Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chính sách biện pháp, kết luận lạm phát 2022

1. Các chính sách biện pháp kiểm soát lạm phát năm 2022
Trước tình hình lạm phát có xu hướng tăng cao, công tác kiểm soát lạm phát năm
2022 đã luôn được chú trọng và phát huy hiệu quả tích cực, đặc biệt là kiểm soát lạm
phát thông qua chính sách tài khóa vừa giúp ổn định thị trường giá cả, kiềm chế đà
tăng giá nhiều mặt hàng thiết yếu, vừa tạo không gian để chính sách tiền tệ có thêm
dư địa đối phó với các cú sốc bên ngoài và duy trì mức ổn định tương đối của thị
trường ngoại hối.
Trong bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm bao phủ bởi nguy cơ suy thoái, lạm phát
đình đốn, kinh tế Việt Nam nổi lên như một điểm sáng. Lạm phát được kiểm soát
dưới mức mục tiêu khi CPI bình quân 11 tháng đầu năm 2022 tăng 3,02% so với cùng
kỳ năm trước nhờ các giải pháp. Cụ thể như sau:
- Về chính sách tài khóa:
Tập trung chủ yếu vào 03 nhóm giải pháp gồm:
(i) Các giải pháp hỗ trợ thuế, phí nhằm tháo gỡ khó khăn, giảm bớt gánh nặng chi phí
cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó đã giảm thuế suất thuế VAT từ 10%
xuống 8% đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% theo
Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định chính sách
miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15; gia hạn thời hạn nộp thuế VAT,
thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất trong năm 2022 theo Nghị định số
34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp VAT, thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022; giảm 50%
lệ phí trước bạ đối với xe ô tô, rơ - moóc hoặc sơ - mi rơ - moóc được kéo bởi ô tô và
các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Nghị định số
103/2021/NĐ-CP ngày 26/11/2021 của Chính phủ.
(ii) Nhóm giải pháp đối với giá xăng dầu: Việc kịp thời, chủ động ban hành các giải
pháp về giảm thuế đã góp phần làm giảm áp lực lên mặt bằng giá xăng dầu trong nước
như Nghị quyết số 13/2021/UBTVQH15, Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15, Nghị
quyết số 20/2022/UBTVQH15 áp dụng đối với giảm thuế bảo vệ môi trường; Nghị
định số 51/2022/NĐ-CP thực hiện giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với xăng
động cơ không pha chì từ 20% xuống còn 10% nhằm góp phần đa dạng hóa nguồn
cung nhập khẩu; điều chỉnh giảm thuế suất thuế xuất nhập khẩu đổi với nhiều nhóm
mặt hàng theo Nghị định số 101/2021/NĐ-CP ngày 15/11/2021 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP này 01/9/2016 của Chính phủ
và Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu
ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP.
(iii) Nhóm giải pháp đối với một số mặt hàng do Nhà nước quản lí: (1) Đối với giá
giáo dục, đào tạo: Trên cơ sở đánh giá áp lực đến chỉ số giá tiêu dùng khi thực hiện lộ
trình điều chỉnh học phí theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính
phủ quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ
trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP
ngày 20/12/2022 về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 -
2023, yêu cầu giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 như năm học 2021 -
2022 để đảm bảo phù hợp với điều kiện đất nước vừa trải qua 2 năm dịch bệnh, tình
hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; (2) Đối với giá sách giáo khoa: Thực hiện rà
soát, triển khai các biện pháp tiết kiệm chi phí; kê khai giá sách giáo khoa lớp 3, lớp 7
và lớp 10 mới.
- Về chính sách tiền tệ:
Thời gian qua, chính sách tiền tệ trong nước phải đối mặt với khá nhiều sức ép, nổi
bật là hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn sau dịch Covid-19, khó khăn trong thị
trường chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, xung đột Nga - Ukraine
ảnh hưởng đến sự luân chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu trên thế giới, chính sách tiền
tệ thắt chặt và xu hướng tăng lãi suất trên thế giới khiến giá USD tăng cao gây khó
