Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Thứ tự học: 10 => 2 => 4 => 9

5. Sự khác nhau giữa UPAS L/C và L/C trả ngay, L/C trả chậm? Lợi ích của UPAS L/C
đối với NHTM và doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam?
- Khái niệm:
+ UPAS L/C: (Thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay) là LC trả chậm
mà theo đó, người thụ hưởng có thể xuất trình chứng từ để được nhận tiền ngay từ
NHCK trong khi ng mở được phép thanh toán vào thời điểm đáo hạn
+ LC là một cam kết dưới dạng văn bản, trong đó, ngân hàng sẽ theo yêu cầu của khách
hàng cam kết thanh toán cho bên thứ ba hoặc bất kỳ bên nào theo lệnh của bên thứ 3
một số tiền nhất định trọng một thời hạn nhất định với điều kiện người này phải đáp
ứng đầy đủ các điều khoản ghi trong thư tín dụng
+ L/C trả ngay: Là một loại hình của Letter of Credit (L/C) trong giao dịch thương mại
quốc tế. Trong L/C trả ngay, ngân hàng mở L/C sẽ cam kết thanh toán ngay lập tức
khi bộ chứng từ đủ điều kiện được trình lên.
+ L/C trả chậm: Là một loại hình của Letter of Credit (L/C) trong giao dịch thương mại
quốc tế. Trong một L/C (Letter of Credit) trả chậm, thời gian thanh toán không xảy ra
ngay lập tức như trong L/C trả ngay mà được chậm lại một khoảng thời gian sau khi
bộ chứng từ hợp lệ được trình bày cho ngân hàng.
- Sự khác nhau giữa UPAS L/C và L/C trả ngay, L/C trả chậm là:

UPAS L/C L/C trả ngay L/C trả chậm

Loại B/E B/E trả chậm B/E trả ngay B/ E trả chậm

thời gian nxk được thanh toán ngay ngay sau khi chứng từ sau một khoảng thời
duoc thanh hoặc thanh toán trước đầy đủ và chính xác gian xác định từ ngày
toan hạn được xuất trình cho phát hành của chứng từ
ngân hàng hợp lệ

thời điểm chỉ phải trả tiền vào ngay sau khi ngân hàng sau một khoảng thời
nnk trả tiền ngày đáo hạn của nhà NK nhận được gian xác định từ ngày
và kiểm tra các chứng ngân hàng xác nhận và
từ từ nhà xuất khẩu chấp nhận chứng từ hợp
lệ từ nhà xuất khẩu.

thoi diem ngay sau khi chứng từ ngay sau khi chứng từ sau khi tất cả các điều
NHPH thanh hợp lệ được trình bày hợp lệ được trình bày và kiện và yêu cầu trong
toan và xác nhận kiểm tra. L/C đã được đáp ứng và
chứng từ hợp lệ đã được
trình bày cho ngân
hàng.

