Sinh ly than kinh

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 85

SINH LÝ THẦN KINH

Le Quoc Tuan, MD
Internal Medicine
Diagnostic Imaging
Human Physiology
Medical Biochemistry
Ben Tre Province, Viet Nam
NỘI DUNG

1 Neuron và mô thần kinh

2 Chức năng cảm giác

3 Chức năng vận động tự ý

4 Chức năng vận động tự động

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


NEURON VÀ MÔ THẦN KINH

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


TẾ BÀO THẦN KINH (NEURON)

Là đơn vị nhận, xử lý và tạo tín hiệu:


• Nhánh ngắn: nhận tín hiệu
• Thân tế bào: tích hợp các tín hiệu
• Gò sợ trục: là nơi khởi đầu của các tín
hiệu điện thế động
• Sợi trục: dẫn truyền điện thế động
(thông qua các ion)
• Bao myelin: bao quanh sợi trục, giúp
truyền tín hiệu nhanh hơn
• Đầu tận synap: truyền tín hiệu đến
neuron khác hoặc đến tế bào đáp
ứng (cơ, tuyến)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Điện thế nghỉ và điện thế động

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Dẫn truyền sợi trục: tín hiệu điện

• Dẫn truyền trên sợi myelin: nhảy cóc nhanh qua eo Ranvier
• Dẫn truyền trên sợi không myelin: chậm hơn rõ (không nhảy cóc)
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Dẫn truyền synap: tín hiệu hóa học

• Thông qua các chất dẫn truyền thần kinh “neurotransmitter” tại
đầu tận các sợi trục và receptor tại màng sau synap.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
MÔ THẦN KINH
Được cấu tạo bởi những tế bào biệt hóa cao có nguồn gốc từ ngoại bì phôi:
• Neuron: tạo xung động và dẫn truyền, không sinh sản –> bệnh chủ yếu là
thoái hóa (hoặc tổn thương) gây giảm số lượng và hoạt động.
• Tế bào thần kinh đệm (neuroglia): dinh dưỡng và bảo vệ neuron, còn khả
năng sinh sản (–> nguồn gốc của các u thần kinh), gồm 5 loại chính:
(1) Tế bào sao (astrocyte): kiểm
soát môi trường quanh neuron
(2) Vi bào đệm (microglial):
chính là các đại thực bào
(3) Biểu mô ống nội tủy (epen-
dymal cell): tạo hàng rào ngăn
cách giữa dịch não tủy và phần
mô thần kinh trung ương
(4) Tế bào ít nhánh (oligo-
dendrocyte): bao quanh các sợi
thần kinh nằm trong não tủy
(5) Tế bào schwann: bao quanh
các sợi thần kinh ngoại biên
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
HỆ THẦN KINH
Tổ chức giải phẫu các neuron:
• Thần kinh trung ương
– Não bộ (brain)
– Tủy sống (spinal cord)
• Thần kinh ngoại biên
– 12 đôi dây thần kinh sọ
– 31 đôi dây thần kinh tủy
Hệ thống cân bằng nội môi:
• Hệ thống tuần hoàn ĐM não
• Hệ thống tuần hoàn dịch
não-tủy và các não thất
• Hệ thống tuần hoàn TM não

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Tuỷ sống

Chất xám trong các khoanh tủy (cổ, ngực, thắt lưng, cùng) gồm 3 sừng:
• Sừng sau: chức năng tiếp nhận thông tin (cảm giác thân thể)
• Sừng trước: chức năng vận động theo ý muốn (vận động tự ý)
• Sừng bên: chức năng vận động không theo ý muốn (vận động tự động)
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
31 đôi dây thần kinh tủy

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Não bộ
• Não trước: gồm đại não & gian não:
– Đại não: vỏ não bên ngoài và
các hạch nền bên trong
– Gian não: đồi thị (thalamus)
– Hệ viền: vùng hạ đồi, hồi đai,
hải mã, hạnh nhân
• Não giữa (trung não): hợp với trám
não tạo thành thân não
• Não sau (trám não): hình trám, vây
quanh não thất IV:
- Thân não là cấu trúc trung gian, vừa có – Hành não và cầu não: ở phía
những đặc tính của tủy sống bên dưới, lại
vừa có những đặc tính của não trước bên trước, có nhân của các dây thần
trên --> muốn hiểu thân não phải nắm rõ kinh sọ (dây III đến XII)
hoạt động của cả não trước và tủy sống. – Tiểu não: ở phía sau
- Tủy cổ cũng có những hoạt động trung
ương cao hơn các đoạn tủy còn lại.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Bên ngoài não trước (forebrain) có các rãnh
trung tâm (rãnh dọc) và rãnh ngang chia bề mặt
vỏ não thành các thùy:
• Thùy trán (frontal lobe): vận động tự ý
• Thùy đính (parietal lobe): cảm giác thân thể
• Thùy chẩm (occipital lobe): thị giác
• Thùy thái dương (temporal lobe): thính giác
• Thùy đảo (insular lobe): vị giác, cảm giác nội
tạng và kiểm soát vận động tự động

