Đề bài Văn học soi chiếu thời đại

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đề bài:

Nhà văn Tô Hoài từng nói: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên ntn? Bằng trải nghiệm văn học hãy làm sáng tỏ ý kiến
trên
Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định rằng: “Văn học và cuộc sống là hai
đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Thật vậy, văn học chính là “tấm
gương” phản ánh cuộc sống con người và thời đại lịch sử. Văn học xuất hiện với sứ
mệnh ghi chép, phản ánh đời thực bằng ngôn từ để từ đó nhắn nhủ. gửi gắm đến bạn
đọc về một điều gì đó. Bàn về vai trò của văn học, nhà văn Tô Hoài cũng đã khẳng định:
“Mỗi trang văn đểu soi bóng thời đại mà nó ra đời”
Tô Hoài là một trong những cây bút tiêu biểu cho dòng văn học hiện đại Việt Nam
vào thế kỷ XX. Bén duyên với nghiệp viết từ khi còn rất trẻ, nhà văn đã để lại cho đời
sau một khối lượng tác phẩm khổng lồ trải dài khắp các thể loại từ truyện ngắn, tiểu
thuyết đến bút ký.
Tô Hoài là một trong những cây bút tiêu biểu cho dòng văn học hiện đại Việt Nam
vào thế kỷ XX. Bén duyên với nghiệp viết từ khi còn rất trẻ, nhà văn đã để lại cho đời
sau một khối lượng tác phẩm khổng lồ trải dài khắp các thể loại từ truyện ngắn, tiểu
thuyết đến bút ký. Ông là người kiến tạo nên thế giới văn chương đẹp đẽ từ dòng sông
hiện thực qua lăng kính của bản thân, chính điều ấy đã góp một phần lớn trong việc đưa
nền văn học nước nhà lên một tầm cao mới. Các tác phẩm của Tô Hoài giống như bản
trường ca sâu lắng dưới bóng cây đại ngàn, nó vượt qua cả sự băng hoại của thời gian
mà neo đậu vững chắc trong lòng độc giả xuyên suốt năm tháng. Có thể nói ý kiến của
Tô Hoài: “Mỗi trang văn đểu soi bóng thời đại mà nó ra đời” như một sự đúc kết từ
những trải nghiệm của hơn 70 năm gắn bó và cống hiến cuộc đời với văn học của ông.
“Thời đại mà nó (tác phẩm) ra đời” chính là bối cảnh xã hội mà tác phẩm ra đời
được thể hiện vào trong tác phẩm văn học, là những sự kiện lịch sử, những biến đồi về
mặt chính trị xã hội mà người nghệ sĩ đã quan sát và lồng ghép vào trang văn cùng với
những hình tượng nghệ thuật độc đáo. Bên cạnh đó, “thời đại” của tác phẩm vãn học
còn được hiểu rằng: trong mỗi giai đoạn nhất định, trong sáng tác văn học chia ra làm
nhiều khuynh hướng khác nhau có thể có những nét chung nào đó về tư duy nghệ thuật
và kì thuật biểu hiện. Dù mỗi người có một “gương mặt” riêng, song tất cả đều làm nên
diện mạo chung của giai đoạn văn học đó (Văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945;
Phong trào Thơ mới 1932 – 1945…). Lời nhận định của nhà văn Tô Hoài đã bàn đến
mối quan hệ giữa văn học và hiện thực. Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống, ghi
dấu ấn về thời điểm lịch sử, xã hội ngay lúc tác phẩm văn học ra đời hay nói cách khác
chính là ghi dấu thời đại mà nhà văn đang sống.
Grandi từng khẳng định: “Không có nghệ thuật nào là không hiện thực”. Hơn bất cứ
một loại hình nghệ thuật nào, văn học gắn chặt hiện thực và hút mật mật ngọt từ nguồn
sống dồi dào đó. Hiện thực xã hội là mảnh đất sống của văn chương, là chất mật làm
nên tính chân thực, tính tự nhiên, tính đúng đắn, tính thực tế của tác phẩm văn học.
