toan ktct 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

HỆ THỐNG CÁC BÀI TOÁN KTCT – MLN

BÀI 1:
Trong một ngành, chi phí trung bình cho một đơn vị hàng hoá là C = 90 phrăng, V
= 10 phrăng và m’ = 200%. Giả định trong ngành ấy có một doanh nghiệp sản xuất
được 1000 đơn vị hàng hóa trong một năm. Sau khi áp dụng kỹ thuật mới, năng
suất lao động sống của doanh nghiệp tăng lên 2 lần và số lượng sản phẩm cũng
tăng lên tương ứng. Hỏi tỷ suất giá trị thặng dư của doanh nghiệp thay đổi như thế
nào so với tỷ suất giá trị thặng dư trung bình của ngành. Doanh nghiệp đã thu được
bao nhiêu giá trị thặng dư siêu ngạch.
Lời giải:

* Tóm tắt:
C = 90 (phrang)
V = 10 (phrang)
m’ = 200%=(m/v)*100% ⬄ m=2v =2*10 = 20 (phrang)
* Giá trị xã hội của hàng hóa trong ngành:
GTXH = m + C + V = 20 + 10 + 90 = 120 (phrang)
* Khi NSLĐ sống của doanh nghiệp tăng 2 lần thì hao phí tính trên 1 đơn vị
hàng hóa giảm xuống 2 lần:
m = V/2 = 10/2 = 5 (phrang)
=> GTCB = m + C + V = 10 + 5 + 90 = 105 (phrang)
* Hàng hóa lưu thông trên thị trường theo GTXH:
Kết tinh: m=10
Bán theo giá trị xã hội: 120 – 105 = 15
Tổng giá trị kết tinh: 10 + 15 = 25
* Tỷ suất giá trị thặng dư của doanh nghiệp là:
m’ = m/V*100% = 25/5*100% = 500%
* Vậy tỉ suất giá trị thặng dư trung bình của ngành là 200%. Khi doanh nghiệp có
năng suất lao động sống tăng lên nhờ áp dụng kỹ thuật mới thì nó đã có được tỷ
suất giá trị mới là 500% => tăng lên được 300%
* Số lượng sản phẩm cũng tăng lên 2 lần sau khi áp dụng kĩ thuật mới => tăng
thêm 1000 đơn vị hàng hoá
* Giá trị thặng dư siêu ngạch có được là giá tị thặng dư mà doanh nghiệp đó đã đi
đầu, tiên phong trong việc ứng dụng CN mới. Chính nhờ ứng dụng CN mới mà hao
phí cá biệt của doanh nghiệp giảm xuống. Khi đi bán theo mức hao phí trung bình
chung của XH là 120 thì lợi được 15 giá trị thặng dư siêu ngạch
M (siêu ngạch) = 15x1000 = 15.000
BÀI 2: Giả định nền kinh tế có 3 ngành: Cơ khí có K = 2000, C/V = 9/1, m =
100%. Dệt có K = 2000, C/V = 4/1, m'= 100%. Da có K = 1000, C/V = 7/3, m'=
100%. Lại giả định toàn bộ C1 chuyển hết vào giá trị sản phẩm mới trong một năm
và tạm gác yếu tố ngoại thương. Tính tỷ suất lợi nhuận các ngành? Để tống cung
và tổng cầu cân bằng thì giá cả trong ngành cơ khí phải vượt giá trị là bao nhiêu %
thì sẽ chấm dứt được việc di chuyển vốn từ ngành cơ khí sang ngành khác.
Lời giải:
* Ngành cơ khí:
Kck = 2000
Cck/Vck = 9/1 ⬄ Cck = 1800, Vck = 200
m’ = m/V*100% = 100% ⬄ mck = Vck = 200
+) Tỷ suất lợi nhuận ngành cơ khí:
p’ = mck/(Cck+Vck ) * 100% =200/(1800+200) * 100% = 10%
* Ngành Dệt:
Kd = 2000
Cd/Vd = 4/1 ⬄ Cd = 1600, Vd = 400
m’ = m/V*100% = 100% ⬄ md = Vd = 400
+) Tỷ suất lợi nhuận ngành dệt:
p’ = md/(Cd+Vd) * 100% =400/(1600+400) * 100% = 20%
* Ngành Da:
Kda = 1000
Cda/Vda = 7/3 ⬄ Cda = 700, Vda = 300
m’ = m/V*100% = 100% ⬄ mda = Vda = 300
+) Tỷ suất lợi nhuận ngành da:
p’ = md/Cda+Vda * 100% =300/(700+300) * 100% = 30%
* Tổng C của 3 ngành: C = 4100
* Tổng V của 3 ngành: V = 900
* Tổng m của 3 ngành: m = 900
* Tổng K của 3 ngành: K = 5000
+) Tỷ suất lợi nhuận bình quân: p’ gạch đầu = m/K *100%=
900/5000*100%=18%
+) Giá trị của ngành cơ khí: Cck + Vck + mck = 1800 + 200 + 200 = 2200
+) Giá cả của ngành cơ khí: Vốn + lợi nhuận bình quân = 2000 + 18%*2000 =
2360
+) Để vốn từ ngành cơ khí không di chuyển sang các ngành khác thì giá cả
phải vượt giá trị: 2360 – 2200 = 160
=> Nghĩa là giá cả ngành cơ khí phải vượt so với giá trị (2200) là:
160/2200 *100%=7,27%
BÀI 3: Tổng tư bản đầu tư là 10.000.000 JPY, C/V = 4/1, tỷ suất giá trị thặng dư là
100%, tích lũy là 1/2 . Giả định rằng toàn bộ giá trị tư liệu sản xuất chuyển hết vào
giá trị sản phẩm trong vòng một năm, hỏi sau 5 năm tích tụ tổng tư bản tăng lên
bao nhiêu JPY?
Lời giải:

* Năm thứ 1:
K1= 10 000 000 (JPY)
C/V = 4/1 ⬄ C = 8 000 000 (JPY) , V = 2 000 000 (JPY)
m’ = m/V*100% = 100% ⬄ m = V = 2 000 000 (JPY)
Mà tích lũy ½ => m1 = m2 = m/2 = 1 000 000 (JPY)
* Năm 2:
+) Tích luỹ để tái sản xuất mở rộng sang năm thứ 2 tích luỹ tăng:
K2 = K1+ m2 = 10 000 000 + 1 000.000 = 11 000 000 (JPY)
Mà C/V = 4/1 ⬄ C = 8 800 000 (JPY) , V = 2 200 000 (JPY)
m’ = m’ = m/V*100% = 100% ⬄ m = V = 2 200 000 (JPY)
Mà tích lũy ½ => m1 = m2 = m/2 = 1 100 000 (JPY)
Ta nhận thấy:
K2 = K1 + 10% K1 = 11/10 K1
K3 = K2 + 10% K2 = 11/10 K1+ 10%* 11/10 K1 = (11/10 )2 K1
Ta có công thức: Kn = K1* (11/10 )n-1
=> K5 = 10 000 000 * 1,4641 = 14 641 000 (JPY)
Bài 4:
Giá trị nhà xưởng 0,3 triệu yên và thời gian sử dụng trung bình là 15 năm; máy
móC thiết bị 0,8 triệu yên và thời gian sử dụng trong bình là 10 năm. Chi phí
nguyên, nhiên, vật liệu 0,1 triệu yên, Chi phí tiền Công 50.000 yên. Mỗi tháng mua
nguyên, nhiên, vật liệu I lần và thanh toán tiền Công 2 lần. Hãy tính : Thời gian
Chu Chuyển Của tư bản lưu động. Thời gian và tốc độ Chu Chuyển trung bình Của
toàn bộ tư bản.
Lời giải:

Gọi giá trị nhà xưởng là cla=300 000 yên – 15 năm


Gía trị máy móc thiết bị là c1b=800 000 – 10 năm
Chi phí nguyên vật liệu: c2 = 100 000/tháng
Tiền công: v= 50 000 và 2 lần/ 1 tháng => 1 tháng tốn 100 000
a) Tư bản lưu động: c2+v
Chí phí nguyên vật liệu 1 năm: (c2/năm)
100 000 x12 = 1tr2
Tiền lương cho 1 năm: (v/năm)
100 000 x12 = 1tr2
Thời gian chu chuyển của tư bản lưu động là:
TBLĐ= (C2/năm + v/năm) : (c2+v)=(1tr2+ 1tr2) : (100 000+ 50 000)
=16(vòng/năm)
=>Vậy thời gian chu chuyển trung bình của TBLĐ là: 1 vòng là 0,75 tháng
b) Tốc độ chu chuyển của toàn bộ tư bản (c1+c2+v)
TB= ( c1/năm + c2/năm +v/năm):K
C1a/năm= 300 000 : 15 – 20 000
C1b/năm= 800 000 : 10 = 80 000
Tốc độ chu chuyển của toàn bộ tư bản:
(c1/năm +c2/năm +v/năm) : K = ( 20 000 + 80 000 + 1tr2 + 1tr2) : (300 000 + 800
000 + 100 000)= 2 (vòng/năm)
− Vậy thời gian chu chuyển trung bình của toàn bộ TB là: 1 vòng mất 6 tháng

BÀI 5: Một doanh nghiệp sử dụng 400 công nhân. Giai đoạn đầu ngày làm việc là
10 giờ. Trong thời gian đó mỗi công nhân đã tạo ra lượng giá trị mới là 30 USD và
m’ = 200%. Khối lượng và tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu ngày
lao động giảm 1 giờ, cường độ lao động tăng 50%, tiền lương vẫn giữ nguyên?
Doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào?
Lời giải:
Ngày làm việc 10h:
10h 30 (USD)
1h  3 (USD)
=> V + m = 3*10= 30 (USD) (1)
Ta có: m’=200% =m/V *100% => m = 2V (2)
Thay (2) vào (1) ta được: 2V + V = 30 ⬄ 3V = 30 ⬄ V= 10 (USD)  m = 20
(USD)
* Tổng số tiền thuê công 400 công nhân là:
V= 400V = 400*10 = 4000
* Tổng khối lượng giá trị thặng dư:
M = m’.V = 200%x 4000 = 8000
Nếu ngày lao động giảm 1 giờ => còn 9h
Cường độ lao động tăng 50% của 9h đó thể hiện thời gian làm việc của công nhân
tăng lên = 9+50%*9= 13,5h
Mỗi công nhân đã tạo ra lượng giá trị mới là k’= v + m = 3*13,5 = 40,5
V giữ nguyên = 10
m = 40,5 – 10 = 30,5
m' = m/V *100% = 30,5/10*100% = 305%
=> So với ban đầu m’ tăng thêm 105%
Tổng số tiền thuê công 400 công nhân là: V = 400v = 400*10 = 4000
M = m’.V= 305%.4000= 12.200
BÀI 6:Tổng số vốn đầu tư là K= 1000, cấu tạo hữu cơ là 4/1, C1 = 1/2 C, nhà đầu
tư dự tính tốc độ chu chuyển 1 vòng /năm thì khấu hao trong 10 năm sẽ hết. Nếu
một năm chu chuyển 1 vòng và tỷ suất lợi nhuận là 25% thì lợi nhuận thu được là
bao nhiêu, giá bán lô hàng trên là bao nhiêu ? Nếu một năm chu chuyển 2 vòng và
tổng lợi nhuận thu được là 400 thì tỷ suất lợi nhuận là bao nhiêu ?
Lời giải:
Ta có:
K= 1000
C/V = 4/1 ⬄ C = 800, V = 200
Mà C1 = C2 = C/2 = 400
+) C1 khấu hao 10 năm => một năm chu chuyển 1 vòng
=> C1 = 40
=> C2= 400
=> v=200
* Lợi nhuận thu được là:
p’= 25% = m/(C+V) * 100%  m = p = 160
Giá bán lô hàng trên: C1 + C2 + V + p = 40 + 400 + 200 + 160 = 800
+) Một năm chu chuyển 2 vòng
=> C1 = 80
=> C2= 800
=> V = 400
Đề cho p = m = 400 = m,
* Tỷ suất lợi nhuận:
p’ = m/(C1+C2 +V) * 100% = 400/(80+800+400) *100%= 31,25%

BÀI 7: Tính số vòng chu chuyển của vốn, tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi
nhuận của doanh nghiệp với số liệu sau đây: giá trị nhà xưởng (thời gian sử dụng là
25 năm): 1.500.000 USD; giá trị máy móc thiết bị (sử dụng 10 năm): 100.000USD;
giá trị xe vận tải (sau 10 năm thì khấu hao hết): 150.000USD; vốn mua nguyên vật
liệu (quay 4 vòng trong năm): 400.000USD; vốn đảm bảo năng lượng, nhiên liệu
(4 vòng/năm): 50.000USD; vốn tư liệu lao động không thuộc tài sản cố định (vật
mau hỏng rẻ tiền) chuyển vừa hết giá trị vào sản phẩm trong năm: 20.000USD.
Tiền trả lương cho công nhân (4 vòng/năm): 250.000USD. Trong điều kiện giá cả
khớp với giá trị, lượng giá trị mới tạo ra trong năm: 1.250.000USD.

