Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1:Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền

Đông và miền Tây


đối với sự phát triển nông nghiệp ,công nghiệp Trung Quốc.

* Thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông
nghiệp, công nghiệp Trung Quốc:
Tiêu chí Miền Đông Miền Tây
- Nông nghiệp: - Nông nghiệp:
+ Đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất + Diện tích rừng lớn, còn nhiều rừng
phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào. giàu → phát triển lâm nghiệp.
→ phát triển nền nông nghiệp trù phú + Các đồng cỏ → chăn nuôi gia súc lớn.
(cây lương thực) - Công nghiệp:
+ Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió + Khoáng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên,
mùa sang ôn đới gió mùa → phát than đá, sắt,… → phát triển nhiều
triển đa dạng cây trồng vật nuôi. ngành công nghiệp (khai khoáng, luyện
Thuận
- Công nghiệp: kim, hóa chất, năng lượng,…).
lợi
+ Địa hình bằng phẳng, nguồn nước + Thượng nguồn các sông lớn, nguồn
dồi dào → thuận lợi xây dựng các thủy năng dồi dào → phát triển công
công trình, nhà máy, cơ sở sản xuất nghiệp năng lượng.
công nghiệp.
+ Nhiều kim loại màu, quặng sắt, than
đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,…
→ Phát triển công nghiệp khai khoáng,
luyện kim, hóa chất, năng lượng,…
- Vùng đồng bằng dễ ngập lụt vào mùa - Khí hậu lục địa khắc nghiệt, khô hạn.
Khó
mưa. - Địa hình hiểm trở → giao thông khó
khăn
khăn.

Câu 2:Điều kiện tự nhiên Trung Quốc có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế
xã hội ?

a) Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối với su phát triễn kinh tế - xã hội Trung
Quốc
* Miền Đông
- Thuận lợi:
+ Đường bờ biển dài 9000 km thuận lợi phát triến các ngành kinh tế biển
+Có các đống bảng châu thổ rộng lớn (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam) với đất phù sa
màu mỡ, thuận lợi cho phát triến nông nghiệp.
+ Khí hậu chuyển từ cận nhiệt đới gió mùa sang ôn đới gió mùa, là cơ sở đ8 đa dạng hóa nông sản.
+ Có nhiểu sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang,.. có giá trị về nhiều mặt như: giao thông vận tải
đường sông, bối đẫp phù sa, nuối trông và khai thác thủy sản, cung cấp nước cho sản xuất và sinh
hoạt, du lịch,..
+ Vùng đồi núi có rừng và đồng cỏ để phát triến lâm nghiệp và chẳn nuối.
+ Giàu tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là kim loại màu, thuận lợi phát triển công nghiệp.

-Khó khăn :Thường xảy ra lụt lội về mùa hạ ở các đồng bằng và chịu sự ảnh hưởng của bão
* Miển Tây
- Thuận lợi:
+ Rừng, đồng cỏ, phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.
+ Sông ngòi dốc có giá trị lớn về thuỷ điện.
+ Khoáng sản phong phú (than, sắt, dầu mỏ), tạo điều kiện để phát triến công nghiệp.
- Khó khắn:
+ Địa hình núi cao, sơn nguyên đổ sộ, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và cư trú.
+ Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt đã tạo nên những vùng hoang ng bán hoang mạc rộng lớn, thiu
nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Câu 3:Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc?Chính sách dân số đã tác động đến
dân số Trung Quốc ntn?
*Đặc điểm dân cư – xã hội Trung Quốc:
 Số dân hơn 1,3 tỉ người (2005), đông nhất thế giới, chiếm 1/5 dân số thế giới.
 Gia tăng dân số nhanh, gần đây đã giảm, chỉ còn 0,6% (2005) do chính sách mỗi gia đình chỉ có 1
con
 Dân tộc: trên 50 dân tộc, chủ yếu là người Hán >90%
 Phân bố dân cư không đều, đông đúc ở miền Đông, nhất là đồng bằng châu thổ, thưa thớt ở miền
Tây
 Tỉ lệ dân thành thị 37%, miền Đông là nơi tập trung nhiều thành phố lớn: Bắc Kinh, Thượng Hải…
 Xã hội: chú trọng đầu tư cho giáo dục, tỉ lệ biết chữ cao gần 90%. Là nơi có nền văn minh lâu đời
nhiều đóng góp cho nhân loại (giấy, la bàn, thuốc súng…)

*Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc

Chính sách dân số sinh ít con của Trung Quốc có ảnh hưởng đến dân số như sau:
- Tác động tích cực:
 Đời sống nhân dân được cải thiện
 Giải quyết vấn đề về việc làm
 Dễ dàng trong công tác quản lý dân số
 Có nhiều đất đai để phát triển nông nghiệp
 Giáo dục con cái chu đáo hơn vì gia đình ít con
- Tác động tiêu cực:
 Chính sách dân số đã làm mất cân bằng tỉ lệ nam và nữ ở Trung Quốc do sinh ít con mà vẫn tồn
tại suy nghĩ trọng nam khinh nữ nên người dân dùng các biện pháp y học để sinh con trai. Con
gái sinh ra bị bỏ rơi.
 Người già thiếu người chăm sóc, do sinh con ít.
 Tuy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn 0,63 nhưng vẫn là nước đông dân và đứng đầu thế
giới.
 Dân số đang trong quá trình già hoá.
 Thiếu nguồn lao động trong tương lai.
 Gia tăng tỉ lệ phá thai
Câu 4: Vấn để dân số ở Trung Quốc đã tạo thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế -
xã hội? Biện pháp?