- Lợi ích của UPAS L/C đối với NHTM và doanh nghiệp XNK Việt Nam?
* Với NHTM
+ Giúp NHTM tăng cường dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh của NH trên thị trường tài
chính
+ Tăng doanh thu
+ Giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định của quỹ vốn
*Với DN xuất nhập khẩu VN:
+ Giúp DN tăng cường vốn lưu động
+ Tăng linh hoạt trong việc quản lý tài chính, cho phép họ tối ưu hóa chu trình tiền mặt
và lập kế hoạch tài chính dài hạn.
+ Giảm được rủi ro tài chính liên quan đến việc chậm thanh toán hoặc không thanh toán
từ phía người nhập khẩu
+ Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế.
6. Tại sao các NHTM hiện nay chủ yếu vận hành mô hình tài trợ thương mại tập trung?
Ưu điểm của mô hình tập trung đối với khách hàng?
Mô hình tài trợ thương mại tập trung là mô hình tài trợ theo đó hoạt động tài trợ thương mại
quốc tế chỉ được thực hiện tại hội sở chính, còn tại các chi nhánh chỉ đóng vai trò là đầu mối
giao dịch với khách hàng, là trung gian giữa trung tâm xử lý tài trợ thương mại quốc tế và
khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu thực hiện tài trợ thương mại qte tại các chi nhánh,
chi nhánh sẽ thông báo với trung tâm tài trợ thương mại quốc tế và được xử lý nghiệp vụ tại
đây.
a. Các NHTM VN hiện nay chủ yếu vận hành mô hình tài trợ thương mại tập trung vì mô
hình này đem lại nhiều ưu điểm cho cả bản thân ngân hàng và các khách hàng:
Tại chi nhánh:
+ Giải phóng khối lượng công việc -> tập trung phục vụ khách hàng
+ Không đòi hỏi trình độ nhân sự cao
+ Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại
+ Lợi nhuận tăng, rủi ro chuyển về hội sở chính
Tại hội sở:
+ Có điều kiện tập trung chuyên môn để giải quyết, xử lý các nghiệp vụ một cách chính xác
và tối ưu nhất
+ Hiện đại hóa bộ máy tổ chức, hình thành một bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt
Với tổng thể ngân hàng:
+ Mang lại lợi thế kinh tế quy mô
+ Đảm bảo tính thống nhất trong toàn hệ thống
+ Giao dịch tức thời, hạn chế rủi ro
+ Tiết kiệm tài nguyên mạng, chi phí nâng cấp hệ thống kỹ thuật
+ Giảm chi phí, thời gian thực hiện giao dịch, tránh thất lạc hồ sơ
b. Ưu điểm của mô hình tập trung đối với khách hàng:
+ Được hưởng chất lượng dịch vụ như nhau
+ Tốc độ xử lý nhanh
+ Được tư vấn trực tiếp trong mọi tình huống
2. Đánh giá thực trạng sử dụng các loại L/C đặc biệt tại Việt Nam? Giải pháp để đa
dạng hóa các loại L/C đặc biệt tại các NHTM Việt Nam?
- Các loại L/C đặc biệt được chủ thể tham gia thương mại và thanh toán quốc tế quan tâm là:

+ Thư tín dụng chuyển nhượng


+ Thư tín dụng giáp lưng
+ Thư tín dụng tuần hoàn
+ Thư tín dụng điều khoản đỏ
+ Thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay (UPAS L/C)
=> Hiện nay, sử dụng L/C đặc biệt tại Việt Nam vẫn còn hạn chế so với các loại L/C khác.
● Doanh nghiệp và ngân hàng thường ưa chuộng các hình thức thanh toán khác mà họ
coi là truyền thống và dễ thực hiện hơn.
● Thiếu thông tin và hiểu biết về cách hoạt động của L/C đặc biệt.
● Quy định pháp lý liên quan đến việc sử dụng L/C đặc biệt tại Việt Nam đang không
được đề cập một cách rõ ràng, gây khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch liên
quan đến loại hình này.
● Thiếu sự tư vấn và hướng dẫn để sử dụng những L/C đặc biệt tại Việt Nam
- Giải pháp để đa dạng hoá các loại L/C đặc biệt tại các NHTM Việt Nam:
● Để xử lý L/C đặc biệt, ngân hàng cần đầu tư vào đào tạo và nâng cao năng lực nhân

viên về thương mại quốc tế và quy định về L/C.

● Quy trình và hệ thống quản lý L/C cần được thiết lập rõ ràng và chi tiết để đảm bảo

tuân thủ quy định và kiểm tra chất lượng.

● Mở rộng mạng lưới đối tác quốc tế giúp đa dạng hóa các loại L/C đặc biệt.

● Áp dụng công nghệ thông tin để tự động hóa quy trình xử lý L/C tăng cường hiệu quả

và giảm sai sót.

● Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng về các loại L/C đặc biệt để tạo niềm tin

và thu hút khách hàng.

4. Phân tích các đặc điểm của UPAS L/C? Bạn hãy nêu giải pháp nhằm phát triển
UPAS L/C đối với các NHTM Việt Nam?
- Khái niệm: Thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay (UPAS L/C) là LC trả
chậm mà theo đó, người thụ hưởng có thể xuất trình chứng từ để được nhận tiền ngay từ
NHCK trong khi ng mở được phép thanh toán vào thời điểm đáo hạn
Được sử dụng khá nhiều ở các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam và có xu hướng tăng dần
lên. Nhưng các ngân hàng đang chủ yếu chỉ đóng vai trò là ngân hàng phát hành chưa thể
vươn đến nhiều với vai trò là ngân hàng chiết khấu

- Các đặc điểm của UPAS L/C:

+ là sản phẩm tài trợ của NHTM đối với người nhập khẩu, được kết hợp giữa L/C trả
ngay và L/C kỳ hạn. Theo đó, nhà người thụ hưởng L/C (người xuất) được nhận tiền
thanh toán ngay, trong khi đó người nhập khẩu được trả tiền kỳ hạn
+ là sản phẩm tài trợ dựa trên sự tài trợ của ngân hàng chiết khấu
+ Chi phí = (NHFH + NHCK) và (NHFH + Người yêu cầu mở Upas L/c) giao dịch phụ
thuộc vào sự thỏa thuận giữa ngân hàng phát hành với ngân hàng chiết khấu và giữa
ngân hàng phát hành với người yêu cầu mở UPAS L/C
+ Người thụ hưởng chỉ nhận được thanh toán trên cơ sở có sự chấp nhận bộ chứng từ
của NHPH UPAS L/C
+ Nghĩa vụ trả tiền của ngân hàng phát hành UPAS L/C đối với ngân hàng chiết khấu
hoàn toàn độc lập với nghĩa vụ trả tiền giữa người nhập khẩu ( người yêu cầu phát
hành UPAS L/C) với NHPH

Để phát triển UPAS L/C đối với các Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam, có một số
giải pháp nên được áp dụng:

+ Đầu tư vào đào tạo nhân viên về UPAS L/C để tăng cường hiểu biết và khả năng cung
cấp dịch vụ chuyên nghiệp.
+ Xây dựng và mở rộng mạng lưới đối tác quốc tế để tăng cường khả năng tiếp cận và
thực hiện các giao dịch UPAS L/C.
+ Sử dụng công nghệ thông tin, như Blockchain, để tối ưu hóa quy trình và giảm thiểu
rủi ro trong các giao dịch UPAS L/C.
+ Phát triển chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ cho ngân hàng và
các bên tham gia.
+ Hợp tác với chính phủ và tổ chức liên quan để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi
và hỗ trợ cho việc phát triển UPAS L/C.
+ Tận dụng tiềm năng từ xuất nhập khẩu của Việt Nam để phát triển UPAS L/C và cung
cấp dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước.

8. Phân tích rủi ro đối với ngân hàng xác nhận L/C? Giải pháp để hạn chế rủi ro?
- Khái niệm: Xác nhận L/C là cam kết chắc chắn của ngân hàng xác nhận nhằm thanh toán
hoặc thương lượng đối với một xuất trình phù hợp
- Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận L/C là:
+ Rủi ro từ ngân hàng phát hành: Ngân hàng phát hành có thể không thể hoàn trả cho
ngân hàng xác nhận bất kỳ khoản thanh toán hoặc bồi hoàn nào mà ngân hàng được
yêu cầu đối với một xuất trình phù hợp với các điều khoản và điều kiện
+ Tội phạm tài chính: Rửa tiền, gian lận chống lại ngân hàng,...
+ Sai sót trong việc truyền đạt các yêu cầu của ngân hàng phát hành
+ Sai sót trong việc kiểm tra chứng từ hoặc không tuân theo các yêu cầu của điều 16 khi
từ chối chứng từ: NH xác nhận có thể mắc lỗi trong việc xác định tình trạng của
chứng từ, bằng cách tuyên bố xuất trình là phù hợp khi có sự sai biệt rõ ràng và không
thể phủ nhận
- Giải pháp để hạn chế rủi ro:
+ Đánh giá rủi ro khách hàng: Ngân hàng cần tiến hành đánh giá kỹ lưỡng về khả năng
thanh toán của khách hàng trước khi xác nhận L/C.
+ Xác định rõ điều kiện và yêu cầu của L/C: Ngân hàng cần phải hiểu rõ các điều kiện
và yêu cầu trong L/C để đảm bảo sự minh bạch và cam kết trong giao dịch.
+ Tính khả dụng của L/C: Ngân hàng cần đảm bảo rằng họ có đủ tài chính để đáp ứng
các cam kết xác nhận L/C.
+ Kiểm tra tài chính của người mở L/C: Trước khi xác nhận L/C, ngân hàng cần kiểm
tra tài chính của người mở L/C để đảm bảo tính khả dụng và tin cậy.
+ Sử dụng các biện pháp bảo vệ: Ngân hàng có thể yêu cầu bảo đảm một phần hoặc
toàn bộ giá trị của L/C bằng tài sản để giảm thiểu rủi ro.
+ Theo dõi và quản lý rủi ro: Ngân hàng cần thiết lập hệ thống và quy trình để theo dõi
và quản lý rủi ro liên quan đến việc xác nhận L/C.
+ Đa dạng hóa rủi ro: Ngân hàng nên sử dụng các phương tiện thanh toán khác như
ICPO, SBLC để giảm thiểu rủi ro thay vì chỉ dựa vào xác nhận L/C.

