Chức năng văn học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Phần 2 : Chức năng của văn học

I.Vài nét chung


1, Chức năng của văn học là gì?
 Là mục đích, nhiệm vụ, tác dụng của văn học đối với đời sống xã hội
 Là ý nghĩa của văn học đối với đời sống tinh thần của con người
→Nhìn chung, nói đến chức năng là nói đến ý nghĩa, vai trò, tác dụng của văn học đối với con
người và xã hội
→Chức năng của văn chương được phát huy qua các mối quan hệ
+, Văn học - chủ thể sáng tạo
+, Văn học - người tiếp nhận
+, Văn học - đời sống xã hội
2, Văn học có bao nhiêu chức năng
 Chức năng của văn học rất đa dạng, có nhiều ý kiến: 7,14,28. Vì bản chất của văn học rất đa
dạng, ứng với mỗi đặc trưng của văn học có một chức năng . Vì thế, người ta nói:’ “văn học đa
chức năng’’.
 Tuy nhiên có thể nói các chức năng của văn học tuy đa dạng mà cũng vô cùng thống nhất. Vì:
- Tất cả các chức năng đó được thực hiện đều phải thông qua một chức năng bản chất
nhất, không chỉ là văn học của văn học mà là nghệ thuật nói chung, Đó là chức năng thẩm mĩ
( chức năng t/c - thẩm mĩ)
- Chức năng tình cảm thẩm mĩ là chức năng văn học nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần
cao quý của con người.

 Các chức năng văn học không tồn tại một cách độc lập riêng rẽ mà có mối quan hệ biện chứng
với nhau (gắn bó, nương tựa vào nhau để cùng phát huy tác dụng). Chức năng văn học mang
tính tổng hợp.
II. Các chức năng văn học cơ bản nhất
1.Chức năng giao tiếp
 Văn học có chức năng giao tiếp vì
- Xuất phát từ nhu cầu bộc lộ, giãi bày, kí thác tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo.
- Hoạt động văn học trước hết xuất phát từ sự thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của tâm hồn
con người.
→Giao tiếp trong văn học chính là hình thức đối thoại, là sự sẻ chia, cảm thông của những
người tri âm tri kỉ.
 Nội dung, các thức giao tiếp trong văn học:
i. Sáng tác văn chương thức chất là một quá trình hồi đáp, đối thoại của nhà văn với độc giả,
trước những điều mà độc giả quan tâm, mong đợi.
ii. Trên cơ sở tác phẩm văn học, bạn đọc còn giao tiếp với nhau và tìm được sự đồng cảm trước
những vấn đề đời sống được đặt ra trong thế giới nghệ thuật
iii. Từ những cuộc giao tiếp giữa nhà văn với bạn đọc hay giữa bạn đọc với nhau, văn học trở thành
phương tiện tập hợp lực lượng đấu tranh cho công bằng, tự do, bác ái.
iv. Giao tiếp trong văn học không chỉ diễn ra trong một thời đại mà còn là câu chuyện của
muôn đời. Những tác phẩm nghệ thuật thực sự có giá trị tạo nên một cuộc giao tiếp rộng
rãi, không chỉ trong biên giới của một dân tộc mà của toàn nhân loại.
 Những ( vấn đề ) luận điểm cần nhớ :
 Bản chất
 Là khả năng văn học có thể đáp ứng thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của con người
 Nội dung giao tiếp
 Nội dung : là mọi vấn đề của đời sống
 Cách thức:
 Văn học là nơi nhà văn kí thác lòng mình, giao tiếp với độc giả, mong đợi sự tri âm đồng điệu
từ độc giả
 Văn học là nơi các nhà văn giao tiếp với nhau, đem ‘’điệu tâm hồn đi tìm hồn đồng điệu’’
 Văn học là nơi để độc giả thỏa mãn nhu cầu được giao tiếp với nhà văn, với các nhân vật
trong tác phẩm, được sống nhiều cuộc đời nhiều số phận hơn, được đối thoại và được lắng
nghe nhiều nhất.
 Văn học cũng là nơi để bạn đọc giao tiếp với nhau.
 Ý nghĩa của chức năng giao tiếp
 Thúc đẩy nhà văn sáng tác để được giao tiếp với đời sau
 Khiến văn học trở thành ‘ tiếng gọi bầy’ ‘tiếng nói đồng tình đồng chí’ có khả năng tập hợp
những con người cùng chí hướng.
→Như vậy chức năng giao tiếp là cơ sở thực hiện các chức năng khác của văn học. Về bản chất
văn học là một cuộc trao đổi, tranh luận, đối thoại ngấm ngầm hay công khai về tư
tưởng.Hình tượng nghệ thuật không chỉ khơi dậy sự đồng cảm mà còn có khả năng cuốn hút
người đọc vào những cuộc đối thoại. Mọi chức năng nhận thức, giáo dục hay thẩm mĩ của văn
học đều phải bắt nguồn từ sự giao tiếp : sự tiếp xúc của nhà văn với độc giả qua nhịp cầu tác
phẩm văn học mưới tạo nên những giá trị đích thực cho văn chương. Là cơ sở để tác phẩm văn
học trụ lại với cuộc đời.
2, Chức năng nhận thức
a) Bản chất:
 Văn học làm giàu có thêm những hiều biết cho con người

