báo cáo thủy nực khí lén

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

NGUYỄN DƯƠNG TRƯỜNG VŨ


NGUYỄN THANH HẢI
TĂNG ANH KHƯƠNG

TÌM HIỂU VÀ THIẾT KẾ VAN KHÍ NÉN

Báo cáo môn kỹ thuật điều khiển thủy lực khí


nén

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

NGUYỄN DƯƠNG TRƯỜNG NGUYỄN DƯƠNG TRƯỜNG VŨ


NGUYỄN THANH HẢI
TĂNG ANH KHƯƠNG

TÌM HIỂU VÀ THIẾT KẾ VAN KHÍ NÉN

Báo cáo môn kỹ thuật điều khiển thủy lực khí


nén

Người hướng dẫn

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

TS. Tứng

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024


CẢM ƠN

Quãng thời gian thực hiện đồ án đến nay tại trường đại học Tôn Đức Thắng thật
sự rất ý nghĩa với tôi. Trong suốt quãng thời gian học tập và nghiên cứu tại trường tôi
đã được sự đông hành cũng như sự giúp đỡ của tất cả các thầy cô là giảng viên cũng
như các bạn sinh viên đồng trang lứa. Với sự chân thành của mình tôi xin gửi lời cảm
ơn đến quý Thầy Cô thuộc Khoa Điện- Điện tử trường đại học Tôn Đức thắng đã mang
đến cho tất cả các bạn sinh viên những nguồn tri thức mới, khai sáng các tri thức hiện
hữu.
Tôi xin gửi lời chân thành biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn là Thầy TS
Nguyễn Hoàng Nam. Thầy đã hết lòng dẫn đường theo xác tiến độ của các nghiên cứu
và luôn sẵn lòng giải đáp các thắc mắc kịp thời để có thể cho tôi hoàn thành đồ án này
một các trọn vẹn và nhanh chóng. Bên cạnh đó những góp ý của thầy dù là nhỏ nhưng
lại mang rất nhiều ý nghĩa đến với tôi cũng như quá trình hoàn thiện sản phẩm của
chính mình.
Trong quá trình hoàn thiện sản phẩm và báo cáo của bản thân không tránh được
những thiếu sót và sai sót không mong muốn, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến từ phía các thầy, cô để có thể trao dồi thêm kinh nghiệm để có thể tự tin bước đến
những đồ án tiếp theo một cách chỉnh chu nhất.
Lời cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 5 năm 2023
Tác giả

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ VAN KHÍ NÉN

1.1 Giới thiệu đề tài

Ngày nay, khí nén và hệ thống khí nén đã và đang mang lại sự thay đổi mạnh
mẽ của ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp không chỉ của nước ta và nhiều
nước trên thế giới. Trong hệ thống ấy, chúng ta không thể bỏ qua van khí nén thiết bị
cơ cấu, có sức ảnh hưởng lớn.

Van là một thiết bị điều chỉnh, kiểm soát hoặc định hướng dòng chảy của chất
lỏng bằng cách đóng, mở hoặc cản trở một phần dòng chảy của chất lỏng. Hay nói đơn
giản thì van là một thiết bị cơ học điều khiển lưu lượng và áp suất của chất lỏng trong
một hệ thống hoặc quy trình. Vì vậy, về cơ bản, nó kiểm soát lưu lượng và áp suất.

