Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

- ÔN TẬP

A. Cấu trúc đề văn nghị luận xã hội, bàn về một hiện tượng đời sống

Tìm ý, lập dàn ý


Tìm ý:
- Vấn đề là gì? Vì sao lựa chọn vấn đề đó? Vấn đề đó có ý nghĩa thế nào với cá
nhân và cộng đồng?
→ Vấn đề đó vẫn luôn là một vấn đề đáng suy ngẫm, bởi thái độ, suy nghĩ đó sẽ
quyết định hành động của con người cũng như sự ảnh hưởng đến xã hội con người.
- Bạn có quan điểm như thế nào về vấn đề này? Có những lí lẽ, bằng chứng nào để
chứng minh quan điểm và thuyết phục người khác đồng tình với mình?
→ Tôi thấy hiện nay vẫn có những quan điểm khác nhau trước một hiện tượng của
xã họi. Đây là một thái độ không đúng, để lại nhiều hậu quả, cần phải thay đổi.

Lập dàn ý:
Phân bố các ý tìm được ở trên vào từng phần của của bài viết theo gợi ý sau:
-I. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề - Vấn đề đó có mang tính cấp thiết, được xã hội quan tâm kg?
-II. Thân bài:
1+ Giải thích vấn đề: Giair thích từ khóa . Dặt câu hỏi hiện tượng trên là gì?
2+ Trình bày thực trạng hiện nay. Vấn đề đó có nổi bật không, có ảnh hưởng
tác động tốt, xấu như thế nào đến xã hội?
3+ Trình bày biểu hiện của hiện tượng đó. Dùng những dẫn chứng đã nghe, đã
đọc, đã xem để phê phán hiện tượng hoặc biểu dương hiện tượng.( Lấy nhiều dẫn
chứng) cả phê phán và biểu dương
4+ Trình bày quan điểm và nhận thức của bản thân.
Đồng tình hay phản đối. Lý giải vì sao? Những nguyên nhân nào dẫn đến hiện
tượng đó?
- Có nguyên nhân chủ quan: Do bản thân cá nhân con người. Con người có nhận
thức lệch lạc, do quan điểm sống. Do sự nhầm lẫn trước một hiện tượng, do thiếu
bản lĩnh ...
-Nguyên nhân khách quan: Do trào lưu, do sự phát triển của thời đại.., Do sự giáo
dục của gia đình, do môi trường sống.
-III.Kết bài:
+ Khẳng định ý nghĩa của vấn đề. Vấn đề này đặt ra những trách nhiệm cho mỗi
người cho xã hội. Nếu không chấn chỉnh, không có nhận thức đúng đắn hậu quả sẽ
ra sao.
+ Nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cộng đồng trong việc giải
quyết vấn đề.
-Đối với xã hội: các cấp phải có sự quan lý chặt chẽ
-Đối với gia đình: cần có sự quan tâm giáo dục từ nhỏ
-Đối với bản thân: phải không ngừng nỗ lực nâng cao nhận thức Cụ thể là gì? Ví
dụ: - Ngoài học tập văn hóa cần vận dụng vào cuộc sống:
- Học đi đôi với hành
- Có lập luận phản biện, nhìn nhận vấn đề hai chiều.
-Tham gia thể thao,
-Tham gia các câu lạc bộ
-Tham gia thiện nguyện
-Biết cho đi.
-Sống có mục đích, có lý tưởng, tương tác với xã hội, rèn luyện kĩ năng sống…
- Có thể vận dụng những câu nói, thơ để kết bài
VD: Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay
- Tố Hữu: “Nếu là con chim chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

-Lép Tôn- x tôi từng nói “ Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng,
không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc
sống”
-“Thói quen xấu lúc đầu là một người khách qua đường, sau đó trở thành người
bạn thân và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính”
-Lê Nin “Không sợ khó, không sợ khổ. Chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi.
Đối với tôi chiến thắng bản thân là vẻ vang nhất”.
-Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà vì lòng
người ngại núi e sông”.