Bên trong não trước gồm chất


trắng và các hạch nền tham gia
điều chỉnh vận động:
• Nhân đuôi (caudate nucleus)
• Bèo sẫm (putamen)
• Cầu nhạt (globus pallidus)
• Chất đen (substantia nigra)
• Nhân trước tường (claustrum)
• Đồi thị (thalamus)
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Hệ viền (limbic system): còn được gọi là
“paleomammalian cortex”, gồm tập hợp
các cấu trúc não (thuộc cả vỏ não, dưới
vỏ, gian não) nằm 2 bên đồi thị, bên dưới
thùy thái dương:
• Vùng trước trán (prefrontal cortex)
• Hồi đai (cingulate gyrus)
• Hồi hải mã (hippocampus)
• Hành khứu (olfactory bulbs)
• Hạnh nhân (amygdala): thuộc dưới vỏ
• Hạ đồi (hypothalamus) và tuyến yên
(pituitary): thuộc gian não
• Thể vú (mammillary bodies): gian não
--> liên quan khứu giác, hành vi (ăn uống,
sinh sản, chăm sóc con, phản ứng chiến
đấu “fight or flight”), cảm xúc, học tập và
trí nhớ dài hạn (ký ức).
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Đồi thị (thalamus) bao gồm:
1. Các nhân chuyển tiếp (relay nuclei): chiếm
phần lớn đồi thị, có liên quan nhiều với lâm
sàng, nhận tín hiệu cảm giác cụ thể từ các giác
quan, và tạo ra các đường phóng chiếu đến
những vùng vỏ não tương ứng :
• Các nhân vận động: nhân VA và VL.
• Các nhân cảm giác: các nhân bụng sau VP
(VPM, VPL), thể gối trong MG và ngoài LG.
2. Các nhân kết hợp (association nuclei): nhận
thông tin từ vỏ não, và phóng chiếu trở lại vỏ
não liên hợp –> điều chỉnh sự tích hợp và giải
thích các thông tin cảm giác:
• Nhóm nhân trước AN (anterior nuclei)
• Nhóm nhân giữa DM (dorsalmedial nuclei)
• Nhân pulvinar P
3. Các nhân không đặc hiệu (nonspecific nuclei):
phóng chiếu lan tỏa lên vỏ não –> tham gia vào
các chức năng chung như ý thức và sự chú ý:
• Nhân đường giữa (midline nuclei)
• Nhân lưới (reticular nuclei)
• Nhân lamina IML (intralaminar nuclei) BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Hệ thống phóng chiếu vỏ não-đồi thị-vỏ não (C-T-C)

Theo Steriade (2006): có 5 hệ phóng


chiếu vỏ não-đồi thị-vỏ não (C-T-C:
cortico-thalamic projection system) :
- Hệ thống phóng chiếu thị giác
- Hệ thống phóng chiếu thân thể
- Hệ thống phóng chiếu thính giác
- Hệ thống phóng chiếu trán
- Hệ thống phóng chiếu trước trán
Hệ thống C-T-C tổ chức thành các đơn vị cộng hưởng đáp ứng (unit of adaptive
resonance) –> “vỏ não chủ yếu nói chuyện với chính nó”:
• Vỏ não đưa tín hiệu xuống các nhân liên quan tại đồi thị
• Các nhân đồi thị: thực hiện cộng hưởng và phản hồi các tín hiệu về lại vỏ não
–> Hoạt động cộng hưởng 2 chiều giúp hệ C-T-C kiểm soát trực tiếp các vận động
và cảm giác có ý thức –> Vỏ não và đồi thị tạo nên bộ máy dao động thống nhất,
hiển thị thành các nhịp tự phát khác nhau trên điện não EEG (khác sự đồng bộ
tuyệt đối ở điện tim ECG).
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
12 đôi dây thần kinh sọ

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Tổ chức hệ thần kinh về mặt sinh lý

Cần phân biệt các hình thức hoạt động thần kinh:
- Tự ý (voluntary = somatic) và Tự động (involuntary = autonomic)
- Có ý thức (conscious) và Không ý thức (unconscious)
Ví dụ: ngoại tháp là vận động tự ý nhưng không ý thức
đau dạ dày là cảm giác tạng nhưng có ý thức

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ CẢM GIÁC

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


CẤU TẠO HỆ CẢM GIÁC
Hệ thống cảm giác gồm các thành phần chính sau đây:
• Thụ cảm thể: là các bộ phận ngoại vi có chứa thụ
thể cảm giác (receptors) tạo ra điện thế động khi có
ligand kích thích, gồm 5 nhóm thụ thể (điện từ,
nhiệt, đau, cơ học và hóa học)
• Dây thần kinh cảm giác: đưa tín hiệu về trung ương
• Neuron 1: neuron cảm giác nằm trong hạch cảm
giác, dẫn tín hiệu về trung ương (neuron 2)
• Neuron 2: ở sừng sau tủy sống hoặc các nhân cảm
giác thân não
• Neuron 3: ở các nhân cảm giác đồi thị (nhân bụng
sau, thể gối)
• Vỏ não cảm giác tương ứng: tiếp nhận và xử lý hầu
hết các tín hiệu cảm giác từ ngoại vi truyền về, liên
hệ với hệ vỏ não vận động để tạo đáp ứng phù hợp
và liên hệ với hệ viền để tạo trí nhớ.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
THỤ CẢM NÃO VÀ TỦY
THỂ SỐNG (Neuron
2,3 và vỏ não)

HẠCH CẢM GIÁC


DÂY CẢM GIÁC (Neuron 1)

Tính đặc hiệu của hệ cảm giác thể hiện qua nguyên tắc “dòng dán nhãn” (labeled line
principle): nghĩa là dây thần kinh dẫn truyền thì giống nhau, sự đặc hiệu nằm ở điểm
đầu (các loại thụ thể nhận cảm ligand) và điểm cuối (các loại neuron trung ương xử lý).
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tổ chức cảm giác tại thụ cảm thể
Phân loại thụ cảm thể theo cấu trúc (độ đặc hiệu cao hay thấp):

