Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

/phamngocthanh/

LUYỆN ĐỀ VỀ THƠ:

Hoàng Minh Châu: Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng
lại nhờ tấm lòng người viết.
-----------------------------------------------
Xuân Diệu từng phát biểu: “ngàn năm còn lại thơ” bởi “thơ ca làm cho những gì
tốt đẹp nhất trên đời trở nên bất tử”(Senli). Đến với thơ, ai chẳng khao khát tìm
được và phát hiện ra những vẻ đẹp thực sự, trước hết là chính nó. Một bài thơ có
giá trị, ấy là khi nó bao quát và thể hiện được tư tưởng cảm xúc của người nghệ sĩ,
ấy là khi nó viết lên bằng những dòng thơ, những câu thơ chân thành, sâu lắng, tất
cả đều đều bắt nguồn từ thẳm sâu trái tim người cầm bút. Hoàng Minh Châu cũng
đã khẳng định: “Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ
tấm lòng người viết.
Như khúc hát của cảm xúc cất lên từ sâu thẳm trái tim, “Thơ khởi sự của tâm hồn”-
thơ trước hết là nơi kết tinh những giai điệu, cảm xúc của con người, nhất là tâm
hồn, tiếng nói rung động của nghệ sĩ trước cuộc đời. ''Thơvượt lên bằng tầm nhìn''
nói đến tư tưởng, đặc biệt là tư tưởng mới mẻ, tiến bộ mang tầm vóc thời đại. Thơ
tuy bắt đầu từ tình cảm, rung động suy tư của người nghệ sĩ nhưng tác phẩm thơ
chân chính bao giờ cũng mang tư tưởng khái quát, triết lí về con người, cuộc đời
và thời đại. Đó là cầu nối sự đồng cảm giữa tác giả và độc giả. Bởi ''Thơ là tiếng
gọi đàn''. Đặc biệt hơn ''Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết'' muốn nói đến điều
làm nên sức sống bất tử của thơ ca nghệ thuật là lòng nhân ái, lòng yêu thương,
tình sâu nặng mà nhà thơ dành cho cuộc đời, con người hay nói cách khác, đó
chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm nghệ thuật. Ý kiến của Hoàng Minh
Châu đã khẳng định: điểm khởi đầu của thơ là cảm xúc, rung động thẩm mĩ; tầm
cao giá trị của thơ là tư tưởng và sức sống của thơ là ở tấm lòng của người sáng tạo
nên thơ ca.
Tại sao nói “thơ khởi sự từ tâm hồn” ? Thơ khởi sự từ tâm hồn bởi khi nhà thơ
cầm bút viết thơ là có một tình cảm mãnh liệt thôi thúc. Tình cảm hiện diện
trong suốt quá trình sáng tạo; nó chi phối điểm nhìn, cấu tứ và giọng thơ để
tạo nên hồn cho tác phẩm. “Thơ là lửa”, “thơ là sự sung mãn của tình cảm mãnh
liệt” (Ban zắc). Nói đến Thơ, người đọc không quên thơ là tiếng nói của tình cảm,
cảm xúc, là tâm hồn. Trong thơ, “tình là gốc” ( Bạch Cư Dị), thơ phải sinh ra từ sự
thôi thúc mạnh mẽ của tâm hồn. Đồng thời, cảm xúc trong thơ ở dạng tính chất
chọn lọc. Ngôn ngữ thơ hàm súc và đa nghĩa. “Thơ là rượu của thế gian” (Huy
Trụ). Thơ thăng hoa và xuất thần từ đống tài liệu thực tế, như một thanh kim loại
/phamngocthanh/