Nhận định của nhà văn Tô Hoài đã nêu lên đặc trưng cơ bản, nhiệm vụ của văn chương
muôn đời, đầu tiên và trên hết, văn chương đòi hỏi ở tác phẩm nghệ thuật chất hiện
thực. Một tác phẩm có giá trị hiện thực baọ giờ cũng giúp người ta nhận thức được tính
quy luật của hiện thực và chân lý đời sống. Những tác phẩm kinh điển bao giờ chở đi
được những tư tưởng lớn của thời đại trên đôi cánh của hiện thực cuộc sống. Cánh diều
văn học dù bay cao bay xa đến đâu vẫn gắn với mảnh đất cuộc sống bằng sợi dây hiện
thực vô cùng bền chắc. Chất mật ngọt của cuộc đời ấy đôi khi chẳng đâu xa lạ mà xuất
phát từ chính cuộc đời của nhà văn, từ chính những trải nghiệm mắt thấy tai nghe đầy
đau đớn, xé xót của người nghệ sĩ? Cuộc sống như muốn "mòn ra, mốc lên, mục nát ở
một xó"”của mấy cô cậu trí thức tiểu tư sản trong những “Sống mòn”, “Đời
thừa”,...phản ảnh hiện thực những năm 1930-1945, há chẳng phải đi từ chính những
chiêm nghiệm đời thực của nhà văn - nhà báo Trần Hữu Tri đó sao?
Ở bất kì thời đại nào, tái hiện chân lý, tái hiện thực tế của cuộc sống một cách chính
xác và mạnh mẽ cũng là những thuộc tính của chất hiện thực trong tác phẩm văn học, là
hạnh phúc cao cả nhất của người nghệ sĩ. Ban-dắc từng phát biểu: “Đâu phải lỗi tại tôi
nếu sự thực tự nó nói lên và nói to như thế.” Có phải bởi thế, Ăng ghen, khi đọc bộ tiểu
thuyết “Tấn trò đời” của Ban-dắc, cho rằng ông thấy được về xã hội Pháp nhiều hơn các
tác phẩm thống kê học, chính trị học,…cộng lại. Thái độ trung thực đối với sự thật cuộc
sống đã trở thành cái chung, là cái nguyên tắc sáng tác cơ bản của tất cả các nghệ sĩ hiên
thực chủ nghĩa. Nó hóa thân nhuần nhuyễn vào trong tác phẩm đến mức ta tin tưởng sâu
sắc rằng: Tất cả những gì được kể trong đó đều diễn ra đúng như thế chứ không thể nào
khác đươc.
Văn học là cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống. Mỗi tác phẩm văn học là một
mảnh đời, mảnh tâm hồn dân tộc, một tiếng nói lương tri của thời đại. Hiện thực là cánh
đồng màu mỡ để người nghệ sĩ có thể thỏa sức thâm canh, ươm mầm những áng văn
làm rung động trái tim người thưởng thức. Và cũng trên mảnh đất ấy, Tô Hoài đã in hằn
những vết chân để xây dựng một thế giới văn chương đồ sộ với hàng trăm đầu sách,
hàng nghìn bài báo, thể loại phong phú, đa dạng. Ông có cho mình đôi mắt sắc sảo, tinh
đời và hóm hỉnh. Đó là “cửa sổ tâm hồn” để “người thư kí trung thành” của thời đại ấy
vừa “thu” cuộc sống bề bộn, tươi nguyên vào tâm trí; vừa “phát” ra cuộc sống được tinh
lọc, thăng hoa trên trang viết. Sẽ chẳng ai ngờ ngòi bút tưởng chừng sinh ra chỉ cắm vào
cùng kiệt đất ven đô lại một ngày nhập cuộc và bén duyên với núi rừng Tây Bắc. Tô
Hoài giờ đây chẳng khác nào người lữ khách mang theo hơi thở đất trời, gieo xuống
miền Tây những hạt giống văn chương, để rồi theo năm tháng, văn hương của ông đã
làm mê đắm biết bao lòng người. Bởi vậy truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” sáng tác năm
1952 (là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập tập “Truyện Tây Bắc” sáng tác năm 1953)
được thoát thai như một lẽ hiển nhiên – thứ văn chương được chưng cất từ chính trải
nghiệm của Tô Hoài khi “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” trong suốt 8 tháng với đồng bào
dân tộc Tây Bắc. Tác phẩm là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây
Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đoạ, giam hãm trong cuộc sống
tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do.
