Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Câu 1: Vật chất tác động vào giác quan thì gây ra cảm giác

ĐÚNG, Định nghĩa vật chất bằng cách đối lập nó với ý thức, xác định nó “là cái mà khi tác động lên giác quan của chúng
ta thì gây ra cảm giác”. V.I. Lênin khẳng định vật chất không có nghĩa gì khác hơn là “thực tại khách quan tồn tại độc
lập đối với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh”. Vật chất luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của
mình dưới dạng các thực thể. Mà các thực thể này do những đặc tính bản thể luận vốn có của nó, nên khi trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác.
Câu 2:Thuộc tính cơ bản, quan trọng nhất của vật chất để phân biệt với ý thức là được đem lại cho con người trong
cảm giác?
SAI, Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất nhờ đó phân biệt vật chất với ý thức đã được V.I.Lê nin xác định trong định
nghĩa vật chất là thuộc tính tồn tại khách quan. Khách quan, theo V.I.Lênin là "cái đang tồn tại độc lập với loài người và
với cảm giác của con người". Trong đời sống xã hội, vật chất "theo ý nghĩa là tồn tại xã hội không phụ thuộc vào ý thức
xã hội của con người". Về mặt nhận thức luận thì khái niệm vật chất không có nghĩa gì khác hơn: "thực tại khách quan
tồn tại độc lập với ý thức con người và được ý thức con người phản ánh"
Câu 3: Sẽ không có sự chuyển hóa vật chất nếu không có trạng thái đứng im tương đối?
ĐÚNG Vì dù đứng im mang tính chất tương đối tạm thời, nhưng nó lại là hình thức "chứng thực" sự tồn tại thực sự của
vật chất, là điều kiện cho sự vận động chuyển hoá của vật chất. Không có đứng im thì không có sự ổn định của sự vật,
và con người cũng không bao giờ nhận thức được chúng. Không có đứng im thì sự vật, hiện tượng cũng không thể
thực hiện được sự vận động chuyển hoá tiếp theo. Vận động và đứng im tạo nên sự thống nhất biện chứng của các
mặt đối lập trong sự phát sinh, tồn tại và phát triển của mọi sự vật, hiện tượng. Đứng im, cân bằng chỉ xảy ra với một
hình thức vận động, chứ không phải với mọi hình thức vận động. (VD: con tàu đứng im là về hình thức vận động cơ
học, còn các hình thức vận động vật lý, cơ học vẫn diễn ra trong bản thân nó). Đứng im là tương đối, tạm thời trong
một thời gian nhất định, chỉ xét trong một hay một số quan hệ nhất định, ngay trong sự đứng im vẫn diễn ra những
quá trình biến đổi nhất định. (VD: con tàu đứng im là trong quan hệ với bến cảng, còn so với mặt trời thì nó vận động
theo sự vận động của quả đất)
Câu 4:Từ sự tác động trở lại và vai trò của ý thức đối với vật chất đòi hỏi trong nhận thức và thực tiễn phải tôn
trọng tri thức khoa học
ĐÚNG, theo ý nghĩa phương pháp luận, trong nhận thức phải đảm bảo nguyên tắc khách quan: mọi hoạt động thực
tiễn và nhận thức của con người chỉ có thể đúng đắn thành công khi thực hiện đồng thời giữa việc xuất phát từ thực tế
khách quan, tôn trọng thực tế khách quan với phát huy tính năng động, chủ quan. Phải lấy thực tế khách quan làm căn
cứ cho mọi hoạt động, phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Thứ hai, phải phát huy tính năng động
chủ quan. Phát huy vai trò của nhân tố con người, phát huy mọi phẩm chất và năng lực của chủ thể. Phải tôn trọng tri
thức khoa học, tích cực học tập để làm chủ tri thức… và ứng dụng tri thức khoa học vào đời sống. từ đó truyền bá tri
thức khoa học vào quần chúng để nó trở thành niềm tin, định hướng cho con người hành động.
Câu 5: Liên hệ không có tính khách quan vì trên thực tế có những mối liên hệ giữa cái tinh thần với cái tinh thần?
