5. Nhiệt nóng chảy (đề)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

DẠNG 5: NHIỆT NÓNG CHẢY

Nhiệt nóng chảy 𝑄 = 𝜆𝑚 (J), trong đó:


𝜆: nhiệt nóng chảy riêng (J/kg)
𝑚: khối lượng (kg)
Câu 1: Các tảng băng trôi trên Bắc Băng Dương là những mối nguy hiểm cho tàu bè làm cho tàu phải
tăng đường đi lên. Có nhiều cách để phá băng như: đặt chất nổ, thả bom, bắn ngư lôi. Giả thiết
rằng, trực tiếp làm băng tan bằng cách đặt một nguồn nhiệt trên băng. Cho rằng nhiệt nóng chảy
kJ
riêng của băng là λ = 330 kg và nhiệt độ của băng đang duy trì ở 0∘ C. Cần bao nhiêu nhiệt lượng
để làm nóng chảy 10% của một tảng băng khối lượng 20000 tấn?
A. 6,6.1011 J. B. 5,6. 1011 J. C. 4,6.1011 J. D. 3,6. 1011 J.
Câu 2: Nhiệt lượng cần thiết để làm tan chảy 1 g nước đá là 80cal. Một người đàn ông làm tan chảy
60 g nước đá bằng cách nhai liên tục trong 1 phút. Công suất của người đàn ông này bằng
A. 4800W. B. 336W. C. 1,33W. D. 0,75 W.
Câu 3: Để hàn các linh kiện bị đứt trong mạch điện tử, người thợ sửa
chữa thường sử dụng mỏ hàn điện để làm nóng chảy dây thiếc
hàn. Biết rằng loại thiếc hàn sử dụng là hỗn hợp của thiếc và chì
với tỉ lệ khối lượng là 63:37, khối lượng một cuộn dây thiếc hàn
là 50 g. Biết thiếc và chỉ có nhiệt nóng chảy riêng lần lượt là:
0,61. 105 J/kg và 0,25. 105 J/kg. Nhiệt lượng mỏ hàn cần cung
cấp để làm nóng chảy hết một cuộn dây thiếc hàn ở nhiệt độ nóng chảy bằng bao nhiêu J ?
Câu 4: Một lượng chất rắn xác định đang ở nhiệt độ nóng chảy 20∘ C. Nếu ta cấp cho nó một nhiệt lượng
3
Q thì 4 khối lượng chất ở thể rắn bị nóng chảy. Nếu ta tiếp tục cung cấp một nhiệt lượng Q nữa
J
thì toàn bộ chất rắn chuyển thành lỏng ở 50∘ C. Xác định tỉ số giữa nhiệt nóng chảy riêng (g) và
J
nhiệt dung riêng của chất ở dạng lỏng (g. ∘ 𝐶).
Câu 5: Thời gian cần thiết bằng bao nhiêu giây (làm tròn đến hàng đơn vị) để làm nóng chảy hoàn toàn
2 kg đồng có nhiệt độ ban đầu 30∘ C, trong một lò nung điện có công suất 20000 W. Biết đồng
nóng chảy ở nhiệt độ 1084∘ C. Biết chỉ có 50% năng lượng điện tiêu thụ của lò được dùng vào
việc làm đồng nóng lên và nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ không đổi. Nhiệt dung riêng của đồng
là 380 K/kg.K; nhiệt nóng chảy riêng của đồng là 1, 8.105 J/kg
Câu 6: Để kiểm tra thời gian ngắt mạch của một cầu chì khi xảy ra đoản
mạch một học sinh mắc cầu chì vào một nguồn điện như hình vẽ.
Chì
J 130
Nhiệt dung riêng ( )kg.K
o
Nhiệt độ nóng chảy ( C) 327,5
Nguồn điện có suất điện động ξ = 12V và điện trở trong r = 0,25Ω. Cho rằng cầu chì sẽ đứt
ngay khi đạt nhiệt độ nóng chảy. Cho rằng nhiệt độ ban đầu của dây chì bằng nhiệt độ phòng là
27, 5∘ C. Dây chì có điện trở R = 11,75Ω, và khối lượng m = 0,1 g. Thời điểm mạch bị ngắt
bởi cầu chì kể từ thời điểm đóng mạch là
A. 0,25s. B. 0,33 s. C. 0,38s. D. 0,16s.

