THUYÉT MINH ĐỒ ÁN HB

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

Đồ án KTTC 1 GVHD: TS.

Trương Đình Nhật

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH


I.TÊN CÔNG TRÌNH, ĐỊA ĐIỂM, VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.1 Tên công trình
Chung cư An Phú Giang
1.1.2 Địa điểm xây dựng
Chung cư 12 tầng An Phú Giang là một dự án chung cư tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí
Minh. Dự án này được phát triển bởi Công ty Cổ phần An Phú và đã được bàn giao hoàn
thiện cơ bản.
1.1.3 Vị trí xây dựng
Khu chung cư được bố trí tiếp cận trục đường cao tốc, cách ly với đường cao tốc 100m. Bên
cạnh đó, chung cư cũng nằm vị trí trong phạm vi như những khu vực công viên cây xanh,
khu thương mại – dịch vụ và các công trình công cộng gồm: khu thương mại, dịch vụ, y tế,
văn hóa, thể thao và các khu vực dịch vụ giải trí được bố trí xen giữa các phân khu chức
năng để tạo sự thông thoáng và mỹ quan đô thị.

II. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TRÌNH


2.1. Phương án kiến trúc
- Công trình Chung cư An Phú Giang, Q2,TP.HCM quy mô 12 tầng, trong đồ cố 01 tầng
hầm giữ xe bền dưới công trình.
- Diện tích xây dựng 1226 m2
- Hướng gió chủ đạo là hướng Tây Nam
- Chiều cao công trình 58,4m
2.2.Giải pháp kết cấu chính
- Công trình thuộc dạng kết cấu khung và vách bê tông cốt thép chịu lực
- Kich thước dầm chính: 500x250mm
- Kích thước cột chính: 600x600mm
- Diện tích mặt bằng 720 m2
2.3.Giải pháp móng công trình
- Móng công trình: Móng cọc
- Cọc bê tông cốt thép Mác 300, tiết diện 300x300

Nhóm SVTH: Nhóm 12 1


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

- Tổng cộng công trình có 198 cọc, chiều dài cọc 24m, được chia thành 3 đoạn cọc, mỗi
đoạn 8m.
-
III.ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH.
Tại thời điểm khảo sát, mực nước ngầm không xuất hiện trong hố khoan. Địa chất công trình
được khoan thăm dò và khảo sát như sau:

- Lớp 1: Đất san lấp.


Nằm trong khoảng độ sâu ( -1.35 đến -2.05)m
- Lớp 2: Sét xám trắng, nâu trạng thái dẻo mềm.
Nằm trong khoảng độ sâu (-2.05 đến -8.20)m
- Lớp 3: Sét xám trắng, trạng thái dẻo mềm.
Nằm trong khoảng độ sâu ( -8.20 đến -10.75)m
- Lớp 4 Sét xám trắng, trạng thái dẻo cứng.
Nằm trong khoảng độ sâu ( -10.75 đến -13.45)m
- Lớp 5: Cát pha nâu loang vàng, trạng thái dẻo.
Nằm trong khoảng độ sâu (-13.45 đến -26.10)m
Nhóm SVTH: Nhóm 12 2
Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

- Lớp 6: Cát trung lẫn sạn, sỏi, trạng thái chặt vừa.
Nằm trong khoảng độ sâu từ -26.10 m trở xuống

IV.ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI KHU VỰC XÂY DỰNG


4.1.Điều kiện xã hội
- Dựng láng trại cho ban chỉ huy công trình, nhà bảo vệ và các kho bãi chứa vật liệu.
- Nguồn nhân công chủ yếu là người ở nội thành và các vùng ngoại thành xung quanh
sáng đi chiều về. Do đó, lán trai chỉ để nghỉ trưa, bố trí căn tin, khu nghỉ trưa để phục vụ
nhân công.
- Vị trí xây dựng công trình nằm trong trung tâm thành phố đông dân cư. Do đó, diện tích
mặt bằng dành cho thi công rất hạn chế.Vì vậy, việc thiết kế bố trí vị trí kho bãi phải hợp
lý với từng thời điểm thi công.
- Diện tích kho bãi chứa vật liệu được cân đối theo số lượng vật tư cần cung cấp, vừa đảm
bảo cho tiến độ thi công ,vừa đảm bảo tránh việc tồn đọng vật tư.

4.2. Hạ tầng khu vực xây dựng


- Nguồn nước thi công
Công trình nằm ở trung tâm Quận 2, địa diểm này đã có các mang đường ống cấp nước
đi ngang qua công trình đáp ứng đủ nước sử dụng cho công trình thi công. Để dự
phòng cho trường hợp cúp nước đột xuất. Ta tiến hành khoan thêm một giếng nước
đường kính khoảng 0.5m để lấy nước.
- Nguồn điện thi công
Trong quá trình thi công công trình, nguồn điện cung cấp cho quá trình thi công là sử
dụng mạng điện thành phố. Ngoài ra, để đảm bảo cho nguồn điện luôn có tại công
trường thì ta dự trù bố trí một máy phát điện trong trường hợp điện thành phố cúp đột
xuất. Đường dây điện gồm: + Dây chiếu sáng và phục vụ sinh hoạt
+ Dây chày máy và phục vụ thi công

* Lưu ý :
 Nếu đặt trên cao phải chú ý đến chiều cao không gian cản trở xe và có treo
bảng báo độ cao. Nếu đặt ngầm dưới đất phải bao bọc hoặc che chắn đúng qui
định về an toàn điện.
 Đèn pha được bố trí tập trung tại các vị trí phục vụ thi công, xe máy, bảo vệ
ngăn ngừa tai nạn lao động.
 Đặt biển báo về an toàn điện tại những nơi nguy hiểm dễ xảy ra tai nạn.

V. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN LIÊN QUAN KHÁC


5.1.Khả năng cung ứng máy móc, vật tư
- Công trình đang thi công tại thành phố HCM là trung tâm thương mại và dịch vụ lớn của
nước ta, có nhiều khu công nghiệp và xí nghiệp đủ cung ứng vật tư và các thiết bị máy
móc thi công cho công trình và được vận chuyển đến công trình.
- Nhà máy xi măng Hà Tiên, bãi cát đá, nhà máy gạch Thủ Đức và những nhà máy bê tông
tươi ở gần thuận tiện cho công tác vận chuyển và đồ bê tông.

Nhóm SVTH: Nhóm 12 3


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

- Sử dụng coffa phủ phim.


