Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 51

BỘ ĐỀ ÔN TẬP TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ HOÀN CHỈNH

…………………………..
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Chúng ta đang sống trong một thế giới bị sự dễ dàng cám dỗ. Ta muốn vẻ bề ngoài
khỏe mạnh và cân đối, nhưng lại không muốn phải luyện tập để đạt được nó. Ta muốn
thành công trong sự nghiệp nhưng lại tự nhủ giá như có một cách nào đó để thành công
mà không phải làm việc vất vả và tuân theo kỉ luật (mọi nhà điều hành vĩ đại cũng như
các công ty lớn đều rất kỉ luật). Ta ước mơ có một cuộc đời tràn đầy niềm vui, không nỗi
sợ nhưng lại thường xuyên tránh né các biện pháp hiệu quả nhất (như dậy sớm, chấp nhận
rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách), những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến lý tưởng của mình.
Chẳng có gì miễn phí. Chẳng có buổi tiệc nào thực sự là buổi chiêu đãi. Điều tốt đẹp
trong đời luôn đòi hỏi sự hi sinh và tận hiến. Mỗi chúng ta, để đạt tới một con người duy
nhất và vượt trội trong nghề nghiệp, đều phải trả giá. Càng trả giá nhiều, càng nhận
nhiều...
Cuộc đời vĩ đại không từ trên trời rơi xuống. Mà phải được đẽo gọt và xây dựng, như
đền TajMahal, như Vạn Lí Trường Thành, ngày qua ngày, viên gạch này nối tiếp viên
gạch khác. Việc kinh doanh thành công đâu phải tự nhiên mà có. Chúng đến từ những nỗ
lực và phát triển liên tục không ngừng. Đừng rơi vào ảo tưởng rằng cuộc đời tốt đẹp sẽ
đến mà không cần nỗ lực. Hãy nỗ lực hết mình, và điều tốt đẹp sẽ đến với bạn. Chắc chắn
thế.
(Trích Đời ngắn, đừng ngủ dài - Robin sharma - NXB Trẻ, 2014; tr.91)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến với lí tưởng của mình là gì?
Câu 3. Việc tác giả nhắc đến đền Taj Mahal và Vạn Lí Trường Thành có tác dụng gì?
Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ
sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá
thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua
bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ nọ sang bờ kia. Ngồi trong
khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè
một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa
tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng
xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người
lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh xuất tay lái thì cũng dễ lật
ngửa bụng thuyền ra.
Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút
nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây
thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ
những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào
qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút
qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà
phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào.
Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có
những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến
đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông
dưới. Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác
lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng tròn vành rồi cho cả
thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà - từ đáy cái hút nhìn ngược lên
vách thành hút mặt sông chênh nhau đến một cột nước cao đến vài sải. Thế rồi thu ảnh.
Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng quay tít, cái máy lia ngược contre-
plongee lên một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng
thuỷ tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh như sắp vỡ tan ụp vào cả máy cả người quay
phim cả người đang xem. Cái phim ảnh thu được trong lòng giếng xoáy tít đáy, truyền
cảm lại cho người xem phim kí sự thấy mình đang lấy gân ngồi giữ chặt ghế như ghì lấy
mép một chiếc lá rừng bị vứt vào một cái cốc pha lê nước khổng lồ vừa rút lên cái gậy
đánh phèn.
(...) ... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại
réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại
như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con
trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa,
rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc
sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn
mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng
ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn
bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng
nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung rít lên như tuyếc bin
thuỷ điện nơi đáy hầm đập. Mặt sông trắng xoá càng làm bật rõ lên những hòn những
tảng mới trông tưởng như nó đứng nó ngồi nó nằm tuỳ theo sở thích tự động của đá to đá
bé. Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày
thạch trận trên sông. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn
chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp
lá cà có đá dàn trận địa sẵn…
(Trích tuỳ bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân,
Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ hùng vĩ, dữ dội của Sông Đà trong đoạn văn trên, từ đó
làm rõ những nét đặc sắc trong cách cảm nhận và miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.

………………. HẾT ………………


HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ
Phần Câu Nội dung Điểm
I Đọc hiểu 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là nghị luận. 0.5
2 Theo tác giả, những điều chắc chắn sẽ đưa ta đến với lí tưởng của 0.5
mình là: Dậy sớm, chấp nhận rủi ro, lập mục tiêu, đọc sách.
3 Việc tác giả nhắc đến Taj Mahal và Vạn Lí Trường thành có tác
dụng:
- Nhấn mạnh ý: mọi thành công không tự nhiên mà có. Con người
phải trải qua quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ mới có được 1.0
những thành quả như mong muốn.
- Tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận.
4 Thí sinh có thể trả lời theo suy nghĩ, quan điểm của cá nhân nhưng 1.0
cần lí giải một cách logic, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp
luật.
Gợi ý:
- Hãy tận tâm và cống hiến hết mình trong công việc vì cuộc đời
không cho không ai điều gì cả, tất cả thành công đều đến từ sự cố
gắng, nỗ lực. Chỉ có làm việc bằng hết khả năng và tâm huyết con
người mới có thể thực hiện được điều mình muốn, mới nhận được
những thành quả xứng đáng.
- Hãy sống có kỉ luật vì cuộc đời không bao giờ là dễ dàng. Con
người luôn phải đối diện với những khó khăn, thử thách. Chỉ có
nghiêm khắc với chính mình con người mới trưởng thành, mới rèn
luyện được bản lĩnh để thực hiện được điều mình mong muốn.
* Lưu ý:
- Thông điệp: 0.5 điểm
- Lí giải: 0.5 điểm
II Làm văn
1 Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một 2.0
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của
sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống.
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0.25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: Ý 0.25
nghĩa của sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống.
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn 1.0
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõÝ nghĩa của sự nỗ
lực hết mình trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau:
*. Giải thích: Sự nỗ lực là khả năng con người tự mình có ý thức
và bản lĩnh, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thách thức trong cuộc
sống để đạt được mục tiêu và mơ ước.
*. Bàn luận. Ý nghĩa của sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống.
- Sự nỗ lực hết mình trong cuộc sống giúp cho con người luôn chủ
động trong công việc, dám xông pha đối mặt với những thử thách
của cuộc đời.
- Sự nỗ lực hết mình mang đến cho con người nhiều trải nghiệm
đáng quý, giúp con người bồi đắp thêm vốn tri thức, rèn luyện bản
lĩnh, ... đó là nền tảng để con người hòa nhập với cuộc sống và
không ngừng phát triển.
- Sự nỗ lực không ngừng giúp con người có thêm nhiều cơ hội để
khẳng định bản thân, thực hiện ước mơ, khát vọng.
- Nếu không nỗ lực, con người sẽ trở nên yếu đuối trước hoàn
cảnh, thỏa hiệp trước nghịch cảnh và sẽ khó có thể thực hiện thành
công mục tiêu, kế hoạch của bản thân.
- Người không có tinh thần nỗ lực, luôn lảng tránh công việc khó,
chọn việc dễ mà làm, thiếu năng động, sáng tạo, không chịu đổi
mới bản thân, sống đố kỵ, ích kỷ ...sẽ thất bại trong cuộc sống.
- Phê phán những cá nhân không có sự nỗ lực, cố gắng học tập,
lao động mà chơi bời lêu lổng, đua đòi và sa vào những tệ nạn xã
hội, trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
* Bài học nhận thức và hành động:
- Hãy không ngừng nỗ lực vì chỉ khi nỗ lực, bạn mới có thể vượt
lên thất bại để thành công.
- Mỗi cá nhân cần nỗ lực trong học tập, công việc mới có thể tạo
nên một xã hội phát triển văn minh; đời sống vật chất, tinh thần
luôn được cải thiện...
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, 0,25
mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0,25
đặt câu.
2 Cảm nhận về vẻ hùng vĩ, dữ dội của Sông Đà trong đoạn văn 5,0
“Hùng vĩ của Sông Đà ... có đá dàn trận địa sẵn”, làm rõ những
nét đặc sắc trong cách cảm nhận và miêu tả của nhà văn
Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở 0,25
bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, thân bài
triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn, kết bài khái quát
nội dung nghị luận
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về vẻ hùng vĩ, 0,5
dữ dội của Sông Đà trong đoạn văn trên, từ đó làm rõ những nét
đặc sắc trong cách cảm nhận và miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:Thí sinh có
thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao
tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; bảo đảm
các yêu cầu sau:
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích 0.25
- Nguyễn Tuân (1910-1987) là một trí thức giàu lòng yêu nước và
tinh thần dân tộc, một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái
đẹp. Ông có vị trí quan trọng và những đóng góp không nhỏ đối
với nền văn học Việt Nam hiện đại…
- “Người lái đò Sông Đà” là một trong 15 bài tùy bút của kiệt tác
“Sông Đà” (1960), là thành quả nhà văn có được từ chuyến đi gian
khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, để tìm kiếm chất vàng
của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn
của những người lao động trên miền núi sông hùng vĩ và thơ
mộng….
- Trích đoạn thuộc phần giữa của văn bản, tái hiện vẻ hùng vĩ, dữ
dội của Sông Đà qua cách cảm nhận và miêu tả đầy tài hoa của
Nguyễn Tuân.
2. Cảm nhận vẻ hùng vĩ, dữ dội của Sông Đà 2.75
2.1. Nét hung bạo của con sông được miêu tả dưới rất nhiều dạng
vẻ, bằng rất nhiều biện pháp và liên tưởng nghệ thuật:
- Sông Đà hung bạo trước hết ở sự hùng vĩ, đầy huyền bí của vách
đá bờ sông ở những quãng sông hẹp: cảnh đá bờ sông dựng vách
thành… chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu… Tác giả miêu tả
cụ thể bằng nhiều hình ảnh, vận dụng nhiều giác quan, nhiều liên
tưởng so sánh mới mẻ độc đáo…
- Mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng,
sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè… Cấu trúc trùng điệp,
nhịp văn linh hoạt tô đậm cảm giác nguy hiểm, dữ dằn của ghềnh
sông với sự kết hợp của gió, của sóng, của đá…
- sự thẳm sâu hun hút của những cái hút nước ở quãng Tà Mường
Vát: Những cái hút nước giống như cái giếng bê tông, nước thở
và kêu như cửa cống cái bị sặc… Những câu văn phức hợp, lối so
sánh giàu hình ảnh, biện pháp nhân hoá, kết hợp tả kể, thủ pháp
điện ảnh, liên tưởng tưởng tượng… gợi cảm giác lạnh người, hãi
hùng.
- Sự hung bạo của sông Đà còn thể hiện ở tiếng thác nước réo gần
mãi lại réo to mãi lên, nghe như là oán trách…, nó rống lên như
tiếng một ngàn con trâu mộng… Nhà văn đã nhân hoá con sông
thành một sinh thể dữ dằn, gào thét, xảo quyệt -> gợi trạng thái
man dại, căng thẳng, dữ dội tột đỉnh.
- Tập trung nhất sự hung bạo là ở thạch trận trên sông rất nhiều về
số lượng - cả một chân trời đá, với hòn chìm hòn nổi, đám tảng
đám hòn, đá to đá bé rất đa dạng về hình khối và nham hiểm xảo
quyệt. Tác giả vừa dùng nghệ thuật chạm khắc, vừa so sánh liên
tưởng, nhân hoá hợp lí, biến con sông thành vóc dáng con người
mang tâm dịa. -> Sông Đà thành ra diện mạo và tâm địa của một
thứ kẻ thù số một của con người.
=> Nguyễn Tuân đã tạo nên một hình tượng Sông Đà sống động,
cuộn trào, sục sôi trong sự dữ dằn, hung ác. Con sông như một loài
thủy quái khổng lồ, khôn ngoan, nham hiểm, là kẻ thù số một của
con người.
2.2. Tác giả đã có một sự quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng,
chính xác, trí tưởng tượng phong phú, ngôn từ điêu luyện, sử dụng
mọi hình ảnh thị giác, thính giác; nhà văn vận dụng linh hoạt các
thủ pháp nghệ thuật đặc sắc như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa; lối hành
văn đầy biến hóa, độc đáo, giàu sức gợi tả và gợi cảm; vận dụng
tri thức tổng hợp của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để quan
sát, miêu tả hoặc bộc lộ cảm xúc… Tất cả các yếu tố nghệ thuật
hợp sức để làm nổi bật sự hùng vĩ, dữ dội của dòng sông. Sông Đà
trở thành biểu tượng về sức mạnh dữ dội của thiên nhiên bạo liệt
và vẻ đẹp hùng vĩ của giang sơn đất nước, là thử thách ghê gớm
đối với con người.
(Lưu ý: Phần nghệ thuật phải được lồng vào phần nội dung)
* Nét đặc sắc trong cách cảm nhận và miêu tả sông Đà của nhà 0.5
văn Nguyễn Tuân.
- Nhà văn nhìn Sông Đà không chỉ là một dòng sông tự nhiên, vô
tri vô giác mà còn là một sinh thể có sự sống, có tâm hồn, tình
cảm. Với Nguyễn Tuân, sông Đà nói riêng, thiên nhiên Tây Bắc
nói chung cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa.
Vẻ đẹp của Sông Đà hòa quyện vào vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc
nên càng trở nên đặc biệt. …
- Cách miêu tả độc đáo này cho thấy Nguyễn Tuân có sự gắn bó
sâu nặng, tình yêu mến tha thiết đối với thiên nhiên Tây Bắc, với
quê hương đất nước, đồng thời cho thấy được ngòi bút tài hoa,
uyên bác, lịch lãm của ông.
-…
d.Chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tao 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Tổng điểm 10,0

.............................. HẾT .............................


ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua
{…}
Người ở rừng mang vết suối vết cây
người mạn bể có chút sóng chút gió
người thành thị mang nét đường nét phố
như tôi mang dấu ruộng dấu vườn

Con dấu chìm chạm trổ ở trong xương


thời thơ ấu không thể nào đánh đổi
trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội
có một miền quê trong đi đứng nói cười.

