NUÔI VỖ CÁ BỖNG VỤ THU ( NGHỆ AN)

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

KẾ HOẠCH NUÔI VỖ CÁ BỖNG NGHỆ AN VỤ THU NĂM 2022

1. Tuyển chọn đàn cá bố mẹ


1.1. Yêu cầu kỹ thuật tuyển chọn đàn cá bố mẹ
- Ngoại hình Cá khỏe mạnh không di hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không bệnh tật
- Tuổi cá từ >6 – 10 tuổi
- Khối lượng cá từ 3kg trở lên
1.2. Kết quả tuyển chon:

- Thời gian tuyển chọn từ ngày 8 – 10/6

- Kết quả tuyển chọn: Trong quá trình tuyển chọn đàn cá để cho quá trình nuôi vỗ đàn cá bố mẹ được tốt nhất
( Đàn cá đồng đều về kích cỡ và tuổi cá chúng tôi đa tiến hành phân tách đàn cá làm 2 ao)

* Ao 1: Chọn những cá thể thành thục tố hơn để đưa vào nuôi vỗ đảm bảo sự đồng pha trong quần đàn

- Đối với cá cái chọn những con khỏe mạnh, cân đối,có kích cỡ và tuổi lớn hơn, đạc điểm sinh dục phụ rõ
dàng, kiểm tra trứng ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3

- Đối với cá đực Chọn những con khỏe mạnh cân đối vây vẩy hoàn chỉnh kiểm tra bằng thao tác vuối sẹ ( sẹ
có màu trắng sữa chảy ra)

* Ao 2: Nôi những cá thể thành thục kém hơn


Bảng 1: Kết quả phân bổ đàn cá

Diện tích Số lượng Kích cỡ Khối lượng


Ao Đối tượng Ghi chú
( m²) ( Con) (Kg/con) (Kg)

Cá Bỗng ( Cái) 50 3.5 175


A1 1200
Cá Bỗng ( Đực) 40 3.0 120

C2 Cá Thành thục kém 1300 76 3.0 228

2. Ao nuôi vỗ:
2.1. Kích thước ao nuôi

Ao nuôi có diện tích từ 1.000 - 2.000m². Có mức nước ngập thường xuyên từ 1,2 – 1,5 m. Bờ ao chắc chắn không bị
rò rỉ, ngập tràn khi mưa lũ, ao có cống cấp và thoát nước. Ao nuôi dễ quản lý và chăm sóc, có nguồn nước sạch và chủ động
cấp thoát, có hệ thống giao thông và điện lưới thuận tiện.

2.2. Chuẩn bị ao nuôi vỗ cá bố mẹ

Trước khi tiến hành đưa cá vào nuôi vỗ phải cải tạo ao. Quy trinh huẩn bị ao như sau:

- Tát cạn ao sửa chữa, cải tạo, tu bổ bờ ao trước khi thả cá, làm vệ sinh sạch cỏ xung quanh bờ và loại bỏ các đối tượng
địch hại.

- Nạo vét xạch bùn đáy trong ao, các chất thải trong quá trình nuôi cá, các chất dư thừa, tảo lắng đọng ở đáy ao
- Dùng vôi hòa nước với nồng độ 7 – 10 kg / 100 m² té đều quanh thành ao và đáy ao.

- Trước khi thả cá 2 đến 3 ngày lấy nước vào ao, nước phải được lọc qua giai có kích thước mắt lưới 10 đến 12 / 1 cm
để tránh địch hại, các loại cá tạp cạnh tranh thức ăn.

