Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN


-----🙞🙜🕮🙞🙜-----

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI:
DỰ ÁN KINH DOANH QUÁN CƠM VĂN PHÒNG

GVHD : ThS. Trần Thị Ninh


ThS. Nguyễn Trần
Phương SVTH : Nguyễn Khánh
Huyền Lớp : Đấu thầu 9
Mã SV : 5093101513

Hà Nội, 2021

1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU.....................................................................................5
DANH MỤC SƠ ĐỒ...............................................................................................6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ...............................................7
1.1 Giới thiệu thông tin chung dự án....................................................................7
1.2 Sự cần thiết đầu tư..........................................................................................7
1.3 Mục tiêu và phạm vi của dự án......................................................................8
1.3.1 Mục tiêu ngắn hạn...................................................................................8
1.3.2 Mục tiêu dài hạn.......................................................................................8
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ...........................................9
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô............................................................................9
2.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô.........................................................................9
2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật.............................................................10
2.1.3 Môi trường điều kiện tự nhiên...............................................................10
2.1.4 Môi trường văn hoá xã hội.....................................................................10
2.1.5 Môi trường quy hoạch và cơ sở hạ tầng.................................................11
2.2 Phân tích thị trường và môi trường ngành....................................................11
2.2.1 Tổng quan thị trường dịch vụ.................................................................11
2.3 Môi trường ngành.........................................................................................13
2.3.1 Môi trường ngành..................................................................................13
2.3.2 Phân tích SWOT....................................................................................14
CHƯƠNG 3.PHÂN TÍCH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ.....................................16
3.1 Công nghệ dùng trong dây chuyền sản xuất.................................................16
3.2 Công nghệ thông qua nền tảng giao hàng online.........................................19
3.3 Chiến lược quảng cáo dự án.........................................................................20
CHƯƠNG 4. XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ NHU CẦU NHÂN SỰ. 22
4.1 Xây dựng mô hình quản lý...........................................................................22
4.2 Nhu cầu nhân lực..........................................................................................22
4.3 Xác định yêu cầu về trách nhiệm cho từng vị trí..........................................23
4.4 Xác định chi phí nhân lực.............................................................................25
2
5.1 Các hoạt động của dự án và phân bổ thời gian.............................................26
5.1.1 Xây dựng bảng cấu trúc phân tách công việc WBS...............................26
5.2 Xây dựng sơ đồ mạng lưới AOA/AON của dự án.......................................27
5.2.1 Sơ đồ mạng lưới AOA...........................................................................27
5.2.2 Sơ đồ mạng lưới AON...........................................................................27
5.4 Đánh giá tác động của tiến độ dự án đến hiệu quả tài chính........................30
5.5 Đánh giá những công việc có thể gây các rủi ro làm trễ tiến độ dự án........31
CHƯƠNG 6. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH DỰ ÁN
...............................................................................................................................
33
6.1 Tổng quan về phương pháp lập kế hoạch và quản lý tài chính của nhóm....33
6.2 Dự toán chi phí dự án dựa trên phương pháp dự trù ngân sách...................35
6.3 Dự toán doanh thu........................................................................................38
6.4 Lập báo cáo kết quả kinh doanh dự trù........................................................38
6.5 Hoạch định dòng tiền ( báo cáo ngân lưu theo TIPV) và phân tích lợi ích –
chi phí và hiệu quả dự án đầu tư
42
CHƯƠNG 7. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG RỦI RO CỦA DỰ ÁN .43
7.1 Đánh giá tác động môi trường......................................................................43
7.1.1 Đánh giá tác động môi trường................................................................43
7.1.2 Đánh giá tác động kinh tế - xã hội.........................................................43
7.2 Đánh giá rủi ro của dự án.............................................................................43
7.2.1 Rủi ro mặt bằng......................................................................................43
7.2.2 Rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm......................................................44
7.2.3 Rủi ro về nhân sự...................................................................................44
7.2.4 Rủi ro hào mòn tự nhiên hoặc các sự kiện bất khả kháng......................45
7.2.5 Rủi ro về hoàn trả mặt bằng...................................................................45
KẾT LUẬN...........................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................47

3
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Ninh và
thầy Nguyễn Trần Phương đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm
quý báu trong suốt quá trình giảng dạy bộ môn “ Quản lý dự án đầu tư”. Chính sự
nhiệt tình, tâm huyết của thầy cô đã giúp em có thể hoàn thành bài tiểu luận một
cách tốt nhất.
Tuy nhiên do kiến thức, kinh nghiệm và thời gian làm bài còn hạn chế nên
không tránh khỏi nhiều sai sót trong việc triển khai lập dự án. Em rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô để em có thể hoàn thiện tốt hơn trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!