Van khí nén thường được làm từ các chất liệu bền bỉ, cứng cáp như: thép, inox,
đồng… Chất liệu này sẽ giúp van hạn chế tình trạng ăn mòn, oxi hóa do áp suất, độ ẩm,
nhiệt độ cao. Tuổi thọ của van trung bình 1-2 năm, tùy vào tần suất cũng như các thức
bảo quản. Van có nhiều kiểu dáng cũng như kích thước khác nhau nhưng tất cả đều
thực hiện một chức năng đó là đóng mở cửa van cung cấp khí nén để phục vụ yêu cầu
vận hành của các thiết bị: xi lanh, bộ lọc, điều áp hay bình dầu…

Cấu tạo van khí nén

Van khí nén cũng giống như các thiết bị khí khác, được cấu tạo từ nhiều bộ
phận. Đó là lò xo, thân van, đầu điện, thanh trượt trục… Cụ thể là:

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

+ Thanh trượt dạng trục sẽ ngăn và phân chia những khoang rỗng trong
thân van thành khoang được ngăn cách nhau. Nó cũng là bộ phận giúp đóng kín
cửa ra, cửa vào, cửa xả khí khi cần thiết.

+ Thân van được làm bằng kim loại, nó bao bọc và bảo vệ các bộ phận
bên trong. Trên thân van có cửa khí ra, cửa khí vào, trong lòng van có khoang
rỗng, có khe rãnh để khí lưu thông.

+ Đầu điện hay còn gọi là cuộn coil có lõi là cuộn dây nam châm điện.
Dây điện nối với nguồn cấp, van khí nén có loại 1 đầu điện và loại 2 đầu điện.

+ Lò xo chi tiết này có khả năng đàn hồi, nó sẽ hỗ trợ thanh trượt có thể
di chuyển nhanh, đóng mở van chính xác.

Nguyên lý hoạt động van khí nén

Lực cần để di chuyển trục là khá nhỏ. Áp lực khí nén có ảnh hưởng đến lực này.
Lực lò xo trong van khá nhỏ nên các van điện từ thường sẽ tiêu thụ điện năng thấp. Các
van khi được thử nghiệm thì thấy lực yêu cầu của van thấp. Khi chúng ta cấp nguồn
điện, điện sẽ đi vào cuộn coil. Cuộn dây đồng bên trong sẽ sinh ra từ trường. Từ trường
tạo nên lực và truyền chúng qua trục kết nối đến thân van. Lực từ mạnh nên sẽ thắng
lực lò xò và tác động đến lõi van làm chúng dịch chuyển. Tùy thuộc vào loại van
thường đóng hay thường mở mà lõi sẽ rút về hoặc đẩy ra làm cửa van chuyển đổi trạng
thái. Khi ngắt điện, từ trường không được sinh ra, lực lò xo sẽ làm lõi van dịch chuyển

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

về vị trí cũ và cửa van sẽ đóng hoặc mở tùy theo loại van đó là thường đóng hay
thường mở.

Tác dụng của van khí nén

Về cơ bản, chức năng của van khí nén sẽ như trên. Tuy nhiên tùy vào thiết kế,
cấu trúc mà van có thêm những tác dụng khác nhau.

+ Điều khiển hướng: trên thị trường, van khí nén điều khiển hướng rất đa dạng với các
mẫu mã, size khác nhau. Chức năng của loại van khí nén này đó là điều khiển dòng khí
nén đi qua nó nhằm luôn đảm bảo an toàn cho hệ thống, chỉnh hướng khí để kịp thời
cung cấp cho các thiết bị: bộ lọc, điều áp, xi lanh… chính vì thế mà trong bất kỳ hệ
thống khí nén lớn nhỏ,

+ Điều khiển dòng chảy: van điều khiển dòng chảy là một. Chức năng của nó là
điều chỉnh và điều khiển lưu lượng, áp của dòng chảy để từ đó điều khiển dễ dàng tốc
độ làm việc của xi lanh hay động cơ trong hệ thống.