2.3. Môi trường ao nuôi vỗ:

- Hàm lượng Oxy hòa tan lớn hơn 4mg/l

- pH: 7-8

- Độ trong mực nước từ 20cm trở lên

Các ao cơ bản đã đáp ứng cho nuôi vỗ

3. Thời gian nuôi vỗ

Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ cho đẻ vụ xuân hè 3,5 - 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, gồm hai giai đoạn:
+ Giai đoạn nuôi vỗ tích cực từ tháng 6 đến tháng 8
+ Giai đoạn nuôi vỗ thành thục từ tháng 8 đến cuối tháng 9
Thời gian cho cá đẻ bắt đầu từ cuối tháng 9 đến hết tháng 10.
Thời gian nuôi vỗ: Nuôi vỗ chia làm 2 giai đoạn

3.1. Giai đoạn 1( Giai đoạn nuôi vỗ tích cực):

Từ tháng 6 đến hết Tháng 8 Giai đoạn này kéo dài từ 2 tháng, đây là giai đoạn tích lũy noãn hoàng, chuyển hóa về
lượng, khi giải phẫu thấy bụng cá đã chứa đầy trứng (2 bên buồng trứng đạt cực đại về kích thước) là đạt yêu cầu.

3.2. Giai đoạn 2 (Giai đoạn nuôi vỗ thành thục):


Từ tháng 8 đến cuối Tháng 9 Thời gian kéo dài 1,5 đến 2 tháng. Đây là giai đoạn chuyển hóa về chất, tức là trứng cá
không tăng nhiều số lượng mà chuyển tăng kích thước và chín trứng. Nếu không giảm lượng cho ăn cá sẽ bị quá béo, mặc
dù buồng trứng phát dục tốt, nhưng khó chuyển chín và khó đẻ hoặc thậm chí không đẻ, những cá thể này nếu có đẻ, thường
đẻ muộn vào cuối vụ.

4. Mật độ thả

Trong quá trình nuôi vỗ việc xác định mật hợp lý tránh được sự lãng phí và ảnh hưởng đến kết quả nuôi.

- Nếu nuôi thưa quá lãng phí sử dụng ao nuôi


- Nếu nuôi mật độ dày dẫn đến sự cạnh tranh và ảnh hưởng đến kết quả nuôi.
- Mật độ nuôi trung bình là: 20 – 25 kg / 100 m²
5. Chế độ chăm sóc quản lý ao nuôi vỗ

5.1. Thức ăn và chế độ cho ăn

5.1.1. Thức ăn thời kỳ nuôi vỗ tích cực gồm các loại như:

- Thức ăn tổng hợp dạng viên có hàm lượng đạm tổng số không nhỏ hơn 25%; lượng cho ăn khoảng 2- 4 % khối
lượng cá nuôi trong ao. Hoặc thức ăn tự chế biến (gồm bột cá, bột đậu tương, ngô, sắn, cám gạo ), có hàm lượng đạm tổng
số 25 - 30%; lượng cho ăn khoảng 2 - 4% khối lượng cá nuôi trong ao.

- Thức ăn xanh gồm: rau, bèo tấm, lá cây ngô non, cỏ ráp (lá ráp), mỗi lần cho ăn khoảng 5-10% khối lượng cá nuôi.
Ngày cho cá ăn 1 lần.

5.1.2. Thức ăn thời kỳ thời kỳ nuôi vỗ thành thục gồm các loại như:
- Thức ăn tổng hợp dạng viên hàng ngày cho cá ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 1 - 2% khối lượng cá nuôi.

- Thức ăn xanh hàng ngày cho cá ăn 1 lần, mỗi lần khoảng 10 -15% khối lượng cá nuôi.

- Thức ăn tinh giàu vitamin E (thóc, ngô, đậu ngâm nảy mầm) hàng ngày cho cá ăn 2 lần, mỗi lần khoảng từ 2 đến
3% khối lượng cá nuôi.

Lưu ý: - Trộn bổ xung vitamin E vào cám CN 0.5 – 1% trng giai đọn nuôi vỗ thành thục ( từ tháng 8– tháng 9)

- Thức ăn ngâm mầm có thể thay thế bằng giá đỗ

5.1.3. Cách cho cá ăn

Hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều: buổi sáng cho cá ăn thức ăn tổng hợp dạng viên vào lúc 9 giờ;
buổi chiều cho cá ăn thức ăn xanh, thức ăn mầm.