sáng bóng được gạn ra từ hàng tấn quặng ủ trong lòng đất bao nhiêu tháng năm…
Cây không thể thiếu gốc, thơ ca cũng không thể thiếu được cốt tủy của riêng mình.
Người cho thơ cái gốc cũng như kẻ đang ươm mầm hạt giống của sự sống, cần
phải có tâm hồn dạt dào, trù phú để thơ đâm chồi, bám rễ. Thơ ca là sản phẩm của
cảm xúc con người, chính vì thế mà tâm hồn người viết có trong, có sáng, có
phong phú dạt dào thì mới tạo nên được những bài thơ hay. Tâm hồn con người ta
không đơn thuần chỉ là những cảm xúc yêu, ghét, giận hờn, nó còn là cảm quan,
cách đánh giá và cái nhìn của mỗi người vào cuộc sống này. Đặc biệt hơn nữa đối
với người nghệ sĩ, đó còn là nơi khởi sự, xuất phát của mỗi tác phẩm mà mình viết
ra, là nền tảng để tạo nên cái gốc vững chắc cho một tác phẩm nghệ thuật của
mình. Khởi sự từ tâm hồn cũng đồng thời là nơi soi chiếu và phản ánh tâm hồn
nghệ sĩ đến với người đọc, thơ ca đòi hỏi một nền tảng vững chắc bắt rễ từ cảm
xúc chân thực, khách quan nhất của người làm thơ.
Thơ ca, từ đối tượng, đề tài đến hình thức thể hiện đều khởi phát từ tâm hồn, tình
cảm. Mỗi tác phẩm thơ chân chính đều bắt nguồn từ suối tình cảm thẩm mỹ mãnh
liệt, tràn đầy. Văn chương từ cổ chí kim, từ đông sang tây đã chứng minh điều đó.
Những người vô danh gửi lòng mình qua ca dao, dân ca, nỗi nhớ nhung, nỗi nuối
tiếc duyên lỡ làng, nỗi cơ cực suốt đời ngược. Câu hát cất lên từ nỗi nhớ khôn
nguôi, nó xoáy sâu, dâng đầy, nó tăng tiến như một điệp khúc lan tỏa khắp không
gian thời gian:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”
Thơ trung đại, giữa thời li loạn, vì xót thương cho số phận bi kịch của nàng Tiểu
Thanh – người con gái tài hoa bạc mệnh vừa đau đớn, xót xa của Nguyễn Du trước
sự lụi tàn của cái đẹp, của thân phận con người và căm phẫn trước những bất công,
phi lí trong cuộc đời thi sĩ đã viết lên nhưng câu thơ:
''Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư''
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
/phamngocthanh/

