Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA CHÍNH TRỊ-QUỐC PHÒNG AN NINH-


GIÁO DỤC THỂ CHẤT
***†***

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày các vấn đề chung của vi phạm
pháp luật? Liên hệ bản thân trong vấn đề hạn chế các vi
phạm pháp luật? ”

Sinh viên thực hiện : Bùi Việt Anh


Mã sinh viên : 72DCTM20035
Lớp : 72DCTM21
Khóa : K72
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phùng Thị Thùy Dung

Hà Nội, 2022
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 4
1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT. .......................................4
1.1. Khái niệm của vi phạm pháp luật. ..................................................................4
1.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật. .............................................................. 4
1.3. Cấu thành của vi phạm pháp luật. ..................................................................5
1.4. Phân loại vi phạm pháp luật. ..........................................................................6
1.5. Thực trạng vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay. .....................................7
1.6. Nguyên nhân vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay. .................................8
2. LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG VẤN ĐỀ HẠN CHẾ CÁC VI PHẠM PHÁP
LUẬT. ...........................................................................................................................10
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 13

1
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những vấn đề quan trọng nhất trong công tác xây dựng hệ thống pháp luật là
nâng cao hiểu biết của người dân về các hành vi được xem là vi phạm pháp luật và các yếu tố
cấu thành của hành vi vi phạm pháp luật, vì như chúng ta đã biết vi phạm pháp luật là một
hiện tượng nguy hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội và làm mất trật tự xã
hội. Do vậy, việc tìm hiểu về vi phạm pháp luật, đặc biệt là cấu thành vi phạm pháp luật sẽ có
ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng chống
vi phạm pháp luật trong xã hội.

Trong xã hội ta, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân,
nên các quy định của pháp luật được đông đảo nhân dân tôn trọng và tự giác thực hiện nghiêm
minh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội vẫn còn nhiều hiện tượng vi
phạm pháp luật, xâm hại đến các lợi ích vật chất và tinh thần của nhà nước, của xã hội và của
nhân dân. Đó là một hiện tượng nguyhiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục nhận thức đúng đắn cho người dân,
em chọn đề tài: “các vấn đề chung của vi phạm pháp luật?” để nghiên cứu, để hiểu biết sâu
hơn về vi phạm pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân hiện nay.

Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật, đặc biệt là cấu thành vi phạm pháp
luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh
phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội. Tuy nhiên, cấu thành vi phạm pháp luật là gì,
bao gồm những mặt nào? Ta sẽ phân tích một ví dụ trong thực tiễn để làm rõ vấn đề này. Việc
tìm hiểu đề tài giúp làm quen với việc nghiên cứu khoa học, tự đọc và xử lý tài liệu, sắp xếp ý
tưởng thành một văn bản để chứng minh vấn đề được đặt ra. Qua đó nâng cao trình độ hiểu
biết của bản thân về vi phạm pháp luật, có được một số kinh nghiệm để sau này tiếp tục thực
hiện những dự định tương lai.

2
MỞ ĐẦU
Công cuộc Đổi mới toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã đặt ra cho nhà nước
ta nhiều vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết, trong đó then chốt là xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam. Quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền dưới sự chỉ đạo của Đảng đã
được đề ra như một nhiệm vụ chiến lược với phương châm “Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩ vụ chấp hành Hiến
pháp và pháp luật.”
Thực hiên phương châm này, trong những năm đổi mới vừa qua, các cơ quan nhà nước
đã từng bước đổi mới tổ chức, hoạt động và hệ thống pháp luật dần dần được thực hoàn thiện
phục vụ cho công cuộc đổi mới cũng như xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, quá trình thực
hiện pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của công cuộc đổi
mới cũng như xây dựng nhà nước pháp quyền, nhiều quy định của pháp luật chưa phát huy
được hiệu lực trong thực tế. Tính chủ động, tích cực trong hành vi pháp luật chưa cao, tình
hình vi phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp và làm giảm vai trò, vị trí và hiệu quả
của pháp luật trong thực tiễn.
Nhà nước nào cũng mong muốn là pháp luật do mình ban hành phải được tôn trọng và
thực hiện nghiêm minh, vì vậy nhà nước nào cũng đấu tranh chống vi phạm pháp luật, đặc
biệt là tội phạm. Để xoá bỏ hiện tượng vi phạm pháp luật trước hết cần tìm hiểu bản chất,
những đặc điểm của chúng để rồi tìm cách loại bỏ những nguyên nhân, điều kiện đã sinh ra
chúng. Do vậy, nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa rất lớn trong việc đề ra những
biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội. Bên cạnh đó,
vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội tiêu cực nên việc tìm hiểu và nghiên cứu về chúng
là vô cùng khó khăn và phức tạp.
Nhận thức được tầm quan trọng của hành vi vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay,
với bài tập lớn học kỳ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, em đã chọn đề tài “các vấn đề chung của
vi phạm pháp luật?” với mong muốn được hiểu và làm rõ thêm những nguyên nhân cơ bản
của hiện tượng này.