V dụ 1:
Nghị Luận Xã Hội Về Hiện Tượng Sống Ảo Của Giới Trẻ Hiện Nay

Mạng xã hội ngày càng phát triển với rất nhiều các tiện ích nhưng cũng có không ít
những mặt trái. Những lượt like (thích), comment (bình luận), share (chia sẻ) của
cộng đồng mạng đã thu hút biết bao con người chăm chỉ đăng ảnh, đăng status,
chìm mình vào thế giới ảo. Chính điều đó đã hình thành nên lối sống ảo ở bộ phận
giới trẻ hiện nay.
Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con
người ở trên mạng xã hội. Thậm chí lối sống ấy được giới trẻ thể hiện có phần thái
quá, lố bịch. Sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại.
Nó đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong xã hội hiện nay. Các bạn trẻ sống ảo
ngày càng nhiều. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các hiện tượng sống ảo trên
facebook, instagram, zalo,...bởi đây là các mạng xã hội thu hút rất nhiều sự quan
tâm của giới trẻ. Chỉ cần điện thoại hoặc máy tính có kết nối wifi, mạng internet là
chúng ta có thể truy cập vào các trang mạng xã hội bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.
Một ngày có 24 giờ nhưng có những bạn trẻ dành đến 18 - 20 giờ để online trên
mạng xã hội. Họ dành quá nhiều thời gian cho việc sống ảo mà quên đi cuộc sống
ở thực tại. Họ sống ảo bằng cách đăng rất nhiều những hình ảnh của bản thân, đăng
status tâm trạng,...để câu like từ cộng đồng mạng. Để bài viết của mình có nhiều
lượt like, comment, share, nhiều bạn trẻ đã đăng hình khoe cơ thể, thân hình nóng
bỏng của mình lên facebook. Thậm chí họ còn đăng tải những nội dung nhạy cảm,
những nội dung có tính chất kích động, gây tò mò cho mọi người.

Những hình ảnh nhạy cảm luôn thu hút sự hiếu kì của dư luận. Nhiều bạn trẻ đã
lạm dụng điều này để đăng những tấm hình khoe những bộ phận gợi cảm trên cơ
thể để ảnh của mình được nhiều like. Họ lấy việc người khác like, comment, share
ảnh của mình làm niềm vui. Cũng có những người chăm chỉ đi bình luận dạo ở các
trang facebook để trở thành fan cứng. Thậm chí nhiều bạn trẻ có thói quen chuyện
gì cũng đăng lên facebook, chuyện gì cũng mang lên mạng xã hội để khoe khoang.
Ngay cả chuyện hôm nay ăn uống những gì, đi chơi ở đâu họ cũng đăng lên mạng
xã hội. Những sự bực tức, bức xúc cũng được giới trẻ chia sẻ trên facebook,
instagram, zalo. Một chữ "buồn", "chán",...cũng đủ nhận về một lượt tương tác khá
lớn. Có người đăng những dòng trạng thái như vậy là muốn có người sẻ chia đồng
cảm nhưng có những người chỉ đăng để xem status đó có bao nhiêu lượt like,
comment. Họ lấy đó làm thú vui tiêu khiển.

Chỉ cần những có những bức ảnh sở hữu hàng nghìn, trăm nghìn lượt like hay
facebook có hàng chục nghìn người theo dõi là các bạn có thể trở thành hot girl,
hot boy của cộng đồng mạng. Chẳng cần tham gia bất cứ hoạt động xã hội, hoạt
động từ thiện nào mà những con người ấy nghiễm nhiên trở thành người nổi tiếng.
Chính họ đã quá ảo tưởng về bản thân mình. Để được mọi người khen là xinh đẹp,
những cô gái đã chỉnh sửa ảnh qua các phần mềm photoshop đánh lừa con mắt của
mọi người. Chính nhan sắc trên các bức ảnh ảo lại được ngợi ca nhiều hơn nhan
sắc ngoài đời thực. Không chỉ khoe nhan sắc, thân hình, nhiều bạn trẻ còn khoe sự
giàu có của gia đình, khoe người yêu,...Có những bạn trẻ vì ghen tị với người khác
vì họ có người yêu, họ được đi du lịch nhiều nơi nên đã tự chụp những bức ảnh
nắm tay, tựa vai hay cắt ghép rồi chỉnh sửa để đăng facebook, khoe với cả xã hội
biết rằng mình cũng có người yêu, mình cũng được đi du lịch ở Nha Trang hay Phú
Quốc, Đà Lạt,...