4
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Bảng Nội dung Trang
1 1.1 Cơ cấu nguồn vốn 7
2 3.1 Hình thức giao hàng 20
3 3.2 Hình thức quảng cáo 20
4 4.1 Nhu cầu nhân lực dự án 21
5 4.2 Trách nhiệm cho từng vị trí 22
6 4.3 Chi phí nhân lực 24
7 5.1 Cấu trúc phân tách công việc WBS 25
8 5.2 Dữ liệu tính toán theo phương pháp ngẫu nhiên 27
9 5.3 Đánh giá công việc gây rủi ro 31
10 6.1 Tổng mức đầu tư ban đầu 35
11 6.2 Chi phí nội thất và trang trí cửa hàng 36
12 6.3 Chi phí thiết bị nhà bếp 36
13 6.4 Chi phí thiết bị khác 37
14 6.5 Chi phí sinh hoạt 38
15 6.6 Dự toán doanh thu trong ngày 38
16 6.7 Bảng doanh thu 39
17 6.8 Bảng chi phí 39
18 6.9 Khấu hao 40
19 6.10 Kế hoạch trả nợ ngân hàng 40
20 6.11 Báo cáo thu nhập dự trù 40
21 6.12 Báo cáo ngân lưu theo quan điểm TIPV 41

5
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Hình Nội dung Trang
1 4.1 Sơ đồ quản lý dự án 21
2 5.1 Sơ đồ mạng lưới AOA 26
3 5.2 Sơ đồ mạng lứoi AON 26
4 5.3 Sơ đồ PERT/CPM 28
5 5.4 Biểu đồ GANTT 29
6 6.1 Sơ đồ xác định ngân sách theo phương 34
pháp từ dưới lên

6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Giới thiệu thông tin chung dự án
Tên dự án: Dự án kinh doanh quán cơm văn phòng khu vực Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
Lĩnh vực kinh doanh: Ngành kinh doanh dịch vụ ăn uống
Địa điểm: Khu vực có diện tích tích 80m2 ở Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội Dự toán nguồn vốn: Gồm vố

Nguồn vốn Số tiền Tỷ lệ


Vốn chủ sở hữu 250.000.000VNĐ 62,5 %
Vốn vay ngân hàng ( lãi suất 150.000.000VNĐ 37,5%
10%/năm)

Tổng vốn 400.000.000VNĐ


Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn
1.2 Sự cần thiết đầu tư
Hà Nội – một trong những trung tâm đầu não chính trị - hành chính của
quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế của đất nước, là
nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, là nơi diễn ra các hoạt động đối
nội đối ngoại quan trọng của đất nước. Ngoài ra, Hà Nội cũng là nơi tập trung
nhiều các doanh nghiệp, tập trung một lượng lớn nhân viên văn phòng, cũng
chính là những khách hàng tiềm năng để phát triển hoạt động kinh doanh này.
Nhóm khu vực Duy Tân, Dương Đình Nghệ, Phạm Hùng,… là nơi tập trung của
rất nhiều các doanh nghiệp, văn phòng hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau vậy
nên sẽ có nhiều nhân viên công sở. Thực tế cho thấy nơi nào có nhiều dân cư, nhân
viên công sở, học sinh, sinh viên cùng với lưu lượng giao thông lớn chắc hẳn sẽ
có nhiều các quán cơm hoạt động.

7
Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng là một trong những lý do khiến
khách hàng không an tâm khi ra ngoài. Mặc dù có rất nhiều cơ sở kinh doanh cơm
văn phòng nhưng họ vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thành phố Hà Nội
triển khai thực hiện phòng chống dịch Covid 19, tất cả các nhà hàng, quán ăn đều
thực hiện giãn cách, chỗ ngồi sẽ bị hạn chế rất nhiều so với số lượng nhân viên
công sở. Nắm bắt đươc thực tế này, dự án mở quán cơm của em sẽ phục vụ song
song cả hai hình thức bán ăn tại chỗ và bán mang đi, vừa đáp ứng nhu cầu của
những người muốn ăn ngoài, vừa đáp ứng nhu cầu của người muốn đặt về công ty
song vẫn đảm bảo chất lượng vệ sinh trên mỗi suất cơm
1.3 Mục tiêu và phạm vi của dự án
1.3.1 Mục tiêu ngắn hạn
Xây dựng nên một thương hiệu cung cấp thực phẩm một cách nhanh chóng,
tiện lợi nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ giá trị dinh dưỡng, tạo thói quen ăn uống lành
mạnh cho mọi người, đặc biệt hướng là đối tượng nhân viên văn phòng.
Thu hồi vốn và đạt được lợi nhuận ngay từ năm đầu tiên đi vào hoạt động
1.3.2 Mục tiêu dài hạn
Đảm bảo nhu cầu về thực phẩm sạch cho khách hàng
Trở thành địa chỉ quen thuộc đối với khách hàng ở khu vực xung quanh,
đặc biệt là tệp khách hàng tiềm năng mà dự án hướng tới đó là dân văn phòng.
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội
* Phạm vi dự án
Khu vực Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

