Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của

văn hóa đại chúng, văn hóa truyền thông trong


mối liên hệ với truyền thông đại chúng

1. Các khái niệm

1.1. Văn hóa thượng lưu: là thuật ngữ trước đây dùng để chỉ văn hóa của tầng
lớp có tiền và có quyền lực trong xã hội. Đôi khi nó còn được gọi là văn
hóa cao cấp ở Châu Âu. Thời Trung cổ, văn hóa thượng lưu được hiểu là
văn hóa dành cho giới quý tộc, Nó dùng để phân biệt với văn hóa dân gian
– văn hóa của những người nông dân.
1.2. Văn hóa bình dân: được hiểu là văn hóa của mọi thành viên sống trong
một xã hội. Một cách trực quan: nó thể hiện thái độ, thói quen, hành vi. Nó
lý giải việc chúng ta hành động như thế nào và vì sao lại hành động như
vậy. Chúng ta ăn gì, mặc gì, kiến thiết nhà cửa, xây dựng đường xá, nghỉ
ngơi, giải trí, tạo dựng các thể chế chính trị, lựa chọn và theo các tín
ngưỡng tôn giáo, theo đuổi các đức tin ra sao? Tóm lại, văn hóa bình dân
bao gồm những chuẩn giá trị chung, quy định hành vi ứng xử thế giới quan
và lối sống của một xã hội cụ thể.
1.3. Văn hóa dân gian: bao gồm các loại hình như lễ hội, truyện cổ, các làn
điệu dân ca, tập tục trong sinh hoạt cộng đồng địa phương. Với cách phân
loại nói trên thì những người thuộc văn hóa thượng lưu có thể thâm nhập và
thấu hiểu văn hóa dân gian, còn chiều ngược lại hầu như không xảy ra.
1.4. Văn hóa đại chúng: là nền văn hóa có các sản phẩm được sản xuất hàng
loạt bằng kỹ thuật công nghiệp và được đưa ra thị trường vì quyền lợi của
quảng đại người tiêu dùng. Văn hóa đại chúng theo cách hiểu của các nhà
nghiên cứu phương Tây là nền văn hóa của một xã hội đại chúng, xã hội
được hình thành vào cuối thế kỷ 19 dưới tác động của quá trình công nghiệp
hóa, kéo theo sự gia tăng về số lượng người lao động, sự phát triển mạnh
mẽ của hoạt động sản xuất hàng hóa hàng loạt và tiêu thị theo cơ chế thị
trường, sự mở rộng về không gian nhờ tiến bộ về giao thông và thông tin,
quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư tại các đô thị, đồng thời với sự hình
thành đời sống chính trị dân chủ.
1.5. Truyền thông đại chúng: là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng. Truyền thông đại chúng ra đời và phát
triển gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và bị chi phối trực tiếp
bởi 2 yếu tố là nhu cầu thông tin, giao tiếp và kỹ thuật, công nghệ thông tin.
Để thực hiện được hoạt động truyền thông trên phạm vi và quy mô rộng
lớn, chỉ cần có các phương tiện kỹ thuật tương ứng. Do đó, truyền thông đại
chúng chỉ phát triển và thực hiện được khi loài người phát minh ra các
phương tiện in ấn, kỹ thuật truyền sóng, tín hiệu máy thu thanh, thu hình
máy tính, điện tử, cáp quang, vệ tinh nhân tạo.

2. Cơ cấu của văn hóa đại chúng

2.1. Cơ cấu xã hội của văn hóa đại chúng

 Phản văn hóa:

 KN: có thể được coi là một tập hợp các chuẩn mực, giá trị của
một nhóm hay cộng đồng xã hội có tính khác biệt, đối lập, xung
đột với các chuẩn mực, giá trị chung có tính chính thống đang
hiện hữu trong xã hội.
 Nhiều cấp độ: manh nha của những xu hướng văn hóa mới; bảo
lưu một số di sản văn hóa trong lịch sử; thể hiện chuẩn mực, giá
trị văn hóa của một nhóm xã hội hay cộng đồng xã hội;...
 Phản văn hóa có thể biểu lộ đến mức công khai bác bỏ những
chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa chung.
 Phản văn hóa là hiện tượng thường thấy trong mọi xã hội.
 Biểu hiện: mỗi xã hội đều có những nhóm xã hội và cộng đồng
xã hội khác nhau. Và mỗi tập thể (nhóm, cộng đồng) ấy đều có
mô hình ứng xử riêng, mang đặc trưng của cộng đồng ấy. Các
cộng đồng này thường gồm những cá nhân có cùng một bản sắc
dân tộc hoặc tín ngưỡng, tôn gíao, hay thậm chí có thể chỉ có
chung nghề nghiệp, sở thích,... Bên trong các nhóm phản văn
hóa có thể tìm thấy sự đồng thuận, nhưng giữa các nhóm phản
văn hóa với toàn xã hội, nhìn chung, vẫn thường xảy ra sự va
đập về giá trị, chuẩn mực văn hóa, ở mức độ, khía cạnh nào đó.

 Tiểu văn hóa

 KN: là văn hóa của những nhóm hay cộng đồng xã hội có những
chuẩn mực, giá trị văn hóa khác biệt, nhưng chưa đến mức đối
lập, xung đột với nền văn hóa chung của toàn xã hội.
 Ví dụ: tiểu văn hóa của những nhóm thanh niên ở đô thị, hay của
một cộng đồng dân cư sinh sống lâu đời tại một địa phương hoặc
của một dân tộc thiểu số,...

