Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

-------------------------------------

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ


TỐ TỤNG DÂN SỰ

Giảng viên: TS. Nguyễn Bích Thảo

Họ và tên sinh viên: Vũ Hương Giang

MSSV: 21062026

Hà Nội – 2023
1. Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp. Giải thích.

Trong vụ án này có tranh chấp về số tiền 100 triệu và tranh chấp về số tài sản có trị giá
120 triệu. Dựa theo Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự, đây là tranh chấp về dân sự. Quan hệ
pháp luật ở đây là tranh chấp về giao dịch dân sự đối với số tiền 100 triệu (Khoản 3 Điều
26 Bộ luật tố tụng dân sự ) và tranh chấp về quyền sở hữu với số tài sản trị giá 120 triệu
(Khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự) rằng ông Andrew Klein có tặng cho bà X hay
không, có đi kèm với điều kiện kết hôn hay không)

2. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án này theo thủ tục sơ thẩm. Giải
thích.

Dựa theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự, những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền
của tòa án nhân dân cấp huyện. Tuy nhiên ông Andrew Klein là người có quốc tịch
Pháp. Theo Nghị định quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài số138/2006/NĐ-CP, Điều 3 “Quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài” là: “Các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và
lao động có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Vì vậy quan hệ trong vụ án này là quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài. Theo Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án này thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam. Tuy nhiên, đối với khoản vay 100 triệu, thì không
chắc chắn rằng thời điểm tháng 6 năm 2018 thì ông A có ở Việt Nam để cho bà X vay
hay không? Nếu ông A ở Việt Nam thì đây là quan hệ dân sự vay tài sản được xác lập
trên lãnh thổ Việt Nam và thuộc thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam (theo điểm đ,
Điều 469, bộ luật tố tụng dân sự 2015). Còn nếu lúc cho vay ông A không ở Việt Nam thì
quan hệ dân sự vay tài sản này vẫn thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam vì quan hệ
này vẫn liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam (bà X) (chiếu theo điểm
e Khoản 1 Điều 649 bộ luật tố tụng dân sự).

Ta tham khảo Nghị quyết hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất:
“Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội
đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì ở Điều 7 có quy định về đương sự ở nước
ngoài như sau “a) Đương sự là người nước ngoài không định cư, làm ăn, học tập, công
tác ở Việt Nam có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ
việc dân sự;” . Ta có thể thấy ông Andrew Klein là đương sự ở nước ngoài.
Theo đó thì tại Khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự quy định thì “Những tranh chấp,
yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước
ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều này.”Ta tiếp tục chiếu theo Điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật này thì tranh
chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh.
Vậy nên cụ án này thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam.
3. Xác định các đương sự trong vụ án. Giải thích
Căn cứ theo Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự, các đương sự trong vụ án bao gồm: ông
Andrew Klein, bà Lê Thị X và cô Trần Thị M là con riêng của bà X.
Trong đó, ông Andrew Klein là người khởi kiện, là nguyên đơn
Bà Lê Thị X là người bị kiện, là bị đớn
Cô Trần Thị M con riêng bà X là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan bởi số tiền
tranh chấp 100 triệu là số tiền ông Andrew Klein cho bà M mượn để mở spa cho cô M
4. Xác định những vấn đề cần chứng minh trong vụ án và những chứng cứ tòa án
cần thu thập để giải quyết tranh chấp.
Những vấn đề cần chứng minh trong vụ án bao gồm:
 Thỏa thuận cụ thể về việc mượn tiền giữa bà X và ông Andrew Klein
 Việc ông Andrew tặng cho tài sản với bà X là tự nguyện hoàn toàn hay dựa trên
mục đích gì khác?
 Xác định lại giá trị của tài sản ông Andrew Klein mua tặng bà X sau khoảng thời
gian sử dụng.
Những chứng cứ tòa án cần thu thập để giải quyết tranh chấp:
 Hóa đơn, chứng từ mua sắm vật dụng ông Andrew Klein tặng bà X.
 Thỏa thuận mượn tiền của bà X và ông Andrew Klein để mở spa cho con gái riêng
của bà X. Giấy tờ, chứng minh cho việc mượn tiền của hai bên.
 Kết quả định giá tài sản số vật dụng sau khi bà X sử dụng một thời gian.
 Thống kê các tài sản hiện đang có trong nhà bà X dựa trên hóa đơn và định giá lại
tài sản
 Các chứng cứ khác có liên quan do ông Andrew và bà X cung cấp,
 Lời khai của các đương sự, bao gồm ông Andrew Klein, bà X và con gái riêng
Trần Thị M.