8
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
2.1 Phân tích môi trường vĩ mô

2.1.1 Môi trường kinh tế vĩ mô


Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển
của thị trường. Các yếu tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm
phát kinh tế, cơ cấu thu thập và mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi cơ cấu chi
tiêu trong dân cư, cơ sở hạ tầng kinh tế.
Dự báo tăng trưởng kinh tế cho năm 2021 theo cập nhật của ADO là 2%
thay vì 3,8% do các tác động nghiêm trọng của dịch bệnh. Giai đoạn đầu tiên là từ
tháng một đến tháng tư, khi nền kinh tế vẫn ở trong đà hồi phục từ năm 2020, với tình
hình đại dịch được kiểm soát tốt, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ hoạt động sôi nổi.
Trong khoảng thời gian này, GDP đã tăng khoảng 5% và dù chưa thể quay về
mức 6-7% như thời kỳ trước đại dịch nhưng đây vẫn là một con số rất ấn tượng
Giai đoạn thứ hai là khi làn sóng thứ tư của đại dịch Covid 19 ập đến vào cuối tháng
4/2021, khiến nhiều hoạt động kinh tế phải gián đoạn. Kết quả là giai đoạn này ghi
nhận GDP giảm sâu. Đặc biệt vào quý III/2021, GDP của Việt Nam giảm tới
6,17% so với cùng kì 2020. Giai đoạn cuối cùng là từ cuối tháng Chín cho tới
nay, khi nền kinh tế bắt đầu ghi nhận một số tín hiệu tích cực. Tháng 11/2021,
lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu tăng trưởng vượt bậc ở mức cao hơn so với cùng
kỳ năm 2020. Chỉ số tăng trưởng dương là thành quả to lớn nhờ các chính sách điều
hành hoạt động kinh tế, đời sống, xã hội cuả Chính phủ.
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 là 6-6,5%, CPI kiểm soát
ở mức 6%. Dịch Covid-19 vẫn đang trong tầm kiểm soát,, thay vì quét sạch Covid
19 sẽ chuyển sang “ sống chung với dịch” , Chính phủ nhấn mạnh quan điểm luôn
đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên hàng đầu, vừa phòng chống dịch hiệu quả,
vừa phuc hồi và phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước tiếp tục triển khai đẩy mạnh
tốc độ,

9
phạm vi tiêm chủng, đầu tư hệ thống y tế điều trị, y tế phục hồi để thích ứng
nhanh với các biến chủng mới, đảm bảo mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ bình
thường trở lại. Vì vậy em quyết định lựa chọn dự án “ Kinh doan quán cơm văn
phòng” làm đề tài cho bài tiểu luận bộ môn “ Quản lý dự án đầu tư”
2.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật
2.1.2.1 Chính trị
Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa nên tương đối ổn định về mặt chính
trị. Việc chính trị bình ổn sẽ làm cho người dân có nhiều điều kiện, nhiều cơ hội
để đầu tư kinh doanh thông qua các chính sách của Nhà nước về phát triển kinh
tế.
2.1.2.1 Pháp luật
Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo
môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp. Trong một đất nước có
pháp luật tương đối khắt khe như Việt Nam, nhà đầu tư có thể an tâm trong việc định
hướng mục tiêu kinh doanh lâu dài cũng như xây dựng thương hiệu. Nhà nước
cũng có những chính sách khuyến khích, ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp phát triển
2.1.3 Môi trường điều kiện tự nhiên
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng
nhiệt đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt trời rất dồi dào và có
nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn.
2.1.4 Môi trường văn hoá xã hội
Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.527.992 người tính đến ngày
15/12/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, chiếm 1,25% dân số thế
giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các
nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số Việt Nam là 318/km2 với tổng diện tích
đất là 310.060km2.