Tuổi thơ nào cũng sẽ hiện ra thôi


dầu chúng ta cứ việc già nua tất
xin thương mến đến tận cùng chân thật
những miền quê gương mặt bạn bè
(Tuổi thơ, Nguyễn Duy, Quê nhà ở phía ngôi sao,
NXB Văn hóa - Văn nghệ TP.HCM, 2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra một biện pháp tu từ được thể hiện trong những dòng thơ sau:
Tuổi thơ tôi bát ngát cánh đồng
cỏ và lúa, và hoa hoang quả dại
vỏ ốc trắng những luống cày phơi ải
bờ ruộng bùn lấm tấm dấu chân cua
Câu 3. Nêu nội dung của những dòng thơ:
Người ở rừng mang vết suối vết cây
người mạn bể có chút sóng chút gió
người thành thị mang nét đường nét phố
như tôi mang dấu ruộng dấu vườn
Câu 4. Thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị từ đoạn trích trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ
về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc đóng góp xây dựng, phát triển quê hương trong
bối cảnh hiện nay.
Câu 2 (5,0 điểm)
{…} Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác
reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông
nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải xưng tên tuổi trước khi giao chiến.
Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền có giỏi thì tiến gần vào. Ông đò
hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Mặt
nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên cánh tay mình.
Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông
thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng
ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt {…}. Mặt sông
trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu
sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệnh
đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm
mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn
nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi
thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ
hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông
đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở
ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông.
Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố
trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi
hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm
sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng
nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy
quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu cái thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông
đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên
mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng
reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái
thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái
thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn,
bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa
bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút
qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền
như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn
được. Thế là hết thác {…}
Anh/chị hãy phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét nét tài hoa trong nghệ thuật
sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn trích.
------------------------- Hết---------------------------

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ


Phần/ Nội dung Điểm
Câu
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Thể thơ: Tự do 0.75
2 - Biện pháp tu từ liệt kê: tác giả liên tiếp nêu lên những hình ảnh về quê 0.75
hương trong kí ức của nhân vật trữ tình: cánh đồng, cỏ, lúa, hoa hoang,
quả dại, vỏ ốc trắng, luống cày phơi ải, bờ ruộng, dấu chân cua
- Biện pháp tu từ điệp : và (Nếu Thí sinh chọn đáp án này cho 0.5 điểm)
3 Nội dung đoạn thơ:
- Quê hương có ảnh hưởng nhất định đến lối sống, tính cách, phong 0,5
cách sống của mỗi người.
- Thái độ trân trọng, tự hào của tác giả đối với tuổi thơ, quê hương, 0,5
nguồn cội.
4 Học sinh có thể trình bày khác nhau nhưng cần rút ra thông điệp phù 0.5
hợp; diễn đạt phải logic, mạch lạc, có sức thuyết phục. Có thể gợi ý một
vài thông điệp cơ bản sau:
- Những kí ức tuổi thơ luôn có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh
thần của mỗi người trong hiện tại, nâng đỡ, nhắc nhở mỗi người biết
sống tốt hơn
- Mỗi con người đều mang trong mình dấu ấn của quê hương, nguồn
cội… Bởi vậy, dù có đi đây cũng không được quên nơi đã nuôi dưỡng,
che chở, bồi đắp nên mình hôm nay...
-…v…v…
II LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách 2.0
nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng, phát triển quê hương
trong bối cảnh hiện nay.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn 0.25
văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song
hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của thế hệ trẻ trong 0.25
việc xây dựng, phát triển quê hương trong bối cảnh hiện nay
c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS lựa chọn các thao tác lập luận phù 1.0
hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ
được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc xây dựng, phát triển quê
hương trong bối cảnh hiện nay. Có thể theo hướng sau:
- Quê hương là nơi con người sinh ra, lớn lên, là mảnh đất mỗi người
từng gắn bó suốt những năm tháng đầu đời, nơi có gia đình, người thân,
bạn bè và những kí ức tươi đẹp…
- Mỗi người trẻ cần nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong việc
xây dựng, phát triển quê hương trong bối cảnh hiện nay. Từ đó có những
hành động thiết thực, đúng đắn để góp phần xây dựng, phát triển vùng
đất mình đã sinh ra và lớn lên:
+ Học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, tạo dựng cuộc sống cá nhân
lành mạnh, tích cực, hữu ích, nỗ lực lao động để tạo ra những giá trị
mới… trở thành niềm tự hào của quê hương
+ Lập nghiệp, khởi nghiệp trên chính vùng quê của mình, khai phá, phát
huy những tiềm năng của quê hương…
+ Lan tỏa, bảo vệ, phát triển những giá trị truyền thống đặc sắc, tốt đẹp
để quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ
được những bản sắc riêng ngàn đời…
+ Dù ở đâu cũng luôn hướng về đồng hành cùng quê hương, sẵn sàng
đóng góp để xây dựng, phát triển quê hương trên nhiều phương diện
+ Kiên quyết đấu tranh với sự lạc hậu, lỗi thời, sự trì trệ… trên chính
quê hương mình
- Đóng góp, xây dựng quê hương nhưng không cục bộ, địa phương mà
có sự gắn kết chặt chẽ với sự phát triển chung của đất nước, của thời đại
- Xây dựng, phát triển quê hương là trách nhiệm, là cách để thể hiện tình
yêu, lòng biết ơn với quê hương, nơi đã nuôi dưỡng, bồi đắp, dựng xây
nên hình hài, tâm hồn, cốt cách… mỗi người.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0.25
Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới 0.25
mẻ.
2 Phân tích đoạn trích “Thạch trận dàn bày vừa xong … Thế là 5.0
hết thác”. Nhận xét nét tài hoa trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
của Nguyễn Tuân được thể hiện trong đoạn trích.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài 0.25
triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: nội dung và nghệ thuật của đoạn 0.5
trích; nhận xét nét tài hoa trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Tuân
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Thí sinh có thể triển
khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích 0.5
- Nguyễn Tuân (1910-1987) là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh
thần dân tộc, một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông
có vị trí quan trọng và những đóng góp không nhỏ đối với nền văn học
Việt Nam hiện đại…
- “Người lái đò Sông Đà” là một trong 15 bài tùy bút của kiệt tác “Sông
Đà” (1960), là thành quả nhà văn có được từ chuyến đi gian khổ và hào
hứng tới miền Tây Bắc xa xôi, để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên
cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao
động trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng….
- Trích đoạn thuộc phần giữa của văn bản, tái hiện hành trình vượt qua 2.0
thác dữ sông Đà của người lái đò qua sự quan sát và miêu tả đầy tài hoa
của Nguyễn Tuân.
* Phân tích đoạn trích:
- Trước khi tái hiện cuộc vượt thác của người lái đò, Nguyễn Tuân tập
trung khắc họa một sông Đà dữ dội, hung bạo, là “kẻ thù số 1 của con
người”… Đặc biệt, thác nước sông Đà với sóng, đá, gió… phối hợp, tạo
những trùng vi thạch trận hiểm ác quyết ăn tươi nuốt sống người lái đò
nhỏ bé, đơn độc trên con thuyền mong manh… Tất cả tạo thành một thế
trận khốc liệt, khiến cuộc vượt thác của người lái đò trở thành cuộc chiến
đấu sinh tử giữa con người và thiên nhiên
- Hành trình vượt thác của người lái đò
+ Trùng vi thạch trận thứ nhất: Qua nghệ thuật nhân hóa, so sánh, sông
Đà biến thành một loài thủy quái táo tợn, hiếu chiến, liên tiếp tấn công
người lái đò; người lái đò, dù đau đớn, nhưng vẫn “cố nén vết thương”,
quyết tâm bám trụ trận địa, giữ vững tay lái. Ở trùng vi này, người lái
đò hiện lên trong phong thái của 1 vị tướng, vừa can đảm, kiên cường,
vừa bình tĩnh, sáng suốt... (HS phân tích qua những từ ngữ, hình ảnh,
chi tiết cụ thể)
+ Trùng vi thạch trận thứ 2: sông Đà bày thế trận còn hiểm ác hơn. Sức
mạnh, sự hung dữ của sông Đà giờ đây là sức mạnh và sự hung dữ của
loài mãnh thú. Hiểu rõ binh pháp của “thần sông thần đá”, người lái đò
thay đổi chiến thuật. Trong cuộc cuộc giao tranh khốc liệt này, hình ảnh
ông đò không còn là hình ảnh của một người lao động bình thường mà
đã trở thành một người anh hùng đang cưỡi lên sóng nước cuồng loạn 0.5
mà tả xung hữu đột... (HS phân tích qua những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết
cụ thể)
+ Trùng vi thạch trận thứ 3: nhà văn không miêu tả nhiều về thế trận
sông Đà, song người đọc vẫn phải rùng mình ớn lạnh vì sự tàn độc của
dòng sông. Nguyễn Tuân cũng không miêu tả trực tiếp người lái đò mà
chỉ miêu tả con thuyền với chuyển động mau lẹ, chớp nhoáng, từ đó làm
hiện rõ sự khéo léo điêu luyện và sức mạnh của ông đò. Có thể nói, ông
đò lúc này thực sự đã trở thành một nghệ sĩ tài ba, một “tay lái ra hoa”
trên thác dữ sông Đà.... (HS phân tích qua những từ ngữ, hình ảnh, chi
tiết cụ thể)
* Đánh giá khái quát
- Bằng khả năng quan sát, miêu tả độc đáo với mạch liên tưởng phóng
túng thể hiện qua sự phối hợp linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc,
ngôn ngữ sống động, phong phú, giàu sức gợi và việc vận dụng tri thức
của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau… trong đoạn trích,
Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công cuộc vượt thác sông Đà của người
lái đò.
- Qua đoạn trích, Nguyễn Tuân làm nổi bật vẻ đẹp anh hùng – nghệ sĩ
của những người lao động nhỏ bé, vô danh trong cuộc đấu tranh chinh
phục thiên nhiên khắc nghiệt. Đó cũng là vẻ đẹp của những người lao
động trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, là “chất vàng mười” của
vùng cao Tây Bắc nói riêng và đất nước nói chung mà Nguyễn Tuân đã
phát hiện và làm tỏa sáng bằng cảm hứng ngợi ca mãnh liệt của mình...
* Nhận xét nét tài hoa trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn 0.5
Tuân được thể hiện trong đoạn trích
- Biểu hiện của sự tài hòa trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
+ Hệ thống từ ngữ phong phú, sống động thuộc nhiều lĩnh vực văn hóa
nghệ thuật khác nhau, giàu tính tạo hình biểu cảm
+ Phối hợp linh hoạt nhiều phép tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,
cường điệu, liệt kê
+ Cách hành văn biến hóa linh hoạt, gợi cảm
- Ý nghĩa: giúp khắc họa thành công cuộc vượt thác, hình ảnh thiên
nhiên và con người, thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm và khẳng
định tài năng, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
d. Ngữ pháp, chính tả: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25
e. Sáng tạo: thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách 0.5
diễn đạt mới mẻ.

------------------- HẾT -------------------

ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Ngày Cha ra trận Chiếc ba lô rưng rưng
giọt máu của Người chưa bật khóc! Cha nghe lại cuộc đời
Mẹ lẻ loi Cha nhận lại một thời trai trẻ
vượt cạn bên ngực trái
đất phương Nam phập phồng
Cha tờ nhập ngũ
ngã xuống miệt vườn… bên ngực phải
buôn buốt tờ báo tử
Bốn mươi năm sau và, bây giờ
Cha trở lại quê hương một tấm vé hồi hương!
trên con tàu Thống Nhất
Chiếc ba lô từng theo Cha đánh giặc Cha ơi!
nay ấp iu Cha trong cuộc trở về Trong hình dung của con
Tấm vé tàu con mua cho cha chiếc vé tàu Thống Nhất
cũng bình thường như bao tấm vé khác. là tấm chứng minh thư của
Chỉ khác người lính chiến trường
nó không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu ra đi là Cha
suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên trở về cũng là Cha
và không mất!
ngồi thay Cha Một tấm vé tàu
trên ghế mềm chỉ một
là chiếc ba lô đựng hài cốt! đưa Cha về với Mẹ
[…] Mùa ngâu…

(Trích “Tấm vé tàu Thống Nhất dành cho Cha”, Nguyễn Hữu Quý,
nguồn: https://nhandan.vn/nhung-nguoi-khong-de-lai-tuoi-ten)

Thực hiện các yêu cầu sau:


Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, trên chuyến tàu Thống Nhất trở về quê hương, người Cha đã trở
thành một hành khách đặc biệt qua những biểu hiện nào?
Câu 3. Vì sao trong hình dung của người con, chiếc vé tàu Thống Nhất lại là “tấm chứng
minh thư của người lính chiến trường”?
Câu 4. Đoạn trích trên đã đem đến cho anh/chị bài học ý nghĩa gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thước đo của cuộc đời không phải là thời gian mà là
cống hiến” (Peter Marshall).
Câu 2 (5,0 điểm)
Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến
thuật. Ông lái đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục
kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có
bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng
thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ
hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm
beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng
rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh,
mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên
bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này,
đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở
đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng
thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng
chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng
vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái
đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của
con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh
mở, cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi
tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết
thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong
trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm
lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ
những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm
một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi.
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập hai,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.189-190)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó,
nhận xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.