 Văn hóa nhóm

 KN: là một tập hợp các quan niệm, quy ước của một nhóm xã hội,
thường nhỏ hơn tiểu văn hóa của một cộng đồng.
 Văn hóa nhóm thường được hình thành trong quá trình trao đổi
thông tin và các thành viên cùng trải qua các sự kiện; cùng với
thời gian khi các mối quan hệ được thiết lập ổn định đến mức định
hình được các quy ước thành văn, bất thành văn trong nội bộ
nhóm.
 Biểu hiện: thường không ổn định lâu dài và không khép kín, nhất
là các nhóm ảo trên mạng internet. Tính mở của của văn hóa
nhóm là cơ sở và là biểu hiện của tính đại chúng trong văn hóa.

2.2. Cơ cấu chức năng của văn hóa đại chúng

 Yếu tố văn hóa phi vật thể

 KN: Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật thể là những
ý niệm, tín ngưỡng, biểu tượng, giá trị, chuẩn mực hay tiêu
chuẩn,... mà một loại hình văn hóa đại chúng thể hiện và truyền tải
trong xã hội.
 Hệ thống đó cơ bản bị chi phối bởi một số giá trị chính yếu. Chính
những giá trị chính yếu này mang lại cho loại hình văn hóa đại
chúng sự thống nhất và khả năng tiến triển nội tại của nó.

 Yếu tố văn hóa vật thể

 KN: Bản thân những bài hát, điệu nhảy, bản phim, quyển sách,.. và
cả máy móc, thiết bị,... được huy động trong quá trình sản xuất,
kinh doanh sản phẩm văn hóa đại chúng đều là những sản phẩm
hay yếu tố văn hóa vật thể của nó
 Trong văn hóa đại chúng, văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan
chặt chẽ với nhau. Quá trình truyền tải hay phát tán những giá trị,
chuẩn mực văn hóa đại chúng chỉ thực sự có hiệu quả khi có những
sản phẩm văn hóa vật thể mang tính đại chúng.

 Yếu tố văn minh

 Văn minh trong văn hóa đại chúng được hiểu theo nghĩa hẹp. Yếu tố
văn minh thể hiện trước hết ở kỹ thuật tiến bộ, ở máy móc, thiết bị
và quy trình (hay công nghệ) sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản
phẩm văn hóa đại chúng, nhất là được thể hiện có khi sô bồ ở lối
sống văn minh.
 Văn hóa đại chúng phải dựa vào công nghiệp văn hóa, cho nên hiển
nhiên nó có yếu tố (hay biểu hiện) của văn minh.

3. Định hướng của văn hóa đại chúng

Mục - Tầm quan trọng:


tiêu + Trong VHĐC, việc xác định rõ mục tiêu có tính hiện thực, thậm chí
thực dụng, là yếu tố cơ bản cho sự thành công
+ Mục tiêu được coi là sự dự đoán trước kết quả của cả quá trình hoạt
động. Đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành.
+ Mục tiêu là tiền đề để kết nối những hành động khác nhau của con
người theo một hệ thống; và cho việc hình thành các cách tiếp cận,
phương án khác nhau nhằm thực hiện các nội hàm khác nhau của
mục tiêu
- Mục tiêu chịu sự chi phối, định hướng của giá trị
- Mục tiêu khác giá trị ở chỗ, nó là một chỉ báo đánh dấu phạm vi,
mức độ truyền tải, lan tỏa, và cả chuyển hóa, phát triển giá trị trong
thực tế xã hội.
Biểu - Văn hóa đại chúng không phải là toàn bộ những gì con người sáng
tượng tạo ra, mà phải là những gì đã kết tinh thành các giá trị, mà giá trị dễ
nhận thấy một cách trực tiếp chính là biểu tượng.
- Biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành
viên của một cộng đồng người nhận biết.
- Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người, kể cả những
ký tự của trang viết này,... đều là biểu tượng văn hóa
- Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm
chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau.
- Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền văn hóa và mọi loại
hình văn hóa dân gian, hàn lâm và đại chúng, kể cả trong các chủ thể
văn hóa (nhóm xã hội, cộng đồng,...). Nó tạo cơ sở thực tế cho những
cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội và làm cuộc sống trở
nên có ý nghĩa, dù trong loại hình văn hóa dân gian, hàn lâm hay đại
chúng.
- Trong cuộc sống hàng ngày, các thành viên thường không nhận thức
được đầy đủ tầm quan trọng của biểu tượng, do chúng đã trở nên quá
quen thuộc. Chỉ khi thâm nhập vào một nền văn hóa khác, với những
biểu tượng văn hóa khác, người ta mới thấy sức mạnh của biểu tượng
văn hóa. Nếu sự khác biệt đủ lớn, người thâm nhập có thể bị một cú
sốc văn hóa.

Chân lý - KN: Chân lý, trong văn hóa đại chúng cũng như các lĩnh vực khác
trong đời sống xã hội, là những quan niệm về cái thật và cái đúng,
được thể hiện ở sự chính xác của tư duy, sự giản dị và tường minh
trong diễn đạt. Đó là những nguyên lý mà nhiều người tán thành, thừa
nhận vì tính lợi ích thực tế của nó.
- Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan nhưng cũng
phải được thực tế kiểm nghiệm. Chính vì lẽ đó mà trong mỗi nền văn
hóa đại chúng của các quốc gia, có những cái thật, cái đúng khác
nhau. Nghĩa là có những giá trị, chuẩn mực mà nền văn hóa này coi là
chân lý, nhưng có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận
- Chân lý luôn là cụ thể, vì cái khách quan hiện thực là nguồn gốc của
nó. Những sự vật, quá trình cụ thể của xã hội, con người luôn tồn tại
không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể. Những
điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi. Mỗi
một nhóm xã hội, cộng đồng, kể cả dân tộc với tính cách là cộng
đồng ổn định nhất hay nhân loại với tư cách là cộng đồng lớn nhất,
đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, và vì vậy trong nền văn
hóa của các cộng đồng này có các bộ phận chân lý khác nhau; và ở
các thời điểm lịch sử khác nhau thì có các chân lý khác nhau.
- Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể
được hình thành thông qua nhóm người.
- Văn hóa đại chúng là loại hình văn hóa có khả năng thúc đẩy sự
tương tác sâu rộng, nên có tác dụng tốt cho quá trình xây dựng chân
lý có tính tương đối trong xã hội, thậm chí trên phạm vi toàn cầu.
Giá trị - KN: Giá trị là sản phẩm kết tinh cơ bản nhất của văn hóa, trong đó
có văn hóa đại chúng. Trong văn hóa đại chúng, thuật ngữ giá trị có
thể quy vào những mối quan tâm, sở thích, bổn phận, trách nhiệm,
ước muốn, nhu cầu, lợi ích,... với đủ cung bậc nhận thức (cảm tính, lý
tính) và cảm xúc (vui mừng, đau khổ, thiện ác, ác cảm,...) khác nhau,
của định hướng lựa chọn.
- Trong văn hóa đại chúng, cách nhìn về giá trị rất rộng rãi
- Giá trị là điều quan tâm của chủ thể, để hướng dẫn cho hành động
- Văn hóa đại chúng thúc đẩy sự đổi mới và cả sự xung đột về giá trị
giữa các cá nhân hoặc các nhóm xã hội. Văn hóa đại chúng cũng lựa
chọn và hướng đến các giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều
nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình
đẳng, bác ái, hạnh phúc,...