b) Nội dung nhận thức:


 Toàn bộ đời sống xã hội: khám phá nhiều mặt của đời sống (tự nhiên xã hội và con người).
 Đặc biệt là đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
 Bởi vậy văn học được xem là “Bách khoa toàn thư của đời sống”, là “kinh thánh” ( người Ấn
Độ tự hào : “ cái gì có trên đất nước Ấn Độ thì đều có ở Mahabharata’’)
 Nội dung nhận thức trên được thay đổi theo thời gian và vận động theo lịch sử.
c) Ý nghĩa xã hội của nhận thức
 Văn học có khả năng phát triển năng lực nhận thức thế giới của con người theo cả 2 chiều :
chiều rộng và chiều sâu. Chiều rộng gắn với lịch sử đất nước, dân tộc, nhân loại, chiều sâu
gắn với đời sống tâm hồn, tâm linh.
 Văn học có khả năng phát triển năng lực dự cảm về tương lai mỗi con người.
 Văn học không chỉ giúp con người nhận thức thế giới mà còn nâng cao năng lực tự nhận thức
chính mình. Đây chính là ý nghĩa quan trọng nhất của văn học. Quá trình tự nhận thức chính
mình điễn ra trên 2 phương diện: đối với nhà văn và bạn đọc
o Đối với nhà văn: Sau khi sáng tác, anh ta nhận thức đời sống sâu sắc hơn và hiểu mình hơn.
VD: L.Tônxtôi đã phải thay đổi kết cấu tiểu thuyết:’’Phục sinh’’ nhiều lần vì phát hiện ra hiện
thức đời sống không dung nạp được những ảo tưởng chủ quan của mình.
o Đối với bạn đọc : Văn học buộc người đọc nhìn chăm chú hơn, nghiêm khắc hơn về bản
thân mình, từ đó hiểu được sâu sắc hơn về bản thân mình (Hoàng Ngọc Hiền ), “hãy nhìn
xem chúng ta đã sống tồi và tệ như thế nào” (Sê Khốp).
 Nhà văn giúp ta nhận thức đời sống con người ở hai khía cạnh : biết và hiểu. Trong đó hiểu là
quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất của văn học. Tác phẩm không nói cái gì hoàn toàn biết, không
biết chưa nghe mà nhiều khi chỉ nói những điều giản dị chưa bình thường. Nghệ thuật “là sự
ngạc nhiên” - ngạc nhiên vì khám phá ra những điều quen thuộc trong đời sống hàng ngày,
nhận ra những điều sâu xa trong những điều giản dị.
Nhận định:
+ Đi-đô-rốt – Nhà văn, nhà triết học Pháp từng cho rằng: “Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi
thường trong cái bình thường và cái bình thường trong cái phi thường” (Những bông hoa làm
bằng vỏ bào.)
+ “Nhà văn là người cố gắng đi tìm những hạt ngọt ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người.”
“Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ, kỳ diệu đến nỗi cả một đời cũng
chưa đủ để nhận thức, khám phá tất cả những cái đó.”
(Nguyễn Minh Châu).