---Hết---

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0.75
2 Theo đoạn trích, trên chuyến tàu Thống Nhất trở về quê hương, 0.75
người cha đã trở thành một hành khách đặc biệt qua những biểu
hiện sau:
- Tấm vé không bị xé đi một góc khi Cha bước lên tàu;
- Suất cơm kèm theo dành cho khách vẫn còn nguyên;
- Ngồi thay Cha trên ghế mềm là chiếc ba lô đựng hài cốt.
3 Trong hình dung của người con, chiếc vé tàu Thống Nhất là 1.0
“tấm chứng minh thư của người lính chiến trường”. Bởi vì
“chứng minh thư” hay còn gọi là chứng minh nhân dân, căn
cước công dân là giấy tờ tùy thân quan trọng bậc nhất của công
dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền về đặc điểm nhận diện, lai lịch của người được cấp.
Từ khi người con được sinh ra, con chưa một lần được gặp cha
bởi cha là một người lính. Rồi cha hi sinh trên chiến trường.
Hòa bình lập lại, chiếc vé tàu Thống Nhất mà người con mua
để đưa hài cốt của cha trở về quê hương cũng chính là “tấm
chứng minh thư”, là cách để người con nhận diện sự trở về, sự
hiện hữu của cha mình.
4 Thí sinh có thể đưa ra cảm nhận riêng nhưng cần hợp lí, thuyết 0.5
phục; không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Dưới đây
là gợi dẫn:
- Bài học về truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, biết ơn
những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh để bảo vệ Tổ
quốc, đem lại cuộc sống hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân.
- Bài học về tình cảm gia đình, sự thành kính trân trọng, tình
yêu và niềm tự hào của người con dành cho cha,…
II LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Thước đo 2.0
của cuộc đời không phải là thời gian mà là cống hiến” (Peter
Marshall).
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Ý nghĩa của sống cống hiến
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề theo nhiều cách nhưng cần phải làm rõ ý nghĩa của
sống cống hiến đối với cuộc đời mỗi người và đối với cộng đồng
xã hội. Có thể triển khai theo hướng sau:
* Giải thích: “cống hiến” là sự tự nguyện, tự giác đem tài năng, 0.25
sức lực của bản thân để đóng góp vào lợi ích chung của tập thể,
từ đó kiến tạo nên những giá trị tích cực, tốt đẹp cho cộng đồng.
Câu nói của Peter Marshall khẳng định ý nghĩa của sống cống
hiến. Đây là một đức tính tốt đẹp, đáng trân quý và cần được
phát huy trong cuộc đời mỗi người.
*Bàn luận:
- Cống hiến mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. Cống 0.5
hiến là động lực cho sự phát triển và là yếu tố tất yếu làm nên
thành công. Sự cống hiến của con người có thể là lớn lao, vĩ
đại, cũng có thể bắt đầu từ những điều bình dị, nhỏ bé nhưng
hữu ích, ý nghĩa hàng ngày.
- Cống hiến chính là hành động trả ơn với cuộc đời. Bởi khi ta
sinh ra đã nhận được rất nhiều từ cuộc đời, phải biết cho, biết
cống hiến để xứng đáng với những gì được nhận. Sống cống
hiến cũng là cách để ta đánh thức những tiềm năng, năng lực
bên trong bản thân, giúp ta sống tận tâm hơn, tự tin, năng động
và hạnh phúc hơn.
- Thước đo của cuộc sống chính là cống hiến. Sống cống hiến,
sống hết mình tức là chúng ta đang vì xã hội và vì chính bản
thân mình.
- Thực tế, đã có biết bao sự cống hiến, hi sinh thầm lặng, cao
cả; những con người sống tận tụy, sống hết mình, dám nghĩ,
dám làm, góp phần điểm tô cho một xã hội trở nên văn minh,
tốt đẹp. (Lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu)
- Trong xã hội, đáng buồn đáng trách là vẫn tồn tại những người 0.25
với tư tưởng sống hẹp hòi, ích kỷ, vụ lợi, thờ ơ, thiếu trách
nhiệm với tập thể, cộng đồng.
* Bài học: Mỗi người cần phải luôn nỗ lực vươn lên, cần xác
định được vị trí, khả năng đóng góp của mình cho tập thể, cho
cộng đồng để sống đẹp hơn, sống tốt hơn, yêu đời hơn, trân
trọng ý nghĩa cuộc sống mỗi ngày.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo đúng chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
2 Cảm nhận về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích tác phẩm 5.0
“Người lái đò Sông Đà”. Từ đó, nhận xét cái nhìn mang tính
phát hiện về con người của nhà văn Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết
bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
Cảm nhận về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích; từ đó, nhận
xét cái nhìn mang tính phát hiện về con người của nhà văn
Nguyễn Tuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị 0.5
luận
- Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo,
tài hoa và uyên bác. Ông suốt đời say mê săn tìm và diễn tả cái
đẹp ở đời, tôn thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa. Sáng tác
của Nguyễn Tuân tập trung khám khá thế giới ở phương diện
văn hóa mĩ thuật, khám phá con người ở phương diện tài hoa
nghệ sĩ.
- Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” được in trong tập tùy bút
“Sông Đà” (1960). Đây là tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ sự vận
động trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của Nguyễn
Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Đoạn trích đã khắc họa thành công hình tượng ông lái đò, thể
hiện cái nhìn mang tính phát hiện của Nguyễn Tuân về con
người lao động Việt Nam: người lái đò vô danh – “chất vàng
mười” của tâm hồn Tây Bắc, nhân vật điển hình cho những
người lao động bình dị đã và đang sống, lao động làm giàu cho
Tổ quốc.
* Cảm nhận về hình tượng người lái đò qua đoạn trích
- Vẻ đẹp trí dũng, tài hoa trong trận thủy chiến Sông Đà 1.5
+ Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ
Ông lái đò được đặt trong tình huống thử thách đặc biệt,
đó là cuộc chiến đấu với thác dữ sông Đà, vượt qua các trùng
vi thạch trận bằng tài nghệ “tay lái ra hoa”.
Trên thác đá với tướng dữ quân tợn, những hút nước chết
người, những yết hầu chật hẹp, lạnh lẽo và mặt ghềnh “nước xô
đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt
năm” bỗng hiên ngang một người lái đò tự do, toát lên phong
thái ung dung, chủ động. Bởi ông là người từng trải, giàu kinh
nghiệm, có sự hiểu biết sâu sắc về luồng lạch trên sông Đà:
“nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”, “thuộc quy luật
phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở”.
Rất nghệ sĩ trong hình ảnh “nắm chắc lấy cái bờm sóng
đúng luồng, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước
đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh…”; với lũ đá nơi ải nước,
“đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên
mà chặt đôi ra để mở đường tiến”, con thuyền trong sự điều
khiển của ông lái: “như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi
nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”… Việc đưa
con thuyền tìm đúng luồng nước, vượt qua bao cạm bẫy của
thạch trận sông Đà quả thực là một nghệ thuật cao cường từ
một tay lái điêu luyện.
+ Vẻ đẹp trí dũng
Một mình một thuyền, ông giao chiến với sóng thác dữ
dội như một viên dũng tướng luôn bình tĩnh đối đầu với muôn
trùng hiểm nguy. Ông có một lòng dũng cảm vô song: “Cưỡi
lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” …
Ông lái đò khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác
ghềnh, đưa con thuyền vượt thác an toàn khi “những luồng tử
đã bỏ hết lại sau thuyền”, còn lũ đá thì “thất vọng thua cái
thuyền”. Cuộc đọ sức giữa con người với thiên nhiên thật căng 0.5
thẳng, cam go, ác liệt và con người đã chiến thắng.
- Vẻ đẹp của sự khiêm nhường, bình dị, ung dung, tài tử
nghệ sĩ sau trận thủy chiến: Đối với người lái đò, hiểm nguy
trên dòng sông cũng chính là một phần trong cuộc sống của
ông. Khi vượt qua gian nguy, sóng nước lại tan xèo xèo trong
trí nhớ:“sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong
hang đá , nướng ống cơm lam, và toàn bàn về cá anh vũ, cá
dầm xanh … Cũng chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc
chiến thắng vừa qua ”. Nhà văn như muốn nghỉ ngơi sau chặng
đường dài cùng nhân vật của mình đua tranh tài trí với thiên
nhiên hung bạo. Song qua giọng văn nhẹ nhàng, ta lại thấm thía
thêm một vẻ đẹp của người lái đò. Đó là sự khiêm nhường, bình
dị, ung dung bởi vì “ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay
những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ
…”. Cái phi thường đã trở thành bình thường. Phẩm chất chiến
sĩ đã hòa quyện với phong thái tài tử, nghệ sĩ. 0.5
-> Nhận xét: Ông lái đò sông Đà là hình tượng nhân vật tiêu
biểu cho vẻ đẹp của nhân dân lao động trong công cuộc dựng
xây cuộc sống mới.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Thể tuỳ bút vừa giàu tính hiện thực, vừa tràn ngập cái tôi
phóng túng đầy cảm hứng, say mê.
+ Tạo tình huống đầy thử thách cho nhân vật; chú ý tô đậm nét
tài hoa, nghệ sĩ; sử dụng ngôn ngữ phong phú, sáng tạo;
+ Kết hợp kể với tả nhuần nhuyễn và đặc sắc, bút pháp nghệ
thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng độc đáo, thú vị;
+ Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật góp
phần miêu tả cuộc chiến hào hùng và khẳng định vẻ đẹp tâm
hồn nhân vật.
* Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về con người của 0.5
nhà văn Nguyễn Tuân:
- Đoạn trích là khúc hùng ca ca ngợi con người, ca ngợi ý chí con
người, ca ngợi lao động vinh quang đã đưa con người tới thắng lợi
huy hoàng trước sức mạnh tựa thần thánh của dòng sông hung bạo.
Đó chính là yếu tố làm nên chất vàng mười đã qua thử lửa trong
tâm hồn nhân dân Tây Bắc cũng như những người lao động nói
chung, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động sản
xuất, con người anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh. Từ đó,
ta thấy được tình yêu và sự gắn bó của Nguyễn Tuân với nhân
dân, đất nước.
- Trong quan niệm của Nguyễn Tuân, một con người bình
thường khi thực thi một công việc bình thường mà đạt đến trình
độ nhuần nhuyễn, điêu luyện thì đó là lúc họ bộc lộ vẻ đẹp tài
hoa, nghệ sĩ. Hình tượng người lái đò kết tinh phong cách nghệ
thuật Nguyễn Tuân với những nét ổn định và đổi mới so với
giai đoạn sáng tác trước Cách mạng. Trước Cách mạng, nhân
vật của Nguyễn Tuân là những con người tài tử, xuất chúng của
một thời vang bóng. Sau Cách mạng, nhà văn nhạy cảm với con
người mới, cuộc sống mới từ góc độ thẩm mĩ của nó. Ông đã
nhìn cái đẹp của con người là cái đẹp gắn với nhân dân lao
động, với cuộc sống đang nẩy nở sinh sôi. Thế giới nhân vật tài
hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân là những con người bình thường,
dung dị và gần gũi mà ta có thể bắt gặp trong cuộc sống hàng
ngày.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM 10.0

…………………….. HẾT …………………….

ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đông thì chật, ít thì thưa
Chẳng bao giờ thấy dư thừa thường dân.
Quanh năm chân đất đầu trần
Tác tao sau những vũ vần bão giông.
Khi làm cây mác cây chông
Khi làm biển cả, khi không là gì.
Thấp cao đâu có hề chi
Cỏ ngàn năm vẫn xanh rì cỏ thôi.
Ăn của đất, uống của trời
Dốc lòng cởi dạ cho người mình tin
Ồn ào mà vẫn lặng im,
Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.
Chỉ mong ấm áo no cơm
Chắt chiu dành dụm thảo thơm để dành.
Hoà vào trời đất mà xanh
Vô tư mấy kiếp mới thành thường dân.
Thường dân - Nguyễn Long, bài thơ đạt giải nhất
cuộc thi thơ lục bát, Báo Văn nghệ Trẻ năm 2003)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ Thường dân của Nguyễn
Long là gì?
Câu 2. Tìm câu thơ trong bài cho thấy đồng thời cả vai trò và thân phận của những người
thường dân.
Câu 3. Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về cách sống, cách nghĩ của người thường dân trong
hai câu thơ: Ồn ào mà vẫn lặng im - Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn.?
Câu 4. Cảm nhận của anh/ chị về hai câu thơ: Hoà vào trời đất mà xanh - Vô tư mấy kiếp
mới thành thường dân.?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1(2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thường dân đối với đất nước.
Câu 2 (5.0 điểm)
... Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to
mãi lên. Tiếng thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng
đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa
cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn,
thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết
trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh
hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy
để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo
mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. Mặt sông rung tít lên như tuyếc-bin thủy điện nơi đáy
hầm đập. Mặt sông trắng xóa càng làm bật rõ lên những hòn những tảng mới trông tưởng
như nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo sở thích tự động của đá to đá bé. Nhưng hình như
sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông.
Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một
cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận
địa sẵn. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở, nhưng chính là hai
đứa giữ vai trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước
sóng luồng mới đánh khuýp quật vu hồi lại. Nếu lọt vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy
vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của những boong-ke chìm và pháo đài đá
nổi ở tuyến ba là phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt thuyền
trưởng cùng tất cả thủy thủ ngay ở chân thác. Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền
vụt tới. Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai
phong lẫm liệt. Một hòn ấy trông nghiêng thì y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải
xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một hòn khác lùi lại một chút và thách thức cái thuyền
có giỏi thì tiến gần vào …
(Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân)
Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng Sông Đà ở đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét
phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân (Hoặc nét đặc sắc trong ngôn ngữ
tùy bút của Nguyễn Tuân)
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm


I Đọc hiểu 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. 0,75
2 Câu thơ trong bài cho thấy đồng thời cả vai trò và thân phận của 0,75
những người thường dân: “Khi làm cây mác cây chông/ Khi làm
biển cả, khi không là gì”.
3 Hai câu thơ: “Ồn ào mà vẫn lặng im - Mặc ai mua bán nổi chìm 1,0
thiệt hơn” đã thể hiện chân thực cách sống, cách nghĩ, bao hàm
cả mặt tốt lẫn mặt xấu, mặt tích cực và hạn chế của người thường
dân. Họ luôn là đám đông “Ồn ào mà vẫn lặng im” - một sự ồn
ào không tạo nên thông điệp, cái lặng im không có tiếng nói của
thân phận con sâu cái kiến an phận thủ thường, mũ ni che tai
“Mặc ai mua bán nổi chìm thiệt hơn”. Họ vừa đáng thương vì
phận thảo dân thấp cổ bé họng, vừa đáng trách vì nét tâm lí nhát
sợ (lâu dần có thể trở thành thói quen thờ ơ, vô cảm, trở thành
sự ích kỉ trong tính cách, trì trệ trong sự an phận); nhưng họ cũng
đáng mến vì cách sống vô tư, mộc mạc, chân chất.
4 Cảm nhận: Hai câu thơ Hoà vào trời đất mà xanh - Vô tư mấy 0,5
kiếp mới thành thường dân là một cách khẳng định, tôn vinh
người thường dân từ sự khái quát tính cách và thân phận của họ.
Người trí thức phong kiến xưa học thiên kinh vạn quyển mới
thấu lẽ vô thường (hiểu theo Phật giáo là mọi sự trên đời luôn
luôn biến đổi, có được - có mất, không gì là mãi mãi); phần nhiều
người thường dân xưa không được học hành nhưng bản thân
cách sống của họ lại thể hiện sâu sắc nhất lẽ vô thường khi họ cứ
vô tư giữa trời đất cỏ cây, thuận theo lẽ tự nhiên, không bận tâm
chiêm nghiệm hay triết lí, không ham hố đố kị hay bon chen, họ
tồn tại và chảy trôi trong cái trường tồn của cuộc đời. Đạt được
sự vô tư của họ, cũng là đạt tới cảnh giới tưởng như dại khờ khi
“tìm nơi vắng vẻ” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, có lẽ đó mới là cách
thoát cõi vô minh.
II Làm văn 7,0
1 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò 2,0
của người thường dân đối với đất nước.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Suy nghĩ về vai trò của người 0,25
thường dân đối với đất nước
c. Triển khai vấn đề nghị luận: 1,0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về ý nghĩa của
việc tự mình vươn lên trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng:
* Mở đoạn - nêu vấn đề (bằng cách khẳng định): Lịch sử dựng
và giữ nước là những bằng chứng hùng hồn và chân thực cho
thấy người thường dân có vai trò vô cùng quan trọng đối với đất
nước.
* Triển khai:
- Họ là những người lao động trực tiếp tạo ra toàn bộ giá trị vật
chất và tinh thần cho xã hội, là lực lượng lao động vĩ đại nhất
của mọi thời đại, luôn chăm chỉ, cần cù, mạnh mẽ, bền bỉ trong
sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Họ cũng là những chiến sĩ dũng cảm, là lực lượng đông đảo
nhất trong tất cả các cuộc chiến tranh vệ quốc, hi sinh từ tuổi
xuân, hạnh phúc cho tới máu xương để bảo vệ đất Tổ quốc.
- Họ chính là những người trực tiếp tạo dựng, gìn giữ bản sắc
văn hoá cho dân tộc.
Dẫn chứng (...) -> Đất nước từ nhân dân mà ra, do nhân dân
mà có và nhờ nhân dân mà tồn tại.
* Kết đoạn - bài học nhận thức: “Dân vi bản” (dân là gốc). Bởi
vậy hãy nhớ lời tiền nhân “Thời bình, phải khoan thư sức dân để
làm kế sâu rễ bền gốc. Đó lầ thượng sách giữ nước”. (Trần Quốc
Tuấn).
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
2 Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng Sông Đà ở đoạn trích “Còn xa 5,0
lắm mới đến cái thác dưới… có giỏi thì tiến gần vào”. Từ đó,
nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn
Tuân (Hoặc nét đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút của Nguyễn
Tuân)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Hình tượng sông Đà trong đoạn trích; phong cách tài hoa, uyên
bác / Nét đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút của Nguyễn Tuân.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo
các yêu cầu sau:.
c.1. Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề cần nghị 0,5
luận
- Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt
Nam.
- Tuỳ bút Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn
Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Đoạn trích khắc họa sinh động hình ảnh con Sông Đà hung bạo,
nham hiểm, qua đó thể hiện rõ phong tài hoa uyên bác của
Nguyễn Tuân / Đặc sắc ngôn ngữ tùy bút
c.2. Cảm nhận, phân tích 2,0
- Nước thác trên Sông Đà: Nguyễn Tuân đã buộc sự dữ dội,
nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét
bằng trăm ngàn âm thanh. Sự liên tưởng của tác giả độc đáo ở
chỗ: âm thanh của tự nhiên (tiếng thác) được đổi thành tiếng gầm
đau đớn, lồng lộn của hàng ngàn con trâu mộng da cháy bùng
bùng; và còn tài tình ở chỗ tác giả đã đem thủy (thác nước) so
sánh với hỏa (rừng lửa). Sức mạnh hoang dã của tự nhiên qua
tài đối sánh, qua trí tưởng tượng phong phú, độc lạ của Nguyễn
Tuân đã gây ấn tượng trong người đọc về sự dữ dội, y như một
trận động rừng hay cháy rừng khủng khiếp của nước thác trên
sông Đà.
- Thạch trận trên Sông Đà:
+ Đội quân thạch giang trên Sông Đà khá hùng hậu, cả một
chân trời đá, ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông.
+ Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, mỗi hòn đá như
có một gương mặt riêng: hòn thì ngổ ngáo, hiếu chiến (mỗi lần
có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm
cả dậy để vồ lấy thuyền), hòn thì ngỗ ngược, hòn thì nhăn nhúm
méo mó; mỗi hòn một dáng (nó đứng nó ngồi nó nằm tùy theo
sở thích tự động của đá to đá bé); mỗi hòn một nhiệm vụ (đám
tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông; hai hòn
canh một cửa đá trông như là sơ hở, (...) giữ vai trò dụ cái thuyền
đối phương đi vào sâu nữa; những boong-ke chìm và pháo đài
đá nổi (...) phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải
tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác.).
+ Để khắc họa từng gương mặt riêng của đá thác Sông Đà,
tưởng như Nguyễn Tuân đã phải lao động cật lực, khổ công quan
sát và tung ra trường từ vựng hết sức giàu có, phong phú về hành
động (nhổm cả dậy, vồ lấy, chặn ngang, dụ, đánh khuýp quật vu
hồi, đánh tan, tiêu diệt), tính cách (ngỗ ngược), hình sắc (nhăn
nhúm, méo mó, to, bé), tư thế (đứng, ngồi, nằm).
- Sự phối hợp rất chặt chẽ giữa nước thác và đá thác trên sông:
+ Từ xa, tiếng nước thác réo gần mãi lại réo to mãi lên, rồi
rống lên vừa như phô trương sức mạnh vừa như uy hiếp, đe dọa
con thuyền sắp qua thác nước Sông Đà.
+ Sau đó, đến thác, một chân trời đá hiện hình và bày thạch
trận trên sông. Đội quân thạch giang đủ loại lớn bé, đủ tư thế
ngồi, nằm, đứng nhưng hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó và
hiếu chiến. Mỗi hòn đá đều nhận đúng vị trí: Đám đá tảng thì
chia làm ba hàng chặn ngang trên sông; hàng tiền vệ có hai hòn
canh cửa; ở tuyến ba là những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi.
Với mỗi vị trí là một nhiệm vụ: Đám đá tảng sẽ ăn chết cái
thuyền đơn độc; hai hòn đá canh ở hàng tiền vệ sẽ dụ cái thuyền
đi vào sâu nữa; những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi phải
đánh tan cái thuyền lọt lưới đá tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả
thuyền trưởng thủy thủ ngay ở chân thác. Nhiệm vụ nào của đám
thạch giang trên Sông Đà cũng hung hãn, quyết liệt, cũng thể hiện
một quyết tâm tiêu diệt con thuyền đối phương đến cùng để giành
chiến thắng.
* Đánh giá chung 0,5
- Đoạn trích là khúc ca ca ngợi vẻ đẹp hung bạo, hùng vĩ của
sông Đà. Đó chính là sức mạnh của thiên nhiên mà con người
cần chinh phục. Đó cũng chính là niềm tự hào của tác giả về Tổ
quốc hùng vĩ, giàu đẹp.
- Nghệ thuật
+ Nguyễn Tuân đã dùng hết bút lực để dường như thi tài với tạo
hoá. Ông dùng những câu góc cạnh, giàu tính tạo hình, những câu
nhiều động từ mạnh nối tiếp nhau, dồn dập.
+ Nhà văn sử dụng lối nói ví von, ẩn dụ, tượng trưng, liên tưởng
đầy bất ngờ, chính xác, thú vị.
+ Nhà văn đã vận dụng hiểu biết của nhiều ngành khác nhau: địa
lý, lịch sử, hội họa, văn chương và những tri thức về tự nhiên để
khắc họa vẻ đẹp của sông Đà.
c.3. Nhận xét nhận xét phong cách tài hoa, uyên bác của nhà 0,5
văn Nguyễn Tuân
- Ông không chấp nhận sự sáo mòn. Ông luôn tìm kiếm những
cách thức thể hiện, những đối tượng mới mẻ. Nhà văn luôn tiếp
cận sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, có ấn tượng với
những sự vật gây cảm giác mạnh (Sông Đà là một sinh thể như
vậy). Tác giả bộc lộ sự tinh vi trong mĩ cảm với trường liên tưởng
phong phú, ngôn ngữ vừa phong phú vừa tinh tế. Một cái tôi
uyên bác khi huy động mọi kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau để khắc họa hình tượng sông Đà.
-> Qua phong cách tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân là là nhà văn
có ý thức tự khẳng định cá tính độc đáo của mình. Chứng tỏ ông
là người có một lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, một cuộc
đời lao động nghệ thuật khổ hạnh, một trí thức tâm huyết với
nghề. Người đọc yêu hơn, trân trọng hơn phẩm chất, cốt cách
của con người đáng quý này.
Ý PHỤ KHÁC: Nhận xét về đặc sắc trong ngôn ngữ tùy bút
của Nguyễn Tuân:
- Ngôn ngữ phong phú, điêu luyện; giàu giá trị tạo hình, giàu tính
thẩm mĩ; chính xác, súc tích; đặc biệt phóng khoáng, tinh tế và
mới mẻ.
- Câu văn trùng điệp, giàu hình ảnh, giàu tính nhạc; giọng văn
thiết tha, sôi nổi, hào hứng.
- Sử dụng linh hoạt, đa dạng các biện pháp tu từ; vận dụng tri
thức tài hoa, uyên bác.
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,25
e. Sáng tạo: 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
Tổng điểm toàn bài: I + II 10,0