4. Các mối quan hệ cơ bản của văn hóa đại chúng

4.1. Tính đa dạng và tính đồng dạng

 Tính đa dạng:

- Trong một nền văn hóa, sự khác biệt về độ tuổi, điều kiện sống, giai
tầng xã hội,... đã thúc đẩy hình thành nên những mẫu văn hóa khác
nhau. (VD: người nông thôn có thể cho người thành phố là “giả dối”
trong khi họ lại bị người thành phố coi là “người nhà quê”)
- Trong hầu hết các xã hội hiện đại, đều tồn tại những tiểu văn hóa dựa
trên bản sắc dân tộc người, vùng miền và sự lựa chọn “văn hóa mới”
của những nhóm xã hội khác nhau.
- Đời sống văn hóa của mỗi nhóm xã hội, mỗi cộng đồng đều diễn ra
trong và thông qua một hoàn cảnh lịch sử nhất định. Môi trường sống tự
nhiên và xã hội của chúng là rất khác nhau. Trải qua thời gian biến đổi,
con người ở các vùng miền khác nhau, các dân tộc và quốc gia khác
nhau, tất yếu phải có sự phát triển rất khác nhau về: ý thức, tâm lý,
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, triết lý, phong tục, tập quán, lối sống, nghệ
thuật, khoa học, công nghệ, tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống, giao lưu
văn hóa, thiết chế và thể chế, phương thức sản xuất, chế độ xã hội,...
Tất cả đều vận động và phát triển trong và thông qua các hình thức ,
chiều cạnh và cấp độ có tính đặc thù, để làm nên sự đa dạng văn hóa.
- Toàn bộ kinh nghiệm của loài người được đúc kết từ nhiều nền văn hóa
vốn phong phú và đầu màu sắc riêng của mọi vùng, mọi dân tộc, mọi
quốc gia. Mỗi nền văn hóa của vùng hay của dân tộc, quốc gia đều
được tạo nên bởi người dân của vùng đó, của dân tộc, quốc gia đó. Mỗi
nền văn hóa đó, dù lớn hay nhỏ, đều đã góp phần cấu thành nền văn hóa
có tính loài người (hay nền văn hóa nhân loại); và tất cả chúng đều có
những giá trị quan trọng, không thể thay thế.

 Tính đồng dạng


- Mặc dù đa dạng nhưng các nền văn hóa đều có cùng cách thực hành và
niềm tin phổ biến nào đó được gọi là văn hóa chung hay tính phổ quát văn
hóa: tính nhân bản và tính đồng loại (hay tính loài người)
- Tính phổ quát này được thể hiện ở các hình thức và cấp độ nhóm hay cộng
đồng khác nhau. Đây chính là tính tương đồng văn hóa phổ biến ở khắp các
châu lục, quốc gia, dân tộc trên thế giới. Tính tương đồng này là cơ sở để
văn hóa được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác; và là cơ sở cho sự giao
lưu, tiếp biến văn hóa ở hình thức và các cấp độ khác nhau. (những cái
thuộc văn hóa chung: các bộ môn thể thao, nấu ăn, y khoa, lễ tang, những
hạn chế và ràng buộc về tình dục,...)

 Trong thế giới đương đại, trước sự phát triển nhanh chóng của các mạng
internet, trước sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hóa kinh tế, văn hóa dựa
trên thông tin và tri thức, một mặt, đang thúc đẩy quá trình “đồng dạng hóa”
văn hóa, một phần thông qua “mặt phẳng” của màn hình vi tính, máy truyền
hình và thông qua các loại hình văn hóa đại chúng. Mặt khác, đồng thời diễn
ra quá trình gồng lên để khẳng định tính đặc thù hay tính đa dạng ở mỗi nền
văn hóa, với những biến thái khác nhau, trong bối cảnh toàn cầu hóa.