- Vật tư được vận chuyển đến công trình theo yêu cầu thi công và được chứa trong các
kho bãi tạm để dự trữ.
5.2.Năng lực đơn vị thi công
Do vị trí công trình nằm trong nội thành thành phố nên việc thi công có nhiều thuận lợi
nhưng cũng gặp nhiều khó khăn:
- Thuân lợi:
 Tại địa điểm thi công công trình là gần trung tâm quận 2 nên nguồn điện,
nước, đường giao thông và cơ sở hạ tầng đều rất hoàn chỉnh.
 Từ công trình đến các chỗ cung ứng vật tư cơ sở hạ tầng rất hoàn hảo nên việc
cung cấp vật tư và thiết bị, máy thi công dễ dàng.
 Điện được cung cấp từ nguồn điện của thành phố.
 Nước được cung cấp từ nguồn nước thành phố.
 Nhân công được thuê tại địa phương.
 Máy móc thiết bị thuê ở các đơn vị thi công chuyên ngành tại địa phương.
- Khó khăn:
 Mặt bằng thi công chật hẹp, nên việc bố trí kho bãi, láng trại và các bộ phận
gia công hết sức là tiết kiệm diện tích. Từ đó, việc dự trữ vật tư, đưa phương
tiện thi công vào công trình phải được tính toán một cách rất chặt chẽ.
 Ba mặt của công trình tiếp giáp với các công trình hiện hữu nên có nhiều khó
khăn về mặt kỹ thuật khi thi công khu vực tiếp giáp, nhất là khi thi công phần
móng công trình.
- Phương hướng, biện pháp thi công:
 Khối lượng thi công công trình rất lớn. Vậy nên kết hợp thi công thủ công và
thi công cơ giới là hợp lý nhất.
 Phương hướng thi công từng công đoạn công trình theo trình tự hợp lý nhằm
bảo đảm tiến độ hoàn thành công trình sớm nhất.

VI.CÁC CÔNG TÁC CHUẨN BỊ


6.1Nghiên cứu hồ sơ thiết kế và các điều kiện liên quan
- Nghiên cứu hồ sơ: Hồ sơ thiết kế được phê duyệt, điều kiện địa chất, thủy văn, điều
kiện tự nhiên xã hội, địa hình.
- Nghiên cứu điều kiện thực tế hiện trường.
- Lập và phê duyệt biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công công trình.
- Chuẩn bị hồ sơ bản vẽ: Hồ sơ thiết kế được phê duyệt, giấy phép xây dựng, điều kiện
khởi công, bản vẽ kỹ thuật và biện pháp thi công được duyệt.

6.2Công tác chuẩn bị mặt bằng


- Nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu quy hoạch, kiến trúc, kết cấu và các tài liệu khác của
công trình, tài liệu thi công và tài liệu thiết kế công trình công cộng lân cận.
- Kiểm tra chỉ giới xây dựng.
- Nhận bàn giao mặt bằng xây dựng.
Nhóm SVTH: Nhóm 12 4
Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

- Giải phóng mặt bằng, phát quang thu dọn, san lấp các hố rãnh.
- Di chuyển mồ mả trên mặt bằng nếu có.
- Phá vỡ công trình cũ nếu có trong hồ sơ thiết kế dự toán được duyệt.
- Chặt cây cối vướng vào công trình, đào bỏ rễ cây, xử lý thảm thực vật, dọn sạch
chướng ngại vật, tạo điều kiện thuận lợi cho thi công.
- Đối với các công trình hạ tầng nằm trên mặt bằng xây dựng như: Điện nước các công
trình ngầm khác phải di chuyển đúng theo quy định của các cấp có thẩm quyền được
duyệt.
- Dựng hàng rào che chắn, bảo vệ.

6.3Định vị công trình


Các căn cứ để lựa chọn phương pháp định vị, giác móng công trình
- Căn cứ vào mặt bằng khu đất xây dựng.
- Căn cứ vị trí xây dựng công trình và điều kiện liên quan xung quanh.
- Căn cứ trình tự thi công công trình.
- Căn cứ vào hệ mốc chuẩn, cốt chuẩn quốc gia.
Trình tự định vị như sau:
- Dẫn mốc trắc đạc vào công trình để phục vụ cho công tác định vị truc, chuẩn bị thi
công. Vị trí mốc chuẩn được bố trí trên tổng mặt bằng bên đưới. Mốc chuẩn được bố
trí ở 3 góc của công trình, cách vách trong rào 1m.
- Tiến hành lập hệ lưới khống chế, định vị các trục của công trình.
- Tiến hành lập hệ thống tường rào bao che bằng tole hoặc bằng lưới B40 cao 3m mặt
trước công trình, các mặt còn lại không cần lập rào vì các mặt này tiếp giáp với các
công trình hiện hữu cao hơn 10m.

6.4Gửi mốc và bảo vệ trong quá trình thi công

- Sau khi định vị được công trình theo thiết kế, dùng máy và thước thép xác định các
trục của công trình sau đó dùng cọc sắt hoặc cọc bê tông cốt thép chôn sâu xuống đất
- Các mốc này nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của công trình, đặt cách công trình từ 5m
đến 10m, nó được sử dụng để theo dõi, kiểm tra trong suốt quá trình thi công công
trình.
- Sau khi định vị và giác móng công trình phải lập biên bản có sự xác nhận của 4 bên:
chủ đầu tư, cơ quan thiết kế, cán bộ trắc đạc và đơn vị thi công công trình
- Các mốc này phải được bảo vệ tốt trong quá trình thi công

6.5Chuẩn bị các công trình tạm trên công trường


- Tiến hành làm các trạm phục vụ cho việc ăn ở, sinh hoạt cho công nhân trên công
trường.
Nhóm SVTH: Nhóm 12 5
Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

- Khảo sát kỹ mặt bằng thi công


- Giao thông: Tận dụng các tuyến đường có sẵn trong khu đô thị hoặc làm thêm nếu
cần phục vụ công tác vận chuyển vật liệu thiết bị giao thông nội bộ và công trình bên
ngoài.
- Nguồn điện và nguồn nước được lấy từ thành phố.
- Bố trí các rãnh thoát nước tại mặt bằng công trình.
- Bố trí các bãi vật liệu lộ thiên, các kho vật liệu phù hợp với tổng mặt bằng thi công
công trình
- Kiểm tra nguồn nguyên liệu, vật tư thi công theo từng giai đoạn.
- Xem xét khả năng gây ảnh hưởng đến khu vự và công trình lân cận, đưa ra biện pháp
xử lý thích hợp.

6.6Chuẩn bị máy móc và nhân lực phục vụ thi công


6.6.1 Máy móc thiết bị
Các loại máy móc, phương tiện phục vụ thi công chủ yếu sau:
- Công tác trắc đạc:
+ Máy kinh vì: định vị tim, cốt công trình.
+ Máy thủy bình: đo độ chênh cao.
- Công tác phần ngầm
+ Dàn máy khoan.
- Cần trục tư hành bánh xích
- Máy đào gầu nghịch
- Công tác bê tông:
+ Máy trộn: Trộn vữa tô trát hoặc trộn bê tông khối lượng nhỏ.
+ Với bêtông khối lớn, chọn phương án sử dụng bêtông thương phẩm.
+ Các loại đầm mặt, đầm dùi.
- Công tác cốt thép:
+ Máy duỗi cốt thép: dùng duỗi cốt thép 06, 08
- Máy cắt, máy uốn cốt thép.
- Công tác cốppha, cây chống: Sử dụng coffa phủ phim tiêu chuẩn kết hợp với
cốppha gỗ, cây chống sắt tiêu chuẩn kết hơp với cây chống gỗ
- Ngoài ra, cần trang bị thêm máy vận thằng, cần trục tháp khi tiến hành xây
dựng phần công trình trên cao. Trang bị thêm máy phát điện dự phòng để
không ảnh hưởng tới tiến trình thi công công trình.