Lời giải:
T=(c1/năm+c2/năm+v/năm)/K=? ; m’=m/vx100=?;
p’ =m/c+v x100%=?
Gọi giá trị nhà xưởng c la= 1 500 000 – 25 năm
Khấu hao 1 năm của nhà xưởng:
C la/năm= 1 500 000 : 25 = 60 000 (usd/năm)
Giá trị máy móc thiết bị c1b= 100 000 – 10 năm
Khấu hao 1 năm của máy móc thiết bị:
C1b/năm= 100 000:10= 10 000 ( usd/năm)
Gia trị xe vận tải clc = 150 000 usd – 10 năm
C1c/năm= 150 000:10=15000 (usd/năm)
Gia trị của nguyên vật liệu c2a = 400 000 usd/4 vòng/ năm
C2a/năm= 400 000 x4 = 1 600 000 ( usd/năm)
Vốn đảm bảo năng lượng, nhiên liệu c2b = 50 000/4v/năm
C2b/năm= 50 000 x4 = 200 000 (usd/năm)
Vốn tư liệu vật mau hỏng rẻ tiền c2c = 20 000
C2c/năm= 20 000 (usd)
Tiền lương v=250 000/4v/năm
v/năm= 250 000 x4= 1 000 000 (usd/năm)
Gía trị mới: m+v = 1 250 000
➡m= 1 250 000-100 000 = 250 000 (usd)
Số vòng chu chuyển của vốn:
(c1/năm +c2/năm +v/năm):K
=(60 000 + 10 000 + 15 000 + 1tr6+ 200 000+20 000+ 1tr): (1tr5+ 100 000 + 150
000 + 400 000 + 50 000+20 000 + 250000) = 2 905 000 : 2 470 000 = 1,2
(vòng/năm)
m'=m/v x100% = 250 000 :1 000 000 x100%=25%
p'= (m/c+v) x100% = 250 000: (60 000+ 10 000 + 15 000 + 1tr6+ 200000+20000+
1tr) x100%= 8,6%

BÀI 8: Tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp và thương nghiệp là 1600 đơn vị, tỉ
suất lợi nhuận bình quân là 15%, lợi nhuận công nghiệp là 216 đơn vị. Các nhà tư
bản thương nghiệp cần phải mua và bán sản phẩm theo giá là bao nhiêu để họ và
nhà sản xuất có thể thu được lợi nhuận bình quân?
Lời giải:

Ta có: Kcn + Ktn = 1600


Lợi nhuận thương nghiệp: Ktn/ P'*100%= 160/100% *15%= 24
P’ = 15%
Pcn = 216
Kcn = Pcn/P'*100%= 216/15%*100%=1440
Ktn = K – Kcn = 1600 – 1440 = 160
Ptn = Ktn*p’/ 100% = 24
* Giá mua = Kcn + Pcn
= 1440 + 216 = 1656
* Giá bán = Giá mua + Ptn + Ktn
= 1656 + 24 + 160 = 1840