Tuy được đánh giá là ít thông dụng và phổ biến hơn nhưng van vẫn được sử
dụng trong một số hệ thống đặc biệt dưới hai dạng chính, đó là:

+ Van khí có điều chỉnh bằng vít hoặc núm vặn

+ Van khí cho chảy tự do theo 1 hướng nhất định và hạn chế việc chảy ngược
lại.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

Các van khí nén ứng dụng trong sản xuất công nghiệp với các ngành sản xuất,
chế biến, lắp ráp, gia công mũi nhọn như: điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy,
dệt may, cơ khí chế tạo…uy mô đơn giản hoặc phức tạp đều lắp đặt và sử dụng van khí
điều hướng nà

Để có thể giúp khách hàng lựa chọn nhanh chóng và chính xác các loại van khí
nén, người ta tiến hành phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại van sẽ có cấu
tạo và nguyên lý hoạt động riêng, phù hợp với yêu cầu của từng công việc.

Do tính chất thời gian và kiến thức, bài báo cáo nhóm chúng em sẽ chỉ tìm hiểu
về 3 loại van khí nén:

+ Van khí nén 1 chiều( Check Valve)

+ Van đảo chiều( Pneumatic Solenoid Valve)

+ Van an toàn( Safe Valve)

CHƯƠNG 2. TÌM HIỂU TỪNG LOẠI VAN

2.1 Van 1 chiều

Van 1 chiều( Check Valve) là bộ phận thực hiện nhiệm vụ điều phối dòng lưu
chất (khí nén, dầu) đi theo 1 chiều nhất định, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng lưu lượng
khí và dầu chảy ngược lại. Không những thế, van khí nén 1 chiều còn giúp hạn chế tối
đa tình trạng thất thoát, rò rỉ khí nén, ngăn chặn tình trạng hỏng đường ống khí và đảm
bảo cung cấp đủ lượng khí nén cần thiết cho các thiết bị, dụng cụ.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

Kí hiệu:

Các đặc điểm cơ bản của Van khí nén một chiều bao gồm kích thước nhỏ gọn,
trọng lượng nhẹ và độ bền cao. Chúng được làm bằng các vật liệu chịu được áp suất
cao, như thép không gỉ và đồng thau, để đảm bảo tính bền vững và độ tin cậy trong quá
trình sử dụng. Ngoài ra, Van 1 chiều khí nén còn có khả năng hoạt động trong các điều
kiện khắc nghiệt, như nhiệt độ cao hoặc môi trường có chất ăn mòn.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

Hình 1. 1 Van khí nén 1 chiều


2.1.1 Vai trò của van một chiều khí nén

Thông thường, van một chiều khí nén sẽ được lắp đặt trên máy nén piston ở vị
trí đầu vào, đầu ra hoặc trên ống xả, bộ thu khí… Với thiết kế đơn giản những vai trò
vô cùng quan trọng, cụ thể như sau:

 Bảo vệ hệ thống đường ống dẫn khí, điều phối lượng khí nén đi qua theo
một chiều nhất định.
 Ngăn ngừa tình trạng lưu chất chảy ngược, giảm thiểu sự cố tụt áp lưu
chất chảy ngược về máy.
 Giúp hạn chế tối đa tình trạng thất thoát , rò rỉ lưu chất ra bên ngoài,
đảm bảo cung cấp đủ lượng khí nén cần thiết cho hệ thống.
 Có thể được sử dụng như van bypass cho phép lưu chất xung quanh các
thành phần như van kim hạn chế dòng chảy theo cả hai hướng.
 Trong một số trường hợp hệ thống dùng nhiều máy nén khí và được nối
song song với nhau. Khi lắp đặt thêm van một chiều máy nén khí vào hệ
thống sẽ giúp giải quyết được tình trạng một trong số các máy gặp trục

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

trặc, bắt buộc dừng hoạt động. Lúc này thiết bị sẽ giúp hệ thống ngăn
khí nén từ máy khác tràn ngược vào, hạn chế sự cố hư hỏng.