6.6.2 Nhân lực


- Lựa chon, tuyển nguồn nhân công trên địa bàn thành phố đáp ứng cácyêu cầu
về trình độ văn hóa, kỹ thuật do BCH công trình đưa ra.
- Nguồn nhân công được phân làm các tổ đội chính như sau: đào đất, lắp coffa,
lắp cốt thép, xây tô, sơn, áp lát, lắp ráp cửa và các mục hoàn thiện khác.

Nhóm SVTH: Nhóm 12 6


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

PHẦN 2 :THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT


CHƯƠNG I :THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC
ÉP
I. SỐ LIỆU THIẾT KẾ THI CÔNG CỌC ÉP
1. Thông số cọc
- Cọc sử dụng là cọc bê tông cốt thép đúc sẵn tiết diện 300×300 mm.
- Tổng chiều dài ép hết đoạn cọc BTCT là 24m, được chia thành 1 đoạn C1 = 8 m, đoạn
C2 = 8m và đoạn C3 = 8m
- Công tác sản xuất cọc bê tông phải đáp ứng các yêu cầu thiết kế và phải tuân theo các
quy định hiện hành của nhà nước.
- Mặt ngoài của cọc phải phẳng nhẵn, những chỗ không đều đặn và lõm trên bề mặt không
được vượt quá 5 mm, những chỗ lồi trên bề mặt không vượt quá 8 mm.
- Nghiệm thu các cọc, ngoài việc trực tiếp xem xét cọc còn phải xét lý lịch sản phẩm.
Trong lý lịch phải ghi rõ: Ngày sản xuất, tài liệu thiết kế và cường độ bê tông của sản phẩm.
- Trên sản phẩm phải ghi rõ ngày tháng sản xuất và mác sản phẩm bằng sơn đỏ ở chỗ dễ
nhìn thấy nhất.
- Khi sắp xếp cọc trong kho bãi hoặc lên các thiết bị vận chuyển phải đặt lên các tấm kê cố
định cách đầu cọc và mũi cọc 0,2 lần chiều dài cọc.
- Cọc để ở bãi có thể sắp xếp chồng lên nhau, nhưng chiều cao chồng không quá 2/3 chiều
rộng và không được quá 2 m. Xếp chồng lên nhau phải chú ý để có ghi mác bê tông ra ngoài.
- Trong quá trình chế tạo cọc sẽ có những chỗ sai số về kích thước, việc sai số này phải
nằm trong sai số cho phép.
2. Mặt bằng bố trí cọc
2.1. Chuẩn bị cọc
- Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1-2 ngày (cọc được mua từ các nhà máy sản xuất cọc)
- Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vận chuyển cọc phải bằng phẳng,
không bị gồ ghề lồi lõm…
- Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh.
- Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1-2% số lượng cọc.
- Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh.
2.2. Vận chuyển lắp ráp thiết bị ép
- Vận chuyển và lắp ráp thiết bị vào vị trí ép. Việc lắp dựng máy được tiến hành từ dưới
chân đế lên, đầu tiên đặt dàn sắt – xi vào vị trí, sau đó lắp dàn máy, bệ máy, đối trọng và
trạm bơm thuỷ lực.
- Khi lắp dựng khung ta dùng kinh vĩ để căn chỉnh cho các trục của khung.
- Máy, kích thuỷ lực, cọc nằm trong 1 mặt phẳng, mặt phẳng này vuông góc với mặt
phẳng chuẩn của đài cọc. Độ nghiêng cho phép ≤ 5%, sau cùng là lắp hệ thống bơm dầu vào
máy.
- Kiểm tra liên kết cố định máy xong tiến hành chạy thử để kiểm tra tính ổn định của thiết
bị ép cọc. Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí trước khi ép cọc.
2.3. Tính số lượng cọc
- Dựa vào giá trị lực dọc tại chân các cột còn lại sinh viên sơ bộ số lượng cọc cho toàn bộ
móng của công trình như sau:
Nhóm SVTH: Nhóm 12 7
Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

(Tổng số lượng cọc là 186 cọc)

Hình 1.1: Mặt bằng bố trí cọc ép

- Số lượng cọc cần ép cho toàn bộ công trình:


+ Móng 1: 14 (móng) × 9 (cọc)= 126 (cọc)
+ Móng 2: 6 (móng) × 12 (cọc) = 72 (cọc)
- Số cọc cần ép là: 198 cọc
- Cọc tiết diện 300 ×300 mm
- Chiều dài cọc: 8 m
- Độ mảnh của cọc ép:

Nhóm SVTH: Nhóm 12 8


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật
l 8
λ= =
b 0 ,3
=26,67 <120

=> Thỏa điều kiện độ mảnh của cọc

3. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công
TCVN 4453-1995
và nghiệm thu
TCVN 2682-1999 Xi măng Porland – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 4787-89 Xi măng – Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
TCVN 1770-1986 Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật
TCVN 1771-1987 Đá dăm sỏi, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng – Yêu cầu chung
TCVN 4506-1987 Yêu cầu kỹ thuật nước cho bê tông và vữa
TCVN 1651-1985 Thép cốt bê tông cán nóng
TCXD 371-2006 Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng
TCXD 4055-1985 Tổ chức thi công
TCXD 9394-2012 Đóng và ép cọc – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
TCXD 309-2004 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung
TCVN 9393-2012 Cọc – Phương pháp thí nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh

4. Tính toán các thông số thi công cọc ép


- Cọc có tiết diện 300 × 300 mm
- Sức chịu tải thiết kế của cọc: Rctk  625, 4 kN
- Lực ép nhỏ nhất Pepmin là lực ép do thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên
cọc. Thông thường, trong thực tế thường lấy:
Pepmin = (1,5÷2)Pctk = (1,5÷2)×625,4 = 923,1÷1230,8 kN
=> Chọn Pepmin = 100T
- Lực ép lớn nhất: Pepmax là lực ép do thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế thi
công ép lên cọc không vượt quá sức chịu tải vật liệu của cọc, thường lấy bằng (2 ÷ 3)Pctk,
trong đồ án sinh viên lấy:
Pepmax = (2÷3)Pctk = (2÷3)×625,4 = 1230,8÷1876,2 kN
=> Chọn Pepmax = 130T

Chọn máy ép cọc: Pep = 1,4 Pepmax = 1,4 x 130 =182T

Nhóm SVTH: Nhóm 12 9


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

- Chọn máy ép cọc có chỉ tiêu kĩ thuật như sau:


+ Lực ép của máy: Pmayep = 150 T
+ Trọng lượng đối trọng: Pdt  1,1Pep  1,1182  200, 2 T

