Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 28

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY SẢN


-----o0o-----

QUY TRÌNH NUÔI TÔM SÚ, TÔM


THẺ CHÂN TRẮNG BỔ SUNG NƯỚC
TỪ AO NUÔI CÁ RÔ PHI

Hà Nội, năm 2017

Trang 1
LỜI GIỚI THIỆU

Để nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh bền vững (mật độ nuôi cao, hình
thức nuôi kín, cho ăn và trị bệnh) cần có nguồn nước tự nhiên đạt chất lượng nước
dùng cho nuôi trồng thủy sản; Vùng nuôi phải có đầy đủ kênh cấp, kênh thoát, ao lắng,
ao xử lý, nơi chứa bùn; Cấu trúc bờ ao, kênh mương phải chắc chắn, không rò rỉ, thẩm
lậu).
Tuy nhiên, hiện nay các yêu cầu kỹ thuật nuôi tôm cần đáp ứng các yêu cầu trên
còn nhiều bất cập, đa số các vùng nuôi (bao gồm nhiều hộ nuôi quy mô nhỏ) không
theo quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng đã bị phá vỡ. Trong đó, một số ít hộ có
khoảng 2÷3 ao (tổng diện tích 1÷1,5 ha); số còn lại, mỗi hộ chỉ có 1 ao (3.000 ÷ 5.000
m2), thậm chí 2÷ 3 hộ chung 1 ao. Tại những vùng nuôi này, nước thải, bùn thải
thường không được xử lý, thải thẳng ra môi trường. Cách làm trên dẫn tới hậu quả: ô
nhiễm hữu cơ, ô nhiễm mầm bệnh ở môi trường rất cao; Số hộ có tỷ lệ vụ nuôi thắng
lợi giảm dần. Hiện nay, trung bình 10 vụ, người nuôi chỉ thắng lợi khoảng 2÷3 vụ, với
tiền lãi thấp, các vụ còn lại là hòa vốn hoặc thua lỗ.
Từ năm 2012 đến nay, Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững -
CRSD” triển khai tại 8 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình
Định, Sóc Trăng và Cà Mau. Hợp phần B của dự án, nhằm hỗ trợ các hộ nuôi, vùng nuôi
quy mô nhỏ, tìm hướng giải quyết các khó khăn nêu trên, thông qua việc áp dụng
VietGAP hoặc triển khai chương trình an toàn sinh học trong hoạt động nuôi. Tại hội
thảo do Dự án tổ chức tháng 10/2016, đã xác định hướng giải quyết chủ yếu như sau:
1. Hộ có 2 ao trở lên: Chỉ nuôi tôm 50% diện tích với mật độ thấp, dùng chế
phẩm sinh học để xử lý môi trường nước ao nuôi tôm, 50% diện tích còn lại nuôi cá rô
phi, để xử lý nước từ ao nuôi tôm chuyển sang. Nước từ ao nuôi rô phi được cấp
ngược trở lại ao nuôi tôm.
2. Hộ có 1 ao:
2.1. Cách thứ nhất: Hạ thấp mật độ nuôi tương đương với nuôi quảng canh, bổ
sung nước từ ao nuôi cá rô phi trong quá trình nuôi, cho ăn với lượng thức ăn vừa đủ
để tránh ô nhiễm, dùng chế phẩm sinh học để đảm bảo các chỉ tiêu môi trường trong
ao nuôi.
2.2. Cách thứ hai: Vụ 1: nuôi tôm với mật độ thấp, quản lý chất lượng nước
tốt; Vụ 2: nuôi đối tượng khác (ví dụ cá rô phi, cá chẽm, cá dìa…) để cải thiện môi
trường nước ao nuôi và giảm mầm bệnh; Sử dụng nước nuôi vụ 2 để nuôi tôm.
Từ những thực trạng nêu trên, sau khi nghiên cứu, tổng hợp, Tổng cục Thủy sản
ban hành tài liệu “Hướng dẫn người nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bổ sung nước
từ ao nuôi cá rô phi”.