SAI, theo triết học duy vật mác xít: Liên hệ là khái niệm chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự
vật, hiện tượng, một quá trình.Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là khách quan, bởi lẽ, nó là vốn có của sự vật,
không có ai gắn cho sự vật. Mối liên hệ đó còn là phổ biến, nghĩa là nó tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy. Đồng
thời, mối liên hệ rất đa dạng, phong phú, nghĩa là nó có mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ bản
chất – không bản chất; mối liên hệ tất nhiên – ngẫu nhiên…
Câu 6: Trạng thái của mâu thuẫn thay đổi từ khác biệt đến đối lập đến chuyển hóa trong quá trình vận động và phát
triển của sự vật hiện tượng?
SAI, Trạng thái của mâu thuẫn thay đổi từ khác biệt đến xung đột đến chuyển hóa. Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể
hiện ở sự khác nhau giữa các svht và phát triển thành 2 mặt đối lập. Giai đoạn tiếp theo các mặt đối lập xung đột gay
gắt với nhau, hình thành mâu thuẫn biện chứng và khi điều kiện đã chín muồi, đến một giai đoạn nhất định thì chúng
sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và quá
trình tác động, chuyển hóa giữa 2 mặt đối lập lại tiếp diễn làm cho sự vật hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển
Câu 7: Điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức là do những mong muốn chủ quan của con người?
SAI, Điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức là từ thực tiễn. Thứ nhất, thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của
nhận thức: Sở dĩ như vậy bởi vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức. Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ,
cách thức và khuynh hướng vận động và phát triển của nhận thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là
giải thích và cải tạo thế giới mà buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực
tiễn của mình. Nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được hoàn thiện; năng lực tư
duy logic không ngừng được củng cố và phát triển.
Câu 8: Theo quan điểm duy vật biện chứng, điều kiện cơ bản nhất để ý thức tác động trở lại vật chất là do tư duy
đúng đắn của ý thức?
SAI, sự tác động của ý thức đối với thế giới vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bản thân ý
thức tự nó không thể làm biến đổi hiện thực. Con người luôn phải dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu
biết những quy luật khách quan, từ đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp và ý chí quyết tâm để thực hiện mục
tiêu đã xác định.
Câu 9: Ý thức không chỉ là sự phản ánh thế giới khách quan mà còn “tạo ra” thế giới khách quan?
ĐÚNG, Ý thức là sự phản ánh nhưng là sự phản ánh có sáng tạo .Ý thức tỏ rõ sức sáng tạo khi ý thức xâm nhập vào
hiện thực cuộc sống và phản ánh được hiện thực cuộc sống: Ý thức xâm nhập càng sâu thì tạo ra sức mạnh càng lớn,
từ đó tạo ra sức sáng tạo càng lớn.Ý thức là một bộ phận của thế giới góp phần tạo ra thế giới tự nhiên thứ 2 gọi là xã
hội loài người. Bộ phận thế giới mà ý thức góp phần tạo ra gọi là đời sống xã hội con người. Con người là chủ thể sáng
tạo ra đời sống xã hội. Con người có ý thức và thông qua hiện tượng vật chất, ý thức xâm nhập vào hoạt động thực
tiễn. Bộ phận thế giới con người góp phần sáng tạo ra gọi là xã hội loài người. Trật tự xã hội, chế độ xã hội là giới tự
nhiên thứ hai với những công trình, những thành tựu khoa học công nghệ, những thành tựu trong các lĩnh vực văn hóa
xã hội..., hay đời sống xã hội của con người là sự thể hiện vai trò tác dụng của các nhân tố ý thức. Vì vậy, ý thức con
người không chỉ phản ánh thế giới mà còn góp phần sáng tạo nên thế giới nữa
Câu 10: Phải chăng nguồn gốc của sự phát triển theo quan điểm duy vật biện chứng là do sự tác động của con người
nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn?
SAI, Quan điểm biện chứng cũng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật. Theo quan niệm
biện chứng sự phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Quá trình đó diễn ra dần dần, nhảy vọt đưa tới sự
ra đời của cái mới thay thế cái cũ, không phải lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co,
phức tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời. Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình
thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kì sự
vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn
Câu 11: Những quy luật mà triết học nghiên cứu là toàn bộ những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy?
SAI, Đối tượng của triết học là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 12: Vật chất là cái gì đó, tác động bằng cách nào đó lên giác quan của chúng ta?
SAI, Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức con người. Vật chất là
hiện thực chứ không phải hư vô và hiện thực này mang tính khách quan chứ không phải chủ quan, vật chất luôn biểu
hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Các thực thể này do bản tính bản thể luận vốn có của nó
nên khi trực tiếp hoặc gián tiếp tác động vào giác quan sẽ đem lại cho con người cảm giác.