II. CHỌN THIẾT BỊ ÉP CỌC


1. Chọn máy ép cọc
Ptk = 112,17 T
Fmax = 2,5 x Ptk = 2,5 x 112,17 = 280,42 T
Fmin = 2 x Ptk = 2 x 112,17 = 224,34 T
Fmay =1,4 x Fmax = 1,4 x 280,42 = 392,6 T ( TCVN 9394:2012)
*Trọng lượng cục khối trọng:
- Trọng lượng 1 khối bê tông:
G = 1 x 1 x 4 x 25 = 100 KN = 10 ( T )
- Tổng đối trọng
Gđt = 2 x 32 x 10 = 640 T > 1,2Pmax
Với các thông số như trên, ta chọn máy ép cọc có những chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu:
- Lực ép lớn nhất: 280 T
- Khoảng cách lớn nhất cho mỗi lần di chuyển:
+ Dài: 4,5 m
+ Ngang: 6 m
- Tốc độ ép lớn nhất: 5 m/phút
- Hành trình một lần ép cọc: 1,2 m
- Lực nâng lớn nhất (lực cẩu lớn nhất): 24 T
- Kích thước:
+ Chiều dài làm việc: 40000 mm
+ Chiều rộng làm việc: 24600 mm
+ Chiều cao làm việc: 3150 mm

Nhóm SVTH: Nhóm 12 10


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

2. Chọn cần cẩu phục vụ máy ép


Chiều cao cẩu cần thiết:
H = hct + hat +hck + ht + hp.
 Trong đó:
hct: độ cao công trình cần đặt cấu kiện (chiều cao đối trọng).
hat: khoảng an toàn.
hck: chiều cao cấu kiện.
ht: chiều cao thiết bị treo.
hp: chiều dài hệ puli:
 Khi cẩu cọc: H = 6 + 0,5 + 12 + 0,5 + 1,5 = 20,5 m
 Khi cẩu đối trọng: H = 6 + 0,5 + 1 + 0,5 + 1,5 = 9,5 m
 Tầm với: R = d + S + r = 3 + 12 × cos75° + 1,5 = 7,6 m
d : khoảng cách lớn nhất từ mép công trình đến điểm đặt cấu kiện, tính theo phương
cần với.
S : khoảng cách từ tâm quay của cần trục đến mép công trình.
r : khoảng cách từ trục quay đến tay cần.
Chiều dài cần:
Với hc là chiều cao cần trục, lấy hc = 1,5 m.
Chọn L = 24 m.
Sức nâng:
- Đối trọng BTCT nặng 7,5 T
- Cọc BTCT nặng 5,51 T
- Tổng trọng lượng phụ kiện 0,5 T
- Khi cần trục nâng đối trọng: Q = 7,5 + 0,5 = 8 T
Chọn cần cẩu HITACHI KH-180
- Nhà sản xuất: HITACHI
- Số hiệu: KH-180
Nhóm SVTH: Nhóm 12 11
Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật
- Chiều dài tay cần: 31m
- Sức nâng tương ứng 12m: 8,9T
- Sức nâng tương ứng 26m: 2,8T

III.TRÌNH TỰ THI CÔNG ÉP CỌC


1. Các bước thi công ép cọc
Công tác chuẩn bị
+ Định vị các tim cọc.
+ Cẩu lắp khung đế vào đúng vị trí thiết kế.
+ Đặt đối trọng.
+Cẩu lắp khung cố định và khung ép di động.
Bước 1 :
 Cẩu dựng cọc vào khung ép.
 Điều chỉnh mũi cọc vào vị trí thiết kế.
Bước 2:
 Tiến hành ép cọc đến độ sâu thiết kế (vừa tiến hành ép vừa theo dõi).
 Tiến hành ép từ từ .
Bước 3:
 Do cọc gồm 3 đoạn nên khi ép xong từng đoạn cọc thì ta nâng khung ép lên
và tiến hành nối cọc.
 Cọc được nối cách mặt đất 500.
 Kiểm tra độ thẳng đứng của cọc.
Bước 4:
 Khi ép đoạn cọc cuối cùng (đoạn thứ 3) đến mặt đất cẩu dựng đoạn cọc lói
(bằng thép hoặc BTCT) chụp vào đầu cọc.
 Tiến hành ép âm cọc để đầu cọc đến độ sâu thiết kế.
 Sau đó nhổ đoạn cọc lói lên.
Bước 5:
 Kết thúc thi công ép 1 cọc, chuyển hệ khung ép đến vị trí cọc kế tiếp.
 Tuần tự ép cọc mới đến độ sâu thiết kế.
Bước 6:
 Kết thúc việc ép cọc trong một móng.
 Bốc dở đối trọng sang giá ép khác.
 Dùng cẩu di chuyển giá ép đến vị trí móng kế tiếp.
 Tuần tự ép cọc mới đến hết công trình.
2.Một số lưu ý trong quá trình thi công ép cọc
Chuẩn bị mặt bằng thi công:
 Phải tập kết cọc trước ngày ép từ 1 đến 2 ngày (cọc được mua từ các nhà
máy sản xuất cọc).
 Khu xếp cọc phải đặt ngoài khu vực ép cọc, đường đi vận chuyển cọc phải
bằng phẳng, không gồ ghề lồi lõm.
 Cọc phải vạch sẵn trục để thuận tiện cho việc sử dụng máy kinh vĩ cân chỉnh.