* Thuận lợi
-Số dần đông nhất thế giới: 1303,7 triệu người (năm 2005), chiếm 1/5 số dân thế giới và mối năm
tăng thêm khoảng 12 triệu người.

- Nhờ có số dân đông nên Trung Quốc có lực lượng lao động dồi dào, rẻ và thị trường tiêu thụ rộng
lớn, thu hút các nhà đẩu tư nưổc ngoài.

* Khó khăn: Dân số đông và tăng nhanh gây sức ép lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội (làm giảm
tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề: Việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục, tệ nạn xã hội,..),
tài nguyên - môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

*Biện pháp

- Tiếp tục đẩy mạnh chính sách kế hoạach hóa gia đình nhẳm giảm tỉ lệ sinh. -

- Cần lựa chọn mộ hình phát triển kinh tế dựa trên nguồn lao động dư thừa.

-Đấy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khấu gián tiếp qua việc hình thành các đặc khu kinh
tế.

- Phát triển công nghiệp nông thôn nhằm giải quyết việc làm

Câu 5. Vì sao Trung Quốc chú trọng phát triến miền Tây trong những năm gần đây? Nêu
chiến lược khai phá miền Tây của Trung Quốc.

a) Trung Quốc chú trọng phát triển miền Tây trong những năm gần đây vì:

- Miển Tây có vị trí quan trọng: Giáp nhiều quốc gia, có nhiều khu tự trị của người dân tộc, nhiểu
dân tộc ít người nhưng cơ sở hạ tầng lại kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn
nhiều so với mức trung bình cả nước.

- Miền Tây là nơi giàu tiềm năng để phát triển kinh tế (giàu khoáng sản, rừng, chăn nuối, du lịch),
nhưng chưa được chú trọng khai thác.

-Sự phát triển nhanh chóng trong nền kinh tế Trung Quốc đã làm gia tăng khoảng cá ch giàu nghèo
giữa giữa miên Đông và miền Tây.

-Những điều trên đặt ra nhiệm vụ lớn là Nhà nước phải ưu tiên phát triển miễn Tây, góp phần ổn
định chính trị, xã hội cho toàn đất nước.

b) Chiến lược khai phá miên Tây:

- Quy hoạch toàn diện nguồn tài nguyên khoáng sản và sử dụng hiệu quả, hợp lí, bảo vệ nguồn tài
nguyên.

-Xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng môi trường sinh thái, phát triển các ngành ưu thế đặc sắc của
miển Tây.

- Phát triển sự nghiệp khoa học, giáo dục, đào tạo sử dụng tốt nhân tài.
-Phát triển các ngành truyển thống và các ngà nh kĩ thuật cao.

- Cải thiện mội trường đầu tự, có chính sách thuế, thuê đất ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài và
đấu tư trong nước tham gia vào khai phá, phát triển

-Mở rộng hợp tác với các nước láng giễng, xây dựng khu vực mậu dịch tự do, phát triển mậu dịch
biên giới,...

Câu 6:Vì sao nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1949-1978 chậm phát triển ?

a) Nền kinh tế Trung Quốc giai đoạn 1949 - 1978 chậm phát triển là vì:

- Xây dựng đất nước từ nên kinh tế yếu kém, trình độ sản xuất thấp, công cu lao động thô sơ.

- Dân cư phân bố không đều tập trung 90% dân số ở miền Đông, miển Tây giàu khoáng sản nhưng
thiếu nhân lực, phương tiện.

- Tư tưởng nóng vội đi lên chủ nghĩa xã hội, trong tổ chức sản xuất có nhiều sai lầm. - Thực hiện các
kế hoạch 5 năm, áp dụng nhiều biện pháp phát triển trong nông nghiệp, công nghiệp, không sát
tình hình thực tế đất nước.

- Để cao cách mạng văn hóa, cách mạng đại nhảy vọt đã làm cho nễn kinh tế suy yếu, xã hội bị xáo
trộn.

- Kinh tế đối ngoại giai đoạn này thực hiện chính sách đóng cửa với chủ trương cả nước làm kinh tế.

Câu 7. Vì sao Trung Quốc xem hiện đại hóa trong công nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu?

- Công nghiệp là động lực để thúc đấy các ngành kinh tế khác nhanh chóng phát triển.