………………….. HẾT ……………….

ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản:
Không có gì tự đến đâu con.
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.

Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,


Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!

Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…


Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.

Chẳng có gì tự đến - Hãy đinh ninh.


(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn,
Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, NXB Lao động, năm 2020, trang 42)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Tìm trong văn bản những điều “không tự đến” mà người cha (mẹ) đã nói với con.
Câu 3. Anh/ chị xác định và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nổi bật được sử dụng trong
đoạn thơ:
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với quan điểm “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với
nuông chiều!” của nhân vật trữ tình trong bài thơ không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung của phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tự mình vươn lên trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)
“… Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình
một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay
mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo
dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm
mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà.
Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh
“Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”. Hình như khi mà ta
đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất
nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ
lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,
đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và
cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên
Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa
xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông
Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một nguời bầm đi vì rượu
bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao
giờ tôi thấy dòng Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực
Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
Con Sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách. Đã có lần tôi
nhìn Sông Đà như một cố nhân. Chuyến ấy ở rừng đi núi cũng đã hơi lâu đã thấy thèm
chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình sắp đổ ra Sông Đà. Xuống một
cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi
bỏ chạy. Tôi nhìn cái miếng sáng loé lên một màu nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam
nguyệt há Dương Châu”. Bờ sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên Sông
Đà. Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại
chiêm bao đứt quãng. Đi rừng dài ngày rồi lại bắt ra Sông Đà, đúng thế, nó đằm đằm ấm
ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy mình biết là lắm bệnh lắm chứng,
chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy…”
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2018, trang 191)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó rút ra nhận
xét về cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân.

……………. Hết………….

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ


Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm 0,75
2 Những điều “không tự đến” mà người cha (mẹ) đã nói với con: 0,75
- Quả ngọt
- Hoa thơm.
- Mùa bội thu.
3 Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ: 1,0
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
-Biện pháp tu từ: so sánh:
-Tác dụng: Làm cho người đọc hiểu rõ hơn sự cần thiết của lối sống
tự lập, chăm chỉ và nghị lực vượt qua khó khăn để làm chủ cuộc
sống; Làm cho ý thơ thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm hơn.
4 Bàn luận về quan điểm “Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với 0,5
nuông chiều!” của nhân vật trữ tình trong bài thơ:
- Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nếu không
đồng tình phải có lập luận thuyết phục.
- Đồng tình có thể lý giải:
+Nuông chiều đồng nghĩa với việc làm cho con ỷ lại, k rèn rũa
được những kiến thức, kỹ năng, bản lĩnh để đối diện với xã hội;
nương chiều dễ làm con người k biết quý trọng những giá trị, k biết
phân biệt đúng sai, dễ sa ngã, lầm đường lạc lối.
+ Mỗi con người ai cũng phải thoát ra khỏi sự bao bọc để trưởng
thành, để tự lập. Vì vậy thương con đồng nghĩa với việc hình thành,
định hướng, tôi rèn cho con những phẩm chất, năng lực để sống tốt
hon giữa cuộc đời.
II LÀM VĂN 7,0
1 Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy 2,0
nghĩ ý nghĩa của việc tự mình vươn lên trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của việc tự mình 0,25
vươn lên trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai
vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về ý nghĩa của
việc tự mình vươn lên trong cuộc sống. Có thể triển khai theo
hướng:
- Ý nghĩa của việc tự mình vươn lên trong cuộc sống
+ Chủ động với cuộc sống của chính mình mà không phải dựa dẫm,
trông chờ, ỉ lại.
+ Rèn cho bản thân tính tự lập, ý chí nghị lực, bản lĩnh
+ Người có ý thức tự vươn lên có kế hoạch làm việc, tự đặt ra những
nguyên tắc cho bản thân mình và cố gắng thực hiện nó.
+ Họ dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước
mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất
bại không nản, thành công không tự mãn.
+ Người tự vươn lên trong cuộc sống có thể khắc phục hạn chế của
bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của
khó khăn để bước ra ánh sáng.
+ Người biết tự vươn lên sẽ luôn biết tìm tòi và khám phá ra những
yếu tố và tiềm lực mà mình có để vận dụng vào công việc mình đang
làm.
+ Người biết tự vươn lên cũng là người không từ bỏ một cơ hội nào
để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công việc mình đang làm,
không ngừng thử thách bản thân và tìm đủ mọi cách để đạt được
thành công...
+ Người tự vươn lên trong cuộc sống luôn được mọi người yêu quý
và trân trọng và họ luôn trở thành niềm tin, điểm tựa, thậm chí là
thần tượng để mọi người noi theo. Từ đó lan tỏa nguồn năng lượng
tích cực đến mọi người xung quanh, góp phần vào sự phát triển của
xã hội.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới
mẻ.
2 Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sông Đà trong đoạn trích 5,0
“Tôi có bay tạt ngang… gắt gỏng thác lũ ngay đấy”. Từ đó nhận
xét về cái tôi trữ tình của Nguyễn Tuân.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,5
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Hình tượng Sông Đà trong đoạn trích; cái tôi trữ tình thể hiện trong
đoạn trích.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân (0,25 điểm), tuỳ 0,5
bút Người lái đò Sông Đà và đoạn trích, nêu vấn đề cần nghị
luận. (0,25 điểm).
- Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
- Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn
Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945.
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn trích “Con Sông Đà tuôn dài tuôn
dài như một áng tóc trữ tình.… rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng
thác lũ ngay đấy.” thể hiện thành công hình tượng Sông Đà, đồng
thời làm nổi bật cái tôi trữ tình trong tùy bút của Nguyễn Tuân.
* Cảm nhận: Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của hình tượng Sông Đà: 2.0
- Trữ tình qua dáng vẻ:
+ Sông Đà được cảm nhận ở phương diện không gian, từ điểm nhìn
trên cao: “Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu
tóc chân tóc ấn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa
gạo tháng hai và mù khói núi Mèo đốt nương xuân”:
+ Tác giả dùng câu văn dài, mềm mại; sử dụng rất nhiều vần bằng;
điệp cụm từ “tuôn dài tuôc dài”; biện pháp so sánh độc đáo tài hoa...
tạo nên ấn tượng về một dòng chảy nhẹ nhàng, êm đềm của dòng
sông Đà ở hạ nguồn;
- Trữ tình qua sắc nước:
+ Nhà văn không đưa ra nhận xét một cách hồ đồ, mà ông “đã nhìn
say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà; đã xuyên qua đám mây
mùa thu mà nhìn xuống”. Đó là một quá trình khám phá Sông Đà
thật kỹ, ở nhiều thời điểm khác nhau để phát hiện vẻ đẹp đa sắc, đổi
màu theo mùa của con sông.
+ Mùa xuân, nước Sông Đà “xanh ngọc bích” chứ không“xanh màu
xanh canh hến như màu của sông Gâm, sông Lô.
+ Mùa thu, nước Sông Đà “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm
đi vì rượu bữa”.
+ Tự hào vẻ đẹp của con sông dân tộc, tác giả phủ định quan điểm
sai lệch của thực dân Pháp, trả lại vẻ đẹp trong sáng cho Sông Đà:
“Chưa bao giờ, Sông Đà có màu đen như “thực dân Pháp đã đè
ngửa con sông ra đổ mực Tây vào rồi gọi bằng một cái tên láo lếu”.
Ở đây, nhà văn thể hiện tinh thần dân tộc rất cao khi dùng từ lên án
thằng Tây láo lếu khi gọi Sông Đà là Sông Đen.
- Trữ tình qua cảnh sắc sinh động, gợi cảm:
+ Vẻ đẹp gợi cảm của cảnh sắc Sông Đà làm cho người đi đường
gần thì thấy yêu thương, xa thì thấy nhớ nhung lưu luyến. Vì vậy tác
giả ví Sông Đà như một “cố nhân”, một tri kỷ khi xa thì nhớ, khi
gặp lại thì vui sướng vỡ òa.
+ Vẻ đẹp bừng sáng trong ngày nắng của Sông Đà được tác giả so
sánh như ánh sáng loang loáng từ miếng kính trẻ con chiều vào mắt
mình rồi bỏ chạy...
+ Câu văn “Bờ Sông Đà, bãi Sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm
trên Sông Đà” giàu nhịp điệu với biệp pháp liệt kê đã làm nổi bật
vẻ đẹp chan hòa, sống động của dòng sông.
+ Trước vẻ đẹp gợi cảm của Sông Đà, tác giả thể hiện niềm vui
sướng, hạnh phúc khi gặp lại “có nhân” Sông Đà: “Chao ôi, trông
con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nổi
lại chiêm bao đứt quãng”. Có thể nói đây là 2 hình ảnh so sánh rất
lạ. Cách so sánh giúp tác giả diễn tả chính xác niềm vui căng tràn,
mãnh liệt cũng như sự trân quý cuộc hội ngộ với dòng sông Tây Bắc
này.
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh ngôn từ mới lạ, câu văn trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng
về âm thanh nhịp điệu.
+ Cách so sánh, nhân hóa táo bạo mà kì thú, lối tạo hình giàu tính
mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.
* Đánh giá: Qua đoạn trích “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như
một áng tóc trữ tình.… rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ
ngay đấy.” trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”, qua hình tượng
con Sông Đà thơ mộng, gợi cảm, trữ tình, Nguyễn Tuân muốn ca
ngợi vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên miền Tây Bắc: không chỉ dữ
dội, hùng vĩ, mà còn nên thơ, gợi cảm, trữ tình. Đồng thời qua đó,
độc giả thấy được một tình thần lao động đầy đam mê, hăng say,
nghiêm túc của nhà văn Nguyễn Tuân.
*Nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện trong đoạn trích 0.5
- Cái tôi trữ tình, say mê cái đẹp thiên nhiên; ngợi ca, tự hào trước
vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng của Tây Bắc; cái tôi yêu nước, hòa nhập
với cuộc sống mới, con người mới.
- Cái tôi uyên bác, tài hoa với thể tùy bút phóng túng.
d. Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp 0,5
e. Sáng tạo: 0,5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt
mới mẻ.
Tổng điểm 10,0

…………………… HẾT ……………........