Nhóm SVTH: Nhóm 12 12


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

 Cần loại bỏ những cọc không đủ chất lượng, không đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
 Trước khi đem cọc đi ép đại trà, phải ép thí nghiệm 1 - 2% số lượng cọc.
 Phải có đầy đủ các báo cáo khảo sát địa chất công trình, kết quả xuyên tĩnh.
 Việc bố trí mặt bằng thi công ép cọc ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công
nhanh hay chậm của công trình. Bố trí mặt bằng thi công phải hợp lý để các
công việc không bị chồng chéo, cản trở lẫn nhau, giúp đẩy nhanh tiến độ
thi công, rút ngắn thời gian thực hiện công trình.
 Xác định hướng di chuyển của thiết bị ép cọc trên mặt bằng, hướng di chuyển
máy ép phải hợp lý trên mỗi đài cọc.
 Cọc phải được bố trí trên mặt bằng thuận lợi cho việc cẩu lắp mà không cản
trở máy móc thi công.
- Giác đài cọc trên mặt bằng:
 Người thi công phải kết hợp với người làm công tác đo đạc. Trên bản vẽ
tổng mặt bằng thi công phải xác định đầy đủ vị trí của từng hạng mục công
trình, ghi rõ cách xác định lưới toạ độ, dựa vào các mốc chuẩn có sẵn hay
dựa vào mốc quốc gia, chuyển mốc vào địa điểm xây dựng. Thực hiện các
biện pháp để đánh dấu trục móng, chú ý đến mái dốc ta luy của hố móng.
 Giác móng xong, ta xác định được vị trí của đài và tiến hành xác định vị trí
cọc trong đài. Ở phần móng trên mặt bằng, ta đã xác định được tim đài nhờ
các điểm chuẩn. Các điểm này được đánh dấu bằng các mốc. Căng dây trên
các mốc, lấy thăng bằng, sau đó từ tim đo ra các khoảng cách xác định vị
trí tim cọc theo thiết kế.
 Xác định tim cọc bằng phương pháp thủ công, dùng quả dọi thả từ các giao
điểm trên dây đó xác định tim cọc để xác định tim cọc thực dưới đất, đánh
dấu các vị trí này. Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác, ta cần phải
lấy 2 điểm móc nằm ngoài để kiểm tra.
 Thực tế, vị trí các cọc được đánh dấu bằng các thanh thép dài từ 20 đến 30cm.
- Công tác chuẩn bị ép cọc:
 Cọc ép sau khi mặt bằng được giải phóng nên thời điểm bắt đầu ép cọc tuỳ
thuộc vào sự thoả thuận giữa người thiết kế, chủ công trình và người thi
công ép cọc.
 Vận chuyển và lắp ráp thiết bị ép cọc vào vị trí ép đảm bảo an toàn.
 Chỉnh máy để các đường trục của khung máy, đường trục kích và đường trục
của cọc đứng thẳng và nằm trong một mặt phẳng, mặt phẳng này phải vuông
góc với mặt phẳng chuẩn nằm ngang (mặt phẳng chuẩn đài móng). Độ
nghiêng của nó không quá 0,5%. Kiểm tra 2 móc cẩu của dàn máy thật cẩn
thận, kiểm tra 2 chốt ngang liên kết dầm máy và lắp dàn lên bệ máy.
 Khi cẩu đối trọng, dàn phải được kê thật phẳng, không nghiêng lệch, kiểm
tra các chốt vít thật an toàn.
 Lần lượt cẩu các đối trọng lên dầm khung sao cho mặt phẳng chứa trọng tâm
2 đối trọng trùng với trọng tâm ống thả cọc. Trong trường hợp đối trọng đặt
ngoài dầm thì phải kê chắc chắn. Dùng cẩu tự hành cẩu trạm bơm đến gần

Nhóm SVTH: Nhóm 12 13


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật
dàn máy, nối các giắc thuỷ lực vào giắc trạm bơm, bắt đầu cho máy hoạt
động.
 Chạy thử máy ép để kiểm tra độ ổn định của thiết bị (chạy không tải và có
tải).
 Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí cọc trước khi ép.
 Kiểm tra các chi tiết nối cọc và máy hàn. Trước khi ép cọc đại trà, phải tiến
hành ép để làm thí nghiệm nén tĩnh cọc tại những điểm có điều kiện địa
chất tiêu biểu nhằm lựa chọn đúng đắn loại cọc, thiết bị thi công và điều
chỉnh thiết kế, số lượng cần kiểm tra với thí nghiệm nén tĩnh là 1% tổng số
cọc ép nhưng không ít hơn 3 cọc.
 Chuẩn bị tài liệu:
 Phải kiểm tra để loại bỏ các cọc không đạt yêu cầu kỹ thuật.
 Phải có đầy đủ các bản báo cáo khảo sát địa chất công trình, biểu đồ xuyên
tĩnh, bản đồ các công trình ngầm.
 Có bản vẽ mặt bằng bố trí lưới cọc trong khi thi công.
 Có phiếu kiểm nghiệm cấp phối, tính chất cơ lý của thép và bê tông.
 Biên bản kiểm tra cọc.
 Hồ sơ thiết bị sử dụng ép cọc.
- Trong quá trình ép cọc:
 ÉP đoạn cọc đầu tiên:
 Đoạn cọc đầu tiên phải được lắp chính xác, phải cân chỉnh để trục của cọc
C1 trùng với đường trục của kích và đi qua điểm định vị cọc, độ sai lệch
không quá 1cm. Đầu trên của cọc được gắn vào thanh định hướng của
khung máy. Nếu đoạn cọc C1 bị nghiêng sẽ dẫn đến hậu quả toàn bộ cọc
bị nghiêng.
 Khi đáy kích (hoặc đỉnh pít tông) tiếp xúc với đỉnh cọc thì điều chỉnh van
tăng dần áp lực, những giây đầu tiên áp lực dầu tăng dần đều, đoạn cọc
C1 cắm sâu dần vào đất với vận tốc xuyên ≤ 1cm/s.
 Trong quá trình ép dựng 2 máy kinh vĩ đặt vuông góc với nhau để kiểm
tra độ thẳng đứng của cọc lúc xuyên xuống. Nếu xác định cọc nghiêng thì
dừng lại để điều chỉnh ngay.
 Khi đầu cọc C1 cách mặt đất 0,5  0,6m thì tiến hành lắp đoạn cọc C2.
 ÉP đoạn cọc thứ 2, thứ 3:
 Trước khi nối cọc phải kiểm tra bề mặt hai đầu đoạn cọc thứ hai, phải
chỉnh sửa cho thật phẳng để nối cọc cho chính xác. Kiểm tra các chi tiết
mối nối và chuẩn bị các bản mã, máy hàn và tiến hành nối cọc. Dùng cần
trục lắp đoạn cọc thứ hai vào vị trí máy. Dùng máy kinh vĩ chỉnh trục đoạn
cọc thứ nhất và thứ hai trùng với trục của thiết bị ép, độ nghiêng của đoạn
cọc thứ hai không quá 1%.
 Gia tải lên đầu cọc một lực sao cho áp lực ở mặt tiếp xúc hai đầu cọc
khoảng 3  4kG/cm2 , tạo tiếp xúc tốt giữa bề mặt hai đoạn cọc. Nếu bề
mặt tiếp xúc giữa hai cọc không chặt thì phải tiến hành chèn chặt bằng các
đệm thép, sau đó mới tiến hành hàn nối cọc theo qui định thiết kế. Trong

Nhóm SVTH: Nhóm 12 14


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật
quá trình hàn phải giữ nguyên lực tiếp xúc.
 Sau khi đó tiến hành nối cọc phải kiểm tra mối nối rồi tiến hành ép đoạn
cọc hai. Tăng dần áp lực nén để thắng lực ma sát và lực kháng xuyên của
đất ở mũi cọc. Điều chỉnh áp lực cho đoạn cọc đi vào lòng đất với tốc độ
không quá 1cm/s, sau đó tăng tốc độ xuyên nhưng không quá 2cm/s.
 Trong quá trình ép nếu thấy lực nén tăng đột ngột tức là mũi cọc đó gặp
phải đất cứng hoặc vật cản khi đó cần giảm lực nén để cọc xuyên qua từ
từ. Nếu không qua được thì phải dừng lại tránh tăng lực ép vượt quá giá
trị chịu tải của cọc dẫn đến cọc bị phá hoại.
 Sau cùng ta lắp dựng và ép đoạn cọc dẫn ép âm để đưa cọc xuống độ sâu
thiết kế.
 Vì hành trình của pít tông máy ép chỉ ép được cách mặt đất tự nhiên
khoảng 0,5  0,6m, do vậy chiều dài đoạn cọc ép âm được lấy từ cao trình
đỉnh cọc trong đài đến mặt đất tự nhiên cộng thêm một đoạn 0,6m là hành trình pít
tông như trên, có thể lấy ra thêm 0,5m nữa giúp thao tác ép dễ
dàng hơn.
 Cọc ép âm có thể bằng BTCT hoặc thép. Đặt đoạn cọc dẫn lên đầu đoạn
cọc thứ hai sao cho chúng ôm khít lấy đỉnh của đoạn cọc thứ hai. Kiểm
tra độ thẳng của cọc dẫn và đoạn cọc thứ hai. Tiếp tục tăng áp lực từ từ để
ép cọc xuống độ sâu thiết kế. Sau khi ép xong thì tiến hành trượt khung
ép trên hệ giá đỡ sang vị trí ép cọc mới và làm tiếp theo trình tự như trên.
- Kết thúc công việc ép cọc:
 Cọc được coi là ép xong khi thoả mãn 3 điều kiện:
Chiều dài đoạn cọc ép vào đất nền trong khoảng Lmin  Lc  Lmax
 Trong đó:
Lmin, Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo
theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực.
Lc là chiều dài cọc đó hạ vào trong đất so với cốt thiết kế.
 Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min  (Pep)KT  (Pep)max
 Trong đó :
(Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định.
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định.
(Pep) là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với
KT

vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường
kính (hoặc cạnh) cọc.
 Cọc được ngàm vào lớp đất tốt chịu lực một đoạn ít nhất bằng 3  5 lần
đường kính cọc (kể từ lúc áp lực tăng đáng kể).
 Trường hợp không đạt 3 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ
công trình và thiết kế để xử lý kịp thời khi cần thiết, làm khảo sát đất bổ
sung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận xử lý.
- Các điểm cần chú ý trong thời gian ép cọc:
 Việc ghi chép lực ép theo nhật ký ép cọc nên tiến hành cho từng mét chiều
dài cọc cho tới khi đạt tới (Pep)min, bắt đầu từ độ sâu này nên ghi cho từng

Nhóm SVTH: Nhóm 12 15


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật
20cm cho tới khi kết thúc, hoặc theo yêu cầu cụ thể của tư vấn, thiết kế.
 Ghi chép lực ép đầu tiên khi mũi cọc đó cắm sâu vào lòng đất từ 0,3  0,5m,
sau đó cứ mỗi lần cọc xuyên được 1m thì ghi chỉ số lực ép tại thời điểm đó
vào nhật ký ép cọc. Nếu thấy đồng hồ đo áp lực tăng lên hoặc giảm xuống
1 cách đột ngột thì phải ghi vào nhật ký ép cọc sự thay đổi đó.
 Nhật ký phải đầy đủ các sự kiện ép cọc có sự chứng kiến của các bên có liên
quan.
- Kiểm tra sức chịu tải của cọc:
 Sau khi ép xong toàn bộ cọc của công trình phải kiểm tra nén tĩnh cọc bằng
cách thuê các cơ quan chuyên kiểm tra, số cọc phải kiểm tra bằng 1% tổng
số cọc công trình, nhưng không nhỏ hơn 3 cọc. Sau khi kiểm tra phải có kết
quả đầy đủ về khả năng chịu tải, độ lún cho phép, nếu đạt yêu cầu có thể
tiến hành đào móng để thi công bê tông đài.
- Một số sự cố khi thi công ép cọc:
 Cọc bị nghiêng khỏi vị trí thiết kế.
 Nguyên nhân: do khi ép cọc gặp chướng ngại vật bên dưới hay mũi cọc
vát không đều.
 Biện pháp xử lý: dừng ngay việc ép cọc. Cho tìm hiểu nguyên nhân gây
ra, nếu là do vật cản thì có biện pháp đào phá bỏ vật cản, nếu do cọc vát
không đều thì phải khoan dẫn hướng cho cọc xuống thẳng đứng, chỉnh lại
vị trí cọc và cho ép tiếp.
 Cọc ép xuống khoảng 1m đầu tiên thì bị cong, xuất hiện vết nứt gẫy ở vùng
chân cột.
 Nguyên nhân: Do cọc gặp vật cứng bên dưới nên lực ép lớn.
 Biện pháp xử lý: tiến hành thăm dò nếu chướng ngại vật bé thì ép cọc lệch
sang vị trí bên cạnh. Nếu vật cản lớn kiểm tra xem số cọc đó đủ khả năng
chịu lực hay chưa. Nếu không phải tăng số lượng cọc ép hoặc có biện
pháp khoan dẫn để ép cọc xuống độ sâu thiết kế.
 Khi ép cọc chưa xuống độ sâu thiết kế mà áp lực ép đó đạt thì khi đó phải
giảm bớt tốc độ ép, tăng lực ép lên từ từ. Nếu cọc vẫn không xuống thì
phải dừng ép và báo cáo bên thiết kế để có biện pháp xử lí. Nếu nguyên
nhân là do lớp các hạt trung bị nén quá chặt thì phải dừng ép, chờ một
thời gian cho lớp đất giảm dần và ép trở lại.
IV.LƯU ĐỒ CÁC BƯỚC THI CÔNG VÀ CÔNG TÁC KIỂM TRA
NGHIỆM THU( ITP )

Nhóm SVTH: Nhóm 12 16


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

V.AN TOÀN TRONG KHI ÉP CỌC


- Công nhân thực hiện công việc ép cọc phải được huấn luyện về an toàn lao
động, phải có thiết bị bảo hộ lao động, máy móc thi công vận chuyển, cẩu
lắp phải được kiểm tra an toàn trước khi vận hành.
- Vận hành thiết bị kích thủy lực phải đúng qui định kỹ thuật, động cơ điện
cần cẩu, máy hàn điện, các hệ tời, ròng rọc.
- Các khối đối trọng phải được xếp hình khối ổn định, không nghiêng đổ
trong quá trình thi công. Việc xếp đầu cọc phải đảm bảo khoa học tránh
việc phải cẩu cọc di chuyển qua máy ép

