Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Máy monitor Nihon Kohden - PVM-2701

Thông số kĩ thuật
12 kênh
Theo dõi được CO2, NIBP, SPO2, TEMP, ECG

 Màn hình màu độ phân giải cao: Màn hình rộng 10.4 inch, dễ dàng quan sát
từ xa, cấu trúc bằng chất TFT.
 Màn hình điều khiển bằng cảm ứng (touch screen) giúp cho bác sĩ, điều
dưỡng dễ dàng hơn trong vận hành máy.
 Màn hình hiển thị 4 dạng sóng và 5 thông số gồm: điện tim, nhịp thở, SpO2,
huyết áp không xâm lấn và nhiệt độ.
 Máy có chức năng chỉ dẫn cho người sử dụng trực tiếp : chỉ dẫn cách đặt
điện cực , cách đặt túi hơi đo huyết áp , khi có báo động về kỹ thuật trong
quá trình theo dõi thì sẽ xuất hiện phím chỉ dẫn trên màn hình. Nếu chạm
vào phím chỉ dẫn sẽ hiện ra danh sách hướng dẫn cách khắc phục lỗi.
 Chức năng phóng to các thông số sinh tồn giúp quan sát từ xa dễ dàng
 Đèn báo động đặt phía trên monitor giúp quan sát tình trạng bệnh nhân từ xa.
Đèn sáng màu đỏ khi có báo động nguy hiểm đến bệnh nhân , đèn báo màu
vàng tương ứng với các thông số cài đặt vượt quá giới hạn cài đặt , đèn nháy
màu xanh là bình thường .
 Chương trình phân tích rối loạn nhịp EC1 của hãng Nihon Kohden cho phép
giảm thiểu 80% các báo động giả , phát hiện loạn nhịp một cách chính xác
hơn . Có thể lưu tới 120 giờ các sự kiện loạn nhịp.
 Xem lịch sử báo động: máy có thể xem lại đến 120 file các báo động đối với
thông số sinh tồn từ bảng lịch sử báo động . Ta cũng có thể xem lại sóng
bằng cách chuyển qua màn hình toàn sóng.
 Máy lưu được 120 giờ biểu đồ dạng đồ thị ( trendgraph ) của tất cả các
thông số , 120 giờ dữ liệu của các thông số dạng số ( trend list ) , 120 giờ các
số liệu huyết áp không xâm lấn NIBP .
 Tính năng PWTT ( Pulse Wave Transit Time ) : Tính năng này giúp máy
phát hiện nhanh các trường hợp bệnh nhân bị thay đổi huyết áp một cách đột
ngột . PWTT được tính từ dữ liệu của sóng ECG và SpO 2 đồng thời . Trong
quá trình đo huyết áp định kỳ , nếu PWTT vượt quá ngưỡng cài đặt , máy sẽ
kích hoạt đo huyết áp tại thời điểm đó , từ đó phát hiện nhanh sự thay đổ của
huyết áp . Tính năng này đã được cung cấp bản quyền tại Mỹ số 5564427 .
 Thời lượng Pin lên đến 3 giờ nếu được sạc đầy.
 Máy in nhiệt 3 kênh cho phép ghi sóng điện tim, nhịp thở, mạch.

Cách sử dụng

1. Cắm dây nguồn vào nguồn điện 220 VAC để cấp nguồn cho monitor.
2. Nhấn công tắc mở nguồn điện cho monitor, xuất hiện màn hình theo dõi bệnh nhân.
3. Cắm các dây đo vào các ổ cắm tương ứng trên monitor: dây ECG vào ổ cắm ECG,
dây NIBP vào ổ cắm NIBP, dây SpO2 vào ổ cắm SpO2….
4. Gắn các điện cực theo dõi ECG, bao đo huyết áp, đầu dò SpO2…lên bệnh nhân, sóng và
giá trị số các tín hiệu tương ứng tự động hiển thị trên màn hình theo dõi.

*.Thực hiện các cài đặt: vì màn hình monitor là loại màn hình cảm ứng nên khi muốn
thay đổi cài đặt của tham số nào thì ta chỉ cần chạm tay trực tiếp vào tham số đó. Nếu
muốn cài đặt tất cả các thông số thì ta nhấn nút MENU, xuất hiện màn hình cài đặt máy.
Sau khi cài đặt xong, ta nhấn nút HOME để trở về màn hình theo dõi. Sau đây là các cài
đặt thông thường khi bắt đầu theo dõi:

5. Nhập thông tin bệnh nhân: chạm vào vùng hiển thị tên bệnh nhân, sau đó nhập tên,
tuổi, giới tính… vào màn hình thông tin bệnh nhân.
6. Cài đặt ECG: chạm vào vùng hiển thị nhịp tim để cài đặt các thông số cho ECG như:
giới hạn báo động nhịp tim, các giới hạn cảnh báo loạn nhịp, thay đổi độ nhạy, thay đổi
chuyển đạo theo dõi….
7. Cài đặt nhịp thở RR: chạm vào vùng hiển thị nhịp thở để cài đặt giới hạn báo động
nhịp thở, thời gian ngưng thở, thay đổi độ nhạy, tắt/mở chế độ theo dõi nhịp thở…
8. Cài đặt SpO2: chạm vào vùng hiển thị SpO2 để cài đặt ngưỡng báo động SpO2, độ
nhạy SpO2, thay đổi nguồn âm thanh đồng bộ giữa SpO2 và ECG…
9. Cài đặt NIBP: chạm vào vùng hiển thị NIBP để thực hiện cài đặt các ngưỡng giới hạn
báo động NIBP (tâm trương, tâm thu, trung bình), chọn chế độ đo NIBP (đo bằng
tay hoặc đo cách khoảng thời gian), chọn bao đo huyết áp lớn/nhỏ, chọn áp lực bơm tối
đa…Khi muốn đo NIBP ta nhấn phím START/STOP để bắt đầu đo, nếu muốn ngừng đo
ta cũng nhấn phím START/STOP.
10. Cài đặt nhiệt độ: chạm vào vùng hiển thị nhiệt độ để cài đặt ngưỡng giới hạn báo động
nhiệt độ
11. Các cài đặt về hệ thống máy: nhấn nút MENU để vào màn hình cài đặt, sau đó tùy theo
nhu cầu mà ta có thể thay đổi ngày giờ, tăng/giảm âm lượng đồng bộ, âm lượng báo
động, chỉnh độ tương phản màn hình, cài đặt máy in, xem lại các dữ liệu dưới dạng sóng
và dạng số…

12. Khi có bệnh nhân mới, ta lại thực hiện các bước như trên: nhập thông tin bệnh nhân, gắn
các điện cực theo dõi ECG, đầu dò SpO2, huyết áp NIBP, nhiệt độ…lên người bệnh
nhân, thay đổi các cài đặt nếu cần thiết và bắt đầu theo dõi.
13. Muốn tắt máy, nhấn và giữ phím nguồn khoảng 3 giây.

You might also like