Trang 2
1. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG

Quy trình này áp dụng cho người nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bổ sung nước
từ ao nuôi cá rô phi có đủ điều kiện nêu tại bảng 1.
Bảng 1. Điều kiện nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng sử dụng nước từ ao nuôi cá rô phi

TT Chỉ tiêu Yêu cầu

1. Cơ sở hạ tầng
- Diện tích ao/ bể ương tối thiểu chiếm 5-7% (tôm sú) và 9-
13% (tôm thẻ chân trắng)/ tổng diện tích ao nuôi;
1.1 Ao/bể ương
- Độ sâu từ đáy ao/ bể đến mặt bờ tối thiểu 1,2 m; mực nước
tối thiểu 0,8 m.
- Diện tích phù hợp: Tôm sú: 3.000 ÷ 5.000 m 2; tôm thẻ chân
trắng từ 1.000 ÷ 3.000 m2; độ sâu từ đáy ao đến mặt bờ tối
thiểu 1,8 m;
- Hệ thống cấp và thoát (cống hoặc ống dẫn) phải riêng biệt,
1.2 Ao nuôi đảm bảo kín, không rò rỉ nước; không có cống thông giữa các
ao.
- Đáy ao bằng phẳng và có độ nghiêng về phía cống thoát.
- Bờ ao có thể lót bạt để giữ nước tốt và hạn chế xói lở.
- Diện tích ao lắng nuôi cá rô phi phù hợp chiếm từ 50% diện
Ao lắng tích ao nuôi tôm trở lên;
1.3 (chứa) nuôi
cá rô phi - Hệ thống cấp nước (cống hoặc ống dẫn) đảm bảo kín,
không rò rỉ nước.
Dụng cụ,
2. Có các thiết bị, dụng cụ nêu tại Phụ lục 1
thiết bị
2. KỸ THUẬT NUÔI
2.1. Bố trí các ao nuôi
a. Biểu đồ (mô phỏng) bố trí các ao cho hộ có 2 ao, nêu tại hình 1

① ②

Hình 1. Mô phỏng sơ đồ hộ nuôi có 2 ao

Chú thích hình 1:


1. Ao nuôi 1: Nuôi tôm 4. Cống tự chảy nước từ ao 2 sang ao 1
2. Ao nuôi 2: Nuôi cá rô phi 5. Nguồn nước cấp vào lần đầu
3. Bơm nước từ ao 1 sang ao 2 6. Ao lắng dự trữ nước hoặc giếng khoan

Trang 3
b. Biểu đồ (mô phỏng) bố trí các ao cho hộ có 3 ao, nêu tại hình 2



① ②

③ ⑥

Hình 2. Mô phỏng sơ đồ hộ nuôi có 3 ao


Chú thích hình 2:
1;2. Ao nuôi tôm 5. Cống tự chảy nước
3. Ao nuôi rô phi 6. Nguồn nước cấp vào lần đầu
4. Bơm nước từ ao 1 sang ao 2 7. Ao lắng dự trữ nước

c. Những yêu cầu cần đáp ứng:


- Nước cấp vào các ao nuôi tôm và ao nuôi cá rô phi lần đầu, được lấy từ nguồn
nước tự nhiên, được xử lý hữu cơ, chất độc và mầm bệnh đạt yêu cầu nước dùng cho
nuôi tôm
- Việc chuyển nước từ ao nuôi tôm sang ao nuôi cá rô phi thực hiện bằng bơm;
Nước từ ao rô phi sang ao nuôi tôm tự chảy bằng cống có van điều tiết.