Nhóm SVTH: Nhóm 12 17


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG ĐÀO ĐẤT


I. YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI THI CÔNG:
- Tiêu chuẩn sử dụng là TCVN 4447:2012 – Công tác đất – Thi công và nghiệm
thu.
- Đào đất hố móng cho công trình phải để lại lớp đất bảo vệ chống xâm thực và phá
hoại của thiên nhiên (gió, mưa….). Bề dày lớp bảo vệ thiết kế theo quy định nhưng
tối thiểu bằng 10(cm). Lớp bảo vệ chỉ bóc đi khi thi công xây dựng công trình.
- Cần vạch rõ tuyến đào và hướng thi công cụ thể để có biện pháp thi công hợp lý.
- Đáy hố đào nằm trên mực nước ngầm nên không cần các biện pháp hạ mực nước
ngầm.
- Khi thi công công tác đất cần hết sức chú ý đến độ dốc lớn nhất của mái đất và
việc lựa chọn độ dốc hợp lý vì nó ảnh hưởng tới khối lượng công tác đất, an toàn
lao động và giá thành công trình.
- Chiều rộng đáy hố đào tối thiểu phải bằng chiều rộng của kết cấu cộng với
khoảng cách neo chằng và đặt cốp pha cho đế móng. Trong trường hợp đào có mái
dốc thì khoảng cách giữa kết cấu chân móng và mái dốc tối thiểu bằng 30 (cm).
(Theo mục 4.2.3 – TCVN 4447:2012)
- Đất thừa và đất không đảm bảo chất lượng phải đổ ra bãi thải theo đúng quy định,
không được đổ bừa bãi làm ứ đọng nước, gây ngập úng công trình, gây trở ngại
cho thi công.
- Sau khi đào đến cốt thiết kế, tiến hành đập đầu cọc, bẻ chếch chéo cốt thép đầu
cọc theo đúng yêu cầu thiết kế.
- Bố trí các rảnh thu nước để đề phòng mưa gây ngập hố đào.
II. QUY TRÌNH THI CÔNG
1.THI CÔNG CỪ LARSEN
1.1. Biện pháp rung:
1.1.1. Dự kiến thời gian thi công
– Đối với phương pháp đóng nhổ cừ bằng búa rung thời gian làm việc từ 7h đến
19h.
1.1.2. Chuẩn bị
– Hoàn thiện lắp đặt nguồn điện 380V – 150KW, atomat tối thiểu 150A hoặc máy
phát tương ứng với công suất của búa và đường tạm để máy, cẩu thi công; tập kết
thu hồi cừ, máy móc
– Tập kết búa, máy phát (nếu có), cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.
– Thiết bị thi công bao gồm:
+ Cần trục bánh xích KH180:
* Nhón hiệu: HITACHI KH 180
* Sức Nâng: 50 tấn.
* Nước sản xuất: Nhật Bản
+ Búa rung điện: TOMEN
* Cụng suất 45KW->90KW.
* Nước sản xuất: Nhật Bản.
* Công suất: 17 tấn
* Nước sản xuất: Nhật Bản.
Nhóm SVTH: Nhóm 12 18
Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật
+ Máy phát điện: HINO
* Cụng suất: 300KVA
* Nước sản xuất: Nhật bản
+ Máy phát điện: MISUBISHI
* Cụng suất: 300KVA,
* Nước sản xuất: Nhật bản
1.1.3. Thi công
– Chúng tôi sử dụng 01 bộ búa rung cọc cừ larsen ( Có thông số trên ) để thi công
cùng bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ di chuyển trên đường
tạm.
– Quy trình thi công cọc cừ larsen bằng búa rung:
+ Tập kết cọc thiết bị: Cần trục, búa rung, máy phát về vị trí thi công.
+ Dùng móc cẩu phụ của cần trục đặt cọc vào vị trí thi công.
+ Dùng móc cẩu chính của cần trục cẩu búa rung và mở kẹp búa đặt vào vị trí đầu
cọc để kẹp cọc.
+ Nhấc cọc đặt vào vị trí cần đóng.
+ Dùng quả rọi để căn chỉnh cho cọc thẳng đứng theo 2 phương.
+ Rung cọc: Dùng cẩu giữ cho cọc xuống từ từ đến chiều sâu thiết kế.
+ Rung xong cọc thứ nhất chuyển sang lấy cọc thứ 2 vào thao tác như cọc số 1.
+ Dùng sơn đánh dấu số thứ tự của cọc đã thi công.
1.1.4. Biện pháp an toàn
Trong quá trình thi công chúng tôi đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn tại công trường, để
đạt được điều đó, chúng tôi triển khai các công việc sau:
– Trước khi thi công, chúng tôi sẽ kiểm tra, kiểm định tất cả các máy móc thiết bị
đủ và đạt tiêu chuẩn.
– Phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị phục trách Chuẩn bị đường để đảm bảo cho
máy móc di chuyển trong quá trình thi công được an toàn.
– Phải thường xuyên kiển tra các mối hàn liên kết, các bulông, xích truyền lực,
puly cáp, mô tơ và hệ thống điện…
– Chỉ được dùng khi búa đó ổn định trên cọc. Cáp treo búa thả hơi chùng.
– Lúc đầu chỉ được phép rung với tần số thấp để khi cọc xuống ổn định rồi mới
được tăng dần lực rung của búa.
– Đóng xong một cọc khi di chuyển máy đến vị trí cọc mới phải chú ý đến nền đất
tránh hiện tượng nền đất bị sụt, lún làm nghiêng máy, lật máy.
– Tuyệt đối không được đứng dưới đường dây điện cao thế.
– Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành trên công trường (
Giầy, quần áo, mũ bảo hộ….)
– Tập huấn quy trỡnh an toàn lao động cho công nhân vận hành và thường xuyên
yêu cầu cán bộ tại công trình kiểm tra, giám sát, nhắc nhở.
– Đặt các biển bao nguy hiểm tại các vị trí cần thiết.
– Cử người hướng dẫn, xi nhan máy, phân luồng ( Nếu cần )
– Những người không có nhiệm vụ tuyệt đối không được vận hành những máy
móc thiết bị thi công trên Công trường.
– Công nhân lao động chỉ được làm việc dới sự chỉ đạo của Cán bộ kỹ thuật và thợ

Nhóm SVTH: Nhóm 12 19


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật
máy.
– Tuyệt đối cấm những người không có nhiệm vụ đi vào khu vực thi công.
1.1.5. Nghiệm thu và hồ sơ
– Cử cán bộ lập Nhật ký thi công và có mặt thường xuyên tại công trình để theo
dõi, ghi chép công việc làm hàng ngày.
– Cuối ngày tổng hợp khối lượng cùng chủ đầu tư hoặc đại diện hay giám sát hay
tổng thầu ký.
– Trong trường hợp xảy ra trục trặc, sự cố phải báo cáo tư vấn và cùng tư vấn giám
sát lập biên bản hiện trường.
1.2. Phương pháp ép tĩnh:
Hoàn thiện lắp đặt nguồn điện 380V – 125KW, atomat tối thiểu 100A và đường
tạm để máy, cẩu thi công; tập kết thu hồi cừ, máy móc
– Tập kết máy ép, cẩu và vật liệu cừ Larsen về vị trí thi công.
– Thiết bị thi công bao gồm :
+ Cẩu bánh xích chuyên dụng :
* Nhãn hiệu: Cẩu bánh xích HITACHI KH180-3
* Sức Nâng: Tối đa 50 tấn
+Máy nén
* Nhán hiệu: Giken FT70, Giken Silent Piler KGK80-C4 hoặc Giken Silent
Piler KGK130-C4.
* Lực ép đầu cọc: Từ 70 tấn đến 130 tấn.
* Nước sản xuất: Nhật bản.
* Nguồn điện: 380V – mô tơ 45KW.
Thi công
– Sử dụng từ 1 đến 2 máy ép cừ thuỷ lực (Có thông số trên) để thi công công trình
bản vẽ biện pháp thi công và phần cẩu phục vụ ép cừ di chuyển trên đường tạm.
– Do công tác thi công xây dựng xen kẽ nên chúng tôi phải bố trí nhịp nhàng để
tránh việc thi công ảnh hưởng đến nhau dẫn đến chậm tiến độ công trình.
– Độ thẳng đứng của cây cừ larsen có sai số trong khoảng từ 0-1% và đầu cừ
nghiêng ra phía ngoài công trình. Độ thẳng đứng của cây cừ trong quá trình ép
được căn chỉnh bằng máy và chúng tôi sẽ sử dụng quả rọi để xác định độ thẳng
đứng của cừ.
Quy trình thi công được chúng tôi thể hiện tại bản vẽ quy trình biện pháp thi công
tường cừ: (có bản vẽ chi tiết kèm theo)
1.2.1. Thi công ép:
Bước 1: Đặt đế vào vị trí ép đầu tiên và chất tải.
Bước 2: Đặt máy vào đế, cẩu cừ cho vào đầu kẹp và tiến hành ép cây cừ đầu tiên
đến chiều sâu quy định.
Bước 3: Máy ép thanh cọc cừ thứ 2 và xác định mức chịu tải của cọc.
Bước 4: Nâng bộ phận đầu bò của máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp
hơn đầu cọc.
Bước 5: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
Bước 6: Kéo ray bàn để đẩy máy tiến về phía trước.
Bước 7: Điều chỉnh chân máy tương ứng với hàng cừ, để đặt máy xuống cọc cừ

