Bài Giảng- Các Chủ Đề Tích Hợp LS&ĐL.

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

MODULE 3

VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG


A. MỤC TIÊU
- Học viên trình bày được những kiến thức cơ bản, có chọn lọc về đặc điểm nền văn
minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
- Mô tả được những nét chính về văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
- Người học phân tích được những biểu hiện, tác động và những biện pháp ứng phó
của biến đổi khí hậu toàn cầu tới hai đồng bằng.
- Vận dụng được những nội dung kiến thức đã học để phân tích, giải thích, đánh giá
các vấn đề liên quan đến văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
- Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giảng dạy tốt các chủ đề tích
hợp trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 7, 8 và 9.
- Biết vận dụng các kĩ năng thảo luận, làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm, khai thác, xử
lí và đánh giá tư liệu, tài liệu lịch sử và địa lí; kĩ năng sử dụng bản đồ, lược đồ,... vào dạy
học môn Lịch sử -Địa lí ở trường THCS.
- Học viên có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
- Có thái độ trân trọng những thành tựu của văn hóa, văn minh nhân loại đã tạo
dựng trong tiến trình lịch sử.
B. NỘI DUNG
3.1. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng
3.1.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển
Theo giáo sư Lê Bá Thảo: Lịch sử chinh phục đồng bằng châu thổ sông Hồng đã
kiến tạo nên ở đây “nền văn minh sông Hồng” mà mọi người đều biết, gắn liền với bao
truyện cổ tích và đời sống của dân tộc Việt.
Trải qua hàng nghìn năm, đồng bằng châu thổ này đã luôn là địa bàn cư trú chủ yếu
của con người ngay sau khi người Việt cổ rời khỏi vùng đất cao Phong Châu và Mê Linh
để khai phá vùng đồng bằng lúc đó còn lầy lội.
Thế kỷ XVII khi Phan Huy Chú mô tả đầm Dạ Trạch trong cuốn Lịch triều hiến
chương loại chí: Đầm Dạ Trạch giống như rừng ngập nước nhiệt đới, lau sậy và cỏ dại
bao chiếm những diện tích rộng lớn. Để sinh sống trong đồng bằng lúc đó còn lầy lội, con
người ngay từ đầu đã phải tiến hành mở rộng dần các khu vực đất cao trong đồng bằng
bằng cách phát quang các rừng rậm, san lấp các ao hồ và đầm lầy. Hoạt động nông nghiệp
và đánh bắt thủy hải sản được tiến hành từ rất sớm.
Thế nhưng cuộc sống trong đồng bằng hàng năm bị lũ lụt đe dọa và để tự bảo vệ mình,
nhân dân thành thành Thăng Long ngay từ thế kỷ XI đã đắp đê Cơ Xá, và trong các triều đại
tiếp theo đã đắp nên một công trình đê khổng lồ kéo dài từ đỉnh châu thổ đến biển.
Tính cho đến hiện tại, hệ thống đê ở đồng bằng Sông Hồng có khoảng gần 1.700
km thuộc hệ thống Sông Hồng và 750 km thuộc hệ thống Sông Thái Bình, trong đó hệ
thống đê Sông Hồng có quy mô lớn và hoàn thiện hơn. Đê sông ở châu thổ sông Hồng
bảo vệ cho diện tích khoảng 15.000 km 2, trong đó khoảng 8.800 km2 là đất nông nghiệp.
Cùng với đó là khoảng 10.800 km kênh mương thủy lợi, 9.300 km 2 diện tích đất được
bơm tưới. Đê sông có độ cao trung bình 6-8 m, một số nơi lên đến 11 m. Dọc theo đê
thường có hàng loạt ao, hồ nhỏ, trong đó gồm nhiều hồ móng ngựa vốn là di tích của các
lòng sông cổ thay đổi do hiện tượng uốn khúc tự nhiên của sông. Trong hệ thống đê Sông
Hồng thì các đoạn đê sông bảo vệ khu vực Thăng Long/Hà Nội luôn là ưu tiên hàng đầu
trong mọi thời đại kể từ phong kiến tập quyền cho đến nay. Do các đoạn đê vốn có lịch sử lâu
đời nên nhiều nơi đê cao đến 15 m, phía ngoài đê còn nằm cao hơn cả địa hình trong đê.
Hệ thống dòng chảy cổ hoặc được giữ nguyên trạng hoặc khai đào trở thành các
kênh, sông đào thoát nước. Vào giai đoạn khoảng 500 năm trở lại đây, địa hình đồng bằng
ngập nước ven biển được khai thác, mở rộng và củng cố nhờ vào những lần quai đê lấn
biển có chủ đích của con người trên các vùng bãi triều sình lầy. Đê biển trên châu thổ
Sông Hồng được đắp lần đầu vào cuối thời nhà Trần, sau đó liên tục được xây dựng theo
các chu kỳ từ 20-30 năm kể từ thế kỷ XVII trở lại đây. Tổng cộng có 6 lần quai đê lấn
biển ở các khu vực huyện Tiền Hải, Kim Sơn ngày nay, với tổng diện tích 37.000 ha đất
mới được lấn theo phương pháp này.
Tính đến hiện tại, địa hình vùng cửa Sông Hồng liên tục được bồi lấn về phía biển
bằng phương pháp đắp đê từ thế kỷ XV đã trải qua tổng cộng như sau:
trên vùng duyên hải Thái Bình có 3 lần quai đê gồm: (1) đê Nguyễn Công Trứ (1828-
1830) (Hình 1.33), (2) đê Long Thành (18921900) và (3) đê biển 1955-1956)
Giao Thủy - Hải Hậu (Nam Định) có 2 lần quai đê lấn biển gồm: đê Hoành Thu -
Ninh Nhất (đầu thế kỷ XIX) và (2) đê Giao Thủy (năm 1939-1940).
Vùng duyên hải thuộc tỉnh Ninh Bình có tới 8 lần gồm: (1) đê Hồng Đức (thế kỷ
XV), (2) đê Nguyễn Công Trứ (1828), (3) đê Đường Quan (1899), (4) đê Hoành Trực
(1927), (5) đê Tùng Thiện (1933), (6) đê Cồn Thoi (1945), (7) đê Bình Minh I (1959-
1960) và (8) đê Bình Minh II (1980).
Tổng cộng đến nay chiều dài của hệ thống đê sông là 2.310-2.450 km và các tuyến
đê biển dài khoảng 382 km.

Hình 1. Sơ đồ các vị trí khai hoang của Nguyễn Công Trứ trên đồng bằng duyên
hải Bắc Bộ từ 1828-1831 [Vũ Văn Phái, 1998]
Và con người đã dần dần biến châu thổ sông Hồng thành một vựa lúa lớn “Phù sa
sông Hồng, ánh nắng mặt trời, một hệ thống thủy lợi chằng chịt và cuối cùng là sự lao
động cần cù của con người từ thế hệ này sang thế hệ khác đã tạo cho đồng bằng bộ mặt trù
phú như hiện nay.
Như vậy về mặt lịch sử, đồng bằng sông Hồng có lịch sử hình thành từ rất sớm
trong khi đó đồng bằng sông Cửu Long lại muộn hơn nhiều. Đặc điểm này cho thấy một
sự khác biệt cơ bản giữa hai vùng đồng bằng lớn nhất của cả nước hiện nay. Và chính đặc
điểm này là một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự khác biệt cơ bản giữa hai vùng
đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.1.2. Ứng phó với sự thay đổi dòng chảy sông Hồng
Trong vòng ba thế kỷ trở lại đây, dòng chảy sông Hồng có tác động cực kỳ lớn đến
đời sống cư dân và nền chính trị của người Việt. Nguyên nhân là sự gia tăng bất thường
của lũ lụt dọc theo hai bờ. Những biến cố này làm xáo trộn đời sống cư dân dưới thời Lê-
Trịnh, làm “đau đầu” nhà Nguyễn, và đặt ra thách thức cho kỹ thuật trị thủy của người
Pháp.
Các sử gia thời hiện đại mô tả chế độ phong kiến dưới thời nhà Nguyễn không quan
tâm đến đê điều, dân chúng để gây ra tai họa. Trái lại, nếu qua châu bản triều Nguyễn, Đại
Nam thực lục, các bản tấu sớ của Đặng Trần Thường, Lê Đại Cương, Nguyễn Công Trứ,
Nguyễn Đăng Giai, Nguyễn Đức Oánh, Nguyễn Văn Siêu … thì trị thủy luôn là vấn đề ưu
tiên hàng đầu đối với các nhà vua ở Huế. Thống kê của quan Đê chính Lê Đại Cương năm
1829 cho thấy đê dọc sông Hồng là 952 km, trong đó 144,5 km được xây dựng trong 26
năm đầu triều Nguyễn (Tessier 2011).
Không ở đâu sự vật lộn với tự nhiên lại diễn ra lâu dài và quyết liệt như cách thức
người Việt xây dựng nhà nước của mình trên vùng châu thổ sông Hồng và đấu tranh bảo
vệ từng ngôi nhà, mảnh vườn, thửa ruộng. Cũng không ở đâu nhà nước lại dành ra nhiều
công sức và mối bận tâm với việc ứng xử với tự nhiên để duy trì tính chính thống quyền
lực như miền Bắc Việt Nam.
Một gợi ý khác cho câu trả lời cũng có thể nằm ở phía thượng nguồn: rừng bị tàn
phá ở khắp vùng Vân Nam từ thế kỷ XVII. Điều này ngay lập tức giáng họa cho hạ nguồn.
Không phải ngẫu nhiên mà từ “Hồng” bắt đầu được gắn với dòng sông này vào giữa thế
kỷ XIX (Hồng Hà). Đó là khi rừng ở Vân Nam bị tàn phá làm gia tăng lượng phù sa và đất
xói mòn theo dòng chảy. Ngày nay, Vân Nam chỉ còn 19% đất có rừng bao phủ, và những
khu vực rừng dưới 1200m hầu như bị xóa sổ hoàn toàn. Thủ phạm chính là việc khai thác
đồng, kẽm, thiếc được tiến hành ở quy mô lớn. Vào cuối thế kỷ XIX, Cá Cựu, một thị trấn
nằm không xa biên giới Việt Nam trở thành thủ phủ sản xuất thiếc ở Vân Nam và toàn
nam Trung Hoa (Li Tana 2016).
Cách các mỏ thiếc này hàng ngàn km về phía đông nam là quan Doanh điền sứ
Nguyễn Công Trứ. Ông có lẽ không nhận ra sự thay đổi này khi đi tổ chức khai hoang ở Kim
Sơn và Tiền Hải. Tuy nhiên gia tăng phù sa đã giúp sức cho công cuộc khai mở đất đai duyên
hải của ông. Thống kê cho thấy trong vòng 150 năm từ 1831 đến 1959, châu thổ sông Hồng
tiến ra biển 19km, tức là khoảng 161m một năm, trong khi giai đoạn 1471-1830 chỉ là 21m
một năm (Lê Bá Thảo. Thiên nhiên Việt Nam.1977: 142-143).
Nhưng tai họa đối với hai bên bờ sông là thảm khốc. Thế kỷ XVIII có 3 lần vỡ đê.
Con số này ở thế kỷ XIX là 48.

Trận lụt ở Hà Nội năm 1926 (thư viện EFEO; O. Tessier 2011).
Riêng từ 1803 đến 1861 đã có 27 trận lụt được sử quán nhà Nguyễn ghi nhận, chưa
kể các đợt vỡ đê cục bộ là chuyện xảy ra hằng năm. Lụt và nạn đói là nguyên nhân trực
tiếp của 4 cuộc nổi dậy thời Gia Long, 11 cuộc thời Minh Mệnh, 1 cuộc thời Thiệu Trị và
3 cuộc thời Tự Đức, trên tổng số 400 cuộc nổi dậy trong vòng 60 năm.
Nhiều vùng đất ở Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định gần như bỏ hoang và tình trạng
cư dân phiêu tán, tụ tập trong các nhóm vũ trang địa phương trở nên phổ biến. Nhiều quan
chức nhà Nguyễn đã gần như tuyệt vọng với tình hình và đề xuất phá bỏ hệ thống đê điều.
May mắn là ý tưởng này đã không trở thành hiện thực.