10
Trong đó 37,34% dân số sống ở thành thị. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 32,9
tuổi
2.1.5 Môi trường quy hoạch và cơ sở hạ tầng
Khu vực Trần Thái Tông có thể nói là khu vực thông ra các tuyến phố tập
trung nhiều các doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Phố Trần
Thái Tông dài 500m từ điểm giao nhau giữa phố Cầu Giấy và đường Xuân Thuỷ
đến ngã ba “ bùng binh” phố Tôn Thất Thuyết, Phạm Văn Bạch. Phố Trần Thái
Tông nằm hầu hết trên đất làng Dịch Vọng Hậu và một phần nhỏ thuộc đất
phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy. Có thể nói, đây là khu vực thông ra các tuyến
phố tập trung nhiều doanh nghiệp, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Một số
trường Đại học và viện Nghiên cứ lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện
Báo chí và tuyên tuyền, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội…
Các trường THPT nổi tiếng có thể kể đến như Trường Trung học phổ thông chuyên
Sư phạm – Đại học sư phạm Hà Nội; Trường Trung học phổ thông chuyên ngữ,
Trường Trung học phổ thông Cầu Giấy, nhiều bệnh viện lớn tiêu biểu như Viện
Huyết học và truyền máu Trung ương, Bệnh viên 19-8 Bộ Công an, Bệnh viện Y
học cổ truyền Hà Nội, bệnh viện E
2.2 Phân tích thị trường và môi trường ngành
2.2.1 Tổng quan thị trường dịch vụ
* Việt Nam

Trong cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 10 tháng, bán
lẻ hàng hóa vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 82,8%; lưu trú và ăn
uống chiếm 8,3%; ngành du lịch chỉ chiếm 0,1% và các ngành dịch vụ khác
chiếm 8,8%.

Trong tháng 10, tình hình dịch Covid-19 tại nhiều địa phương cơ bản được
kiểm soát, các địa phương đã ban hành các quy định điều chỉnh các biện pháp phòng,
chống dịch và từng bước phục hồi, phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường
mới.

11
Tại một số địa phương, nhiều chợ truyền thống được dần hoạt động trở lại với
điều kiện bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Các hoạt động đi lại, lưu thông,
phân phối hàng hóa được thuận lợi, thông suốt hơn; dịch vụ kinh doanh ăn uống
mang về hoặc bán tại chỗ (tùy từng địa phương) cũng được hoạt động trở lại.
Do tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trong 9 tháng đã ở mức
thấp ( tăng trưởng âm) do ảnh hưởng của dịch Covid 19 diễn biến phức tạp và kéo
dài tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, nhất là các địa phương lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương,… nên tính chung 10 tháng năm
2021, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước tính giảm 8,6% so với
cùng kỳ năm trước
* Hà Nội
Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, sang tháng 10, thành phố khẩn
trương triển khai kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
Covid-19 trên địa bàn; từng bước mở cửa trở lại nhiều hoạt động thương mại,
dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, vận tải, du lịch... sau thời gian dài hạn chế và tạm
ngừng hoạt động để phòng, chống dịch.
Do đó, doanh thu thương mại, dịch vụ tháng 10 tăng mạnh so với tháng trước.
Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 ước
tính đạt 56 nghìn tỷ đồng, tăng 59,8% so với tháng trước và tăng 5,1% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 32,3 nghìn tỷ đồng,
tăng 25,5% so với tháng trước và giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu
khách sạn, nhà hàng đạt 5,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2,1 lần tháng trước và tăng 9,2%
so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch, lữ hành đạt 304 tỷ đồng, tăng mạnh so với tháng 9
nhưng chỉ bằng 68,8% cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ khác đạt 18,1 nghìn
tỷ đồng, gấp 2,7 lần và tăng 35,7%.
Tính chung 10 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 440 nghìn tỷ đồng, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm
trước.

12
Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 301,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 68,6% tổng
mức và giảm 4%. Cụ thể, doanh thu đá quý, kim loại quý giảm 28,7%; gỗ và vật liệu
xây dựng giảm 22,5%; phương tiện đi lại giảm 19,3%; ô tô con giảm 16,5%; hàng
may mặc giảm 10%. Doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 33,8 nghìn tỷ đồng,
chiếm 7,7% và giảm 20,9% (dịch vụ lưu trú giảm 43,3%; dịch vụ ăn uống giảm
18,3%). Doanh thu du lịch lữ hành đạt 2,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,6% và giảm
53,4%. Doanh thu dịch vụ khác đạt 101,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,1% và giảm
11,5%.
2.3 Môi trường ngành