 Hai quá trình này có mối liên hệ với nhau và quy định lẫn nhau, những cũng
va chạm nhau, làm phát sinh tính lai căng, xô bồ, “phản văn hóa”, thậm chí
cả sự phản kháng đến mức gay gắn như trường hợp văn hóa Hồi giáo

4.2. Cách tiếp cận văn hóa đại chúng

Văn hóa đại chúng, dù hướng vào “đường trung bình” của nhận thức và đánh
giá của xã hội, thì cũng không tránh khỏi sự phán xét và phản ứng của xã hội,
thậm chí còn có khi gay gắt hơn, nhất là đối với một số sản phẩm văn hóa nghệ
thuật có tính xã hội sâu rộng (thời trang, phim, điệu nhảy,...). Do vậy, một vấn
đề đương nhiên phải đặt ra là cá nhân đánh giá và phản ứng trước những mẫu
văn hóa khác biệt, thậm chí rất khác biệt, với mẫu văn hóa của mình như thế
nào. Có thể quy cách thức đánh giá và phản ứng đối với văn hóa đại chúng theo
các cách tiếp cận sau:

 Chủ nghĩa vị chủng (hay còn gọi là chủ nghĩa duy chủng tộc, chủ nghĩa duy
dân tộc): là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn văn hóa của
chính mình. Khuynh hướng đánh giá thiên vị này là do một cá nhân đã gắn
bó mật thiết với các yếu tố văn hóa của nhóm hay của cộng đồng mình. Tuy
vậy, nó sẽ tạo ra sự đánh giá bất công hoặc sai lệch đối với một mẫu văn hóa
khác. Văn hóa đại chúng càng có tính phổ biến sâu rộng thì càng chịu sự
phán xét của chủ nghĩa vị chủng, nhất là từ các tiểu văn hóa có tính đặc trưng
về tín ngưỡng, tôn giáo và dân tộc

 Chủ nghĩa duy ngoại: Thuyết này cho rằng, những ý tưởng, kiểu mẫu, sản
phẩm,... thuộc về nền văn hóa của bản thân mình đều ở dưới tầm so với
những thứ tương tự của nước phát triển hơn.

 Thuyết tương đối văn hóa:

- KN: là thông lệ đánh giá văn hóa khác trong cảnh quan văn hóa của chính
nó. Đánh giá theo cách này có thể hạn chế hoặc loại trừ được những thiên
kiến, sai lệch cũng như hạn chế được phản ứng tiêu cực trước văn hóa khác
biệt. Muốn đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính nó, cá nhân phải
hiểu được giá trị, tiêu chuẩn văn hóa khác cũng như không bị lệ thuộc bởi
những giá trị, tiêu chuẩn thuộc vào nền văn hóa của chính mình.

- Thuyết tương đối văn hóa đang được hỗ trợ bởi sự phát triển của công nghệ,
truyền thông khiến cho sự phổ biến văn hóa nhanh chóng hơn cũng như nhu
cầu tìm hiểu văn hóa khác tăng lên.

- Thuyết tương đối văn hóa nhân mạnh các bối cảnh xã hội khác nhau làm
nảy sinh các giá trị và tiêu chuẩn khác nhau. Tuy vậy, nhận thức này không
có nghĩa là người ta chấp nhận một cách vô tư, không điều kiện các mẫu văn
hóa khác để đánh giá chúng một cách không định kiến hoặc không thiên vị
trong bối cảnh văn hóa của chính chúng. Một nguyên nhân là người đánh giá
không nắm bắt được chính xác các điều kiện, các chiều cạnh nhìn thấy được
và không nhìn thấy được thuộc vào bối cảnh của mẫu văn hóa đó.

5. Cơ chế tác động của truyền thông đại chúng với văn hóa đại
chúng

 Truyền thông đại chúng định hình văn hóa đại chúng. Truyền
thông đại chúng là một quá trình phức hợp, bao gồm các công đoạn
chủ yếu:

1. Những nhà truyền thông chuyên nghiệp thu thập, xử lý thông tin, định
dạng các thông điệp
2. Sau đó truyền phảt các thông điệp vượt qua khoảng cách địa lý bằng cách
sử dụng các thiết bị kỹ thuật

3. Nhằm gây ảnh hưởng đến tập hợp đông đảo người nhận

 Truyền thông đại chúng tác động đến văn hóa đại chúng thông
qua hệ thống các chức năng:

1. Chức năng liên kết: TTĐC có khả năng kết nối các kênh giao tiếp liên
cá nhân của những người sống phân tán về địa lý nhưng cùng có chung
lợi ích hoặc mối quan tâm. Việc kết nối qua các phương tiện thông tin
đại chúng có thể tạo ra hiệu ứng rộng lớn đến mức khó tin. Tuy nhiên,
chức năng này của TTĐC cũng có hiệu ứng tiêu cực khi tạo ra cơ hội để
những phần tử chống đối xã hội hoặc cực đoan liên kết được với nhau.

2. Chức năng chuyển giao giá trị: Đây là một chức năng rất tinh tế, khó
nhận diện một cách trực tiếp nhưng lại không kém phần quan trọng của
TTĐC. Các nhà nghiên cứu còn gọi chức năng này với một cái tên khác
là chức năng xã hội hóa của TTĐC. Qua các phương tiện thông tin đại
chúng, các cá nhân hiểu được đâu là giá trị cốt lõi và hành vi nào được
xã hội chấp nhận. Một mặt, các giá trị chuẩn của một xã hội được truyền
phát qua hệ thống TTĐC và hình thành nên các thể chế dựa trên các giá
trị này, Mặt khác, việc các chuẩn giá trị và hành vi của xã hội được
TTĐC lựa chọn để quảng bá sẽ tạo nên nền tảng củng cố những chuẩn
giá trị và hành vi ấy trong thực tiễn xã hội.

