Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Ấn Độ đã phát triển một ngành công nghiệp phần mềm thịnh vượng nhờ vào

các yếu tố như nguồn nhân lực chất lượng cao từ các trường đại học, chi phí lao
động thấp, khả năng giao tiếp tiếng Anh, và chính sách kinh tế mở cửa từ năm
1991. Các chính sách này bao gồm giảm rào cản thương mại, khuyến khích đầu tư
nước ngoài và hiện đại hóa tài chính. Sự bùng nổ internet cùng với các chứng nhận
chất lượng cao và đầu tư vào R&D đã giúp ngành phần mềm trở thành mũi nhọn
xuất khẩu, đóng góp đáng kể vào GDP và tạo ra nhiều việc làm. Bangalore là trung
tâm của ngành này, thu hút nhiều công ty công nghệ lớn. Tuy nhiên, ngành công
nghiệp phần mềm đối mặt với thách thức như hạ tầng yếu kém và chi phí lao động
tăng. Để duy trì tính cạnh tranh, cần tiếp tục cải thiện hạ tầng, đào tạo nhân lực và
khuyến khích đầu tư.

ĐIỂN CỨU SỰ BÙNG NỔ Ở BANGALORE


Ngành công nghiệp nào phát triển nhanh nhất ở Ấn Độ?
Phần mềm. Ngành này được xem là điển hình cho sự thành công của tái cơ
cấu kinh tế Ấn Độ, và cho lợi ích của việc mở cửa nền kinh tế. Trong nhiều thập
niên, các trường đại học Ấn Độ cho ra hàng chục ngàn kỹ sư được giáo dục tốt
hàng năm, nhưng chính sách kinh tế hướng nội không thể sử dụng những tài năng
này. Tuy vậy, năm 1991, chính phủ Ấn Độ nới lỏng chính sách kinh tế. Họ giảm
các rào cản thương mại, mở cửa đón đầu tư trực tiếp nước ngoài, và hiện đại hóa
khu vực tài chính. Việc tái cấu trúc kinh tế công, cùng với việc bùng nổ internet,
làm cho ngành công nghiệp này trở thành một ths lực đẩy quyền uy để hiện đại hóa
kinh tế Ấn Độ.
 Phần mềm nhanh chóng trở thành mũi nhọn xuất khẩu, chiêm hơn 17 tỷ
USD năm 2004. Thành công của phát triển phần mềm Ấn Độ cũng kích hoạt tăng
trưởng một ngành công nghiệp hỗ trợ, giao quy trình kinh doanh (business process
outsourcing - BPO). Dịch vụ BPO do các công ty Ấn Độ trải dài từ các hoạt động
call - center truyền thống (telemarketing, đặt chỗ, dịch vụ khách hàng, hỗ trợ kỹ
thuật, v.v…) đến các hoạt động giá trị gia tăng cao như phát trỉn công nghẹ và
R&D.
Một nghiên cứu cho thấy, đến năm 2008, ngành công nghệ thông tin Ấn Độ
và ngành BPO có 4 triệu người, tạo ra 57 - 65 tỷ USD xuất khẩu, chiếm 7% GDP
của Ấn Độ.
Bangalore là trung tâm của ngành phần mềm và ngành BPO của Ấn Độ, có
khoảng 265.000 nhân công, Bombay, New Dehli, và Hyderabah cũng có nhiều
công ty phần mềm và công nghệ thông tin. Bangalore là nhà của Wipro Ltd. Và
Infosys Technologies Ltd., hai trong số 3 công ty phần mềm lớn nhất Ấn Độ. Công
ty thứ ba - Tata Consultancy Services, cũng có nhiều hoạt động ngay tại đây. Các
công ty này sử dụng nhiều nhân sự nói tiếng Anh, được huấn luyện rất tốt. Mặc dù