9. Thực trạng mô hình tài trợ thương mại hiện nay của Việt Nam? Giải pháp để vận
hành mô hình tài trợ tập trung một cách hiệu quả?
Các loại mô hình tài trợ thương mại hiện nay
● Tập trung: Mô hình tài trợ thương mại tập trung là mô hình tài trợ theo đó hoạt động
tài trợ thương mại quốc tế chỉ được thực hiện tại hội sở chính, còn tại các chi nhánh
chỉ đóng vai trò là đầu mối giao dịch với khách hàng, là trung gian giữa trung tâm xử
lý tài trợ thương mại quốc tế và khách hàng. Khi khách hàng có nhu cầu thực hiện tài
trợ thương mại qte tại các chi nhánh, chi nhánh sẽ thông báo với trung tâm tài trợ
thương mại quốc tế và được xử lý nghiệp vụ tại đây
● Phân tán: Mô hình tài trợ thương mại phân tán là mô hình mà tại đó, các chi nhánh
trực tiếp thực hiện công việc tài trợ thương mại, xử lý giao dịch một cách độc lập, sau
đó sẽ báo cáo, tập hợp các kết quả về hội sở chính của ngân hàng định kỳ hàng tháng,
quý theo quy định cụ thể
● Thuê ngoài: Ngân hàng được phép sử dụng bên thứ ba để thực hiện hoạt động tài trợ
TM
● Hỗn hợp: Kết hợp giữa mô hình xử lý phân tán và mô hình xử lý tập trung => có chi
nhánh theo mô hình này, có chi nhánh theo mô hình kia
Thực trạng mô hình tài trợ thương mại hiện nay của Việt Nam
Thực trạng mô hình tài trợ: hiện nay mô hình được sử dụng nhiều nhất là mô hình tập trung,
mô hình phân tán: chỉ có 1 là Ngân hàng Nông nghiệp; mô hình hỗn hợp chính thức là chưa
có ngân hàng nào áp dụng
Giải pháp để vận hành mô hình tài trợ tập trung một cách hiệu quả?
+ Xây dựng quy trình rõ ràng từ việc đề xuất tài trợ đến kiểm tra và theo dõi, để đảm
bảo minh bạch và công bằng.
+ Tích hợp công nghệ thông tin để tự động hóa quy trình tài trợ, tăng cường chính xác
và hiệu quả.
+ Đảm bảo nhân viên được đào tạo về quy trình tài trợ và kỹ năng cần thiết để làm việc
chuyên nghiệp.
+ Xác định và quản lý rủi ro một cách phù hợp, luôn cập nhật và ứng phó kịp thời.
+ Xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy với các đối tác liên quan để tạo điều kiện thuận
lợi cho vận hành mô hình tài trợ.
+ Thiết lập hệ thống đo lường và đánh giá hiệu suất để điều chỉnh và cải thiện liên tục
hoạt động tài trợ.
10. Bạn hãy nêu các hạn chế của mô hình tài trợ thương mại phân tán đối với NHTM?
Phân tích Thực trạng mô hình tài trợ phân tán tại các NHTM Việt Nam hiện nay?
Mô hình tài trợ thương mại phân tán là mô hình mà tại đó, các chi nhánh trực tiếp thực hiện
công việc tài trợ thương mại, xử lý giao dịch một cách độc lập, sau đó sẽ báo cáo, tập hợp các
kết quả về hội sở chính của ngân hàng định kỳ hàng tháng, quý theo quy định cụ thể
- Hạn chế của mô hình tài trợ thương mại phân tán đối với NHTM
+ Đòi hỏi mỗi chi nhánh, phòng giao dịch phải được đầu tư xây dựng hệ thống quản lý
khách hàng hiệu quả => tổng chi phí phải bỏ ra để quản lý, đầu tư trên toàn hệ thống
khá lớn
+ Ngân hàng sẽ tốn kém thời gian, chi phí, công sức để đào tạo đội ngũ cán bộ tài trợ
thương mại quốc tế có chuyên môn cao để đáp ứng nhu cầu nhân lực ở cả chi nhánh
lẫn hội sở chính