ĐỀ SỐ 6
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Xin cảm ơn những khu rừng thiên
Tán lá rợp cho ta trầm tĩnh lại
Chông tẩm thuốc sau nhà, đá mài dao dưới suối
Con đường mòn nung đỏ dưới ngàn cây
Một cọng rau gợi nhớ về xuôi
Củ chuối chát ghi mối thù canh cánh
Đêm bên suối sao trời rơi óng ánh
Nhắc ta hoài biển đang vỡ dưới kia
Con đường tấy lên như một lời thề
Đất gọi ta, làng gọi ta, nóng bỏng
Vịn vào cây ven đường nhẵn bóng
Ngỡ như đồng đội đỡ ta lên…”
(Trích Sức bền của đất- Hữu Thỉnh, NXB Tác phẩm mới, 1977)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả cảm ơn những khu rừng vì điều gì?
Câu 3. Nêu và phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ
sau:
Con đường tấy lên như một lời thề
Đất gọi ta, làng gọi ta, nóng bỏng
Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong đoạn
trích.
II- LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm): Theo những điều được gợi lên từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu,
hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm
của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước, dân tộc.
Câu 2 (5,0 điểm)
... Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả.
Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng
thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút,
vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh
qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn
mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước
lai thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn
tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to
như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về
cuộc chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ
là ngày nào cũng chiến đấu với Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay
những cái thác, nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng
chèo.
Trên Sông Đà, thỉnh thoảng có tàu bay lượn vòng ở quãng này ở quãng khác, có lẽ
để chỉnh lí về bản đồ đất nước Tổ quốc. Tôi nghĩ nếu sau này làm phim truyện hoặc phim
kí sự (tôi không muốn dùng mấy chữ phim tài liệu) màu về Sông Đà, nếu muốn phản ánh
lên cái dữ tợn và cái lớn của Sông Đà, cũng phải đưa ống quay phim lên tàu bay. Cho
bay là là dưới chân thác mà gí máy xuống mà lượn ống máy theo những luồng sinh của
thác, trên thác hiên ngang một gười lái đò Sông Đà có tự do, vì người lái đò ấy đã nắm
được cái quy luật tất yếu của dòng nước Sông Đà.
(Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, SGK Ngữ Văn 12
tập 1, tr. 189, 190. NXB Giáo Dục, năm 2008)
Anh/ chị hãy phân tích hình tượng người lái đò Sông Đà trong đoạn trích trên. Từ đó,
nhận xét cách nhìn mới về con người của Nguyên Tuân sau cách mạng.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

Phần Câu Yêu cầu cần đạt Điểm


I Đọc hiểu 3,0
1 §o¹n th¬ ®-îc viÕt theo thÓ th¬ tù do 0,75
2 Trong đoạn trích trên, tác giả cảm ơn những khu rừng vì : Tán 0,75
lá rợp cho ta trầm tĩnh lại/ Chông tẩm thuốc sau nhà, đá mài
dao dưới suối/ Con đường mòn nung đỏ dưới hàng cây.
3 - Biện pháp tu từ: so sánh/ lặp cấu trúc. 1,0
- Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời thơ; nhấn
mạnh lời thề thiêng liêng với Tổ quốc của những người lính
trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
4 TS trả lời theo gợi ý sau: 0,5
- Đất nước, dằng dặc trong lịch sử là những cuộc binh đao và vì
thế, thời điểm nào những thế hệ ưu tú nhất cũng phải đương đầu,
những dòng máu tươi nhất cũng sẵn sàng dâng hiến để đòi lại
điều đã mất, bảo vệ điều bị đe dọa, tước đoạt.
- Trong hoàn cảnh ấy, những người lính đã đi theo tiếng “Đất
gọi ta, làng gọi ta, nóng bỏng”, tự nguyện hiến dâng phần đời
đẹp nhất của mình cho Tổ quốc thân yêu. Nhà thơ không giấu
nổi niềm cảm phục, tự hào về lý tưởng cao cả của cả một thế
hệ…
II Làm văn 7,0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức về 2,0
trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với đất nước, dân tộc.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: 0,25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, tổng -
phân -hợp, quy nạp, móc xích, song hành…
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: nhận thức của anh/ chị về 0,25
trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc.
c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0
Thí sinh chọn lựa các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được quan điểm.
- Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét
tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.
- Nói tới thế hệ trẻ là nói tới những hành trình đầy niềm hưng
phấn, với tinh thần trách nhiệm rất cao.
- Thế hệ trẻ cần dấn bước vào đời với quyết tâm lớn, với những
hành động quyết liệt, vì mục đích đưa đất nước bước lên tầm cao
mới, khẳng định được tư thế tồn tại đường hoàng của mình trước
thế giới, nhân loại.
- Thế hệ trẻ phải biết không ngừng khám phá, sáng tạo, “đi con
đường người trước đã đi/ bằng rất nhiều lối mới”.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo 0,25
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt
mới mẻ.
2 Cảm nhận hình tượng người lái đò trong đoạn trích “Còn 5,0
một trùng vây thứ ba nữa… quy luật tất yếu của dòng nước
Sông Đà”. Từ đó, nhận xét cách nhìn mới về con người của
Nguyên Tuân sau cách mạng.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, 0,25
Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. 0,5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng
tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng,
đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
* Cảm nhận về hình tượng người lái đò
Ông đò là vị chỉ huy con thuyền 6 bơi chèo trong cuộc chiến đấu
không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc. Trong cuộc
chiến đấu với Sông Đà hung bạo, ông bộc lộ vẻ đẹp:
- Vẻ đẹp trí dũng
+ Ông đò tự tin, chủ động làm chủ thế trận. Ông giống như một
kị sĩ đang thuần phục và đã thuần phục được “con ngựa bất
kham” Sông Đà.
+ Hành động nhanh nhẹn, chính xác, quyết đoán “phóng nhanh”
“lái miết” và đưa ra chiến thuật phù hợp “Ông đò vẫn nhớ mặt
bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè
sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”
=> Với trí nhớ siêu phàm cùng kinh nghiệm đò giang sông nước,
ông đò đã chiến thắng con Sông Đà hung bạo ở trùng vi thạch
trận thứ 2.
- Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ
+ Trình độ lái thuyền đạt đến độ tinh vi, siêu phàm, một nghệ sĩ
trên sông nước, một tay lái ra hoa. “Vút, vút, cửa ngoài, cửa
trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên
nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào từ động lái được lượn
được.”
+ Sau cuộc chiến phong thái của người nghệ sĩ được bộc lộ qua
thái độ ung dung thanh thản, khiêm nhường; nhìn cái phi thường
bằng cái nhìn giản dị bình thường.
- Ở phần cuối đoạn trích, Nguyễn Tuân chuyển góc nhìn: tưởng
tượng “đưa ống quay phim lên tàu bay…”, phát hiện chân dung
một con người tuyệt vời vĩ đại: “trên thác hiên ngang một người
lái đò…” -> Cảm hứng ngợi ca, niềm yêu mến cảm phục…
- Đánh giá chung:
+ Đoạn văn ca ngợi vẻ đẹp tài hoa trí dũng của hình tượng người
lái đò – chất vàng mười đã qua thử lửa trong quá trình lao động,
chinh phục thiên nhiên hung dữ.
+ Nhà văn sử dụng: đội quân ngôn từ hùng hậu, đặc biệt là động
từ với mật độ cao; nghệ thuật so sánh kết hợp với trí liên tưởng
tưởng tượng phong phú; vận dụng tri thức của nhiều ngành khác
nhau; tiếp cận nhân vật ở phương diện tài hoa nghệ sĩ để khắc
họa thành công hình tượng người lái đò
* Nhận xét cách nhìn mới về con người của Nguyên Tuân sau
cách mạng.
- Nhà văn tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Tài
hoa nghệ sĩ có trong tâm hồn người dân lao động bình thường
nhưng đưa nghề nghiệp của mình lên trình độ tinh vi, siêu phàm.
- Quan niệm về người anh hùng: Anh hùng không chỉ có ở chiến
trường mà có ngay trong những con người lao động bình thường
nhất đang ngày đêm âm thầm lao động làm giàu cho Tổ quốc và
lập nên kì tích trên sóng nước Đà giang
=> Qua hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân ca ngợi lao động
và tự hào về người lao động trong thời đại mới – họ là chất vàng
mười đã qua thử lửa.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: 0,5
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ và cảm nhận sâu
sắc về vấn đề nghị luận.
Tổng điểm toàn bài: I + II = 10,00 10,0

ĐỀ SỐ 7
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Chim én đi suốt mùa đông
Để thấy mùa xuân trong chồi lá
Con thuyền vượt qua biển cả
đến bến bờ xa vời…

Con người - suốt cả cuộc đời


Tìm chỗ đứng cho mình để sống
Để thấy mình không lạc lõng
Một chỗ nhỏ trong biển đời bao la rộng lớn
Có là bao - nhỏ xíu
Nhưng biển đời bề bộn ồn ào
Tìm đúng chỗ của mình thật khó.

Chỉ một chỗ đứng chân nho nhỏ


Nhưng phải đúng của mình
Như bến của thuyền, như én với mùa xuân
Bởi vì sống chẳng đơn thuần là tồn tại…
(Trích Chỗ đứng, Nguyễn Quảng Hà)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2. Đoạn trích viết về hành trình của những đối tượng nào? Mục đích của hành trình
đó là gì?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng
thơ sau:
Chỉ một chỗ đứng chân nho nhỏ
Nhưng phải đúng của mình
Như bến của thuyền, như én với mùa xuân
Câu 4. Anh/chị có cho rằng, trong biển đời bao la rộng lớn“Tìm đúng chỗ của mình thật
khó”?
II. LÀM VĂN (14,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng
200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tìm chỗ đứng cho mình trong cuộc đời.
Câu 2. (5,0 điểm)
“… Ông đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng
vào mình. Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo võ khí trên
cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối
vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền như đô
vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt.
Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí ấy bóp
chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc loà sáng lên như một cửa bể đom
đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai
chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh
đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá
thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo
của người cầm lái.
Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay
nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã nắm chắc
binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước
hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh cửa,
sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa
con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác Sông Đà,
phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông
đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy
luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa
đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào
tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên,
đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau
thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu
khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất
vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba
nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này
lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa
đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa
trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vào tự động
lái được lượn được. Thế là hết thác. Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang
lạnh. Sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt
lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ cá dầm xanh, về
những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy
tràn ruộng. Cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi cửa
ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi. Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với
Sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng
không có gì là hồi hộp đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngừng chèo”.
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK
Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, 2017, tr.189-190)
Cảm nhận của anh, chị về đoạn trích trên; từ đó, nhận xét những chuyển biến trong
quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân từ sau cách mạng tháng
Tám.