Những con người ấy chìm đắm trong thế giới ảo quá nhiều, con người trong thế
giới ảo và con người ngoài thực tế của họ khác xa nhau. Trên mạng xã hội họ là
con người cởi mở, có thể nói chuyện với bất kì ai, thậm chí họ có thể nói chuyện,
tâm sự với một người hoàn toàn xa lạ nhưng trong cuộc sống thực thì họ lại thu
mình, sống khép kín. Dường như họ sợ việc phải giao tiếp với những người xung
quanh một cách trực tiếp. Họ tự thu mình lại trong một vỏ bọc, một cái bao để có
thể tự do, thoải mái trong thế giới ảo.

Hiện tượng sống ảo bắt nguồn từ việc giới trẻ mong muốn được thể hiện bản thân,
khát khao được nổi tiếng, trở thành một hiện tượng xã hội thu hút sự quan tâm của
mọi người. Họ không chọn cách nổi tiếng bằng con đường học hành, thi cử hay nổi
tiếng bằng những việc làm có ích cho xã hội mà thay vào đó là sự nổi tiếng do
những phát ngôn gây sốc, những tấm ảnh chỉnh sửa quá đà,...Mong muốn được
khoe khoang bản thân cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
sống ảo. Bên cạnh đó, sự thiếu quan tâm của gia đình, người thân cũng đã ảnh
hưởng không nhỏ đến tâm lí của các bạn trẻ. Vì ngại chia sẻ với những người xung
quanh nên họ có thể chia sẻ mọi chuyện với một người xa lạ trên mạng xã hội.
Sống ảo cũng bắt nguồn từ sự nhận thức lệch lạc của mỗi người. Họ cho rằng sống
ảo là lối sống thời thượng, rất phù hợp với thời đại công nghệ thông tin phát triển
như hiện nay.
Chính những suy nghĩ ấy đã khiến hiện tượng sống ảo ngày càng lan rộng và để lại
nhiều hậu quả trong giới trẻ. Sống ảo chiếm khá nhiều quỹ thời gian của họ khiến
họ mất tập trung vào học tập, công việc. Họ chỉ quan tâm đến thế giới ảo mà không
quan tâm đến cuộc sống ngoài đời thực của mình. Họ thu mình vào một thế giới
riêng, thế giới với những ảo mộng mà không giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên
ngoài. Điều đó có thể dẫn tới những suy nghĩ và hành động tiêu cực, ảnh hưởng
không tốt đến chính bản thân người sống ảo và những người xung quanh.

Để ngăn chặn cũng như bài trừ hiện tượng sống ảo chúng ta cần sử dụng mạng xã
hội một cách hợp lí, hiệu quả. Mỗi người cần có lối sống lành mạnh, tích cực tham
gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa. Tuyên
truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi người có lối sống tích
cực. Bên cạnh đó cũng cần phê phán những hiện tượng sống ảo để các cá nhân ấy ý
thức được hành động của mình. Có như vậy thì hiện tượng sống ảo mới giảm thiểu
và không còn xuất hiện trong giới trẻ. Đăng tải những thông tin về cuộc sống cá
nhân lên mạng xã hội sẽ khiến kẻ xấu lợi dụng để thực hiện ý đồ của mình. Đó
chẳng phải là hành động tự mình hại mình hay sao?

Mỗi chúng ta hãy học tập thật tốt để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
Đắm chìm trong thế giới ảo sẽ khiến chúng ta bỏ lỡ đi những giá trị thực của cuộc
sống. Vì thế, hãy bước ra khỏi thế giới ảo để khám phá cuộc sống muôn màu muôn
vẻ

Ví dụ 2: Viết bài văn nghị luận xã hội về bảo vệ môi trường

Theo thống kê của các tổ chức khoa học trên thế giới, kể từ năm 1960, cứ mỗi giây
trôi qua, hơn 1 héc-ta rừng bị phá hủy hoặc suy thoái nghiêm trọng do tác động của
con người. Cứ mỗi năm, trái đất lại chứng kiến từ một đến năm loài động, thực vật
tuyệt chủng. Dường như, văn minh của nhân loại đang được đánh đổi bằng sự hủy
hoại môi trường. Nhưng con người ngày nay, vẫn còn số đông thờ ơ, không quan
tâm đến môi trường mình đang sống.

Môi trường:là tất cả những yếu tố thuộc về tự nhiên như đất đai, cây cối sinh vật,
khí hậu,.... và rất nhiều tài nguyên thiên nhiên khác có ảnh hưởng đến sự sống của
con người. Cuộc sống ngày càng phát triển, càng nhiều phát minh mới ra đời nhằm
nâng cao chất lượng sống của con người, nhưng mặt trái của văn minh là những hệ
lụy tiêu cực đối với môi trường. Nhà máy, rác thải, đồ nhựa, đồ điện lạnh, khí ga,
đến cả giấy vở ta hay dùng…, những vật dụng gắn liền với đời sống con người lại
gián tiếp khiến không khí ngày một ô nhiễm, nguồn nước ngày càng bớt sạch, rừng
ngày một thu hẹp.