Câu thơ mở đầu như tiếng thở dài, não ruột. Tây Hồ khi xưa là thắng cảnh với ''hoa
uyển'' rực rỡ sắc màu. Nhưng giờ đây nó chỉ còn là chứng tích, là một bãi đất
hoang mà thôi. Từ ''thành khư'' gợi một gò hoang cũ kĩ, hoang tàn đổ nát. Cái hữu
hình của quá khứ trở thành cái vô hình của hiện tại. Cái đẹp huy hoàng bị thay thế
bởi cái đẹp toàn diện. Từ ''tẫn'' mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối, tất cả đã thay đổi
hết, không còn dấu vết. Phép đối ''quá khứ – hiện tại'' kết hợp với chữ ''tẫn'' đã phác
họa sự đổi thay đến tàn khốc của Tây Hồ theo thời gian. Trước sự biến đổi tàn
khốc ấy, tác giả cảm thấy xót xa. Sự thay đổi của Tây Hồ cũng như sự thay đổi
khôn cùng của số phận trước bàn tay của tạo hóa, dường như cuộc đời của Tiểu
Thanh là mình chứng cho quy luật nghiệt ngã ấy. Cảnh vật đổi thay, con người
cũng lãng quên cái đẹp. Đó là nỗi niềm '' Bãi bể nương dâu '' ta từng biết trong
Truyện Kiều:
''Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng''
Người nghệ sĩ đa mang không khóc thương cho cái vẹn tròn, đầy đặn mà xúc động
cho cái dở dang. Tiếng khóc ấy bắt nguồn từ lòng thương, sự đồng cảm từ tiếng nói
tri âm, từ những cảm xúc trong tâm hồn dồn nén thành thơ. Thơ là hiện thân cho
những gì thầm kín của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người. Khởi
đầu của thơ bắt đầu từ tình cảm.
''Thơ vượt lên bằng tầm nhìn''. Những cảm xúc tràn đầy chưa hẳn đã nảy nở những
hạt thơ. Bài thơ bao giờ cũng đốt lửa con tim và chinh phục lí trí. Thơ cần tư
tưởng. Người làm thơ không phải chỉ để cho mình đọc mà là để tìm sự đồng cảm
giữa những người tri âm tri ngộ. Vì thế mà những vần thơ có nổi bật, có bay cao,
bay xa mới dễ dàng tìm được tri kỷ. Và người làm thơ phải gửi vào đó tầm nhìn
cao rộng, để bài thơ vượt qua bước chuyển thời gian, năm tháng để trường tồn và
bất tử. Tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản
ánh đời sống hiện thực qua nội dung, tư tưởng. Để chuyển tải nội dung, tư tưởng
tác phẩm thơ cần có một cái nhìn toàn diện, sâu sắc. Người làm thơ càng có tầm
nhìn bao quát hướng ra sự sống và biết thu hẹp, soi chiếu, chắt lọc điểm nhìn của
mình vào những sự kiện nổi bật giữa bộn bề cuộc sống thì tác phẩm nghệ thuật của
họ càng có giá trị. Giữa cuộc sống bộn bề, có rất nhiều sự việc diễn ra muôn hình
vạn trạng. Người tầm thường sẽ nhìn tất cả những gì có thể và cố gắng ghi nhớ tất
cả. Nhưng thơ ca không cần những thứ hỗn độn, xô bồ như thế. Tầm nhìn để đưa
thơ vượt lên phải có sự dịch chuyển, điều chỉnh linh hoạt, biết mở ra khi cần thiết
/phamngocthanh/

và biết thu hẹp lại để quay cận cảnh, để soi chiếu từng kiếp người, từng vẻ đẹp
trong cuộc sống thực tại gửi gắm
chiều sâu triết lí nhân sinh về cuộc đời. Có như vậy, vần thơ mới trở nên sâu sắc, ý
nghĩa và có sức lay động tâm hồn người đọc
Thời đại Thơ Mới, viết về đề tài mùa xuân, bằng tình yêu cuộc sống tha thiết, nhà
thơ Xuân Diệu đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên trần thế đầy ngọt ngào tươi đẹp
và cảm nhận nó theo một cách riêng. Xuân Diệu cũng hưởng thụ ái tình, yêu thiên
nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên:
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si,
Và này đây ánh sảng chớp hàng mỉ.
Môi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; ”
Một văn sĩ đã từng nói: “Một cuộc thám hiểm thực sự ở chỗ không phải cần một
vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”. Với sức sáng tạo của một nhà thơ bậc
nhất, Xuân Diệu không tạo ra một thế giới mới nhưng đã có cặp mắt cặp mắt rất
tươi mới, Xuân Diệu gọi đó là cặp mắt “xanh non, biếc rờn”, thoát khỏi hệ thống
ước lệ, cái tính phi của văn học Trung đại. Cuộc đời được Xuân Diệu cảm nhận
theo một cách riêng với “khát vọng sống toàn tâm, toàn trí, toàn hồn, sống toàn
thân, và thức nhọn giác quan”. Với tâm hồn giao cảm tinh tế như thế, cuộc đời như
một thiên đường trên mặt đất, con người như đi lạc vào một bữa tiệc lớn của nhân
gian. Xuân Diệu đã tạo ra trong thơ của mình một vũ trụ nghệ thuật, một thế giới
nghệ thuật đẹp đẽ, tràn đầy sức sống, trong đó ông xác định cái đẹp có một chuẩn
mực riêng để đánh giá. Chuẩn mực ấy không phải là thiên nhiên (như thường thấy
trong thơ ca truyền thống) mà là con người - con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
Đây là sự đổi mới về thi pháp của thơ Xuân Diệu so với thơ ca truyền thống.
Người thi sĩ ấy say đắm tình yêu, say đắm trước cảnh tuyệt sắc của thiên nhiên, đất
trời, thể hiện quan niệm sông mới mẻ: niềm khao khát được sống mãnh liệt, sống ý
nghĩa, sống hết mình với mùa xuân tuổi trẻ. Xuân Diệu đã viết “Vội Vàng” như
một dòng tâm tình đầy sâu sắc thấm đẫm ngọt ngào nhưng cũng đầy sâu xa. Đôi
/phamngocthanh/