3. Chức năng giải trí: Trong lịch sử, khi các phương tiện TTĐC chưa
0phát triển, chức năng trình diễn và giải trí thường do giao tiếp liên cá
nhân đảm nhiệm (chẳng hạn như việc tồn tại các gánh hát rong, những
người làm nghề ảo thuật, người kể chuyện, các sân khấu lưu động,..)
Ngày nay, trình diễn đã trởn thành một ngành công nghiệp khổng lồ nhờ
mạng lưới TTĐC

4. Chức năng định hình nhận thức và niềm tin thông qua khuôn mẫu
hình ảnh: Các phương tiện TTĐC mà đặc biệt là truyền hình có khả
năng định hình mạnh mẽ đối với quá trình tạo ra khuôn mẫu, hình ảnh.
Đồng thời, nếu TTĐC có thể tạo ra khuôn mẫu thì nó cũng có năng lực
làm thay đổi những khuôn mẫu đã có trước đó.
Chương 2: Toàn cầu hóa với văn hóa đại chúng

1. Toàn cầu hóa

1.1. Khái niệm


- “Toàn cầu hóa” là một cụm từ được quan tâm rộng rãi trên thế giới, với bốn đặc
trưng nổi bật là “nhất thể hóa kinh tế”, “tự do hóa thương mại”, “thông dụng hóa
công nghệ” và “ biên giới hóa các sự vụ quốc tế” (Scholte, 2005)
- Toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng, miền, các cộng đồng người khác
nhau của thế giới từ trạng thái biệt lập tới chỗ hình thành một trạng thái mới về
chất trong sự tồn tại và phát triển, bằng sự liên kết gắn bó với nhau trong một thể
thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu. Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một
vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động
tới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy mô toàn thế giới.
- Trong lĩnh vực báo chí truyền thông, “tòan cầu hóa” vừa được coi là nguyên
nhân phát triển của truyền thông đại chúng đương đại, vừa là một trong những kết
quả của nó.

1.2. Tác động của toàn cầu hóa lên văn hóa

 Toàn cầu hóa và xu thế nhất thể hóa văn hóa

- Giao lưu văn hóa quốc tế có tác dụng làm phong phú bức tranh toàn cảnh
về văn hóa nhân loại.

- Trong mấy thập niên qua, xu hướng quốc tế hóa đời sống nhân loại về văn
hóa, đồng nhất hóa mọi phương diện của cuộc sống từ sinh hoạt, tiêu dùng
đến giải trí gia tăng mạnh mẽ. Dáng dấp của cuộc sống hiện đậi đang ngày
càng phổ biến và na ná giống nhau ở nhiều nơi trên thế giới (VD: kỷ niệm
ngày sinh nhật, ngày lễ Valentine, giáng sinh,... đang dần trở thành sinh
hoạt tinh thần của nhiều cộng đồng châu Á; ở sân bay hay trung tâm thành
phố, hình dáng kiến trúc, dịch vụ, quần áo, biển báo, âm nhạc, ẩm thực...
đều cùng một “phong cách quốc tế” hướng về tiêu dùng và giải trí)
- Dưới ảnh hưởng của công nghệ thông tin, ý thức hệ của Mỹ, lối sống Mỹ,
văn hóa Mỹ, phim ảnh Mỹ, đồ ăn thứuc uống Mỹ,... đang được truyền bá
rộng khắp thế giới đến nỗi một số người coi toàn cầu hóa là “Mỹ hóa toàn
cầu”, là sự đồng nhất hóa các hệ giá trị văn hóa với nguy cơ xuất hiện của
nền “văn hóa đồng phục” đang đe dọa, làm hạn chế khả năng sáng tạo, hạn
chế sự đa dạng và phong phú của các nền văn hóa khác trên thế giới.

- Thông qua toàn cầu hóa, lối sống thực dụng, vị kỷ, chủ nghĩa cá nhân,
“văn hóa phẩm” độc hại dễ dàng được du nhập, đặc biệt là thông qua các
phương tiện truyền thông. Do vậy, “nguy cơ tha hóa” các giá trị văn hóa
tinh thần của dân tộc vẫn đang tồn tại như một thách thức trong xu thế vận
động và phát triển của toàn cầu hóa kinh tế, của nền kinh tế toàn cầu.

 Toàn cầu hóa và sự đa dạng văn hóa

- Theo lý thuyết, toàn cầu hóa về cơ bản sẽ không dẫn đến nhất thể hóa, vì
dường như toàn cầu hóa càng phát triển thì ý thức về bản sắc văn hóa riêng
lại càng nổi lên mạnh mẽ.

- Toàn cầu hóa văn hóa không chỉ có Coca Cola, thức ăn nhanh
McDonald,... mà còn có bánh pizza Italia, xì gà La Habana của Cuba, quyền
Thái, thuật yoga Ấn Độ, karate và judo Nhật Bản, bóng đá Brasil,... Nhưng
người dân của bất cứ nước nào cũng có thể mặc quần bò Levi’s của Mỹ,
mặc áo phông Gucci của Italia, đi giày Adidas của Đức, vào nhà hàng Pháp,
uống rượy Johnnie Walker của Scotland và xem truyền hình trực tiếp giải
bóng đá ngoại hạng Anh,... Đó chính là mẫu người phổ biến của lớp trẻ
trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay.

- Xu hướng đa dạng hóa văn hóa không chỉ làm phong phú thêm kho tàng
văn hóa nhân loại, mà còn làm tăng khả năng lựa chọn để xây dựng các mô
hình kết hợp liên văn hóa, một tiền đề cho việc tạo lập văn hóa toàn cầu.

 Xu hướng lai ghép, hỗn dung văn hóa trong kỷ nguyên toàn cầu

- Quan điểm về lai ghép, hỗn dung văn hóa khắc phục được hai cách nhìn
vốn tách rời hai quá trình văn hóa nêu trên, như thuyết về nhất thể hóa hay
thuyết đa dạng văn hóa

- Hai xu thế này không song song tồn tại mà chúng thẩm thấu vào nhau, tạo
nên một quá trình riêng. Nói cách khác, cần nhìn toàn cầu hóa từ góc độ cấu
trúc, trong đó có hai thế giới tương tác: thế giới của các quốc gia dân tộc
với ngôn ngữ và văn hóa riêng, và thế giới toàn cầu với ngôn ngữ và văn
hóa của các tập đoàn toàn cầu và các tổ chức quốc tế. Một thế giới lấy quốc
gia dân tộc làm trung tâm với nhân vật hoạt động chính ở tầm quốc gia và
một thế giới nhiều trung tâm với các nhân vật chính đa dạng như các tập
đoàn, các tổ chức quốc tế, các nhóm chủng tộc,...

