6.Sinh-lý-tiêu-hóa b3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 51

GIẢI PHẪU - SINH LÝ

HỆ TIÊU HÓA
Mục tiêu
1. Mô tả được hình thể và cấu tạo giải phẫu của hệ tiêu hóa.
2. Trình bày được chức năng tiêu hóa của từng đoạn trong ống tiêu hóa.
3. Trình bày được các chức năng của gan.
4. Trình bày được hấp thu các chất ở các đoạn của ống tiêu hóa.
1. Cấu tạo của hệ tiêu hóa
Hệ thống tiêu hóa bao gồm: ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa.
- Ống tiêu hóa bao gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già.
- Tuyến tiêu hóa bao gồm: tuyến nước bọt, tuyến dạ dày, tuyến tụy ngoại
tiết, tuyến ruột non, tuyến ruột già và gan.
1. Cấu tạo của hệ tiêu hóa
1.1. Miệng
Miệng là phần đầu, mở rộng
của ống tiêu hóa, gồm có tiền
đình miệng, cung lợi răng và
khoang miệng
Cấu tạo của ống tiêu hóa

Tiền đình miệng: phía trước


ngoài được giới hạn bởi mặt
trong môi và má, phía sau trong
là cung lợi răng.

Ở mặt trong má ngang mức


răng hàm trên số 7 có lỗ ống
Sténon là ống dẫn nước bọt
chính của tuyến nước bọt mang
tai.
Cấu tạo của ống tiêu hóa

Cung lợi răng:


 Cung lợi: Cung lợi là bờ của 2 xương
hàm, có nhiều hốc rang và được lợi phủ
đến tận cổ răng.
 Răng: được cắm chặt vào các hốc răng
của xương hàm nhờ các phương tiện giữ
răng như: lợi, hốc rang, dây chằng quanh
răng
 Vì vậy khi tụt lợi sinh lí ở người già hay
bị viêm nha chu (viêm quanh rang) thì
răng dễ bị lung lay.
Cấu tạo của ống tiêu hóa

- Răng sữa (răng tạm thời): mọc từ 6 tháng


đến 6 tuổi, gồm 20 chiếc, trong đó có: 8
răng cửa (số 1,2), 4 răng nanh (số 3), 8
răng hàm nhỏ (số 4,5)

- Răng vĩnh viễn: từ 6 tuổi bắt đầu hiện


tượng thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn,
trừ các răng khôn (răng 8) mọc vào khoảng
20-30 tuổi. Gồm 28-32 răng.
Cấu tạo của ống tiêu hóa
Khoang miệng
Phía trước khoang miệng là cung
răng, phía sau thông với họng qua
eo họng. Trên eo họng có lưỡi gà ở
chính giữa và vòng hạnh nhân
Waldayer (các amidan) ở 2 bên.
Phía trên là vòm miệng
1.2. Thực quản
Thực quản là một ống dài
khoảng 25cm, mặt trong nhẵn

