Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP TƯ TƯỞNG


HỒ CHÍ MINH.
1. Đối tượng nghiên cứu:
1.1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh:
1.1.1.
- Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, biểu hiện quan hệ giữa con
người với thế giới.
- Nhà tư tưởng là người có khả năng giải quyết trước người khác các vấn đề chính
trị, sách lược, các vấn đề tổ chức và những yếu tố vật chất của phong trào không
phải tự phát (Lênin).
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống nhất quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của quá trình cách mạng Việt Nam, từ Cách mạng Dân
tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng
sáng tạo và phát triển chủ nghĩa mác-lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng
thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng con người ( NQ Đại hội IX _2001).
*) Hệ thống nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh gồm:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+ Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc.
+ Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do
dân và vì dân.
+ Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
+ Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân.
+ Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
+ Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
+ Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
1.2. Đối tượng, nhiệm vụ
2.1. Đối tượng
- Là hệ thống các quan điểm, lý luận của Hồ Chí Minh về con đường cách mạng
Việt Nam trong thời đại mới mà tư tưởng cốt lõi là độc lập, tự do.
- Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn của hệ thống quan điểm lý luận cách mạng
của Hồ Chí Minh.
- Mối quan hệ với các môn khoa học Mác Lênin.
2.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu và giải thích rõ nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Chỉ ra bản chất cách mạng và khoa học của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Làm rõ vai trò nền tảng, kim chỉ nam hành động của tư tưởng Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Việt Nam và giá trị to lớn của nó trong kho tàng lý luận thế giới.
3. Mối quan hệ môn học này với môn học những Nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin và môn Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam:
- Quan hệ với môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin:
+ Chủ nghĩa mác-lênin là cơ sở phương pháp luận cho Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Nhưng Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác để giải quyết thành công
các vấn đề của cách mạng Việt Nam: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự
nghiệp của Hồ Chí Minh đã bổ sung và tác động đối với chủ nghĩa Mác: phát triển
sáng tạo phong phú chủ nghĩa mác như các vấn đề Đảng cộng sản; liên minh giai
cấp; về coi trọng đạo đức của người cách mạng.
- Quan hệ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam:
+ Là người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta, vậy nên tôi tưởng Hồ Chí
Minh là một bộ phận tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam với tư cách là một bộ
phận tư tưởng nền tảng.
- Đối với lịch sử dân tộc:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh gắn liền với lịch sử, khát vọng của dân tộc và nhân dân ta
trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Điếu văn Hồ
chủ tịch năm 1969, đồng chí Lê Duẩn viết: "...dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất
nước ta đã hi sinh ra Hồ chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã
làm rạng rỡ dân tộc ta, non sông đất nước ta..."
+ Hồ Chí Minh đã mở ra thời đại mới cho lịch sử dân tộc - thời đại Hồ Chí Minh;
nó là bộ phận không thể thiếu của cơ thể Việt Nam. Có thể nói tôi tưởng Hồ Chí
Minh là một bộ phận của lịch sử tư tưởng cách mạng Việt Nam hiện đại.
=> Tóm lại: đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan
điểm sâu sắc toàn diện về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ Cách
mạng giải phóng dân tộc đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận
dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa mác-lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng
thời là cái tên của tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại, nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nắm vững phát duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa mác-
lênin, vận dụng các nguyên lý kế thừa và phát triển sáng tạo.
- Các nguyên tắc:
+ Tính đảng và tính khoa học
+ Lý luận gắn với thực tiễn
+ Quần điểm lịch sử cụ thể
+ Quan điểm toàn diện, hệ thống.
+ Quan điểm kế thừa, phát triển.
+ Kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo của Người
2.2. Các phương án cụ thể:
- PP liên ngành Khoa học và Xã hội & Nhân văn
- PP kết hợp khái quát và mô tả, phân tích tổng hợp
- PP thống nhất giữa lý trí khoa học và tình cảm cách mạng trong sáng.
3. Ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh:
3.1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
- CM nước ta thắng lợi được như ngày nay là nhờ có chủ nghĩa Mác, nhưng đồng
thời cũng là nhờ tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta khẳng định việc học tập, nghiên
cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh là không thể thiếu đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân ta, vừa đề cao nhận thức cũng là thấm nhuần mục tiêu, cải tiến phương pháp,
phong cách làm việc...đưa công cụ đổi mới tới thắng lợi ngày càng to lớn hơn nữa.