2.2. Sơ đồ quy trình kỹ thuật nuôi

a. Cải tạo ao nuôi


CHUẨN BỊ AO NUÔI
b. Lấy nước và xử lý nước
TÔM, CÁ RÔ PHI
c. Cải tạo ao/ bể ương

CHUẨN BỊ CON GIỐNG a. Chọn giống


VÀ ƯƠNG b. Ương

a. Cho ăn và kiểm soát thức


QUẢN LÝ SỨC KHỎE
ăn
TÔM, RÔ PHI
b. Quản lý môi trường ao
nuôi
THU HOẠCH VÀ BẢO a.
c. Phương
Phòng vàpháp thu hoạch
trị bệnh
QUẢN b. Bảo quản
c. Truy xuất nguồn gốc
Trang 4
2.2. Chuẩn bị nuôi
2.2.1. Cải tạo ao nuôi, ao lắng
a. Các bước cải tạo
- Bước 1: Tháo/ hút cạn nước ao nuôi, ao lắng.
- Bước 2: Vét bùn đen ở đáy ao chuyển về nơi chứa bùn (chú ý không để bùn
chảy ra môi trường xung quanh); Tuyệt đối không được đổ bùn ao ra kênh, mương của
vùng nuôi.
- Bước 3: Rào lưới quanh ao để ngăn chặn động vật truyền bệnh như cua, còng,
rắn,... (nên rào đứng hoặc nghiêng ra phía ngoài ao, chiều cao lưới từ 50 cm trở lên)
- Bước 4: Tu bổ những chỗ sạt lở, bịt kín các hang, hốc; cống cấp, thoát nước.
b. Làm các cống dẫn nước từ kênh cấp vào các ao và ống dẫn (có van điều tiết)
thông giữa các ao.
c. Cải tạo pH đất
- Bón vôi nâng pH của lớp đất đáy và tiêu diệt mầm bệnh. Liều lượng theo
hướng dẫn tại bảng 2
Bảng 2. Tỷ lệ vôi hoặc bột đá vôi để nâng độ pH của đất đáy ao
Dùng vôi (CaO) hoặc bột đá vôi (CaCO3)
pH của đất Vôi bột (CaO) Bột đá vôi (CaCO3)
kg/ha kg/ha
>6 250 –500 500 – 1.000
5,1 ÷ 6 500 – 750 1.000 – 1.500
4÷5 750 – 1.000 1.500 – 2.000
Ghi chú: i) pH < 5 nên dùng vôi (CaO); pH > 5 nên sử dụng bột đá vôi (CaCO3)
ii) Đối với ao mới xây dựng: Cần cho nước vào ao khoảng 1m, ngâm nước
từ 3÷4 ngày, rồi tháo cạn nước, làm 3÷4 lần, sau đó mới bón vôi.

d. Phơi đáy ao:


- Trường hợp cải tạo khô: Rắc vôi đều khắp bề mặt ao theo tỷ lệ nêu tại bảng 2,
phơi nắng thời gian từ 15÷20 ngày. Trong quá trình phơi phải giữ đáy ao khô; khi đất
đáy ao chuyển sang màu hơi trắng, nứt chân chim là đạt yêu cầu
- Trường hợp cải tạo ướt: Rắc vôi đều khắp bề mặt ao theo tỷ lệ nêu tại bảng 2
cho đều lượng vôi và nước, ngâm thời gian từ 15÷20 ngày.
2.2.2. Lắp đặt hệ thống quạt cho ao nuôi tôm
a. Vị trí đặt cách quạt nước:
- Cách bờ 2 ÷ 2,5 m
- Khoảng cách giữa 2 cánh quạt nước 60-80 cm, lắp so le nhau;

Trang 5
- Tùy theo hình dạng ao để bố trí cánh quạt nước nhằm tạo được dòng chảy tuần
hoàn tốt nhất và cung cấp đủ nhu cầu oxy cho tôm nuôi.
b. Số lượng máy quạt nước:
- Đối với tôm sú theo hướng dẫn tại bảng 3
Bảng 3. Số lượng máy quạt nước cho ao nuôi tôm sú
Mật độ
Diện tích ao (m2) Số lượng dàn quạt Ghi chú
(con/ m2)
15÷20 2 dàn (8 cánh/ dàn)
3.000 ÷ 4.000
21÷25 4 dàn (8 cánh/ dàn) Tốc độ vòng quay
15÷20 4 dàn (10 cánh/ dàn) 100÷120 vòng/ phút
4.500 ÷ 5.000
21÷25 6 dàn (10 cánh/ dàn)
Bảng 4. Số lượng máy quạt nước cho ao nuôi tôm thẻ chân trắng
Diện tích ao Mật độ
Số lượng dàn quạt Ghi chú
(m2) (con/ m2)
40÷50 4 dàn (10 cánh/ dàn)
1.000 ÷ 2.000
51÷100 4 dàn (15 cánh/ dàn) Tốc độ vòng quay
60÷80 6 dàn (15 cánh/ dàn) > 120 vòng/ phút
2.500 ÷ 3.000
80÷100 6 dàn (15 cánh/ dàn)
2.2.2. Lấy nước và xử lý nước
a. Lấy nước
- Kiểm tra chất lượng nguồn nước cấp, nếu đạt yêu cầu thì lấy nước vào ao (pH
7÷9; độ mặn 5÷35‰; độ kiềm 60÷180 mg/l);
- Lấy nước vào ao qua túi lọc, mắt lưới cỡ 1 mm x 1mm để loại bỏ cá tạp. Mực
nước 1,2m.
b. Khử trùng, diệt tạp nước ao nuôi
- Bước 1: Sau khi lấy nước vào ao nuôi, chạy quạt liên tục 2÷3 ngày (4÷6 giờ/
ngày) để kích thích trứng tôm, cá nở thành ấu trùng.
- Bước 2: Dùng Saponin (theo hướng dẫn nhà sản xuất) để diệt cá tạp.
- Bước 3: Dùng Chlorine hoặc Iodine, hoặc các chất diệt khuẩn trong danh mục
được phép lưu hành (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất) để diệt khuẩn.
- Bước 4: Sau 5÷7 ngày xử lý, ngày cuối cùng quạt nước để hết dư lượng hóa
chất. Kiểm tra dư lượng hóa chất (Chlorine) bằng Test nhanh.
- Bước 5: Lấy nước từ ao lắng đã được xử lý vào ao nuôi qua túi lọc
Chú ý:
- Một số hóa chất có thể dùng để diệt khuẩn nước: Iodine, thuốc tím (KMnO 4),
BKC (Benzalkonium Chlorinde),.. liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Trang 6
- Tuyệt đối không dùng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật để diệt tạp, khử trùng.