Câu 13: Ý thức chỉ có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người?
ĐÚNG, Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được gì trong hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực, con người cần tiến
hành những hoạt động vật chất. Song mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo nên vai trò của ý thức không
phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên
cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch,... để thực hiện được mục tiêu của
mình. Ở đây ý thức đã thể hiện sự tác động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Câu 14: Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự vận động, phát triển thường xuyên của thế giới chính là cơ sở của
mối liên hệ
SAI Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế
giới dù đa dạng, khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế
giới vật chất duy nhất. Ngay cả ý thức của con người cũng chỉ là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao và nội
dung của ý thức cũng chỉ là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người.
Câu 15: Tính năng động của ý thức được hiểu là khả năng vượt trước của ý thức so với vật chất?
SAI, Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức được thể hiện ở khả năng hoạt động tâm – sinh lý của con
người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở
những thông tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính
chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện ở quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả
thuyết, huyền thoại,.. trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các
mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người.
Câu 16: Bước nhảy dần dần chính là sự thay đổi dần dần về lượng của sự vật?
\SAI, Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố của
chất mới và những nhân tố của chất cũ dần dần mất đi. Bước nhảy dần dần khác với sự thay đổi dần dần về lượng của
sự vật. Bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa dần dần từ chất này sang chất khác còn sự thay đổi dần dần về lượng, là
sự tích lũy liên tục về lượng để đến một giới hạn nhất định sẽ chuyển hoá về chất.
Câu 17: Vì con người có thể phân đoạn thời gian theo ý mình nên thời gian mang tính chủ quan.
SAI, vì Thời gian là một trong những hình thức tồn tại của vật chất, không tách rời khỏi vật chất nên thời gian có những
tính chất chung với tính chất của vật chất trong đó có tính chủ quan, tức thời gian không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người, dù con người có cảm nhận như nào về thời gian thì thời gian vẫn vận động không phụ thuộc vào
tác động con người. Thời gian là hữu hạn…
Câu 18: Theo quan điểm duy vật biện chứng, tính cụ thể của chân lý có nghĩa là mỗi tri thức đúng đắn chỉ trong
những không gian, thời gian xác định?
(Đúng) Đúng. Không có chân lý trừu tượng, chung chung, chân lý luôn là cụ thể. Bởi lẽ, chân lý là tri thức phản ánh
đúng hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm. Cho nên, chân lý luôn phản ánh sự vật, hiện tượng trong
một điều kiện cụ thể với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong một không gian và thời gian xác định. Thoát ly những
điều kiện cụ thể này sẽ không phản ánh đúng đắn sự vật, hiện tượng. Triết học Mác-Lênin khẳng định: “không có chân
lý trừu tượng”, “rằng chân lý luôn luôn là cụ thể”. Vì chân lý luôn cụ thể, nên phải quán triệt nguyên tắc lịch sử - cụ thể
trong nhận thức và hoạt động. Nguyên tắc này yêu cầu xem xét sự vật phải vừa cụ thể (trong không gian, thời gian xác
định) vừa lịch sử (trong hoàn cảnh lịch sử, điều kiện lịch sử cụ thể). Nguyên tắc này chống giáo điều, rập khuôn, máy
móc, xa rời thực tế. V.I.Lênin đã chỉ rõ nguyên tắc này đòi hỏi “Xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện
tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu
nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào.”
Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cơ sở của mối liên hệ bắt nguồn từ sự vận động và phát
triển thường xuyên trên thế giới (SAI)
Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng. Các sự vật hiện tượng tạo
thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác bao nhiêu, song chúng đều chỉ là những dạng khác nhau của 1 thế
giới duy nhất, thống nhất – thế giới vật chất. Nhờ có tính thống nhất đó mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển
hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định
Câu 2: Theo quan điểm của CN duy vật biện chứng, nguồn gốc của cơ sở phát triển là do sự tác động của cong ng
nhằm tm nhu cầu ngày càng cao của thực tiến (SAI)
Sự phát triển bao giờ cũng mang tính khách quan. Bởi vì như trên đã phân tích theo quan điểm duy vật biện chứng
nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn nảy
sinh trong sự tồn tại và vận động của sự vật. Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển. Vì thế sự phát triển là tiến trình khách
quan không phụ thuộc vào ý thức của con ng

You might also like