Bản đồ đê vùng châu thổ Bắc Bộ năm 1905 (Gauthier, 1930:172


Dù chúng ta không biết rõ quy mô cụ thể sự tàn phá của lụt lội lên sản xuất nông
nghiệp thời Nguyễn, ghi chép của người Pháp có thể giúp xác định được quy mô này. Trận
lụt năm 1913 làm vỡ 30 đoạn, thiệt hại 100,000 ha, khoảng 150,000 tấn lúa. Trận lụt năm
1915 do 48 đoạn đê bị vỡ, làm ngập khoảng 365,000 ha, tức là ¼ diện tích toàn châu thổ
(Tessier 2011). Sự tàn phá này diễn ra ngay cả khi quy mô của hệ thống đê, cả chính và
phụ ở đầu thế kỷ XX đạt độ dài 4,000 km (gấp hai lần quãng đường từ Hà Nội vào Cà
Mau).
Trận lụt sau đó vào năm 1971 được coi là lớn nhất trong lịch sử, cuốn theo 28 triệu
tấn phù sa trong vòng 10 ngày, tương đương với lượng phù sa của 7 mùa khô liên tục
(Hoekstra & Van Weering, 2007: 506).
Cuối cùng, từ góc nhìn lịch sử, hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình chính là cốt lõi
của hệ sinh thái, nền tảng kinh tế, môi trường văn hóa lịch sử của cư dân Bắc Bộ trong
suốt hàng nghìn năm qua. Các yếu tố tự nhiên này đã trở thành một phần trong di sản văn
minh người Việt, cái nôi nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lực cho sự hưng thịnh của các
vương quốc và đế chế. Bất cứ quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng nào cũng cần phải tính cả
yếu tố sinh thái, lịch sử, văn hóa, dân cư, chứ không đơn thuần phản ánh trên lợi ích kinh
tế hay thiết kế chính trị của nhà nước.
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Châu thổ sông Cửu Long
Châu thổ sông Cửu Long ngày nay rộng khoảng 40.000 km 2, bao quát gần như toàn
bộ đất đai 12 tỉnh, thành miền Tây Nam bộ (Việt Nam). Quá trình hình thành vùng châu
thổ này diễn ra khá lâu dài và không kém phần phức tạp. Nó bị chi phối bởi những biến
động địa chất, những đổi thay khí hậu và đặc biệt là bởi những đợt mực nước đại dương
dâng cao, hạ xuống (cũng gọi là biển tiến, biển thoái hoặc hải xâm, hải thoái) trong vòng
7, 6 ngàn năm lại đây.
Trong vòng mấy ngàn năm đó, theo các nhà địa chất học kỷ Đệ tứ thì trên địa bàn
châu thổ sông Cửu Long và vùng phụ cận đã diễn ra nhiều đợt biển tiến, biển thoái, đợt
biển tiến đầu tiên khởi đầu cách đây khoảng 11.000. Cách đây khoảng 6.000 năm thì đạt
mức cực đại, cao hơn mực nước biển hiện tại 4 - 5 m. Khi đó, toàn vùng châu thổ sông
Cửu Long đều tràn ngập nước mặn, trở thành vịnh biển rộng lớn; thậm chí nước biển còn
xâm nhập sâu vào một phần lãnh thổ đông nam Campuchia. Những ngọn đồi, quả núi
trong vùng Thất Sơn (An Giang), Hà Tiên (Kiên Giang) đều trở thành những hòn đảo
nhấp nhô trong vịnh biển.
Dòng chảy sông Mê Kông đổ ra ba cửa biển nằm sâu bên bờ vịnh. Cửa lớn nhất tại
vùng Châu Đốc, giáp mạn bắc vùng Thất Sơn (An Giang); cửa thứ hai tại vùng đầu nguồn
giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông - Vàm Cỏ Tây; cửa thứ ba tại mạn bắc Hà Tiên trong
vùng Giang Thành - Vĩnh Điều (Kiên Giang) mà dấu tích vật chất còn lưu lại những giồng
đất cổ.
Cùng với quá trình hạ thấp của mực nước biển và sự bồi lắng của phù sa mới của
dòng sông Mê Kông, châu thổ sông Cửu Long bắt đầu xuất lộ, hình thành nên các thềm
phù sa ở các độ cao +3, +2m lấn ra phía biển. Trên phác đồ Lịch sử hình thành châu thổ
sông Cửu Long của Trần Kim Thạch (1988) đã ghi nhận thềm phù sa hình thành ở mạn
phía bắc.
Điều đáng chú ý là, tại vùng “Tứ giác Long Xuyên” bấy giờ, do có địa hào lớn (tức
sự đứt gãy địa hình - địa chất), nên bề mặt phù sa mới của châu thổ vẫn nằm sâu trong
lòng địa hào. Như vậy, vào khoảng 4.000 năm trước, châu thổ sông Cửu Long chưa hình
thành theo đúng tiêu chí địa chất - địa mạo.
Sau thời gian dừng ở mực +2m trong vòng 700 năm, nước biển lại tiếp tục hạ thấp
với tốc độ nhanh hơn. Người ta coi đây là đợt biến thoái đầu tiên. Chỉ trong vòng khoảng
250 năm, từ 1650 đến 1400 trước Công nguyên (3650 - 3400 năm cách ngày nay), mực
nước biển từ độ cao +2m đã hạ thấp dưới mực nước biển hiện nay -0,8m (tức hạ thấp tới
2,8m). Cũng trong khoảng thời gian này, vào lúc mực nước biển hạ thấp đến độ cao 1,5m -
1 m thì tại cửa biển Châu Đốc, sông Mê Kông tách chia hai nhánh, đồng thời chuyển dòng
chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Hai dòng chảy này dần về sau trở thành hai con sông
chính có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển chung diện mạo và đặc điểm của
toàn vùng châu thổ sông Cửu Long.
Có thể nói, sự kiện chuyển hướng dòng chảy sông Mê Kông trong đợt biển thoái
đầu tiên này (1650 - 1150 trước Công nguyên) là bước ngoặt quan trọng về tự nhiên, phải
tiếp tục trải qua quá trình trên dưới ngàn năm, sau đợt biển tiến thứ hai, biển thoái thứ hai,
vào khoảng trước sau Công nguyên, bề mặt châu thổ sông Cửu Long mới thực sự hiện lên
rõ nét. Vùng cửa biển cổ ở Châu Đốc trở thành đỉnh của tam giác châu thổ. Đường đáy
châu thổ tức đường bờ biển bấy giờ, có hướng chủ đạo từ đông bắc xuống tây nam (từ phụ
cận Thành phố Hồ Chí Minh đến phụ cận Hòn Đá Bạc, nơi cửa sông Ông Đốc). Gần
khoảng giữa đường bờ biển cổ ấy có những dải đất phù sa bồi tụ ở cửa sông Tiền, sông
Hậu cổ. Như vậy, đến khoảng đầu Công nguyên, trên dưới 2.000 năm cách ngày nay, hình
hài đầu tiên (cũng gọi là phần thượng) của châu thổ sông Cửu Long đã hình thành.
Hình ảnh các con sông cổ kể trên cho biết châu thổ sông Cửu Long trước sau Công
nguyên có hệ thống dòng chảy phân bổ khá đều, khiến cho nước trong nội địa dễ dàng
thoát ra biển… Hay nói cách khác, châu thổ sông Cửu Long bấy giờ là vùng tự nhiên
thông thoáng. Đó là đặc điểm nổi bật của vùng châu thổ này ở buổi đầu hình thành.
Từ khoảng đầu Công nguyên về sau có thể coi như là thời điểm mở đầu một thời kỳ
mới trong quá trình hình thành châu thổ sông Cửu Long ngày nay - thời kỳ hình thành
vùng đất hạ châu thổ. Nó hầu như trùng khớp với biển thoái thứ 3 kéo dài khoảng 500
năm, từ năm 50 trước Công nguyên đến 500 sau Công nguyên. Bấy giờ mực nước biển từ
độ cao 0,4m (50 năm trước CN) dần hạ thấp dưới mức hiện tại là 0,8m. Châu thổ sông
Cửu Long theo đó lại được mở rộng thêm về phía đông nhờ nước biển rút dần. Phù sa của
các dòng chảy ngày càng bồi tụ mạnh về phía biển, mà chủ yếu về hướng đông và đông
nam làm cho miền đất duyên hải của châu thổ ngày càng lồi cong ở khoảng giữa, là nơi có
các cửa biển của hai con sông Tiền, sông Hậu. Hậu quả dẫn đến là ảnh hưởng của gió mùa
đông nam, của dòng hải lưu ngoài biển ngày càng trở nên gia tăng trên dải đất duyên hải
và cận biển. Theo đó, nhiều giồng cát (hoặc nhiều dãy giồng cát) ven biển lần lượt xuất
hiện, rồi được tôn cao nhờ tác động của gió.
Sự nảy sinh và hình thành hệ thống giồng cát duyên hải cùng hệ thống giồng đất
phù sa nằm dọc theo các dòng chảy của sông Tiền - sông Hậu đã có tác động lớn đến sự
hình thành nên địa mạo, địa hình mới ở cả hai vùng châu thổ; đồng thời nó “phá vỡ” hình
ảnh tự nhiên “thông thoáng” thời trước ở vùng thượng châu thổ và đưa đến sự hình thành
tự nhiên những vùng trũng lớn trong lòng châu thổ như vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tứ
giác Long Xuyên, vùng Ô Môn - Phụng Hiệp. Nó cũng có ảnh hưởng đến sự lưu thông của
các dòng chảy ở vùng hạ châu thổ, dẫn đến hiện tượng đổi dòng, chia nhánh hoặc bị ngăn
chặn hoàn toàn. Sông Tiền lần lượt chia hai nhánh thành sông Mỹ Tho, sông Cổ Chiên, rồi
lại thêm nhánh sông Cung Hầu. Sông Hậu chảy đến Cần Thơ, chai ra nhiều nhánh, rồi lại
nhập lại ngay; đến gần bờ biển tại tách ra nhiều nhánh rồi chảy ra các cửa Ba Thắc, cửa
Định An, cửa Trần Đề (hoặc Tranh Đề).
Về phía nam, châu thổ sông Cửu Long mở rộng về hướng nam - đông nam dần
hình thành nên bán đảo Cà Mau; theo đó, đường bờ biển kéo dài thêm về phía nam, và
lòng vịnh Hà Tiên - Rạch Giá thêm rộng. Vị trí bán đảo Cà Mau bấy giờ nằm trong vùng
giao thoa giữa nước biển Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương; lại còn đón nhận cùng lúc
các cơn gió mùa đông nam có cường độ mạnh đã góp phần đẩy phù sa bồi lắng nhiều dọc
theo bề phía đông bán đảo và bờ tây vịnh Hà Tiên - Rạch Giá.
Tiếp đến, từ khoảng giữa thế kỷ thứ VI, lại bắt đầu đợt biển tiến mới kéo dài đến
600 năm, từ khoảng năm 550 đến khoảng năm 1150 sau Công nguyên, với mức nước biển
dâng cao trung bình +0,80m. Bấy giờ chắc hẳn nước mặn đã tràn ngập các vùng đất thấp
ven biển; thậm chí còn xâm nhập sâu vào những vùng trũng không có hệ thống giồng cát
che chắn (vùng rừng U Minh, Tứ giác Long Xuyên). Ngoài ra, nước mặn còn theo các
sông rạch, lan toả vào các vùng trũng trong lòng châu thổ (vùng Đồng Tháo Mười). Sự
xâm nhập của nước biển chắc chắn đã có ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên, đến môi
trường sinh thái của châu thổ. Nó có thể làm ngưng trệ tiến trình mở rộng đất đai châu thổ.
Song, về cơ bản, hình thế chung cũng như địa hình, địa mạo, cùng hệ thống các dòng chảy
không có những biến động lớn.
Đến giữa thế kỷ thứ XII, về sau mực nước biển dần hạ thấp rồi dừng lại ở mức
nước biển hiện tại. Cũng từ đó, châu thổ sông Cửu Long bước vào thời kỳ phát triển mới
theo chiều hướng không ngừng mở rộng phù hợp với quy luật tự nhiên của nó.
Đồng bằng sông Cửu Long mới được tập trung khai thác khoảng 300 năm nay.
Khoảng thế kỷ XVI, vùng đất này vẫn còn hoang sơ, hiu quạnh và “không có vật gì thuộc
về sự sống” (Alexandre de Rhodes).
Đến đầu thế kỷ XVII mới dần dần hình thành một số cụm dân cư thưa thớt ở những
vùng đất ven sông Tiền, sông Hậu và vùng giồng ven biển, nhưng về cơ bản vẫn chưa có
hoạt động khai phá nào ở đây. Bởi lẽ hoạt động kinh tế cho đến lúc này chưa phải là canh
tác nông nghiệp, mà chỉ là sự khai thác thô sơ theo phương thức săn bắn, đánh bắt, hái
lượm các nguồn lợi trong rừng, dưới nước - những nguồn lợi cực kỳ phong phú của thiên
nhiên hoang dã vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đến nửa sau thế kỷ XVII, một lớp di dân mới khá đông đến định cư và lập nên
những xóm ấp đầu tiên. Chính lớp dân cư này, chủ yếu là người Việt với truyền thống lúa
nước, đã đánh dấu mốc mở đầu công cuộc khai khẩn với quy mô tương đối lớn và trên
nhiều địa bàn khác nhau của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên chỉ dưới thời Pháp
thuộc thì vùng này mới được khai thác với quy mô lớn, dân số mới gia tăng và mở rộng
đáng kể, làm thay đổi hẳn bộ mặt đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy về mặt lịch sử,
đồng bằng sông Cửu Long mới được hình thành cách đây ba trăm năm.
Như vậy là liên tục từ thế kỷ XII - XIII đến tận thế kỷ XVIII, châu thổ sông Cửu
Long phát triển theo hướng ngày càng hoang dã, quạnh hiu, vắng bóng người, những dã
thú, chim chóc lại sinh trưởng nhanh chóng. Hoặc nói cách khác là châu thổ này trở về với
cảnh trí thiên nhiên nguyên sơ tưởng như chưa hề được khai phá. Cho nên, không phải
ngẫu nhiên khi lưu dân người Việt lần lượt đến vùng châu thổ này đều cùng chung ấn
tượng sâu đậm đây là vùng đất mới không chỉ với con người mới đến mà với cả cảnh
tượng thiên nhiên hoang sơ, mới lạ.
3.2. Văn minh các dòng sông
3.2.1. Văn minh sông Hồng
Sau một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển nền kinh t với
nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, vượt qua nông nghiệp dùng cuốc đến nông nghiệp
dùng cày (bằng lưỡi cày đồng tiến lên lưỡi cày sắt) có sức kéo là trâu bò cùng với những
tiến bộ khác, người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua thời tiền sử, vượt qua hình thái kinh tế
- xã hội nguyên thuỷ sang hình thái kinh tế xã hội đầu tiên thuộc phạm trù của thời đại văn
minh, của xã hội phân hóa giai cấp và có nhà nước (Nhà nước Văn Lang của các vua
Hùng tiếp đến là nước Âu Lạc của vua Thục). Đồng thời, người Việt cổ đã xây dựng được
một nền văn minh đầu tiên, đó là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay còn gọi là nền văn
minh sông Hồng, đây là nền văn minh bản địa.
Sự ra đời một hình thái nhà nước đầu tiên dù còn sơ khai nhưng đã đánh dấu một
bước tiến quan trọng của lịch sử Việt Nam. Nó xác nhận quá trình dựng nước thời Hùng
Vương - với nhà nước Văn Lang và đặt cơ sở cho sự hình thành cộng đồng dân tộc Việt
Nam, cộng đồng quốc gia Việt Nam.
Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc với những thành tựu dựng nước và bước đầu giữ
nước, với nền Văn minh sông Hồng (Văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay còn gọi là văn
minh Việt cổ) rực rỡ đã khẳng định vị trí của nó trong lịch sử dân tộc, mở đầu sự nghiệp
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
3.2.1.1. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng
Nền Văn minh sông Hồng được hình thành từ những nền văn hóa tiền sử xa xôi và
được trực tiếp tạo thành trong một quá trình liên tục từ Sơ kỳ thời đại đồng thau đến Sơ kỳ
thời đại đồ sắt (tiêu biểu là văn hóa Đông Sơn). Công cụ kim loại sắc bén và thuận lợi hơn
nhiều so với công cụ bằng đá đã tạo nên những chuyển biến về chất trong sản xuất và đời
sống xã hội.
Quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng đồng thời là quá trình liên kết các bộ
lạc và liên minh bộ lạc thành cộng đồng quốc gia, cộng đồng bộ tộc với cơ cấu nhà nước
sơ khai của người Việt cổ. Đó cũng chính là quá trình tác động và dung hợp nhiều nền văn
hóa của những thành phần cư dân khác nhau, thành một nền văn hóa thống nhất với nhiều
loại hình địa phương, gồm nhiều thành phần dân tộc gần gũi nhau về nhân chủng và văn
hóa. Cộng đồng người Việt Cổ được hình thành qua nhiều quá trình: Nhóm Môngôlôit hỗn
chủng với nhóm Ôxtralôit tạo thành người Lạc Việt, nhóm Lạc Việt hòa nhập với nhóm
Tây Âu tạo thành người Âu Lạc. Cộng đồng cư dân đó bước đầu được gắn bó bởi ý thức về
một dòng giống chung (là con rồng cháu tiên), bởi sự cố kết trong cuộc đấu tranh với thiên
nhiên (bão lụt, hạn hán) và với xã hội (giặc ngoại xâm).
Lúc này người Việt Cổ đã từ vùng gò đồi cao tràn xuống vùng đồng bằng và vùng
ven biển để sinh sống. Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả,... đã tạo nên vùng đồng
bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trù phú - một địa bàn thuận lợi cho người Việt cổ sinh
sống.
3.2.1.2. Thành tựu của nền văn minh sông Hồng
Nền văn minh sông Hồng được hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước Văn
Lang - Âu Lạc và sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ. Trên
cơ sở một nền kinh tế phát triển mạnh và phạm vi lãnh thổ được mở rộng từ vùng đồi núi,
trung du đến vùng đồng bằng rộng lớn của sông Hồng, sông Mã, sông Cả,... đời sống vật
chất, tinh thần được nâng cao rõ rệt; tổ chức xã hội đạt đến một trình độ cao hơn, vượt
khỏi thời nguyên thuỷ, bước sang thời đại văn minh đầu tiên của người Việt cổ - nền văn
minh sông Hồng.
a. Về đời sống vật chất
Thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, chủ yếu là gạo
nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, xôi, làm bánh chưng, bánh giầy. Sách Lĩnh
nam chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương trồng được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi
cơm. Nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi xôi đã được tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn
hoá Đông Sơn. Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn
sử dụng các loại hoa màu, rau quả, nhất là các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ,
khoai lang, sắn, củ mài, khoai sọ. Lúc thiếu thốn, người ta còn dùng các loại cây có bột
khác như cây quang lang, búng, báng. Thức ăn cũng khá phong phú, gồm các loại cá, tôm,
cua, ốc hến, ba ba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu...). Thức ăn được chế biến theo nhiều
cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống...)
Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn cho mỗi gia đình.
Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà, chó...).
Trong thức ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn có nhiều loại hoa quả
vùng nhiệt đới như: vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu, cam, quýt,... Người ta cũng đã
biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, hẹ,... Nguồn lương thực và
thực phẩm của người Việt cổ rất phong phú, đa dạng và rất giàu chất bột, chất đạm và các
chất bổ khác. Đây là một biểu hiện của cuộc sống vật chất được nâng cao, của sự phát
triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của cư dân bấy giờ . Tập quán ăn uống: Người Việt cổ
bấy giờ có tục uống rượu gạo và ăn trầu. Rượu được nhắc đến nhiều trong các thư tịch cổ,
truyện dân gian.
Người Đông Sơn có thói quen ăn trầu, nhuộm răng đen. Dấu tích hạt cau, quả cau
đã được tìm thấy ở Đông Sơn. Trang phục của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã phản ánh
một phần trình độ phát triển, óc thẩm mỹ và bản sắc văn hoá của người Việt cổ.
Do nghề dệt phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ
sợi đay, gai, tơ tằm, bông,... nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong
sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có loại quấn
đơn và loại quần kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui, được làm từ một
mảnh vải dài, rộng. Tượng người đàn ông thổi kèn ngồi trên cán đèn Việt Khê hay các
tượng mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh đã phản ánh kiểu mặc đó. Phụ nữ ngoài mặc
váy còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng quấn ngang bụng và khăn quấn đầu.
Vào các ngày lễ hội, trang phục của nam nữ đẹp đẽ hơn: có mũ lông chim, váy xòe kết
bằng lông chim hoặc lá cây và mang nhiều đồ trang sức đẹp (khuyên tai, hạt chuỗi, nhẫn,
vòng tay, vòng cổ chân bằng đá, đồng). Sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển mạnh
của nghề thủ công và kỹ thuật luyện kim đã tạo điều kiện làm phong phú, đa dạng các đồ
trang sức. Điều đó cũng chứng tỏ đời sống vật chất của cư dân Văn Lang - Âu Lạc được
nâng cao rõ rệt.
Về đầu tóc, người bấy giờ có bốn kiểu: kiểu tóc cắt ngắn, búi tó, tết bím và tóc
quấn ngược lên đỉnh đầu. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có tượng nam tóc cắt ngắn
ngang vai để xoã. Ở trống đồng Cổ Loa cũng có hiện tượng tương tự. Lối cắt tóc ngắn đến
ngang lưng, để xoã khá phổ biến ở nam giới thời bấy giờ. Búi tóc cũng rất phổ biến ở cả
nam giới và nữ giới. Nhiều người còn có kiểu chít một dải khăn nhỏ giữa trán và chân tóc,
hoặc có đuôi khăn thả dài phía sau. Có thể nói, kiểu tóc cắt ngắn buông xoã sau lưng và
búi tóc cao sau đầu là hai kiểu tóc phổ biến nhất của người Đông Sơn. Người Việt cổ bấy
giờ còn có tục xăm mình. Nhà ở có nhiều kiểu như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ,
tre, nứa. Trên trống đồng Đông Sơn ta thấy có 2 kiểu nhà: nhà sàn mái cong hình thuyền
và mái tròn hình mui thuyền, sàn thấp, mái rủ xuống như mái tranh đến gần sàn, có cầu
thang lên xuống. Mỗi công xã nông thôn bao gồm một số nhà sàn quần tụ bên nhau trong
một địa vực, hình thành những xóm làng định cư lâu dài mà thời đó thường gọi là kẻ,
chiềng - tức là nơi chốn, chạ tức là tục kết đôi làng quê.
Các vật dụng trong sinh hoạt gia đình rất phong phú như bình, vò, thạp, mâm, chậu,
bát bằng đồ gốm hay bằng đồng. Ngoài ra, có những đồ dùng làm bằng tre, nứa, mây, vỏ
bầu,... Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè. Thuyền có thuyền độc mộc, thuyền
ván với các kiểu loại khác nhau: thuyền chiến, thuyền tải, thuyền bơi trải. Trên bộ còn sử
dụng súc vật như voi, trâu, bò, ngựa.
b. Đời sống tinh thần
Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khá cao.
Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng nói lên kỹ
thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên
liệu pha chế hợp kim, làm hoa văn,...). Người xưa tuỳ theo chức năng sử dụng của từng
loại công cụ mà tạo nên một hợp kim hay tỷ lệ giữa các hợp kim cho phù hợp với cách chế
tạo đồ đồng của người Đông Sơn, thể hiện khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của người
Việt cổ. Điều này còn được thể hiện ở trình độ luyện sắt bấy giờ với phương pháp hoàn
nguyên trực tiếp thành loại sắt xốp.
Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai đã hình thành
lãnh thổ chung, đã nổi lên xu hướng thống nhất, đoàn kết, hoà hợp trước yêu cầu trị thủy,
làm thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm. Từ ý thức cộng đồng đã nảy
sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh. Cụ thể, trong ý thức
tư tưởng của cư dân bấy giờ, là các cộng đồng cư dân của nước Văn Lang - Âu Lạc đều có
cùng chung một cội nguồn, một tổ tiên.
Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới nảy sinh, người đương thời còn bảo lưu
những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như: tín ngưỡng vật tổ, ma thuật,
phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, giống nòi phát triển.
Nhiều phong tục tập quán được định hình đã nói lên sự phong phú và phát triển
của đời sống tinh thần trong xã hội Hùng Vương như tục ăn đất, uống nước bằng mũi, tục
giã cối (để làm hiệu lệnh, truyền tin), tục cưới xin, ăn hỏi, ma chay, chôn cất người chết
trong mộ đất, mộ có quan tài hình thuyền, chôn chồng lên nhau, chôn trong nồi vò úp
nhau, chôn theo đồ tuỳ táng bằng hiện vật. Lễ hội bấy giờ rất phổ biến, thịnh hành, là một
phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người Văn Lang - Âu Lạc. Lễ hội được tiến
hành rải rác quanh năm, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm
trâu, bò và các hình thức diễn xướng dân gian (đoàn người hoá trang, vừa đi vừa múa, tay
cầm giáo, lao, nhạc cụ...). Bên cạnh đó, còn có những hội thi tài, thi sức khoẻ, hội đâm
trâu, hội cầu nước, hội mừng năm mới...
Trong cuộc sống, cư dân thời Hùng Vương rất thích cái đẹp và hướng tới cái đẹp.
Đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt cũng như vũ khí không những hết
sức phong phú mà còn đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật rất cao, có những thứ có thể
xem như là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ
thuật tạo hình thời Hùng Vương. Nghệ thuật đó vừa phản ánh cuộc sống thường nhật của
cư dân Việt cổ, vừa thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới chung quanh, với
những đường nét có tính ước lệ, cách điệu và một bố cục cân xứng, hài hoà.
Nghệ thuật âm nhạc cũng phát triển. Có nhiều nhạc cụ được chế tạo và sử dụng bộ
gõ có trống đồng, trống da, chuông nhạc, phách, bộ hơi (khèn). Trong các nhạc cụ, tiêu
biểu nhất là trống đồng. Kết cấu trống đồng gồm có phần tang phình ra, phần thân và chân
trống loe ra giúp cho hình dáng trống đẹp, có sức cộng hưởng làm cho âm thanh vang xa.
Cư dân bấy giờ biết sử dụng nhiều nhạc cụ phối hợp trong các lễ hội. Trên trống đồng
Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống đồng từ 2 đến 4 chiếc, dàn cồng từ 6 đến 8 chiếc và
một tốp người vừa múa vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh.
Trên trống đồng có hình ảnh người nhảy múa hoá trang và múa vũ trang. Có tượng đồng
Đông Sơn thể hiện hai người cõng nhau, vừa thổi khèn, vừa nhảy múa.
Trống đồng là di vật tiêu biểu của nền văn hóa Đông Sơn và văn minh sông Hồng.
Trống loại I (theo sự phân loại của F.Hegơ) là loại trống đồng sớm nhất, đẹp nhất, được sử
dụng phổ biến với tư cách là một nhạc khí quan trọng trong các buổi tế, lễ, hội hè, ca múa.
Trống đồng Đông Sơn có lẽ còn được sử dụng làm hiệu lệnh chiến đấu, giữ gìn an ninh,
được dùng trong tuỳ táng và trao đổi mua bán ở trong nước và với nước ngoài (với
Malaixia, Inđônêxia,...).
Trống đồng với những nét đặc sắc nói trên, là một sản phẩm lao động, một tác
phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho trình độ trí tuệ, tài năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Văn
Lang - Âu Lạc, là biểu hiện rõ nét, tập trung của nền văn minh sông Hồng. Cùng với trống
đồng, công trình kiến trúc thành Cổ Loa cũng biểu hiện trình độ phát triển cao của cư dân
thời Văn Lang - Âu Lạc.
c. Tổ chức xã hội
Đứng đầu nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là nhà vua, cha truyền con nối. Giúp việc
cho nhà vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. Nhà nước văn lang đã có một đội quan thường
trực với vũ khí bằng đồng, như: dìu chiến, giáo mác, dao găm. Đăc biệt, họ biết sử dụng
thành thạo các loại cung nỏ, có loại bắn một lần được nhiều mũi tên. Thời Âu Lạc, nhà
vua đóng đô ở thành Cổ Loa. Đơn vị xã hội cơ sở của người Việt cổ là các làng bản, đứng
đầu làng bản là các Bố chính (thường là một người già làng), Bình dân làng xã gọi là Lạc
dân. Trong làng xã, tinh thần cộng đồng rất sâu đậm. Họ sống quây quần giúp đỡ lẫn nhau,
đoàn kết cùng chống kẻ thù đến xâm lấn. - Một số đặc trưng của nền văn minh sông Hồng:
d. Về mặt kỹ thuật
Nền văn minh sông Hồng hình thành và phát triển trên cơ sở cuộc cách mạng
luyện kim với nghề đúc đồng dần đạt đến mức hoàn thiện (tiêu biểu là nền văn hóa Đông
Sơn). Và trên cơ sở đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng đó, chủ nhân của nền văn hóa đã
bước vào Sơ kỳ thời đại đồ sắt.
e. Về kinh tế
Nền văn minh sông Hồng thực chất là nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước
của người Việt cổ sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một xứ sở có nhiều sông nước,
núi rừng, đồng bằng và biển cả.
f. Về mặt xã hội
Nền văn minh sông Hồng là một nền văn minh xóm làng dựa trên cơ cấu nông thôn
kiểu Á châu của một xã hội phân hóa chưa sâu sắc, gay gắt và nhà nước mới hình thành.
Nhà nước vừa có mặt bóc lột công xã, lại vừa đại diện cho lợi ích chung của công xã trong
yêu cầu tổ chức đấu tranh chinh phục thiên nhiên, chống thiên tai, khai hoang, trị thủy làm
thủy lợi, tự vệ và chống ngoại xâm.
Nền văn minh sông Hồng là nền văn minh bản địa đậm nét, kết tinh trong đó bản
lĩnh, truyền thống, cốt cách, lối sống và lẽ sống của người Việt cổ: Chung lưng đấu cật,
đoàn kết, gắn bó với nhau trong lao động và đấu tranh, giàu tình làng nghĩa nước, tôn
trọng người già và phụ nữ, biết ơn và tôn thờ tổ tiên, các anh hùng nghĩa sĩ,...; có cội dễ và
cơ sở sâu xa trong cuộc sống lâu đời của các lớp cư dân trên lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc
thủa đó.
Nền văn minh sông Hồng cũng sớm có quan hệ giao lưu mật thiết với các nền văn
minh láng giềng, đặc biệt là văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ. Như vậy, nền văn
minh Văn Lang - Âu Lạc hay nền văn minh Việt cổ là gọi theo tên của thời gian xuất hiện;
Văn minh sông Hồng là gọi theo tên của địa bàn xuất hiện (lưu vực sông Hồng). Nhưng
thực ra địa bàn của văn minh Văn Lang - Âu Lạc hay văn minh Việt cổ ngoài lưu vực
sông Hồng còn bao gồm cả các triền sông lớn khác của vùng Bắc Trung Bộ như sông Mã,
sông Cả,...Khảo cổ học đã chứng minh dòng chảy chủ yếu tạo thành nền văn minh sông
Hồng chính là dòng văn hóa sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất màu mỡ của vùng đồng
bằng châu thổ sông Hồng. Trên địa bàn này từ sơ kỳ thời đại đồng thau đến sơ kỳ thời đại
đồ sát đã diễn ra quá trình hình thành và phát triển của bộ phận dân cư nông nghiệp trồng
lúa nước, cốt lõi đầu tiên của người Việt, chủ nhân của nền văn minh Việt cổ.
Theo tiến trình phát triển, văn hóa Phùng Nguyên (Sơ kỳ thời đại đồng thau) chính
là cội nguồn của nền văn minh sông Hồng. Các giai đoạn văn hóa tiếp theo là văn hóa
Đồng Đậu (trung kỳ thời đại đồng thau), văn hóa Gò Mun (hậu kỳ thời đại đồng thau) là
quá trình chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của nền văn minh sông Hồng và giai đoạn văn
hóa Đông Sơn (Sơ kỳ thời đại đồ sắt).
Bên cạnh những dòng chảy chính còn có nền văn hóa Hoa Lộc, nền văn hóa Hạ
Long của nhóm cư dân sống ven biển và trên các đảo Đông Bắc thời kỳ trước đó (hậu kỳ
đá mới). Nếu ở giai đoạn tiền văn hóa Đông Sơn các nền văn hóa đã có mối liên hệ với
nhau, nhưng về cơ bản vẫn còn mang đậm dấu ấn địa phương gắn liền với từng nhóm cư
dân trong từng khu vực nhất định thì đến giai đoạn văn hóa Đông Sơn dù là di chỉ được
phát hiện ở đâu, thuộc lưu vực sông Hồng, sông Mã hay sông Cả, dù ở miền đồng bằng
châu thổ hay miền núi, mặc dù mỗi vùng vẫn có phong cách riêng nhưng tất cả đều mang
những đặc trưng chung của văn hóa Đông Sơn, với những di vật tiêu biểu như: Trống
đồng, thạp đồng, thố, dao găm, giáo, dìu, lưỡi cày,... Đây rõ ràng là một nền văn hóa thống
nhất của một cộng đồng quốc gia, một cộng đồng bộ tộc đã có sự liên kết với nhau trên
một lãnh thổ, một nền tảng kinh tế - xã hội và một lối sống chung. Giai đoạn Văn hóa
Đông Sơn là chặng đường cuối, là sản phẩm tổng hợp, là đỉnh cao của quá trình tạo thành
nền văn minh sông Hồng.
Quá trình hình thành nền văn minh sông Hồng cũng chính là nền hình thành cư
dân Việt cổ và tiếng Việt cổ. Trải qua một chặng đường dài, người Việt cổ đã xây dựng
được cho mình một nền văn minh đầu tiên, đó là nền Văn minh sông Hồng - một nền văn
minh bản địa đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp sau của dân tộc Việt Nam,
đặt nền móng vững chắc cho bản sắc dân tộc, là cội nguồn sức mạnh tinh thần để nhân dân
Việt Nam đứng vững, vượt qua được thử thách to lớn trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
3.2.2 Văn minh sông Cửu Long
3.2.2.1. Cơ sở hình thành văn minh châu thổ sông Cửu Long
Sự hình thành nền văn minh Sông Cửu Long gắn liền với sự hình thành và phát
triển của Vương quốc Phù Nam. Nếu Nền văn minh sông Hồng được hình thành và phát
triển cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc gắn liền với văn hóa Đông Sơn
thì văn minh sông Cửu Long được hình thành và phát triển cùng với sự ra đời của Vương
quốc Phù Nam gắn liền với văn hóa Óc Eo. Ngay sau khi phát hiện ra văn hóa Óc Eo sau
cuộc khai quật khảo cổ học của người Pháp Louis Melleret vào năm 1944, người ta đã coi
đó là những dấu vết của vương quốc Phù Nam. Vậy mối quan hệ của văn hóa Óc Eo với
Vương quốc Phù Nam như thế nào, chúng ta cần nghiên cứu mối quan hệ này trên ba
phương diện: không gian, thời gian và cư dân.
Thứ nhất về thời gian: Theo các thư tịch cổ Trung Quốc còn lại cho đến ngày nay,
các nhà khoa học đã có ý kiến thống nhất: Vương Quốc Phù Nam tồn tại từ thế Kỉ I sau
CN đến thế kỉ VII, trải qua 13 đời vua.
Theo các di chỉ khảo cổ học tìm được cũng cho thấy, văn hóa Óc Eo tồn tại thế kỉ I
kéo dài đến TK VII, VIII.
Thứ hai về mặt không gian: các nhà nghiên cứu đã thống nhất về vị trí của nước
Phù Nam ngày nay như sau: Nằm ở phía nam bán đảo Đông Dương, phía Nam quận Nhật
Nam (phần đất phía nam của nước Nam Việt cũ) và Lâm Ấp (từ dưới Quảng Nam trở vào.
Vịnh phía Tây biển lớn- Vịnh Thái Lan ngày nay, hạ lưu sông Mê Công, sông Vàm cỏ,
sông Đồng Nam, Sài Gòn.