c. Gây màu nước


Có thể thực hiện theo 1 trong các phương pháp dưới đây để gây màu nước:
Phương pháp 1: Sử dụng chế phẩm sinh học chuyên dùng để gây màu (liều
lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Phương pháp 2: 1kg men vi sinh + 3 lít đường mật, ủ và sục khí thời gian 6 giờ,
hòa nước và rải đều xuống ao vào khoảng 9÷10 giờ sáng; Thực hiện liên tục 2 ÷ 3 lần
cho đến khi có màu nước đạt yêu cầu.
Phương pháp 3: Dùng cám gạo hoặc bột đậu nành: 3kg/ 1000m 2, nấu chín, hòa
với nước và tạt đều khắp mặt ao vào khoảng 9÷10 giờ sáng; Thực hiện liên tục 2 ÷ 3
lần, cho đến khi màu nước đạt yêu cầu.
Chú ý: Không dùng phân tươi hữu cơ chưa ủ hoai mục để gây màu nước.
2.2.3. Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước nuôi trước khi thả giống
Bảng 5. Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước trước khi thả giống

Ngưỡng thích hợp


TT Chỉ tiêu Đơn vị
Tôm sú Tôm chân trắng

1. pH - 7,5 ÷ 8,5 7,5 ÷ 8,5

2. Oxy hòa tan (DO) mg/l ≥4 ≥5

3. Độ mặn ‰ 15 ÷ 25 7 ÷ 25

4. Độ kiềm mg/l 80 ÷ 140 100 ÷ 160


0
5. Nhiệt độ C 25 ÷ 30 23 ÷ 30

6. Độ trong cm 30 ÷ 35 25 ÷ 30

7. NH3 mg/l <0,1 <0,1

8. H2S mg/l <0,01 <0,01

9. Màu nước Màu vàng rơm hoặc xanh vỏ đậu hoặc nâu nhạt là đạt yêu cầu

2.2.4. Cải tạo ao/ bể ương tôm giống:


- Cách cải tạo, xử lý nền đáy và lấy nước tương tự như làm cho ao nuôi. Đáy ao
nên lót bạt hoặc láng xi măng hoặc gạch ốp lát.
- Nước cấp được xử lý và gây màu trong ao/bể ương đạt yêu cầu trước khi thả
giống.