----------Hết---------

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

Phần Câu Nội dung Điểm


1 - Thể thơ: Tự do 0,5
I. 2 - Đoạn trích kể về hành trình của chim én, con thuyền, con người 0,25
ĐỌC - Mục đích của hành trình đó: 0,75
HIỂU Chim én đi suốt mùa đông để thấy mùa xuân trong chồi lá.
Con thuyền vượt qua biển cả để đến bến bờ xa vời.
Con người đi suốt cuộc đời để tìm chỗ đứng cho bản thân, để
thấy mình không lạc lõng.
3 - Biện pháp tu từ so sánh: “Chỗ đứng đúng của mình” như “bến 0,25
của thuyền, én với mùa xuân”.
- Tác dụng:
+ Hình ảnh được dùng để so sánh: bến với thuyền, chim én với 0,75
mùa xuân - luôn có tính chất sóng đôi với nhau, như là một quy
luật tự nhiên của cuộc sống. Từ đó, nhấn mạnh sự phù hợp của
một chỗ đứng đúng của mình trong cuộc sống. Dù đó chỉ là một
chỗ đứng chân nho nhỏ nhưng là chỗ đứng đúng thì chúng ta sẽ
được là chính mình, cuộc sống mới có ý nghĩa. Qua đây, người
đọc thấy được khao khát của người viết về việc cố gắng tìm một
chỗ đứng sao cho đúng
của mình.
+ So sánh trùng điệp còn tạo nhịp điệu, nhạc điệu cho lời thơ, làm
cho câu thơ trở nên giàu giá trị gợi hình, biểu cảm, gây ấn tượng
mạnh với người đọc.
4 HS nêu quan điểm của cá nhân và có lí giải hợp lí, thuyết phục về 0,5
ý kiến: trong biển đời bao la rộng lớn “tìm đúng chỗ của mình thật
khó”.
- HS tự do bày tỏ quan điểm của mình (đồng tình hoặc không đồng
tình hoặc vừa đồng tình vừa không đồng tình) và có những lý giải
hợp lí, không trái với đạo đức và pháp luật.
II. 1 a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn: mở đoạn, thân đoạn, kết 0,25
LÀM đoạn. 0,25
VĂN b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc tìm chỗ
đứng của mỗi người trong cuộc sống. 1,0
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Có thể triển khai đoạn
văn theo hướng sau:
* Giải thích:
HS nêu cách hiểu về “chỗ đứng” của con người:
+ Là vị trí xã hội của con người (thường do nghề nghiệp hoặc
khả năng làm việc, sự cống hiến mang lại)
+ Là vị trí, ý nghĩa của mỗi người trong trái tim của những người
khác (thường là do thái độ, tình cảm, cách đối xử mang lại)
* Bàn luận và chứng minh: Việc tìm được chỗ đứng có vai trò
rất quan trọng với mỗi người. Nếu tìm được chỗ đứng trong cuộc
sống và trong trái tim mọi người, con người sẽ:
+ Được sống là chính mình, khẳng định được giá trị của bản thân
trước mọi người, luôn tự tin, vui vẻ sống.
+ Phát huy hết khả năng, lợi thế của mình, đóng góp nhiều hơn
cho cuộc đời và dễ dàng lan toả được những điều tốt đẹp tới
những người xung quanh.
+ Sống có trách nhiệm với bản thân, với mọi người xung quanh.
+ Luôn nhận được sự tin yêu, quý trọng của mọi người.
- Nếu con người chưa hoặc không tìm được chỗ đứng trong cuộc
sống sẽ dẫn đến:
+ Thấy mình lạc lõng, dần trở nên tự ti, mặc cảm với những
người xung quanh.
+ Không tìm được ý nghĩa sống khiến cuộc sống trở nên mờ
nhạt, vô nghĩa.
(HS lấy dẫn chứng thực tế chứng minh)
* Mở rộng, phản đề:
- Phê phán những người hoặc thụ động, cam chịu, không biết tự
tìm chỗ đứng cho bản thân hoặc những kẻ bất chấp tất cả để có
một chỗ đứng nhưng không phải là của mình; những người sống
thờ ơ, ích kỉ, vô tâm không tạo được chỗ đứng của mình trong
lòng mọi người.
- Để có được một chỗ đứng, con người phải nỗ lực hết mình và
luôn trân quý, giữ gìn chỗ đứng đó khi nó đã là chỗ đứng đúng
của mình.
* Bài học nhận thức, hành động:
Mỗi người cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của việc tìm
được chỗ đứng cho mình và luôn nỗ lực hết mình trên cuộc hành
trình đi tìm chỗ đứng thì cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa. Liên
hệ bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25
Việt
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách 0,25
diễn đạt mới mẻ.
2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: mở bài, thân 0,25
bài, kết bài
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5
Cảm nhận về đoạn trích, nhận xét về những chuyển biến trong quan
niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Nguyễn Tuân từ sau
Cách mạng tháng Tám.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng;
đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Người 0,5
lái đò Sông Đà, đoạn trích.
Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân, hoàn cảnh ra đời,
xuất xứ tác phẩm Người lái đò Sông Đà, vấn đề nghị luận : đoạn
trích nói về cảnh vượt thác của ông lái đò trên dòng Sông Đà hung
bạo và sau khi đã ngừng chèo, trở về cuộc sống đời thường, từ đó
toát lên vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc- Thứ vàng mười đã
qua thử lửa.
* Cảm nhận đoạn trích: Học sinh có thể cảm nhận theo nhiều
cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Nội dung : đoạn trích tái hiện cảnh ông đò chiến đấu với
Sông Đà hung bạo, vượt qua ba trùng vi thạch trận và trở về 1,75
với cuộc sống đời thường. Qua đó, người đọc cảm nhận được
vẻ đẹp Trí - Dũng -Tài hoa và vẻ đẹp khiêm tốn, bình dị của
người lái đò Sông Đà.
 Đoạn trích trước hết tái hiện cảnh ông đò chiến đấu với Sông Đà
hung bạo, vượt qua ba trùng vi thạch trận:
+ Trùng vi một: Trước sự hung hãn của đá và sóng nước, ông lái
đò kiên cường bám trụ “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi
sóng trận địa phóng thẳng vào mình”. Trước đoàn quân liều mạng
sóng nước xông vào..., ông đò “ông đò cố nén vết thương, hai chân
vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn kiên
cường vượt qua cuộc hỗn chiến, vẫn cầm lái chỉ huy “ngắn gọn
mà tỉnh táo” để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất.
-> Ở vòng vây thứ nhất: người lái đò hiện lên với bản lĩnh dũng
cảm phi thường.
+ Trùng vi hai: Con Sông Đà tiếp tục được dựng dậy như “kẻ thù
số một” của con người với tâm địa còn độc ác và xảo quyệt hơn.
Ông lái đò “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng
vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”. Trước dòng thác hùm beo
hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi
trên dòng thác như cưỡi hổ. Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải
nước xô ra, ông đò không hề nao núng mà tỉnh táo, linh hoạt thay
đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ông tránh mà rảo bơi
chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”
để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”.
-> Ở vòng vây thứ hai: : người lái đò hiện lên với trí nhớ siêu phàm,
kinh nghiệm dày dạn và hết sức tài hoa.
+ Trùng vi ba: Bị thua ông đò ở hai lần giao tranh trước, trong
trùng vi thứ ba, dòng thác càng trở nên điên cuồng, dữ dội. Ông đò
càng chứng tỏ được tài nghệ của mình, cứ “phóng thẳng thuyền,
chọc thủng cửa giữa… vút qua cổng đá”, “vút, vút, cửa ngoài, cửa
trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh
qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được” … để
rồi chiến thắng vinh quang. Câu văn “Thế là hết thác” như một
tiếng thở phào nhẹ nhõm khi ông lái đã bỏ lại hết những thác ghềnh
ở phía sau lưng.
-> Ở vòng vây thứ ba: nhân vật hiện lên với sự tài hoa, khéo léo
của một Tay lái ra hoa và sức mạnh thể lực đáng ngưỡng mộ.
+ Nguyên nhân chiến thắng: Nhờ ông lái đò ngoan cường, lòng
dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của
cuộc sống; nhờ sự tài trí, sự am hiểu đến tường tận tính nết của
Sông Đà.
- Hình tượng người lái đò sau trận vượt thác: thản nhiên tận
hưởng hương vị của cuộc sống: đốt lửa trong hang đá, nướng ống
cơm lam, bàn tán về cá Dầm xanh, cá Anh vũ... , tuyệt nhiên không 0,5
nhắc một lời nào đến chiến thắng vừa qua nơi ải nước đủ tướng dữ
quân tợn.
-> Qua đoạn trích, ta thấy được vẻ đẹp Trí- Dũng - Tài hoa của
người lái đò Sông Đà trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên dể giành
giật sự sống. Đồng thời, bộc lộ phẩm chất khiêm nhường của người
lao động bình dị mà phi thường, anh hùng mà nghệ sĩ, dũng cảm
mà tài hoa.
- Cảm nhận về nghệ thuật :
+ Thể loại tuỳ bút tự do, phóng túng.
+ Tài hoa : sử dụng nhiều động từ mạnh ; nhiều hình ảnh so sánh,
nhân hóa, liên tưởng bất ngờ thú vị ; nhịp điệu câu văn nhanh,
mạnh, dồn dập.
+ Uyên bác : vận dụng tổng hợp tri thức ở nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành nghệ thuật khác nhau.
+ Khắc họa hình tượng nhân vật người lái đò Sông Đà trong mối
quan hệ mật thiết với hình tượng Sông Đà.
+ Ngôn ngữ phong phú, trác tuyệt, câu văn phóng túng, tự do;
giọng văn hào hứng, say mê; phép so sánh, liên tưởng kì thú; nghệ
thuật đòn bẩy; nhịp điệu câu văn mạnh mẽ như cao trào của một
bản hùng ca, cách kể chuyện hấp dẫn, đầy kịch tính...
* Đánh giá chung: 0,25
- Đoạn trích đã khắc họa tuyệt đẹp cái Tài, cái Dũng, cái Tâm của
người lái đò Sông Đà. Qua đó, nhà văn ngợi ca kì tích lao động
của con người trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, khám phá
và tôn vinh chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn những
con người lao động Tây Bắc.
- Hình tượng người lái đò đã thể hiện những nét độc đáo trong
phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác. Đồng thời,
qua nhân vật, nhà văn muốn gửi tới người đọc một thông điệp sâu
sắc: chủ nghĩa anh hùng cách mạng không chỉ có ở trong chiến đấu
mà còn có ngay trong công cuộc lao động dựng xây đất nước.
* Nhận xét về những chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật 0,5
về con người của Nguyễn Tuân từ sau cách mạng tháng Tám
- Nguyễn Tuân luôn khám phá con người ở phương diện tài hoa,
nghệ sĩ. Đây là nét ổn định trong sáng tác cả trước và sau năm
1945.
- Tuy nhiên, có sự chuyển biến trong quan niệm nghệ thuật về con
người của Nguyễn Tuân :
+ Trước cách mạng, Nguyễn Tuân tìm vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ trong
quá khứ, trong lớp người trí thức “đặc tuyển”, phi thường; con
người lí tưởng là con người cô đơn nổi loạn, bất hòa với thực tại.
+ Sau cách mạng, ông đi tìm vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của con người
ngay trong hiện tại; hướng ngòi bút của mình đến những con người
lao động bình dị vô danh. Ông phát hiện ra nét tài hoa nghệ sĩ của
họ ngay trong công việc lao động vô cùng nguy hiểm nhưng cũng
vô cùng cao cả. Hình tượng con người lí tưởng là những con người
bình dị mà tài hoa, có sự gắn bó hài hòa giữa riêng- chung, cá
nhân- cộng đồng. Họ là con người của thời đại hôm nay đang cống
hiến sức mình để bảo vệ và dựng xây đất nước. Chính sự chuyển
biến này thể hiện tài năng của tác giả và làm nên sức hấp dẫn đối
với người đọc.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng 0,25
Việt
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có 0,5
cách diễn đạt mới mẻ, có vận dụng lí luận văn học hợp lí.
TỔNG ĐIỂM TOÀN BÀI 10,0
THAM KHẢO: BÀI PHÂN TÍCH HOÀN CHỈNH, CHI TIẾT
"NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ"
---------
I. Khái quát chung về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò Sông Đà:
1. Tác giả:
Cho đến nay và mãi nhiều năm về sau nữa, chắc chắn không ai nghi ngờ vị trí hàng
đầu trong làng văn Việt Nam hiện đại lại thuộc về Nguyễn Tuân. "Ông là một trong mấy
nhà nhà văn lớn mở đường, đắp nền cho văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX" (Nguyễn Ðình
Thi). Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một giá trị hiển nhiên, gợi nhắc một vùng trời riêng,
xôn xao thanh âm ngôn ngữ dân tộc. Sáng tác của ông tồn tại vừa như những giá trị thẩm
mỹ độc lập vừa gợi ý, kích thích tìm tòi, sáng tạo nên các giá trị mới. Ðọc văn ông, người
đọc không chỉ có khoái cảm thẩm mỹ từ nghệ thuật ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm
tri thức về nhạc, họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh... Thực tế ấy chứng tỏ
Nguyễn Tuân là một tài năng phong phú, có năng lực ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Ðời
viết văn hơn nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động nghệ thuật thật sự
nghiêm túc. Về sau, khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp, ông vẫn không bao giờ tỏ ra lơi lỏng,
hời hợt; mà ngược lại, luôn nghiêm khắc với chính mình. Ðây là một nhà văn "suốt đời đi
tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người "sinh ra để thờ Nghệ
Thuật với hai chữ viết hoa".
2. Tác phẩm:
- Tùy bút Người lái đò Sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế đầy hào hứng và gian
khổ khi lên mảnh đất Tây Bắc rộng lớn và xa xôi, không chỉ để thỏa mãn cơn khát của thú
xê dịch mà chủ yếu là tìm chất vàng của thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa của
con người lao động và chiến đấu của miền đất TB. Với cảm hứng được gợi nên từ những
nét đẹp và đặc biệt của chính dòng sông này:
“Đẹp vậy thay, tiếng hát trên dòng sông”
Hay:
“Chúng thuỷ giai Đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”
Viết Sông Đà nhà thơ muốn đề thơ, phổ nhạc vào sông nước quê hương. Cảm hứng
sông Đà đã thành nghệ thuật, “thành một gợi cảm mênh mang” về sông quê, về con người
Việt Nam. Và ông cũng là một “Đà giang độc bắc lưu” trên bình diện nghệ thuật.
- Đặc sắc nghệ thuật: Tuỳ bút pha bút kí, kết cấu kinh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức
văn hoá và nghệ thuật vào trong tác phẩm. Nhân vật mang phong thái đời thường giản dị.
Bút pháp: hài hoà hiện thực với lãng mạn. Ngôn ngữ: hiện đại có pha ngôn ngữ xưa. Với
tay bút nở hoa đã cho vị thế xứng đáng là một trong số những tùy bút hàng đầu của văn
học VN hiện đại.
II. Phân tích hình tượng nhân vật con Sông Đà
1. Khái quát:
- Đất nước VN ta với trăm sông nghìn núi. Biết bao nhiêu con sông đã bước vào thơ ca,
khơi nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong số những dòng sông ấy, ta phải kể đến
con sông Đà. Nó là đối tượng cảm hứng của các bậc tao nhân mặc khách nhưng có lẽ đến
với NT, sông Đà mới thực sự trở nên chân thực sống động. Là nhà văn cả đời theo chủ
nghĩa duy mĩ, trước CM ông đi tìm cái đẹp ở một thời vang bóng. Sau CMT8, NT lại tìm
thấy cái đẹp ở ngay trong cuộc sống nhân dân lao động. Ông gọi đó là “chất vàng mười
đã qua thử lửa” còn theo Nguyễn Minh Châu đó là “viên ngọc ẩn giấu trong chiều sâu tâm
hồn của con người VN”. Toàn bộ vẻ đẹp ấy ánh lên trong thiên tùy bút “Sông Đà” sáng
tác năm 1958 – 1960 với linh hồn là bài kí “Người lái đò Sông Đà”. Với tác phẩm “Người
lái đò Sông Đà”, ngòi bút của NT đã nở hoa trên dòng sông văn chương của mình.
TB.
- Tình yêu riêng biệt của Nuyễn Tuân dành cho Tây Bắc và Sông Đà.
Khác với những người nghệ sĩ cùng thời, đến với mảnh đất Tây Bắc – mảnh đất trước
cách mạng, Nguyễn Tuân đã từng đặt chân, ông ào đến như nai về suối cũ và đã có những
áng văn rất đẹp như những bài thơ trữ tình viết về thiên nhiên nơi đây. Đến với trang văn
của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp thiên nhiên Tây Bắc diễm lệ bởi nơi ấy có thung lũng lúa
chín vàng, có đá chìm đá nổi, có gió cuốn mây bay, có nắng vàng rực rỡ… Nhưng Nguyễn
chỉ say mê dùng bút lực của mình để mô tả Đà giang bởi với ông, Đà giang là nơi hội tụ
tập trung nhất vẻ đẹp của núi sông Tây Bắc. Đến với Tây Bắc là phải đến với sông Đà.
Chỉ đến khi gặp được sông Đà mới thấy hết được thần thái của núi sông hùng vĩ, diễm lệ.
Vì vậy, Nguyễn say sưa viết về con sông Đà và đã đặt tên cho 15 bài kí của mình là Tùy