Hình 1. 2 Vai trò quan trọng của van khí nén trong các xưởng công nghiệp

2.1.2 Cấu tạo van 1 chiều khí nén

Van một chiều khí nén là một loại van chỉ cho phép khí chạy qua một chiều. Nó
được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống khí nén và để kiểm soát dòng khí. Cấu tạo
của van khí một chiều bao gồm các bộ phận chính sau:

 Thân van: Thân van là bộ phận chính của van một chiều khí nén. Nó thường
được làm bằng kim loại hoặc nhựa, và có thể có nhiều hình dạng và kích
thước khác nhau tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

 Van lá: Van lá là bộ phận chính của van một chiều khí nén, được thiết kế để
chỉ cho phép khí chạy qua một chiều. Van lá có thể được làm bằng nhiều
loại vật liệu khác nhau, bao gồm kim loại, nhựa, cao su hoặc vải.
 Lò xo: Lò xo giữ van lá trong vị trí đóng lại khi không có áp suất khí. Lò xo
có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, nhưng thường được làm
bằng thép không gỉ hoặc hợp kim.
 Nắp van: Nắp van bao quanh van lá và bảo vệ nó khỏi các tác động bên
ngoài. Nó có thể được làm bằng kim loại hoặc nhựa.
 Kết nối: Kết nối giúp van một chiều khí nén được gắn vào hệ thống khí nén.
Kết nối có thể được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, bao gồm kim
loại, nhựa hoặc cao su.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

Hình 1. 3 Cấu trúc đơn giản bên trong van khí nén 1 chiều

2.1.3 Ưu điểm của van 1 chiều máy nén khí

 Thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển, lắp đặt vào hệ thống một cách nhanh chóng,
tiện lợi.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

 Được chế tạo từ nhiều loại vật liệu khác nhau như thép cacbon, gang, đồng thau,
nhôm, inox…
 Đa dạng kiểu kết nối với hệ thống: nối ren trong, nối ren ngoài, wafer, nối nhanh,
hàn kín…
 Được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong hầu hết các hệ thống sử dụng lưu chất là khí
nén.
 Cơ chế vận hành của van khí 1 chiều hoàn toàn tự động dựa vào áp lực của dòng
khí nén. Cụ thể, khi không có dòng khí đi qua van sẽ ở trạng thái đóng. Khi cho khí
nén đi qua cửa van sẽ chịu tác động từ dòng khí bị đẩy ra khỏi vị trí đóng chuyển
sang trạng thái mở

2.1.4 Phân loại và cấu tạo van 1 chiều khí nén

Hiện nay trên thị trường đang phổ biến 3 loại van 1 chiều máy nén khí sau:

 Van 1 chiều máy bơm hơi dạng trượt: Loại van này có thiết kế trục đường
ống dẫn vuông góc với trục mặt đế đỡ với ưu điểm là độ an toàn cao, mang
lại sự chắc chắn cho hệ thống. Van được lắp ngang để các phần tử khí dễ
dàng trượt trên đế đỡ.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

 Van một chiều khí nén dạng xoay: Thiết kế trục đường ống dẫn khí và trục
mặt đỡ trùng với nhau. Khi không có khí nén đi qua, van ở trạng thái đóng
kín. Ở trạng thái mở, cửa van xoay quanh trục tạo một khe hở cho khí nén đi
qua.

 Van khí nén 1 chiều dạng bích: Gồm có 2 loại là van bích dạng lò xo (kích
thước 15 - 200mm) và dạng cửa đôi (có kích thước 50 - 700mm). Ưu điểm
của van là cho hiệu quả cao, chi phí lắp đặt thấp. Van có thể lắp theo
phương ngang hoặc phương thẳng đứng đều được.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

2.1.5 Nguyên lý vận hành 1 chiều máy nén khí

Nguyên lý hoạt động van máy nén khí 1 chiều khá đơn giản. Van vận hành hoàn
toàn tự động dựa vào áp lực dòng khí nén. Khi áp suất trong máy ổn định, thiết bị
không tạo ra khí nén nên không có dòng khí chảy qua, cửa xoay của van đóng chặt.