+ Do có sự tách biệt giữa các chi nhánh và hội sở chính bởi mỗi chi nhánh tự giải quyết
các giao dịch của mình và báo lại hội sở theo định kỳ nên thông tin không được kết
nối và tập hợp tại một trung tâm, gây khó khăn cho hội sở chính trong việc truy cập
thông tin nhanh chóng, chính xác nhằm kiểm soát hoạt động của từng chi nhánh
+ Có thể gây ra sự chồng chéo bởi mỗi quyết định, thông tin, dữ liệu không phải là duy
nhất, gây rắc rối khi có nhiều dị bản
+ Tiềm tàng những mâu thuẫn nội bộ khi thông tin từ các bộ phận không khớp nhau
hoặc bị trùng lặp => chi phí bỏ ra lớn mà hiệu quả thu lại chưa thật sự tốt.
- Phân tích Thực trạng mô hình tài trợ phân tán tại các NHTM Việt Nam hiện nay
=> Trước năm 2010, VN có mỗi ngân hàng Agribank áp dụng mô hình tài trợ phân tán. Theo
đó, các chi nhánh mạnh sẽ hoạt động theo mô hình phân tán, các chi nhánh yếu sẽ hoạt động
theo mô hình tập trung. Còn lại, các ngân hàng VN hiện nay đang hoạt động theo mô hình tập
trung. Tính đến hiện nay, Agribank đang trong quá trình chuyển từ phân tán sang tập trung.
1. Mô tả quy trình factoring 2 hệ thống? Phân tích ưu và nhược điểm của Factoring
trong thương mại quốc tế?
Khái niệm: Factoring là một trong những hình thức tài trợ thương mại xuất phát từ hoạt động
đại lý hưởng hoa hồng đã có từ lâu đời trên thế giới
Mô tả quy trình factoring 2 hệ thống:
- Trước khi giao hàng, nhà XK đề nghị nhà factor xuất khẩu thực hiện dịch vụ
Factoring đối với các khoản phải thu. Khi đó, một hợp đồng Factoring giữa nhà
Factor xuất khẩu và nhà xuất khẩu sẽ được thỏa thuận và ký kết
- Tiếp đến, nhà xuất khẩu giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu
- Nhà xuất khẩu chuyển nhượng những hóa đơn của mình cho nhà Factor xuất khẩu và
nhà factor xuất khẩu thông báo điều này cho nhà factor nhập khẩu. Nhà factor xuất
khẩu là bên sẽ chấp nhận rủi ro tín dụng như đã thỏa thuận từ trước
- Nhà Factor xuất khẩu thực hiện tài trợ ứng trước theo thỏa thuận đối với những hóa
đơn cho nhà xuất khẩu
- Nhà Factor nhập khẩu tiến hành thu hồi nợ đối với những hóa đơn có số dư liên quan
đến hợp đồng mua bán giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu
- Nhà nhập khẩu trả tiền hàng cho nhà factor nhập khẩu, sau đó nhà factor nhập khẩu
chuyển số tiền đó cho nhà factor xuất khẩu
- Nhà factor xuất khẩu thanh toán số tiền còn lại cho nhà xuất khẩu sau khi trừ đi phí
dịch vụ
Ưu và nhược điểm của Factoring trong thương mại quốc tế:
* Ưu điểm:
+ Giúp tăng cường vốn lưu động và cải thiện tính linh hoạt tài chính.
+ Do các giao dịch factoring thường đi kèm với việc chuyển nhượng rủi ro tín dụng từ doanh
nghiệp sang cơ sở factoring, nên doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro không thanh toán từ
phía khách hàng.
+ Giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và thâm nhập vào các thị trường quốc
tế mà không cần phải lo lắng về vấn đề tài chính.
+ Việc chuyển giao quản lý nợ cho cơ sở factoring giúp giảm bớt gánh nặng quản lý nợ của
doanh nghiệp, giúp họ tập trung vào việc kinh doanh chính.

