Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

NỖI LÒNG “NGƯỜI NGHỆ SĨ”

Có ai đó đã từng nói rằng, người lái đò thầm lặng là một người nghệ sĩ nhưng thử
hỏi ai biết đến tên của người nghệ sĩ ấy là gì? Người nghệ sĩ ấy âm thầm và lặng lẽ
soi rọi ánh đèn tri thức đến mọi ngóc ngách nơi tối tăm mù mịt, khơi dậy những
ánh sáng mong manh ẩn sâu trong khóe mắt, tâm hồn của bao thế hệ học trò ngây
dại. Người nghệ sĩ ấy không tên, không tuổi. Người đã chọn công việc nơi sân
khấu không tiếng vỗ tay giòn giã. Người đã lái không biết bao nhiêu chuyến đò
qua con sông tri thức để cập bến ước mơ. Nhưng sẽ có bao nhiêu khán giả ngồi
dưới chăm chú lắng nghe trọn vẹn lời Người, sẽ có bao nhiêu đứa học trò nhận ra
tóc Người đã bạc đi không vì bụi phấn như bài hát vẫn nghe hồi bé và sẽ có bao
nhiêu hành khách quay về bến đò xưa khi đã công thành danh toại trên đường đời.
Cảm xúc của người nghệ sĩ ấy luôn được ẩn giấu những nỗi suy tư mệt nhọc, buồn
tủi cũng chỉ hiện lên qua vết chân chim in hằn lên khóe mắt qua năm dài tháng
rộng, tới trang sách cũng phai nhòa theo năm tháng, những dòng chữ trên sách
cũng in hằn ánh mắt của người thầy. Đúng vậy! Bài giảng ấy có lẽ thầy đã học
thuộc lòng từ lâu lắm nhưng mỗi mùa phượng rơi, mỗi thế hệ học trò sang sông
cập bến bờ, người lái đò ấy lại quay trở về điểm bắt đầu. Ngày tháng trôi qua, con
sóng mỗi năm mỗi khác, lúc thì hiền hòa êm ả, lúc thì xô đập dữ tợn, lúc thì như
đang bông đùa với gió, phải là một người nghệ sĩ nhạy cảm lắm mới có thể “trăm
năm trồng người, ngàn đời tỏa hương” đến muôn thế hệ. Người nghệ sĩ ấy không
đứng dưới ánh đèn hào quang rực rỡ nhưng hình ảnh lại chiếm giữ một hình tượng
cao cả và thiêng liêng vì Người là thầy là cô. Cảm ơn thầy cô vì đã chọn công việc
trồng người - nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.

You might also like