bút “Sông Đà”. Để đặc tả nhân vật trữ tình này, Nguyễn đã sử dụng chủ yếu nghệ thuật
nhân hóa để viết về Đà giang. Ông viết về Đà giang như đang ngồi khai lí lịch cho đứa
con tinh thần của mình. Ông thổi hồn mình vào sông Đà. Con sông ấy qua ngòi bút của
Nguyễn Tuân như oằn mình, cựa quậy trên từng trang viết. Có thể khẳng định sông Đà
đẹp hơn cả, trở về đúng với bản tính của mình chỉ đến khi gặp được ngòi bút của Nguyễn.
Ông không viết “khơi nguồn” mà ông viết “khai sinh”. Ông không viết con sông Đà chảy
từ Trung Quốc vào VN mà ông viết sông Đà “xin nhập quốc tịch Việt Nam”. Ông không
viết sông Đà trải rộng ra trên lãnh thổ nước ta mà viết “sông Đà trưởng thành dần lên” …
Với cách viết này, Đà giang thực sự trở thành một nhân vật, trở thành một hình thể, một
cơ thể sống và Nguyễn xứng đáng là một nhà ngôn ngữ bậc thầy, xứng đáng được văn
giới cùng thời mệnh danh là người chẻ sợi tóc làm tư.
- Cái ngông của sông Đà gặp cái ngông của Nguyễn Tuân.
Nguyễn Tuân còn chọn Đà giang bởi ông là một nhà xê dịch, một chủ nghĩa xê dịch.
Đề tài xê dịch được du nhập từ văn học phương Tây. Nguyễn chịu ảnh hưởng lớn bởi nhà
văn Pháp A.Gide – một người đi đầu trong chủ nghĩa xê dịch ở Pháp. Người viết về đề
tài xê dịch thường viết về đường xá, xe cộ, sông nước, thác dữ. Mảnh đất Tây Bắc là nơi
có Đà giang dữ dội. Con sông ấy đã từng bước vào trong thơ Nguyễn Quang Bích:
“Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc Bắc lưu”
(Mọi con sông đều chảy về hướng Đông,
Riêng con sông Đà chảy về hướng Bắc).
Một con sông đầy cá tính gặp một nhà văn phong cách cũng rất lạ mà giáo sư Nguyễn
Đăng Mạnh đã đóng đanh trong một chữ ngông và trên diễn đàn văn chương Việt Nam
xuất hiện những áng văn tuyệt bút viết về sông nước.
Người viết về đề tài xê dịch cũng rất thích đi đó đây để thay đổi thực đơn trong nhãn
quan tâm hồn mình. Nguyễn Tuân cũng vậy, ông không thích những gì gọi là nhàm chán.
Ta thấy đây là sự đồng điệu trong tâm hồn những người nghệ sĩ lớn bởi Ma-xim Gor-ky
nói “cái bình thường là cõi chết của nghệ thuật”. Nam Cao trong “Đời thừa” cũng từng
viết: “văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu
đưa cho.” Chính sự đặc sắc của Đà giang đã hấp dẫn ngòi bút của Nguyễn Tuân, trở thành
nguồn cảm hứng bất tận để thăng hoa những sở trường, phong cách rất ngông của mình.
- Vẻ đẹp của sông Đà.
Nói đến Nguyễn Tuân là nói đến một nhà văn ưa cảm giác mạnh. Với Nguyễn, đã là đẹp
phải đẹp tuyệt mĩ, đã là dữ dội phải dữ dội đến khác thường, đến tột đỉnh. Ông không
thích những gì tầm thường. Con sông Đà đáp ứng được hai xúc cảm của Nguyễn Tuân vì
con sông Đà mang trong mình hai tính cách trái ngược nhưng thống nhất với nhau. Ở phần
thượng lưu, con sông vô cùng hung bạo, dữ dội. Nhưng ở hạ nguồn, nó lại toát lên một vẻ
đẹp rất trữ tình, thơ mộng.
2. Con Sông Đà hung bạo.
Sự hung bạo của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện một cách rất tài tình trong
thiên tùy bút này. Sông Đà hung bạo, lắm thác nhiều ghềnh:
“Đường lên Mường Lễ bao xa
Trăm bảy cái thác, trăm ba cái ghềnh”
(Ca dao)
Sự hung bạo ấy còn được thể hiện qua dòng chảy ngỗ ngược của nó: “Chúng thủy
giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, một dòng chảy riêng, không khuôn mình vào lẽ
thường. Như đã nói ở trên, sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc, xin nhập quốc tịch VN. Nó
phải trải qua rất nhiều triền núi đá. Vì vậy, ở phần thượng lưu của sông Đà có rất nhiều
thác dữ, nhiều luồng chết, nhiều vực xoáy… Từ đó, Nguyễn đã tìm thấy những tính cách
hung bạo khác thường của dòng sông. Nhưng khi xuôi về phần hạ lưu, lòng sông như
được mở rộng ra, con thác không còn nữa, dòng nước trôi êm đềm, hiền hòa qua đôi bờ
cỏ cây tươi tốt và sông Đà lại hiện lên vô cùng lãng mạn, thơ mộng, trữ tình. Ngoài ra,
Nguyễn nhìn thấy sự hung bạo của con sông Đà không chỉ tập trung ở thác dữ, ở luồng
chết, ở vực xoáy. Ông còn nhìn thấy sự hung bạo ấy ở những quãng sông huyền bí, hoang
vu đặt giữa điệp trùng của núi rừng Tây Bắc.
2.1. Cảnh đá bờ sông.
Cái hùng vĩ, sừng sững của Sông Đà được thể hiện ngay ở cảnh đá bờ sông: “đá bờ
sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá
thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua
bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong
khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè
một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa
tắt phụt đèn điện”.
- Cảnh đá bờ sông được miêu tả dựng vách thành, sự so sánh và liên tưởng khá độc đáo
khiến con sông Đà hiện ngay ra trước mắt người đọc như thành quách sừng sững, đứng
án ngữ ngay trước mặt những du khách khi đặt chân đến đây. Bằng nghệ thuật so sánh
độc đáo, Nguyễn Tuân đã cho thấy sự nguy hiểm của dòng sông, một nơi hẹp như thế mà
lưu tốc dòng nước vốn nhanh bây giờ lại xiết hơn nữa. Cứ thử tưởng tượng con thuyền
nào mà kẹt vào cái khe ấy thì tiến không được, lùi cũng không xong chỉ chờ sóng nước và
đá đập cho tan xác mà thôi.
- Nguyễn Tuân cho người đọc cảm nhận bằng trực cảm như chính mình được lái đò qua
quãng sông hẹp với những vách đá dựng đứng hai bên. Cái lạnh rợn người được so sánh
như ta đang đứng giữa mùa hè mà ngột ngạt bởi cái chật hẹp, tối đến bất ngờ và sâu thăm
thẳm như đứng ở dưới một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng
nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Một câu văn tràn dòng với những liên tưởng của
liên tưởng cho thấy sự tài hoa và uyên thâm trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn.
2.2. Cảnh mặt ghềnh Hát Loóng.
Cũng như đá bờ sông, thì “quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá,
đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ
xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua quãng đấy”. Bằng kết cấu trùng điệp:
nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió” tác giả đã làm rõ sự nguy hiểm của con sông hung
dữ, sẵn sàng lấy đi tính mạng bất cứ tay lái nào khinh suất. Không có từ nào trực tiếp tả
ghềnh đá nhưng người đọc hình dung rõ diện mạo con sông. Quãng dài ghềnh đá nổi trên
mặt sông, nước mạnh xô ghềnh tạo sóng dữ, sóng cuộn trào sinh ra gió thổi rít lên gùn
ghè, gùn ghè quanh năm suốt tháng. Con sông đến đây đã trở thành một kẻ thù nguy hiểm
của con người. Với nghệ thuật nhân hóa con sông như một kẻ thù tính khí thất thường,
đòi nợ vô duyên cớ không bỏ sót một ai. Ấy mới thấy hết cái hung bạo của sông Đà. Sự
kết hợp ngẫu nhiên hay có lựa chọn giữa tên địa danh với đặc điểm của sông Đà ở quãng
sông này? Chỉ biết khi Nguyễn tả luồng gió gùn ghè nơi mặt ghềnh lại nằm đúng vị trí
Hát Lóong. Đọc tên địa danh mà phải nén hơi, uốn lưỡi như chính như chính mình vừa
phải đi qua chỗ nước giữ, với sóng, với đá, với ghềnh thác của sông Đà.
3.3. Cảnh những cái hút nước.
Những cái hút nước ở quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La lại ghê rợn hơn nữa.
“Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang
quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy,
thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho
nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho
vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi
vào. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi
vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở
khuỷnh sông dưới”. Những cái bẫy ghê sợ, chết người! Vẫn là nghệ thuật so sánh liên
tưởng độc đáo kèm theo biện pháp nhân hóa nước biết thở và kêu nghe đã đủ cho người
đọc rùng mình nhưng Nguyễn Tuân không dừng lại ở đó mà tiếp tục thử độ lì trong giác
quan của người đọc khi so sánh và liên tưởng với cái cửa cống cái bị sặc nước. Khi dòng
chảy siết, nó thở và kêu, nhưng kêu như thế nào thì nhà văn lại tiếp tục tả những cái hút
nước ở độ sâu: cái hút xoáy tít đáy, như cái giếng sâu cho thấy độ mạnh của dòng nước;
với bề rộng: quay lừ lừ như những cánh quạ đàn; rồi âm thanh: những cái giếng sâu nước
ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào, cuối cùng là độ nguy hiểm: Có những thuyền đã bị cái
hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm
dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới. Hình ảnh sông
Đà qua ngòi bút của Nguyễn, có lẽ không chỉ làm những người lái đò qua đây cảm thấy
rùng rợn mà chính người đọc cũng như vừa tự mình chèo thuyền qua quãng sông này mà
thử cảm giác. Thế nên khi chèo thuyền men qua những vực nước sông Đà cần phải chèo
nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vút qua một quãng
đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Cảm giác lạnh người và rợn tóc gáy vì câu văn tác động
mạnh mẽ vào trực cảm của người đọc.
Cho cảm giác thật đến từng mi-li-met nhà văn sử dụng trường liên tưởng trùng điệp.
Khi nhập vào vai một anh thợ quay phim táo tợn muốn truyền cho người đọc cảm giác lạ
đã dũng cảm ngồi vào một chiếc thuyền thúng rồi thả mình và thuyền văng xuống cái hút
nước sông Đà. Nhìn từ đáy cái hút nước ấy nhìn lên vách thành hút chênh nhau đến vài
sải tay. Người xoay theo thuyền cả thuyền, người, máy ảnh quay tít. Nhìn lên nước sông
Đà trong cái hút ấy làm bằng một màu xanh ngọc bích của một khối pha lê đúc dày như
sắp vỡ tan ụp vào cả người quay lẫn người xem, khiến ai cũng như đang khiếp hãi để ngồi
ghì lấy cái mép lá rừng vừa bị cho vào cái cốc pha lê mà quay tít như vừa rút ra cái gậy
đánh phèn. Liên tưởng của liên tưởng để người đọc có thể cảm nhận rõ nhất. Phải có sự
am hiểu về kiến thức trong lĩnh vực điện ảnh thì Nguyễn mới có thể viết được những câu
văn như thế. Câu chữ như đang nở hoa trên dòng sông Đà và trên trang văn của Nguyễn.
2.4. Cảnh những cái thác nước.
Tiếng thác réo nghe càng ghê sợ hơn! “Như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi
lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Tiếng thác rống như tiếng một ngàn con
trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng
lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng”. Nghệ thuật so sánh, nhân hóa tài ba
cùng những liên tưởng “rất đắt”, Nguyễn Tuân đã cho thấy một cảnh tượng thác nước
hùng vĩ, nguy hiểm tận độ. Lần đầu tiên trong thơ văn có người lại dùng lửa để miêu tả
nước, hai nguyên tố có sức hủy diệt rất lớn lại luôn tương khắc với nhau, có nước thì
không có lửa, ngược lại, có lửa thì không có nước. Vậy mà Nguyễn Tuân đã làm được
điều đó như một nghệ sĩ bậc thầy! Trước mắt người đọc là cả một rừng vầu, tre nứa hàng
ngàn cây đang bị đốt cháy và phát ra tiếng nổ nhưng chưa hết, trong khu rừng vầu, rừng
tre đang cháy ấy lại được thả vào đó hàng ngàn con trâu mộng to khỏe, nên khi da của
chúng bị đốt cháy và nóng thì chúng sẽ lồng lộn mà phá tan rồi tìm đường thoát thân. Khi
chạy nó va đập mạnh vào những cây tre, cây nứa tạo nên những tiếng nổ lớn, liên hoàn
như âm thanh vang na não bạt, kinh thiên động địa. Hình ảnh của Nguyễn tác động mạnh
mẽ lên hệ thần kinh người đọc để mang đến cảm giác chân thực và sống động nhất. Con
sông ấy như một kẻ lắm mưu, nhiều kế để khiêu khích người lái đò. Nó biết: oán trách,
van xin, khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Bộ mặt và tâm địa của một người xấu xa,
lắm mưu, nhiều kế - kẻ thù số một của con người.
2.5. Cảnh những trùng vi thạch trận đá.
Phối hợp với sóng nước với tiếng thác ầm ầm là “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân
trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông. Mặt hòn đá nào trông
cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này”. Sông
Đà đã giao việc cho mỗi hòn, để chúng phối hợp lại thành ba trùng vi nguy hiểm. Khi
miêu tả thạch trận đá tác giả đã vận dụng rất nhiều kiến thức trong lĩnh vực quân sự, thể
thao để làm rõ đối tượng miêu tả.
- Trùng vi thứ nhất: Sông Đà bày ra năm cửa trận, có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa sinh
nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ
hở, thực chất chúng đóng vai trò dụ chiếc thuyền vào tuyến giữa. Ở trùng vi thứ nhất này
sóng nước đóng vai trò chính để tiêu diệt chiếc thuyền. Vừa vào trận địa, chúng tấn công
chiếc thuyền tới tấp: “Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gãy cán chèo
võ khí trên cánh tay mình. Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà
thúc gối vào bụng và hông thuyền. Có lúc chúng đội cả thuyền lên. Nước bám lấy thuyền
như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la
não nạt. Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí
ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Trận chiến đầu, sóng nước là tuệ binh mà con sông
tung ra để thử thách người lái đò. Nhưng bằng sự mưu trí, dũng cảm, ông lái đã vượt qua
dễ dàng.
- Vượt qua trùng vây thứ nhất, ông lái đò phải đương đầu với trùng vi thứ hai: “Tăng thêm
nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn.
Dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá đánh khuýp quật vu hồi chiếc thuyền”.
Tại trận chiến đánh giáp lá cà này, chúng quyết sinh quyết tử với ông lái đò. Khi chiếc
thuyền đã vượt qua, bọn sóng nước cửa tử “vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái
thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Bọn đá,
sóng nước dở những món đòn hiểm độc và tinh vi nhất!
- Đến trùng vi thứ ba: Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở
chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại đây những boong-ke chìm
và pháo đài đá nổi ở đầu chân thác phải đánh tan cái thuyền. Làm ta liên tưởng đến một
trận đấu bóng quyết liệt. Chiếc thuyền như một cầu thủ phải phóng thẳng, chọc thủng cửa
giữa, vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, và như một mũi tên tre xuyên
nhanh qua hơi nước, vừa xuyên được vừa tự động lái được lượn được, tiến về phía khung
thành và cuối cùng đã hết thác. Trận bóng đã thắng lợi về phe người lái đò tài ba với “tay
lái ra hoa”.
=> Con Sông Đà như một loài thủy quái, hung hăng, bạo ngược biết bày thạch trận, thủy
trận hòng tiêu diệt thuyền bè trên dòng nước, một thứ thiên nhiên Tây Bắc với “diện mạo
và tâm địa một thứ kẻ thù số một”. Con sông mà “hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình
làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông
Đà”. Chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh
“Núi cao sông hãy còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen.
* Đặc sắc nghệ thuật khi miêu tả con Sông Đà hung bạo:
- Viết về Đà giang, ngòi bút của NT vô cùng phóng túng, thoải mái bởi “Người Lái Đò
Sông Đà” được viết bằng thể loại tùy bút. Ông chẳng khác nào một nhà quay phim lão
luyện. Có khi ống kính của nhà văn tiếp cận con sông Đà từ phía viễn cảnh. Có đôi lúc,
ống kính của nhà văn lia vào để quay cận cảnh từng quãng sông hẹp, cắt từng đoạn sông
để mô tả cái sự hung bạo của những đoạn sông với hình ảnh “đá bờ sông, dựng vách thành,
mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.” Thậm chí có những đoạn “vách đá
thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua
bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia.”
- Viết về con sông Đà hung bạo, tác giả sử dụng những câu văn rất ngắn, huy động chủ
yếu kiến thức võ thuật và quân sự để miêu tả sự vận động của dòng nước. Ông cũng cảm