3
NỘI DUNG
1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT.
1.1. Khái niệm của vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật và có
lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.
Thực trạng vi phạm phạm luật trong xã hội hiện nay : Theo Nghị định số 94/2016/NĐ-
CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Thống kê. Bộ Công an công bố sơ liệu (sơ bộ) về tình hình vi phạm pháp luật tháng
12/2019 (từ ngày 15/11/2019 đến ngày 14/12/2019) thì hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xã
hội toàn quốc xảy ra 3.674 vụ, bắt giữ, xử lý 4.901 đối tượng; vi phạm pháp luật về ma túy
toàn quốc xảy ra 1.061 vụ. Từ những thống kê trên cho ta thấy những năm gần đây các hành
vi vi phạm pháp luật với tính chất phức tạp và mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng cùng
với thủđoạn tinh vi và gây nguy hiểm cho xã hội.
1.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật.
 Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người. Tức là bằng hành vi
thực tế của cá nhân hoặc tổ chức tham gia các quan hệ xã hội. Phải căn cứ vào hành vi thực tế
của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.

 Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật. Tức là xử sự trái với các quy
định của pháp luật, như: Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải
thực hiện. Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép. Chủ thể thực hiện những
hành vi bị pháp luật cấm.

 Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý.
Hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý,
thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng
mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

 Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể. Tức là khi thực hiện hành
vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó,
đồng thời điều khiển được hành vi của mình.

 Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ. Tức là xâm phạm nội dung của quan hệ pháp luật đó.

4
1.3. Cấu thành của vi phạm pháp luật.

Là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật, gồm 4 yếu
tố cấu thành là: Mặt khách quan, Mặt chủ quan, Chủ thể và Khách thể.

 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật: Là những dấu hiệu biểu hiện ra bên
ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm các yếu tố:

Hành vi trái pháp luật: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi trái với các quy định
của pháp luật, gây ra hoặc đe doạ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Là những thiệt hại về người, tài sản hoặc những thiệt
hại phi vật chất khác do hành vi trái pháp luật gây ra cho xã hội.

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho xã hội: Là giữa chúng
phải có mối quan hệ nội tại, tất yếu với nhau.

Thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm: Là giờ, ngày, tháng, năm xảy ra vi phạm
pháp luật.

Địa điểm vi phạm pháp luật: Là nơi xảy ra vi phạm pháp luật.

Phương tiện vi phạm pháp luật: Là công cụ mà chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi
trái pháp luật của mình.

Khi xem xét mặt khách quan của vi phạm pháp luật, thì hành vi trái pháp luật luôn luôn
là yếu tố bắt buộc phải xác định trong cấu thành của mọi vi phạm pháp luật, còn các yếu tố
khác có bắt buộc phải xác định hay không là tuỳ từng trường hợp vi phạm. Có trường hợp hậu
quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm cho
xã hội cũng là yếu tố bắt buộc phải xác định, có trường hợp địa điểm vi phạm cũng là yếu tố
bắt buộc phải xác định.

 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: Là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể
khi thực hiện hành vi trái pháp luật, gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích vi phạm
pháp luật.

Lỗi: Là trạng thái tâm lý hay thái độ của chủ thể đối với hành vi của mình và đối với
hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội được thể hiện dưới hai hình thức. Lỗi gồm 2 hình
thức: cố ý và vô ý.