Nhóm SVTH: Nhóm 12 20


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật
từ từ.
Bước 8: Tiếp tục ép cây cừ xuống theo chiều sâu quy định.
Bước 9: Ép các cây cừ khác tương tự.
*Lưu ý của phần ép là phải căn chỉnh cẩn thận để cọc không bị xiên.
1.2.2. Thi công nhổ:
Phần nhổ làm ngược lại so với phần ép:
Bước 1: Đặt máy vào vị trí cây cuối cùng ở quá trình ép ban đầu để nhổ ngược lại.
Bước 2: Tiến hành nhổ cây đầu tiên và xác định mức chịu tải của cọc.
Bước 3: Nâng thân máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn đầu cọc.
Bước 4: Nâng bộ phận đầu bò của máy lên và dừng lại ở vị trí cái kẹp cọc thấp hơn
đầu cọc.
Bước 5: Sau khi ổn định nâng máy ép cọc cừ lên.
Bước 6: Kéo ray bàn để đẩy máy tiến về phía trước.
Bước 7: Điều chỉnh chân máy tương ứng với hàng cừ, để đặt máy xuống cọc cừ từ
từ.
Bước 8: Tiếp tục nhổ cây cừ lên.
Bước 9: Nhổ các cây cừ khác tương tự.
*Lưu ý: Khi rút cọc phải dùng cát và nước bơm vào để bù vào lượng hao hụt của
đất sau khi nhổ cừ lên, tránh làm sạt lở, lún các công trình lân cận.
+ Khi rút quy định vị trí đứng cẩu để phục vụ rút bên thi công sẽ kết hợp cùng chủ
đầu tư bàn bạc, nếu không thể đứng được ở phần đường nội bộ và đường vành đai
2 được chủ đầu tư phải cho phép bên thi công cho cần trục xuống sàn tầng hầm để
phục vụ công tác rút cọc.
Ưu điểm :
+ Sức chịu trọng tải lớn gấp nhiều lần so với các loại cọc thông thường khác.
+ Mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhươc điểm:
+ Quá trình thi công phức tạp, câu kỳ.
+ Đòi hỏi chuyên môn cao, sô lượng nhân công lớn..
II. KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC ĐẤT
1.Đào và thi công đất
+ Đề có không gian thi công cốp pha đài cọc, ta mở rộng hố đảo về mỗi phía so với
trục định vị 2m.
+ Tại các vị trí thưởng: đào từ cao trình (MĐTN) đến cao trình
- Phân đợt 1: từ MDTN -1,35m đến -3,35m ( đào máy 2m)
- Phần đợt 2: từ -3,35 m đến -5,1 m (đào máy 1,75m)
- Phân đợt 3: từ -5,1m đào thủ công đến -5,2m ( đào tay 100cm)
2.Khối lượng công tác đất
Theo hồ sơ thiết kế ta có kích thước các đài móng như sau:
Số thứ Tên Dài Rộng (m) Cao Số lượng
tự móng (m) (m)
1 M1 2,3 2,3 1 14
2 M2 3,2 2,3 1 6

Nhóm SVTH: Nhóm 12 21


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

III. CHỌN MÁY THI CÔNG ĐÀO ĐẤT


1.Chọn máy đào gầu nghịch lớn Huynhdai R300LC-9S
Trọng lượng vận hành : 29,7 kg
Dung tích gầu xúc : 1.27 m³
Tầm vươn xa nhất : 10,82 m³
Model: R300LC-9S
Trọng lượng hoạt động: 29.700 Kg
Công suất(SAE J1349): 263 HP / 1,900 vph
Chiều với sâu nhất: 7,930 mm
Chiều với cao nhất: 10,160 mm
Chiều dài tay gầu tiêu chuẩn: 3.05 m
Chiều dài cần tiêu chuẩn: 6.25 m
Vận tốc di chuyển (lớn nhất): 5.2/ 3.1 km/h
Lực xúc của gầu: 17,200 kgxf

Nhóm SVTH: Nhóm 12 22


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

Nhóm SVTH: Nhóm 12 23


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

2.Chọn máy đào gầu nghịch nhỏ KOBELCO SK75SR-3


Trọng lượng vận hành : 6.640 kg
Dung tích gầu : 0.4 m³
Tầm vươn xa nhất : 6.47 m

Nhóm SVTH: Nhóm 12 24


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

Nhóm SVTH: Nhóm 12 25


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

Nhóm SVTH: Nhóm 12 26


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

3.Chọn xe cạp đất HITACHIZX330LC-


5G
Trọng lượng vận hành 45,5 kg
Dung tích gầu : 1,55 m³
Độ sâu đào : 30m
Bán kính ở độ đào sâu tối đa 6,97 m

Nhóm SVTH: Nhóm 12 27


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

Nhóm SVTH: Nhóm 12 28


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

Nhóm SVTH: Nhóm 12 29


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

Nhóm SVTH: Nhóm 12 30


Đồ án KTTC 1 GVHD: TS. Trương Đình Nhật

4.Chọn ô tô vận chuyển đất


Để phù hợp với máy đào và khối lượng đất đào lên tại một vị trí máy đào
ta
chọn loại xe như sau: Xe ben Deawoo CL4DF 15 Tấn.

KIỂU LOẠI CL4DF


Kích thước tổng thể DxRxC 7.745 x 2.495 x 3.170
Chiều dài cơ sở 3.355 + 1.350
Kích thước lòng thùng hàng (DxRxC/TC) 10m3/ 4.900 x 2.300 x 900
KHỐI LƯỢNG (kg)
Khối lượng bản thân 11.170
Khối lượng hàng hóa cho phép 12.700
Khối lượng toàn bộ cho phép 24.000 Khối lượng toàn bộ theo thiết kế
26.300

Nhóm SVTH: Nhóm 12 31

You might also like