 Chức năng nhận thức của văn học được thực hiện như thế nào?
 Làm giàu có nhận thức của con người thực ra không chỉ có văn học. Văn học cũng không địch
nổi các ngành khoa học chuyên sâu khác trong việc đưa lại cho con người những tri thức
chuyên ngành.
 Tuy nhiên nhận thức của văn học mang tính đặc thù. Nó tác động vào con người một các tự
nhiên, nhẹ nhàng. Thông qua các hình tượng nghệ thuật, văn học truyền tải tri thức, giúp con
người nhận thức hiệu quả mà sâu sắc.
 Những kết luận khoa học như những thỏi vàng chỉ lưu hành trong phạm vi nhỏ hẹp, còn tri thức
trong các tác phẩm văn học như những đồng tiền nhỏ ( Secnuxepsky)
Đọc thêm: Chức năng nhận thức
Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trò phản ánh hiện thực của văn học. Nó có thể
đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và đời sống tinh
thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình và trên khắp thế giới.
Văn học là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống. Ăng-ghen cho rằng đọc tiểu thuyết
của Ban-zắc, người ta có thể hình dung và hiểu về xã hội nước Pháp hơn là đọc sách của nhiều
ngành khoa học xã hội cộng lại. Được như vậy là nhờ chức năng nhận thức của văn học.
Mặt khác, văn học còn giúp con người nhận thức về bản thân mình. Từ bao
nhiêu thế kỉ nay, con người thường băn khoăn trước những câu hỏi lớn:
“Mình từ đâu đến?”; “Mình sống để làm gì?”; “Vì sao đau khổ; “Làm thế nào
để sung sướng, hạnh phúc?”… Toàn bộ văn học cổ kim, đông tây đều thể hiện sự tìm tòi,
suy nghĩ không mệt mỏi của con người để giải đáp những câu hỏi đó. Ở nước ta, văn học dân
gian và các tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Tố Hữu… đều cho thấy cái gì là đáng
yêu, đáng ghét trong xã hội, giúp chúng ta có khả năng phân tích, đánh giá để nhận ra chân giá trị
của mỗi con người. Nguyễn Du miêu tả những cảnh đời, những số phận bị vùi dập, khổ đau để
thấy khát vọng về quyền sống của cọn người mãnh liệt biết chừng nào. Văn học cách mạng thể
hiện quàn điểm sống chết của nhiều thế hệ sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cứu dân, cứu nước.
Thậm chí, từ những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt trong cuộc sống được nhà ván đưa vào tác
phẩm cũng giúp người đọc soi mình vào đó để sống tốt hơn. (Đi đường, Tự khuyên mình, Ốm
nặng – Hồ Chí Minh; Con cá chột nưa, Trăng trối – Tố Hữu…).