Khi áp suất trong máy giảm xuống dưới mức cài đặt, rơ le nhiệt kích hoạt để
máy tạo ra khí nén. Khí nén theo đường ống di chuyển đến trước cửa van. Sự thay đổi
giá trị áp suất khiến cửa xoay đẩy ra khỏi vị trí đóng, van chuyển sang trạng thái mở,
cho phép dòng khí đi qua van và đến bộ phận dự trữ.

2.1.6 Hướng dẫn chi tiết về cách lắp đặt van một chiều trong máy
nén khí đúng cách

 Bước 1: Lắp van nén khí 1 chiều từ thiết bị nén khí vào bồn chứa để khí nén
để khí nén sau khi được đưa xuống bình chứa sẽ không bị hắt ngược lại khi
máy dừng hoạt động.
 Bước 2: Tiếp theo, lắp van tại cửa ra/vào với bộ phận ống trung chuyển để
ngăn chặn tình trạng khí nén chảy ngược vào bên trong máy.
 Bước 3: Đối với loại máy nén khí Piston, quý khách có thể lắp đặt van 1
chiều máy nén khí piston ở bên trong piston dễ dàng điều chỉnh được lưu
lượng khí tới xy lanh, còn máy nén khí thì với van được đặt ở phần đầu ra
của trục vít.

2.1.7 Các ứng dụng của Van một chiều khí nén

Van một chiều khí nén được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác
nhau nhờ tính năng ngăn chặn khí trở lại và giữ áp suất ổn định trong các hệ thống khí

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

nén. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của Van một chiều khí nén trong một số
ngành công nghiệp.

1. Ứng dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm: Trong ngành công nghiệp thực
phẩm, Van một chiều khí nén được sử dụng trong quá trình sản xuất và đóng gói
thực phẩm. Nó được sử dụng để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn và đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Ứng dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm: Trong ngành công nghiệp dược
phẩm, Van một chiều khí nén được sử dụng trong quá trình sản xuất và đóng gói
các loại thuốc. Nó giúp đảm bảo chất lượng và an toàn của dược phẩm bằng
cách ngăn chặn sự pha trộn hoặc lẫn lộn giữa các loại khí.
3. Ứng dụng trong ngành công nghiệp điện tử: Trong ngành công nghiệp điện tử,
Van một chiều khí nén được sử dụng trong quá trình sản xuất linh kiện điện tử.
Nó giúp đảm bảo sự ổn định áp suất và ngăn chặn các hạt bụi và các chất lẫn lộn
vào các linh kiện, từ đó giảm thiểu các lỗi sản xuất và đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
4. Ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô: Trong ngành công nghiệp ô tô, Van
một chiều khí nén được sử dụng trong hệ thống phanh khí nén. Nó giúp đảm bảo
sự an toàn khi lái xe bằng cách đảm bảo hệ thống phanh hoạt động tốt và ổn
định.
5. Ứng dụng trong ngành công nghiệp xây dựng: Trong ngành công nghiệp xây
dựng, Van một chiều khí nén được sử dụng để cung cấp cho các thiết bị khí nén
cho các thiết bị xây dựng, chẳng hạn như máy khoan và máy cắt. Nó giúp đảm
bảo hiệu suất hoạt động của các thiết bị.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

2.1.8 Các tiêu chuẩn kỹ thuật của Van một chiều khí nén

Ngoài các yếu tố cơ bản như thiết kế, chất liệu, và kích thước, các Van một chiều khí
nén cũng phải tuân thủ một số tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng. Dưới đây là một số tiêu
chuẩn kỹ thuật chung cho Van khí nén một chiều :

