tây Tiến)

– Điệp ngữ nối tiếp.


VD: Em phải nói, phải nói, và phải nói
Phải nói yêu trăm bận, đến nghìn lần (Xuân Diệu)

– Điệp vòng.
VD: “Lòng này gửi gió đông có tiện
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền
Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bẳng trời
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong” (Chinh phụ ngâm)

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy


Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

7
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”. (Chinh phụ ngâm)
9. Chơi chữ:
Là biện pháp tu từ vận dụng linh hoạt các đặc điểm về ngữ âm, chữ viết, từ vựng,
ngữ pháp của tiếng Việt để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.
* Tác dụng: Biện pháp này thường được dùng nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm
cho sự diễn đạt trở nên hấp dẫn và thú vị (thường được dùng để châm biếm, đả kích hoặc
để đùa vui)
Có nhiều cách chơi chữ khác nhau như sử dụng từ đồng âm nhưng khác nghĩa, nói lái,
dùng từ trái nghĩa… Mình sẽ liệt kê một vài cách chơi chữ phổ biến nhất.
Chơi chữ bằng biện pháp nói lái
Nói lái hay còn gọi là cách nói ngược câu chữ, nó có tác dụng châm biếm, mỉa mai hoặc
bông đùa… Loại này không phải người đọc nào cũng hiểu được hàm ý của tác giả nếu
như không suy luận hay phân tích từng từ một. Chơi chữ bằng cách nói lái quen thuộc và
dễ gặp nhất khi đọc văn thơ, tục ngữ.
Trong câu đối, ca dao
Mục đích của chơi chữ trong lời nói hàng ngày là tạo ra những tiếng cười, thêm màu sắc
cho cuộc sống.
Ví dụ
“Một con cá đối nằm trên cối đá, Hai con cá đối nằm trên cối đá”.
“Thầy giáo, tháo giày đi dép lốp”.
“Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh vồng lang”.
Trong thơ ca
Dùng để ẩn dụ hay châm biếm hiện thực khách quan, con người…
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo.
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc.
Trái gió thành ra phải lộn lèo!
(Trích bài thơ Sư bị làng đuổi – Hồ Xuân Hương).
Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm
Biện pháp này sử dụng các từ giống nhau về cách phát âm hoặc đồng âm, thường được
gọi là từ đồng âm nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau. Cách chơi chữ này mang nhiều
hàm ý và nghĩa thường châm biếm, đả kích là chính.
Ví dụ:
Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông
Thị phải chầu thị đứng thị xem, thị cũng thèm thị không có ấy.
Hoặc
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói xem quẻ nói rằng.
Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.
Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa
Là các từ khác nhau nhưng có nghĩa tương tự nhau
Ví dụ
Bà Đồ Nứa đi võng đòn tre, đến khóm trúc thở dài hi hóp
Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.
8
Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu
Loại này chỉ giống nhau phụ âm đầu, giúp tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ.
Ví dụ
Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ
Mộng mị mỏi mòn mai một một
Mỹ miều may mắn mấy mà mơ
5 Chơi chữ bằng chiết tự
Một kiểu từ Hán Việt được sử dụng trong thơ ca thời xưa, loại nay tương đối khó nhận
biết nếu bạn không có nhiều kiến thức về từ điển Hán Nôm.
Tù nhân xuất khứ hoặc vi quốc.
Hoạn quá đầu thì thủy kiến trung.
Nhân hữu ưu sầu ưu điểm đại.
Lung khai trúc sản, xuất chân long.
Những câu chơi chữ vui
1. Hồn nhiên như con điên.
2. Già như trái cà
3. Đuối như trái chuối
4. Đói như con sói
5. Chán như con gián
6. Ngây thơ như bò đeo nơ.
7. Hãy cho tôi một điểm tựa…tôi đuối quá!!!
8. Ngu như con cóc,ngốc như con milu.
9. Sành điệu như củ kiệu
10. Thà nhịn đói chứ không nhịn nói.
11. Muốn nhanh thì cứ phải từ từ.
12. Luôn luôn lắng nghe lâu lâu mới hiểu.
13. Chuẩn ko cần chỉnh.
14. Thà đầu hàng chứ không chịu chết
15. Tôi từng có nhiều ham muốn.Ham muốn nhất bây giờ là bỏ được các ham muốn
khác
16. Cao nhân tắt thở vô phương trị.
17. Xấu mà biết phấn đấu.
18. Xấu xấu nhưng kết cấu nó hài hoà.
19. Nhìn vào tấm gương sáng,rọi vào đó mới thấy thân xác hoang tàn… nhưng đẹp trai.
(Kiếp đẹp trai cờ bạc của bác Mạnh:D)
20. Giàu đi xe hơi uống bia ôm,Nghèo đi xe ôm uống bia hơi.
21. Thứ 7 máu chảy về tim,lim dim đi tìm chỗ ngủ.