- Đứng trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, biết học tập có chọn lọc và cải
tiến kinh nghiệm thì chừng đó chúng ta thành công. Hồ Chí Minh là con người với
đầy đủ tinh thần và phong cách ấy.
- Ngày nay, độc lập và tự chủ về con đường đi và biện pháp phù hợp,.. chúng ta lại
trở về với việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh: tinh thần cách mạng, khoa học, cái
biện chứng để giải quyết tốt cái vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đổi mới hiện nay.
3.2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị:
- Học tập nhân sinh quan của Hồ Chí Minh: đạo đức, nhân cách mẫu mực của tinh
thần độc lập, tự chủ, đổi mới và sáng tạo.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam xây dựng mục
tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
- Đối với thanh niên, học sinh, sinh viên cần coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức cách mạng... Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào
tạo họ thành những người vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau là một việc quan trọng và rất cần thiết.
NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
1. Cơ sở hình thành:
1.1. Cơ sở khách quan:
- Bối cảnh XH VN:
+ XH VN trước 1884 là xã hội phong kiến độc lập, nông nghiệp lạc hậu.
+ Khi Pháp xâm lược, Việt Nam đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. XH xuất
hiện các mâu thuẫn mới trên nền mâu thuẫn cũ.
+ Nhu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam về ý thức hệ và đường lối cứu nước.
+ Đầu TK XX, đặt dân tộc chống cả Triều lẫn Tây, các phong trào yêu nước đều
thất bại, cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối.
+ Nguyễn tất Thành sinh ra và lớn lên trong phong trào yêu nước của dân tộc,
Người sớm tìm ra nguyên nhân thất bại là: các phong trào giải phóng dân tộc đều
không gắn với tiến bộ xã hội. Nguyễn tất Thành sớm nãy ra ý định đi tìm đường
cứu nước.
+ Sự xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu, đáp ứng nhu cầu lịch sử của
Cách mạng Việt Nam.
- Bối cảnh quê hương và gia đình:
+ Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước.
+ Quê ở Nam Đàn, Nghệ An giàu truyền thống yêu nước và chống giặc ngoại xâm.
+ Khi được học ở Huế, Hồ Chí Minh đã chứng kiến cảnh bọn thực dân Pháp đàn áp
đồng bào mình, Người viết tâm ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân.
- Bối cảnh của thời đại:
+Hồ Chí Minh bước vào Vũ đài chính trị là thời đại mà CNTB từ TĐCT đã chuyển
sang giai đoạn TBĐQ, hình thành hệ thống thuộc địa. Xuất hiện các mâu thuẫn của
thời đại:
• Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa.
• Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ở các nước phát triển.
• Mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ ở các nước lạc hậu.
- Chủ nghĩa mác-lênin phát triển mạnh mẽ, sâu rộng thâm nhập vào phong trào
cách mạng thế giới, trở thành hệ tư tưởng tiên tiến của thời đại.
- CM tháng Mười Nga thành công, mở ra thời đại mới; sự hình thành Quốc tế Cộng
sản-trung tâm chỉ đạo cách mạng thế giới có ý nghĩa đối với sự hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh.
- Bước ngoặt tư tưởng HCM là khi Người tiếp xúc với Luận cương của LêNin, đã
giúp HCM tìm ra con đường cứu nước.
=> Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành dần dần từ cảm tính đến lý tính, nhằm tìm ra
con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh
là một nhu cầu tất yếu khách quan của CMVN và do lịch sử của CMVN quyết
định.
1.2. Tiền đề lí luận -tư tưởng
- Tư tưởng, văn hóa VN
+ Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất
+ Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái
+ Truyền thống lạc quan yêu đời
+ Truyền thống cần cù lao động
- Tinh hoá VHoa nhân loại
+ Tư tưởng và văn hóa phương Đông
• Nho giáo: triết lý dấn thân
• Phật giáo: triết lý từ bi, hỷ xả
• Lão giáo: triết lý vô vi nhi trị
• Chủ nghĩa Tam dân: dân tộc độc lập-dân quyền tự do-dân sinh hạnh phúc.