Phía trước thực quản là khí


quản, phía sau là các đốt sống cổ
và đốt sống ngực.
1.3. Dạ dày

- Dạ dày là đoạn phình to của ống tiêu hóa, trên thông với thực quản qua
tâm vị, dưới thông với tá tràng qua môn vị.
- Dạ dày nằm dưới cơ hoành, phía trái đường chính giữa bụng  đau dạ
dày thường có cảm giác đau vùng thượng vị.
- Dạ dày dài 25 cm, rộng 12 cm, dày 8 cm và có dung tích khoảng 1-2 lít.
- Được chia thành 3 phần: phình vị, thân vị, hang vị
Có 2 lỗ phía trên là lỗ tâm vị, phía dưới là lỗ môn vị.
Có 2 bờ cong là: bờ cong lớn vào bờ cong nhỏ.
Dạ Dày
Cấu tạo từ ngoài vào trong gồm 4 lớp:
Thanh mạc
Lớp cơ
Lớp dưới niêm mạc giàu mạch máu
Lớp niêm mạc, trên niêm mạc có các hốc
thông với các tuyến dạ dày
1.4. Ruột non
- Ruột là đoạn ống tiêu hóa nối tiếp dạ dày,
gồm ruột non và ruột già
- Ruột non bao gồm 3 đoạn: tá tràng, hỗng
tràng, hồi tràng. Cả ruột non gồm nhiều
quai ruột nhỏ khác nhau.
- Ruột non được treo vào thành bụng bởi
mạc treo ruột non trong có mạch máu và
thần kinh, ở trẻ em mạc treo dài và rộng
nên dễ bị xoắn ruột, lồng ruột.
1.5. Ruột già
- Bao gồm manh tràng, đại tràng
và trực tràng.
- Ruột già to hơn ruột non, có các
dải dọc (trừ trực tràng).
- Ruột thừa thường nằm ở gốc,
mặt sau đáy manh tràng.
2. Chức năng tiêu hóa ở miệng và thực quản
2.1. Hoạt động cơ học
Động tác nhai: Nhai là động tác nửa tùy ý, nửa phản xạ để nghiền thức ăn làm
thấm đều nước bọt và tạo thành viên thức ăn mềm trơn dễ nuốt. Thực hiện nhờ
cơ nhai và răng.
Chức năng tiêu hóa ở miệng
Nuốt: Động tác nửa tự động, nửa tùy ý. Gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tùy ý: Lưỡi đẩy viên thức ăn ra sau.
- Giai đoạn tự động: Thức ăn chạm vào họng gây phản xạ đóng đường
mũi, đậy đường vào thanh khí quản, bụng thu hẹp lại, thực quản mở ra và
viên thức ăn đi vào thực quản.
- Giai đoạn thực quản: Thức ăn từ thực quản được chuyển xuống dạ dày
nhờ làn sóng nhu động. Khi sóng nhu động đến gần dạ dày, cơ thắt thực
quản - dạ dày giãn ra để thức ăn vào dạ dày. Bình thường cơ này co để
ngăn thức ăn trào ngược lên thực quản.
2.2. Sự bài tiết nước bọt
Các tuyến nước bọt chính: Tuyến mang
tai, tuyến dưới hàm và dưới lưỡi
Thành phần nước bọt: 90-95% là nước,
muối khoáng và men amylase, chất nhầy.
Vai trò:
- Chất nhầy có tác dụng tạo thành viên
thức ăn trơn dễ nuốt.
- Men amylase thủy phân tinh bột chín
thành đường maltose. Vì vậy khi nhai cơm
kĩ sẽ thấy vị ngọt.
3. Tiêu hóa thức ăn ở dạ dày
3.1. Hiện tượng cơ học
Các sóng co bóp của dạ dày gồm 2 loại:
- Co bóp trương lực có tác dụng khuấy và nhào trộn thức ăn với dịch vị