5. Tính số tiền tạm ứng án phí mà nguyên đơn phải nộp.


Theo Khoản 3 Điều 24 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14, “3. Vụ án dân sự có giá
ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác
định được bằng một số tiền cụ thể.” Đương sự Andrew Klein có yêu cầu về một sôt tiền
và tài sản cụ thể là 100 triệu đồng số tiền đã mượn và đồ đạc mua sắm là 120 triệu đồng.
Vậy đây là vụ án dân sự có giá ngạch.
Cũng theo Nghị quyết đó, tại Điều 7 có quy định “Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm
trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà
Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối
thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.”
Do đó trước tiên ta tính án phí của vụ án dân sự có giá ngạch này.
Ta chiếu theo danh mục án phí, lệ phí tòa án(Ban hành kèm theo Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016) thì án phí mà nguyên đơn phải nộp
trong vụ án đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch từ 6 triệu đến
400 triệu là 5% giá trị tài sản đang tranh chấp.
Từ dó ta tính được 5% của 220 triệu là 11 triệu, dựa theo điều 7 nghị quyết ta tính được
tiền tạm ứng án phí là 5 triệu rưỡi.
6. Tòa án tống đạt thông báo thụ lý vụ án nhưng bà X thường xuyên vắng nhà. Tòa
án phải làm thế nào để không vi phạm thủ tục tố tụng?
Theo Khoản 5 Điều 177 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Trường hợp người được cấp,
tống đạt, thông báo vắng mặt thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập
biên bản và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng nơi cư trú với
họ hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc để thực hiện
việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam kết giao lại tận tay ngay cho người
được cấp, tống đạt, thông báo. Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án. Trường hợp
người được cấp, tống đạt, thông báo vắng mặt ở nơi cư trú mà không rõ thời điểm trở về
hoặc không rõ địa chỉ nơi cư trú mới của họ thì người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông
báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo, có xác
nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã, phường, thị trấn; đồng thời, thực hiện thủ
tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt theo quy định tại Điều 179 của Bộ luật này.
Biên bản phải được lưu trong hồ sơ vụ án.”
Theo đó, Tòa án phải lập biên bản và giao cho người thân thích của bà X (có đủ năng lực
hành vi dân sự cùng nơi cư trú với bà X hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp,
bản, buôn, phum, sóc để thực hiện việc ký nhận hoặc điểm chỉ và yêu cầu người này cam
kết giao lại tận tay ngay cho bà X. Trường hợp bà X không rõ thời điểm trở về thì người
thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được
việc cấp, tống đạt, thông báo, có xác nhận của đại diện tổ dân phố hoặc Công an xã,
phường, thị trấn; đồng thời, thực hiện thủ tục niêm yết công khai văn bản cần tống đạt
theo quy định tại Điều 179 của Bộ luật Tố tụng dân sự.
7. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, bà X có dấu hiệu di chuyển các tài sản
mà ông Andrew mua cho bà đi nơi khác. Ông Andrew nên làm gì để bảo vệ quyền
lợi của mình?
Việc bà X có dấu hiệu di chuyển tài sản đang tranh chấp đi nơi khác sẽ gây ảnh hưởng tới
vụ án, quyền và lợi ích của ông Andrew Klein. Trong những trường hợp để bảo vệ bằng
chứng, bảo đảm cho quá trình thi hành án sau này cũng như quyền và lợi ích của các
đương sự liên quan, Tòa án có thể tiến hành thủ tục để áp dụng một số thủ tục nhất định
hay còn gọi là các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Do đó, theo Điều 111 Bộ luật tố tụng dân
sự ông Andrew Klein có thể yêu cầu tòa án đang xử lí vụ án áp dụng một hoặc nhiều biện
pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật đó để bảo vệ tài sản, chứng cứ
hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án
hoặc thi hành án.
Bên cạnh đó, theo nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định
về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của bộ luật tố tụng dân sự của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao, tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 2nhằm: “Để thu thập, bảo
vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản
trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc
sau này khó có thể thu thập được;” và “Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại
không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp
đến vụ án đang được Tòa án giải quyết” thì ta có thể thấy việc áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời trong vụ án này là hoàn toàn hợp lí.
Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thẻ áp dụng, ông Andrew Klein có thể yêu cầu tòa
án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp tại Điều 121 và Điều 122 Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh
chấp quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
8. Bản án dân sự sơ thẩm, Tòa án xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Andrew
K. Buộc bà Lê Thị X trả cho ông Andrew K. số tiền vay là 100.000.000 đồng và hoàn
trả cho ông giá trị tài sản còn lại theo kết quả định giá tài sản là 90.000.000 đồng.
Tính án phí các đương sự phải nộp.
Theo nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, Điều 26 quy định về ngĩa vụ chịu án phí dân
sự sơ thẩm: “Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu
không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với
phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận..” Ta có thể thấy bản
án dân sự sơ thẩm đã ra không đồng ý với yêu cầu của ông Andrew là buộc bà X phải
hoàn trả 100 triệu đồng đã vay và 120 triệu đồng vật dụng mình đã mua mà chỉ ra quyết
định rằng bà X phải hoàn trả tổng số tiền lên tới 190 triệu đồng. Phần yêu cầu của ông
không được chấp nhận là 30 triệu đồng. Vì vậy, chiếu theo danh mục án phí, lệ phí tòa án
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016)
thì ông Andrew Klein phải chịu mức án phí là 5% của 30 triệu là 1,5 triệu.
Tương tự đối với bà X phải chịu số tiền án phí tương ứng với phần yêu cầu của nguyên
đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận là phải hoàn trả cho ông Andrew Klein 190
triệu đồng, vậy án phí bà X phải nộp là 5% của 190 triệu đồng là 9,5 triệu.
Vậy, ông Andrew Klein chịu án phí là 1,5 triệu đồng còn bà X chịu án phí là 1,5 triệu
đồng.
9. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, ông Andrew yêu cầu Tòa án định giá
giá trị tài sản còn lại trong nhà bà X. Ông đã nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản là
2.200.000đ. Tòa án sơ thẩm phải quyết định về nghĩa vụ nộp chi phí định giá như
thế nào trong bản án sơ thẩm nếu Tòa án ra bản án theo hướng như trong câu 8 đã
nêu?
Theo Khoản 1 Điều 165 bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Trường hợp các bên đương sự
không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi
phí định giá tài sản, thẩm định giá được xác định như sau: 1. Đương sự phải chịu chi phí
định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.”
Theo pháp lệnh số: 02/2012/UBTVQH13, Khoản 2 Điều 40. Thanh toán chi phí định giá
tài sản quy định: “Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa
án có trách nhiệm thông báo cho người yêu cầu định giá biết để đến Tòa án nộp chi phí
định giá tài sản. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của
Tòa án, người yêu cầu định giá tài sản phải nộp chi phí. Trường hợp vì sự kiện bất khả
kháng hoặc trở ngại khách quan thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày.”
Điều 42. Nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản pháp lệnh này cũng quy định: “Trường
hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác
thì nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản được xác định như sau:1. Người yêu cầu định giá
tài sản phải nộp chi phí định giá nếu kết quả định giá chứng minh yêu cầu định giá của
người đó là không có căn cứ;”
Như ta thấy, kết quả định giá tài sản là 90 triệu đồng, thấp hơn so với giá trị 120 triệu
đồng mà ông Andrew yêu cầu hoàn trả. Dựa theo những điều luật trên, ta cho rằng ông
Andrew là người có nghĩa vụ nộp chi phí định giá tài sản.

You might also like