* Nhược điểm:
+ Factoring có thể gây ra chi phí cao cho doanh nghiệp
+ Việc chuyển giao quản lý nợ cho cơ sở factoring có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với
khách hàng
+ Các hợp đồng factoring thường có các điều kiện và ràng buộc nghiêm ngặt, giới hạn sự linh
hoạt của doanh nghiệp trong việc quản lý tài chính.
+ Các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ có hồ sơ tín dụng tốt và không gặp phải rủi ro pháp
lý khi sử dụng dịch vụ factoring.
3. Phân tích điểm giống và khác nhau giữa Factoring một hệ thống và hai hệ thống? Tại
sao factoring kém phát triển ở Việt Nam?
- Điểm giống:
+ Đều là dịch vụ factoring
+ Giải quyết vốn lưu động cho doanh nghiệp
- Điểm khác:

Factoring 1 hệ thống Factoring 2 hệ thống

Số lượng 1 công ty 2 công ty hoạt động độc lập

Chia sẻ rủi ro Chịu toàn bộ rủi ro RR đc chia sẻ giữa 2 bên

Khả năng cung Không thể cung cấp dịch vụ Có thể cung cấp dịch vụ
cấp dịch vụ

Factoring kém phát triển ở Việt Nam vì:


+ Nhận thức chưa cao: Doanh nghiệp ở Việt Nam có thể chưa hiểu rõ về lợi ích và cách
sử dụng factoring trong quản lý tài chính. Do đó, họ thường không nắm bắt được cơ
hội mà factoring có thể mang lại.
+ Pháp lý và quy định chưa hoàn thiện: Mặc dù đã có sự tiến bộ trong việc phát triển hệ
thống pháp lý và quy định về factoring, nhưng vẫn còn thiếu sự rõ ràng và đồng nhất.
Điều này làm cho các tổ chức tài chính cảm thấy không chắc chắn và khó khăn khi
hoạt động trong lĩnh vực này.
+ Thị trường tài chính đang phát triển: Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn đang
phát triển và chưa đủ trưởng thành để hấp dẫn các nhà đầu tư và tổ chức tài chính
tham gia factoring một cách rộng rãi. Sự thiếu hụt về hệ thống và khả năng quản lý rủi
ro cũng là một nguyên nhân.
+ Tín dụng không tốt: Trong một số trường hợp, doanh nghiệp ở Việt Nam có thể gặp
khó khăn trong việc đảm bảo tín dụng tốt đối với ngân hàng hoặc tổ chức factoring.
Điều này có thể làm giảm sự hấp dẫn của factoring đối với họ.
+ Cạnh tranh từ các phương tiện thanh toán khác: Các phương tiện thanh toán khác như
vay vốn từ ngân hàng, hối phiếu, hoặc thậm chí là các dịch vụ về chuyển tiền điện tử
đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, làm cho factoring không được ưa chuộng như
một lựa chọn tài chính hàng đầu.
7. Trình bày sự giống và khác nhau giữa factoring nội địa và factoring quốc tế? Thực
trạng hoạt động Factoring tại Việt Nam hiện nay?
Khái niệm:
+ Factoring nội địa: là bao thanh toán chỉ giới hạn trong biên giới quốc gia, dựa trên hợp
đồng mua bán hàng hóa, trong đó bên bán và bên mua là người cư trú theo quy định của pháp
luật về quản lý ngoại hối
+ Factoring quốc tế: là bao thanh toán liên quan tới ít nhất hai quốc gia khác nhau, dựa trên
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Sự giống và khác nhau giữa factoring nội địa và factoring quốc tế:
*Giống nhau:
+ Đều cung cấp những dịch vụ cơ bản như tài trợ ứng trước các khoản phải thu, quản lý
sổ cái bán hàng và dịch vụ thu nợ, bảo hiểm rủi ro không thanh toán từ phía người
mua
+ Đều chấp nhận khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn sau: năng lực tài chính, trình độ
quản lý, tính khả thi có thể thực hiện, những điều kiện thanh toán, uy tín,...
* Khác nhau:

Factoring nội địa Factoring quốc tế

Tiền tệ Sử dụng 1 tiền tệ duy nhất Nhiều loại tiền tệ

Trách nhiệm Nhà Factor chịu TN cả việc thu + Nhà Factor XK: cung cấp dịch
nợ và chấp nhận RR không thanh vụ phòng ngừa RR không thanh
toán toán cho nhà XK
+ Nhà Factor NK: cam kết rủi
ro, thu hồi nợ

Loại hình Có truy đòi Miễn truy đòi

Pháp luật 1 hệ thống PL Ít nhất 2 hệ thống PL khác nhau

Tập quán GD Dễ dàng Khó khăn và tốn kém hơn

Chất lượng dịch vụ Phụ thuộc vào 1 nhà factor Phụ thuộc vào nhà factor nhập
khẩu

You might also like