- Co bóp nhu động: những sóng nhu động lớn bắt đầu từ đáy dạ dày có tác
dụng đẩy thức ăn về phía tá tràng.
Ngoài ra còn có “co bóp đói”: xảy ra khi dạ dày trống rỗng trong một thời
gian dài. Co bóp càng mạnh nếu thời gian trống rỗng của dạ dày càng dài. Co
bóp mạnh hơn ở người trẻ tuổi.
Sự tống thức ăn khỏi dạ dày:
- Bình thường môn vị hé mở. Khi bắt đầu ăn dịch vị bắt đầu tiết ra, tính acid của
dịch vị gây đóng môn vị
- Thức ăn có thời gian lưu lại dạ dày, được nhào trộn, thấm dịch vị và trở thành vị
trấp.
- Vị trấp được trung hòa bớt cộng với sự co bóp của vùng hang vị làm môn vị
được mở ra, vị trấp được tống xuống tá tràng.
- Ở tá tràng, tính acid của vị trấp lại làm đóng môn vị lại
- Môn vị được đóng mở từng đợt, thức ăn vừa có thời gian ngấm dịch vị vừa được
đưa xuống từng đợt để tạo điều kiện tiêu hóa ở ruột non.
3.2. Sự bài tiết dịch vị
- Dịch vị gồm: nước, muối khoáng, HCl, chất nhầy và men tiêu hóa.
- HCl tạo pH tối thuận cho men pepsin hoạt động, hoạt hóa pepsinogen thành
pepsin, sát khuẩn, đóng mở môn vị.
- Men pepsin: Được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động là pepsinogen. Khi
được hoạt hóa thành pepsin có tác dụng cắt phân tử protein thành chuỗi
polypeptide có kích thước nhỏ hơn là proteose và pepton.
- Men lipase: chỉ thủy phân lipid đã nhũ tương hóa (lipid của sữa, trứng)
thành monoglycerid và acid béo.
- Chất nhầy: tạo thành màng dai bảo vệ niêm mạc dạ dày không bị phá hủy
bởi HCl.
4. Tiêu hóa ở ruột non
4.1. Hiện tượng cơ học ở ruột non
Cử động lắc lư: Do sự co rút của các thớ cơ dọc làm cho các đoạn ruột dài ra,
ngắn lại, trượt lên nhau, lật từ trái sang phải, phải sang trái. Cử động này làm
thức ăn được khuấy trộn.
Cử động phân đoạn: Do sự co rút của các thớ cơ vòng làm cho ruột được
phân thành nhiều đoạn khác nhau, các đoạn này lại được chia thành đoạn
nhỏ hơn. Cử động phân đoạn có tác dụng “băm” vào nhũ trấp và làm nhũ
trấp được nhào trộn kĩ hơn.
Cử động nhu động: Do sự co rút phối hợp của 2 loại cơ dọc và cơ vòng cùng
một chiều và từng đợt tạo thành làn sóng đẩy nhũ trấp vận động dọc theo
ruột đi về phía hậu môn.
4.2. Bài tiết dịch
a) Dịch tụy
Dịch tụy được bài tiết từ tuyến tụy ngoại tiết và đổ vào tá tràng.
Dịch tụy là dịch kiềm bao gồm: nước, muối khoáng, chất nhầy và thành
phần chính là các men tiêu hóa.
Men tiêu hóa protid: trypsin, chymotrypsin và carboxypeptidase. Chúng đều
được bài tiết dưới dạng chưa hoạt động. Khi vào đến tá tràng dưới tác dụng
của pH kiềm và enterokinase (một chất do niêm mạc ruột tiết ra). Cả 3 được
chuyển thành dạng hoạt động.
Bài tiết dịch vị