khăn, tác động trực tiếp đến ngành Ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế Việt Nam
nói chung. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ đã góp phần tích cực kiểm soát lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô, thích ứng kịp thời với diễn biến thị trường trong và ngoài nước;
đồng thời, thể hiện khả năng chống chịu tương đối tốt của nước ta trước các biến động
của kinh tế toàn cầu, thông qua một số biện pháp như:
(i) Về tín dụng: Thực hiện cấp hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại
(NHTM) để kiểm soát lượng cung tiền vào nền kinh tế, định hướng tín dụng vào sản
xuất, kinh doanh, các lĩnh vực/dự án trọng điểm, ưu tiên của Chính phủ; hạn chế tín
dụng vào các lĩnh vực rủi ro, kém hiệu quả;
(ii) Điều hành lãi suất, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong 8 tháng đầu
năm 2022, lãi suất điều hành được giữ ổn định trong bối cảnh lãi suất thế giới tăng
nhanh và áp lực lạm phát trong nước gia tăng, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng
(TCTD) tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp; từ tháng 9/2022, khi Cục Dự
trữ liên bang Mỹ (Fed) liên tục điều chỉnh nhanh, mạnh lãi suất khiến USD lên giá
mạnh, lãi suất điều hành trong nước đã được điều chỉnh tăng 02 lần với tổng mức tăng
2%/năm và lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND kì hạn dưới 6 tháng tại TCTD với tổng
mức tăng 0,8 - 2%/năm (vào các ngày 23/9 và 25/10/2022), theo đó các NHTM đã kịp
thời tăng lãi suất huy động để hút tiền vào ngân hàng, góp phần kiểm soát lạm phát có
dấu hiệu gia tăng;
(iii) Tỉ giá được điều hành chủ động, linh hoạt để thích ứng trước diễn biến khó lường
và áp lực lớn của thị trường quốc tế, biên độ tỉ giá đã kịp thời điều chỉnh từ ± 2% lên
± 5%, đồng thời duy trì ổn định giá trị đồng nội tệ, vừa tạo niềm tin kinh doanh, tiêu
dùng, vừa góp phần đảm bảo ổn định thị trường giá cả hàng hóa trong nước.
- Về chính sách quản lí giá:
Bên cạnh sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính
sách quản lí giá cũng được chú trọng triển khai trong công tác điều hành giá một số
mặt hàng quan trọng, thiết yếu, giá các mặt hàng thuộc quản lí của Nhà nước nhằm ổn
định thị trường giá cả, hạn chế các tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội và
tạo dư địa cho việc kiểm soát lạm phát năm 2022 - 2023.
Công tác quản lí giá được điều hành thận trọng, bám sát diễn biến giá cả thị trường,
thường xuyên đánh giá, dự báo cụ thể để có biện pháp quản lí, điều hành và bình ổn
giá cả phù hợp; đồng thời với đó là tăng cường công tác phòng, chống buôn lậu, gian
lận thương mại. Kiểm soát chặt chẽ việc kê khai giá; chủ động sử dụng nguồn dự trữ
quốc gia để ứng phó kịp thời với các tình huống. Đối với mặt hàng xăng dầu, đã sử
dụng linh hoạt Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) để bình ổn thị trường tại các kì điều
hành khi giá thế giới tăng cao, góp phần kiềm chế mức tăng giá xăng dầu trong nước.
Đối với giá các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ Nhà nước định
giá, cơ bản được giữ ổn định như giá điện, giá dịch vụ khám chữa bệnh… qua đó đã
góp phần ổn định mặt bằng giá và giảm bớt sức ép lên lạm phát trong bổi cảnh lạm
phát toàn cầu tăng cao.
2. Kết luận

Năm 2021, lạm phát tại Việt Nam đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 10 năm
qua, với mức tăng trưởng khoảng 3,34%. Nguyên nhân chính của sự tăng giá này là
do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khi nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh trong khi
nguồn cung không đủ đáp ứng. Ngoài ra, giá nhiên liệu và giá thực phẩm cũng tăng
cao, góp phần làm tăng tỷ lệ lạm phát. Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm
kiểm soát lạm phát, bao gồm tăng cường giám sát giá cả, tăng cường sản xuất và
cung ứng hàng hóa, và tăng cường quản lý tài chính. Tuy nhiên, việc kiểm soát lạm
phát vẫn đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong năm 2021 và các năm
tiếp theo.

You might also like