- Để diễn đạt gọn xu hướng này, các nhà nghiên cứu dùng đồng thời hai
khái niệm “địa phương hóa toàn cầu” (global localization) và “toàn cầu hóa
địa phương” (local globalization) và đưa ra một khái niệm mới là
“glocolization” (VD: Nhật Bản là quốc gia thành công trong công cuộc hòa
trộn, lai ghép văn hóa phương Đông – phương Tây)

2. Văn hóa truyền thông, văn hóa đại chúng Trung Quốc, Hàn
Quốc, Mỹ

Chương 3: Văn hóa đại chúng, văn hóa truyền


thông Việt Nam

1. Đặc điềm của văn hóa đại chúng Việt Nam

1.1. Tính kết nối của văn hóa đại chúng với văn hóa dân gian

- Ở Việt Nam, văn hóa đại chúng, một mặt, có tính hội nhập trên nhiều
phương diện với nhiều làn sóng văn hóa đại chúng quốc tế, mặt khác, có
tính kết nối sâu rộng với văn hóa dân gian. Trong văn hóa đại chúng hiện
đại có không ít yếu tố của văn hóa dân gian. (VD: nghệ thuật điêu khắc đình
làng, thậm chí một hình tượng cụ thể trong văn hóa dân gian, như con hổ,
tiếp tục được văn hóa đại chúng khai thác)

- Mỹ thuật VN ngày nay vẫn mang hơi thở của mỹ thuật truyền thống.
Những hình tượng nghệ thuật, những phương pháp tạo hình, những đề tài
diễn tả,... gần gũi với điêu khắc đình làng. (VD: Điệu múa cổ của Nguyễn
Tư Khiêm, múa vòng của Nguyễn Sáng, Đêm trung thu của Thành Chương,
Ngày hội của Huỳnh Khuynh, các thôn nữ của Lê Ngọc Hiếu,... đều thể
hiện sự tiếp biến của mỹ thuật dân gian với hội họa VN hiện đại)

- Hoặc trong ngôn ngữ, nghệ thuật đại chúng hiện đại, người ta vẫn dùng
đến hình ảnh con hổ trong nhiều tác phẩm văn chương, hội họa,... Ngày
nay, trong văn hóa đại chúng trên nhiều lĩnh vực như thể thao, kinh tế,
quảng cáo, hình tượng hổ đặc biệt được dùng để chỉ về tiềm lực hùng mạnh
cũng như sự trỗi dật của nền kinh tế ở các quốc gia đặc biệt là ở châu Á
(những con hổ kinh tế). Người ta cũng sử dụng hình tượng, biểu tượng, biểu
trưng, phù hiệu, nhãn hiệu có hình ảnh con hổ.

- Sự giao thoa giữa các nền văn hóa trong bối cảnh tòan cầu hóa, nhất là
thông qua văn hóa đại chúng, đã tạo điều kiện cho con hổ từ hình tượng văn
hóa dân gian, ngày nay trở thành hình ảnh con hổ trong văn hóa đại chúng
và được phổ biến rộng rãi trên thế giới (VD: Hình tượng con hổ trong văn
hóa đại chúng của VN và các dân tộc khác nhau trên thế giới hiện nay, tuy
đa dạng, nhưng có những điểm chung: là vừa sùng bái, ngưỡng mộ và cả sợ
hãi trước sức mạnh, sự hung hãn với vẻ đẹp bí ẩn của chúa sơn lâm, vừa có
phần trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu hơn. Ngày nay, từ một biểu tượng cho
sức mạnh thiêng liêng, huyền bí của rừng xanh, hổ đã trở thành biểu tượng
cho lời kêu gọi bảo vệ đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái)

- Ngoài hình tượng hổ, còn có thể kể về hình tượng đời sống làng (xã) như
cây đa, bến nước, sân đình,... và phong tục, tập quán,... trong văn hóa dân
gian cũng được văn hóa đại chúng hiện nay ở VN khai thác và phát huy.
Văn hóa dân gian hiện đại và văn hóa đại chúng ở VN sẽ thiếu, thậm chí
hầu như mất tính cảm thụ thẩm mỹ trong đông đảo nhân dân, nếu không có
hơi hướng dân gian, nhất là dân gian làng (xã)

- Nhưng việc “đại chúng hóa” các hình tượng, sản phẩm của văn hóa dân
gian không phải bao giờ cũng thành công. (VD: Theo đánh giá của một số
họa sĩ, tranh Đông Hồ hiện nay thường không có màu sắc thắm như tranh
cổ, các bản khắc mới có bản không được tinh tế như bản cổ, một số bản
khắc đã bị đục bỏ phần chữ Hán hoặc chữ Nôm bên cạnh phần hình của
tranh khiến tranh ít nhiều bị cụt què về mặt ý nghĩa)

1.2. Sự kết nối với văn hóa đại chúng thế giới
- Tại VN, việc trao đổi sản phẩm văn hóa nghệ thuật với nước ngoài được
thực hiện thông qua các Festival quốc tế; theo lời mời của các đối tác, các
nhà tài trợ; tham gia các cuộc thi âm nhạc quốc tế; những ngày văn hóa VN
tại các nước hay những ngày văn hóa nước ngoài tại VN. VN đã phối hợp
với nước ngoài để tạo ra các sản phẩm văn hóa nghệ thuật chung. Đặc biệt
việc khai thác một số loại hình nghệ thuật truyền thống dân tộc, như rối
nước, đã mang lại giá trị giao lưu văn hóa và kinh tế, trong quá trình toàn
cầu hóa.

- Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã từng bước diễn ra ngay tại địa bàn các
thành phố lớn. Quan hệ đối ngoại của Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng,
TP HCM, Cần Thơ, Đà Lạt trong những năm gần đây được đẩy mạnh theo
hướng đa dạng hoá, đa phương hóa.