Bản đồ Phù Nam và Champa khoảng thế kỉ III


Như vậy không gian vương quốc Phù Nam bao gồm lãnh thổ rộng lớn: Về phía
đông đã kiểm soát được cả vùng đất Nam Trung Bộ (giáp Champa), về phía tây bắc đến
trung lưu sông Mê Công, về phía tây đến thung lũng sông Meenam (Thái Lan) và cao
nguyên Corat. Về phía nam đến các nước ngoài hảo đảo thuộc phần đất phía bắc bán đảo
Malayxia ngày nay.
Những phát hiện khảo cổ học của các nhà khảo cổ VN về nền văn hóa Óc Eo từ
vùng núi Lâm Đồng đến rừng ngập mặn U Minh, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An,
Đồng Nai, Tiền Giang, TPHCM. Nền văn hóa này phân bố rất trù mật trên địa bàn các tỉnh
Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và nhiều địa điểm khác thuộc đồng bằng
Nam Bộ. Cac nhà khoa học đã phát hiện nhiều chứng tích liên hệ khá mật thiết với TQ, Ấn
Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. trong các năm 1994-1995 các nhà khảo cổ học đã phát hiện
những hiện vật phong phú bao gồm: đồ gốm vặn thừng có vẽ màu, hơn 40 chiếc rìu đá
cùng với các bàn mài, chày nghiền giống loại rìu của Malaixia, Indonexia..
Thứ ba về cư dân: Cư dân Phù Nam gồm hai bộ tộc: Môn Cổ và Nam Đảo. Bộ tộc
Môn Cổ: là bộ tộc người miền núi, họ tiên gần xuống biển, gặp bộ tộc người Nam Đảo, tại
đây quá trình cộng cư đã diễn ra, họ chung sức cùng nhau xây dựng quốc gia mới, bổ xung
cho nhau sức mạnh, những ở trường trên núi và dưới biển. Người Nam Đảo có khả năng
khaai thác hải sản và buôn bán với nước ngoài, phong tục ăn mặc sang trọng. Người Môn
Cổ thu hoạch lâm sản, săn voi. Do đó quốc gia mới lập, theo thói quen được gọi bằng tên
tộc người bản địa (Người vùng núi) nên có tên là Phù Nam.
Về cư dân văn hóa Óc Eo là người phần lớn nói tiếng Nam Đảo. Như vậy xem xét
mối quan hệ giữa vương quốc Phù Nam và nền văn hóa Óc Eo cho thấy: Văn hóa Óc Eo
thực chất là văn hóa sơ sử và sơ kì của lịch sử vương quốc Phù Nam. Nó là một bộ phận
quan trọng góp phần tạo nên những thành tựu văn hóa đặc sắc của Vương quốc Phù Nam.
3.2.2.2. Những thành tựu về chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa của quốc gia Phù Nam
a. Tình hình chính trị của Phù Nam
Phù Nam là một quốc gia gồm nhiều cộng đồng xã hội khác nhau theo thể chế quân
chủ tập quyền, vua tự xưng là Hoàng Đế. Vua phù Nam không chỉ cai quản lãnh thổ của
mình, mà còn cai quản cả vùng đã xâm chiếm. Tuy nhiên đây không phải là một nhà nước
có tổ chức mà chỉ là tập hợp của các tiểu quốc, trong đó mỗi tiểu quốc vẫn giữ nguyên tổ
chức, tên gọi và cả truyền thống của mình. Các tiểu quốc là các chư hầu, được cai trị bởi
tiểu vương và phải nộp cống phẩm cho quốc vương Phù Nam.
Ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa vương quyền và thần quyền, đạo Balamon được
sử dụng làm công cụ hữu hiệu hóa uy quyền của nhà vua, những tư tưởng công bằng và
luật còn rất thô sơ. Thư tịch cổ có chép lại: Trong nước không có nhà tù, phạm nhân thoạt
tiên phải nhịn ăn ba ngày, sau đó phải cầm trong tay một lưỡi rìu hay một xích sắt được
nung đỏ và bước đi 7 bước. Hoặc người ta thả vào nồi nước sôi những chiếc vòng vàng
hay những quả trứng gà và phạm nhân phải dùng tay nhúng vào để lấy ra. Nếu có tội thì
tay ẽ bị bỏng, nếu vô tội thì bàn tay không sao.
Một cách điều tra kẻ tội phạm khác: Khi trong nhà một người Phù Nam bị mất cắp,
người ta lấy một hũ cơm mang đến khấn thần linh chỉ tên ăn trộm. Hũ cơm được đặt dưới
chân tượng thần. Sáng hôm sau, chủ nhà lấy hũ cơm đó về và gọi các gia nhân ra, chia
cơm ấy cho họ ăn. Nếu là kẻ gian thì miệng chảy máu, không nuốt được cơm, trái lại,
người vô tội sẽ ăn được cơm ngay. Lối tra án này được áp dụng ở Nhật Nam và cả vùng
biên cảnh.
Như vậy, tuy luật pháp có chịu ảnh hưởng của luật Ấn Độ (mang tính tôn giáo)
nhưng chưa thành hệ thống như Ấn Độ vào cùng thời điểm đó.
b. Tình hình kinh tế- xã hội của Phù Nam
- Hoạt động kinh tế chủ yếu kết hợp giữa nông nghiệp trồng lúa nước của người
Môn Cổ với thủ công nghiệp và ngoại thương của người Nam Đảo.
- Vương quốc Phù Nam nằm trên vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai màu mỡ, nằm
trên lưu vực các con sông lớn (trung và hạ lưu sông Mê Công). Đó là điều kiện thuận lợi
cho sự PTNN. Mỗi năm thu hoạch ba vụ lúa cùng nhiều loại cây ăn quả khác như: chuối,
quýt, mít…
- Bên cạnh nông nghiệp người Phù Nam còn sống bằng nghề săn bắn, hái lượm và
đánh cá. Tuy nhiên bộ phận này rất ít chủ yếu là bộ tộc Môn Cổ, còn đa số sống bằng
nông nghiệp lúa nước.
- Thủ công nghiệp: đã phát triển ở trình độ cao: họ điêu khắc, trạm trổ rất khéo, làm
cả trang sức bằng vàng như: Nhẫn khuyên tai, vòng.

+ Thứ nhất: Sự phong phú và đa dạng cac nghề thủ công, qua các hiện vật được tìm
ở văn hóa Óc Eo được chứng minh cho sự đa dạng của các ngành nghề ở đây: Nghề mộc,
nghề đá, nghề tạc tượng, đất nung trang trí, nghề gốm, luyện kim.
+ Thứ hai: Sự phát triển ở trình độ cao của một số nghề thủ công như: gốm, luyện
kim và kim hoàn. Sản phầm của các nghề này phong phú, đa dạng, đạt đến trình độ cao về
kĩ thuật. Gốm có nhiều loại: Nồi hũ, bình lọ..
Thương nghiệp: Đặc biệt phát triển, cư dân Phù Nam có một bộ phận chuyên làm
nghề buôn bán. Óc Eo chính là một trung tâm thương mại phát triển bậc nhất và quan
trọng nhất của Phù Nam. Phù Nam có mối quan hệ giao thương rất rộng rãi đặc biệt là với
Ấn Độ- Đông Nam Á- Trung Hoa.