BÀI 9:Để sản xuất hàng hóa, tư bản công nghiệp đã chỉ mua như sau: máy móc
thiết bị là 10.000USD; nguyên vật liệu là 14.000USD; sức lao động là 6.000USD;
tỷ suất giá trị thặng dư m’ = 100%.
a) Hãy xác định giá trị bằng tiền của hàng hóa.
b) Nếu giả định giá cả phù hợp với giá trị, hãy tính số tư bản thương nghiệp cần
đầu tư nếu tỷ suất lợi nhuận chung giảm 5%.
c) Hãy tính giá bán của thương nghiệp trong các trường hợp: tốc độ chu chuyển
trung bình 1 vòng/1 năm và 2 vòng/1 năm.
Lời giải:
* Tóm tắt:
Chi phí cho máy móc, thiết bị: C1 = 10 000 (USD)
Chi phí cho nguyên vật liệu: C2 = 14 000 (USD)
/ Tổng C = 24 000 (USD)
Chi phí cho sức lao động: V = 6 000 (USD)
Ta có: m’ = m/v * 100% = 100% => m = V = 6 000 (USD)
K = C + V = 30 000 (USD)
p’= m/K *100% = 6 000/ 30 000 *100% = 20%
a) Tổng giá trị tiền của hàng hóa:
G = C + v + m = 24 000 + 6 000 + 6 000 = 36 000 (USD)
b) Khi tỷ suất lợi nhuận giảm 5% thì:
p’ = 20% - 5% = 15% = m/(C+V) *100%= 6 000/( C+V) => C + V = 40 000
(USD)
Vậy sơ với C + V lúc đầu (=30 000 USD) thì C + V lúc sau (=40 000) tăng thêm
10 000 (USD) bằng số tư bản thương nghiệp cần đầu tư.
c)
* Tốc độ chu chuyển là 1 vòng/ năm:
Ptn = p’ * Ktn = 15%* 10 000 = 1500 (USD)
Pcn = m – Ptn = 6000 – 1500 = 4500 (USD)
Kcn = C + V = 30 000 (USD)
Giá bán = Pcn + Kcn + Ptn + Ktn = 4500 + 30 000 + 1500 + 10 000 = 46 000
(USD)
* Tốc độ chu chuyển 2 vòng/năm:
Ktn = 20 000 (USD)
C = 48 000 (USD)
V = 12 000 (USD)
m = 1200 (USD)
Ptn = 15% * 20 000 = 3000 (USD)
Pcn = m – Ptn = 1200 – 3000 = 9000 (USD)
Giá bán = Pcn + Kcn + Ptn + Ktn = 9000 + 60000 + 3000 + 20 000 = 92 000
(USD)
Bài 10:Hãy xác định thời gian và tốc độ chu chuyển tb của toàn bộ tư bản khi cho
các số liệu sau đây của doanh nghiệp:Giá trị nhà xưởng =300000usd và thời gian
sử dụng trung bình là 15 năm,máy móc thiết bị =800000usd và thời gian sử dụng
trung bình là 10 năm.Chi phí nguyên,nhiên, vật liệu là 100000usd,chi phí tiền
công=50000usd.Mỗi tháng mua nguyên ,nhiên,vật liệu 1 lần và thanh toán tiền
công 2 lần.
Lời giải
* Lúc đầu:
Gía trị nhà xưởng của = 300 000-15 năm
Cla/năm= 20 000
Gia trị máy móc thiết bị c1b = 800 000 – 10 năm
C1b/năm= 80 000
Thời gian chu chuyển của tư bản cố định
C1:c1/năm=(300 000 + 800 000) : (20 000 +80 000)= 1(năm)
BÀI 11:Tư bản đầu tư là 1.000.000 USD, C/V = 4/1, tiền công danh nghĩa 100
USD/người/ tháng. Nhờ thường xuyên tích lũy, quy mô đầu tư tăng lên 1.800.000
USD với C/V =9/1. Hỏi nhu cầu lao động thay đổi như thế nào, nếu tiền lương của
mỗi công nhân không thay đổi.
Lời giải
* Lúc đầu:
Tư bản đầu tư: C + V = 1 000 000
C/V= 4/1 ⬄ K chia 5 phần, C chiếm 4 phần, V chiếm 1 phần.
=> C = 800 000
=> V = 200 000
Tiền công danh nghĩa: 100 (USD/người/tháng)
=> số công nhân thuê được = 200 000 : 100 = 2000 người
* Nhờ tích lũy:
Tư bản đầu tư: C + V = 1 800 000
C/V = 9/1 ⬄ Chia làm 10 phần, V chiếm 9 phần, C chiếm 1 phần.
=> C = 1 620 000
=> V = 180 000
Tiền lương của mỗi công nhân không thay đổi => số công nhân thuê được = 180
000 : 100 = 1800 người
Như vậy nhu cầu lao động giảm: 2000 – 1800 = 200 người.
Bài 12. Giả định rằng: K =2.000, C/V=4/1, m’= 100%, C1=1/2 C và dự tính khấu
hao trong 10 năm.
a) Tổng giá trị hàng hóa sẽ là bao nhiêu nếu tốc độ chu chuyển là 1 vòng trong một
năm?
b) Tổng giá trị hàng hóa sẽ là bao nhiêu nếu tốc độ chu chuyên là 2 vòng trong một
năm?
c). Nếu tốc độ chu chuyển là 2 vòng/năm thì sau mấy năm sẽ đổi mới được tư bản
cố định.
a) c=4v
GIẢI
K=2000=c+v=5v => v=400,c=1600
c1=1/2c =800 - khấu hao 10 năm và c2=800
c1/năm: 800:10=80
m'=100% => m=v=400
c+v+m =80+800+400+400
b) TĐCC là 2v=> c1/năm=160, c2=1600, v=800, m=800 Tổng giá trị HH
C+v+m = 160+1600+800+800=3360
c) Sẽ đổi mới được tư bản cố định sau:
10:2=5 năm

BÀI 13: Toàn bộ tư bản ứng trước là 6.000.000 USD, trong đó giá trị nguyên vật
liệu là 1.200.000 USD; nhiên liệu, điện, nước là 200.000USD, tiền lương là
600.000 USD. Giá trị máy móc và thiết bị sản xuất gấp 3 giá trị nhà xưởng. Thời
gian hao mòn hoàn toàn của máy móc là 10 năm và của nhà xưởng là 25 năm. Hãy
tính tổng số tiền khấu hao sau 8 năm.
Lời giải:
Tiền lương: V = 600 000 (USD)
Toàn bộ tư bản ứng trước:
K= C+V = 6 000 000
⬄ C + 600 000 = 6 000 000
⬄ C = 5 400 000
Nguyên nhiên, vật liệu: C2 = 1 200 000 + 200 000 = 1 400 000
=> C1= C - C2= 5 400 000 – 1 400 000 = 4 000 000
Gọi C1a là chi phí cho máy móc, thiết bị
C1b là chi phí nhà xưởng
Ta có: C1a = 3*C1b
=> C1a = 3.000.000
=> C1b= 1.000.000
* Thời gian hao mòn hoàn toàn của máy móc (C1a) là 10 năm
=> Mỗi một năm C1a thấy hao mòn là 300.000
* Thời gian hao mòn hoàn toàn của nhà xưởng (C1b) là 25 năm
=> Mỗi một năm C1b thấy hao mòn là 40.000
* Tổng số tiền khấu hao sau 8 năm:
8*C1a + 8*C1b = 8*300 000 + 8*40 000 = 2.720.000
BÀI 14: Tổng tư bản đầu tư là 900.000 DEM, trong đó chi dùng cho tư liệu sản
xuất là 780. 000 DEM. Số lượng công nhân được tuyển dụng vào sản xuất là 400
người. Hãy xác định khối lượng giá trị mới do một công nhân tạo ra, biết rằng tỷ
suất giá trị thặng dư là 200%.
Lời giải:
* Tóm tắt:
Tổng tư bản đầu tư: K = C + v = 900 000 (DEM)
Số công nhân: N = 400 người.
Chi phí dùng cho tư liệu sản xuất: C = 780 000 (DEM)
Mà K = C + V = 900 000 (DEM)
→ v = 900 000 – 780 000 = 120 000 (DEM)
Mặt khác: m’= m/V*100%= 200%  m= 2V = 240 000 (DEM)
* Khối lượng giá trị mới do công nhân tạo ra:
m + V = 240 000 + 120 000 = 360 000 (DEM)
* Khối lượng giá trị mới do một công nhân tạo ra: 360 000/400 = 900 (DEM)
BÀI 15: Có 200 Công nhân làm việc trong 1 nhà máy. Cứ th lao động 1 Công nhân
tạo ra lượng giá trị mới là 5 đô, m=300% và tiền Công tính theo thời gian là 10
đô/người/ngày. Hãy xác định độ dài Chung Của ngày lao động. Nếu giá trị sức lao
động không đổi và trình độ sản xuất giá trị thặng dư tăng lên 1/3 thì khối lượng giá
trị thặng dư tăng lên trong 1 ngày là bao nhiêu?
Lời giải:

200 CN
Gía trị mới: m+v=5
m'=300% => m=3v
tiền công của 200 công nhân: 200x10=2000
M=m'xV= 300 x 2000 = 6000
v=10
m=3v=3x10=30
Nếu m tăng lên 1/3=>m tăng 10
=> m=30+10=40
Do cứ 1h 1 CN phải làm ra 5 đô nên tổng số giờ người CN đó phải làm trong 1
ngày:
40:5=8 (h)
m'=m/v x100% =40: 10 x 100% = 400%
M= m'xV= 400% x 2000 =8000
→ M tăng thêm 1 lượng là 2000
BÀI 16: Có 100 CN sx trong tháng 12500 sp. Chi phí máy móc thiết bị 125.000
Và nguyên vật liệu là 125000/ tiền công 2usd m’=300%
Lời giải:

100 CN
12 500 sp
Chi phí máy móc thiết bị cho 1 sp: 125000 : 12500 = 10 (c1)
Chi phí nguyên vật liệu cho 1 sp: 125 000 : 12 500=10 (c2)
tiền công 2usd=>v=2 usd
m' 300% => m=3v=3x2=6
Gía trị của 1 sp
c+v+m = 10+10+6+2=28
Bài 17: Xác định lợi nhuận của từng xí nghiệp A, B, C (trong trường hợp cung =
cầu về hàng hóa) khi biết rằng các xí nghiệp A, B, C sản xuất cùng một loại hàng
hóa nhưng có trình độ tốt, xấu khác nhau với khối lượng sản phẩm là lần lượt :
250; 500;250, và giá trị cá biệt tương ứng là 4,3,2.
Lời giải:

A: 250 sp
1 sp — 4 đồng
B: 500 sp
1sp-3 đồng
C: 250sp
1sp- 2 đồng
Tìm GTXH
(4+3+2) : 3 = 3 ( đồng/sp)
Gía trị cá biệt của A khi bán 250 sp
250x4=1000
Gía trị biệt của B khi bán 500 sp
500 x 3 = 1500
Gía trị cá biệt của C khi bán 250 sp
250 x 2=500
Gía bán theo GTXH của A
250x3=750 => Lợi nhuận của A 750 – 1000 = -250 Gía bán theo GTXH của B
500x3=1500 => Lợi nhuận của B 1500 – 1500 = 0 Gía bán theo GTXH của C
250x3=750 => Lợi nhuận của C 750-500=250

BÀI 18:Trong 8 giờ sản xuất được 8 sản phẩm có tổng giá trị là 80 USD. Hỏi giá
trị tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị của 1 sản phẩm là bao nhiêu, nếu:
+ Năng suất lao động tăng lên 2 lần.
+ Cường độ lao động tăng lên 1,5 lần.
Lời giải:

* Trong 8 giờ làm ra 8 sản phẩm 80 USD


=> 1h/1sp = 10USD
* Năng suất lao động tăng 2 => 16sp => 1sp = 80/16 = 5USD
=> Giá trị tổng sp không đổi = 80USD
=> Giá trị 1 sp giảm ½ = 5USD
* Cường độ lao động tăng 1,5 lần => 12 giờ => 12sp
=> Giá trị 1 sp = 10USD
=> Gia trị tổng sp = 10*12 = 120USD
Bài 19. Có bốn nhóm người cùng sản xuất một loại hàng hoá. Nhóm I hao phí cho
một đơn vị sản phẩm là 3 giờ và cung ứng cho thị trường 100 sản phẩm; nhóm II
hao phí cho một đơn vị sản phẩm là 4 giờ và cung ứng cho thị trường 100 sản
phẩm; nhóm III hao phí cho một đơn vị sản phẩm là 5 giờ và cung ứng cho thị
trường 200 sản phẩm; nhóm IV hao phí là 6 giờ và cung ứng là 200 sản phẩm.
a) Hãy tính thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá.
b) Nếu nhóm IV cung ứng 2000 sản phẩm thì thời gian lao động xã hội cần thiết
được xác định như thế nào?
Lời giải:

a) Nhóm I: 100 sp , 3 giờ/1sp


Nhóm II: 100 sp, 4 giờ/1sp
Nhóm III: 200, 5 giờ/1sp Nhóm IV: 200 sp, 6 giờ/1sp
Thời gian lao động để nhóm I tạo ra 100 sp:
100 x3 = 300
Thời gian lao động để nhóm II tạo ra 100 sp:
100x4=400
Thời gian lao động để nhóm III tạo ra 200 sp 200x5=1000
Thời gian laodđộng để nhóm IV tạo ra 200 sp 200x6-1200
GTXH: ( Lấy tổng thời gian sx của 4 nhóm chia cho tổng số lượng sp của 4 nhóm)
(300+400+1000+1200): ( 100+100+200+200)=4,8 (giờ) b) Khi DN cung ứng đại
đa số sp trên thị trường thì GTXH sẽ tương ứng với lao động cá biệt của người
cung ứng đại bộ phận HH đó
=> GTXH lúc này sẽ tương ứng với GTCB của nhóm IV là 6 giờ/ 1 sp
Bài 20:Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật,hap phí sản xuất cho 1 đơn vị hàng hóa giảm
từ 8 giờ xún 4 giờ trong khi thời gian lao động xã hội cần thiết là 8 giờ.Hãy xác
định sự thay đổi doanh thu trên 1 đơn vị sản phẩm
Lời giải:
Doanh thu là số tiền thu được do bán sp.Hao phí lđ cá biệt cho 1 đvị sp giảm từ 8
giờ xuống 4 giờ
Song hàng hóa vẫn bán ra theo giá trị xã hội là 8 giờ nên doanh thu của người sản
xuất hàng hóa trên 1 đvị sản phẩm tăng lên =8:4=2 lần
Bài 21
a) Có một xí nghiệp sản xuất được 3% sản phẩm của ngành, nếu năng suất lao
động của xí nghiệp ấy tăng lên 2 lần, hỏi giá trị cá biệt và giá trị xã hội sẽ thay đổi
như thế nào?
b) Cũng trong ngành ấy, có một xí nghiệp sản xuất được 90% sản phẩm của ngành,
nếu năng suất lao động của xí nghiệp này tăng lên hai lần, hỏi giá trị cá biệt và giá
trị xã hội sẽ thay đổi như thế nào ?.
Lời giải:

Giải quyết theo nguyên tắc ai cung ứng đại bộ phận HH thì người đó chỉ phối
GTXH của ngành đó=> GTCB của DN tương ứng với GTXH của ngành
a) Năng suất lao động tặng 2 lần
- Vì DN này chỉ chiếm 3% số lượng sp của ngành nên khi NSLĐ của DN này tăng
vẫn kh làm GTXH của ngành thay
đôi
→ GTXH không đổi
− Gía trị cá biệt của DN giảm 2 lần
b) NSLĐ tăng 2 lần
- Vì DN cung cấp 90% sp của ngành tức là cung ứng đại tuyệt đối HH của ngành
=> khi NSLĐ của DN tăng sẽ làm ảnh hưởng đến GTXH của ngành đó, hay nói
cách khác GTCB của DN sẽ tương ứng GTXH của ngành này.
= GTCB giảm 2 lần
→ GTXH giảm 2 lần

BÀI 22: Tổng giá cả hàng hoá đem ra lưu thông là 160 tỷ đồng. Trong đó tổng số
giá cả hàng hoá bán chịu là 20 tỷ đồng, tổng số tiền thanh toán đã đến kỳ hạn là 50
tỷ, tổng số tiền khấu trừ cho nhau là 30 tỷ, số lần luân chuyển trung bình trong năm
của đơn vị tiền tệ là 20 vòng. Số tiền trong lưu thông là 14 ngàn tỷ. Có thể xoá bỏ
được hoàn toàn lạm phát hay không, nếu nhà nước phát hành tiền giấy mới và đổi
tiền giấy mới thay tiền giấy cũ theo tỷ lệ 1/1000?
Lời giải:
M = [P.Q - (G1 + G2) + G3]/V
= [160 - (20 + 30) + 50]/20 = 8 tỷ
Vậy số tiền cần thiết cho lưu thông là 8 tỷ
Mà số tiền hiện có trong lưu thông là 14 nghìn tỷ
Nếu nhà nước phát hành tiền mới với tỷ lệ 1/1000
=> số tiền hiện có = 14 nghìn tỷ * 1/1000 = 14 tỷ
=> không thể xóa bỏ được hoàn toàn làm phát
BÀI 23: Để sx ra 1.500 sản phẩm, người ta dự tính đầu tư 8000USD, trong đó TB
khả biến là 6500USD, m=200%. Nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sx
nên giảm được 300USD, TB khả biến và m không đổi. Hỏi giá trị của một đơn vị
hàng hóa sẽ thay đổi như thế nào so với dự kiến ban đầu.
Lời giải:

* Theo dự kiến:
Tư bản khả biến: V=6500 (USD)
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’= m/v * 100% = 200% => m=2v=2*6500=13000
(USD)
Tư bản đầu tư: C+V= 8000 (USD) ⬄ C+ 6500=8000 ⬄ C= 1500 (USD)
+) Giá trị của 1500 đơn vị hàng hóa là:
C + V + m = 8000 + 13000 = 21000 (USD)
+) Giá trị của một đơn vị hàng hóa: 21000/1500=14 (USD)
* Nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu:
+) Giá trị của 1500 đơn vị hàng hóa là:
C + V + m = 800c – 300c + V + m = 7700 + 13000 = 20700 (USD)
+) Giá trị của một đơn vị hàng hóa: 20700/1500=13,8 (USD)
Giảm 1,43%
BÀI 24:Giả định rằng, nền kinh tế sản xuất 4 nhóm hàng: nhóm I có khối lượng
hàng hóa đưa vào lưu thông 10 triệu đơn vị, giá cả trung bình là 20 USD/ 1 sản
phẩm hàng hóa; nhóm II có khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông là 20 triệu đơn
vị, giá cả trung bình là 40 USD/1 sản phẩm hàng hóa; nhóm III có khối lượng hàng
hóa đưa vào lưu thông là 20 triệu đơn vị, giá cả trung bình là 50 USD/1 sản phẩm
hàng hóa; nhóm IV có khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông là 20 triệu đơn vị,
giá cả trung bình là 20 USD/1 sản phẩm hàng hóa . Số vòng lưu thông của tiền tệ
trong năm là 10 vòng. Số tiền hiện có trong lưu thông là 24.000 triệu. Chính phủ
có thể đổi tiền với tỷ lệ bao nhiêu để khắc phục tình trạng lạm phát ?
Lời giải:
Số tiền ở mỗi nhóm hàng:
+ Nhóm I: 20*10 = 200 triệu USD
+ Nhóm II: 40*20 = 800 triệu USD
+ Nhóm III: 50*20 = 1 tỷ USD
+ Nhóm IV: 20*20 = 400 triệu USD
=> Số tiền cần thiết cho lưu thông
M = (200 + 800 + 1000 + 400)/10 = 240 triệu USD
Mà số tiền hiện có trong lưu thông là 24000 triệu USD
=> để khắc phục lạm phát => số tiền hiện có = số tiền cần thiết
=> 240 = 1/100 * 24000
=> Chính phủ có thể đổi tiền mới với tỷ lệ 1/100

BÀI 25:Để sx ra 1.500 sản phẩm, cần đầu tư 70.000usd, trong đó TB khả biến là
30.000usd, m'=200%. Nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu trong quá trình sx nên tổng
chi phí đầu tư chỉ còn 66.500usd. Hỏi giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm được
bao nhiêu phần trăm so với dự kiến ban đầu.
Lời giải:

* Theo dự kiến:
Tư bản đầu tư: C + V = 70000 (USD)
Tư bản khả biến: V = 30000 (USD)
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’= 200% = m/v *100% ⬄ m = 2v = 2*30000 = 60000
(USD)
 Giá trị của 1500 sản phẩm:
m + C + V = 60000 + 70000 = 130000 (USD)
 Giá trị của 1 đơn vị sản phẩm: 130000/1500=86,67 (USD)
* Nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu:
 Giá trị của 1500 sản phẩm:
66500 + 60000 = 126500 (USD)
 Giá trị của một đơn vị sản phẩm: 126500/1500=84,33 (USD)
Giảm so với dự kiến là: (86,67-84,33)/86,67 * 100% = 2,7%
BÀI 26:Tổng TB đầu tư cho 1000 sp là 8000usd,trong đó TB khả biến=1/5 TB bất
biến,nhà TB thu được 2400usd giá trị thặng dư. Tìm tỷ suất giá trị thặng dư
Lời giải:

v=1/5c=>c=5v
c+v=8000USD
5v+v=8000 =>v=1333,3
m=2400usd
m’=(m/v)*100%=(2400/1333,3)*100%=180%
Bài 27. Tỷ suất giá trị thặng dư là 150%, lương CN là 250usd/tháng. Muốn thu
được 240.000usd giá trị thặng dư trong 1 năm, chủ TB cần thuê bao nhiêu CN?
Lời giải:

m'=150%=> m=1,5v= 1,5 x 250 = 375 usd


v=250 ussd/tháng
m = 240 000
cần thuê bao nhiêu CN ?
Số CN TB cần thuê trong 1 tháng là: 240 000 : 375 :12 = 53,3 = 54 (người)
Bài 28: Một XN thu được 460.000usd/năm, m’=200%, XN có 120CN. Hỏi lương
tháng trung bình của 1 CN là bao nhiêu?
m=460 000 usd/năm (m ở đây là m của 1 năm và m của 120 của CN)
m'=200%m=2v
120 CN
Gía trị thặng dư nhà TB thu được của 1 CN/tháng là:
m=460 000:120:12 =319,4 usd
Lương tháng TB của 1 công nhân:
Có m=2v=v=m/2=319,4: 2 = 159,7 usd

Bài 29. Tổng tư bản ứng trước là 5 triệu USD, c/v=4/1, C1= 1/2 C. Dự tính khấu
hao tư bản cố định trong 10 năm, nguyên nhiên vật liệu 4 tháng mua 1 lần, tư bản
khả biến quay vòng 4 lần trong 1 năm.
-Xdinh tốc độ chu chuyển chung của TB
-Xdinh tốc độ chu chuyển thực tế của TB ứng trước
Lời giải:

K= 5 triệu =c+v
c/v=4/1 => c=4v
=>4v+v=5 triệu = v = 1 triệu và c=4 triệu
C1=1/2c=1/2x4 triệu = 2 triệu=> c2 = 4-2=2trieu
Tư bản cố định là c1 - khấu hao 10 năm
=> C1/năm=2 triệu : 10 = 200 000
Nguyên vật liệu 4 tháng mua 1 lần => 12 tháng :4=3=>1 năm mua 3 lần
C2/năm= 2 x 3 = 6 triệu / năm
Tư bản khả biến là v – quay 4 lần 1 năm
=> v/năm= 1 triệu x 4 = 4 triệu / năm
a)
Ttb=(c1/năm+c2/năm+v/năm):K = (200 000 + 6 triệu +4 triệu) : 5 triệu = 2,04
(vòng/năm)
b) Tư bản ứng trước có nghĩa là c1
TCĐ=c1/năm : c1 = 200 000 : 2 triệu = 0,1 ( vòng/năm )
=>1 vòng trong 10 năm
Bài 30:Nếu tiền lương danh nghĩa của công nhân tăng lên 2,5 lần, giá cả vật phẩm
tiêu dùng tăng 70%còn giá trị sưc lao động do cường độ lao động tăn g và ảnh
hưởng các yếu tố lịch sử,tinh thần đã tăng 45%.Hãy tính tiền lương thực tế thật sự
thay đổi như thế nào?
Lời giải:

Giả sử lương danh nghĩa 100,tiền lương danh nghĩa tăng 2,5 lần và giá cả tăng
70% thì chỉ số tiền lương thực tế là: 250/170%=147
Giá trị sức lao động tăng 45% nên tiền công thực tế giảm còn: 147/145%=101,38%
Vậy sau thay đổi,lương thực tế chỉ bằng 101,38% so với chưa tăng lương
BÀI 33. Năm 1980, tiền lương trung bình của 1 công nhân là 2.238 đô la/năm, còn
giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra là 3.134 đô la. Đến năm 2010, những chỉ tiêu
trên tăng lên tương ứng là 2.520 đô la và 7.138 đô la.
Hãy xác định trong những năm đó thời gian của người công nhân lao động cho
mình và cho nhà tư bản thay đổi như thế nào, nếu ngày làm việc 8 giờ?
Lời giải:
Năm 1980,tỉ lệ m/v=3,134/2,238=1,4(1)
Tỉ lệ trên  tỉ lệ của thời gian lao động thặng dư/thời gian lao động thiết yếu nên
m+v=8(2)
Giải (1),(2) ta có:m=4,7(h)
v=3,3(h)
TGLĐCT giảm 2,94h xuống 1,82h
TGLĐTD tăng 5,06h lên 6,18h
Bài 34:Tổng tư bản đầu tư là 50 triệu JPY, cấu tạo hữu cơ 9/1, mỗi năm tích lũy
2,25 triệu JPY đạt tỷ suất tích lũy 15%. Tìm tỷ suất giá trị thặng dư.
Lời giải:

Tổng tư bản đầu tư: K = 50 triệu (JPY)


C/V = 9/1 => C = 45 triệu (JPY), V = 5 triệu (JPY)
Tích lũy: m2 = 2,25 triệu (JPY)
m2 = 15% m => m = 15 triệu (JPY)
* Tỷ suất giá trị thặng dư:
m’= m/v * 100% = 15 triệu/5 triệu * 100% = 300%