(1) Thụ thể đơn


giản: là đầu tận sợi
thần kinh tự do
của neuron số 1.
(2) Thụ thể phức
hợp: là đầu tận sợi
trục thần kinh của
neuron số 1 nằm
trong một bao mô
liên kết.
(3) Thụ thể tế bào
đặc hiệu: là các tế
bào chuyên biệt ở
ngoại vi đóng vai
trò thụ thể, nhận
và truyền tín hiệu
cho neuron số 1.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Phân loại thụ cảm thể (sensory receptor) theo ligand
• Thụ thể điện từ (electromagnetic receptors): ligand là ánh sáng (light)
• Thụ thể nhiệt (thermoreceptor): ligand là nhiệt độ (temperature)
• Thụ thể đau (nociceptor): ligand là tình trạng tổn thương mô (damage)
• Thụ thể cơ học (mechanoreceptor): ligand là sự đè ép (compression) hoặc kéo
căng (stretching) tại các mô, chịu trách nhiệm cho nhiều loại cảm giác:
- Cảm giác da nông: đầu TK tự do, nang lông, đĩa Merkel’s, thể Meissner’s ...
- Cảm giác mô sâu: tại da (Ruffini, thể Pacinian), tại cơ (thoi cơ, cơ quan Golgi)
- Cảm giác thính giác (âm thanh): tại cơ quan ốc tai
- Cảm giác thăng bằng (tiền đình): tại soan nang, cầu nang, ống bán khuyên
- Cảm giác áp suất động mạch (baroreceptor): tại xoang cảnh và ĐM chủ
• Thụ thể hóa học (chemoreceptor): ligand là phân tử hóa học (chemicals)
- Cảm giác khứu giác và vị giác: tại niêm mạc mũi và lưỡi
- Cảm giác O2 máu động mạch: tại xoang cảnh và ĐM chủ
- Cảm giác CO2 máu: tại hành não, xoang cảnh và ĐM chủ
- Cảm giác độ thẩm thấu dịch (osmolality): tại nhân trên thị vùng hạ đồi
- Cảm giác dinh dưỡng (glucose, acid béo, acid amin): tại vùng hạ đồi
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tổ chức cảm giác tại hạch cảm giác
Hạch cảm giác chứa neuron cảm
giác đầu tiên (neuron 1), nhận tín
hiệu kích thích từ các thụ cảm thể
truyền về và chuyển sang neuron 2.
• Đối với tủy sống: hạch cảm giác
nằm tại rễ sau của các dây thần
kinh tủy.

• Đối với thân não: hạch cảm giác


nằm trên đường đi của các dây
thần kinh sọ cảm giác thân thể
(V), giác quan (II, VIII, IX) và
cảm giác nội tạng (X).
Ví dụ: hạch sinh ba trước khi
vào thân não của dây sọ V
(cảm giác thân thể cho mặt)
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tổ chức cảm giác tại tủy & thân não
Neuron 2 dây tủy hầu hết đều ở sừng sau:
• Đau, nhiệt và sờ thô: neuron 2 tại sừng
sau, bắt chéo theo bó tủy-đồi thị đối bên.
- Bó tủy đồi thị bên: cho đau và nhiệt
- Bó tủy đồi thị trước: cho sờ thô
• Cơ học tinh vi và bản thể từ khớp: từ
chân theo bó thon và từ tay theo bó
Neuron 2 của dây V nằm chêm lên neuron 2 ở hành não cùng bên.
trong nhóm nhân sinh ba • Bản thể từ thoi cơ: neuron 2 tại sừng sau
ở thân não (gồm 3 nhân) –> theo bó tủy-tiểu não cùng bên.
• Nhân tủy nhận cảm tín hiệu đau, nhiệt, sờ thô
• Nhân cảm giác chính nhận tín hiệu cơ học tinh vi
• Nhân trung não nhận tín hiệu bản thể

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Tổ chức cảm giác tại đồi thị

• Nhân bụng sau VP (VPM, VPL): chuyển tiếp tín hiệu lên vỏ não cảm giác thân thể từ
dây TK sinh ba (nhân VPM) hoặc từ các dây TK tủy (nhân VPL).
• Thể gối trong (medial geniculate body): chuyển tiếp tín hiệu lên vỏ não thính giác.
• Thể gối ngoài (lateral geniculate body): chuyển tiếp tín hiệu lên vỏ não thị giác.
• Vùng pulvinar: chuyển tiếp tín hiệu lên vỏ não liên hợp sau (liên hợp cảm giác).
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tổ chức cảm giác tại vỏ não
• Vỏ não cảm giác chính và liên hợp cảm giác: thuộc thùy đính (parietal lobe)
• Vỏ não thị giác chính và liên hợp thị giác: thuộc thùy chẩm (occipital lobe)
• Vỏ não thính giác và liên hợp thính giác: thuộc thùy thái dương (temporal lobe)
• Vỏ não vị giác: thuộc thùy đảo (insula lobe)
• Vỏ não khứu giác: hành khứu (olfactory bulbs)
Vỏ não vận động
được khám phá bởi
Gustav Frisch và
Edouard Hitzig 1871

Vùng thị giác được định vị tại thùy chẩm


bởi Hermann Munk 1881 (trước đó được
cho là ở thùy đính bởi David Ferrier 1876)
Vùng phát âm Broca
được khám phá bởi
Paul Broca 1861

Sơ đồ các vùng chức năng vỏ não đề xuất đầu tiên bởi Franz
Joseph Gall 1810 (vùng vận động, cảm giác thân thể và thị giác)

Các vùng vỏ não cảm giác quan trọng đều gồm 2 phần:
• Phần chính (primary): trả lời câu hỏi “where and how” –> xử lý tín hiệu từ các thụ cảm thể đưa về –>
hướng dẫn hành vi thích hợp theo vị trí không gian (nơi xuất hiện kích thích)
• Phần liên hợp (association): trả lời câu hỏi “what” –> liên quan đến nhận biết (recognition), định danh
(identification), phân loại (categorization) và trí nhớ (memory) các tín hiệu đưa về.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
CẢM GIÁC THÂN THỂ
Cảm giác thân thể (somatosensory) bao gồm:
• Cảm giác da: do các thụ thể nằm trong da (lớp bì và thượng bì) cảm nhận:
– Cảm giác sờ thô (crude touch), cảm giác nhiệt (thermoception), cảm
giác đau (nociception): do thụ thể đơn giản là đầu tận TK cảm nhận.
– Cảm giác cơ học tinh vi (fine touch) hay cảm giác sờ phân biệt, do các
thụ thể phức hợp cảm nhận (định vị, rung thoa, phân biệt 2 điểm …).
• Cảm giác bản thể (proprioception) hay cảm giác mô sâu: do các thụ thể ở
cơ xương (cơ bắp) và gân cảm nhận:
– Cảm giác bản thể từ cơ quan Golgi: vị trí khớp, cử động cơ, gia tốc …
– Cảm giác bản thể từ thoi cơ: trương lực cơ