Thế nhưng, đứng trước thực trạng đó, rất đông người dù biết vẫn lựa chọn thờ ơ.
Họ thờ ơ trước môi trường ngày một xuống cấp; thờ ơ trước không khí mịt mù
khói bụi bao lấy họ trên những chiếc xe máy, ô tô mỗi ngày; thờ ơ trước dòng sông
đã ngập đầy rác thải và bốc mùi hôi thối; thờ ơ trước tin vắn về một loài động vật
hôm nay đã tuyệt chủng vì rừng bị người ta tàn phá; thờ ơ trước thông tin về băng
tan, nước biển dâng, sa mạc hóa, tầng ozone chưa được vá xong… Họ thờ ơ trước
cả lời cảnh báo, nhắc nhở của một người khác biết lo nghĩ cho môi trường này.

Chính thái độ thờ ơ đó đã dẫn đến những hành động tiếp tay cho việc tàn phá môi
trường. Người ta thẳng tay vứt rác xuống ao hồ, sông biển, núi đồi. Câu chuyện về
những núi rác trên đỉnh Everest như một tấm kính chiếu rọi tất cả những mặt trái
của con người - chúng ta có thể vĩ đại đến đâu khi chinh phục được đỉnh núi cao
nhất thế giới thì cũng chỉ là một người được xếp vào danh mục “kẻ hủy hoại môi
trường, không có văn hóa” khi người đời sau xét đến. Người ta tiếp tục dùng các
chất không thể phân hủy như bao bì ni lông, đồ nhựa. Người ta tiếp tục chặt cây,
phá rừng. Người ta tiếp tục thải khí độc ra môi trường. Người ta tiếp tục săn bắt
các loài động, thực vật, ảnh hưởng đến sự phát triển của giới tự nhiên… Con người
ta thờ ơ với môi trường xung quanh mình, thờ ơ trước cái đẹp của tự nhiên. Nếu
không còn quý trọng vẻ đẹp của tự nhiên, thì việc thờ ơ trước sự xuống cấp của
môi trường cũng là điều dễ hiểu.

Sự thờ ơ ấy bắt nguồn từ việc nhiều người không ý thức được trách nhiệm của bản
thân đối với môi trường sống này. Họ cho rằng chuyện bảo vệ môi trường chỉ là
việc của chính phủ, còn họ chỉ cần sống vui, sống tốt, sống giàu sáng, tận hưởng
mọi tiện nghi dù phải đánh đổi bởi sự trong lành của môi trường sống. Hoặc do họ
cho rằng tàn phá môi trường không phải chuyện quá to tát vì nguồn tài nguyên sinh
ra là để cho con người sử dụng. Nguy hiểm hơn, sự thờ ơ còn đến từ nhận thức môi
trường này không hề thay đổi. Tức là, có những người chẳng hề ý thức được sự
nguy hiểm khi môi trường đi xuống. Bởi khoa học hiện đại, đời sống tiện nghi có
khi đã khiến người ta quên mất giá trị của tự nhiên.

Thái độ thờ ơ đối với môi trường thực sự là một suy nghĩ sai lầm, bởi vì nếu cứ
tiếp tục những hành động đấy, nguồn nước sẽ ô nhiễm mà khiến con người ko thể
uống, không khí ra ngoài hít toàn là khí độc, hệ sinh thái bất ổn. Và hậu quả lớn
hơn là con người sẽ phải đối diện với tất cả những mầm bệnh do môi trường ô
nhiễm đem lại. Nguy cơ của sự tuyệt chủng, của cái chết cuối sự sống ẩn hiện bất
cứ lúc nào. Có một câu hát rằng: “Thế giới này không phải của chúng mình đâu,
loài người được đằng chân rồi lân đằng đầu”, quả thực câu hát đã nói lên sự “quá
đáng” của con người đối với Trái Đất này. Nếu không gánh vác những gì đã gây
ra, một ngày nào đó, thiên nhiên sẽ trả lại con người tất cả những điều tệ hại ấy.