nhận con sông bằng nhiều giác quan để kích thích trí tưởng tượng của độc giả. Bởi vậy,
con sông Đà hiện lên là một nhân vật có tính cách và ngôn ngữ. Một nhà thơ Ba Lan có
lần đã từng viết:
“Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
Ở đây, ta thấy xuất hiện những câu văn rất ngắn gồm toàn thanh trắc với hơn 300 động từ
mạnh cùng kết cấu điệp trùng miêu tả sự khẩn trương, gấp gáp của nước, của đá, của sóng
và của gió. Thể hiện rõ nhất đó là đoạn mặt ghềnh Hát Loóng: “dài hàng cây số nước xô
đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi
nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy.” Ta còn thấy NT tập trung
vào miêu tả sự hung bạo của Đà giang ở những hút nước với cách liên tưởng vô cùng táo
bạo. Đó là đoạn Tà Mường Vát ở phía dưới sông La: “Có những con thuyền đã bị cái hút
nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới
lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.” Thêm vào đó, NT
còn nhìn thấy sự hung bạo ở mùa lụt của con sông Đà. Mùa lụt của sông Đà vẫn còn cái
ngấn nước ở cổng châu Quỳnh Nhai. Ngày lụt sông Đà, xác hươu, xác nai cùng gỗ Chò
Vẩy, Chò Hoa trôi lềnh bềnh trên mặt sông. NT ví lúc này dòng sông Đà chẳng khác nào
“kẻ thù số một” của người dân Tây Bắc. Khi hung bạo thì cực kì nguy hiểm, tâm địa độc
ác đến tột cùng.
=> Con sông Đà hung bạo đâu bởi thiên nhiên gây ra với: thác dữ, những luồng chết, vực
xoáy mà NT còn thấy đó là do con người. Đó chính là bọn thổ ti lang tạo đã đắp bến chia
ngăn dòng sông Đà, khiến con sông trở nên trái tính, trở thành kẻ thù của người dân TB.
Đó còn là bọn thực dân Pháp đóng đồn bốt ở hai bên bờ sông khiến Đà giang trở nên càng
hung bạo. Rõ ràng, con sông Đà mang cốt cách của người dân Tây Bắc. Nhìn rộng ra, ta
thấy những con sông hầu như đều mang nét đẹp văn hóa vùng miền nơi nó đi qua. Nếu
“sông Hương” của Hoàng Phủ Ngọc Tường mang vẻ đẹp trầm mặc của cố đô và người
dân Huế thì con sông Đà lại là biểu tượng, lại mang cái văn hóa của người dân Tây Bắc.
Như vậy, có thể khẳng định Đà giang qua ngòi bút của NT hiện lên dữ dội đến khác
thường, tột đỉnh, thể hiện rất rõ phong cách rất riêng của NT –một phong cách rất “ngông”.
3. Con Sông Đà trữ tình.
3.1. Hình dáng con Sông Đà.
- Nguyễn Tuân miêu tả hình dáng sông Đà nhìn từ trên cao xuống để phát hiện ra vẻ đẹp
tòan diện của con sông, thơ mộng, mềm mại và đẹp ngay từ hình dáng. Từ trên cao, tác
giả nhìn thấy con sông Đà dài như một sợi dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình. Nó
biết mềm mại, uốn lượn qua các dãy núi, triền đồi, các ghềnh thác để làm cho mình trở -
nên dịu dàng, nữ tính.
- Sông Đà đâu chỉ lắm thác nhiều ghềnh đầy hiểm nguy cho người lái đò mà còn đậm nét
thơ mộng, trữ tình: “Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân
tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù
khói núi Mèo đốt nương xuân”. Một câu văn với nghệ thuật kết cấu trùng điệp và cách so
sánh liên tưởng gần gũi, sông Đà đã hiện lên như một cô thiếu nữ của mảnh đất Tây Bắc
đẹp e lệ, dịu dàng. Cô gái ấy có mái tóc tuôn dài, mềm mại. Mái tóc ấy lại được ẩm hiện
trong mây trời của Tây Bắc, của khói sương mờ ảo khi người dân đốt nương làm rẫy vào
mùa xuân với những chùm hoa ban với sắc trắng, sắc tím và màu đỏ tươi của hoa gạo
tháng ba – phảng phất vị Đường thi. Nếu nhìn và cảm nhận, con sông hiện lên hiền hòa
và dịu dàng như một cô gái đang e lệ với mái tóc dài buông xõa, trên mái tóc đen óng ả
ấy cài điểm những bông hoa ban, hoa gạo sặc sỡ sắc màu, và cô thẹn thùng che mặt bằng
một tấm khăn voan mỏng manh màu trắng khi bước những bước chân ngập ngừng, e ấp
về nhà chồng. Còn gì đẹp, thơ mộng và trữ tình hơn khi ví dòng sông Đà với hình ảnh một
cô thiếu nữ đang thẹn thùng cất bước chân về nhà chồng. Ngòi bút của Nguyễn không chỉ
thể hiện sự tài hoa mà còn là sự tinh tế thông qua sự liên tưởng độc đáo và cách so sánh
trùng điệp, một cách so sánh tài hoa, đượm chất phong tình. Hơn nữa, nếu để ý hẳn độc
giả bạn đọc sẽ nhận thấy trong thơ ca cổ trung đại, các bậc tao nhân thường lấy thiên nhiên
làm chuẩn mực cho con người. Làm sao quên được hình ảnh:
“Cổ tay em trắng như ngà
Đuôi mắt em sắc như là dao cau
Nụ cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”
Ngược lại, đến với Nguyễn, con người là chuẩn mực để so sánh. Ông kéo thiên nhiên lại
gần với con người. Với Nguyễn Tuân, con người là trung tâm của vũ trụ, là một tiểu vũ
trụ. Vì vậy, ông nhìn sông Đà như áng tóc của người thiếu nữ.
3.2. Màu nước Sông Đà.
Nước Sông Đà còn thay đổi theo mùa, nó đẹp nhất là mùa xuân và mùa thu: “Mùa
xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông
Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu
bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Nguyễn tả
sắc xanh của nước sông Đà cũng lạ lẫm, màu xanh ngọc bích, sắc xanh trong vắt như pha
lê, ngọc thạch mà mắt người có thể nhìn thấu đáy. Để thấy được sắc xanh như màu xanh
của sông Đà là hiếm và khác biệt với nhiều dòng sông khác NT đã so sánh màu sắc của
nước sông Đà với màu nước của sông Gâm, sông Lô là màu xanh đục lờ lờ canh hến. Sắc
nước mùa thu của sông Đà tựu thân nó không thể coi là đẹp nhưng cái đẹp đáng nói ở đây
chính bởi sự làm duyên của con sông. Mùa thu nước sông Đà dần thay màu, nó lừ lừ và
rồi chín đỏ như mặt người đang tím bầm vì rượu bữa, hoặc của một người đang bất mãn,
đang bực bội mỗi độ thu về. Xanh trong, dịu dàng là thế vào mùa xuân mà lại chuyển ngay
sang sắc tím đỏ giận dỗi vào mùa thu. Thế mới biết tính khí của con sông kia cũng thất
thường lắm, dịu dàng đấy mà giận dỗi được ngay. Không chỉ có tính cách đa dạng mà
chúng ta thấy sông Đà hiện lên như một cô gái biết trưng diện, biết điệu đà bởi mỗi mùa
cô ấy tự thay tấm áo đã cũ màu, khoác cho mình tấm áo mới, luôn luôn thay đổi, luôn tự
làm mới mình để đẹp hơn, hấp dẫn hơn.
3.3. Con Sông Đà gợi cảm.
- Con Sông Đà gợi cảm với vẻ đẹp của nắng tháng ba Đường thi “Yên hoa tam nguyệt há
Dương Châu”, làm cho người đi rừng dài ngày bất ngờ gặp lại con sông “vui như thấy
nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”. Với nghệ thuật so
sánh cụ thể Nguyễn đã cho người đọc thấy được tình cảm, cảm xúc của mình đối với con
sông của miền tây tổ quốc, không chỉ đơn thuần là cảm xúc của một con người đối với
một con sông mà đó là xúc cảm của những “cố nhân” sau bao ngày xa cách. Niềm vui ấy
như tiếng cười giòn tan trong ánh nắng của mặt trời bừng chói sau một kì mưa dầm ẩm
ướt, hay như một giấc chiêm bao ngọt ngào nhưng ta choàng tỉnh giấc và giờ đây lại được
nối lại. Niềm vui của sự hân hoan và mãn nguyện sau bao nỗi đợi chờ.
- Sông Đà với Nguyễn như một “cố nhân”, nhưng khổ nỗi cố nhân này lại “lắm bệnh lắm
chứng, chốc dịu dàng đấy rồi chốc lại bẳn tính, thác lũ, gắt gỏng ngay đấy”. Ấy thế mà
khi được gặp lại cố nhân lại trào dâng một cảm giác đằm đằm, ấm ấm. Phải chăng bởi con
sông kia quá gợi cảm và quyến rũ. Nét quyến rũ của một “người tình nhân chưa quen
biết”.
3.4. Cảnh sắc hai bên bờ sông.
- Sông Đà còn có những khoảng không gian, những cảnh sắc đầy thơ mộng: “Cảnh ven
sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến
thế mà thôi”. Cái lặng lẽ của thanh bình, yên ả mà có lẽ bất cứ một tâm hồn khó tính nào
cũng muốn ở trọ nơi đây.
- Có những cảnh hoang vu, hoang sơ đến kì lạ: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.
Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”. Chút hoang dại của lịch sử đất
nước thời khai thiên lập địa, chút hồn nhiên của tuổi thơ với bao mơ mộng gửi theo những
câu chuyện cổ tích mà mẹ, bà thường hay kể, tất cả lại về đây hội tụ trên bờ sông Đà vừa
hoang vu, vừa hồn nhiên, thơ trẻ.
- Cảnh sông Đà còn là “những nương ngô nhú lên những lá ngô non đầu mùa, những cỏ
gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn cỏ gianh đẫm sương
đêm”. Một cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp trong mùa xuân với sự sống đang cựa mình, sinh sôi.
Thực và mộng chảy tràn vào nhau. Trong lúc đang thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên thơ
mộng và tuyệt đẹp như thế, nhà văn bỗng cảm thấy “thèm được giật mình vì một tiếng còi
xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ – Yên Bái – Lai Châu”, được
đánh thức bởi sự hiện diện của con người. Thiên nhiên tuy đẹp đấy nhưng hoang sơ, “tịnh
không một bóng người”, “một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa” mà không có
ai chăm sóc, mà dường như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng vắng lặng
như thế mà thôi. Từ quá khứ nhà văn trở về với hiện tại và hướng tới tương lai đẹp đẽ.
Đất đai ở đây sẽ có con người khai phá, đường xá sẽ được mở, những ngôi làng thị trấn
sẽ được mọc lên, khắp nơi đều đầy ắp tiếng cười. Rõ ràng cảnh vật nếu không có con
người thì vẫn chỉ là hoang sơ, tẻ nhạt mà thôi! Đang mộng mơ bên cảnh sông Đà, Nguyễn
Tuân có mối giao cảm kì lạ với loài vật: “Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi ánh
cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không
chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: Hỡi ông khách sông
Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Con vật hỏi người hay chính
người đang say trong cảnh mộng mà tự hỏi mình. Cảnh sông Đà thơ mộng là thế, có những
khoảng lặng diệu kì khiến con người ta rơi vào cảm giác thần tiên để rồi tiếng đập nước
của “đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi đuổi mất đàn
hươu vụt biến” đánh thức người đang mộng. Nguyễn Tuân đã dùng cái động để tả thật tài
tình cái tĩnh lặng kì diệu. Trở về với thực tại, lênh đênh trên dòng nước xanh ngọc đẹp đẽ,
phẳng lặng, nhà thơ có sự đồng điệu trong cảm xúc về sông Đà như Tản Đà khi trước:
“Dải sông đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình
nhân chưa quen biết”. Con sông Đà như một sinh vật có linh hồn, dòng nước trôi lững lờ
“như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn, như đang lắng nghe
những giọng nói êm êm của người xuôi”. Con sông trở nên hiền hòa và thơ mộng, nó “trôi
những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây
cổ điển trên dòng trên”. Đó là niềm mong ước của nhà văn nửa muốn gìn giữ những nét
nguyên sơ của con sông, nửa muốn cải tạo mà khai phá nó để phục vụ con người – đó phải
chăng cũng là lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn?
- Đà giang hiện lên qua ngòi bút của NT thơ mộng, lãng mạn, trữ tình đồng thời vô cùng
kiều diễm. Nếu ở đoạn văn trên, NT miêu tả con sông Đà hung bạo với những kiến thức
nền chủ yếu là quân sự hay võ thuật cùng những câu văn ngắn, nhiều động từ, nhiều thanh
trắc thì đến đoạn văn này, NT chủ yếu sử dụng kiến thức du lịch, kiến thức lịch sử và kiến
thức văn học với câu văn vươn dài ra như nhịp chèo khoan thai của “thuyền tôi trôi trên
sông Đà”. Nếu để ý, người yêu văn hẳn sẽ nhận thấy có đến 14 câu văn NT kết thúc toàn
với thanh bằng để tạo cảm giác mênh mang mềm mại. Người yêu văn có thể dễ dàng
chuyển thẳng những đoạn văn NT viết về dòng sông Đà ở hạ lưu thành những bài thơ trữ
tình viết bằng văn xuôi. Phong cách NT này trước cách mạng ta chỉ bắt gặp ở nhà văn
Thạch Lam với lối viết truyện không mâu thuẫn, không kịch tính, không gay cấn, truyện
như một bài thơ trữ tình viết bằng văn xuôi. Đến đây, ta lại bắt gặp ở nhà ngôn ngữ tài ba
NT một phong cách nghệ thuật tương tự.
* Tình yêu đất nước tha thiết của NT.
- Khi viết về sông Đà, NT đã bộc lộ rõ mình là một nhà văn với tình yêu quê hương đất
nước tha thiết bởi trong văn chương nghệ thuật, viết về sông núi là viết về giang sơn mà
viết về giang sơn, là viết về Tổ quốc. Đây là tình yêu nhất quán trong cuộc đời cầm bút
của nhà văn. Trước CM, tình yêu quê hương Tổ quốc của NT được bộc lộ một cách thầm
kín thông qua tác phẩm “Thiếu quê hương”. Đó là nỗi lòng của những con người “sống
giữa quê hương nhưng vẫn thấy mình thiếu quê hương.” Còn nói như Chế Lan Viên:
“Nhân dân ở quanh ta mà sao chẳng thấy
Tổ quốc ở quanh mình mà có cũng như không”
- Giờ đây, khi viết về con sông Đà, ánh sáng CM rọi chiếu vào tâm hồn của nhà văn, phù
sa của nhân dân bồi đắp. Ông đứng giữa dòng sông Đà, đứng giữa nhân dân Tây Bắc để
bộc lộ trực tiếp tình yêu nước sâu sắc qua từng câu chữ. Không yêu sao được khi ông đến
với Đà giang, viết về một con sông hùng vĩ, ông đã đọc hàng trăm trang cổ sử, hàng trăm
trang “Dư địa chí”, đọc biết bao nhiêu áng thơ trữ tình của Tản Đà, của Lí Bạch, của
Nguyễn Quang Bích,… nhưng viết về Đà giang, Nguyễn không bị lệ cổ, không bị tập cổ,
không bị ảnh hưởng bởi người xưa mà đã tái tạo mới trên từng trang viết vì nói như Nam
Cao: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có.”
- Cần phải khẳng định rằng khi viết tập tùy bút “Sông Đà”, NT đã đi thực tế ở trên Tây
Bắc. Trong chuyến đi, NT đã thâm nhập vào đời sống của nhân dân Tây Bắc và đã trở
thành người đầu tiên kể ra chính xác 50 trên tổng số 73 con thác dữ từ ngã 3 biên giới Việt
Trung về tới Chợ Bờ. Tố Hữu đã từng nói: “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã
thật ứ đầy”. 15 bài kí trong tập tùy bút “Sông Đà” nói chung và “Người lái đò sông Đà”
nói riêng thực sự đã được tràn ra từ trong trái tim NT khi cuộc sống của nhà văn trên Tây
Bắc đã đủ đầy để chảy tràn thành những áng văn đẹp.
- Tình yêu nước ấy còn được bộc lộ khi NT nhớ lại một lần nhà văn bám gót anh liên lạc.
Nhìn thấy con sông Đà từ rất xa, NT gọi con sông ấy là một cố nhân, một người tình chưa
hề biết mặt theo ý thơ của Tản Đà. Thế là bao nhiêu những vần thơ của các bậc tao nhân
mặc khách chợt ùa về trong tâm hồn của nhà văn NT. Ông nguyện theo người xưa để thơ
lên sóng nước sông Đà. Như vậy, 15 bài kí mà Nguyễn gửi trong kho tàng văn chương
Việt Nam là gì nếu không phải là những vần thơ đẹp được ông thả trên dòng sông nghệ
thuật?
- Bên cạnh đó, tình yêu nước của NT còn được thể hiện khi ông say sưa kể về những loài
cá quí hiếm chỉ có ở Đà giang. Đó là cá anh vũ, cá dầm xanh “vọt lên mặt sông bụng trắng
như bạc rơi thoi.” Như vậy rõ ràng, đây chính là “chất vàng mười” của rẻo cao Tây Bắc.
Đó không chỉ là “chất vàng mười” của thi ca mà còn là “chất vàng mười” của kiến thức.
Không phải ngẫu nhiên mà trong bài kí này, NT ước ao được nghe một tiếng còi tàu xúp
lê từ Yên Bái, Việt Trì vọng lên trên Tây Bắc. Điều ấy khiến ta liên tưởng tới Chế Lan
Viên với mong muốn được hóa thành đoàn tàu để chở mọi người lên khai phá mảnh đất
nơi đây.
=> Đà giang hiện lên qua ngòi bút của NT vừa hùng vĩ, vừa dữ dội nhưng cũng vô cùng
mĩ lệ, trữ tình và vô cùng lãng mạn. Hai tính cách ấy đặt bên cạnh nhau nhưng không hề
bài trừ nhau mà lại tôn vinh nhau, khiến con sông Đà trở nên chân thực sống động, cựa
mình trên trang viết. Quan trọng hơn, đằng sau dòng sông ta thấy hiện lên một bức chân
dung của một NT với tình yêu quê hương đất nước; một NT đã được ánh sáng của Đảng
soi rọi, được phù sa của nhân dân bồi đắp; một NT với tâm hồn mà như Tố Hữu đã viết:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Như vậy, NT viết bài kí “Người lái đò sông Đà” bằng một tâm hồn rộn ràng tiếng chim
như thế, bằng một tâm hồn như một vườn hoa thơm quả ngọt. Rõ ràng ông là người chiến
sĩ trên mặt trận văn chương.

You might also like