mắt, tầm nhìn của Xuân Diệu đã vượt không gian, thời gian cho dù hoa nở rồi hoa
sẽ tàn, lớp bụi thời gian rồi cũng sẽ xóa mờ tất cả, để lại hoài niệm, tiếc nuối trong
ta, duy chỉ có những vần thơ kia xanh mãi, còn mãi với đời.
''Thơ đọng lại nhờ tấm lòng người viết''. Thơ là tình cảm nhưng không phải là tình
cảm hời hợt thoáng qua mà ''Thơ hay là thơ chín đỏ trong cảm xúc''. Đó phải là tình
cảm ở mức độ mãnh liệt thôi thúc người cầm bút sáng tạo. Tiếp nhận văn chương
là một quá trình. Người nghệ sĩ sáng tạo ra nghệ thuật nhưng người tiếp nhận lại là
độc giả, chính vì vậy mà một tác phẩm nghệ thuật phải đọng lại được trong lòng
người đọc. Người làm thơ không thể bó buộc tình cảm để viết theo phương châm,
đường lối. Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn. Cảm xúc hời hợt hoặc giả
tạo chỉ tạo ra những tác phẩm “mờ nhạt” và sẽ “chết yểu, chết trong im lặng’ như
một htaj cát ném vào vũ trụ rồi mất hút mà chẳng để lại một tiếng vọng nào. (Trần
Đăng Khoa). Thơ không chỉ là nghệ thuật mà ẩn giấu trong thơ là những giá trị
nhân sinh tốt đẹp: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo…Những gì được viết ra từ cái
tâm sẽ dễ dàng được đón nhận. Đó là tiếng nói tri âm từ trái tim đến trái tim. Như
Sê – khốp đã nói: “Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Mỗi tác
phẩm thơ, đằng sau ngôn từ, hình ảnh, nội dung đều phải song song tồn tại giá trị
hiện thực và nhân đạo thì mới có sức sống lâu dài giữa cuộc sống. Thứ thơ hay
bằng lời lẽ nhưng vô cảm, lạnh lẽo chứng tỏ người làm thơ không đặt mình vào
trong cuộc sống, để cảm nhận được tất cả cay đắng, ngọt bùi, niềm vui và nước
mắt. “Thơ phát sinh từ trong lòng người” ( Lê Quý Đôn). Quy luật của thế giới nội
tâm chiếu ứng với những vòng sáng cảm xúc chân thực, điển hình và mãnh liệt dội
lên trên câu chữ. Người xưa nói thơ ưa đạm không ưa nồng, nhưng là cái đạm sau
khi đã nồng, thơ ưa phát không ưa xảo, nhưng là cái phác sau khi xảo. Bởi vậy,
tình sâu là sức đẩy bồn chứa bên trong để tạo hồn cốt cho ngôn từ và cái thần của
người làm thơ.
Đọc thơ Xuân Diệu, bạn đọc dễ dàng nhận ra thơ tình của ông đầy tính sắc dục.
Thơ tình ông đầy những cái hôn, những “ân ái”, những “vườn tình ái”, “tuần tháng
mật”. Xuân Diệu gửi lòng mình vào thơ: “Tôi để lòng tôi trong những câu tiếng,
tôi đã gửi nhịp máu trong những nhịp thơ” để tạo nên những câu thơ mang một sức
sống mới, một nguồn cảm xúc dạt dào “chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ
này”:
- Đây khói hương xưa, tràn ân ái cũ (Biệt ly êm ái)
- Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn,
Sóng mắt, lời môi, nhiều – thật nhiều (Vô biên)
/phamngocthanh/