5
 Lỗi cố ý lại gồm 2 loại: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

o Cố ý trực tiếp: Là lỗi của một chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật,
nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của
hành vi đó và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

o Cố ý gián tiếp: Là lỗi của một chủ thể khi thực hiện một hành vi trái pháp
luật nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả
của hành vi đó, tuy không mong muốn song có ý thức để mặc cho hậu quả
đó xảy ra.

 Lỗi vô ý cũng gồm 2 loại: vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

o Vô ý vì cẩu thả: Là lỗi của một chủ thể đã gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả đó, mặc dù có thể thấy trước và phải thấy trước hậu quả này.

o Vô ý vì quá tự tin: Là lỗi của một chủ thể tuy thấy trước hành vi của mình
có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó
sẽ không xảy ra hoặc cỏ thể ngăn ngừa được nên mới thực hiện và có thể
gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Động cơ vi phạm pháp luật: Là động lực tâm lý bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện
hành vi trái pháp luật.

Mục đích vi phạm pháp luật: Là cái đích trong tâm lý hay kết quả cuối cùng mà chủ thể
mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi trái pháp luật.

 Chủ thể của vi phạm pháp luật: Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp
lý và đã thực hiện hành vi trái pháp luật.

 Khách thể của vi phạm pháp luật: Là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng
bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới. Một công dân có đủ khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của mình.

1.4. Phân loại vi phạm pháp luật.

6
Trong khoa học pháp lý Việt Nam phổ biến là cách phân loại vi phạm pháp luật căn cứ
vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Theo tiêu chí này, vi
phạm pháp luật được chia thành các loại sau:
Vi phạm pháp luật hình sự (hay còn gọi là tội phạm): Hành vi nguy hiểm cho xã hội,
được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội được ngành luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
người được quy định trong Bộ luật Hình sự với các tội như: giết người, cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Vi phạm hành chính: Hành vi (hành động hoặc không hành động) nguy hiểm cho xã
hội, trái pháp luật, có lỗi (cố ý hoặc vô ý) do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính
hoặc tổ chức thực hiện, xâm phạm trật tự quản lý Nhà nước và xã hội mà không phải là tội
phạm và phải chịu trách nhiệm hành chính.
Ví dụ: hành vi trốn thuế, làm hư hỏng thất thoát tài sản của Nhà nước.

Vi phạm dân sự: Hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân có năng
lực trách nhiệm pháp lý hoặc tổ chức có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng
nghĩa vụ gây ra; hoặc gây thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho các chủ thể khác mà theo
quy định của pháp luật họ phải bồi thường thiệt hại cho những người bị hại.
Ví dụ: bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức
như đã thỏa thuận với bên bán hàng.

Vi phạm kỷ luật: Hành vi nguy hại cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi, do cán bộ công
chức thi hành công vụ hoặc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng gây ra, gây
thiệt hại về tài sản cho cơ quan, đơn vị mình hoặc xâm hại đến các quyền tự do, lợi ích hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức khác, theo quy định của pháp luật họ phải gánh chịu chế tài kỷ
luật.
Ví dụ: công chức nhà nước vi phạm các điều cấm công chức làm hoặc vi
phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động về thời gian làm việc, nghỉ ngơi.

Vi phạm Hiến pháp: Là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp
trái với các quy định của Hiến pháp.