BÀI 35: Hao mòn máy móc thiết bị 200 000 USD, tiền công danh nghĩa
300.000USD, GTTD 450 000 USD. Xác định chi phí nguyên, nhiên liệu biết rằng
tổng giá trị sản phẩm là 1 500 000
USD.
Tính tỷ suất giá trị thặng dư
Lời giải:

C1=200 000
V= 300 000
m=450 000
c2=?
c+v+m =1 500 000
c2= 1 500 000 -200 000-300 000 - 450 000=550 000
m' = m/v x100% = 450 000:300 000 x100% = 150%
BÀI 36:
100 công nhân
1200 sp
Chi phí tiền công 2400
a) Tiền công của 1 sp: 2400 : 1200 = 2 usd/sp
b) 20 công nhân đạt mức 14 sp 1 ngày
=>1 ng làm 14 sp
=>14x2=28 usd/người
BÀI 37. Ngày làm việc 8 giờ thì m’= 300%. Sau đó nhà tư bản kéo dài ngày làm
việc đến 10 giờ. Hỏi trình độ sản xuất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu giá
trị sức lao động không đổi? Nhà tư bản tăng thêm giá trị thặng dư bằng phương
pháp nào?
Lời giải:
Tổng thời gian 8 giờ;m’=300%
Tổng thời gian* là 10 giờ, giá trị sức lđ giữ nguyên,hỏi(m’)’?
m’ =(TGLĐTD/TGLĐTY)*100%=300%
=>TGLĐTD gấp 3 lần TGLĐTY
Với 8h làm việc nên TGLĐTY 2h, TGLĐTD là 6h
Trong điều kiện sức lao động không đổi, nhà TB kéo dài TGLĐ lên 10h
->TGLĐTY không thay đổi cà TGLĐTD tăng thành 8h
(m’)’=(8/2)*100%=400%
=>PP giá trị thặng dư tuyệt đối
BÀI 38. làm việc 8 giờ, thời gian lao động thặng dư là 4 giờ. Sau đó do tăng năng
suất lao động trong các ngành sản xuất vật phẩm tiêu dùng nên hàng hoá ở những
ngành này rẻ hơn trước 2 lần.
•Tỷ suất giá trị thặng dư thay đổi như thế nào nếu độ dài ngày lao động không
thay đổi?
Lời giải:
Thực tế giờ lao động =8 giờ;TGLĐTD=4 giờ=>TGLĐTY=4 giờ
Ta có m’=4/4*100%=100%
Tăng năn suất lao động 2 lần nên TGLĐTY*=2 giờ=>TGLĐTD*=6 giờ
Nên (m’)’=6/2*100%=300%
CÂU 39: Tổng tư bản là 1000, C/V =4/1, m’= 100%. Hãy cho biết tổng số giá trị
thặng dư là bao nhiêu? Nếu mua bán hàng hoá đúng giá trị thì tỷ suất lợi nhuận là
bao nhiêu?
Lời giải:
- K=1000=c+v; c/v=4/1 => c=4v
=> 4v+v= 1000 => v = 200 và c=800
Giá trị thặng dư: m’=100%=> m=v=800
Tổng giá trị thặng dư: M= m’xV= 100% x200 = 200
Tỷ suất lợi nhuận: p’=m :(c+v)x100% = 800 : 1000 x 100 % =80%
Câu 40: K = 2000
cấu tạo là c/v = 4/1
➡C=4v
=>4v+v= 2000=> v = 400 và c = 1600
C1=1/2c=1⁄2 x 1600= 800 => c2 = 1600-800=800
Khấu hao của c1 10 năm
C1/năm = 800: 10 = 80
a) p=400
Lợi nhuận p luôn luôn = m=> m=p=400
Gía bán của lô hàng này là: c+v+m=cl/năm+c2+v+m=80+800+ 400 + 400 = 1680
p' = m: (c+v) x100% = 400: (80+800+400) x100% = 31,25%
b) Nếu tốc độ chu chuyển 2 vòng
=>C1/năm = 80 x2 = 160
=>C2= 1600, v= 800
Tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí là 30% thì lợi nhuận =?
P'=m: (c+v) x100% = 30%
m: (160+1600+800) x100% = 30%
➡m= 768

Bài 45: Hãng X sx 1 ngày dc 2 ap với chi phí cho 1 sp như sau: máy móc thiết bị
100, nhà xưởng 100, nguyên việt liệu 100, tiền lương 100. Gía thị trường 500/1sp
Hãy cho biết cấu tạo giá trị của 1 sp, tổng giá trị, tổng doanh thu sẽ thay đổi như
thế nào theo các TH sau đây: nsldxh tăng 2 lần, nsldcb tăng 2 lần , cdld tăng 1,5
Lời giải:

C1=100+100
C2=100
V=100
Gía trị thị trường 500  lợi nhuận p=m=100
- nsldxh tăng 2 lần
- Khi NSLĐXH tăng hay giảm thì sẽ không tác động đến lượng giá trị 1 đơn vị HH
của doanh nghiệp làm ra mà nó sẽ tác động tới GTXH của HH đó. Vì HH khi lưu
thông trên thị trường sẽ lưu thông theo GTXH.
=> Nếu NSLĐXH tăng lên thì lượng giá trị XH của 1 HH sẽ giảm xuống và ngược
lại.
=> GTXH sẽ giảm 2 lần => Gia thị trường=500:2=250
=> Cấu tạo giá trị 1 HH ko đổi=> Tổng giá trị sp không đổi
- nsldcb tăng 2 lần
- Khi doanh nghiệp có NSLĐCB tăng lên thì lượng giá trị cá biệt của 1 dvi HH của
DN sẽ giảm xuống và ngược lại.
=> Lượng giá trị cá biệt của 1 đơn vị HH giảm 2 lần: 400:2=200
=> Tăng số lượng sp lên 2 lần
=> Tổng giá trị sp không đổi
- CĐLĐ tăng 1,5 lần
Trong cùng 1 đơn vị thgian, CĐLĐ tăng sẽ làm tăng tổng sp, tăng tổng giá trị,
còn giá trị mỗi đơn vị sp không thay đổi
→ Tăng 1,5 lần lượng sp: 2x1.5=3
→ Lượng giá trị mỗi đơn vị sp ko đổi
→ Tổng giá trị sp tăng 1,5 lần

You might also like