Hiện thực cuộc sống là rộng lớn, là vô cùng. Và mỗi nhà văn với chiếc xẻng nghệ
thuật trong tay mình đã đào xới một mảnh đất để lật lên những vi hiện thực và tìm cho
mình thế giới hình tượng trong đó. Nếu như Vũ Trọng Phụng xuất sắc ở mảng đề tài về
cuộc sống thành thị xã hội “chó đểu”, nếu như Nguyển Công Hoan tài năng trong việc
khắc họa bức tranh thế giới quan khả ố thì Thạch Lam lại hướng ngòi bút vào cuộc sống
con người ở tầng lớp dân nghèo với những khám phá tinh vi về đời sống con người bên
cạnh những nỗi khổ “áo cơm ghì sát đất” thì Chí Phèo của Nam Cao cũng đem đến cho
người đọc một cái nhìn toàn diện và sâu sắc với những gì tiêu biểu nhất cho hiện thực
xã hội và số phận người nông dân Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám. Sáng tác của
Nam Cao – đại biểu ưu tú nhất của trào lưu hiện thực chặng đường cuối cùng (1940 –
1945), đều tập trung thể hiện xung đột trong thế giới nội tâm của nhân vật. Qua số phận
của một con người, ta nhận ra bóng dáng của thời đại, nhận ra bức tranh hiện thực rộng
lớn của xã hội nhân vật đang sống. Khi Chí Phèo “Ngật ngưỡng bước ra từ những trang
sách của Nam Cao, thì người ta liền nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì
gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cày ở một nước thuộc địa, bị cào xé, bị
huỷ hoại từ nhân tính đến nhân hình. Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa nhưng chị vẫn
còn được là con người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình để trở
thành con quỷ dữ”. (Nguyễn Đăng Mạnh).Trong muôn vàn nỗi khốn khổ tủi nhục mà
Chí đã nếm trải, không thể không chú ý đến cái bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của
y. Xuất phát từ một anh canh điền hiền lành, chính bộ máy quyền lực của xã hội mà Bá
Kiến là đại diện, đã đẩy Chí Phèo vào tù một cách vô cớ và bất ngờ, chỉ qua những lời
nghe đâu, hình như là đúng với bản chất độc ác, vô tình của xã hội. Ra tù, không nhà
cửa, không mẹ cha, không ruộng vườn, nghề ngỗng,…thử hỏi Chí Phèo có thể sống
bằng gì nếu không phải cướp bóc? Hắn giành giật từ cuộc đời những gì cuộc đời cướp
đoạt hắn. Đó là miếng cơm, manh áo, là quyền sống tối thiểu của một con người. Bởi
thế, Chí Phèo phải cướp bóc, phải đập phá, phải đâm chém. Con người bị cuôc đời cướp
cả nhân hình và nhân tính ấy đã vùng vẫy trên vùng bùn cuộc đời cho chính nơi đã sản
sinh và quay lưng với hắn. Trở lại với cuộc đời, Chí không được đón nhận và càng bị
thờ ơ thì hắn càng đập phá và càng đập phá thì Chí Phèo càng bị ghẻ lạnh và xa lánh.
Quy luật nghiệt ngã của lòng vô tâm, ích kỉ của con người đã góp phần đẩy Chí Phèo về
phía phi nhân loại. Ngòi bút đầy đau đớn và chua xót của Nam Cao đã nhìn ra hiện thực
chua chát của một xã hội đương thời. Trong xã hội ấy, con người không có quyền sống
đúng với bản tính lương thiện của mình, không có quyền được hưởng hạnh phúc. Chí
Phèo khi nhận ra bi kịch cuộc đời mình, khi biết khát khao cuộc sống lương thiện cũng
là lúc hắn nhận ra khát khao không bao giờ trở thành hiện thực. Để rồi như Lão Hạc,
Chí Phèo tìm đến cái chết như giải pháp tất yếu cho cuộc đời mình. Tiếng kêu đầy tuyệt
vọng của Chí Phèo trước lúc chết: ‘Tao muốn lương thiện…. Ai cho tao lương thiện.’
Làm sao xóa đươc những vết sẹo trên mặt này… là những câu hỏi nhức nhối xoáy vào
lương tri thời đại và trái tim người đọc.Trang viết Nam Cao sắc lạnh những chi tiết hiện
thực xoáy vào lòng người một nỗi đau của một thời đại đã qua nhưng bóng dáng con
người thời đại vẫn tồn tại tới tận ngày hôm nay. Những Chí Phèo, Thị Nở đã từ trang
văn bước ra cuộc đời, soi bóng thời đại những năm 1930-1945.
Cũng như bài thơ “Chí Phèo” của Nam cao, truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
của Lê Minh Khuê cũng “soi/ bóng thời đại mà nó ra đời”. Ra đời năm 1971, giữa lúc
cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt, truyện ngắn “Những ngôi
sao xa xôi” của Lê Minh Khuê – cây bút nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi
trẻ ở tuyến đường Trường Sơn máu lửa – lại thể hiện được những đặc trưng về thời đại
mà nó ra đời và hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Lê Minh Khuê cũng là
một trong những thanh niên xung phong thời chống Mĩ nên bà hiểu được hoàn cảnh
sống và chiến đấu của những người thanh niên trên đường Trường Sơn. Qua những
trang văn “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê đã làm hiện lên bức tranh chân thực,
cảm động về cuộc kháng chiến chống Mĩ và hình tượng những thanh niên xung phong
tiêu biểu cho vẻ đẹp của tuổi trẻ Việt Nam những ngày đất nước có giặc.