1.5. Thực trạng vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

7
Trong thời gian qua mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã tập trung vào công tác đấu tranh
phòng, chống vi phạm pháp luật nhưng tình hình vi phạm pháp luật vẫn xảy ra với diễn biến
phức tạp, gây tổn thất không ít cho xã hội cũng như cho công cuộc đổi mới đất nước. Tình
hình này hiện đang là vấn đề nhức nhối, gây nên nhiều bức xúc cho xã hội. Có thể khái quát
tình hình vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay như sau:
Trước hết là những vi phạm pháp luật của cán bộ, viên chức nhà nước. Những hành vi
tiêu cực, xâm phạm sở hữu nhà nước, sở hữu công dân, cũng như những vi phạm liên quan
đến những người có chức vụ, quyền hạn, lợi dụng vị trí, chức năng công tác có hành vi vi
phạm pháp luật để trục lợi cá nhân ngày càng có xu hướng gia tăng và phức tạp.
Từ năm 1999 đến nay, số lượng các vụ án không những không giảm nhiều mà tính chất
của sự vi phạm lại rất nghiêm trọng. Trong đó, phần lớn các vụ việc xảy ra là các vụ án có tổ
chức, có sự móc nối giữa những người có chức quyền trong các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra còn một loạt các vụ tham nhũng khác trong lĩnh vực điện lực, dầu khí, quản lý
đất đai…
Trong lĩnh vực kinh tế, tình hình vi phạm pháp luật đang có nhiều diễn biến khác so với
các thời kì trước đây. Các tội phạm kinh tế trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có
đặc điểm là tội phạm kỹ thuật cao, đặc biệt đối với những tội phạm xảy ra trong một số lĩnh
vực chuyên môn phức tạp như tài chính, ngân hàng, sở hữu công nghiệp, tin học,…
Người phạm tội thường là người có học vấn và trình độ chuyên môn cao, am hiểu về
những lĩnh vực chuyên ngành, có thủ đoạn chuyên môn, nghiệp vụ rất tinh vi, xảo quyệt, vì
vậy gây khó khăn cho công việc phòng chống loại tội phạm này.
Trong lĩnh vực an ninh, văn hoá, xã hội, chính sách mở cửa, giao lưu văn hoá với nước
ngoài đã thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội đất nước, nhưng đồng thời cũng làm cho xã
hội có những biến đổi phức tạp. Thực trạng vi phạm pháp luật trong thời gian qua trên lĩnh
vực an ninh, văn hoá xã hội có những diện mạo vừa đa dạng vừa gây ra nhiều tác động tiêu
cực, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội và trật tự, kỷ cương pháp luật. Số vụ vi phạm hàng
năm được phát hiện nhìn chung có chiều hướng gia tăng và hậu quả do hành vi vi phạm pháp
luật gây ra cho xã hội ngày càng trầm trọng.
1.6. Nguyên nhân vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Nguyên nhân vi phạm pháp luật nằm trong chính các mối quan hệ phối hợp của đặc tính
cá nhân và các điều kiện kinh tế - xã hội, trong các mối quan hệ qua lại với nhau. Từ đây, có
thể thấy nguyên nhân vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay được hiểu như sau:
Một là, các nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội. Xét trong điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể Việt Nam, một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì đây là một trong những nguyên