Tom lại: có thể thây nền kinh tế Phù Nam là một nền kinh tế đan xen hài hòa giữa
các ngành kinh tế. Một mặt họ có thể dùng vàng, bạc, châu ngọc làm đồ cống và nạp thuế,
mặt khác họ vẫn theo nghề trồng trọt và thủ công nghiệp để đảm bảo lương thực và đồ
dùng hàng ngày.
Trong xã hội: có các tầng lớp khác nhau như: quý tộc, bình dân, tầng lớp nô tì. Cư
dân ở đây có tập quán ở trần, xăm mình, xõa tóc, đi chân đất, mặc váy chui gấu, cũng có
người đi guốc bằng gỗ.
b. Tình hình văn hóa của Phù Nam
Không chỉ phát triển về kinh tế mậu dịch hàng hải, trở thành một cường quốc quân
sự- chính trị. Phù Nam còn có một nền văn hóa đặc sắc ảnh hưởng đến các quốc gia láng
giềng để lại những dấu ấn độc đáo nhất trong lịch sử.
Chữ viết: Người Phù Nam sớm mượn chữ cổ Ấn Độ. Vua cũng đọc được những bài
văn viêt của Ấn Độ, mỗi bài văn dài 3000 chữ, đây là bài viết của giới quý tộc, tăng lữ
cung đình. Tuy nhiên qua thời gian truyền bá, một số chữ đã trở thành đối tượng quen
thuộc của người bình dân. Điều này được khẳng định qua các bia còn sót lại.
Tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán:
Người Phù Nam chịu ảnh hưởng của đạo Balamon và đạo phật của Ấn Độ, trong đó
đặc biệt là đạo Phật, khá thịnh hành ở Phù Nam, thậm chí nó có sức lan tỏa ra nhiều quốc
gia khác. Phù Nam là trung tâm phật giáo của cả Đông Nam Á và Đông Á, ảnh hưởng cả
vùng Nam Trung Quốc.
- Phong tục: Người Phù Nam có phong tục riêng: Đối với người chết họ được xử lí
theo 4 cách: ném thi hài xuống sông, thiêu cháy thành tro, chôn cất trong hầm và phơi xác
cho chim mổ. tập quán tắm ửa của người Phù Nam rất độc đáo: Một số gia đình dùng
chung một thùng tắm, tục này vẫn thấy ở Camphuchia.
- Kiến truc, điêu khắc: Tuy không có công trình kiến trúc lớn, vĩ đại đạt trình độ
thẩm mỹ cao những kiến trúc nhà ở như đền, chùa Phù Nam được thiết kế rất độc đáotheo
hướng thích ứng với điều kiện tự nhiên. Trong cuộc khai quật di chỉ Óc Eo, L.Malleret
cho biết: Đây là một quần thể đô thị rộng lớn gồm các khu nhà sàn bị cắt ngang dọc bởi
một mạng lưới kênh đào và hệ thống thủy nông dàn trải trên 200km, các thành phố được
nối đuôi nhau bằng biển cả bằng những con kênh đủ rộng để tiếp nhận những chiếc cầ đi
biển. Tại đây đã tìm thấy dấu tích của dinh thự, nhà cửa được thiết kế theo hai cách: ở
những nơi đất cao xây dựng bằng gạch đá. ở những nơi đất thấp được xây dựng bằng gỗ
lợp la dừa nước, xung quanh vòng thành bằng đất.
Cùng với việc xây dựng thành thị là việc xây dựng đền miếu, các nhà khoa học đã
tìm thấy vết nền của các kiến trúc đặc biệt là trụ giới (Sima-cột mốc) của đền. Trên nền có
móng gạch chia thành các ô lớn hình vuông và hình chữ nhật. Người ta tìm thấy những mô
đất trong đó có chứa đựng những lòng trụ huyệt nhỏ xếp gạch hay chèn đất đá, dưới đáy
xếp đặt một hay một số vật, thường là mảnh vàng.
Có thể nói đây là những nét đặc săc trong nghệ thuật kiến trúc của Phù Nam vì
hiếm có nơi nào trên thế giới chôn theo và chôn nhiều mảnh vàng như trong đáy sima đền.
Nét đặc săc nhất và cũng là nét tiêu biểu nhất của văn hóa Phù Nam là các pho
tượng phật. Các nhà khảo cổ học đã lưu giữ được hơn 50 pho tượng phật, trong đó có 17
pho bằng đá, 26 pho bằng gỗ, 7 pho tượng đồng. Các pho tượng này được xác định là của
thế kỉ V. Tượng phật ở Phù Nam rất thanh tú, dịu dàng, cân đôi trên toàn thân, sự tinh tế
của thân áo, của tay phải, tay trái kéo một chút vạt nhô ra song song với thân người.
Những dấu tích văn hóa kể trên cho thấy cư dân Phù Nam không chỉ là những
người mở cửa biển giao lưu văn hóa mà còn buôn bán rộng rãi với nước ngoài hơn nữa
còn thích nghi rất cao với đời sống trên kênh rạch, lạch biển. Những dãy cọc gỗ, nhà sàn
và những dấu tích nền móng đền tháp rải rác khắp miền tây sông Hậu cho thấy họ đã lập
chợ trên sông, lập phố xá dọc kênh. Ngày nay hậu duệ của họ cũng chỉ phát triển nó ở
trình độ hiện đại cao hơn mà thôi.
3.3. Biến đổi khí hậu ở các đồng bằng
3.3.1. Biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Hồng
3.3.1.1. Biểu hiện
- Số ngày lạnh bị rút ngắn do nền nhiệt tăng cao, nắng nóng kéo dài, Đông - Hạ
không phân biệt rõ rệt như trước
Vào mùa đông, số ngày lạnh bị rút ngắn, trước kia ở Đồng bằng sông Hồng mùa
lạnh kéo dài khoảng 3 tháng, trong mùa đông thời tiết thường lạnh đều dưới 18 độ C.
Nhưng hiện nay mùa lạnh ngắn hơn 3 tháng, xen vào mùa lạnh lại có những đợt nhiệt độ
tăng cao khoảng 25 đến 28 độ C có thể kéo dài 3-5 ngày. Bên cạnh đó lại có những đợt rét
đậm rét hại, lạnh buốt kéo dài 5 đến 7 ngày, nhiệt độ xuống dưới 10 độ C
Số ngày nắng nóng theo kịch bàn biến đổi khí hậu cũng tăng lên đáng kể, song
không rải rác mà thường hình thành những đợt nóng kéo dài nhiều ngày. Xen vào những
ngày nắng nóng lại có những ngày có gió mùa đông bắc bất thường, nhiệt độ xuống 25
độ C. Theo dự báo đến cuối thế kỷ này số ngày nắng nóng có thể tăng từ 10 đến 20 ngày.
Ngược với nắng nóng, số ngày lạnh có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, những đợt lạnh
cực đoan với nhiệt độ giảm sâu kèm theo mưa tuyết, băng giá lại có xu hướng gia tăng ở
các tỉnh miền núi phía cực Bắc.
- Bão và diễn biến của bão phức tạp, khó lường
Bão được coi là thiên tai đặc biệt nguy hiểm đối với vùng ven biển Việt Nam. Toàn
bộ vùng ven biển Việt Nam nói chung đối diện với trung tâm bão Tây bắc Thái Bình
Dương là ổ bão lớn nhất trên trái đất. Phân tích diễn biến của chuỗi số liệu xoáy thuật
nhiệt đới (XTNĐ) ảnh hưởng tới lãnh thổ Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ gần đây cho
thấy số XTNĐ ảnh hưởng tới nửa phần phía Nam đang có xu hướng tăng lên nhất là
những cơn bão mạnh mặc dù tần số xuất hiện XTNĐ hàng năm không tăng.
Đồng bằng sông Hồng có các tỉnh giáp biển như: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình cho nên ảnh hưởng mạnh mẽ của bão di chuyển từ biển Đông. Bão đã gây thiệt
hại tài sản, hoa màu, nhà cửa ví dụ như:
Năm 2013, cơn bão số 14 có tên quốc tế Haiyan - sau khi quét qua Philippines với
cường độ trên cấp 17 đã đi vào Biển Đông, rồi đổ bộ vào TP Hải Phòng với cường độ gió
cấp 11-12, giật trên cấp 14, làm hơn 100 người chết, mất tích và bị thương.
Hoặc đối với TP Hải Phòng, năm 2013 cơn bão số 2 vào tháng 6/2013 đã phá hủy
nhiều cơ sở vật chất của khu vực du lịch Đồ Sơn. Đoạn đê kè dài 40m tại bãi tắm khu 1 bị
phá vỡ, nhiều nơi ở Đồ Sơn còn xảy ra ngập úng. Bãi tắm khu 2 cũng bị bão tàn phá,
nhiều đoạn đường và vỉa hè bị hư hỏng nặng. Tháng 9/2014, Đồ Sơn cũng bị ngập nặng do
ảnh hưởng của cơn bão số 3, quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Hải xuất hiện những đợt sóng
biển cao 4 - 5m đánh vào các bờ kè, nước tràn vào các phố phường gây ra tình trạng ngập
cục bộ, đá dưới biển và đá kè bị nước biển đánh vỡ văng vào nhiều nhà hàng, khách sạn
gây vỡ cửa kính, hư hỏng nhiều thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Cuối tháng 7/2016, bão Mirinae đổ bộ vào khu vực Thái Bình-Ninh Bình, ảnh
hưởng trực tiếp từ Nam Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa. Mirinea không phải một cơn
bão mạnh, chỉ có sức gió tương đương cấp 8-9. Tuy nhiên đây lại là một cơn bão, có quy
luật khác thường khi vào đất liền, di chuyển chậm, có thời điểm hầu như không di chuyển.
Cơn bão đã làm 30 nhà đổ sập, 25.000 nhà khác tốc mái, 67 tàu, thuyền bị chìm, 17.000
cột điện bị gãy đổ. Hà Nội là địa phương có nhiều người bị thương nhất với 9 trên tổng số
21 người.
- Mưa lớn gây lũ lụt
Mưa lớn là ngày xảy ra mưa trong 24 giờ (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 19 giờ
ngày hôm sau) đạt cấp mưa vừa trở lên (lượng mưa đo được từ 16mm/24giờ trở lên). Mưa
lớn và nước được đẩy từ biển vào do gió mạnh có thể gây nên lũ lụt lớn trong vòng 24 giờ.
Hệ thống thoát nước của nhiều thành phố ven biển có thể không thể thoát nước kịp do địa
hình thoải của các khu vực ven biển này. Khi đổ bộ, một cơn bão trung bình có thể gây
nên tổng lượng mưa khoảng 100 đến 300 mm.
Trong vòng 100 năm qua, đồng bằng sông Hồng đã có 26 trận lũ lớn. Các trận lũ
lớn này đa số xảy ra vào tháng 8, nhằm vào cao điểm của mùa mưa bão. Đặc biệt vào năm
1971, ảnh hưởng dòng nước lạnh La Nina đã gây nên những trận mưa to liên tục vào mùa
bão năm đó. Một cơn bão từ miền nam Trung hoa gần Hồng Kông mang đến những trận
mưa to trên các Sông Thao, Sông Lô và Sông Đà. Mực nước Sông Hồng ngày 20 tháng 8
lên đến 14,13 m ở Hà Nội. Mực nước ở Hà Nội này cao hơn mực nước báo động cấp III
đến 2,63 m. Trận lũ năm 1971 đã gây vỡ đê ở ba địa điễm, làm thiệt mạng 100000 nguời,
úng ngập 250000 ha và hơn 2,7 triệu người bị thiệt hại. Môt trận lũ lớn khác vào tháng 8
năm 1945 gây vỡ đê tại 79 điễm, gây ngập 11 tỉnh với tổng diện tích 312000 ha, ảnh
hưởng tới cuộc sống của 4 triệu người. Gần đây lũ lụt kèm theo gió to hơn 100 km/giờ do
bão Frankie gây nên vào ngày 24 tháng 7 năm 1996 làm 100 người bị thiệt mạng, 194000
căn nhà bị hư hại và hơn 177,000 ha bị úng ngập.
- Nắng nóng cục bộ
Là dạng thời tiết đặc biệt thường xảy ra trong những tháng mùa hè. Một ngày, tại
địa phương nào đó được coi là có nắng nóng khi nhiệt độ cao nhất (ký hiệu là Tx) đạt mức
35 độ C ≤ Tx < 37 độ C. Nắng nóng gay gắt khi 37 độ C ≤ Tx < 39 độ C và được coi là
ngày nắng nóng đặc biệt gay gắt khi Tx ≥ 39 độ C. Trong một khu vực dự báo (ví dụ đồng
bằng Bắc Bộ), nếu quan sát thấy có ít nhất từ một nửa số trạm quan trắc trở lên có nhiệt độ
cao nhất trong ngày Tx ≥ 35 độ C thì được gọi là ngày nắng nóng diện rộng. Còn khi chỉ
quan sát thấy dưới một nửa số trạm trong khu vực có nhiệt độ cao nhất trong ngày Tx ≥ 35
độ C thì được gọi là nắng nóng cục bộ. Một ngày được coi là nắng nóng gay gắt trên diện
rộng khi có ít nhất 2/3 số trạm quan trắc trong khu vực có nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 35 độ C,
trong đó ít nhất một nửa số trạm quan trắc trong khu vực dự báo có nhiệt độ cao nhất Tx ≥
37 độ C. Khi nắng nóng diện rộng xuất hiện liên tục từ 2 ngày trở lên trong một khu vực
dự báo thì được gọi là một đợt nắng nóng.
Hạn hán trên diện rộng
Là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm
trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm cạn kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp
mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất, gây ảnh hưởng xấu đến sự
sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo, dịch bệnh...
Tiềm năng nước vùng Đồng bằng sông Hồng tương ứng với tần suất 50% thì tổng
lượng nước trung bình nhiều năm là 133 tỷ mét khối, nếu tính tổng lượng nước mặt và
nước ngầm có thể sử dụng được khoảng 135 tỷ mét khối/năm. Trong 5 tháng kiệt nhất về
mùa khô hằng năm, tiềm năng nước mặt và nước ngầm có thể khai thác được khoảng
18,45 tỷ mét khối. Với tần suất khai thác và sử dụng trên tổng lượng tiềm năng nước tự
nhiên bao gồm cả nước mặt và nước ngầm thì đến năm 2020, vùng ĐBSH sẽ xảy ra sự
khan hiếm, buộc phải áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ. Trong khi ảnh hưởng của
BĐKH và nước biển dâng ngày càng khốc liệt, hạn hán, xâm nhập mặn đe dọa nghiêm
trọng đến tài nguyên nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Theo kịch
bản, nếu nước biển tăng 1m, ảnh hưởng đến tiêu thoát nước 650.000ha đất canh tác trong
vùng ĐBSH, có nơi nhiễm mặn xâm thực vào vùng cửa sông từ 25km đến 40km…
Vùng ven biển đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 4 tỉnh Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình có diện tích tự nhiên 6131 km 2 (tương đương với 7% diện tích lưu
vực sông Hồng thuộc lãnh thổ Việt Nam). Dân số 6.374,7 nghìn người, là nơi tập trung
đông dân với mật độ trung bình 1.029 người/km 2 trong đó có tới 66% lao động sống bằng
nghề sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản với diện tích 306.100 ha chủ yếu là canh
tác lúa nước.
Nguồn nước mặt cấp cho sản xuất và dân sinh duy nhất từ dòng chính sông Hồng
và sông Thái Bình phân vào các nhánh sông, các cống lấy nước và các trạm bơm. Dưới tác
động ảnh hưởng đồng thời của dòng chảy kiệt, điều tiết mực nước thượng lưu, yếu tố địa
hình, chế độ thủy triều và kịch bản nước biển dâng làm cho ranh giới xâm nhập mặn ngày
một tiến sâu hơn. Vùng cửa sông ven biển do có hệ thống đê khống chế nên đối với khu
vực này mặn không xâm nhập vào trong đồng nhưng làm ngưng trệ quá trình lấy nước
tưới từ sông, phục vụ cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Hàng năm vùng ven biển ĐBSH có khoảng 3.061 đến 6.122 ha (chiếm 10 đến
20%) diện tích đất nông nghiệp vụ xuân bị hạn hoặc khó khăn về nguồn nước tưới. Mặc
dù chi phí cho nông nghiệp tăng cao hơn nhưng sản lượng lúa trung bình giảm đi 6 -10%
so với năm đủ nước tưới.
Dông sét: Là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối
lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó cũng thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm
sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng (ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi).
Lốc: là một hiện tượng gió xoáy cực mạnh, xảy ra trong một phạm vi nhỏ, hàng
chục tới hàng trăm mét và tồn tại trong một thời gian ngắn. Nguyên nhân sinh ra gió lốc là
những dòng khí nóng bốc lên cao một cách mạnh mẽ.
3.3.1.2. Tác động
- Nguy cơ đồng bằng sông Hồng bị ngập úng do mực nước biển dâng 100cm
Khoảng 16,8% diện tích của đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập, Cụm đảo Vân
Đồn có nguy cơ ngập cao.
Tác động của mực nước biển dâng cao do hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể là một
thảm họa đối với Việt Nam, mà tác động lớn nhất sẽ xảy ra ở vùng Đồng bằng sông
Hồng . Dự báo đến năm 2025 giá trị thiệt hại do lũ lụt hàng năm có thể tăng gấp 10 lần,
tương đương 5% GDP của Việt Nam .

Tình trạng xâm nhập mặn do nước biển dâng cao làm mất đất canh tác; các đợt rét
đậm, rét hại cản trở sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng, vật nuôi.
Thêm vào đó, nhiệt độ tăng; chế độ dòng chảy, độ mặn của nước giảm; cường độ
và lượng mưa lớn vào mùa mưa đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của các loài
thủy, hải sản. Nhiều sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là loài nhuyễn thể hai vỏ (nghêu,
ngao, sò…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với sự thay đổi của nồng độ muối.
Sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng, xâm nhập mặn và các yếu tố
thiên tai bất thường khác đã ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nhiều nơi ở vùng đồng bằng
sông Hồng. Nghiên cho thấy khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và nhiều lưu vực gần
cửa biển đang bị tác động rất rõ rệt khi nhiệt độ tăng lên. Hàm lượng O2 trong nước giảm
mạnh vào ban đêm do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực vật thủy sinh, hoặc quá trình
phân hợp chất hữu cơ, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài sinh vật
(có thể bị chết hoặc chậm lớn).

- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp: Lũ lụt làm mất hoa màu, đất bị
nhiễm phèn, nhiễm mặn giảm năng suất. Nhất là vùng đồng bằng sông Hồng; Hạn hán kéo
dài gây mất mùa.
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng ở những khu vực đồi núi
sót ở ĐBSH
Hiện tượng cháy rừng tăng cao do sự nóng lên của trái đất; Nạn chặt phá rừng khiến
đất bị xâm lấn, thu hẹp diện tích canh tách; Đe dọa đời sống, tính mạng của các sinh vật tự
nhiên và các động thực vật quý hiếm.
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước: Gây ô nhiễm nguồn nước, nước
sạch trở nên khan hiếm, nước ngầm suy giảm, nước bị nhiễm mặn, phèn. Tài nguyên nước
cạn kiệt, biến đổi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người. Biến đổi khí hậu ảnh
hưởng đến mối quan hệ dân tộc, an ninh quốc gia. Sự biến đổi khí hậu kéo theo muôn
vàn khó khăn: lương thực khan hiếm, giá cả leo thang dẫn đến nhiều xung đột, tranh chấp
giữa các vùng lãnh thổ.
- Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngư nghiệp
Tại Việt Nam có khoảng 460 nghìn ngư dân, 100 nghìn người làm việc trong lĩnh vực
chế biến thủy hải sản, hơn 2 triệu người tham gia vào các dịch vụ nghề cá. Vì thế, biến đổi
khí hậu xảy ra thì ngành ngư nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Ví dụ tỉnh Ninh Bình được đánh giá là tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất trong các
lĩnh vực nông - ngư nghiệp của toàn vùng. Năm 2008, đợt rét đậm rét hại bất thường kéo
dài tới 38 ngày đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt
thủy hải sản của tỉnh. Ước tính tổng thiệt hại do rét đậm, rét hại năm 2008 đối với sản xuất
nông nghiệp, thủy sản của tỉnh là trên 212 tỷ đồng. Đầu năm 2013, tại nhiều địa phương
của tỉnh cũng xảy ra hiện tượng chết hàng loạt ở cả ngao giống và ngao thương phẩm (tỷ
lệ chết lên tới 70 - 80%).
Hoặc đối với TP Hải Phòng, năm 2013 cơn bão số 2 vào tháng 6/2013 đã phá hủy
nhiều cơ sở vật chất của khu vực du lịch Đồ Sơn. Đoạn đê kè dài 40m tại bãi tắm khu 1 bị
phá vỡ, nhiều nơi ở Đồ Sơn còn xảy ra ngập úng. Bãi tắm khu 2 cũng bị bão tàn phá,
nhiều đoạn đường và vỉa hè bị hư hỏng nặng. Tháng 9/2014, Đồ Sơn cũng bị ngập nặng do
ảnh hưởng của cơn bão số 3, quận Đồ Sơn và huyện đảo Cát Hải xuất hiện những đợt sóng
biển cao 4 - 5m đánh vào các bờ kè, nước tràn vào các phố phường gây ra tình trạng ngập
cục bộ, đá dưới biển và đá kè bị nước biển đánh vỡ văng vào nhiều nhà hàng, khách sạn
gây vỡ cửa kính, hư hỏng nhiều thiết bị, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
3.3.1.3. Biện pháp
- Bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh
Rừng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu. “Lá
phổi xanh” càng lớn thì càng ngăn chặn được tình trạng nóng lên của trái đất. Vì thế cần
tích cực trồng và bảo vệ rừng là biện pháp quan trọng hàng đầu ở Việt nam nói chung và ở
ĐBSH nói riêng.
- Hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch, đốt rơm, rạ trên đồng ruộng
Nên hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt để hạn chế
sự phát tán nhiệt gây nên hiệu ứng nhà kính.
Dừng ngay hiện tượng đốt rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch lúa vì nếu đốt rơm rạ trên
đồng ruộng sẽ tạo ra lượng khói bụi gây ô nhiễm môi trường.

- Khai thác các nguồn năng lượng sạch


Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, mặt trời, năng
lượng thủy triều những nguyên liệu thân thiện với thiên nhiên.
- Liên tục cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu
Bạn nên cập nhật những thông tin về biến đổi khí hậu để có cách khắc phục và chủ
động phòng chống một cách hiệu quả nhất.
- Thực hiện chính sách tiết kiệm điện
Thực hiện chính sách tiết kiệm điện bằng cách tận dụng nguồn năng lượng ánh
sáng mặt trời, tiết kiệm điện và sử dụng đèn compact thay vì đèn sợi đốt.
- Chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi
Để khắc phục và ngăn biến đổi khí hậu tại Việt Nam thì chúng ta nên chuyển đổi
mô hình trồng trọt, chăn nuôi thông minh hơn. Thay thế các loại cây trồng dài hạn bằng
cây ngắn hại để tránh bão lũ hoặc trồng cây có khả năng chịu mặn, chịu phèn.
- Ưu tiên mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng
Nên lựa chọn các thiết bị có nhãn dán tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO2
thải ra môi trường.
- Làm việc gần nhà và dùng phương tiện giao thông công cộng
Hạn chế sử dụng phương tiện gắn máy, phương tiện riêng. Nên đi bộ, xe đạp hoặc
các phương tiện công cộng để hạn chế lượng khí xả thải ra ngoài môi trường.

- Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng


Theo 1 số thống kê thì nhà ở chiếm tới 1/3 khí thải ra ngoài môi trường gây hiện
tượng hiệu ứng nhà kính. Vì thế cần cải tạo cơ sở hạ tầng, xây nhà thân thiện, sử dụng hệ
thống chống ồn, thang điều chỉnh nhiệt,… Nâng cao chất lượng công trình cầu đường để
giao thông được lưu thông, giảm nguồn nhiên liệu tiêu thụ.
Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng túi nilon
Túi nilon gây hại cho môi trường ngay từ khâu sản xuất đến khi sử dụng xong
chúng cần rất nhiều thời gian để phân hủy. Chính vì thế nên hạn chế sử dụng túi nilon để
bảo vệ môi trường và ngăn ngừa biến đổi khí hậu.
- Liên kết vùng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Hồng
Do biến đổi khí hậu là vấn đề mới, trong những năm vừa qua mới chủ yếu tập trung
vào các hoạt động hoàn thiện chủ trương chính sách do Trung ương đề ra là chính. Ngay
cả các chính sách về biến đổi khí hậu ở cấp Trung ương cũng mới đề cập đến vấn đề liên
kết vùng trong ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu dưới dạng quan điểm, giải pháp
mà chưa có hướng dẫn cụ thể về mặt cơ chế, chính sách và cả kỹ thuật.
Do đó, việc đề cập đến liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu là còn ít,
chỉ có 33% số người được hỏi cho là vấn đề liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí
hậu đã được đề cập trong các cuộc họp tại địa phương, 67% số người cho là vấn đề này
chưa được đề cập.
Tại Hội thảo, các chuyên gia và các nhà quản lý đã nêu ra những bất cập trong liên
kết vùng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, qua đó đề xuất một số kiến nghị cơ
chế, chính sách thúc đẩy liên kết vùng trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng
sông Hồng. Cụ thể là xây dựng chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính tổng
hợp, bền vững, liên vùng trong thời gian tới cần tập trung vào việc nghiên cứu, xây dựng
hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành, trong đó có cơ sở dữ liệu về khí hậu, khí tượng, thời
tiết, thủy văn, địa chất địa hình của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Việc xây dựng Quy chế thí điểm liên kết vùng Đồng bằng sông Hồng giai đoạn
2015 - 2020 cần tập trung vào liên kết trong đầu tư xây dựng, phát triển mạng lưới hạ tầng
giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ; liên kết vùng trong phát triển du lịch, hình
thành các vùng chuyên canh nông nghiệp dựa trên thế mạnh của vùng cây dược liệu,
thuốc, nguyên liệu giấy, nông sản đặc sản thông qua xây dựng chuỗi giá trị; liên kết vùng
trong quản lý tài nguyên nước, tài nguyên rừng, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.
Cùng với thành lập cơ quan chuyên trách chỉ đạo về ứng phó với thiên tai, biến đổi
khí hậu và liên kết vùng, cần xây dựng cơ chế bắt buộc cũng như kiểm tra, giám sát chặt
chẽ việc thực hiện liên kết ở các địa phương, ban hành bộ tiêu chí phê duyệt và đánh giá
đối với các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu có tính liên vùng, đặc biệt là thiết lập mạng
lưới trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu giữa các địa
phương trong vùng với nhau.
3.3.2. Biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long
3.3.2.1. Những biểu hiện
Theo nghiên cứu về “Biến đổi khí hậu và những tác động đến phát triển bền vững
tiểu vùng sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long,” của các nhà khoa học Nguyễn
Văn Hồng, Phan Thị Anh Thơ, Nguyễn Thị Phong Lan thuộc Phân viện Khoa học Khí tượng
và Biến đổi khí hậu và Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long khu vực này luôn đối mặt với lũ
và ngập lụt ở vùng thượng du, xâm nhập mặn ở vùng ven biển, đất phèn và sự lan truyền nước
chua ở những vùng trũng thấp; thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt ở những vùng gần
biển; xói lở bờ sông, bờ biển xảy ra ở nhiều nơi và ngày càng trở nên nghiêm trọng và ô
nhiễm nguồn nước, kể cả nước mặt và nước ngầm…
Xu thế biến đổi này đang làm thay đổi vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, tác
động lớn đến tài nguyên nước. Thay đổi chế độ dòng chảy trong sông và triều cường sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới phạm vi xâm nhập mặn tại đây, đặc biệt trong những năm kiệt.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2016, nếu mực nước biển dâng 100cm và
không có các giải pháp ứng phó, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập
đến 38,9% diện tích. Trong đó các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%),
Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%).
Mặt khác, dự báo dân số ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể tăng từ 17 triệu người
hiện nay lên đến khoảng 30 triệu người vào năm 2050. Công nghiệp hóa, đô thị hóa sẽ
ngày càng phát triển và sẽ thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, đồng thời làm tăng nhu cầu
về nước sạch cũng như phát sinh nhiều nước thải hơn. Đây sẽ là áp lực lớn đối với nguồn
nước, nhất là giải quyết vấn đề nước ngọt, ô nhiễm nguồn nước, nhất là ở các kênh, rạch
nhỏ, chảy qua các khu đô thị, khu công nghiệp.
Cùng với đó, nhu cầu lương thực và nước ngọt cũng ngày càng tăng, đồng thời kéo
theo những vấn đề về suy giảm chất lượng nước, ô nhiễm nguồn nước. Những vấn đề về
xung đột giữa nhu cầu nước ngọt cho nông nghiệp và nhu cầu nước mặn, nước lợ để nuôi
tôm đang diễn ra ở nhiều nơi.
Việc phát triển hạ tầng chống lũ, thủy lợi, giao thông đô thị, khu công nghiệp... đã
làm biến đổi sâu sắc chế độ lũ như vốn có trước đây. Việc phát triển hệ bờ bao, khu dân
dân cư vượt lũ... làm giảm không gian chứa lũ, thoát lũ làm gia tăng nguy cơ ngập, lụt ở
nhiều khu vực.
Diện tích chứa lũ giảm đồng thời mực nước biển dâng sẽ làm tăng mực nước lũ ở
khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian dài. Ở các khu vực trung và
hạ lưu, do phát triển công nghiệp và đô thị hóa cao, diện tích chứa lũ giảm và nước biển
dâng làm tăng nguy cơ ngập lũ. Cung cấp nước sạch chỉ đảm bảo được cho 60-65% dân số
đô thị và tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều đối với nông thôn.
Nguồn nước để cấp nước ở các khu vực nông thôn đang phải đối mặt với hai vấn đề
lớn là mặn và ô nhiễm nguồn nước. Nước thải chưa được xử lý, ô nhiễm công nghiệp và
cơ sở hạ tầng sinh hoạt hạn chế gây ra các vấn đề về chất lượng nước và những rủi ro về
sức khỏe, đồng thời không đảm bảo việc cung cấp nước.
Nếu không kiểm soát hiệu quả các vấn đề về xử lý nước thải, chất thải thì trong
tương lai không xa nhiều nơi có nước nhưng không thể sử dụng do bị ô nhiễm, đặc biệt là
các kênh, rạch nhỏ.
Bên cạnh đó, hệ thống ngăn mặn, giữ ngọt chưa đồng bộ hoặc việc vận hành chưa
hợp lý cũng sẽ là vấn đề lớn trong việc bảo đảm nguồn nước ngọt cho canh tác và sinh
hoạt. Sự gia tăng dân số tăng nhanh và việc phát triển nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản
trong những thập kỷ qua đã làm giảm đáng kể giá trị tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu
Long.
Nhiều vùng đất ngập nước như rừng ngập mặn, ao, hồ, đầm phá và vùng đồng cỏ
ẩm ướt đang biến mất để nhường chỗ cho hệ thống tưới tiêu, trồng rừng, ruộng muối, phát
triển công nghiệp và nuôi tôm.
Ngoài ra, việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên là một mối đe dọa lớn đối
với hệ sinh thái. Việc cải tạo đất và nước, thâm canh nông nghiệp, cùng với tác động sinh
thái tiêu cực do chiến tranh để lại đã làm giảm đáng kể diện tích rừng tự nhiên, đất ngập
nước và các môi trường sống tự nhiên khác.
Do có các công trình bảo vệ bờ ven biển nên diện tích các khu vực ngập triều ven
biển bị thu hẹp, làm cho diện tích rừng ngập mặn ngày càng giảm đi và điều này làm cho
tình hình xói lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng hơn.
Diện tích rừng ngập mặn đang bị thu hẹp lại, diện tích nuôi tôm gia tăng, nhất là
khai thác nước ngầm bị mặn để nuôi trồng thủy sản... đang làm phức tạp thêm tình hình
nhiễm mặn, nhất là các khu vực ven biển.
Kết quả “Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông
Mekong” cho thấy, các bậc thang thủy điện dòng chính dự kiến sẽ gây nhiều tác động bất
lợi ở mức lớn tới nghiêm trọng, nếu không có các biện pháp giảm thiểu. Đó là các vấn đề
về suy giảm dòng chảy mùa cạn trong thời đoạn ngắn hạn; suy giảm phù sa, bùn cát (tổng
lượng phù sa bùn cát và dinh dưỡng bị giảm tới 65%). Nếu tính chung cả các thủy điện
trên thượng nguồn sông Mekong thì lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn
lại khoảng 15 triệu tấn, chưa đến 10% so với điều kiện tự nhiên); xâm nhập mặn sẽ gia
tăng tại hầu hết các vùng ven biển.
Tác động lên chế độ dòng chảy gây tác động về xâm nhập mặn lớn nhất, làm suy
giảm nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và gây bất lợi cho hoạt động giao thông thủy
trên toàn tuyến.
3.3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
a. Tác động đến sản xuất nông nghiệp
Dưới tác động của biến đổi khí hậu, ở ĐBSCL, ước tính hàng trăm ngàn hecta đất
bị ngập, hàng triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu nước biển dâng cao. Sản lượng lương
thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe doạ tới an ninh lương thực của quốc gia. Diện tích canh
tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản
sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm.
Cá nước ngọt dự kiến sẽ suy giảm vì diện tích đất đồng bằng và dòng sông nhiễm
mặn gia tăng. Ngược lại, cá nước mặn, lợ sẽ phát triển. Diện tích nuôi tôm, sò và hải sản
khác có thể sẽ gia tăng trong tương lai. Các vùng tài nguyên rừng, đất, nước, sinh vật
hoang dã, khoáng sản (than bùn, cát đá xây dựng...) sẽ bị xâm lấn. Nông dân, ngư dân,
diêm dân và thị dân nghèo sẽ là đối tượng chịu nhiều tổn thương nặng nề do thiếu nguồn
dinh dưỡng, thiếu khả năng tài chính, thiếu điều kiện tiếp cận thông tin để có thể đối phó
kịp thời với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu.
Dự kiến sẽ có sự dịch chuyển dòng di cư của nông dân ở các vùng ven biển bị tác
động nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng lên các đô thị vùng phía bắc và phía
tây (như Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Tân An...). Điều này
khiến các quy hoạch đô thị bị phá vỡ, trật tự xã hội sẽ là một thử thách, môi trường đô thị
sẽ bị xấu đi do sự gia tăng cơ học về dân số.
Thực tế cho thấy, mùa khô năm 2016, mặn đã xâm nhập sâu đến 90 km vào các
tỉnh/thành ven biển ở ĐBSCL, với diện tích khoảng 300.000 ha. Nếu tình trạng hạn - mặn
tiếp tục diễn ra như năm 2016 thì diện tích các vùng trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, làm
giảm năng suất và sản lượng. Như vậy, việc chọn tạo và sử dụng các loại giống lúa chịu
mặn là khả năng phải nghĩ tới trong hiện tại và tương lai.
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng như nêu trên đối với cây lúa, nuôi trồng thủy sản khi
mực nước biển dâng còn làm hệ thống đê biển hiện tại có nguy cơ tràn và vỡ ngay cả khi
không có các trận bão lớn.
Ngoài ra, do mực nước biển dâng cao làm chế độ dòng chảy ven bờ thay đổi sẽ gây
xói lở bờ. Đối với hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao, mực nước biển dâng cao làm cho
khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con sông dâng lên, kết hợp
với sự gia tăng dòng chảy lũ từ thượng nguồn sẽ làm cho đỉnh lũ tăng thêm, uy hiếp sự an
toàn của các tuyến đê sông ở các tỉnh phía bắc, đê bao và bờ bao ở các tỉnh phía nam. Biến
đổi khí hậu cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng
biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại “thiên địch”.
Trong thời gian 2 năm trở lại đây, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá ở ĐBSCL diễn biến
ngày càng phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng thâm canh, tăng vụ và làm giảm sản lượng
lúa. Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ canh tác lúa, làm thay đổi cấu trúc mùa
vụ, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng.
b. Tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn, sạt lở