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đường cảm giác thân thể
2 đường cảm giác cơ học tinh vi và cảm giác thô (sờ thô, đau, nhiệt) khác nhau ở
neuron 2 –> nhân thon và nhân chêm quan trọng trong xử lý tín hiệu cơ học tinh vi.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Vỏ não cảm giác thân thể chính

Vỏ não cảm giác thân thể sơ cấp (primary


somatosensory cortex): 1B, 2B, 3B
• Nằm tại thùy đính (sau rãnh trung
tâm), nhận và xử lý tín hiệu cảm giác
thân thể đối bên.
• Phần mặt và bàn tay có sơ đồ hình
chiếu chiếm diện tích lớn –> vùng
cảm giác tinh vi của cơ thể.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
CẢM GIÁC THỊ GIÁC

Hệ thống thị giác (visual system) đảm nhận 3 chức năng chính:
• Xử lý tín hiệu hình ảnh tạo ra nhận thức thị giác (visual perception) –> hướng dẫn
chuyển động liên quan đến đối tượng nhìn thấy –> khi tổn thương gây mù (blindness).
• Phối hợp với cảm giác bản thể và tiền đình để giữ thăng bằng cho cơ thể.
• Tạo ra các đáp ứng ánh sáng không hình ảnh (non-image photo response): độc lập với
nhận thức thị giác, gồm phản xạ ánh sáng đồng tử PLR (pupillary light reflex) và chu kỳ
quang sinh học (circadian photoentrainment). BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tổ chức cảm giác thị giác

Mắt là bộ phận cảm nhận thị giác, bao gồm 2 phần:


• Phần truyền quang: là môi trường cho ánh sáng đi qua và thu nhỏ ảnh, gồm: giác mạc
(cornea), thủy dịch (aqueous humor), thủy tinh thể (lens), dịch trong suốt (vitreous humor)
• Phần chuyển quang: là võng mạc, chuyển ánh sáng thành điện thế động, gồm 3 lớp: tế bào
que (rod) và nón (cone), tế bào lưỡng cực (bipolar cell), tế bào hạch (ganglion cell)
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Phần truyền quang của mắt tương tự như máy ảnh DSLR
• Mống mắt (iris) = màng khẩu độ (aperture), đồng tử (pupil) = khẩu độ –> điều
chỉnh lượng ánh sáng vào mắt –> nhìn rõ trong tối, tránh lóa ngoài sáng (cháy ảnh).
• Thủy tinh thể = lens máy ảnh –> đưa ảnh về tiêu điểm (hoàng điểm) –> lấy nét.
• Thủy dịch và dịch trong suốt = khoảng trống nằm giữa lens và màng khẩu độ.
Thường gặp các tật khúc xạ (cận thị = myopia, viễn thị = hyperopia, loạn thị = astigmatism, lão thị =
presbyopia), đục thủy tinh thể (cataract), tăng nhãn áp (glaucoma)
Lão thị là sự giảm khả năng
thay đổi hình dạng thủy tinh
thể để lấy nét các vật ở xa.

Đục thủy tinh thể là sự giảm


độ trong suốt do lão hóa, tia
cực tím UV hoặc bệnh lý.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Phần chuyển quang của mắt là võng mạc (retina)

- Tế bào que (rod): có nhiều đĩa chứa


sắc tố rhodopsin hơn (–> nhạy với ánh
sáng yếu do lượng photon ít vẫn kích
tạo được điện thế động) và các đĩa xếp
chồng nhau (–> chồng ảnh gây kém sắc
nét?) –> thích hợp nhìn đêm.
- Tế bào nón (cone): ít đĩa chứa sắc tố
hơn (–> chỉ nhạy với ánh sáng mạnh)
Có khoảng 130 triệu tế bào nón và que, nhưng và các đĩa xếp hình tháp (–> tạo ảnh
chỉ có 1.2 triệu tế bào hạch trong võng mạc … 3D sắc nét?) –> thích hợp nhìn ngày.
• Tế bào nón và tế bào que là thụ cảm thể tiếp nhận ánh sáng.
• Các tế bào ngang (horizontal cell), tế bào amacrine hổ trợ cho tế bào lưỡng cực
(bipolar cell) và tế bào hạch (ganglion cell) truyền tín hiệu theo dây sọ II về não.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Bản chất ánh sáng là sự dao động của bức xạ điện từ

Mỗi tế bào nón cũng mù màu như tế bào que vì chỉ chứa một loại opsin –> mỗi tế bào
chỉ nhận biết một màu (một dải bước sóng điện từ), nhưng một dải bước sóng có thể
kích thích 2-3 loại tế bào khác nhau (ví dụ 600 nm kích hoạt cả tế bào đỏ và lục = vàng)
Ánh sáng chỉ là phần nhỏ của phổ điện từ, cơ thể người có đủ opsin để cảm?

Ánh sáng (photon) là một dạng năng lượng, được gọi là bức xạ điện từ EM (electromagnetic), được giải phóng khi các electron
mất năng lượng (năng lượng mất càng nhiều thì bước sóng bức xạ EM càng ngắn). BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Đường dẫn truyền thị giác
Tín hiệu đi qua các cấu trúc:
• Các bào lưỡng cực và các tế bào hạch trong
võng mạc mắt (neuron 1,2)
• Dây thần kinh thị (optic nerve)
• Giao thị (optic chiasma): bắt chéo phân nửa
• Bó thị (optic tract): 90% đi vào thể gối bên
• Đồi thị: thể gối bên và pulvinar (neuron 3)
• Tia thị (optic radiation)
• Vỏ não thị giác sơ cấp

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Hệ thống xử lý tại vỏ não thị giác
Vỏ não thị giác nằm tại thùy chẩm, bao gồm 2 vùng:
• Vỏ não thị giác sơ cấp (primary visual cortext): 17B hoặc V1 (striate cortext)
• Vỏ não liên hợp thị giác: 18B-19B hoặc V2-V3-V3A-V4-V5-V8 (extrastriate cortext)

Mô hình bụng-lưng (Ventral-dorsal model): Ungerleider và Mishkin mô tả đầu tiên:


• Dòng lưng (dorsal stream): “WHERE and HOW” = “kiểm soát thị giác đối với các
hoạt động kỹ năng” –> đánh giá chuyển động và vị trí của đối tượng, kiểm soát
mắt và cánh tay (vì dòng này hướng về vùng vận động và cảm giác thân thể?)
• Dòng bụng (ventral stream): “WHAT” = “nhận thức thị giác” nhận biết khuôn mặt,
hình dạng và diễn tả đối tượng, kết hợp hải mã (hippocampus) tạo trí nhớ dài hạn.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
CẢM GIÁC THÍNH GIÁC

Hệ thống thính giác (auditory system) đảm nhận 2 chức năng chính:
• Xử lý tín hiệu cơ học của sóng âm tạo ra nhận thức thính giác (auditory perception) –>
hướng dẫn chuyển động liên quan đến đối tượng cụ thể –> tổn thương gây điếc (deaf).
• Tạo ra phản xạ thính giác: độc lập với nhận thức thính giác, giúp bảo vệ các cơ quan
Corti trước những kích thích âm thanh có độ ồn lớn.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tổ chức cảm giác thính giác

Tai là bộ phận cảm nhận


thính giác, bao gồm 2 phần:
• Phần truyền âm: là môi
trường cho âm thanh đi
qua và khuếch đại sóng
cơ học, bao gồm: môi
trường khí (tai ngoài, tai
giữa) và môi trường dịch
(tai trong)
• Phần chuyển âm: là các
cơ quan Corti tạo ra
điện thế động, bao gồm
các tế bào lông trong
(inner hair cell) và các tế
bào hạch xoắn (spiral
ganglion cell)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Phần truyền âm quan trọng nhất là chuỗi xương con (ossicles)

Vì sao sóng âm không truyền thẳng


mà phải qua chuỗi xương con?
Tai giữa là khoang chứa khí, còn tai
trong là khoang chứa dịch –> sóng
âm sẽ bị cản lại nếu không được
khuếch đại để tăng áp suất nhờ 2
nguyên tắc sau:
• Sự chênh lệch 20 lần diện tích
giữa màng nghĩ (55 mm2) và cửa
sổ bầu dục (3.2 mm2).
• Hệ thống đòn bẩy (lever) với
cánh tay đòn là chuỗi xương con.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Cấu tạo giải phẫu của tai gồm 3 phần: ngoài, giữa và trong
• Tai ngoài: gồm loa tai (pinna) xác định
hướng âm (trước hay sau đầu) và ống
tai (auditory canal) khuếch đại âm.
• Tai giữa: là một khoang rỗng chứa khí
thông với vùng hầu họng (qua vòi
Eustachian để cân bằng áp suất):
- Cửa trước lớn hơn là màng nhĩ
(tympanic membrane), cửa sau nhỏ
là cửa sổ bầu dục (oval window).
- Chuỗi xương con (búa, đe và bàn
đạp): hoạt động như đòn bẫy, giúp
khuếch đại áp suất rung động ở cửa
sổ bầu dục lên 20 lần so với ở màng
nhĩ (đưa sóng âm từ khí vào dịch)
- Cửa sổ tròn (round window): nhô
ra theo tác động của âm thanh lên
tai trong để cân bằng áp suất.
• Tai trong: gồm ốc tai (chứa màng nền,
cơ quan Corti để cảm nhận âm) và bộ
phận tiền đình (cảm nhận thăng bằng).
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Phần chuyển âm là màng nền và cơ quan Corti của ốc tai
Mỗi vị trí trên chiều dài
của màng nền sẽ tương
ứng với các tần số âm
thanh khác nhau:
- Phần gốc (base): cứng
và hẹp –> cảm nhận âm
tần số cao (20 000 Hz)
- Phần đỉnh (apex):
mềm và rộng –> cảm
nhận âm thấp (20 Hz)

Sự cảm nhận tần số và cường độ các đơn âm (pure-tone) tại ốc tai:


- Vị trí màng nền xuất hiện sóng dao động cho biết tần số âm thanh:
• Âm thấp truyền xa và chậm, gây ra rung động lớn nhất tại phần đỉnh của màng nền
• Âm cao truyền gần và nhanh, gây ra rung động lớn nhất tại phần gốc của màng nền
- Biên độ của sóng dao động màng nền (tại một vùng cụ thể) cho biết cường độ âm thanh.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Bản chất âm thanh là sự dao động của vật chất (fluctuation)

Âm thanh được đánh giá qua 2 thông số: biên độ (to


nhỏ, dB) và tần số (cao thấp, Hz).

- Bản chất âm thanh là sự dao động


của các hạt vật chất (phân tử,
nguyên tử) và lan truyền đi ở dạng
sóng áp suất (pressure fluctuation).
- Phân biệt với bản chất ánh sáng là
sự dao động của các hạt dưới vật
chất (bức xạ điện từ electron) và
cũng lan truyền đi ở dạng sóng.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Cấu tạo mô học của ốc tai (cochlea)

Nằm trong mê đạo xương (bony labyrinth), là bộ ba ống chứa dịch cuộn hình xoắn 2.5 vòng:
• Thang tiền đình SV (scala vestibuli): thông với cửa sổ bầu dục (bàn đạp), chứa ngoại dịch.
• Thang giữa SM (scala media) = ống ốc tai (cochlear duct) = mê đạo màng (membranous
labyrinth): thành dưới là màng nền (basilar membrane), trong chứa cơ quan Corti và nội
dịch (endolymph) giống dịch nội bào.
• Thang nhĩ ST (scala tympani): tiếp nối thang tiền đình ở đỉnh ốc tai (helicotrema), thông
với cửa sổ tròn, chứa ngoại dịch (perilymph) với thành phần giống dịch não tủy.
–> Sự khác biệt về các ion K+ và Ca++ giữa nội dịch và ngoại dịch rất quan trọng.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Cơ quan Corti (organ of Corti) = cơ quan xoắn (spiral organ)