8
nhân chủ yếu của thực trạng vi phạm pháp luật phức tạp hiện nay. Việc từ chỗ nhiều năm tồn
tại và phát triển nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp, nay chuyển sang một cơ cấu kinh tế
xã hội hoàn toàn khác trước đã làm nảy sinh trong toàn xã hội cũng như trong cơ chế vận
hành của bộ máy các cơ quan nhà nước một loạt các vấn đề. Bối cảnh giao thời giữa cơ chế,
thói quen, lề lối cũ với yêu cầu mở cửa, năng động, hoà nhập của cơ cấu mới đã làm phát sinh
các cơ hội để một bộ phận không nhỏ những người trong và ngoài bộ máy nhà nước tận dụng
sự hạn chế của cơ cấu mới do chưa thật sự có chỗ đứng ổn định và vững chắc trong xã hội.,
nhằm hưởng lợi bất chính hoặc thoả mãn nhu cầu cá nhân không chính đáng. Và khi gặp điều
kiện thuận lợi như có cương vị công tác hoặc sự lỏng lẻo của pháp luật, sự thiếu đồng bộ và
chồng chéo của cơ chế quản lý kinh tế hay sự yếu kém trong công tác thanh tra, kiểm tra,
kiểm soát… thì đó là những cơ hội và điều kiện thuận lợi để thực hiện các vi phạm pháp luật
nhằm tư lợi cá nhân. Điều này cho phép lý giải tại sao vi phạm pháp luật, dưới các dạng tham
nhũng, buôn lậu, buôn bán hàng quốc cấm, kinh doanh trái phép, trốn thuế hay các loại tội
phạm kinh tế và nhiều tội phạm khác nhau phát triển mạnh trong thời kỳ chuyển đổi hiện nay
của Việt Nam.
Hai là, nguyên nhân từ hệ thống pháp luật và thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống
vi phạm pháp luật hiện nay. Để đánh giá một cách toàn diện và có độ tin cậy cao các nguyên
nhân của tình hình vi phạm pháp luật hiện nay thì việc đề cập đến việc chưa hoàn thiện của hệ
thống các quy phạm pháp luật là sự gải đáp hết sức cần thiết. Hệ thống pháp luật của Việt
Nam thời kỳ đổi mới mặc dù đã phát huy được vai trò là công cụ pháp luật hữu hiệu trong
điều hành, quản lý xã hội, nhưng những hạn chế về hình thức và nội dung quy phạm, kỹ thuật
lập pháp vẫn còn khá nhiều tồn tại. Thậm chí có những lĩnh vực, pháp luật thể hiện sự chậm
phát triển đến độ chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Hệ thống pháp luật của Việt Nam
tuy đã được bổ sung một lượng văn bản khổng lồ, nhưng những văn bản này có tính “lấp chỗ
trống” chứ ít có tính đón trước vì vậy nó mang tính bị động, thiếu đâu ban hành đấy dẫn tới
thiếu suy xét, cân nhắc. Nhiều khi luật chưa kịp sử đổi mà theo yêu cầu của cuộc sống thì nhu
cầu điều chỉnh không thể dừng lại được nên buộc các cơ quan hành pháp phải ban hành các
văn bản hướng dẫn hoặc quy định mới trái với luật. Và đây cũng là lí do dẫn đến sự thiếu
đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, phủ nhận lãn nhau trong quan hệ pháp luật nhất là văn bản
hướng dẫn của các Bộ, các ngành.
Ba là, nguyên nhân do công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được
chú trọng đúng mức khi ý thức pháp luật của chủ thể vi phạm còn nhiều hạn chế. Một thực tế
khá phổ biến hiện nay của tình hình vi phạm pháp luật là nhiều trường hợp, vi phạm xảy ra
không hoàn toàn do ý thức chống đối xã hội của chủ thể vi phạm. Mặt khác, sự không hiểu
biết pháp luật dễ dẫn đến tâm lý coi thường pháp luật, hoặc lợi dụng đến tình hình kém hiểu
9
biết pháp luật để thực hiện, che dấu hành vi vi phạm pháp luật. Những thực trạng này là nhân
tố ảnh hưởng và là điều kiện thuận lợi cho các vi phạm pháp luật có cơ hội phát triển. Điều
này xảy ra ở nhiều nơi mà chủ thể vi phạm không chỉ là cá nhân, tổ chức thông thường mà
còn xảy ra với các cán bộ, công chức hoặc cơ quan nhà nước nhất là các vùng sâu, vùng xa.
Ngoài 3 nguyên nhân chính ở trên, có thể kể đến một số nguyên nhân khác như: Do
cuộc chiến tranh lâu dài và ác liệt đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, phức tạp đối với đất
nước; Trong cuộc sống vấn còn nhiều tập tục lạc hậu, kém phát triển, đời sống vật chất của
nhiều tầng lớp dân cư còn khó khăn; Sự phá hoại của các thế lực thù địch; Trình độ dân trí
thấp nên không tiếp thu hoặc tiếp thu sai lệch quan điểm của điều luật…
2. LIÊN HỆ BẢN THÂN TRONG VẤN ĐỀ HẠN CHẾ CÁC VI PHẠM
PHÁP LUẬT.
Bản thân em thông qua việc tìm hiểu về vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành nên
vi phạm pháp luật đã giúp em có cái nhìn tổng quát hơn về các hiện tượng tiêu cực (hành vi vi
phạm pháp luật) và từ đó giúp bản thân nhận thức đúng đắn hơn và ngày càng hoàn thiện bản
thân, trở thành một người công dân có ích cho xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng có nhiều điều kiện để nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, cuộc sống sẽ thực
sự trọn vẹn nếu bên cạnh việc tích cực lao động nâng cao đời sống vật chất, con người biết
sống yêu thương, quan tâm lẫn nhau và có trách nhiệm với cuộc sống của chính bản thân
mình và người khác. Trên thực tế có nhiều nguyên nhân khiến cho điều đó chưa thực hiện
được như mong muốn của xã hội tiến bộ mà một trong những nguyên nhân lớn nhất là tình
trạng vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra thường xuyên trong đời sống xã hội. Để làm được
điều đó mỗi cá nhân trong xã hội phải nâng cao ý thức pháp luật, hạn chế tối đa các hành vi vi
phạm pháp luật bởi vi phạm pháp luật không chỉ ảnh hưởng tới bản thân chủ thể vi phạm mà
còn ảnh hưởng tới những người xung quanh và toàn xã hội.
Từ những phân tích trên về những thực trạng cũng như nguyên nhân vi phạm pháp luật
ở nước ta hiện nay, để có thể phòng ngừa tốt và đảm bảo phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp
thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp luật thì trong thời gian tới Việt Nam ta nên có
các giải pháp sau:
Nên đẩy mạnh nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích những nguyên nhân, những điều kiện dẫn
đến tình trạng nảy sinh hiện tượng vi phạm pháp luật như hiện nay, để rồi từng bước có kế
hoạch xoá bỏ những nguyên nhân và điều kiện đó.
Gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ, củng cố an ninh, trật tự xã hội, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước nhằm
loại bỏ các điều kiện làm nảy sinh, phát triển các hiện tượng tiêu cực và vi phạm pháp luật.
10
Đi đôi với việc tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật cần làm tốt công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật trong xã hội. Đặc biệt là giáo dục
pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và các tổ chức xsx hội. Cùng với việc giáo
dục pháp luật, cần giáo dục chính trị, kỷ luật, đạo đức… cho nhân dân.
Tăng cường xã hội hoá công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật nhằm động
viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật.
Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật nhằm đảm bảo xử
lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác các trường hợp vi phạm pháp luật theo nguyên tắc mọi
người đều bình đẳng trước pháp luật.