 Tiêu chuẩn về áp suất làm việc: Van 1 chiều khí nén cần đáp ứng được áp suất
làm việc tối thiểu được yêu cầu. Các tiêu chuẩn thường yêu cầu áp suất làm việc
từ 1 đến 10 bar.
 Tiêu chuẩn về áp suất phá vỡ: Đây là áp suất tối đa mà Van 1 chiều khí nén có
thể chịu được trước khi bị hỏng hoặc vỡ. Tiêu chuẩn này thường được đo và
thông báo trong đơn vị bar.
 Tiêu chuẩn về nhiệt độ làm việc: Van 1 chiều khí nén cần phải được thiết kế để
chịu được nhiệt độ tối đa trong môi trường làm việc của nó. Thông thường,
nhiệt độ làm việc được giới hạn từ -20 đến 80 độ C.
 Tiêu chuẩn về độ ẩm: Một số Van 1 chiều khí nén có thể được sử dụng trong
môi trường có độ ẩm cao. Do đó, tiêu chuẩn này thường đánh giá khả năng chịu
đựng ẩm và độ ẩm tối đa mà chúng có thể chịu được.
 Tiêu chuẩn về vật liệu: Vật liệu được sử dụng để sản xuất Van 1 chiều khí nén
phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về chịu được áp suất, độ cứng, và độ bền.
Thông thường, vật liệu được sử dụng là nhựa, thép không gỉ, đồng, hay nhôm.
 Tiêu chuẩn về kích thước và trọng lượng: Các Van 1 chiều khí nén cần phải
được thiết kế sao cho có kích thước và trọng lượng phù hợp với mục đích sử
dụng của chúng. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm kích thước của lỗ vào và lỗ
ra, đường kính và chiều dài của van, và trọng lượng của van.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

2.2 Van đảo chiều

Van đảo chiều là dòng van được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống khí nén
dùng để đóng/mở, điều chỉnh lưu lượng dòng chảy khí nén, có thể chia dòng khí nén
thành nhiều cửa khác nhau.
Van đảo chiều được thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau: van đảo chiều 2/2, van
đảo chiều 3/2, van đảo chiều 4/2, 4/3, 5/2, 5/3.
Van đảo chiều thường được điều khiển bởi đầu coli điện, làm việc với các
nguồn điện áp 24V, 220V hoặc 380V.

Hình 1: Kí hiệu và hình ảnh van đảo chiều

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

2.2.1 Cấu tạo

Van đảo chiều được cấu tạo từ các bộ phận cơ bản sau:

 Thân van
 Nòng van
 Đầu coli điện
 Lò xo
 Cửa xả khí
 Cửa nhận khí
Tùy vào từng ứng dụng cụ thể, van đảo chiều có thể được thiết kế với các kích
cỡ không giống nhau, có áp suất & nhiệt độ làm việc khác nhau để đáp ứng các yêu cầu
đặc biệt trong các ứng dụng khác nhau.

2.2.2 Phân loại

Van đảo chiều 2/2 có 2 cửa P và R, 2 vị trí 0 và 1. Khi tác động khí nén lúc này
cửa số 1 sẽ mở, khí được đưa vào cửa số 1 và thoát ra ở cửa số 2.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

Van đảo chiều 3/2:


+Gồm có 3 cửa và 2 vị trí. Van được chia thành 2 loại là van thường
đóng và van thường mở.
+Đối với van thường mở thì khi chưa được cấp điện thì van ở trạng thái
thường mở, lúc này cửa số 1 và cửa số 2 được thông với nhau, cửa số 3 bị chặn.
Khi được cấp nguồn điện thì cửa số 1 và 3 được thông với nhau, cửa số 2 bị
chặn. Van thường đóng thì có nguyên lý ngược lại.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

Van đảo chiều 4/2:


+Có 2 trạng thái đó là đóng và mở và 4 cửa gồm có 1 cửa cấp khí vào, 2
cửa làm việc và 1 cửa xả khí ra ngoài.
+Ít được sử dụng hơn so với các loại còn lại, thường được dùng vào các
hệ thống công nghiệp như hệ thống xử lý nước, cấp thoát nước,..