Bản đồ dự báo phân bố độ mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. (Nguồn: Trung tâm
Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia)
Trong những năm gần đây, nguồn nước thượng lưu sông Mekong về Đồng bằng
sông Cửu Long đã thay đổi quy luật tự nhiên bởi việc xây dựng, vận hành các hồ chứa
thủy điện thượng lưu, dẫn đến xâm nhập mặn có những thay đổi lớn, gây khó khăn lớn
trong việc cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể là thời gian xâm nhập mặn có xu hướng xuất hiện sớm hơn trước đây từ 1-
1,5 tháng. Giai đoạn trước năm 2012, mặn thường xâm nhập đáng kể từ tháng 2 đến tháng
4, đỉnh mặn xuất hiện vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 (là tháng có dòng chảy kiệt nhất,
gió Chướng hoạt động mạnh nhất).
Nhưng những năm gần đây do dòng chảy thượng nguồn đầu mùa khô về thấp, xâm
nhập mặn xuất hiện từ cuối tháng 12 năm trước, đỉnh mặn xuất hiện vào tháng 2 hoặc đầu
tháng 3.
Giai đoạn trước năm 2012, ranh mặn 4g/l chỉ vào từ 35-45 km, năm sâu nhất đến
60 km. Từ năm 2012 đến nay, xâm nhập mặn với ranh mặn 4g/l thường xuyên vào sâu
hơn, ở mức 50- 60km, điển hình như đợt xâm nhập mặn kỷ lục năm 2016, chiều sâu xâm
nhập mặn cao nhất lên tới 90km, dẫn đến hàng loạt cửa lấy nước được xây dựng trước đây
ở khoảng cách cửa sông 35-50km không thể lấy nước ngọt được. Ngoài ra, các cửa cống
thường có cửa van tự động đóng mở theo chênh lệnh mực nước thượng/hạ lưu đã gây tác
động không nhỏ đến việc chủ động vận hành.
Với các đặc điểm về địa hình, địa chất, tác động của các yếu tố thượng nguồn, từ
biển và phát triển vùng đồng bằng, tác động của biến đổi khí hậu làm gia tăng sạt lở bờ
sông, vùng cửa sông ven biển.
Giai đoạn trước năm 2010, Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên xảy ra hiện
tượng sạt lở. Tại một số khu vực đã ghi nhận những thiệt hại do sạt lở gây ra, nhất là
những khu vực tập trung dân cư như thị xã Tân Châu, thành phố Long Xuyên (An Giang);
thị xã Hồng Ngự, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp); thành phố Vĩnh Long (Vĩnh Long). Tuy
vậy, xu thế chung là ổn định, không gia tăng quá mức và vùng ven biển có xu thế bồi là
chính.
Từ năm 2010 tới nay, sạt lở diễn biến ngày càng phức tạp và có mức độ gia tăng cả
về phạm vi và mức độ nghiêm trọng, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng, tài sản của nhân
dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn các công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ
tầng vùng ven biển và làm suy thoái rừng ngập mặn ven biển.
Trung bình hằng năm, xói lở đã làm mất khoảng 300 ha đất, rừng ngập mặn ven
biển. Hiện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên
834km; trong đó, sạt lở bờ sông 512 điểm với tổng chiều dài khoảng 566km (chủ yếu diễn
ra dọc theo sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và các nhánh chính
của hệ thống kênh, rạch); sạt lở bờ biển 52 điểm với tổng chiều dài 268km.
3.3.2.3. Đề xuất một số giải pháp
a. Biện pháp sống chung với lũ
Để đối phó với tình trạng diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết, ĐBSCL đã tìm
ra nhiều phương cách khác nhau để sống thích nghi, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ mùa
màng và tài sản; đồng thời cũng khai thác các nguồn lợi từ biến đổi khí hậu mang lại.
Quan điểm “sống chung với lũ” khá quen thuộc với người dân ở đây từ bao đời nay. Hơn
hai thập kỷ gần đây, diễn biến thời tiết và thiên tai đang có xu hướng thay đổi bất thường
ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam.
Vùng ĐBSCL đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế cảnh báo là nơi
chịu nhiều tác động tiêu cực của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nông dân
vùng ĐBSCL hiện nay vừa chịu tác động của lũ thượng nguồn vào mùa mưa, vừa chịu tác
động của sự xâm nhập mặn vào mùa khô và các tác động do diễn biến thời tiết cực đoan
khác. Qua thực tiễn, người nông dân đang chuyển dần qua cách sống và sản xuất nông
nghiệp phù hợp với hoàn cảnh mới dưới điều kiện khí hậu ngày một thay đổi nhanh hơn.
Liên quan đến vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở vùng ĐBSCL,
hiện nay các tỉnh/thành phố chỉ mới ở mức phân tích vấn đề và nâng cao nhận thức đối với
cộng đồng. Thực tế, người dân vùng ĐBSCL đã có một số phương cách đối phó riêng,
mang tính tự phát hoặc chọn lọc theo tình thế nhằm giảm thiểu tác động và thích nghi với
biến đổi khí hậu.
Quan điểm “sống chung với biến đổi khí hậu” hiện chưa là một khẩu hiệu chính
thức từ các cấp chính quyền nhưng ở một số nơi đã được người dân và các phương tiện
truyền thông đại chúng nói đến. Sơ đồ minh họa phía dưới cho thấy cả hai hành động giảm
nhẹ và thích nghi đều tồn tại song song và bổ sung cho nhau.

Mô hình sống chung với biến đổi khí hậu của người dân vùng ĐBSCL 2010
Mặc dù sự biến đổi nào mang tính toàn cầu cũng mang lại cả rủi ro và cơ hội cho
các nhóm lợi ích trong cộng đồng. Nhưng, tác động của biến đổi khí hậu dường như mang
nhiều bất lợi chung cho cả xã hội hơn là thuận lợi. Do vậy, việc giảm nhẹ và thích nghi
phải được nghiên cứu và đề xuất. Đối với các quốc gia nghèo và tài nguyên hạn chế, biện
pháp thích nghi được chú trọng hơn là giảm nhẹ mặc dù cả hai có thể bổ sung cho nhau.
Thích nghi với biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài. Xây dựng kế
hoạch hành động thích nghi với biến đổi khí hậu vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa
mang tính chiến lược lâu dài nhằm giữ được sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội cũng
như môi trường. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở ĐBSCL là vấn đề nghiêm trọng mà
các cơ quan hoạch định chính sách, các chuyên gia quy hoạch, giới khoa học và người dân
phải nhận thức được. Các kịch bản và tình huống tác động cần phải được tiếp tục phân tích
để có các dữ liệu thuyết phục và khoa học hơn.
Căn cứ vào kết quả phân tích về mặt dữ liệu, tiếp đến cần có các chủ trương ủng
hộ việc chia sẻ thông tin và tìm phương cách giảm nhẹ, thích ứng. Liên quan đến việc tìm
kiếm và xác định biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu cho người dân vùng ĐBSCL,
các cấp quản lý và người dân địa phương cần lưu ý một số vấn đề như: ghi nhận các hình
thức thích nghi theo tập quán địa phương; xác định các đối tượng chịu tổn thương, đánh
giá mức độ tổn thương; tăng cường năng lực, nhận thức, ý thức và hành vi bảo vệ môi
trường - sinh thái, giảm thiểu các tác nhân làm khí hậu xấu hơn; đề xuất và thử nghiệm các
mô hình thích nghi với hoàn cảnh mới: các kiểu kiến trúc nhà, ngoại cảnh, các trang thiết
bị phòng tránh thiên tai ở mức cộng đồng; nghiên cứu, chọn tạo các giống cây trồng và vật
nuôi có khả năng chịu đựng ngưỡng thời tiết, khí hậu khắc nghiệt hơn, điều chỉnh lịch thời
vụ và cơ cấu cây trồng - vật nuôi phù hợp; xây dựng quy chuẩn xây dựng cơ sở hạ tầng
phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong tương lai; lồng ghép các
biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương; xây dựng và duy trì mạng lưới thông tin, nâng cấp hệ thống cảnh báo thời tiết -
thiên tai; tăng cường hợp tác quốc tế và quốc gia, thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin
trong và ngoài nước.
Tác động của mực nước biển dâng cao do hiện tượng ấm lên toàn cầu có thể là một
thảm họa đối với Việt Nam, mà tác động lớn nhất sẽ xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng
và Đồng bằng sông Mê Công.
b. Liên kết vùng ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Hồng
Việc thực hiện liên kết vùng đươc coi là một trong những giải pháp quan trọng
trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng
sông Cửu Long.