3,Chức năng giáo dục


a) Bản chất
 Văn học tác động vào tư tưởng, tình cảm, hành vi của con người, giúp họ hướng về Chân - Thiện
- Mĩ “làm cho người gần người hơn” ( Nam Cao )
b) Nội dung giáo dục
 Văn học tác động vào đạo đức, hướng con người tới những phẩm chất cao đẹp. VD: “Tôi yêu
em” của Puski hướng con người tới một tình yêu chân thành, cao thượng, vị tha.
 Tác động, cải tạo những quan điểm chính trị xã hội sai lệch, hướng con người đến thế giới quan
tiến bộ
 Văn học nâng cao trình độ văn hóa chung cho con người
 Đặc biệt văn học góp phần rèn luyện, trau dồi những giác quan cảm xúc thẩm mỹ của con người (
năng lực giáo dục thẩm mỹ).
→Nội dung giáo dục của văn học cũng thay đổi theo từng thời kì lịch sử.
c) Cách thức giáo dục
 Do bản chất của nghệ thuật là tình cảm: “Nói đến nghệ thuật là nói đến quy luật riêng cua tình
cảm” ( Lê Duẩn ), do đó văn học nghệ thuật không thể tác động vào tình cảm để lay động con
người.
 Văn học giáo dục người đọc không phải theo các thức của nhà truyền giáo: kêu gọi, hô gọi,
giáo huấn, răn dạy, mà theo cách thức của người bạn đồng hành: nhẹ nhàng, tâm sự, cảnh
tỉnh, đề nghị thông qua những hình tượng nghệ thuật mang thông điệp thẩm mĩ sâu sắc.
 Văn học tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người theo kiểu “mưa dầm
thấm lâu” , dần dần giúp họ hiểu và hành động theo chiều hướng tích cực, nhân văn hơn.
Nói cách khác, văn học đã biến quá trình giáo dục người đọc thành quá trình tự nhận thức,
tự giáo dục chính mình, tự nguyện, tự giác.
 Điểm độc đáo nữa trong cách thức giáo dục của văn học là hấp dẫn, vui tươi, không lên gân, vĩnh
hằng
VD: Truyện cười là vũ khí hữu hiệu để vạch trần những thói hư tật xấu của con người nhưng với
đặc trưng gắn với tiếng cười, nghệ thuật gói gọn, mở nhanh, truyện cười đã đưa các xấu xuống
mồ, một cách vui vẻ.
d) Ý nghĩa xã hội của chức năng giáo dục
 Văn học giáo dục độc giả và chính nhà văn
 Không chỉ cải tạo con người, văn học còn hướng tới cải tạo thế giới
 Văn học trở thành vũ khí đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội có hiệu quả
→Như vậy văn học chính là một phương tiện hiệu nghiệm.
VD: - Ca dao than thân, phản kháng
-Truyện cổ tích
→Để tạo nên ở con người tất cả những gì mang tính nhân đạo và chân thành. Với khả
năng ấy, văn học không chỉ góp phần hoàn thiện bản thân con người mà còn hướng họ tới những
hành động cụ thể thiếu thực vì một ngày mai tốt đẹp hơn.
Đọc thêm: Chức năng giáo dục
Văn học nuôi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con người. Định nghĩa nổi
tiếng của nhà văn M.Gorki: Văn học là nhân học trước hết nhấn mạnh đến mục đích của văn
học là giúp con người hiểu được chính mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy sinh
trong con người một khát vọng hướng tới chân lí, biết đấu tranh với cái xấu, biết tìm tòi và
hướng tới cái đẹp của con người và cuộc sống.
Như vậy, ngoài chức năng nhận thức, văn học còn có chức năng nuôi dưỡng tâm
hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức cho con người. Văn học luyện cho người đọc thói quen cảm thụ
tinh tế, mài sắc khả năng nhận ra cái thật, cái giả, cái thiện, cái ác trong cuộc sống.
Văn học nâng đỡ cho nhân cách, giúp hình thành nhân cách, giáo dục con người
tình cảm đúng đắn, trong sáng, biết yêu cái tốt, ghét cái xấu, dám xả thân vì nghĩa và biết sống
đúng đạo lí làm người. Đặc điểm của văn học là thông qua sự kiện, hình tượng trong tác phẩm để
khơi gợi, kích thích người đọc về mặt tình cảm, buộc họ phải bày tỏ thái độ và suy nghĩ để có
hành động đúng. Mặt khác, văn học giúp con người tự giáo đục, tự hoàn thiện để sống tốt đẹp
hơn, hữu ích hơn cho xã hội.

