Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1:Điều gì sẽ xảy ra nếu ở kì đầu của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy?

Nếu ở kì đầu của nguyên phân thoi phân bào bị phá hủy thì các nhiễm sắc tử của NST kép không
thể di chuyển về 2 cực của tế bào để phân chia thành 2 tế bào con. Điều này sẽ làm hình thành tế
bào tứ bội 4n.
Câu 2:Nếu sự phân chia tế bào một cách không bình thường sẽ dẫn đến hậu quả gì?Giải
thích?
-Nếu sự phân chia tế bào không bình thường sẽ dẫn đến các tế bào được sinh ra một cách không
bình thường (tế bào đột biến)
- Vì sẽ dẫn tới các ảnh hưởng xấu đến hoạt động sống của cơ thể. Ví dụ như sự tăng sinh tế bào một
cách mất kiểm soát dẫn đến bệnh ung thư.
Câu 3:Hiện tượng NST co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau trong phân bào có ý nghĩa
gì?
Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn lại (tránh sự cồng kềnh) dễ di
chuyển trong quá trình phân bào. Sau khi phân chia xong, NST phải dãn xoắn để tạo điều kiện cho
các gen phân mã.
Câu 4:Bằng cơ chế nào mà bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) của loại sinh sản hữu tính được
duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác?
-Nhờ sự kết hợp của 3 cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh mà bộ NST lưỡng bội 2n của
loài sinh sản hữu tính được duy trì nguyên vẹn từ thế hệ này sang thế hệ khác:
- Giảm phân tạo ra các giao tử có bộ NST giảm đi một nửa (n). Sau đó, sự kết hợp của 2 giao tử (n)
trong thụ tinh tạo thành hợp tử (2n), khôi phục lại bộ NST 2n đặc trưng của loài.
- Tế bào hợp tử 2n trải qua nhiều lần nguyên phân và biệt hóa tế bào phát triển thành cơ thể đa bào
trưởng thành.
Câu 5:Nguyên nhân của sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế
bào thực vật được giải thích như thế nào?
Tế bào thực vật có thành xenlulô, rất chắc và bền → làm cho thành tế bào không thể eo lại được
như tế bào động vật → mới xuất hiện hiện tượng hình thành vách ngăn ở tế nào thực vật.
Câu 6:Các tế bào của cơ thể ong đực đều là đơn bội (n). Theo em, ở ong đực có xảy ra giảm
phân hình thành nên các tinh trùng không? Giải thích?
-Theo em, ở ong đực có xảy ra giảm phân hình thành nên các tinh trùng
-Vì: Trước khi tiến hành giảm phân tạo tinh trùng, các tế bào sinh dục của ong đực xảy ra hiện
tượng giả lưỡng bội, tức là ADN nhân đôi để bộ NST từ n thành 2n. Sau đó tiến hành giảm phân
bình thường. Sau giảm phân, cho ra một loại tinh trùng duy nhất.
Câu 7:Hiện tượng các cặp NST tương đồng tiếp hợp với nhau trong kì đầu I của giảm phân
có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa hiện tượng bắt đôi của các NST tương đồng:
+Khi các NST tương đồng bắt cặp trong giảm phân → giúp chúng tiếp hợp với nhau, trao đổi chéo
các đoạn crômatit, làm tăng biến dị tổ hợp.
+Khi NST bắt cặp tương đồng trong giảm phân → sau quá trình phân li, số lượng NST sẽ giảm đi
một nửa, đảm bảo quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
Câu 8:Hãy cho biết các yếu tố có nguy cơ cao gây ung thư và cách phòng tránh bệnh ung thư
* Các yếu tố có nguy cơ cao gây ung thư
+ Tuổi thọ gia tăng (thời gian tiếp xúc với các tác nhân đột biến dài hơn)
+ Ô nhiễm môi trường sống làm phát sinh các tác nhân đột biến
+ Thói quen ăn uống không khoa học (uống nhiều rượu bia, hút thuốc, ăn nhiều thực phẩm chế biến
sẵn…)
+ Thói quen sinh hoạt không lành mạnh (ít vận động, lười thể dục, thể thao…)
* Cách phòng tránh bệnh ung thư
- Hạn chế tiếp xúc với các nguồn chứa chất gây ung thư như: thuốc lá, rượu bia, chất kích thích….
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp như: ăn nhiều rau quả, hạn chế chất béo…..
- Tích cực rèn luyện TDTT, tinh thần thoải mái, tích cực.
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.
- Tiêm chủng : viêm gan B…
- Đẩy mạnh tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ung thư.
- Giữ môi trường sống tròng lành, phát triển nông nghiệp sạch
- Thường xuyên tham khám định kì để tầm soát phát hiện sớm khối u, chữa trị triệt để những bệnh
mãn tính do virus và các loại vi sinh vật.

You might also like