Đâu đó giữa cuộc sống vội vàng này, ta vẫn bắt gặp thông tin của những tổ chức
bảo vệ môi trường, những hiệp ước về ngăn ngừa biến đổi khí hậu, hoặc trông thấy
một hành động đẹp như nhặt rác bỏ vào thùng. Những hành động đó có khi chỉ nhỏ
như một giọt nước nhỏ, nhưng khi mỗi người gom lấy một giọt nước thì có thể góp
được cả dòng sông xanh. Nhưng nếu chỉ có một, hai người làm, vài trăm, vài
nghìn, vài trăm nghìn, vài triệu người làm đi chăng nữa, thì cũng không theo kịp độ
bốc hơi của biển. Vì thế, bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn cầu, của mỗi
người đã được sinh ra trên Trái Đất này. Và khởi đầu của công cuộc đó, là thay đổi
sự thờ ơ của nhân loại.

B. Cấu trúc bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý


A: Mở bài: giới thiệu vấn đề
b. Thân bài
Có các luận điểm sau
+ Giải thích
+Phân tích, mở rộng
+ Liên hệ thực tiễn
+Rút ra bài học nhận thức
c. Kết luận: Suy nghĩ của bản thân

Ví dụ: Bàn về lý tưởng sống của tuổi trẻ


MB: Ai đã từng biết đến “ thép đã tôi thế đấy ” của văn học Nga hẳn không thể
quên câu nói chân thành của chàng trai Paven : ” tôi muốn cống hiến cho cách
mạng đến tế bào sống của đời mình”. Đó là một quan niệm cao đẹp về cuộc sống:
Sống là phải biết hi sinh và cống hiến. Với thanh niên Việt Nam lẽ sống ấy càng
trở lên đúng đắn.
TB: Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống của thanh niên mà mỗi người khát
khao muốn đạt được. Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam ttrong giai đoạn cách
mạng vừa qua là sống để chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội. trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ trường kì, các thế hệ thanh niên Việt Nam
luôn vững bước, trở thành một lực lượng xung kích lưon mạnh trở thành tiên
phong của giải cứu cách mạng. Họ ra đi với tinh thần ” xẻ dọc Trường Sơn đi cứu
nước mà lòng phơi phới dạy tương lai”. Khi miền bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội
thì thanh niên Việt Nam phát huy tinh thần sáng tạo, tự chủ, lao động hăng say
miệt mài, quên mình vì tổ quốc. Họ có một quan niệm đúng đắn, cao đẹp về công
việc “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao có thể coi là một mình được”
Trích “ lặng lẽ Sa Pa"
Vì sao con người cần sống có lí tưởng và phải có lí tưởng sống cao đẹp. Bởi vì con
người luôn luôn muốn sống hạnh phúc cả đời mình. hạnh phúc có thể đến từ gia
đình, xã hội, ban bè,.. chỉ thế thôi cũng đủ cho con người phải cố gắng đạt được .
Nhưng cũng có lí tưởng sống hết sức tầm thường của những kẻ mong được nhiều
tiến có sự giàu sang để trấn áp, khinh rẻ người khác. Lí tưởng ấy dễ dàng làm bạn
với tội ác, với cái cái xấu. Như vậy muốn sống cao đẹp thì phải có lí tưởng sống
cao đẹp. Những người có lí tưởng sống cao đẹp thường cảm thấy hạnh phúc khi hi
sinh cho người khác, khi được cống hiến cho cuộc đời chung. Chẳng thế vậy mà
Bác Hồ của chúng ta từ khi còn là một cậu thanh niên đã có lí tưởng sống cao đẹp,
căm ghét quân giặc, và Bác đã bôn ba khắp nơi trên thế giới để tìm ra con đường
cứu nước
Lí tưởng sống chính là lẽ sống của cuộc đời, lí tưởng phải cao đẹp thì tâm hồn mới
thanh cao và hoạt động của con người. Lí tưởng cao cả đẹp đẽ chính là điều kiện
để con người sống có ý nghĩa. Trong cuộc đời của mỗi con người thì lí tưởng sống
thể hiện rõ nhất ở tuổi thanh niên. Như tố Hữu nói: “ thanh niên phải biết ước mơ
và hành động”. Phải chăng vì thế mà Lí Tự Trọng - người thanh niên Cộng Sản trẻ
tuổi đã sớm nhận ra “con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng
chứ không có con đường nào khác".
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những người sống ích kỉ, hẹp hòi, không biết quan
tâm đến người khác . Sống vô trách nhiệm với bản thân, không có mục đích .
Những kẻ đó đáng bị lên án và phải bị gạt ra khỏi lề xã hội. Nếu tất cả thanh niên
có lí tưởng thì cuộc đời này sẽ đẹp biết bao nhiêu. Bước vào nền kinh tế tri thức
khi đất nước còn nhiều khó khăn, thế hệ trẻ Việt Nam cần hành trang trong những
việc có lí tưởng cao đẹp.
KB: Thế hệ thanh niên Việt Nam cần luôn biết thắp sáng tình yêu quý báu của cha
anh như lời Bác dạy” không có việc gì khó chỉ sợ long không bền. Đào núi và lấp
biển. Quyết chí cũng làm nên”. Chúng ta hãy chung tay xây dựng đất nước bằng
viếc rèn đức luyện tài.
Chỉnh sửa, hoàn thiện
Đọc lại bài viết, đối chiếu với các yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để tìm các
lỗi cần chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện bài viết. Có thể tự rà soát bài viết theo một
số tiêu chí sau:
- Vấn đề xã hội cần bàn luận đã được triển khai thành các luận điểm rõ ràng.
- Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng đã được sắp xếp hợp lý và sử dụng một cách
hiệu quả.
- Nội dung thể hiện được quan điểm cá nhân về vấn đề cần bàn luận.
- Văn phong phù hợp với mục đích và đối tượng cần thuyết phục.
- Vị thế phát ngôn và giọng điệu được xác lập, lựa chọn phù hợp với mục đích viết
và đối tượng thuyết phục.
- Bài viết đảm bảo tuân thủ các quy định về chính tả, không mắc lỗi dùng từ và đặt
câu.

C, NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:


Viết đoạn 10-15 dong
Lưu ý: Không xuống dòng
+Có câu chủ đề. Giới thiệu tác giả, nội dung tác phẩm.
+Các câu sau tập trung làm rõ yêu cầu đề. Ví dụ nội dung, chủ đề : đó là nội dung
gì? Thường có các nội dung sau: Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo, Tình
yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, con người
-Điều đó được thể hiện qua hình ảnh nào, từ ngữ nào. Từ đó có nghĩa là gì?
-Điều đó được thể hiện qua thể thơ gì,biện pháp tu từ nào?Cách ngắt nhịp, giọng
điệu thơ như thế nào.
- Thông qua đoạn thơ nhằm khẳng định thêm, ngợi ca điều gì về tác giả đó? Ví dụ:
Khẳng định tài năng,tâm hồn.tình cảm.sự nhạy cảm, tinh tế. Thể hiện phong cách,
sự sang tạo của tác giả.
- Hoặc ví dụ về nghệ thuật: Chỉ ra những nghệ thuật gì: Thể thơ, cách ngắt nhịp
VD: (Đầy buồng lạ/ màu thâu đêm- nhịp 3/3), biện pháp tu từ (nhân hóa, so sánh,
từ láy), hình ảnh, từ loại.giọng điệu. Tiếp theo đánh giá về tài năng, sự sáng tạo
[thể thơ, thi liệu(lấy ở đời sống hay trong sách vở), hình ảnh], đóng góp của tác
giả với nền thơ ca dân tộc là gì.

+Câu kết.Nhấn mạnh lại về đóng góp và sự trường tồn của tác phẩm, tác giả. VD:
Thời gian luân chuyển nhưng những tác phẩm nghệ thuật đích thức thì còn mãi với
thời gian. “Tương lai của một nhà văn được đánh giá qua giá trị tác phẩm văn học
của anh ta” Hoặc “ Văn học nằm ngoài định luật của băng hoại. chỉ mình nó không
thừa nhận cái chết” ( Sêđrin).