Là một dải biểu mô cảm giác chạy dọc toàn bộ thang giữa (sacla media) của tai trong, nằm
trên màng nền (basilar membrane) và có các lông gắn vào màng mái (tectorial membrane):
• Các tế bào lông (hair cell): là các tế bào thụ cảm cơ học (mechanosensory cell), chuyển
đổi các tín hiệu cơ học của sóng dao động nội dịch (fluid wave) thành tín hiệu điện.
• Các tế bào nâng đỡ (supporting cell): tạo cấu trúc giá đỡ cho tế bào lông và cơ quan
Corti, ngăn cách giữa nội dịch và ngoại dịch (thang nhĩ).
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Đường dẫn truyền thính giác

Tín hiệu âm thanh đi qua các cấu trúc xám:


• Các tế bào hạch xoắn (neuron 1)
• Các nhân trong thân não (neuron 2) gồm nhân ốc tai (cochlear nucleus), nhân ô liu trên
(superior olive nucleus) và nhân củ não dưới (inferior colliculus nucleus): hầu hết các sợi
thính giác bắt chéo đối bên sau khi qua nhân ốc tai (khác thị giác chỉ bắt chéo một nửa).
• Đồi thị (neuron 3): nhân thể gối trong (medial geniculate nucleus)
• Vỏ não thính giác sơ cấp: vùng 41B BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
CẢM GIÁC HÓA HỌC

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Cảm giác vị giác

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Nhú lưỡi (papillae) và nụ vị giác (taste bud)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Thụ thể liên kết protein
G cảm nhận các chất
ngọt, đắng và umami

Thụ thể liên kết kênh


ion cảm nhận các
chất mặn và chua

Cay
là vị
gì?

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Cảm giác khứu giác

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


TỔNG HỢP HỆ THỐNG CẢM GIÁC

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Nhận thức thế giới: thần kinh cao cấp

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ VẬN ĐỘNG TỰ Ý

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


CÁC HÌNH THỨC VẬN ĐỘNG TỰ Ý
Các hình thức vận động tự ý có thể chia thành 6 nhóm:
• Các phản xạ đơn giản qua trung gian tủy sống (simple reflex): phản
xạ gân cơ, phản xạ gấp duỗi …
• Tư thế và thay đổi tư thế (posture): đứng, giữ thăng bằng
• Chuyển động (locomotion): đi bộ, chạy
• Định hướng cảm giác (sensory orientation): xoay đầu, cố định mắt
• Hoạt động đặc hiệu loài (species specific action): ăn uống, tán tỉnh,
phòng thủ, làm đẹp, điệu bộ …
• Kỹ năng học được (acquired skills): nói chuyện, vẽ, lái xe, thể thao …

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


CẤU TẠO HỆ VẬN ĐỘNG TỰ Ý

NÃO VÀ CƠ
TỦY XƯƠNG
SỐNG

DÂY
KHE
VẬN
SYNAP
ĐỘNG

Khi bệnh nhân có triệu chứng yếu liệt hoặc rối loạn vận động, vấn đề bất
thường có thể xảy ra ở một trong 4 thành phần trên.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
KIỂM SOÁT VẬN ĐỘNG TỰ Ý
Gồm 2 bộ phận trung ương kiểm soát:
Kiểm soát trực tiếp = kích hoạt các
neuron vận động (hệ tháp):
• Neuron vận động trên (số 1) ở vỏ não
• Neuron vận động dưới (số 2) tại:
– Sừng vận động tủy sống
– Nhân vận động thân não
Kiểm soát gián tiếp = điều chỉnh & phối
hợp vận động (hệ ngoại tháp):
• Thân não (hệ lưới, tiền đình …) điều
hòa phản xạ phức tạp, chỉnh thế …
• Các hạch nền: thành lập, điều chỉnh
các chương trình vận động kỹ năng
• Tiểu não: phối hợp chuỗi vận động
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
HỆ THÁP VÀ HỆ NGOẠI THÁP
• Hệ tháp (pyramidal system): xuất phát từ vỏ não vận động qua bó tháp
đến các neuron vận động ở thân não (vận động đầu mặt cổ) và tủy
sống (vận động thân và tứ chi) –> kích thích trực tiếp vận động tự ý
• Hệ ngoại tháp (extrapyramidal system): có trước trong tiến hóa, xuất
phát từ các vùng xám ngoại tháp (tại nhiều vị trí trong não) phóng
chiếu qua các bó ngoại tháp đến thân não và tủy sống –> kiểm soát
gián tiếp vận động tự ý (thăng bằng, vận nhãn, điều chỉnh tư thế)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ THÁP
Hệ tháp (pyramidal system):
bao gồm 2 neuron vận động,
neuron 1 ở vỏ não, neuron 2 ở
các nhân vận động bên dưới.
• Bó vỏ-tủy (corticospinal
tract): từ vỏ não vận động
đến sừng trước tủy sống
(cho ra 31 đôi dây TK tủy).
• Bó vỏ-nhân (corticobulbar
tract): từ vỏ não vận động
đến các nhân vận động ở
thân não (dây III, IV ở trung
não; dây V, VI, VII, IX, XI, XII
ở cầu và hành não.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Tổ chức tháp tại vỏ não

• Nằm tại thùy trán (ngay trước rãnh


trung tâm), chi phối cho các cơ đối bên.
• Phần cơ thể thực hiện càng nhiều cử
động tinh tế thì chiếm diện tích càng lớn
tại vùng này (bàn tay, mặt).
• Gồm 3 vùng nhỏ:
– Vùng vận động sơ cấp (vùng 4B)
– Vùng tiền vận động (vùng 6B)
– Vùng vận động bổ túc (vùng 8B)
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tổ chức vận động tự ý thuộc hệ tháp tại vỏ não:
Vùng vận động bổ túc (supplementary motor cortex = SMA)
- Tiếp nhận tín hiệu đến (từ vỏ não cảm giác và hệ ngoại tháp) –>
khởi đầu vận động (tương tự mô hình neuron trung gian ở tủy)
- Tổn thương gây khiếm khuyết cử động hoặc lời nói theo ý muốn

Vùng vận động sơ cấp (primary motor cortex)