Hiện trường vụ sạt lở mới tại khu vực sạt lở Quốc lộ 91 đoạn qua ấp Bình Tân, xã Bình
Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)
Biến đổi khí hậu đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với tất cả các lĩnh vực, các
vùng, miền của Việt Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với quy mô, phạm
vi ảnh hưởng vượt quá khả năng ứng phó độc lập của từng địa phương. Vì vậy, việc đẩy
mạnh việc thực hiện liên kết vùng đươc coi là một trong những giải pháp quan trọng trong
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông
Cửu Long
.
Cánh đồng lúa mất trắng ở Bạc Liêu do hạn hán và xâm nhập mặn. (Ảnh: Nguyễn
Thanh Liêm/TTXVN)
Trước những thách thức nêu trên, các chuyên gia Viện Địa lý nhân văn Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam đề xuất một số giải pháp về liên kết vùng.
Cụ thể là hoàn thiện cơ chế điều phối vùng Đồng bằng song Cửu Long nhằm đảm
bảo hài hòa lợi ích phát triển giữa các bên liên quan, giữa các ưu tiên trước mắt với mục
tiêu lâu dài giảm thiểu các xung đột lợi ích giữa các địa phương, các tiểu vùng trong khu
vực, giữa các lĩnh vực kinh tế.
Đẩy mạnh vai trò liên kết vùng trong việc hoạch định các cơ chế, chính sách phát
triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ cho các
địa phương kỹ thuật trong việc lập quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội phù hợp với thế
mạnh của địa phương và có sự liên kết vùng nông nghiệp, du lịch, phát triển nguồn nhân
lực, thu hút đầu tư.
Tăng cường thực hiện các chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản tại Đồng bằng
song Cửu Long (các hiện tượng xói lở, xâm nhập mặn, điều tra, tìm kiếm nguồn nước
dưới đất), đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Trung tâm Tích hợp dữ liệu vùng; xây dựng hệ
thống thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, tạo sự
liên kết, phối hợp, điều phối trong hoạt động chung của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đẩy mạnh thu hút, huy động nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững, tìm kiếm cơ
hội khai thác dòng vốn nước ngoài. Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy
nhanh tiến độ thẩm định, phê duyệt và giao vốn đầu tư công cho những công trình, dự án
trọng điểm, có quy mô vùng, liên vùng tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội bền vững
toàn vùng; tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp, các nhà đầu tư
trong và ngoài nước triển khai thực hiện các dự án.
Mặt khác các địa phương ở Đồng bằng song Cửu Long cần chú trọng xây dựng
thương hiệu cho các sản phẩm trong vùng, đổi mới hoạt động quảng bá, tiêu thụ sản phẩm,
tích cực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Các địa phương khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã thành viên đầu tư vào
những dự án sản xuất hiện đại, có hàm lượng khoa học công nghệ cao, quy mô lớn, ứng
phó với thách thức từ thiên tai và biến đổi khí hậu. Xây dựng đề án đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng các xu hướng dịch chuyển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị
trường./.
Xây dựng các công trình thủy lợi
Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, nằm trên địa bàn huyện Châu Thành (Kiên Giang),
được khởi công xây dựng vào tháng 10 - 2019, với tổng vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng.
Đây là công trình thủy lợi lớn nhất vùng ĐBSCL, được kỳ vọng sẽ kiểm soát nguồn nước,
tạo điều kiện sản xuất ổn định, bền vững cho hơn 384.000 ha đất nông nghiệp; chủ động
ứng phó BĐKH, nước biển dâng, giảm thiệt hại do hạn, mặn vào mùa khô cho các tỉnh
phía tây sông Hậu.
Nhằm ứng phó hạn, mặn bảo vệ vườn cây ăn trái, sản xuất, sinh hoạt của người dân,
trong năm qua tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện 458 công trình. Trong đó, có 83 công trình thuộc
nguồn vốn do tỉnh quản lý với tổng khối lượng đất đào đắp khoảng 1.258.000 m3.
Đáng chú ý, trong năm 2020, Bộ NN và PTNT cũng đã đưa vào sử dụng các công
trình cống đập lớn như: Cống Vũng Liêm, cống Tân Dinh, cống Bông Bót nằm trong Tiểu
dự án Kiểm soát nguồn nước, thích ứng BĐKH vùng Nam Mang Thít (Vĩnh Long và Trà
Vinh) thuộc Dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững ĐBSCL (ICRSL).
Hệ thống này nhằm kiểm soát mặn và triều cường, tạo ra nguồn nước sạch, tiêu úng, cải
tạo đất cho 28.459 ha diện tích đất tự nhiên thuộc các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn (Vĩnh
Long) và huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Hiện các địa phương trong vùng dự án đã chủ động
lấy nước, tiêu nước lấy phù sa, thau chua, rửa phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp, kết hợp
nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, tạo địa bàn bố trí dân cư,
kết hợp giao thông thủy - bộ tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn...
Còn tại tỉnh Hậu Giang, nhiều công trình lớn đã và đang phát huy hiệu quả, như dự
án đê bao ngăn mặn Vị Thanh - Long Mỹ có chiều dài hơn 31 km, với tổng vốn đầu tư 200
tỷ đồng (ngân sách Trung ương). Đây là một trong 27 dự án ứng phó BĐKH được Hậu
Giang ưu tiên đầu tư. Dự án góp phần hình thành hành lang giao thông liên hoàn, đảm
nhận vai trò chống xâm nhập mặn và các hiện tượng BĐKH, nước biển dâng, nhất là ở các
xã nằm ở vùng ven sông Cái Lớn của tỉnh. Với người dân vùng trũng nơi đây, dự án này
có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất. Bà Nguyễn Thị Uôl, ở ấp 6, thị
trấn Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, cho biết: "Từ khi có tuyến đê bao này, ngoài việc giúp
đi lại dễ dàng, bà con cũng không còn lo về xâm nhập mặn, yên tâm sản xuất".
Một công trình khác có ý nghĩa rất lớn nữa của Hậu Giang trong mùa khô hạn là dự
án hồ chứa nước ngọt ở xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy. Đây là vùng trũng và lõi của Hậu
Giang cho nên tránh được mặn xâm nhập và thuận lợi để điều tiết nước đến các vùng khác
thuộc huyện Phụng Hiệp, TP Vị Thanh, thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ. Hồ chứa
nước ngọt này khởi công từ cuối tháng 3 - 2019, có tổng vốn đầu tư 164 tỷ đồng, với diện
tích 50 ha, trong đó phần mặt hồ rộng 21 ha. Với lượng nước được trữ trong hồ khoảng
1,8 triệu m3, khi hoàn thành hồ sẽ phục vụ nước ngọt cho hơn 248 nghìn hộ dân.
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1]. Phùng văn Phách (chủ biên), Sự hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng,
NXB khoa học tự nhiên và công nghệ.
[2]. Vũ Đức Liêm, Lịch sử khai thác tự nhiên ở châu thổ sông Hồng, Báo Khoa học
và Công nghệ.
[3]. VUSTA- Liên hiệp các hội khoa học và kĩ thuật, Quá trình hình thành châu thổ
sông Cửu Long.
[4]. Vũ Minh Quang, Vùng đất Nam Bộ- Từ cội nguồn đến thế kỉ VII, NXB Chính
trị quốc gia sự thật.
[5] Lương Ninh (2009), Vương quốc Phù Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[6]. Đào Tố Uyên (chủ biên), Tìm hiểu lịch sử Việt Nam qua hỏi đáp, từ nguồn gốc
đến thế kỷ X, NXB ĐHSP năm 2008.
[7]. Nguyễn Trọng Hiệu, Biến đổi khí hậu và tác động đến Việt Nam, Viện khoa
học khí tượng thủy văn và môi trường, 2010.
D. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển châu thổ Sông Hồng và sông Cửu Long
2. Những biện pháp ứng phó với sự thay đổi dòng chảy sông Hồng.
3. Cơ sở hình thành nền văn minh sông Hồng.
4. Trình bày những thành tựu của văn minh châu thổ sông Hồng.
5. Trình bày những thành tựu về chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa của quốc gia Phù Nam
6. Trình bày những nguyên biểu hiện, tác động và những biện pháp cần khắc phục
của sự biển đổi khí hậu ở đồng bằng sông Hồng.
7. Trình bày những nguyên biểu hiện, tác động và những biện pháp cần khắc phục
của sự biển đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long.
MODULE 4
CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM
Ở BIỂN ĐÔNG
A. MỤC TIÊU
- Người học khái quát được vị trí, giới hạn vai trò hàng hải của biển Đông đối với Việt
Nam, khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
- Người học trình bày được nội dung cơ bản của Công ước Luật biển năm 1982.
- Người học trình bày được quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo trong lịch sử
Việt Nam.
- Người học phân tích được quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông.
- Người học có những hiểu biết về vùng biển của nước ta trên biển Đông, các hải đảo,
quần đảo trong vùng biển Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và cuộc
đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc ta.
- Người học vận dụng được những nội dung kiến thức đã học để phân tích, giải thích,
đánh giá các vấn đề liên quan đến Chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở
biển Đông.
- Người học vận dụng được những nội dung kiến thức đã học để phân tích, giải thích,
đánh giá các vấn đề liên quan đến Chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở
biển Đông.
- Người học vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giảng dạy tốt các chủ
đề tích hợp trong chương trình môn Lịch sử và Địa lí lớp 7, 8 và 9.
- Người học biết vận dụng các kĩ năng thảo luận, làm việc nhóm, kĩ năng sưu tầm,
khai thác, xử lí và đánh giá tư liệu, tài liệu lịch sử và địa lí; kĩ năng sử dụng bản đồ, lược
đồ,... vào dạy học môn Lịch sử -Địa lí ở trường THCS.
- Học viên có thái độ nghiêm túc, tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
- Tuyên truyền, giáo dục cho người học về chủ quyền biển đảo tổ quốc Việt Nam
B. NỘI DUNG
4.1. Những vấn đề chung về biển Đông
4.1.1. Một số khái niệm
a. Biển Đông: Biển Đông là tên do người Việt Nam xưa đặt cho một biển rìa, nửa kín,
nằm ở phía tây Thái Bình Dương và phía Đông nước ta
b. Đường cơ sở: Là đường dùng để xác định chiều rộng lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế, thềm lục địa của quốc gia ven biển. Trong những điều kiện thông thường, các
quốc gia ven biển có thể lấy ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển làm cơ sở. Trong
một số điều kiện đặc biệt (như một chuỗi đảo ven bờ, bờ biển bị lồi lõm liên tục..). Quốc
gia ven biển có thể chọn một số điểm thích hợp làm điểm cơ sở và nối những điểm này
thành đường cơ sở.
c. Nội thủy: Là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ
sở. Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với lãnh thổ đất
liền của mình.
d. Lãnh hải: Là vùng tiếp liền và nằm phía ngoài đường cơ sở, thuộc chủ quyền của
các quốc gia ven biển.
e. Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải và
có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
f. Thềm lục địa: Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải
của quốc gia ven biển với chiều rộng tối thiểu là 200 hải lý kể từ đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Theo Công ước, quốc gia ven biển có thể
mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý kể từ đường cơ sở hoặc
không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m (đường nối liền các điểm có
độ sâu 2500m).
g. Đảo: Đảo là phần đất có nước bao quanh mọi phía (ở giữa đại dương, biển, hồ
hoặc sông). Trên thực địa, có đảo nổi - khi thuỷ triều lên cao nhất vẫn không bị ngập nước,
có đảo chìm - khi nước thuỷ triều lên thì bị ngập. Đảo có thể nằm riêng biệt, có thể nằm
cạnh nhau tạo thành những quần đảo (như quần đảo Philippin có tới trên 7.000 hòn đảo
lớn nhỏ tạo thành).
4.1.2. Khái quát về biển Đông
a. Vị trí, giới hạn của biển Đông
Biển Đông là tên do người Việt Nam xưa đặt cho một biển rìa, nửa kín,
nằm ở phía tây Thái Bình Dương và phía Đông nước ta. Tên gọi Biển Đông đã
đi vào ca dao Việt Nam không biết tự bao giờ: “Thuận vợ thuận chồng Biển
Đông tát cạn, thuận bè thuận bạn tát cạn Biển Đông”. Nó cũng đã được ghi trong
cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi năm 1435 thời vua Lê Thánh Tông.
Với diện tích khoảng 3.5 tr km, biển Đông là một biển lớn, đứng thứ ba trong các biển
trên thế giới. Chiều dài của biển Đông là khoảng 1.900 hải lí (từ vĩ độ 3 độ đến vĩ độ 26 độ
B), chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 600 hải lí (từ kinh độ 100 độ Đ đến 121 độ Đ).
Từ ranh giới phía Bắc nằm giữa bờ biển phúc Kiến (Trung Quốc) và điểm cực Bắc
đảo Đài loan, bờ biển Đông chạy men theo lục địa châu Á xuống bờ biển Việt Nam, tiếp
xúc với bờ biển Campuchia, Thái Lan sang bờ đông bán đảo Malaixia, qua Xingapo, sang
bờ phía bắc đảo Sumatora. Đường ranh giới phía nam ở khoảng vĩ tuyến 3độ N, giữa các
đảo Banca và Beelitung (Indonexia), kéo dài sang dảo Calimanta, vòng lên bờ biển phía
Tây của Philippin và trở về đường ranh giới phía Bắc. Như vậy có 9 quốc gia: VN, TQ,
Philipin, Indonexia, Brunay, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Xingapo.
Biển Đông nằm ở rìa tây Thái Bình Dương, là một biển nửa kín vì các đường thông
ra đại dương đều có các đảo và quần đảo bao bọc. Từ biển Đông muốn ra đại dương hay
sang các biển xung quanh, phải đi qua các eo biển: Phía Bắc qua em biển Đài Loan để
sang biển Hoa Đông, qua eo Basi đề ra Thái Bình Dương. Phía Đông, qua eo biển Balabac
để sang các biển Xulu và Xelebet. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng như
eo Malaca (phía Tây Nam), eo Đài Loan và Luzon (phía Đông Bắc) - là các c ửa ra vào
chính của Biển Đông với nhiều tàu qua lại hàng ngày.
Phía Nam qua eo biển Calimanta và Gaxpa sang biển Giava, phía tây nam qua eo
biển Malacca để sang biển Anđaman thông ra Ấn Độ Dương. Đặc biệt, eo Malaca là eo
biển nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới sau eo biển Hormuz (Iran). Do đó, Bi ển Đông c ực k ỳ
quan trọng đối với tất cả các nước trong và ngoài khu vực về địa chiến lược, an
ninh biển, giao thông đường biển và kinh tế biển. Nhiều quốc gia khu v ực Đông
Nam Á và Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào các tuyến đường biển
cắt qua vùng biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và Trung
Quốc. Khoảng 70% sản phẩm dầu mỏ nhập khẩu và 45% khối lượng hàng hoá
xuất khẩu của Nhật Bản vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến
hàng hải trong Biển Đông với khả năng vận chuyển khoảng 60% lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu của nước này. Hoa Kỳ mặc
dù nằm rất xa Biển Đông, nhưng vẫn coi khu cực này là con đường thông
thương chiến lược chính và luôn khẳng định Mỹ có “lợi ích” ở đây theo Công
ước Luật Biển của Liên hiệp quốc 1982 (Công ước luật biển-UNCLOS-1982).
b. Vai trò hàng hải của biển Đông
Biển Đông là “cầu nối” hai đại dương, nối Châu Âu - Châu Á, Trung
Đông - Châu Á thông qua tuyến hàng hải quốc tế “huyết mạch” Thái Bình
Dương - Ấn Độ Dương, nối các nền kinh tế trên bờ Thái Bình Dương với các nền kinh tế
trên bờ Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Đây là tuyên đường hàng hải quốc tế nhộn nhịp
thứ hai thế giới nếu tinh theo tổng lượng hàng hóa thương mại chuyển qua hàng năm.
Mỗi ngày có khoảng 150-200 tàu các loại qua biển Đông, trong đó có khoảng 50%
là tàu có trọng tải trên 5000 tấn, hơn 10% tàu có trọng tải 30000 tấn. Ven biển Đông có
trên 530 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại bậc nhất trên TG và cảng
Xingapo và Hồng Kong.
Nhiều nước châu Á (NB, HQ, Xingapo, TQ có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào
giao thông trên biển Đông, có 70% số lượng dầu mỏ nhập khẩu, 45% hàng hóa xuất khẩu
của Nhật Bản được chuyển qua tuyến đường này. Khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập
khẩu của TQ. Khoảng 55% lượng hàng hóa xuất khẩu sang Asean là qua biển Đông. Hơn
90% lượng vận tải thế giới được thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó đi qua
biển Đông. Lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng được vận huyển qua vùng biển này lớn gấp 15
lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama.
Quanh biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước như: Eo Malaca,
en biển Xunđa, eo biển Lomboc.
Từ những phân tích trên cho thấy, Biển Đông có vị trí địa chính trị, địa
kinh tế, địa văn hóa trên bình đồ thế giới và khu vực. Do đó, khu vực biển này
luôn là địa bàn cạnh tranh ảnh hưởng truyền thống của các nước lớn trong lịch
sử. Đồng thời đây cũng là nơi tích tụ, tập trung các mô hình chính trị, kinh tế, xã
hội; nơi giao thoa văn hóa và hội tụ của các nền văn minh đa dạng của khu vực
và trên thế giới, như: văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa, văn minh Đông
Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Đặc biệt, trong số 10 quốc gia và vùng
lãnh thổ ven Biển Đông, thì 9 quốc gia có yêu sách đòi hỏi về chủ quyền biển
đảo, tạo nên tranh chấp đa phương và song phương, chứa đựng các mâu thuẫn
cả về đối ngoại, kinh tế, quốc phòng và an ninh. Các dạng tranh chấp cũng khác
nhau, như tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán (tức là
tranh chấp về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa); tranh chấp về
tài nguyên biển; tranh chấp đảo và bãi cạn và tranh chấp vùng trời trên biển
(vùng thông báo bay-FIR). Những tranh chấp như vậy ở Biển Đông kéo dài và
phức tạp thứ hai và là khu vực có tranh chấp nhiều bên nhất trên thế giới.
4.1.3. Nội dung cơ bản của Công ước Luật biển năm 1982
a. Khái quát Công ước luật biển năm 1982
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển, còn gọi là Công ước Luật biển hay Hiệp ước
Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được hình thành trong Hội nghị về luật biển của Liên hợp
quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 được tổ chức tại New York (Hoa Kỳ). Với hơn 160 nước
tham gia, Hội nghị kéo dài đến năm 1982 mới hoàn chỉnh dự thảo Công ước, các nước bắt
đầu tham gia ký kết. Từ ngày 16 tháng 11 năm 1994, Công ước chính thức có hiệu lực. Năm
2009 có 154 nước thành viên, tháng 10 năm 2014 có 167 nước và cộng đồng châu Âu chính
thức tham gia Công ước này.
Nội dung Công ước bao gồm một loạt điều khoản gồm 17 phần, 320 điều và 9 phụ lục
khá toàn diện về vùng biển và quy chê pháp lý của chung cũng như các vấn đề có liên quan
đến luật Biển Quốc tế, trong đó quan trọng nhất là các qui định về: Nội thủy; Lãnh hải; Tiếp
giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế; Thềm lục địa bao gồm cả thềm lục địa mở rộng; Biển
cả; Quy chế dảo và quốc gia quần đảo; Qiải quyết tranh chấp; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
biển và đại dương. Ngoài ra Công ươc cũng qui định về eo biển quốc tế, bảo vệ môi trường
biển; nghiên cứu khoa học biển…
b. Những vùng biển được quy định trong Công ước Luật Biển năm 1982
Theo Công ước Luật Biển năm 1982, quốc gia ven biển có các vùng biển
là nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các
vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven
biển.
Đường cơ sở: Là đường dùng để xác định chiều rộng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế, thềm lục địa của quốc gia ven biển. Trong những điều kiện thông thường, các quốc gia
ven biển có thể lấy ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển làm cơ sở. Trong một số
điều kiện đặc biệt (như một chuỗi đảo ven bờ, bờ biển bị lồi lõm liên tục..). Quốc gia ven
biển có thể chọn một số điểm thích hợp làm điểm cơ sở và nối những điểm này thành
đường cơ sở.
Nội thủy: Là toàn bộ vùng biển tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong
đường cơ sở của quốc gia ven biển. Trong vùng nội thuỷ của mình, quốc gia ven
biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền của mình.
Lãnh hải: Là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở của quốc gia ven
biển. Công ước Luật Biển năm 1982 đã xác định chiều rộng của lãnh hải là 12 hải lý. Các
quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời
ở trên lãnh hải, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.
Tuy nhiên, tính chủ quyền ở đây không được tuyệt đối như trong nội thủy
bởi vì trong lãnh hải của quốc gia ven biển tàu thuyền của các quốc gia khác
được quyền đi qua không gây hại (tàu bay bay trên vùng trời vẫn phải xin phép).
Vùng tiếp giáp lãnh hải: Là vùng biển đặc thù nằm ở trong vùng đặc quyền
kinh tế của quốc gia ven biển. Vùng này cũng có chiều rộng 12 hải lý kể từ ranh
giới ngoài của lãnh hải. Có thể nói, vùng này như là một vùng đệm mà ở đó, các
quốc gia ven biển có quyền thực hiện sự kiểm soát cần thiết nhằm mục đich ngăn
ngừa và trừng trị các vi phạm xảy ra trong lãnh hải của quốc gia đó. Ngoài khía
cạnh này ra, quy chế của vùng này hoàn toàn như phần còn lại của vùng đặc
quyền kinh tế.
Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và có
chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (vì lãnh hải 12 hải lý, nên thực chất
vùng đặc quyền kinh tế có 188 hải lý.
Khác với nội thuỷ và lãnh hải, quốc gia ven biển không có chủ quyền mà
chỉ có quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình. Quốc gia ven
biển có quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc
không sinh vật ở đó cũng như đối với các hoạt động khác như sản xuất năng
lượng từ nước, hải lưu và gió. Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên chính trong vùng
đặc quyền kinh tế mà các quốc gia ven biển đang quan tâm và đẩy mạnh thăm
dò, khai thác là tôm, cá. Đối với số lượng tôm, cá mà quốc gia ven biển không
đánh bắt hết thì có thể cho phép các quốc gia khác đánh bắt (nhưng họ phải trả
lệ phí và tuân thủ các quy định của quốc gia ven biển). Quốc gia ven biển có
quyền tài phán đối với việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị,
công trình; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.
Bên cạnh đó, Công ước Luật Biển năm 1982 cũng quy định rõ ở trong
vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, các quốc gia khác có một số
59 quyền như quyền tự do hàng hải và quyền tự do hàng không ở vùng trời trên
vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển.
Thềm lục địa: Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải
của quốc gia ven biển với chiều rộng tối thiểu là 200 hải lý kể từ đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Theo Công ước, quốc gia ven biển có thể
mở rộng thềm lục địa của mình đến tối đa 350 hải lý kể từ đường cơ sở hoặc
không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m (đường nối liền các điểm có
độ sâu 2500m).
Công ước Luật Biển năm 1982 quy định trong thềm lục địa của mình,
quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên ở đó. Hiện nay, các nước ven biển tập trung thăm dò, khai
thác nguồn lợi dầu khí để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Trong tương
lai, ngoài dầu và khí, các nước sẽ thăm dò và khai thác các tài nguyên khác như
quặng sắt, đồng, chì, thiếc .
Công ước còn nhấn mạnh quyền chủ quyền đối với thềm lục địa mang tính đặc
quyền ở chỗ nếu quốc gia ven biển không thăm dò, khai thác thì cũng không ai có quyền
khai thác tại đây, nếu không được sự đồng ý của quốc gia ven biển.
Biển cả: Là vùng biển nằm ngoài các vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền và quyền
tài phán của các quốc gia ven biển. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia có biển
hoặc không có biển. Ở biển cả các quốc gia có quyền tự do hàng hải, hàng không, đặt dây
cáp ngầm, đánh bắt cá, NCKH. Tuy nhiên, các quốc gia, khi hoạt động ở biển cả cần tôn
trọng lợi ích của các quốc gia khác cũng như cần tuân thủ các qui định có liên quan của
Công ước.
Qui chế đảo: Đảo là vùng đất tự nhiên có nước bao bọc xung quanh và phải luôn nổi
trên mặt nước. Các đảo được quyền có các vùng biển như đối với đất liền.
Giải quyết tranh chấp: Mục tiêu của Công ước năm 1982 còn hướng tới việc giải
quyết tranh chấp góp phầ vào việc duy trì tăng cường hòa bình và an ninh quốc tế bằng
việc tái khẳng định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên giải quyết các tranh chấp nảy
sinh từ công ước bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp và công lí quốc tế.
4.2. Quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam
4.2.1 Trước năm 1884
Năm 1428, sau thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Minh, thu hồi toàn
bộ lãnh thổ bị quân Minh chiếm đóng, vương triều Lê có điều kiện thúc đẩy nhanh hơn
công cuộc nam tiến. Năm 1471 Lê Thánh Tông mở rộng lãnh thổ của quốc gia Đại Việt
cho đến đèo Cù Mông và vùng duyên hải được kéo dài đến Phan Rang. Năm 1490 ông cho
hoàn thành bộ Hồng Đức bản đồ, tích hợp tất cả các vùng đất liền và biển đảo vào lãnh thổ
Đại Việt và đánh dấu địa danh “Bãi Cát Vàng” (Hoàng Sa), vừa khẳng định sự tiếp nối
truyền thống khai thác biển đảo của các vương triều Chămpa trước đây, vừa thể hiện ý chí
muốn vươn ra khai chiếm toàn bộ vùng biển đảo quan trọng này.
Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đầu thế kỷ XVII phát triển thương cảng Hội An, đẩy
mạnh giao thương quốc tế, mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng
Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng và một phần Bãi Cát Dài (Trường Sa hải
chử) ở phía nam. Chúa Nguyễn Phúc Chu cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII chính
thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với khu vực miền Đông Nam Bộ, lấy Sài
Gòn, Gia Định làm trung tâm thu hút các nguồn lực và làm bàn đạp tiến ra chiếm lĩnh các
vùng biển đảo ở khu vực nam Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền biển đảo Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên
và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. Lúc này, bên
cạnh đội Hoàng Sa trấn giữ các quần đảo giữa Biển Đông, chúa Nguyễn Phúc Chu còn đặt
ra đội Bắc Hải (dưới sự kiêm quản của đội Hoàng Sa) có trách nhiệm khai thác hóa vật,
kiểm tra, kiểm soát thực thi chủ quyền của Việt Nam ở khu vực “các xứ Bắc Hải, cù lao
Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”
Thế kỉ XIX, năm 1802, Nguyễn Ánh (Gia Long) đánh bại Tây Sơn, thiết lập vương
triều Nguyễn, cai quản một nước Việt Nam thống nhất và rộng dài như ngày nay. Năm
1803, ông cho tái lập các đội Hoàng Sa, Bắc Hải có chức năng khai thác và quản lý toàn
bộ khu vực Biển Đông. Đặc biệt trong các năm 1815, 1816, vua Gia Long liên tục tổ chức
các hoạt động thăm dò đường biển, triển khai các hoạt động thực thi chủ quyền một cách
kiên quyết và đồng bộ ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Đầu thập kỷ 20 của thế kỷ XIX Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và
hiệu quả dưới thời Gia Long cho và được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh
Mệnh. Vua Minh Mệnh đã đẩy hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa lên đỉnh
cao nhất so với tất cả các triều đại quân chủ Việt Nam trước và sau ông với các hình thức
và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật.
4.2.2 Giai đoạn 1884 - 1945
Bia chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam thời Pháp
thuộc dựng năm 1938
tại đảo Hoàng Sa của quần đảo Hoàng Sa, khẳng
định chủ quyền
của Việt Nam trên quần Đảo. (Ảnh tư liệu)
Năm 1884, Hiệp ước Bảo hộ (Hiệp ước Pa-tơ-nốt) được ký giữa Pháp với triều đình
nhà Nguyễn, Pháp trở thành đại diện quyền lợi hợp pháp của Việt Nam trong quan hệ đối
nội, đối ngoại và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Điều này càng được khẳng định khi
lần lượt các năm 1887 và 1895, Pháp đã đại diện cho Việt Nam ký với nhà Thanh Hiệp
ước và Hiệp ước bổ sung về biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc . Cũng trong khuôn
khổ của cam kết chung đó, Pháp tiếp tục thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo đó, từ năm 1920, dưới sự bảo trợ của Pháp, các tàu hải quan Việt Nam đã
tăng cường hiện diện, tuần tra ở vùng biển Hoàng Sa để ngăn chặn việc buôn lậu. Năm
1925, lần đầu tiên, Viện Hải dương học và Nghề cá Nha Trang với nhiều nhà khoa học
đầu ngành của Pháp đã thực hiện chuyến khảo sát ở Hoàng Sa để nghiên cứu về địa chất
các bãi ngầm, hệ sinh vật biển và ảnh hưởng của gió mùa, v.v.
Từ năm 1930 đến năm 1938, Pháp liên tục cử các đơn vị hải quân luân phiên đồn
trú tại các đảo Hoàng Sa (thuộc quần đảo Hoàng Sa); đảo An Bang, nhóm Song Tử, Loại
Ta và Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa) để làm nhiệm vụ tuần phòng, xây bia chủ
quyền và bảo vệ đảo; đồng thời, gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về việc
Pháp đóng quân tại hai quần đảo trên của xứ An Nam. Để khẳng định thêm với thế giới về
chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
Năm 1938, Pháp đã xây dựng xong một ngọn Hải đăng (với số đăng ký quốc tế là
OMM-48860), một trạm vô tuyến TSF (ở đảo Hoàng Sa) và hai trạm khí tượng; trong đó,
một trạm ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và một trạm ở đảo Ba Bình (thuộc
quần đảo Trường Sa). Các công trình này đã được quốc tế công nhận và được sử dụng
thường xuyên trong suốt thời kỳ này.
Với tư cách là đại diện cho Việt Nam trên các lĩnh vực, cùng với luôn khẳng định
chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, Pháp cũng kiên quyết phản
kháng những hành động xâm phạm chủ quyền từ bên ngoài đối với hai quần đảo này.
Những sử liệu nêu trên góp phần khẳng định: Hoàng Sa, Trường Sa là bộ phận lãnh thổ
không thể tách rời của Việt Nam.
(Nguồn: Tạp chí: Quốc phòng toàn dân-cổng thông tin tư liệu về biển đảo Việt Nam)
4.2.3 Giai đoạn 1945 - 1954