+ Men trypsin và chymotrypsin: phân giải các chuỗi polypeptide là proteose và


pepton thành các chuỗi polypeptide nhỏ hơn
+ Men carboxypeptidase: cắt rời acid amin từ tận cùng –COOH của chuỗi
polypeptide.
Dưới tác dụng của các men này, chỉ một lượng protein thức ăn được phân giải
thành acid amin, phần còn lại là các dipeptide, tripeptide và một số ít vẫn là
polypeptide.
Men tiêu hóa lipid: Lipase của dịch tụy tiêu hóa mạnh lipid thành
glycerol và acid béo do có độ pH kiềm ở ruột và có dịch mật nhũ tương
hóa lipid.
Men tiêu hóa glucid: Dịch tụy có men amylase tác dụng mạnh hơn nhiều
so với men amylase của nước bọt, nó tiêu hóa cả tinh bột chín và tinh bột
sống thành đường maltose.
b) Dịch mật
Dịch mật được gan sản xuất liên tục và được đổ vào tá tràng qua ống mật
chung hoặc được tích trữ vào túi mật cho đến khi cần lại được đổ vào tá tràng.
Thành phần của dịch mật bao gồm: muối mật, ngoài ra còn có nước, sắc tố
mật (bilirubin) và một số chất khác như cholesterol và lecithin.
Tác dụng nhũ tương mỡ tạo điều kiện để men lipase có thể tác dụng trên bề
mặt các hạt mỡ.
Giúp hấp thu acid béo, monoglycerid và một số vitamin tan trong dầu như
vitamin A, D, E, K. Nếu rối loạn bài tiết mật, 40% lipid bị mất theo phân và bị
mất hấp thu các vitamin kể trên.
c) Dịch ruột
Dịch ruột do các tuyến của niêm mạc ruột bài tiết ra, bao gồm nước, muối
khoáng và các men tiêu hóa.
Men tiêu hóa protid: Peptidase cắt các peptid thành acid amin.
Men tiêu hóa lipid: Lipase tiêu hóa nốt một số lipid còn sót lại dưới tác dụng
của dịch tụy thành glycerol và acid béo.
Kết quả tiêu hóa ở ruột non
Men tiêu hóa glucid:
+ Maltase: phân giải maltose thành glucose
+ Saccarase: phân giải saccarose thành glucose và fructose
+ Lactase: phân giải lactose thành galactose và glucose
Thức ăn sau khi được tiêu hóa ở ruột non đều đã được phân giải thành
các dạng đơn giản như acid amin, glucose và một phần dưới dạng đường
5C, glycerol và acid béo.
Các dạng này đều là các dạng mà cơ thể hấp thu được.
5. Tiêu hóa ở ruột già
5.1 Hiện tượng cơ học
Co bóp, nhu động ở ruột già thưa hơn so với ruột non. Gồm co bóp phân
đoạn và co bóp nhu động.
+ Co bóp phân đoạn: Giúp nhào trộn và tăng hấp thu
+ Co bóp nhu động: Đẩy các chất về phía trực tràng và hậu môn.
Khi các co bóp đẩy khối phân vào trực tràng sẽ gây cảm giác muốn đi đại
tiện.
5.2 Bài tiết dịch ruột già
Các tuyến của ruột già cũng bài tiết dịch, nhưng dịch không có men nên
ruột già chỉ có nhiệm vụ:
Tiêu hóa nốt những thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết ở ruột non nhờ men
tiêu hóa của ruột non còn lại.
Các vi khuẩn ở ruột già (như Coli...) tiết men phân hủy cellulose và gây
hiện tượng thối rữa các chất protid còn lại và phát sinh mùi thối (H2S).
6. Hấp thu các chất ở ruột non
Hiện tượng hấp thu xảy ra ở ruột non nhờ 2
lý do
Khi đến ruột non, các dạng thức ăn đều
được tiêu hóa thành những dạng đơn giản,
dễ hấp thu như acid amin, glucose, glycerol,
acid béo,...
Cấu tạo niêm mạc ruột có các đặc điểm
thuận lợi cho việc hấp thu: có các nếp gắp
hình van, nhung mao, vi nhung mao làm
tăng diện tích tiếp xúc của niêm mạc ruột
non lên nhiều lần. (250-300 m2)
Hấp thu ở ruột non
Sau khi được hấp thu tại ruột non, các chất dinh dưỡng được vận
chuyển theo 2 đường:
Đường máu: Vận chuyển acid amin, muối khoáng, glucose,... Theo máu về
cơ quan chuyển hóa hoặc dự trữ, sau đó theo đường tĩnh mạch trên gan về
TM chủ, về tim.
Đường bạch huyết: một số chất như acid béo mạch dài đi đến ống dưỡng
chấp, rồi theo hệ bạch huyết đổ vào TM dưới đòn trái, về TM chủ trên và về
tim.
7. Hấp thu ở ruột già và các đoạn khác
của ống tiêu hóa
7.1 Hấp thu ở ruột già: chủ yếu ở đoạn đầu của ruột già, hấp thu
nước là chủ yếu nhằm cô đặc phân. Ngoài ra ruột già còn hấp thu
acid amin.

7.2 Hấp thu ở miệng: Miệng có khả năng hấp thu một vài thuốc hoặc
chì.

7.3 Hấp thu ở dạ dày: Hấp thu một ít nước và rượu.


8. Chức năng của gan
Gan là tuyến lớn nhất của cơ thể,nằm bên phải, dưới cơ hoành, có nhiều chức
năng quan trọng:
Là cơ quan dự trữ một số chất như: glycogen, các protein, vitamin, sắt...
Chứa máu: khi rồi loạn vận chuyển máu, gây ứ máu ngoại biên, máu ứ đọng
ở gan làm gan to.
Là cơ quan chuyển hóa: các chất dinh dưỡng được hấp thu được đưa về gan
để chuyển thành các chất cần thiết cho cơ thể.
Tổng hợp các yếu tố đông máu.
Tham gia tạo và phá hủy hồng cầu.
Bài tiết mật giúp tiêu hóa lipid.
Cơ quan chống độc: Những chất lạ, chất độc qua gan đều bị giữ lại và biến
thành chất ít độc hơn. Sau đó chất được được đào thải qua đường nước tiểu.

You might also like