- Vỏ não VĐ thân thể (somatomotor cortext)
- Nguồn gốc của các neuron bó tháp (neuron
số 1), đưa tín hiệu vận động xuống sừng trước
tủy hoặc các nhân vận động thân não

Vùng tiền vận động (premotor cortex):


- Quan trọng trong phối hợp vận động
- Tổn thương gây giảm khả năng ổn định
tư thế, dáng đi và phối hợp tay
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Vùng tiền vận động và một số vùng đặc hiệu trên vỏ não

Vùng tiền vận động (premotor cortex) bao


gồm một số vùng chức năng (ở vị trí
tương ứng vỏ não vận động chính):
• Vùng kỹ năng bàn tay (hand skills)
• Vùng xoay đầu (head rotation)
• Vùng cử động mắt đối bên (contra-
lateral eye movements)

• Vùng Broca: tạo ra lời nói –>


tổn thương gây thất ngôn biểu
đạt, giảm khả năng nói và viết,
nhưng vẫn còn khả năng hiểu.
• Vùng Wernicke: giúp hiểu ngôn
ngữ –> tổn thương gây thất
ngôn tiếp nhận, không thể hiểu
được lời nói hoặc chữ viết,
nhưng vẫn nói được.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Bó vỏ-tủy (Corticospinal tract)

Từ vỏ não vận động xuống sừng trước


khoanh tủy (neuron số 2)
Gồm 2 bó:
- Bó thẳng hay bó vỏ-tủy trước (10%):
chỉ có ở khoanh tủy cổ và ngực trên.
- Bó chéo hay bó vỏ-tủy bên (90%):
bắt chéo khi đi ngang qua hành não,
rồi đi xuống tất cả các khoanh tủy
--> tổn thương bán cầu não sẽ gây liệt
tay chân đối bên (hemiplegia)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đường truyền của bó vỏ-tủy thuộc hệ tháp và các vận động tự ý

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Bó vỏ-nhân (corticobulbar tract)
• Từ vỏ não vận động xuống các nhân vận động ở thân
não (neuron số 2): nhân dây III (oculomotor n.), dây
IV (trochlear n.), dây V (trigeminal n.), dây VI
(abducent n.), dây VII (facial n.), dây IX (ambiguus
n.), dây XI (accessory n.), dây XII (hypoglossal n.)
• Vừa bắt chéo vừa đi thẳng –> chi phối cả cùng bên
(ipsilateral) và đối bên (contralateral), ngoại trừ phần
dưới của nhân mặt (VII) và nhân hạ thiệt (XII)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Tổ chức tháp tại tủy sống
• Các neuron vận động (tương tự vùng vận động chính ở vỏ não): nằm
tại sừng trước, có sợi trục thần kinh đi theo rễ trước tới chi phối cho
các cơ ở tay chân và thân mình, gồm neuron alpha và neuron gamma.
• Các neuron trung gian (tương tự vùng tiền vận động ở vỏ não): nhận và
xử lý các tín hiệu cảm giác thân thể từ ngoại biên về hoặc các tín hiệu
từ não đi xuống, sau đó chuyển lệnh tới các neuron vận động.

Đơn vị vận động bao gồm 1 neuron alpha và tất cả các sợi cơ do nó chi phối
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Các phản xạ tủy sống
• Do tủy sống thực hiện độc lập,
không cần vỏ não tham gia.
• Gồm 5 thành phần cơ bản:
(1) Thụ thể cảm giác ngoại biên
(2) Sợi hướng tâm neuron cảm giác
(3) Tủy sống (các neuron trung gian
và neuron vận động sừng trước)
(4) Sợi ly tâm
(5) Cơ quan đáp ứng (cơ xương)

Phản xạ gối: gõ vào gân bánh chè kích thích thụ thể
kéo căng thoi cơ, truyền tín hiệu về neuron cảm giác,
rồi qua neuron vận động gây co cơ tứ đầu đùi.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ NGOẠI THÁP
Hệ ngoại tháp là một tập hợp các vùng chất xám và bó sợi nhận tín hiệu
từ vỏ não (các vùng vận động, cảm giác và giác quan), xử lý rồi chuyển tín
hiệu xuống các nhân xám vận động tại thân não và tủy sống.
• Phần xám trung ương: là các tổ chức ngoại tháp dưới vỏ não, bao gồm:
– Các hạch nền dưới vỏ, chất đen và đồi thị
– Tiểu não: vỏ xám và các nhân (nhân mái, nhân xen kẽ, nhân răng)
– Thân não: lồi não trên (nhân mái), nhân đỏ, hệ lưới, hệ tiền đình
• Phần dẫn truyền: đưa tín hiệu ngoại tháp đến các nhân xám vận động:
– Bó đỏ-tủy (rubrospinal tract) và bó mái-tủy (tectospinal tract): bắt
chéo (decussate) như bó tháp, chi phối đối bên (contralateral)
– Bó tiền đình-tủy (vestibulospinal tract) và bó lưới-tủy (reticulo-
spinal tract): không bắt chéo, chi phối cùng bên (ipsilateral)
--> Chức năng của hệ ngoại tháp là kiểm soát gián tiếp vận động tự ý
thông qua sự điều biến lên các neuron trung gian, giúp thực hiện các cử
động hoặc phản xạ phức tạp, giữ thăng bằng và chỉnh tư thế.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tiểu não Vỏ não thị giác

Vỏ não cảm
Vỏ não trước trán
giác thân thể

Vùng vận
động bổ túc
Vùng tiền
Nhân vận vận động
động đồi thị Vùng vận
động sơ cấp

Hạch nền Thân não


Các bó
ngoại tháp Bó tháp

Sừng trước tủy sống


BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tổ chức ngoại tháp tại hạch nền & tiểu não
Tiểu não (cerebellum)
- Điều chỉnh và phối hợp các chuỗi vận động (motor pattern)

Hạch nền (basal ganglia)