VÍ DỤ: Phân tích nội dung và nghệ thuật bài “Cây chuối” của Nguyễn Trãi

Ba tiêu (cây chuối)


Tự bén hơi xuân tốt lại thêm,
Ðầy buồng lạ, màu thâu đêm.
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem.
 Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ kiệt xuất
của văn học trung đại Việt Nam. Con người toàn tài ấy đã để lại cho chúng ta một
nền văn học đồ sộ với những giá trị to lớn. Quốc âm thi tập với 250 bài thơ nôm đã
cho thấy tài năng và vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi .Cây chuối là một trong
những bài thơ nôm đặc sắc rút từ tập Quốc âm thi tập của ông.Cây chuối là một
loại cây dân dã bình dị, nhưng đã được Nguyễn Trãi thổi vào đó một linh hồn để
thể hiện một cảm xúc sâu sắc, kín đáo của một tâm hồn cháy bỏng. Cây chuối đã
tốt tươi, đón xuân đến lại thêm tươi tốt, thêm ngát hương, Hình ảnh “ buồng lạ” gợi
vẻ đẹp ngọt ngào, trù phú. Cụm từ màu thâu đêm là một cách diễn đạt mới mẻ.
Màu hay mùi thơm của quả chuối đã lan tỏa thơm ngát không gian đêm thâu. Ở
câu ba tác giả phát hiện hình ảnh lá chuối non đang cuộn vào như là bức thư tình
còn phong kín chứa đựng nhiều bí ẩn riêng tư, Tàu lá non đang phong kín được
nhân hóa đang chờ ngọn gió gượng mở khẽ khàng, nhẹ nhàng. Từ gượng mở là cử
chỉ nhẹ nhàng , nâng niu. Tàu lá non đang chất chứa bao sức sống chờ đợi bung nở,
khoe sắc khoe hương. Ngoài việc mượn hình ảnh cây chuối để thể hiện một tình
yêu tuổi trẻ mãnh liệt, Nguyễn Trãi còn gửi vào đây một nổi niềm, một tấm lòng
sâu lắng trước thời cuộc. Một tâm hồn cao cả, suốt cuộc đời vì dân vì nước, luôn
trăn trở suy tư trước thời cuộc.. Hồn thơ ấy cũng không gò bó câu thúc trong khuôn
khổ thơ luật Đường mà tìm cách thể hiện cá tính của mình trong những phá cách
câu thơ thất ngôn xen lục ngôn. Đây là đóng góp của Nguyễn Trãi cho thơ ca trung
đại khi ông tạo cho mình một thể thơ nôm đường luật riêng. Nghiêm cẩn trong thơ
chữ Hán bao nhiêu thì ông lại phóng túng trong thơ chữ Nôm bấy nhiêu, đó cũng là
dấu ấn đặc sắc của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập. Người đọc có thể hình
dung một Nguyễn Trãi “Cơm ăn chẳng quản dưa muối – Áo mặc nài chi gấm thêu”
giữa một thiên nhiên rất giàu cảm xúc và đậm nét đời thường: Góp phần làm nên
thành công cho bài thơ phải kể đến giá trị nghệ thuật. Tác giả đã sử dụng thể thơ
thất ngôn tứ tuyệt đan xen những câu thơ lục ngôn ấn tượng. Ngôn ngữ thơ giản dị,
cô đọng hàm súc, dung dị mà giàu sức gợi, các từ ngữ thuần việt gần gũi đã thành
công khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên bình dị của nhà thơ. Đồng thời việc sử dụng
những hình ảnh chân thực, dân dã đã đem đến cho người đọc cảm giác quen thuộc
và là sáng tạo trong sử dụng thi liệu của Nguyễn Trãi, biểu hiện sự phá vỡ tính quy
phạm trong thơ ca trung đại. Ngoài ra còn phải kể đến các biện pháp nghệ thuật
như so sánh, động từ, tính từ, bút pháp tả cảnh đã diễn tả chân dung đời sống tinh
thần của thi nhân, một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế nhạy cảm trước thiên nhiên, một tấm
lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Trong thơ ca trung đại, yêu thiên nhiên là một
biểu hiện của tình yêu đất nước. Tác giả yêu quý, nâng niu mọi vẻ đẹp thiên nhiên
bình dị, đó là biểu hiện của tình yêu cuộc sống, con người và vẻ đẹp của trái tim
nghệ sĩ. Qua bài thơ cho người đọc thấy rõ hơn tài năng văn võ song toàn và khả
năng sáng tạo thơ nôm mang nét riêng ở Nguyễn Trãi.. Ông như một tấm gương
chói ngời về sự nghiệp, tài năng và đức độ.Bài thơ có một giá trị đáng quý, nói tới
bài thơ Cây chuối ta sẽ nhớ ngay một ý xuân tình e ấp, một tâm hồn cuộn sóng vì
dân, vì mệnh nước. Qua đó ta thấy rõ phần tâm hồn phong phú và nghệ thuật tài
hoa của Nguyễn Trãi.

You might also like