- Sự thật ngày nay, không thật đến ngày mai…


- Thì ân ái có bao giờ lại cũ? (Phải nói)
- Phải mặn nồng cho mãi mãi đêm xuân,
Đem chim bướm thả trong vườn tình ái (Phải nói)
Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá
tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ
của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian. Đã hơn hai mươi năm Xuân
Diệu giã từ chúng ta vào cõi hư vô, nhưng “tấm lòng trần gian” của ông dường như
vẫn còn ở lại. Cứ mỗi lần xuân tới, những trái tim non trẻ của các thế hệ lại rung
lên những cảm xúc mãnh liệt trước tâm tình của Xuân Diệu gửi gắm với đời trong
bài thơ “Vội vàng”, gắn với niềm khát khao giao cảm với đất trời, con người tràn
mê đắm của thi nhân, với mùa xuân diệu kì!
Dòng chảy cuộc đời ngàn năm xưa vẫn thế, chỉ có những rung động sâu xa mới trả
lại cho chữ vẻ đẹp mới mẻ, độc đáo như lần đầu. Cái tâm là điểm sáng trung tâm
khơi nguồn cho ý thức trong thơ. Phải chú trọng đến quy cách nhưng làm thơ gốc
phải là tình cảm (Cao Bá Quát). Sáng tạo nghệ thuật xuất phát từ chân tâm thực ý
thì nhà thơ mới có thể nối liền những tư tưởng cảm xúc của mình trong một từ
“thơ” muôn đời. TÂM SÁNG – TÌNH SÂU chính là mạch ngầm gắn kết một trái
tim với triệu tâm hồn. Sức đồng cảm quảng đại và mãnh liệt của thơ cũng là ở chỗ
đó.
Ý kiến trên còn nhấn mạnh đến vai trò của người tiếp nhận. Người đọc cũng cần
bồi đắp tâm hồn và vốn sống để cảm nhận được giá trị của thơ ca, có thái độ trân
trọng đối với những áng thơ hay, yêu quý những nhà thơ chân chính.
Độc giả tìm đến với thơ ca trước hết cần lắng lòng mình để cảm nhận những nỗi
niềm tâm sự người nghê ̣ sĩ gửi vào trang viết, cũng phải sống hết mình với tác
phẩm để hiểu được thông điệp thẩm mỹ của tác giả, để sẻ chia, cảm thông với tác
giả. Nhà thơ Tố Hữu quan niệm: “Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu
thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó”. "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của
nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi
gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là
nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ - là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ.
Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của
thơ từ góc nhìn của người.
/phamngocthanh/

thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm
được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao
đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người. Với người làm thơ, bài thơ là
phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới
là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh
liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim
người đọc. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một
cảm xúc và kiếm tìm sự tri âm. Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc
quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình cảm mà nhà thơ kí thác.
Thơ ca muôn đời là chuện của trái tim, của nghệ thuật. Cho nên một bài thơ hay,
một bài thơ có sức sống lâu bền, đó là“ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn
và đọng lại nhờ tấm lòng người viết”, thiếu đi một yếu tố vẫn thành thơ nhưng
không phải là thơ có sức lay động mạnh mẽ, có giá trị trường tồn. Su nghĩ của
Hoàng Minh Châu không chỉ hợp lí sự thống nhất của những yếu tố cần có cho một
bài thơ nói riêng mà với cả văn học nói chung. Càng thấm thía bài học với người
nghệ sĩ: muốn tạo ra một tác phẩm có giá trị, người cầm bút phải yêu và sống hết
mình với cuộc đời, luôn tìm tòi, khám phá vẻ đẹp của cuộc sống, con người và thể
hiện bằng tài năng, tâm huyết của người nghệ sĩ.

You might also like