- Một nhóm các nhân dưới vỏ thuộc
não trước (nhân đuôi, bèo sẫm, cầu
nhạt), chất đen, đồi thị (nhân VA, VL)
- Kiểm soát “chương trình thần kinh”
thực hiện các vận động kỹ năng (skill)
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tổ chức ngoại tháp tại thân não

• Nhân đỏ (red nucleus): giống vỏ não vận


động (có sơ đồ hình chiếu cơ thể và bắt
chéo đối bên) –> điều khiển co cơ như
“một vỏ não vận động thay thế” nhưng
kém tinh tế hơn (nhất là ở bàn tay).
• Củ não trên (superior colliculus): thuộc
não giữa, ở mái não thất 4 (tectum), kế
bên nhân đỏ.
• Cấu tạo lưới (reticular formation): chủ
yếu do hệ thống lưới đi xuống (DRS) đảm
nhận, điều hòa co cơ và trương lực cơ.
• Nhân tiền đình (vestibular nuclei): liên
hệ với tiểu não, điều hòa thăng bằng và
tư thế, tạo phản xạ tiền đình-mắt.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Các bó ngoại tháp (extrapyramidal tract)
Hệ tháp và bó tháp (pyramidal tract)
- Kiểm soát trực tiếp = ra lệnh vận động

Bó mái-tủy (tectospinal tract)


- Phối hợp cử động đầu và mắt
như một phần của phản xạ thị giác

Bó đỏ-tủy (rubrospinal tract)


- Hổ trợ vỏ não, tăng tín hiệu co cơ xuống tuỷ

Bó tiền đình-tủy (vestibulospinal tract)


- Ảnh hưởng đến thăng bằng và tư thế

Bó lưới-tủy (reticulospinal tract)


- Co cơ và tăng trương lực cơ (medial): tạo điều kiện cho
Fromvận
: The động tự ý System, P. Brodal
Central Nervous

- Giãn cơ và giảm trương lực cơ (lateral): ức chế vận động tự ý xảy ra


BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
TÓM TẮT HỆ THỐNG VẬN ĐỘNG

Hệ vận động giữa Hệ vận động bên


(medial motor system) (lateral motor system)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ VẬN ĐỘNG TỰ ĐỘNG

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


HỆ THỐNG VẬN ĐỘNG TỰ ĐỘNG
• Còn gọi là hệ thần kinh tự chủ ANS (autonomic nervous system)
• Bao gồm 3 thành phần:
– Hệ giao cảm SNS (sympathetic nervous system)
– Hệ đối giao cảm PSNS (parasympathetic nervous system)
– Hệ thần kinh ruột ENS (enteric nervous system)
• Các sợi thần kinh phân bố cho
các cơ quan nội tạng của cơ thể
• Điều hòa vận động tự động
(không tự ý) của các cơ trơn
(cơ trơn mạch máu hoặc cơ
trơn tại các tạng) và các biểu
mô tuyến (nội tiết, ngoại tiết)
• Tạo ra các phản xạ tự động như
phản xạ tống xuất nước tiểu từ
bàng quang, phản xạ tống xuất
phân từ trực tràng, phản xạ
phóng tinh, phản xạ cương … BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Hệ thần kinh ruột ENS: đám rối Meissner và đám rối Auerbach

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Hệ giao cảm SNS và đối giao cảm PSNS

Trung ương giao cảm: các neuron 1


nằm trong sừng bên của các khoanh tủy
ngực từ T1 đến T12 và tủy lưng từ L1
đến L3.
Trung ương đối giao cảm:
• Tại thân não: neuron 1 nằm trong
các nhân xám hành và cầu não -->
sợi tiền hạch là các dây sọ III, VII, IX,
X (75% hoạt động đối giao cảm).
• Tại tủy cùng: các neuron 1 nằm trong
sừng bên các khoanh tủy S2-S4.

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Đường dẫn truyền ly tâm của hệ thần kinh tự động

Đường dẫn truyền ly tâm của hệ vận


động tự động gồm 2 neuron: neuron
1 nằm trong tủy sống hoặc thân não
--> sợi tiền hạch --> neuron 2 nằm
trong hạch --> sợi hậu hạch (dây
thần kinh tủy hoặc sọ) --> tế bào
đích (cơ trơn, tuyến).

Đường dẫn truyền ly tâm của hệ vận


động tự ý gồm 2 neuron: neuron 1
nằm trong vỏ não --> bó tháp -->
neuron 2 nằm trong sừng trước tủy
sống (cho chi và thân) hoặc nhân vận
động thân não ̣cho đầu mặt cổ) -->
dây thần kinh tủy hoặc sọ --> tế bào
đích (cơ xương).

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Hệ giao cảm: có chuỗi hạch nằm cạnh sống (gần nơi xuất phát): sợi tiền hạch
ngắn, sợi hậu hạch dài.
Hệ đối giao cảm: có hạch nằm gần các mô đích (xa nơi xuất phát): sợi tiền hạch
dài (dây III, VII, IX, X), sợi hậu hạch ngắn.
BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh
Tuyến tủy thượng thận được xem là một hạch giao cảm

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Chất dẫn truyền của hệ thần kinh tự động
• Chất dẫn truyền thần kinh tại hạch (từ sợi tiền hạch): acetylcholine (thụ thể nicotinic)
• Chất dẫn truyền thần kinh tại mô đích (từ sợi hậu hạch):
– Hệ giao cảm: đa số là norepinephrine với các thụ thể α1, α2, β1, β2, β3 (trừ tuyến
mồ hôi là acetylcholine)
– Hệ thần kinh đối giao cảm: acetylcholine (thụ thể muscarinic)

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


Hoạt động chức năng của hệ thần kinh tự động
Hệ thống giao cảm: tạo đáp ứng “fight-or-flight”: “chiến đấu hay chạy trốn” (nhờ hạch “tủy thượng thận”)
Hệ thống đối giao cảm: tạo đáp ứng “rest and digest”: “nghỉ ngơi và tiêu hóa”

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


TỔNG HỢP HỆ VẬN ĐỘNG VÀ CẢM GIÁC

BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh


BS. Lê Quốc Tuấn - Nội khoa và Khoa học y sinh

You might also like