Quân Pháp chào cờ tại đảo


Hoàng Sa (Pattle) thuộc
quần đảo Hoàng Sa, Việt
Nam trong thời kỳ Pháp
thuộc (Ảnh tư liệu)
Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời đã
đánh dấu sự chấm dứt của Hiệp ước Pa-tơ-nốt (năm 1884). Song, lấy cớ Việt Nam vẫn
nằm trong khối Liên hiệp Pháp, thực dân Pháp tiếp tục can thiệp và đưa quân xâm lược
nước ta một lần nữa. Do vậy, ở giai đoạn này, trên thực tế, Pháp vẫn thực thi quyền đại
diện cho Việt Nam về đối ngoại và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ xứ “An Nam”; trong đó,
bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo đó, đầu năm 1947, Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp của
Cộng hòa Trung Hoa ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và đề nghị giải quyết
thông qua trọng tài quốc tế nhưng không nhận được sự hợp tác của chính quyền Tưởng
Giới Thạch. Ngày 17-10-1947, Pháp đã phái thông báo hạm Tonkinois đến Hoàng Sa để
yêu cầu Cộng hòa Trung Hoa rút khỏi Phú Lâm; đồng thời, cử các phân đội vũ trang đóng
đồn ở Hoàng Sa, Trường Sa và quyết định lập các đài khí tượng trên hai quần đảo này.
Năm 1949, Tổ chức Khí tượng thế giới đã chính thức công nhận và đưa các đài trên
vào danh sách Trạm khí tượng quốc tế; trong đó, trạm Phú Lâm, trạm Hoàng Sa (thuộc
quần đảo Hoàng Sa) lần lượt mang các số hiệu 48859 và 48860, trạm Ba Bình (thuộc quần
đảo Trường Sa) mang số 48419. Đây cũng đồng nghĩa với việc cộng đồng quốc tế công
khai thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Điều đáng lưu ý là ngày 01-10-1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, buộc các
đơn vị của Cộng hòa Trung Hoa rút khỏi đảo Phú Lâm, trong khi đó liên quân Pháp - Việt
vẫn duy trì sự đồn trú ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Mặt khác, với Hiệp ước Hạ Long (tháng 3-1949), Chính phủ Pháp đã chính thức
chuyển giao quyền quản lý Nam Kỳ (trong đó có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà
Pháp tuyên bố chiếm hữu từ năm 1933) cho quốc gia Việt Nam (chính phủ Bảo Đại). Điều
đó càng thêm khẳng định, Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam (Pháp chỉ là
người đại diện trong một khoảng thời gian nhất định).
Đặc biệt, sau khi thực dân Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ
(năm 1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết; trong
đó có quy định về ranh giới tạm thời giữa hai miền Nam - Bắc là vĩ tuyến 17 Theo đó, hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (đều nằm về phía Nam vĩ tuyến 17) sẽ đặt dưới sự quản
lý của chính quyền Việt Nam cộng hòa. Thực hiện các điều khoản của Hiệp định,
Tháng 4-1956, khi quân viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Việt Nam
cộng hòa đã bắt đầu tiếp quản quyền quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Riêng
đối với quần đảo Trường Sa, chính quyền Sài Gòn đã cử tàu hộ tống Trung Đông HQ04
do thuyền trưởng Trần Văn Phấn chỉ huy, ngày 22-8-1956 đã đổ bộ lên các đảo, thực hiện
cắm cờ, dựng bia chủ quyền và bảo vệ quần đảo này. Như vậy, việc thực thi chủ quyền
của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giai đoạn 1945 - 1954 là liên tục,
hòa bình và phù hợp với pháp luật quốc tế.
4.2.4 Giai đoạn 1954 - 1975

Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng Sa (năm 1961)
(Ảnh tư liệu)
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm 1954), đất nước ta tạm thời chia làm hai miền: Nam
- Bắc với hai chế độ chính trị khác nhau. Theo đó, các vùng lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía
Nam (bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) do chính thể Việt Nam cộng hòa
kiểm soát. Thực hiện các điều khoản trong Hiệp định, năm 1956, sau khi Pháp buộc phải
rút hết quân khỏi Việt Nam, Chính quyền Sài Gòn đã phái lực lượng hải quân tiếp quản và
thực thi chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cùng với đó, các hoạt động
khảo sát, thăm dò, khai thác sản vật, khoáng sản và nghiên cứu khí tượng, thủy văn cũng
được Chính phủ Việt Nam cộng hòa triển khai. Trong đó, Sở Hầm mỏ, Kỹ nghệ và Tiểu
thủ công nghiệp miền Nam đã tổ chức nhiều hoạt động, như: khảo sát trên 4 đảo (Hoàng
Sa, Quang Ảnh, Hữu Nhật và Duy Mộng) và thăm dò, khai thác phốt-phát ở Hoàng Sa.
Mặt khác, để tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, từ
năm 1961 đến 1963, Chính phủ Việt Nam cộng hòa đã lần lượt xây bia chủ quyền trên các
đảo chính, như: Trường Sa, An Bang, Song Tử Tây và tổ chức nhiều hoạt động nghiên
cứu quốc tế, nhằm phục vụ đời sống dân sinh trên một số đảo. Về mặt quản lý nhà nước,
Chính quyền Sài Gòn đã ra nhiều nghị định về đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh
Phước Tuy (năm 1956); quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam (năm 1961) và thành
lập ở đây xã đảo Định Hải.
Tuy nhiên, do Pháp rút hết quân đồn trú ở Hoàng Sa và Trường Sa đã để lại khoảng
trống bố phòng không nhỏ ở Biển Đông, nhân cơ hội đó, lực lượng nước ngoài đã xâm
phạm, chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc hai quần đảo này, Năm 1956 Trung Quốc
chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa. Trước tình hình đó, Chính quyền Sài Gòn
vừa cực lực lên án, phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền, vừa tích cực đấu tranh
trên trường quốc tế.
Tháng 1/1974, trong lúc quân và dân ta đang tập trung sức tiến hành cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung Quốc đã đem quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 02-7-1974, tại kỳ họp của Liên hợp quốc về Luật Biển
(UNCLOS III) ở Ca-ra-cát (Vê-nê-xu-ê-la), đại diện Việt Nam cộng hòa đã cật lực lên án
Trung Quốc xâm chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và tuyên bố chủ quyền
không tranh cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra tuyên bố lập trường 3 điểm về việc giải quyết tranh
chấp lãnh thổ (ngày 26-01-1974); đồng thời, khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt
Nam.
Đặc biệt, tháng 2-1975, Chính quyền Sài Gòn đã cho
công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với
Hoàng Sa, Trường Sa và nhận được phản hồi tích cực của
cộng đồng quốc tế.
Như vậy, với vị thế là nhà nước kế thừa chủ quyền của
Việt Nam cộng hòa đối với Hoàng Sa và Trường Sa, Việt
Nam là quốc gia duy nhất sở hữu, quản lý hai quần đảo trên
một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với các quy định của
luật pháp quốc tế.
4.2.5. Giai đoạn từ 1975 đến nay
Đại tướng Lê Đức Anh,
nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng thăm, kiểm tra quần
đảo Trường Sa, Việt Nam
(năm 1988). (Ảnh tư liệu)
- Sau chiến thắng 30-4-1975, nước Việt Nam thống nhất, Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý toàn bộ lãnh thổ đất nước; trong đó, bao gồm cả hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, cùng với tổ chức lực lượng quản lý, bảo vệ chủ
quyền các vùng biển, đảo, Nhà nước Việt Nam ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp
luật đối với Hoàng Sa và Trường Sa, điển hình là:
+ Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam;
+ Tuyên bố Việt Nam có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa (năm 1994) của Bộ Ngoại giao cùng các quyết định về thành lập đơn vị
hành chính ở hai quần đảo này.
-. Trên cơ sở đó, Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ
quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa, như: tổ chức triển lãm các hiện vật lịch sử; nghiên
cứu, khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng; xây bia chủ quyền, thiết lập các ngọn đèn
biển và đưa dân ra sinh sống trên các đảo. Đến nay, tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam đã
sở hữu 09 ngọn đèn biển (được Cơ quan Quỹ đạo quốc tế và Hiệp hội báo hiệu hàng hải
thế giới ghi nhận trên hải đồ quốc tế); đồng thời, hình thành cụm dân cư trên các đảo với
nhiều công trình thiết yếu, như: nhà ở, trường học, trạm y tế, cảng biển và các công trình
văn hóa (thư viện, chùa chiền), v.v. Đây là biểu hiện sinh động nhất về chủ quyền của Việt
Nam đối với quần đảo này, được thế giới ghi nhận.
- Về quản lý hành chính, năm 1982, Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo
Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc
tỉnh Đồng Nai). Hiện nay (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính), huyện đảo Hoàng Sa
thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Để đáp ứng sự
phát triển của thực tiễn.
- Tháng 9-1975, tại Hội nghị Khí tượng thế giới ở Cô-lôm-bô, cùng với việc tái
khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam đăng ký Đài khí tượng tại
Hoàng Sa vào hệ thống SYNOP của Tổ chức khí tượng quốc tế (với số hiệu 48.860) và
được tổ chức này chấp thuận. Liên tiếp trong các hội nghị quốc tế về:
+ Khí tượng châu Á lần thứ 2 (tháng 6-1980)
+ Địa chất quốc tế lần thứ 26 (tháng 7-1980)
+ Thông tin vô tuyến điện thế giới (tháng 01-1983)
=> Việt Nam đã vạch trần và tố cáo Trung Quốc lợi dụng các diễn đàn này để tuyên
truyền về cái gọi là chủ quyền của Bắc Kinh đối với Hoàng Sa, Trường Sa, đồng thời
khẳng định rõ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy
định của luật pháp quốc tế.
Năm 198, tại Hội nghị Hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương (năm
1983) ở Sin-ga-po, khi Trung Quốc muốn lợi dụng việc chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa
để mở rộng vùng thông báo bay (FIR) Quảng Châu xuống phía Nam đã bị Hội nghị phản
đối và giữ nguyên trạng FIR ban đầu. Ngoài ra, liên tục trong các năm 1979, 1981 và
1988, Việt Nam đều công bố Sách trắng về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, được đông đảo dư luận quốc tế thừa nhận.
- Năm 2007, Chính phủ quyết định thành lập thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo:
Song Tử Tây và Sinh Tồn trực thuộc huyện đảo Trường Sa. Cùng với đó, Việt Nam liên
tục đấu tranh khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa trước sự chiếm đóng trái phép của nước ngoài.
- Cao điểm của sự gia tăng gây hấn trong vùng biển Việt Nam của phía Trung Quốc
là sự kiện xảy ra vào ngày 26-5-2011, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã cắt đứt cáp thăm
dò dầu khí của tàu Bình Minh 02 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam, cách bờ biển
Việt Nam chỉ 116 hải lý. Ngày 27-5-2011, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho
Trung Quốc yêu cầu chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm chủ
quyền của Việt Nam đồng thời bồi thường thiệt hại cho Việt Nam
Tối 28-5-2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du ngang
nhiên cho rằng vùng biển chủ quyền Việt Nam mà tàu Bình Minh 02 đang thả cáp thăm dò
dầu khí là vùng biển thuộc "chủ quyền Trung Quốc”.
Ngày 31-5-2011, tàu Viking 2 đang thăm dò dầu khí trong vùng biển chủ quyền của
Việt Nam lại bị tàu Trung Quốc phá rối. Chiều cùng ngày, một ngư dân Việt Nam bị Trung
Quốc bắt giữ và tịch thu tài sản trên vùng biển Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Ngày 9-6-2011, tàu cá Trung Quốc có sự hỗ trợ của tàu ngư chính đã phá cáp của
tàu Viking 2. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhận định các hành động có tính
hệ thống này của phía Trung Quốc là nhằm biến khu vực không có tranh chấp thành khu
vực có tranh chấp, hiện thực hóa yêu sách 9 đoạn "đường lưỡi bò”, điều này đối với Việt
Nam là không thể chấp nhận được. Ngay chiều 9-6-2011, đại diện Bộ Ngoại giao Việt
Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối hành động này của phía Trung
Quốc và nêu rõ lập trường của phía Việt Nam. Đáng nói là dồn dập các sự việc gây hấn,
phá rối của Trung Quốc diễn ra chỉ trong một thời gian ngắn. Bình luận về việc cắt cáp tàu
Bình Minh 2 và Viking 2 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại ngang ngược nói
rằng đó là việc làm “bình thường và hợp lý ở khu vực biển thuộc thẩm quyền và quyền tài
phán của Trung Quốc”. Thậm chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn yêu
cầu Việt Nam “tránh tạo ra những sự cố mới”.
Tiếp đó, trong bài phát biểu quan trọng tối 8-6-2011 tại Nha Trang (Khánh Hoà),
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố: “Tiếp tục khẳng định chủ quyền không
thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Đồng “thời,
ông khẳng định: “Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả
dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”.
Ngày 1 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 (HD-
981) ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông. Sự
kiện này gây ra một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân nước ta, thậm
chí có nơi còn xảy ra bạo lực, công nhân đập phá nhà xưởng, xí nghiệp liên doanh với
Trung Quốc
Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và
chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền biển đảo của mình đặc biệt đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
4.3. Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
4.3.1. Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền biển đảo
Chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo nói chung, Biển đảo Việt Nam nói riêng là
hai khái niệm pháp lý được quy định trong pháp luật về biển của các quốc gia ven biển
trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước
1982, tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường
được gọi tắt là UNCLOS 1982), được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego
Bay, Jamaica (tính đến nay, số quốc gia ký là 157).
Luật Biển của nước ta được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa
XIII, ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 (gọi là Luật Biển năm
2013) đã quy định về chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo nước ta.
Các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của
Việt Nam:
Căn cứ quy định của UNCLOS 1982, tại Điều 3, Luật Biển năm 2013 xác định
“Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của
Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của
LHQ về Luật Biển năm 1982”.
Từ Điều 8 đến Điều 21 Luật Biển năm 2013 quy định cụ thể về cách xác định và
chế độ pháp lý của từng vùng biển.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã
được Chính phủ công bố. Ở những khu vực chưa có đường cơ sở sẽ được Chính phủ xác
định và công bố sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ
phận lãnh thổ của Việt Nam.
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.
Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
(Hải lý - ký hiệu M, NM hoặc dặm biển, là một đơn vị chiều dài hàng hải, là
khoảng một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến bất kỳ, nhưng khoảng một phút của vòng
cung kinh độ tại đường xích đạo. Theo quy ước quốc tế, 1 hải lý bằng 1852 m (khoảng
6.076 feet).)
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có
chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp
với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài
lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và
quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài
của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo
dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này
vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá
350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m.
4.3.2. Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông
Vùng nội Thủy: Công ước 1982 quy định: Nội thủy là các vùng nước ở phía bên
trong đường cơ sở của lãnh hải. Theo quy định tại Điều 3 của Công ước 1982, chiều rộng
lãnh hải không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở. Chủ quyền của quốc gia ven biển
được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia
quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải
(merterritoriale). Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến
đáy và lòng đất của biển này" (Phần II, Điều 2).
Vùng lãnh hải: Luật Biển năm 2013 quy định chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với
lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải, đồng thời nêu rõ:
1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời,
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của LHQ về Luật
Biển năm 1982.
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong
lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây
hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ
sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt
Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều
ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải
Việt Nam" (Điều 12).
Vùng tiếp giáp lãnh hải
Căn cứ Công ước 1982, Luật Biển năm 2013 quy định: Vùng Tiếp giáp lãnh hải là
vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh
giới ngoài của lãnh hải (Điều 13). Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán
quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 (quy định về chế độ pháp lý của vùng
đặc quyền kinh tế) của Luật này đối với vùng Tiếp giáp lãnh hải. Nhà nước thực hiện kiểm
soát trong vùng Tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp
luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt
Nam (Điều 14).
Vùng đặc quyền kinh tế
Căn cứ quy định của Công ước 1982 về các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia
khác trong vùng Đặc quyền về kinh tế, Điều 16 Luật Biển Việt Nam xác định chế độ pháp
lý của vùng Đặc quyền kinh tế như sau:
Một là, a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài
nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các
hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; b) Quyền tài phán
quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu
khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp
với pháp luật quốc tế.
Hai là, Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp,
ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ
quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt
dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam.
Ba là, tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài
nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc
được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.
Bốn là, các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại
Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 (quy định về thềm lục địa) và Điều 18
(quy định về chế độ pháp lý của thềm lục địa) của Luật này.
Thềm lục địa
Điều 17 Luật Biển năm 2013 căn cứ Điều 76 Công ước 1982 quy định: Thềm lục
địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam,
trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt
Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này
cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý
tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý
tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ
đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét.
Công ước 1982 quy định về Thềm lục địa, trong đó nêu rõ: Quốc gia ven biển thực
hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài
nguyên thiên nhiên của mình. Căn cứ nội dung quy định này, tại Điều 18 Luật Biển Việt
Nam nêu rõ:
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác
tài nguyên.
2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không
ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm
lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc
khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển
hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này
và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,
không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia
trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng
văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài
nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam
trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,
hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ
Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.
Công ước 1982 là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế, Công ước
1982 có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới, dù là nước phát triển hay là nước
đang phát triển,… Công ước 1982 đã trù định toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng
biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan
đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, cụ thể là: Quy chế pháp lý của tất cả các
vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; Chế độ pháp lý
đối với biển cả và Vùng - di sản chung của loài người; các quy định hàng hải và hàng
không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh
vật; Vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển;
việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển; Quy chế hoạt động của cơ quan
quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa, toà án Luật biển
quốc tế, hội nghị các quốc gia thành viên Công ước.
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
[1]. Nguyễn Thị Hồng (2016), Địa lí biển Đông, NXB Đại học Thái Nguyên
[2]. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Địa lí kinh tế- xã hội Việt Nam, NXB Đại học sư
phạm Hà Nội
[3]. Nguyễn Quang Ngọc, Chuyên đề biển Đông Việt Nam: Quá trình nhận thức va
khai chiếm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4] Nguyễn Thị Thế Bình (2017), Giáo dục về biển đảo tổ quốc Việt Nam, NXB
đại học QG Hà Nội.
D. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày một số khái niệm về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa?
2. Trình bày những nét khái quát về biển Đông?
3. Trình bày được nội dung cơ bản của Công ước Luật biển năm 1982.
4. Trình bày quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam.
5. Phân tích các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở biển Đông.
6. Trình bày những hiểu biết của em vùng biển của nước ta trên biển Đông, các hải
đảo, quần đảo trong vùng biển Việt Nam, đặc biệt là quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và
cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc ta.

You might also like