- Trung Quốc có điểu kiện thuận lợi để phát triến công nghiệp: Tài nguyên phong phú, đa dạng: lao
động dổi dào, ngày càng có chất lượng,..

Câu 8: Tại sao nới: “Ngành công nghiệp Trung Quốc mang đặc điểm của một cường quốc "?

Công nghiệp Trung Quốc là nền công nghiệp của một cường quốc. Điểu này thế hiện qua các nét
chủ yếu sau:

- Nền công nghiệp có quy mô lớn: Hiện nay công nghiệp và xây dựng chiếm 50% GDP, có quy mố
hàng nghìn tỉ USD, đứng thứ 3 thế giới sau Hoa Kì và Nhật Bản. Quy mô công nghiệp đang tăng
lên nhanh chóng vì công nghiệp là linh vực tăng trưởng với tốc độ cao nhất ở Trung Quốc hiện
nay.

- Một số sản phẩm công nghiệp có chất lượng cao như: Điện thoại di động. ti vi, ô tô, thép, điện,
than đá,.. đứng nhất, nhì thế giới.

-Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng: Trung Quốc sản xuất được cả những sản phẩm mà thế giới hiện
đại cần. Sản xuất đủ các loại sản phẩm thỏa mãn các nhu cấu thiết yếu cho đời sống dân cư. Họ
có hệ thống các ngành công nghiệp nặng đủ đảm bảo cung cấp các nhiên liệu, năng lượng, các
máy móc vật tư cơ bản kể cả nhu cầu cho dân sự và quân sự. Họ có hệ thống công nghiệp nhẹ
không chỉ thỏa mãn nhu cẩu trong nước mà còn có thể làm khuynh đảo thế giới.

-Trình độ công nghệ khá cao trong 1 số lĩnh vực mang tính chất sống còn như sản xuất năng lượng
hay sản xuất vật liệu,sản xuất vũ khí…

Câu 9:Tại sao các trung tâm công nghiệp Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông?

Các trung tâm công nghiệp Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông vì:

-Có điều kiện tự nhiên thuận lợi: Khoáng sản, nguốn nước, sinh vật,.

- Dân cư đông đúc, nguồn lao động đổi dào, có chuyên môn kĩ thuật cao.

-Cơ sở vật chất - kĩ thuật và hạ tầng tốt.

- Thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

Câu 10:Các thành phố công nghiệp mới có vai trò như thế nào đổi với Trung Quốc?

- Thu hút đầu tự nước ngoài, tiếp nhận công nghệ sản xuất tiên tiến, tiếp cân nển kinh tế hiện đại của
các nước phát triển.

- Là nơi thử nghiệm cải cách kinh tế.

-Là nơi dào tạo, bổi dưỡng các nhà quản lí kinh tế - xã hội của Trung Quốc

. - Góp phẩn giải quyết việc làm, đào tạo và rèn luyện lay nghể cho người lao động Trung Quốc.

Câu 11:Trình bày mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

a) Các mục tiêu chính của ASEAN:

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục và tíến bộ xã hội của các nước thà nh viên.

- Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát
triển.

-Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữaASEAN với các nước, khối
nước hoặc các tổ chức quốc tế khác.

Muc tiêu chung: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

b) Cơ chế hợp tác của ASEAN:

Cơ chế hợp tác rất phong phú, đa dạng: thông qua các diễn đần; thông qua các híệp ước; tố chức các
hội nghị; thông qua các dự án, chương trình phát triển: xây dưng "Khu vực thương mại tự do
ASEAN"; thông qua các hoạt động vẫn hoá, thế thao của khu vực.
Câu 12:Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn mạnh đến sự ổn định

- Mối nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tuỳ từng thời kì, giai đoạn lich sử khác nhau
đều đã chịu ảnh hưởng ca sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn để sắc tộc, tôn giáo hoặc
do các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự
cần thiết phải ổn định để phát triển.

- Trong các vấn để về biên giới, về đảo, về vùng biển đặc quyền kinh tế, do nhiểu nguyên nhân và
hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á còn tranh chấp phức
tạp đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoai, đàm phán giải quyết một cách hoà bình.

- Tại thời điểm hiện nay, sự ốn định của khu vực sẽ không tạo ra cô để các thế lực bên ngoài can
thiệp vào công việc nội bộ của khu vực.

Câu 13 Cho biết thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi trở thành thành viên của Hiệp hội
các nước Đông Nam Á (ASEAN).

- Năm 1995, Viêt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

- Thời cơ: Tạo điều iện cho nước ta hòa nhập vào cộng đông khu vực, vào thị trường các nước Đông
Nam Á. Thu hút được vốn dâu tự, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp thu trình độ khoa học kĩ
thuật, công nghệ... đế phát triển.

- Thách thức: Phải cạnh tranh với nhiều sản phấm có uy tín, thương hiệu hoặc trình độ cao ở khu
vực; Sự chênh lệch về trình độ phát triến kinh tế, công nghệ và thể chế chính trị,..

You might also like