Pháp Luật Đại Cương

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

Khái niệm
Văn hóa ứng xử trên mạng xã hội là hệ thống những giá trị, chuẩn mực đạo đức chi phối
nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân, cộng đồng trong các mối quan hệ với nhau và
với môi trường mạng xã hội. Nó thể hiện qua cách thức giao tiếp, tương tác, chia sẻ thông
tin và tham gia các hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo,
Instagram, v.v.
2. Lí luận
3. Quy định cơ bản

Tại Việt Nam, văn hóa ứng xử trên mạng xã hội được quy định bởi Bộ Quy tắc ứng xử
trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành theo Quyết định số
874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021. Bộ Quy tắc này bao gồm 4 nhóm quy tắc chung áp
dụng cho tất cả cá nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội:

1. Quy tắc về tôn trọng:

 Tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.
 Sử dụng ngôn ngữ lịch sự, văn minh, tránh sử dụng từ ngữ thô tục, xúc phạm, gây
khó chịu cho người khác.
 Tôn trọng các giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc.
 Tôn trọng các cá nhân khác tham gia mạng xã hội.

2. Quy tắc về lành mạnh:

 Hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
 Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, không lan truyền tin giả, tin đồn thất
thiệt, không chia sẻ nội dung vi phạm pháp luật, đạo đức.
 Sử dụng mạng xã hội vì mục đích tích cực, không sử dụng cho mục đích trái pháp
luật, đạo đức.
 Tham gia các hoạt động lành mạnh, bổ ích trên mạng xã hội.

3. Quy tắc về an toàn, bảo mật thông tin:

 Tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
 Bảo vệ thông tin cá nhân của bản thân và người khác.
 Sử dụng các biện pháp an ninh mạng để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của bản
thân.
 Không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm trên mạng xã hội.
4. Quy tắc về trách nhiệm:

 Chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử của bản thân trên mạng xã hội.
 Phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên mạng
xã hội.
 Sử dụng mạng xã hội một cách có trách nhiệm, góp phần xây dựng môi trường
mạng lành mạnh, văn minh.

Ngoài ra, một số quy định khác về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội có thể được tìm thấy
trong các văn bản pháp luật khác như Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử, v.v.