11
KẾT LUẬN
Việc phân tích các hành vi vi phạm pháp luật và các yếu tố cấu thành nên hành vi đó
giúp chúng ta tuân theo những quy tắc xử sự chung và chấp hành những quy định của pháp
luậtmột cách đúng đắn nhất. Các mối quan hệ xã hội mà con người tham gia đều được pháp
luật bảo vệ để mang lại hạnh phúc cho nhân dân và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Tình hình
vi phạm pháp luật trong xã hội diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều hình thức, cách thức hoạt
động luôn là đề tài nóng bỏng trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Bài tập học kỳ với đề tài “Trình bày các vấn đề chung của vi phạm pháp luật? Liên hệ
bản thân trong vấn đề hạn chế các vi phạm pháp luật?” của em nhằm mục đích thấy được tình
hình vi phạm pháp luật, nguyên nhân và giải pháp của công tác đấu tranh phòng, chống vi
phạm pháp luật của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Vì đây là một đề tài khá rộng, có thể tiếp
xúc từ nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau mà khuôn khổ bài tập học kỳ có hạn nên có thể
những phân tích của em chưa thực sự được sâu sắc và còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận
đựoc sự góp ý từ các thầy các cô để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://snv.quangbinh.gov.vn/3cms/vi-pham-phap-luat-va-trach-nhiem-phap-
ly.htm

2. http://dmslawfirm.com.vn/vi-pham-phap-luat-va-trach-nhiem-phap-ly-nc41

3. https://luatminhkhue.vn/vi-pham-phap-luat-la-gi---quy-dinh-ve-hanh-vi-vi-pham-
phap-luat.aspx

4. http://tapchiqptd.vn/vi/tu-lieu/mot-so-giai-phap-phong-chong-vi-pham-ky-luat-
phap-luat-trong-quan-doi/15636.html

5. https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-
chu-nghia-xa-hoi-va-con-duong-di-len-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-580609.html

6. Khoa Luật Đai học Quốc Gia - Nguyễn Cửu Việt (chủ biên), Giáo trình Lý luận
chung về nhà nước và pháp luật, NXB ĐHQG Hà Nội.

7. Đại học Luật Hà Nội, Nguyễn Thị Hồi và Lê Vương Long (chủ biên), Nội dung cơ
bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội
2008.

8. TS.Nguyễn Văn Động, Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB
Giáo dục, Hà Nội 2008.

9. TS.Trần Thái Dương, Hỏi đáp những tri thức cơ bản môn Lý luận chung về nhà
nước và pháp luật, NXB Tư pháp, Hà Nội 2004.

13

You might also like