22. Đừng tự hào vì nghèo mà học giỏi,Hãy tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo.
23. Dân thường chơi đẹp, đè bẹp dân chơi
24. Tắt điện sản xuất….tương lai.
25. Chả biết gì về điện mà đòi đi sửa…ống nước.
26. Sống đơn giản cho đời thanh thản.Cứ hồn nhiên rồi sẽ bình yên
27. Tôi yêu Việt Nam “đồng”
An toàn là bạn …tai nạn là …vào hòm.28. Nhớ đến em anh vững vàng tay lái.Nhớ đến
mẹ anh nhẹ nhàng tay ga
9
29. Số lượng gái cua được tỉ lệ thuận với dung tích xilanh xe bạn chạy
30. ” Khi tôi ăn cơm…Cả quán dõi theo từng động tác.Tự Tin – Gắp Nhanh – Phong
Cách. Tôi thích cơm bụi.Cơm bụi rất lôi cuốn.Lôi cuốn là phải ăn nhanh.Ăn nhanh là
sạch sẽ. Tôi là…Sinh Viên Nghèo!!!! ”
31. ” Khi tôi chạy…Mọi người dõi theo từng bước chạy của tôi. Mạnh Mẽ – Tự Tin –
Thần Tốc. Chạy rất lôi cuốn.Lôi cuốn là phải chạy nhanh.Chạy nhanh thì mới thoát
tôi.Tôi là…Cướp !!!
32. ” Nói xấu là một nghệ thuật và người nói xấu dễ là…thương binh.
33. Phong độ là tạm thời-Đẹp trai là vĩnh viễn
34. ” Còn thời lên ngựa bắn cung Hết thời xuống ngựa lấy thun bắn ruồi
35. ” Còn nói còn tát
36. Học cho lắm, tắm hổng có quần thay.
Học cho hay ,tắm thay hoài cái quần cũ.
37. ” Sống là phải cho đi! Hãy cho đi tất cả những gì bạn có,để rồi hối hận nhận ra rằng
đòi lại sẽ rất khó!
38. Trèo cao ngã đau ,trèo thấp ngã cũng đau.
39. ” Không bao giờ bán đứng bạn bè khi chưa được giá.
40. ” Tiền túng,tình tan,tư tưởng tồi tàn,tiến tới tự tử.
41. Đời là bể khổ mà chúng sanh thì thường… không biết bơi!
42. ” Quay đầu là bờ…Ai ngờ là Thái Bình Dương
43. Có công mài sắt có ngày…… chai tay .
44. Cho không lấy-Thấy không thèm- Lơ là xẹt!!!
45. Tiền là giấy … thấy là lấy
46. Trình độ có hạn – Khốn nạn có thừa.
47. Ngó lên mình chẳng bằng ai Ngó xuống thì cũng chẳng ai hơn mình
48. thất tình tự tử đu dây điện điện giật tê tê chết từ từ
49. Yêu cho đến chết, lết thì hết yêu.
50. Dù bạn không trắng nhưng người khác vẫn phải kiếm tìm
51. ” Một lần ngã là một lần… đau !
52. ” Người khóc chắc quái gì đã khổ ! Tui cười nhưng lệ chảy trong tim.
53. ” Từ đôi bàn tay trắng, tui tạo nên…vô số nợ
54. Có khi nào trên đường đời tấp nập.Tôi vô tình vấp phải xấp đô la.
55. Thuận vợ thuận chồng ……con đông mệt quá . 56. ” Hút thuốc là có lợi cho …”vá”
phổi
57. Con nhà tông không giống lông …..đỡ giống khỉ. 58. ” Đẹp trai, nhà giàu, có … xe
đạp riêng
59. Quýnh nhau là tinh thần thể thao. Đạp nhau xuống ao là tinh thần bơi lội.
60. Hồng Nhan Bạc Triệu
61. Không phải ai xăm mình cũng xấu, nhưng những người xấu đều xăm mình
62. ” Có tiền nên làm fiền thiên hạ!!!
63. ” Phong độ là nhứt thời.Đẳng cấp mới là mãi mãi !
64. ” Ngu không phải là cái tội mà cái tội là không biết mình ngu!
65. Yêu nhiều ốm ôm nhiều yếu.
66. Cây nghiêng không sợ…chết đứng
67. Bình tĩnh tự tin ko cay cú.Âm thầm chịu đựng trả thù sau.
68 . Mập đẹp, ốm dễ thương,cao sang,lùn quý phái,bình thường mới…thấy ghê.
10
69 . Thằng cho vay là thằng dại.
Thằng trả lại là thằng ngu!
70 . Trăng hôm nay cao quá ,
Anh muốn hôn vào má .
Trăng hôm nay cao tít ,
Anh muốn hôn vào …..
Trăng hôm nay mới nhú,
Anh muốn hôn vào …..
Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo
VD. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
(Bà Huyện Thanh Quan)
=> Cách chơi chữ dùng từ đồng âm.
Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
(Hồ Xuân Hương – Khóc Tổng Cóc)
=>Cách chơi chữ trong bài thơ này rất giống với cách chơi chữ trong bài thơ của Lê
Quý Đôn: sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa: cóc, bén, (nhái bén), nòng nọc,
chuộc (chẫu chuộc), chàng (chẫu chàng) đều là họ hàng của cóc, ếch, nhái.
VD Chị Xuân đi chợ mùa hè
Mua cá thu về, chợ hãy còn đông.
=> Một câu thơ đủ cả 4 mùa, nhưng mùa xuân lại là tên cô gái: Xuân. Cá thu và chợ
còn đông là những đồng âm khác nghĩa của từ mùa thu và mùa đông, người sáng tác đã
khéo vận dụng tài tình.
VD Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò
=> Đây cũng là câu thơ sử dụng cách chơi chữ dùng từ đồng âm. Đủ tên 4 con vật lớn:
hươu, nai, nghé, bò. Hai địa danh được lấp ra phần sau (thành tố sau của một từ gồm
hai thành tố) đồng âm với tên hai con vật nai và nghé.

11

You might also like