chiếm các thị trường ngách khác nhau, các công ty đều chú trọng đến chất lượng
và cần phương pháp toàn cầu. Ví dụ, mỗi công ty đều được chứng nhận chất lượng
cao từ Software Engineering Institute, một chương trình chứng nhận do US.
Department of Defense tài trợ. Infosys đi đầu trong việc sử dụng quyền chọn
chứng khoán (stock options) ở Ấn Độ để chiếm lấy lòng trung thành và cam kết
của nhân viên chuyên nghiệp của họ. Họ cũng là công ty Ấn Độ đầu tiên niêm yết
trên thị trường chứng khoán Mỹ, hiện đang làm cho hơn 1.000 nhân viên của họ là
triệu phú rupee, và hơn 100 là trijeu phú USD, một mức chưa từng nghe thấy trong
các nước đang phát triển. Từ việc quan sát đối thủ của mình, Wipro cũng đưa ra
chương trình quyền chọn chứng khoán. Bangalore là nam châm của FDI, hơn 450
MNC có hoạt động trong nhiều công viên kinh doanh xung quanh thành phố, gồm
cả những nhà lãnh đạo trong công nghệ cao như Intel, SAP, Dell, General Electric,
Texas Instrusments, IBM, Ernst & Young và Hewlett - Packard.
Tuy vậy, vẫn có những vết đen. Trong nhiều khu vực, mạng lưới điện và hạ
tầng viễn thông đã quá tải. Bangalore, một thành phố ngủ quên vào năm 1951 với
800.000 dân, đã đông đến 5,6 triệu dân năm 2001, đến 2008 có khoảng 7 triệu
người. Sự phát triển nhanh chóng đã quá tải hệ thống hạ tầng của thành phố, thiếu
nước, cắt điện, đi lại cực khó khăn. Dù cho những nhà điều hành phần mềm đã đầu
tư vào các máy phát điện xách tay để cho công việc vẫn chạy ngay khi mất điện,
đso cũng chỉ là giải pháp tạm bợ. Các nhà điều hành phần mềm Ấn Độ tiếp tục vận
động chính phủ nói lỏng luật lệ, tư nhân hóa, khuyến khích FDI và các lãnh vực hạ
tầng, làm cho họ cạnh tranh tốt hơn các đối thủ từ châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ.
Vấn đề còn quan trọng hơn là thiếu nhân công có chất lượng. Ngành phần
mềm Ấn Độ phát đạt vì có lợi thế chi phí lao động: các lập trình viên người Mỹ
được trả cao gấp ba ở Ấn Độ. Tuy nhiên, mức lương của các lập trình viên người
Ấn tăng khoảng 15% hàng năm, vì việc tăng nhu cầu sử dụng tài năng của họ, do
vậy, lợi thế chi phí lao động thấp của Ấn Độ bị xói mòn dần. Một nghiên cứu gần
đây của McKinsey & Company cho rằng ngành BPO và phần mềm Ấn Độ sẽ tiếp
tục đà tăng. Nếu vậy, sự bùng nổ sẽ chấm dứt cho Bangalore, các công ty sẽ dời
các hoạt động BPO và phần mềm sang các nước khác. Thật vậy, Infosys, Wipro, và
Tata Consultancy Services bắt đầu giao ngoài việc bảo trì các phần mềm cấp thấp,
và phát triển công việc tại China, nơi mà lương cho lập trình viên rẻ hơn. Và các
nước khác, nơi sử dụng tiếng Anh phổ biến, như Philippines, có thể sẽ thay Ấn Độ
trong kinh doanh call - center.