Ý kiến của Tô Hoài đã một lần nữa khẳng định chân lý: Ở bất kì thời đại văn học
nào, mối quan hệ giữa văn học và đời sống cũng là mối quan hệ cơ bản, sâu sắc. Văn
học bắt nguồn từ đời sống, nảy sinh từ hiện thực đời sống. Hồ Chí Minh cũng từng quan
niệm: “Xã hội thế nào, văn nghệ thế ấy” hay nói cách khác chính là thời đại thế nào, văn
học thế ấy. Hiện thực trong văn học phải là muối của biển. Nó phải được gạn lọc từ hiện
thực xô bồ của đời sống xã hội với biết bao hiện tượng đan cài, chồng chéo nhau giữa
bao cái có nghĩa và vô nghĩa, tất yếu và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng. Thời đại
tạo ra nhà văn, thông qua nhà văn, sáng tạo tác phẩm văn học đậm chất hiện thực soi
bóng đời sống xã hội và đời sống con người.
Văn học dù là tấm gương soi chiếu hiện thực cuộc sống nhưng phải qua lăng kính
chủ quan của nhà văn. Chính vì vậy hiện thực trong tác phẩm còn hơn hiện thực ngoài
đời sống vì nó đã nhào nặn qua bàn tay nghệ thuật của người nghệ sĩ, được thổi vào đó
không chỉ hơi thở của thời đại mà cả sức sống tư tưởng và tâm hồn người viết. Bởi vậy
văn học không chỉ cần tính hiện thực. Hiện thực cuộc sống không phải chỉ là những
hiện tượng sự kiện nằm thẳng đơ trên trang viết mà phải hòa tan vào trong con chữ trở
thành máu thịt của tác phẩm tác phẩm nghệ thuật. Vì vậy văn học phải thể hiện được
dấu ấn của thời đại, bắt nguồn từ cuộc sống, soi chiếu hiện thực nhưng không được mô
phỏng một cách trần trụi, thô ráp, sao chép nguyên xi hiện thực. Tác phẩm văn học phải
qua bàn tay khéo léo sáng tạo và qua tâm hồn của người nghệ sĩ, hiện thực phải hiện lên
được chất nghệ thuật mà tư tưởng của người nghệ sĩ chứ không đơn thuần là bản sao,
một tấm gương soi chiếu. Tác phẩm nghệ thuật sẽ trở thành vô nghĩa nếu nó miêu tả
cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng gào thét của nỗi đau khổ hay lời ca
của nỗi vui mừng, nếu nó không phải là một câu hỏi sẽ trả lời câu hỏi đó (Biê-lin-xki).
Chất hiện thực làm nên sức sống cho tác phẩm và chính tài năng của người nghệ sĩ đã
bất tử hóa sức sống ấy.
Tìm hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài, tôi càng thấm thía chất hiện thực trong văn
học. Văn học phản ánh hiện thực, luôn song hành cùng con người trên hành trình cuộc
sống. tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà văn. Nhà văn sinh thành ra
tác phẩm văn học. Nhưng nhà văn nào cũng sống trong thời đại cụ thể hít thở bầu không
khí trực tiếp hay gián tiếp, ít nhiều đều chịu sự chi phối bởi hoàn cảnh lịch sử - xã hội,
văn hóa của thời đại đó. Vì thế, xét đến cùng, tác phẩm văn học là con đẻ của thời đại
và về một phương diện nào đó, nó mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra nó và soi bóng
thời đại ấy.
“Văn học là cuộc đời. Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học”.
Mỗi nghệ sĩ lớn đều ý thức sâu sắc về mối quan hệ giữa hiện thực và cuộc sống. Hiện
thực bao giờ cũng là nguồn cảm hứng bất tận của tâm hồn nghệ sĩ. Bất kì một sáng tác
nghệ thuật nào nếu không bén rễ vào cuộc đời, không hút nguồn sống dạt dào chảy
trong lòng cuộc sống thì nó sẽ không thể tồn tại trong thế giới khắc nghiệt của văn
chương nghệ thuật. Là nhà văn chân chính, ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực
cuộc đời thì tác phẩm của anh mới neo chặt trong tâm hồn của người thưởng thức

You might also like