Việc tuân thủ các quy định về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội là trách nhiệm của mỗi cá
nhân, tổ chức sử dụng mạng xã hội. Mỗi cá nhân cần ý thức được tầm quan trọng của
việc ứng xử văn minh trên mạng xã hội để góp phần xây dựng môi trường mạng lành
mạnh, văn minh, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.
3.Phân tích, đánh giá số liệu thực trạng
Theo số liệu thống kê gần đây, ở nước ta có khoảng trên 70% dân số thường xuyên sử
dụng mạng xã hội, thuộc ở nhóm những quốc gia có người dùng mạng xã hội cao trên
toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, mạng xã hội đã và đang nảy sinh nhiều vấn
đề đáng quan ngại:
Thứ nhất, thực tế hiện nay cho thấy không ít người thiếu kiến thức về mạng xã hội
và truyền thông, nhưng lại dành quá nhiều thời gian cho nó. Việc sử dụng điện thoại
khi tham gia giao thông, đi lên cầu thang máy, đi ra các không gian công cộng… đã gây
ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho con người và cộng đồng (như xảy ra tai nạn giao thông,
xung đột, va chạm trên đường đi bộ, siêu thị, nhà hàng, có khi cha mẹ quên cả con…).
Thậm chí, sinh sống trong một không gian gia đình nhỏ hẹp, mọi người mải trò chuyện
với mạng xã hội nhiều hơn là giao tiếp với nhau làm cho tình cảm vợ chồng, cha mẹ con
cái cũng dần phai nhạt.
Thứ hai, trên không gian mạng xã hội xuất hiện nhiều biểu hiện lệch chuẩn, ứng xử
thiếu văn hóa. Thời gian qua, không ít người đã lạm dụng mạng xã hội để trục lợi cá
nhân, gây ra những tác động xấu tới nền tảng và những giá trị đạo đức, văn hóa của dân
tộc. Chẳng hạn: một nữ doanh nhân giàu có đã liên tục livestream (phát trực tiếp) để công
kích, “kể tội”, soi mói đời tư của nhiều nghệ sĩ; một bộ phận cổ động viên Việt Nam quá
khích đã “tấn công” Facebook của trọng tài bắt trận đấu vòng loại World Cup giữa đội
tuyển quốc gia Việt Nam và đội tuyển các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất bằng
những lời lẽ thiếu văn hóa ngay sau khi trận đấu kết thúc. Bên cạnh đó, còn có nhiều
người livestream để giễu cợt, thóa mạ, nói xấu nhau trên không gian mạng xã hội; rất
nhiều video livestream quảng cáo bằng những lời lẽ thiếu văn minh, ăn mặc phản cảm
nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng… Tất cả điều này đã và đang diễn ra thường
xuyên trên mạng xã hội làm rối loạn cảm xúc của con người, nhất là thế hệ trẻ.
Thứ ba, tình trạng “rác thông tin” trên mạng xã hội đang ngày càng “ngập ngụa”,
thật giả, đúng sai lẫn lộn, gây hoang mang, bị động cho công chúng. Do thiếu hiểu
biết và vô trách nhiệm, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, không ít người dùng mạng xã
hội để đăng tải những thông tin, hình ảnh sai sự thật về dịch bệnh, gây hoang mang dư
luận. Mặc dù, các vụ việc đăng tải thông tin không chính xác đều được các lực lượng
chức năng phát hiện và xử lý, những người đăng tin sai sự thật đều phải chịu những hình
thức xử phạt đích đáng, tuy nhiên những thông tin ấy vẫn tạo nên những hệ lụy ám ảnh
trong dư luận xã hội.
Mạng xã hội là không gian truyền thông công cộng gần gũi của con người trong xã hội
hiện đại đang bị hoen ố bởi những mảng màu đen tối, nhơ nhuốc từ việc người sử dụng
nó để lan truyền tin tức sai sự thật, để kích động, gây hấn, tẩy chay, hoặc xâm phạm đời
sống riêng tư của nhau. Do đó, vấn đề xây dựng chuẩn mực văn hóa ứng xử trên mạng xã
hội đang trở nên cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, từ cơ quan
chức năng có nhiệm vụ quản lý đến đông đảo nhân dân trên phạm vi cả nước.
4. Giải pháp
Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục trong hệ thống cơ quan, công sở, nhà
trường và trong nhân dân về đạo đức và trách nhiệm của người tham gia mạng xã
hội, làm cơ sở nền tảng cho việc xác định thái độ, hành vi văn hóa ứng xử đúng đắn
trên không gian mạng xã hội. Để thiết thực nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian
mạng xã hội, cần phải tuyên truyền, hướng dẫn các tầng lớp nhân dân về Luật An ninh
mạng (với tất cả những quy định cụ thể về đảm bảo an ninh mạng của nước ta) và Bộ
Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Bộ quy tắc này đã hướng tới ba chủ thể liên quan, gồm
có: Một là, cơ quan nhà nước và cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ
quan nhà nước sử dụng mạng xã hội; Hai là, các tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã
hội; Ba là, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam. Theo đó, các tổ chức và
công dân phải tuân thủ quy tắc ứng xử chung là: tôn trọng, tuân thủ pháp luật; lành mạnh;
an toàn, bảo mật thông tin; trách nhiệm. Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội bao gồm
những quy định ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực giúp nâng cao nhận thức cho cộng
đồng về việc văn hóa ứng xử trên không gian mạng, để trở thành những công dân số có
trách nhiệm trong nền văn hóa số; giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung,
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm khi tham gia mạng xã hội.
Khi giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội, mọi công dân phải có ý thức giữ gìn vẻ đẹp văn
hóa ứng xử phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng
Việt; không dùng từ ngữ thô tục, phản cảm; không dùng tiếng lóng, từ viết tắt hoặc ngôn
ngữ pha tạp; thận trọng khi bình luận các vấn đề mới nảy sinh trên mạng xã hội; nghiêm
chỉnh tự giác chấp hành Luật An ninh mạng để bảo vệ người sử dụng hợp pháp trên
không gian mạng xã hội, bảo vệ chính mình, người thân và gia đình, đồng thời, tích cực
góp phần bảo vệ an ninh mạng quốc gia. Thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
sẽ dần dần hình thành ý thức và bản lĩnh cho mỗi cá nhân con người, tạo nên những
chuẩn mực văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, góp phần xây dựng giá trị văn hóa, con
người Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, tăng cường phát huy lợi thế và sở trường của dòng thông tin chủ lưu, chính
thống, tin cậy từ các cơ quan truyền thông nhà nước (như phát thanh, truyền hình,
báo giấy, báo điện tử…), cần có nhiều chương trình truyền thông nâng cao nhận thức
cho cộng đồng hiểu rõ mặt tích cực cũng như mặt trái của mạng xã hội, để cho con người
biết sử dụng mạng xã hội đúng đắn, an toàn cho bản thân và cho những người khác,
phòng ngừa những rủi ro khi tham gia mạng xã hội.
Thứ ba, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, phối hợp chặt chẽ giữa
các tổ chức, cơ quan, chính quyền địa phương, xã, phường, tổ dân phố, khu dân cư,
đặc biệt chú trọng phát huy vai trò gương mẫu của các bậc phụ huynh trong gia đình và
các thày cô giáo trong nhà trường làm gương cho giới trẻ noi theo, cùng chung tay góp
sức xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.
Thứ tư, xử lý nghiêm khắc, nhanh chóng, kịp thời đối với các trường hợp vi phạm
Luật An ninh mạng, tích cực sử dụng các giải pháp về khoa học kỹ thuật công nghệ
thông tin hiện đại để hỗ trợ cho xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội. Các cơ
quan chức năng cần phải thành lập bộ phận chuyên trách nhanh chóng phát hiện những
bài, tin sai sự thật, xúc phạm người khác, những hình ảnh phản cảm và kịp thời ngăn chặn
hoặc lập tức gỡ bỏ, để bảo vệ sự trong sạch của môi trường văn hóa truyền thông trên
không gian mạng xã hội.
5. Thông điệp
Mạng xã hội là một công cụ mạnh mẽ giúp chúng ta kết nối với mọi người, chia sẻ thông
tin và giải trí. Tuy nhiên, nó cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không sử dụng một
cách văn minh và có trách nhiệm. VÌ vậy, hãy cùng nhau chung tay xây dựng một môi
trường mạng lành mạnh, văn minh để mạng xã hội thực sự trở thành nơi kết nối, chia sẻ
và lan tỏa những điều tích cực.

You might also like