5.2. Chế độ kích nước:

Trong quá trình nuôi vỗ cá bố, cá mẹ cần phải định kỳ thay nước ao, tạo môi trường sạch và kích thích khả năng phát
dục. Thay nước ao nuôi 4 lần/tháng, mỗi lần thay 20 - 30 % lượng nước trong ao.

Giai đoạn nuôi vỗ thành thục thay kích nước 2 lần/tuần, mỗi lần thay 30 – 40% lượng nước trong ao

Chế độ chạy máy tạo dòng chạy hàng ngày suốt trong quá trình nuôi

Lưu Ý: Máy bơm phải dùng cho chạy tạo dòng

- giai đoạn đầu chạy 6-8 giờ . ngày

- Giai đoạn nuôi vỗ thành thục cho chạy máy từ 12-16h/ ngày
5.3. Quản lý ao nuôi vỗ:

- Hàng ngày vào buổi sáng kiểm tra ao, quan sát các hoạt động của cá, thức ăn thừa để có biện pháp điều chỉnh phù hợp
kịp thời.

- Theo dõi một số chỉ tiêu môi trường nước: Nhiệt độ, pH, Ôxy được tiến hành đo hàng ngày vào buổi sáng và buổi
chiều.

+/ Buổi sáng: từ 7:00 đến 8:00


+/ Buổi chiều: từ 13:00 đến 14:00

- Phòng bệnh: Định kỳ vệ sinh phòng bệnh bằng cách sử dụng vôi, để giữ ổn định chất lượng nước, tạo môi trường thuận
lợi cho cá phát triển, tăng sức kháng bệnh trong suốt quá trình nuôi vỗ cá không có hiện tượng mắc bệnh. Té vôi pha loãng
xung quanh ao nuôi 1 lần/tháng, lượng vôi sử dụng 1 đến 2 kg/100 m2.

Để xác định hiệu quả của hoạt động nuôi vỗ, hàng tháng tiến hành kiểm tra tăng trọng của đàn cá, để điều chỉnh lượng
thức ăn tăng hoặc giảm.

Cuối các đợt nuôi vỗ tiền hành kéo kiểm tra độ béo, mức độ thành thục và sự phát triển buồng trứng để có kế hoạch cho
cá đẻ. Số liệu phải được ghi chép, lưu hồ sơ quản lý.
Bảng 2: Thức ăn nuôi vỗ cá Bỗng

KẾ HOẠCH NUÔI VỖ CÁ BỖNG VỤ THU NĂM 2022

Tháng 8
Tháng 6 Tháng 7 Tháng 9 Tháng 10
Số Khối
Ao lượng lượng 1 -15/8 16 – 31/8
(con) (Kg)
Cám TA Cám TA Cám TA Cám TA Cám TA Cám TA
Mầm Mầm Mầm Mầm
CN Xanh CN Xanh CN Xanh CN Xanh CN Xanh CN Xanh

A1 90 300 8 15 8 15 4.5 20 3 3 20 4.5 2 20 6 1 20 6

C2 76 220 4.5 10 4.5 10 4 12 2 3 12 3 2 12 3 1 12 4

Ghi chú: Khẩu phần thức ăn trên tính theo ngày

Thức ăn cho ăn vào khung và sàng ăn:

- Trong tháng 7 định kỳ tuần cho ăn 1 bữa mầm

- Trong tháng 8 thức ăn công nghiệp trộn bổ xung thêm vi ta min E tuần 2 lần

- Trong tháng 9 thức ăn công nghiệp trộn bổ xung thêm vi ta min E 2 ngày 1 lần

- Trong tháng 10 thức ăn công nghiệp trộn bổ xung thêm vi ta min E hàng ngày
Đầu tháng 8 kéo kiểm tra độ béo của cá sau thời gian nuôi vỗ tích cựcnếu cá đã đạt độ béo chuyển sang nuôi vỗ thành
thục và giảm lượng thức ăn tinh

Cuối tháng 9 đầu tháng 10 kiểm tra độ thành thục chả cá nếu trứng đạt ( Trứng tròn căng, đều và rời kích thước trứng
khoảng 2mm thì kéo lên cho đẻ

You might also like