GROUP VẬT LÝ PHYSICS


Câu 7: Cầu chì trong mạch điện có tiết diện S = 0,1 mm2 , ở nhiệt độ 27∘ C. Biết rằng khi xảy ra đoản
mạch thì cường độ dòng điện chạy qua dây chì là I = 10A. Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường
xung quanh và sự thay đổi điện trở, kích thước dây chì theo nhiệt độ. Cho biết nhiệt dung riêng,
nhiệt nóng chảy riêng, điện trở suất, khối lượng riêng và nhiệt độ nóng chảy của chì lần lượt là
J J kg
c = 120 kg⋅K , λ = 25000 kg, ρ = 0,22. 10−6 Ω. m, D = 11300 m3 và t = 327∘ C. Dây chì sẽ đứt
sau khoảng thời gian bằng bao nhiêu s (làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy thập phân)? Coi khi
đứt, cầu chì bị nóng chảy hoàn toàn
Câu 8: Một miếng băng khối lượng m = 720 g ở −10∘ C. Giả thiết rằng, ta cung cấp cho băng một nhiệt
J
lượng tổng cộng chỉ có 210 kJ. Biết nhiệt dung riêng của băng là cb = 2125 kg⋅K, nhiệt nóng
kJ
chảy riêng của băng λ = 330 kg. Trạng thái cuối của hỗn hợp gồm
A. 600 g nước và 120 g nước đá ở 0∘ C. B. 130 g nước và 590 g nước đá ở 0∘ C.
C. 500 g nước và 220 g nước đá ở 0∘ C. D. 590 g nước và 130 g nước đá ở 0∘ C.
Câu 9: Một bình cách nhiệt tốt chứa hỗn hợp gồm nước đá và nước ở 0∘ C. Hỗn hợp này được cấp nhiệt
nhờ một nguồn nhiệt điện công suất 420 W. Tại thời điểm t = 0, đóng công tắc nguồn. Nhiệt độ
của hỗn hợp tại các thời điểm được ghi lại như bảng bên dưới.
Thời gian (s) 273 378
𝑜
Nhiệt độ hỗn hợp ( 𝐶) 10 20
J J
Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,2 g⋅K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 336 g. Khối
lượng của nước có trong hỗn hợp ban đầu bằng bao nhiêu g?
Câu 10: Đổ 100 g nước ở 40∘ C vào một khối nước đá lớn ở 0∘ C. Cho nhiệt nóng chảy riêng của nước đá
là 𝜆 = 80cal/g và nhiệt dung riêng của nước là c = 1cal/g ∘ C. Khối lượng nước đá tan chảy là
bao nhiêu g?
Câu 11: Muốn nhiệt độ của 250 g nước ở 40𝑜 C giảm xuống còn 20∘ C thì cần phải thêm vào một lượng
cal
nước đá ở 0𝑜 C bằng bao nhiêu g? Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là λ = 80 , nhiệt
g
cal
dung riêng của nước là c = 1 g⋅ ∘ C.
Câu 12: Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80 g ở 0∘ C vào một cốc nhôm đựng 0,4 kg nước ở
20∘ C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng cốc nhôm là 0,2 kg. Xác định nhiệt độ của nước trong
cốc nhôm khi cục nước đá vừa tan hết. Cho biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là
3, 4.105 J/kg, nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự
mất mát nhiệt do truyền ra ngoài.
A. 4,5o C B. 5,5o C C. 6,5o C D. 7,5o C
Câu 13: Thả một quả cầu bằng thép có khối lượng m1 = 2 kg được nung tới nhiệt độ 6000C vào một hỗn
hợp nước và nước đá có khối lượng tổng cộng là m2 = 2 kg ở 00C. Cho nhiệt dung riêng của thép,
nước là: c1= 460 J/kg.K; c2 = 4200 J/kg.K; nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là λ = 3,4.105 J/kg.
Khối lượng nước đá ban đầu có trong hỗn hợp bằng bao nhiêu kg (làm tròn đến 2 chữ số sau dấu
phẩy thập phân)? Biết nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp là 500C.

GROUP VẬT LÝ PHYSICS


Câu 14: Trong mùa hè năm rồi, nước ta đã có một đợt nắng nóng gay gắt khiến nhiệt độ của nước trong
các bình chứa lên rất cao. Một người lấy nước từ bình chứa để tắm cho con nhưng không dùng
được vì nhiệt độ của nước là 45∘ C. Người đó đã lấy một khối nước đá có khối lượng 3 kg ở nhiệt
độ 0∘ C để pha với nước lấy từ bình chứa. Sau khi pha xong thì được chậu nước có nhiệt độ 37∘ C.
Nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg. K. Khối lượng riêng của nước là D1 = 1000
kg/m3 . Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá ở 0∘ C là λ = 336000 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt
với môi trường. Hỏi khi pha xong thì người này có được bao nhiêu lít nước (làm tròn đến 1 chữ
số sau dấu phẩy thập phân)?
Câu 15: Nước trong một ống chia độ được làm đông đặc thành nước đá ở 00C, người ta nhúng ống này
vào một chất lỏng có khối lượng m = 50g ở nhiệt độ to = 150C. Khi hệ thống đạt tới trạng thái
cân bằng ở 00C người ta thấy thể tích trong ống giảm đi 0,42cm3. Cho khối lượng riêng của nước
đá Do=900kg/m3; của nước là 1000kg/m3; nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là  = 3,4.105J/kg.(
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài và với ống đựng nước đá). Nhiệt dung riêng
của chất lỏng trên bằng bao nhiêu J/kg.K (làm tròn đến hàng đơn vị)
Câu 16: Bỏ vào bếp lò một khối đồng hình lập phương có cạnh a = 2 cm, sau đó lấy khối đồng bỏ trên
một tảng nước đá ở 00C. Khi có cân bằng nhiệt, mặt trên của khối đồng chìm dưới mặt nước đá
1 đoạn b = 1 cm. Biết khối lượng riêng của đồng là Do = 8900 kg/m3, nhiệt dung riêng của đồng
co = 400 J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá  = 3,4.105 J/kg.K. Khối lượng riêng của
nước đá D = 900 kg/m3. Giả sử nước đá chỉ tan có dạng hình hộp có tiết diện bằng tiết diện khối
đồng. Nhiệt độ của bếp lò bằng
A. 128, 9o C B. 228,9o C C. 238,9o C D. 118,9o C
Câu 17: Trong ruột cục nước đá lớn ở 0∘ C có một cái hốc với thể tích bằng V = 160 cm3 . Người ta rót
vào hốc đó 60 g nước ở nhiệt độ 75∘ C. Cho khối lượng riêng của nước D1 = 1 g/cm3 và của
nước đá D2 = 0,9 g/cm3 , nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg. K và để làm nóng chảy
hoàn toàn 1 kg nước đá ở nhiệt độ nóng chảy cần cung cấp cho khối lượng nước đá này một nhiệt
lượng 3, 36.105 J. Hỏi khi nước nguội hẳn thì thể tích hốc rỗng còn lại là bao nhiêu 𝑐𝑚3 (làm
tròn đến hàng đơn vị)?

GROUP VẬT LÝ PHYSICS

You might also like