Lí do chọn đề tài

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1.

Lý do chọn đề tài

Sau khi hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước, đất
nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta kiên định giữ vững
quan điểm cũng như con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn là tiến lên
chủ nghĩa xã hội, quyết tâm đưa đất nước trở thành một nước giàu mạnh về kinh tế,
ổn định về kinh tế chính trị, xã hội công bằng văn minh. Cả nước bước vào thời kỳ
cải tạo quan hệ sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế tập trung, kế hoạch hóa theo mô
hình của Liên Xô và các nước Đông Âu.

Tuy nhiên sau một thời gian, mô hình kinh tế này tỏ ra lạc hậu không phù hợp với
tình hình, hoàn cảnh trong và ngoài nước và tình hình thực tế, gây ra tình trạng
khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng. Trước thực trạng này, Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội,
trong đó trọng tâm là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đại hội VI (12/1986) đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất về tư duy nhận thức là
việc từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp chuyển sang phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong 25 năm qua, tư
tưởng, quan điểm về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
đã không không ngừng được tổng kết, rút kinh nghiệm, bổ sung phát triển và ngày
càng hoàn thiện qua các kỳ Đại hội của Đảng.

Tuy nhiên, nhìn thẳng vào thực tiễn, thể chế kinh tế chính trị định hướng xã hội chủ
nghĩa cũng còn bộc lộ không ít vấn đề bất cập. Những hạn chế nảy sinh trong thực
tế đời sống trở thành “rào cản” của sự phát triển và được Đại hội XI của Đảng nhìn
nhận: “Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu
quả, sự cạnh tranh của nền kinh tế thấp; các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc”.
Do vậy, nghiên cứu tìm hiểu về nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc. Trải qua một quá trình học
tập, nghiên cứu em quyết định lựa chọn và giải quyết đề tài “Nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.

Do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, nên trong khuôn khổ bài viết này tác giả
không có điều kiện đi qua sâu nghiên cứu, mà chỉ dựa trên cơ sở kiến thức đã được
trang bị và thực trạng nền kinh tế thông qua các số liệu thống kê để đánh giá nền
kinh tế nước nhà.

2. Mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa
duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử) và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
nghĩa xã hội và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; những quan điểm, chủ
trương của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã họi chủ nghĩa
trong thời kỳ đổi mới.

Phương pháp nghiên cứu:

Với nội dung và phạm vi nghiên cứu như trên, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử
và phương pháp logic là chính. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp
khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh số liệu để làm rõ nội dung nghiên
cứu.
3.Kết luận:

Sau năm 1986 nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển đổi mô hình kinh tế
này là tất yếu khách quan. Nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đồng thời
nó cũng phù hợp với thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Chủ nghĩa tư bản đã biết vận dụng vai trò to lớn của kinh tế thị trường để phát triển
kinh tế thì chúng ta cũng phải biết vận dụng vai trò to lớn đó để phát triển niền kinh
tế của chính mình.

Cũng giống với các nước tư bản chủ nghĩa khác nước ta cũng sử dụng sự điều tiết
của cơ chế thị trường cùng với sự điều tiết của nhà nước. Nhưng khác với các nước
đó là chúng ta phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục tiêu
dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh đảm bảo cho mọi người có
cuộc sống ấm no hạnh phúc. Chính vì vậy vai trò của nhà nước ngoài vai trò điều
tiết nền kinh tế nhằm sửa chữa những khuyết tật của cơ chế thị trường cùng với vai
trò tạo môi trường ổn định cho cơ chế thị trường phát triển thì nhà nước còn phải
đảm bảo nền kinh tế phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

You might also like