- VN đã và sẽ có rất nhiều cách thức trao đổi, giao lưu văn hóa với khu vực
và quốc tế:
1. Tổ chức các tuần văn hóa
2. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa của một số nước, khu vực
và thế giới
3. Tổ chức các đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài
4. Tổ chức các hoạt động văn hóa – nghệ thuật nhân các sự kiện chính
trị và quan hệ ngoại giao vào những năm tròn, năm chẵn và liên
quan đến việc thúc đẩy quan hệ giữa VN với nước ngoài
5. Cho phép các cơ sở văn hóa nước ngoài hoạt động văn hóa nghệ
thuật
6. Tổ chức các cuộc hội thảo về văn hóa nghệ thuật quốc tế ở HN, TP
HCM
7. Tổ chức các tuần lễ phim nước ngoài tại HN và TP HCM
8. Tổ chức trưng bày, giới thiệu, triển lãm văn hóa nghệ thuật của HN,
TP HCM, Huế ở nước ngoài và của nước ngoài tại các thành phố
này.
9. Tổ chức các cuộc giao lưu sáng tạo giữa văn nghệ sĩ HN và thủ đô
một số nước
10. Tham dự các cuộc Festival quốc tế về văn hóa nghệ thuật
11. Mời các nghệ sĩ tiêu biểu của các nước sang giao lưu tại HN, TP
HCM
12. Hợp tác trao đổi, sản xuất và phổ biến các giá trị văn hóa nghệ thuật
13. Hợp tác làm phim, đặc biệt thông qua người Việt ở nước ngoài
 Các hình thức trao đổi, giao lưu văn hóa trên đây ở chừng mực nào đó là biểu
hiện và là kết quả của quá trình chủ động tham gia vào toàn cầu hóa, khu vực
hóa, trên lĩnh vực văn hóa. Thông qua đó, quá trình biến đổi của văn hóa đô
thị đã và sẽ diễn ra theo hướng giao lưu, hội nhập quốc tế. Việc chuyển từ
cách thức đô thị hóa chủ yếu dựa vào sức tác động của trung tâm hành chính,
buôn bán nhỏ sang dựa chủ yếu vào sức thúc đẩu của công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, là một sự biến đổi theo hướng hội nhập cách thức biến đổi của các
đô thị hiện đại.

1.3. Tính đan xen và lấn lướt của văn hóa đại chúng với
văn hóa dân gian và văn hóa hàn lâm

- Trong nền văn hóa hiện đại VN, đặc biệt tại đô thị, thường có 3 dạng thức văn
hóa tồn tại, phát triển bên cạnh nhau, chồng lấn nhau: văn hóa truyền thông, văn
hóa hàn lâm, văn hóa đại chúng.

- Sự phát triển một cách đa dạng các loại hình văn hóa dân gian, hàn lâm và đại
chúng thể hiện thuộc tính xã hội sâu rộng và nhiều cấp độ của văn hóa. Thuộc
tính này của văn hóa không đồng nghĩa với văn hóa đại chúng; nó thể hiện sự
“xanh tươi của cây đời” và các hình thức tiếp cận văn hóa của người dân ngày
càng sâu rộng, đa dạng hơn.

- Một mặt, hiện nay, sự lấn lướt của văn hóa đại chúng do công nghiệp văn hóa
theo cơ chế thị trường hội nhập quốc tế thúc đẩy. Và cũng do văn hóa hàn lâm
chưa đạt tầm chuyên nghiệp cao, có khả năng định hướng, định hình triết lý và
công nghệ phát triển văn hóa VN nói chung. Trong khi đó, văn hóa dân gian cổ
truyền và hiện đại được phục hồi, chấn hưng và phát triển một cách xô bồ.

- Mặt khác, sự lấn lướt của văn hóa đại chúng, cơ bản do nhu cầu của phần lớn
người dân đang hướng đến một niềm vui sống thường nhật và đơn giản, nhằm
cân bằng đời sống tinh thần đang bị các quan hệ cạnh tranh, lợi nhuận của kinh
tế thị trường làm lu mờ truyền thống đoàn kết, tương trợ với đời sống vật chất
được tăng trưởng một cách xô bồ. Do vậy, sự lấn lướt của nó là một thực tế dễ
hiểu trong điều kiện bươn trải kinh tế thị trường. Văn hóa đại chúng tập trung
vào những hình thức giải trí thường nhật mang tính cá nhân nhằm tạo ra ảo giác
tiêu dùng, và vào “lối sống sành điệu” của “mẫu người tiêu dùng” thụ động. Các
giai tầng xã hội đều là khách hàng của nó.
 Sự tương tác của ba dạng văn hóa dân gian, hàn lâm và đại chúng với sự lấn lướt
của văn hóa đại chúng trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế làm
cho đời sống văn hóa VN diễn biến năng động nhưng cũng xô bồ, phức tạp.

2. Vai trò của văn hóa đại chúng ở Việt Nam

2.1. Văn hóa đại chúng thúc đẩy sự phát triển đa dạng của các loại hình
văn hóa nghệ thuật có tính đại chúng
- Hiện nay, các loại hình văn hóa vui chơi, giải trí được phát triển khá
phong phú tại VN, như: điện ảnh, ca nhạc tạp kỹ, công viên văn hóa, bảo
tàng, thư viện, khu vui chơi giải trí, các loại hình thể thao, câu lạc bộ, quán
bar, casino,... nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu thư giãn, rèn luyện thể chất,
bồi dưỡng tình cảm, tinh thần, thậm chí cả những nhu cầu mà nhiều người
chưa kịp nghĩ ra. Sự bươn trải thị trường hay lao động trước màn hình máy
vi tính,... đều có nhu cầu cao và thường xuyên về thư giãn, giải trí tập thể và
cá nhân. Cơ chế thị trường hôị nhập quốc tế, có năng lực cao trong việc đáp
ứng và “nghĩ hộ” con người những hình thức vui chơi, giải trí tiện ích và có
chất lượng cao.
- Tại VN đã phát triển các hình thức sáng tạo, thưởng thức văn hóa theo
hướng hiện đại đồng thời phục hồi, chấn hưng, phát triển nhiều loại hình
văn hóa truyền thống
 Tất cả sự phát triển đa dạng của các loại hình văn hóa nghệ thuật có tính đại
chúng đều làm cho sự đa dạng văn hóa có nhiều màu sắc và cung bậc hơn, kể cả
trong loại hình văn hóa bác học, dân gian.