+ Tư tưởng và văn hóa phương Tây
• Tư tưởng dân chủ của cách mạng Pháp, tư tưởng của các nhà "khai sáng". Tư
tưởng tự do, bình đẳng trong tuyên ngôn 1791 của Đại cách mạng Pháp.
• Tư tưởng dân chủ của cách mạng Mỹ, tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do,
quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập 1776.
• Thiên chúa giáo: bác ái
- Chủ nghĩa Mác Lênin
+ HCM đến với chủ nghĩa mác-lênin, tìm thấy con đường duy nhất đúng đắn để
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
+ Chủ nghĩa Mác Lênin là cơ sở lý luận trực tiếp, quyết định bản chất của tư tưởng
HCM. Các tác phẩm và phương pháp của HCM dựa trên thế giới quan, phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác.
1.2. Những nhân tố chủ quan thuộc về phẩm chất cá nhân của Nguyễn Ái Quốc:
- Có tư duy độc lập tự chủ, có ốc phê phán tinh tường và sáng suốt, thông minh,
hiểu biết sâu rộng, khám phá sáng tạo về lý luận cách mạng trong thời đại mới.
- Không ngừng học tập (tự học) nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức, vốn kinh nghiệm đấu
tranh của các phong trào giải phóng dân tộc.
- Người sống có hoài bão, có lý tưởng yêu nước, thương dân, có bản lĩnh kiên định,
khiêm tốn, ham học hỏi, có phương pháp biện chứng, có óc thực tiễn,...
- Người có tâm hồn lớn: nhà thơ, thi sĩ có tâm hồn lớn.
2. Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh:
*) Hành trình tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1911-1941)
- Từ 1890-1911: thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng.
- Từ 1911 đến 1920: thời kỳ tìm tòi con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đây
là thời kỳ Hồ Chí Minh có sự chuyển biến vượt bậc về tư tưởng: "Muốn cứu nước
và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng
vô sản".
+ Từ 1921 đến 1930: thời kỳ hình thành cơ bản về tư tưởng CMVN. Tư tưởng Hồ
Chí Minh thể hiện những quan điểm lớn, độc đáo, và sáng tạo về con đường
CMVN
+ Từ 1930 đến 1945: thời kỳ thử thách, kiên trì giữ vững quan điểm, nêu cao tư
tưởng độc lập, tự do, quyền dân tộc cơ bản. Là thời kỳ thắng lợi của tư tưởng Hồ
Chí Minh.
+ Từ 1495 đến 1969: thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến, kiến
quốc.
=> Tư tưởng hồ chí minh hình thành và phát triển là sản phẩm tất yếu của cách
mạng Việt Nam trong thời đại mới, là ngọn cờ thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong
cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do về giải phóng, dân tộc và CNXH.
3. Giá trị tư tưởng HCM
3.1. TT HCM sao sáng con đường giải phóng dân tộc
- Là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam.
- Nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hành động của CMVN.
3.2. TT HCM đối với sự phát triển thế giới
- Phản ánh khát vọng thời đại
- Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người.
- Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì mục tiêu cao cả

Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG


GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI
PHÓNG DÂN TỘC
I. TT HCM về vấn đề dân tộc:
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa
a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa:
- Quan điểm của Mác bàn về cuộc đấu tranh chống CNTB: gphong GCCN, GPDT,
GPCN ở các nước tư bản.
- HCM bàn trực tiếp phong trào đấu tranh các dân tộc thuộc địa.
- "Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân
tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xóa
bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước
dân tộc độc lập".
- Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Việt Nam là "làm tư sản dân quyền và
thổ địa cách mạng để đi lên xã hội cộng sản" (CMVS).
b. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc.
- "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
- Theo HCM, độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa.
+ Độc lập là:
•Người dân ấm no, tự do, hạnh phúc (nếu không có độc lập chẳng có nghĩa gì)
• là quyền tự nhiên của dân tộc, thiêng liêng và vô cùng quý giá, cần phải có:
~ Một là, bình đẳng về pháp lý
~ Hai là, quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân

You might also like