2.3.1 Môi trường ngành


* Khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu được hướng đến ở đây là những người làm văn
phòng, những người có mức thu nhập trung bình, khá. Hiện nay, chất lượng cuộc
sống của con người ngày càng cao, phát triển theo đó là nhu cầu của khách hàng
đối với các sản phẩm cũng được nâng cao. Chất lượng của sản phẩm đòi hỏi
không chỉ dừng lại ở việc ngon miệng, đẹp mắt mà còn phải an toàn vệ sinh thực
phẩm, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng. Chất lượng dịch vụ cũng phải tốt và
phải đáp ứng được các nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Bên cạnh đấy quán cũng
phải đa dạng các món ăn, thực đơn được thay đổi liên tục thèo từng ngày để tránh
cảm giác nhàm chán cho khách hàng.

* Nguyên liệu để chế biến

Các nguyên liệu đầu vào phải được kiểm duyệt lựa chọn kỹ càng phù hợp
với các món ăn. Chất lượng của các món ăn sẽ phụ thuộc vào thực phẩm. Bởi vậy,
người nào tiếp nhận vị trí kiểm định lựa chọn nguyên liệu đầu vào phải coi trọng
vấn đề này, tránh để khách hàng hàng có những phản hồi không tốt về món ăn,
chất lượng

13
thực phẩm không tươi. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của quán và làm cho
lượng khách hàng giảm đi.

* Đối thủ cạnh tranh

Khu vực Trần Thái Tông liên thông với các trục đường chính và khu tập trung
đông cơ quan, trụ sở là khu vực có rất đông dân văn phòng nhưng bên cạnh đấy
thì việc khu vực này mở lên các cửa hàng ăn nhanh, các quán cơm bình dân, cơm
văn phòng, bún, phở là vô cùng nhiều. Vậy để thu hút giữ chân được các khách
hàng thì mình phải cạnh tranh với họ về dịch vụ, công thức chế biến, cách thức
phục vụ và giá cả. Dịch vụ phải tốt, cách thức phục vụ phải nhanh nhẹn, hoạt bát,
luôn niềm nở với khách hàng, tận tình giúp đỡ, cách chế biến món ăn phai mới lạ
những vẫn phù hợp với khẩu vị của người dùng. Đây là điều kiện cốt lõi để phát triển
được hình ảnh hay thương hiệu của quán.

* Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Đối thủ tiềm ẩn chính là những doanh nghiệp có khả năng tham gia thị trường
cơm văn phòng. Đây là thị trường hấp dẫn thu hút được nhiều người muốn tham
gia vì số vốn bỏ ra không quá lớn và hoàn toàn có thể hồi vốn trong thời gian
ngắn..

2.3.2 Phân tích SWOT


* Điểm mạnh (Strengthens)

- Địa điểm gần với các văn phòng, trụ sở

- Nguồn gốc thực phẩm đảm bảo, được kiểm duyệt, lựa chọn kỹ càng từ địa chỉ uy
tín

- Món ăn tiện lợi, nhanh gọn, sạch sẽ

- Chỗ ngồi thoáng mát, rộng rãi, đảm bảo quy định giãn cách phòng chống dịch

14
- Đội ngũ nhân viên nhanh nhẹn, tuân thủ các quy tắc phòng chống dịch

- Menu đa dạng và luôn thay đổi để khách hàng không bị nhàm chán

- Tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm

*Điểm yếu ( Weaknesses)

- Quán mới đi vào hoạt động nên chưa có nhiều khách hàng

- Chưa tạo được quan hệ với các cửa hàng khu vực xung quanh

* Cơ hội ( Opportunities)

- Dịch vụ cơm văn phòng tiện lợi, nhanh chóng, đảm bảo, giúp người lao động
tiết kiệm chi phí, tăng thời gian nghỉ ngơi sau những giờ lao động vất vả, gia tăng
hiệu quả công việc

- Nhu cầu của khách hàng về thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh

- Ngoài tệp khách hàng tiềm năng là dân văn phòng còn có dân cư ở khu vực
xung quanh, học sinh, sinh viên, những người lao động phổ thông sẽ trải nghiệm
tại cửa hàng

* Thách thức ( Threats)

- Niềm tin của khách hàng về vấn đề vệ sinh

- Các sản phẩm thay thế ( mỳ, bún, phở…)

- Đối thủ cạnh tranh trong khu vực: quán ăn nhanh, cửa hàng tiện lợi,…

- Biến động về giá hàng hoá thực phẩm trong bối cảnh dịch Covid – 19

15

You might also like