1.GIẢI PHẪU SINH LÝ HỆ CƠ XƯƠNG KHỚP b1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 37

GIẢI PHẪU - SINH LÝ HỆ CƠ

XƯƠNG KHỚP

Nguyễn Thị Hà
Trường ĐH Y Hà Nội
GIẢI PHẪU CƠ THỂ NGƯỜI
Mục tiêu bài học
1. Trình bày được phân loại, đặc điểm cấu tạo
và chức năng của xương
2. Trình bày được phân loại, đặc điểm cấu tạo
và chức năng của khớp
3. Trình bày được phân loại, đặc điểm cấu tạo
và chức năng của cơ
Giải phẫu – Sinh lý xương
1. Phân loại xương
a. Theo vị trí và các phần cơ thể
• Xương đầu: phần sọ và phần mặt
 Phần sọ: 8 xương (vòm sọ + nền sọ)
 Phần mặt: 14 xương (ổ miệng, hố mũi, hốc mắt)
Đặc điểm: hầu hết là xương dẹt; các khớp là khớp
cố định (ngoại trừ khớp thái dương – hàm có khả
năng di động)
XƯƠNG SỌ
Giải phẫu – Sinh lý xương
• Xương thân: cột sống và lồng ngực
Cột sống: 7 đốt cổ + 12 đốt ngực + 5 đốt thắt
lưng + 5 đốt cùng + 4 đốt cụt
Lồng ngực: 12 đốt ngực + 12 đôi xương sườn
+ 1 xương ức
Giải phẫu – Sinh lý xương
• Xương chi: Chi trên và chi dưới
Chi trên: Mỗi bên = 1 x.đòn + 1 x.bả vai + 1
x.cánh tay + 2 x.cẳng tay + x.(cổ, bàn, ngón
tay)
Chi dưới: X.chậu + x.đùi + x.bánh chè + x.cẳng
chân + x.(cổ chân, bàn chân, ngón chân)
Giải phẫu – Sinh lý xương
b. Theo hình dáng xương
• Xương dài: thân xương (đoạn giữa) + đầu
xương (hai đầu phình): x.cánh tay, cẳng tay..
• Xương ngắn: cấu tạo giống đầu xương dài
x.đốt sống, cổ tay, bàn tay..v.v
• Xương dẹt: x.sọ, x.sườn
Giải phẫu – Sinh lý xương
2. Cấu tạo xương
Mô xương gồm: các tế bào, các sợi và chất căn
bản
• Các tế bào xương: tb tạo xương + tb hủy
xương
• Các sợi đường kính: 500 – 700 A0
• Chất căn bản: Chất hữu cơ (phức hợp protein)
+ Muối khoáng (các hợp chất muối canxi)
Giải phẫu – Sinh lý xương