4.Chức năng thẩm mỹ


a) Bản chất
 Về cơ bản, chức năng thẩm mĩ của văn học bộc lộ ở chỗ có nhiệm vụ bộc lộ thẩm mĩ, phát triển
năng lực, và thị hiếu của con người
b) Nội dung thẩm mĩ
 Văn học giúp người đọc thỏa mãn như cầu thưởng thức cái đẹp
o Nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu rất quan trọng, có tính bản chất của con người. Thỏa mãn nhu cầu
thưởng thức cái đẹp là lí do trực tiếp nhất cho sự tồn tại của văn học
o Với tư cách là một nhà hoạt động sáng tạo, văn học đem lại cho con người niềm vui trong sáng,
thánh thiện, trước cái đẹp của sự sống, con người. Văn học khơi gợi ở người đọc những cảm xúc
tích cực, thỏa mãn ở người đọc như cầu được nếm trải sự sống muôn hình vạn trạng.
o Thực ra thỏa mãn nhu cầu về cái đẹp không chỉ có ở văn học, các lĩnh vực khác ở đời sống, thời
trang, kiến trúc, các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, vũ đạo đều tìm cách đáp ứng nhu cầu
đó. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, văn học vẫn là loại hình có trách nhiệm hơn cả, bởi lẽ: “cái đẹp
là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có
nghệ thuật, đó là một định lý’’ (Bielinxki)
 Văn học phát triển ở con người khả năng hành động, sáng tạo theo cái đẹp.
 Văn học còn là trường học của những năng lực sáng tạo, phát triển thẩm mĩ, là nơi bồi dưỡng cảm
xúc thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ của con người ngày càng tinh tế nhạy bén.
c) Cách thức văn học thực hiện chức năng thẩm mĩ
 Văn học thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của người đọc bằng việc phản ánh cái đẹp vốn có trong đời
sống tự nhiên và con người.
Đọc Thêm:
Văn học mang lại sự hưởng thụ lành mạnh, bổ ích cho tâm hồn. Đặc điểm của hưởng thụ
thẩm mĩ là nâng cao con người lên trên những dục vọng và lợi ích vật chất tầm thường. Đi vào
thế giới của văn học, người đọc chia sẻ buồn vui, sướng khổ với nhân vật. Yêu kẻ này, ghét kẻ
kia hoàn toàn không dính dáng gì đến lợi ích vật chất nào ngoài đời. Những giờ phút sống với tác
phẩm là những giờ phút tâm hồn trong sáng, thanh thản nhất. Do đó văn học đem đến cho con
người một niềm vui tinh thần hoàn toàn vô tư nhưng không bàng quan, vô trách nhiệm.
Văn học còn làm thỏa mãn thị hiếu thẩm mĩ của người đọc bằng vẻ đẹp ngôn từ, vần
điệu, bằng kết cấu khéo léo, lôi cuốn của từng tác phẩm. Nó làm cho tâm hồn chúng ta rung động
trước những hình tượng nhân vật điển hình, trước cách cảm, cách nghĩ của nhà văn về con người
và cuộc đời. Nhà văn chân chính là người có tâm hồn phong phú, đẹp đẽ. Họ lấy tâm hồn chân
thành của mình để soi sáng những cảnh đời tối tăm, vỗ về người đau khổ, lên tiếng vạch trần cái
xấu, cái ác, ca ngợi phẩm chất cao đẹp… Những điều đó có tác dụng rất lớn tới quá trình cảm thụ
và hướng tới những giá trị Chân, Thiện, Mĩ của người đọc.
Chức năng thẩm mĩ của văn học làm cho tầm vóc con người lớn hơn, đời sống tinh thần
trong sáng, phong phú hơn. Nhưng sự hưởng thụ thẩm mĩ chỉ xuất hiện khi tác phẩm có nội dung
sâu sắc và tính nghệ thuật cao, vì chỉ khi đó văn học mới bảo đảm thỏa mãn tối đa về mặt tinh
thần cho người.

Mối quan hệ giữa các chức năng văn học


 Trong sự tồn tại của văn học, giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo dục. Không có
nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người. Ngược lại, giá trị giáo dục
làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức của văn học đối với đời sống, bởi vì người ta nhận thức
không phải chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động
 Chức năng giáo dục và nhận thức của văn học chỉ có thể phát huy một các tích cực nhất, có
hiệu quả nhất khi gắn với chức năng thẩm mĩ.
Tóm lại, văn chương nghệ thuật có ba chức năng chủ yếu: nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ. Ba
chức năng có quan hệ khăng khít, xuyên thấu vào nhau và cùng tác động với con người. Trong cả
ba chức năng đó không được xem nhẹ chức năng nào và cũng không thể tách bạch ra từng chức
năng một trong thực tế.

You might also like