1. Vì sao Ấn Độ có thể tạo dựng một nền công nghiệp phần mềm thịnh vượng?
Các lợi thế của đất nước này trong thị trường này là gì? Các bất lợi của đất
nước này?
Ấn Độ xây dựng và phát triển một nền công nghiệp phần mềm thịnh vượng
do Sự kết hợp của nguồn nhân lực chất lượng cao, chi phí lao động thấp, khả năng
giao tiếp bằng tiếng Anh, chính sách kinh tế mở cửa, cùng với sự bùng nổ của công
nghệ
Lợi thế:
- Nhân lực chất lượng cao: Các trường đại học Ấn Độ cung cấp một lượng lớn kỹ
sư được giáo dục tốt hàng năm, tạo ra nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ.
- Chi phí lao động thấp: Lương của các lập trình viên Ấn Độ thấp hơn so với các
nước phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh về chi phí.
- Kỹ năng tiếng Anh: Nhiều nhân sự Ấn Độ nói tiếng Anh tốt, thuận lợi cho việc
giao tiếp và hợp tác với các công ty quốc tế.
- Môi trường kinh tế mở cửa: Từ năm 1991, Ấn Độ nới lỏng các chính sách kinh
tế, giảm rào cản thương mại và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Chất lượng cao: Các công ty phần mềm Ấn Độ được chứng nhận chất lượng
cao từ Software Engineering Institute.

Bất lợi:
- Hạ tầng yếu kém: Hệ thống điện và viễn thông quá tải, thiếu nước, cắt điện
thường xuyên và giao thông khó khăn.
- Chi phí lao động tăng: Lương của các lập trình viên tăng khoảng 15% hàng
năm, làm giảm dần lợi thế về chi phí lao động.
- Thiếu hụt nhân sự chất lượng: Dù có nhiều kỹ sư, nhưng không phải tất cả đều
đáp ứng được yêu cầu cao của ngành công nghiệp phần mềm và BPO.
2. Nếu như ngành công nghiệp phần mềm tiếp tục phát triển, nó sẽ có thể tác
động đến kinh tế Ấn Độ ra sao?

- Tăng trưởng GDP: Ngành công nghệ thông tin và BPO có thể đóng góp đáng kể
vào GDP của Ấn Độ, như đã chiếm 7% GDP vào năm 2008.
- Tạo việc làm: Ngành công nghiệp phần mềm và BPO tạo ra hàng triệu việc làm,
góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao mức sống của người dân.
- Tăng cường xuất khẩu: Xuất khẩu phần mềm và dịch vụ BPO mang lại nguồn
ngoại tệ lớn, giúp cân bằng cán cân thương mại và củng cố dự trữ ngoại tệ.
- Hiện đại hóa nền kinh tế: Sự phát triển của ngành công nghiệp phần mềm thúc
đẩy hiện đại hóa và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ khác, như viễn thông,
tài chính và hạ tầng.
- Đổi mới và R&D: Ngành công nghiệp phần mềm khuyến khích đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến công nghệ.

3. Trong bối cảnh việc thiếu hụt các nhân sự có chất lượng đã được dự đoán
trước, Ấn độ có thể làm gì để đảm bảo ngành công nghệ phần mềm và BPO
vẫn có tính cạnh tranh?

- Đào tạo và nâng cao kỹ năng: Đầu tư vào giáo dục và đào tạo kỹ năng cho nhân
sự, đặc biệt là các kỹ năng chuyên sâu và kỹ năng mềm.
- Cải thiện hạ tầng: Nâng cấp hệ thống điện, viễn thông và giao thông để hỗ trợ
tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh và sản xuất.
- Khuyến khích FDI: Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, giảm bớt các rào cản
và khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư vào các khu vực chiến lược.
- Chính sách ưu đãi: Áp dụng các chính sách thuế và ưu đãi đặc biệt cho các
công ty công nghệ thông tin và BPO để thu hút và giữ chân các doanh nghiệp.
- Chuyển đổi và đa dạng hóa: Khuyến khích các công ty phần mềm và BPO mở
rộng sang các lĩnh vực giá trị gia tăng cao hơn, như phát triển công nghệ, R&D và
các dịch vụ chuyên sâu.
- Hợp tác quốc tế: Xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức và công ty quốc tế
để trao đổi kiến thức, công nghệ và nhân lực.

Bằng cách thực hiện các chiến lược này, Ấn Độ có thể duy trì và nâng cao tính
cạnh tranh của ngành công nghiệp phần mềm và BPO trong bối cảnh toàn cầu hóa
và sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ.

You might also like