3. Chức năng của xương


• Tạo thành khung chống đỡ, bảo vệ các cơ
quan trong cơ thể
• Tạo hình dáng, tư thế, vị trí của cơ thể
• Di chuyển, vận động cơ thể
• Tham gia hoạt động chuyển hóa canxi, là nơi
tích lũy canxi và huy động cho cơ thể khi cần
để duy trì nồng độ Ca++ trong máu
LỒNG NGỰC
Giải phẫu – Sinh lý khớp
1. Phân loại khớp
Dựa vào mức độ hoạt động của khớp, chia thành 3
loại: khớp bất động, bán di động và di động
• Khớp bất động: khớp giữa các xương sọ, xương
hàm – mặt
• Khớp bán động: khớp thái dương hàm, sườn - ức
• Khớp di động: bả vai – cánh tay, khuỷu, cổ tay –
bàn tay..v.v
Khớp bất động
Khớp bán động
Khớp di động
Giải phẫu – Sinh lý khớp
2. Cấu tạo khớp
Mỗi khớp đều có 3 thành phần: mặt khớp + bao
khớp + ổ khớp
• Mặt khớp được bao phủ bằng một lớp sụn trong
• Bao khớp: nối liền các đầu xương với nhau
 Dây chằng: tăng cường phía ngoài cho các bao
khớp
 Bao hoạt dịch: xen kẽ giữa khớp và gân của cơ =>
giảm ma sát ở các khớp khi cử động
Cấu tạo khớp
Giải phẫu – Sinh lý khớp
3. Chức năng của khớp
• Liên kết, nối các xương để tạo thành bộ xương
• Tạo hình dáng, tư thế thích hợp
• Giúp di chuyển, vận động cơ thể
Giải phẫu – Sinh lý cơ
1. Phân loại cơ
a. Dựa vào vị trí và chức năng
• Cơ xương (cơ vân): cơ bám vào xương, có chức
năng vận động hay duy trì vị trí, tư thế của cơ thể
• Cơ trơn: lót thành các cơ quan nội tạng hoặc
mạch máu, các cơ quan cảm giác như mắt =>
điều tiết, đáp ứng thích nghi với mức độ chiếu
sáng
• Cơ tim
Cơ xương
Cơ trơn
Cơ tim
Giải phẫu – Sinh lý cơ
b. Dựa vào cấu trúc
• Loại có vân: cơ vân và cơ tim
• Loại không có vân: cơ trơn
c. Dựa vào kiểu tác dụng không điều hòa
• Cơ tùy ý: hầu hết cơ vân hoạt động một cách có chủ
ý, chỉ hoạt động khi nhận tín hiệu đặc biệt của thần
kinh trung ương
• Cơ không tùy ý (hầu hết cơ trơn): chịu sự chỉ huy của
thần kinh thực vật
• Cơ tim: hoạt động không cần tín hiệu từ thần kinh
trung ương để khởi động và duy trì co cơ, sau khi cắt
mọi liên hệ thần kinh cơ tim vẫn tiếp tục hoạt động
Giải phẫu – Sinh lý cơ
2. Đặc điểm cấu tạo
• Cơ vân: Mỗi cơ vân gồm nhiều bó sợi.
Tế bào cơ: nhân và cơ tương
Nhân: ở ngoại vi khối cơ tương, ngay dưới
màng bào tương
Cơ tương: bào quan, tơ cơ (sợi myosin và sợi
actin)
Sợi actin và myosin tạo ra hiện tượng co cơ. Mỗi
sợi cơ được điều khiển bởi một tận cùng thần
kinh duy nhất xuất phát từ sừng trước tủy sống
Cơ vân
Giải phẫu – Sinh lý cơ
• Cơ trơn: chỉ có một nhân nằm ở giữa tế bào.
Cấu trúc phân tử cũng giống cơ vân về thành
phần protein
• Cơ tim: các tế bào nối nhau bằng cầu cơ
tương. Mỗi tế bào có nhiều nhân và nằm ở
giữa. Cấu trúc phân tử cũng giống cơ vân về
thành phần protein. Cấu trúc và sắp xếp sợi cơ
tim hoàn toàn giống cơ vân
BIỂU MÔ CƠ
Giải phẫu – Sinh lý cơ
3. Chức năng của cơ
a. Cơ là một cơ quan đáp ứng dưới tác dụng
kích thích của hệ thần kinh và hệ nội tiết
• Kích thích thần kinh => co cơ => các động tác
vận động hoặc thay đổi tư thế
• Kt giao cảm => co cơ thành mạch => huyết áp
tăng; kt giao cảm => cơ trơn ruột giãn => giảm
nhu động ruột
Giải phẫu- Sinh lý cơ
b. Cơ hoạt động như một bộ máy sinh học
Cơ là cơ quan sinh công tuy nhiên chỉ 20% năng
lượng đưa vào cơ tạo ra công, còn lại tạo nhiệt
c. Cơ tham gia điều hòa nhiều chức năng của cơ
thể thông qua hoạt động co cơ
• Tuần hoàn: Tim co bóp đẩy máu đi nuôi cơ
thể. Trương lực cơ thành động mạch, cơ trơn
thành động mạch => duy trì huyết áp và lượng
máu đi nuôi các cơ quan, vùng của cơ thể
Giải phẫu – Sinh lý cơ
• Hô hấp: co cơ => thay đổi thể tích lồng ngực
thu nhận O2 và thải CO2. Co giãn cơ – khí phế
quản => điều hòa khí vào và ra khỏi cơ thể
• Tiêu hóa: thực hiện các động tác nhai, nuốt
thức ăn. Vận chuyển, nhào trộn thức ăn qua
các ống tiêu hóa
• Bài tiết: tiểu tiện, đại tiện chủ động
• Sinh sản: giao hợp, xuất tinh, trứng và tinh
trùng di chuyển trong đường sinh dục nữ,
trứng đã thụ tinh gắn và phát triển trong
buồng tử cung, sinh con, nuôi con

You might also like