2.2. Văn hóa đại chúng thúc đẩy quá trình văn hóa hóa và xã hội hóa văn
hóa
- Văn hóa đại chúng là một cách thức thúc đẩy quá trình văn hóa hóa xã hội,
tuy xô bồ nhưng mạnh mẽ, nhằ, góp phần làm cho văn hóa thấm sâu vào
đời sống xã hội. Đúng hơn, nó là cách thức xã hội hóa văn hóa của văn hóa
nói chung, từ sản xuất, kinh doanh đến tiêu dùng các sản phẩm văn hóa
nghệ thuật theo hướng dân chủ hóa, phổ cập hóa, bình dân hóa các giá trị
văn hóa. (VD: Quá trình xã hội hóa văn hóa, thực tế VN trong những năm
qua cho thấy, đã thúc đẩy ngày càng nhiều người, nhất là những nhóm xã
hội khá giả và giàu, quan tâm đến văn hóa, chi tiêu nhiều cho văn hoá, và
hơn thế còn tự mình tổ chức các hoạt động văn hóa)
- Văn hóa đại chúng thúc đẩy giao lưu văn hóa trong và ngòai nước. Nhờ
đó, nó thẩm thấu vào đời sống xã hội, thường theo “đường trung bình” của
các giá trị văn hóa – xã hội
- Văn hóa đại chúng cũng tham gia vào quá trình “gieo trồng tinh thần” –
Cutus Animi, tức là sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người; và góp phần
thúc đẩy sự phát triển năng động với cả biến động xã hội. Trong lịch sử văn
hóa một số nước, có khi văn chương đại chúng, vốn bị coi là văn chương
thấp kém, không có giá trị gì nhiều lại nắm vai trò chủ đạo.
 Những đóng góp trên rõ ràng có ý nghĩa tích cực trong quá trình “gieo trồng tinh
thần”, nhất là nhu cầu vui sống, nhất là vui chơi, giải trí cho đám đông. Ở mức độ
đáng kể nó có chức năng giúp con người sống vui, sống khỏe, ít ra cũng có thể an
ủi, làm dịu bớt sự căng thẳng về tâm lý trong các mối quan hệ cạnh tranh và lợi
nhuận. Nhờ đó có thể đóng góp vào việc tăng cường cảm giác (và cả ý thức) hòa
nhập, hòa đồng và an sinh trong bươn trải thị trường.

2.3. Văn hóa đại chúng thúc đẩy sự kết nối kinh tế với văn hóa và văn
hóa với kinh tế
- Văn hóa đại chúng có thuộc tính thương mại sâu sắc. Nó thể hiện sống
động sự thâm nhập của quan hệ hàng – tiền vào đời sống văn hóa. Sự phát
triển của văn hóa đại chúng chứng tỏ sự kết nối văn hóa với công nghiệp và
thương mại. Ở đây có lẽ tác nhân đầu tiên là quan hệ thương mại; còn công
nghiệp là bệ đỡ và là cách thức kết nối một cách hiệu quả văn hóa với
thương mại. Văn hóa đại chúng phát triển được nhờ công nghiệp văn hóa và
thị trường văn hóa; và thông qua nó công nghiệp văn hóa và thị trường văn
hóa mới phát triển.
- Hiện nay, tại VN, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội
nhập quốc tế đã thúc đẩy các công ty sản xuất – kinh doanh và các trung
tâm văn hóa tổng hợp đa chức năng, đặc biệt tại TP HCM, HN trở thành
những thiết chế điển hình của ngành công nghiệp văn hóa. Ngoài ra còn các
hình thức tổ chức hỗn hợp giữa thương mại và văn hóa phi lợi nhuận, có khi
giữa tập đoàn kinh tế với một cơ quan văn hóa – nghệ thuật; và có khi ngay
trong một tổ chức văn hóa hay truyền thông

2.4. Văn hóa đại chúng góp phần đẩy mạnh hội nhập quốc tế
- Trong quá trình hội
nhập quốc tế, việc trao đổi sản phẩm văn hóa nghệ thuật với nước ngoài
được đẩy mạnh. (1.2.)
- Các dòng người du lịch vào VN và ra thế giới, góp phần làm cho văn hóa
đại chúng VN phát triển và hội nhập vào thế giới. Nhu cầu du lịch hiện nay
phong phú (tham quan các danh lam thắng cảnh thiên nhiên và lịch sử văn
hóa, các viện bảo tàng -> hình thức vận động thể thao, giải trí, học tập và
chữa bệnh, kể cả du lịch kết hợp với công việc) Việc đáp ứng các nhu cầu
đa dạng đó đòi hỏi sự phát triển các hình thức văn hóa đại chúng một cách
tương ứng.
KẾT LUẬN CHUNG: Trong quá trình hội nhập quốc tế, cùng với việc xuất hiện những
loại hình văn hóa mang tính toàn cầu thì việc bảo tồn, phát triển và phát huy nhiều loại
hình văn hóa dân tộc là một phương châm rất quan trọng, có tầm ảnh hưởng sống còn đến
tương lai phát triển của văn hóa VN nói chung, trong đó có văn hóa đại chúng.

3. Sự phát triển của văn hóa truyền thông VN hiện nay

4. Văn hóa ứng xử trên môi trường số

You might also like