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

2.2.3

Van đảo chiều 5/2: cửa số 1 và 2 được thông với nhau, cửa số 4 và số 5 được
thông với nhau, cửa số 3 bị đóng. Khi van được cấp nguồn điện thì ngay lập tức cửa số
1 sẽ được thông với cửa số 4, cửa 2 thông với cửa số 3 và đương nhiên là cửa sô 5 bị
chặn, dòng khí được đi qua van đến xi lanh.

Van đảo chiều 5/3: khác 1 chút với van đảo chiều 5/2 là dòng van này có tới 5
cửa và 3 vị trí, với 1 cửa cấp nguồn, 2 cửa làm việc, 2 cửa thoát khí. Khi được cấp
nguồn điện thì ngay lập tức van sẽ được chuyển đổi trạng thái từ đóng sang mở trong

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

vòng 1-3 giây, cửa 1 với cửa 4 sẽ được thông với nhau, cửa 2 với cửa 3 thông với nhau
và tất nhiên là cửa số 5 bị chặn lại.

2.2.4 Nguyên lý làm việc

Van đảo chiều được thiết kế với nhiều kiểu dáng, dòng loại khác nhau nhưng có
nguyên lý hoạt động chung: Khi chưa có tín hiệu khí nén vào cửa ở cuối thì cửa ở đầu
sẽ bị chặn lại, các cửa còn lại sẽ được nối với nhau. Khi được cấp khí nén vào nòng
van thì ngay lập tức nòng van sẽ được dịch chuyển sang phía bên phải, 2 cửa đầu sẽ
được nối lại với nhau, cửa tiếp theo sẽ bị chặn.

2.2.5 Ưu và nhược điểm

Ưu điểm:

 Van đảo chiều có thiết kế nhỏ gọn có thể thuận tiện khi vận chuyển.
 Kiểu kết nối nhanh chóng, chắc chắn, chống rò rỉ.
 Cấu tạo khá đơn giản, dễ dàng sử dụng và bảo trì van.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

 Được sản xuất từ các chất liệu có độ bền cao đem tới cho van có sự chắc
chắn, bền bỉ, hoạt động ổn định, an toàn và quá trình hoạt động diễn ra
nhanh chóng, chính xác.
 Là dòng van điều khiển tự động, sử dụng nguồn điện áp thông dụng như
24V, 220V, 380V.
 Có đa dạng kiểu dáng, kích thước có thể phù hợp với nhiều hệ thống, đáp
ứng được các yêu cầu, mục đích sử dụng khác nhau.

Nhược điểm:

× Van nhạy cảm với các lưu chất bẩn, dễ bị tắc nghẽn nếu như không được
lau chùi và vệ sinh.
× Lưu lượng dòng chảy bị hạn chế, chỉ đáp ứng được các hệ thống có áp suất
thông thường.
× Giá thành van hơi cao hơn so với các dòng van điều khiển tự động khác.

2.2.6 Ứng dụng

Van đảo chiều có khả năng đóng-mở nhanh chóng, điều tiết, kiểm soát, phân
phối chính xác dòng lưu chất trong đường ống sử dụng. Có thể thấy với các ưu điểm
như trên thì chúng được ứng dụng vào các hệ thống đường ống trên thị trường hiện nay
như:
 Van đảo chiều ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống sinh hoạt như thông
gió, máy nén khí, máy hút bụi, máy giặt, máy điều hòa,..
 Lắp đặt và sử dụng trong các hệ thống công nghiệp: vận hành các xi lanh
không trục, xy lanh khí nén,..
 Kết hợp với các sản phẩm khác như limit switch box và bộ điều khiển khí
nén tuyến tính tạo thành 1 hệ thống điều khiển tự động hóa cao.

PAGE \* MERGEFORMAT 14
Báo cáo kỹ thuật điều khiển thủy lực- khí nén

PAGE \* MERGEFORMAT 14

You might also like