Trang 7
2.3. Chuẩn bị con giống và ương
2.3.1. Chọn giống
a. Chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín, có nguồn gốc rõ
ràng. Tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định và được kiểm soát tốt về an toàn
sinh học trại giống.
b. Xác định mật độ ương và mật độ ao nuôi
- Mật độ tôm thả ao/ bể ương: Tôm sú 500 ÷ 600 con/ m2; tôm chân trắng: 800
÷ 1.000 con/ m2
- Mật độ tôm thả xuống ao nuôi: Tùy theo nhu cầu nuôi tôm sú hoặc tôm chân
trắng để xác định mật độ theo bảng 6
Bảng 6. Ngày tuổi, mật độ thả giống
TT Loại giống Tôm sú Tôm chân trắng Rô phi đơn tính

PL 15 trở lên PL 12 trở lên (1,1 ÷ Chiều dài thân


1. Ngày tuổi/Độ lớn
(1,3 ÷ 1,5cm) 1,3cm) 3 ÷ 4 cm

2. Mật độ thả (con/m2) 15 ÷ 25 40 ÷ 60 2÷3

c. Trước khi bắt giống tôm 03 ngày, cần thông báo với trại giống các chỉ số môi
trường nước ao nuôi (pH, độ mặn) để trại giống thuần hóa giống thích ứng.
d. Kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi mua theo yêu cầu tại bảng 7
Bảng 7. Những chỉ tiêu khi chọn tôm giống

Yêu cầu
TT Chỉ tiêu
Tôm sú Tôm chân trắng
1. Màu sắc Màu đặc trưng của loài, sáng bóng
Từ PL15 trở lên Từ PL12 trở lên
2. Kích cỡ
Đều cỡ Đều cỡ
Đường chỉ lưng
3. Liền mạch, không đứt đoạn, không rỗng ruột
(Đường tiêu hóa)
4. Hình dạng Đầy đủ phụ bộ, không dị tật, không dị hình
Bơi tán đều, không vón cục, không chìm xuống đáy chậu, có
5. Phản xạ xu thể bơi ngược dòng nước, phản xạ nhanh nhạy khi có
tiếng động hoặc ánh sáng chiếu đột ngột.
Soi bệnh phát Mang mẫu tôm giống vào phòng tối để kiểm tra, nếu tôm
6.
sáng không phát sáng là đạt yêu cầu
7. Sốc tôm - Cách 1. Lấy khoảng 100 tôm giống cùng 2 lít nước trong
bể ương, cho thêm 2 lít nước ngọt, để trong 1 giờ, nếu lượng

Trang 8
Yêu cầu
TT Chỉ tiêu
Tôm sú Tôm chân trắng
tôm chết dưới 10% là đạt yêu cầu
- Cách 2. Lấy khoảng 100 tôm giống cùng 10 lít nước từ bể
ương, cho 2 ml formol và sục khí sau 1 giờ, lượng tôm chết
dưới 10% là đạt yêu cầu
Có giấy kiểm dịch tôm giống đạt yêu cầu.
8. Kiểm tra bệnh Tôm giống sạch các bệnh MBV, đốm trắng (WSSV), vi
khuẩn Vibrio, IHHNV, và các dấu hiệu bất thường trên gan
tụy.

e. Kiểm tra chất lượng tôm giống khi về cơ sở


- Các bao giống về cơ sở còn nguyên vẹn, đủ lượng oxy; tôm khỏe mạnh; bơi
phân tán đều trong túi.
- Kiểm tra lại pH và độ mặn của 03 túi tôm giống bất kỳ so với pH và độ mặn
của ao/ bể ương để có biện pháp xử lý (thuần) trước khi thả tôm giống.
g. Thả cá rô phi vào ao lắng
- Thả cá rô phi tối thiểu 15 ngày vào ao lắng (không thả cá rô phi vào ao nuôi
tôm) trước khi thả tôm.
- Dùng chế phẩm sinh học (lựa chọn công ty có uy tín) để xử lý và gây màu
nước của ao lắng.
2.3.2. Ương tôm giống
a. Sục khí bể/ ao ương trước khi thả giống ít nhất 30 phút;
b. Thả giống:
- Bước 1: Ngâm các bao tôm xuống ao/ bể ương, để khoảng 15÷20 phút cho cân
bằng nhiệt độ;
- Bước 2: Thả tôm giống đều ở các vị trí trong ao, mở bao cho tôm bơi từ từ ra
ngoài.
Chú ý: Thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát..
c. Thời gian ương: Trung bình từ 20÷ 25 ngày
d. Chuyển tôm từ ao/ bể ương qua ao nuôi
- Đo và điều chỉnh chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tương ứng với nước ao
ương: pH không chênh nhau quá 0,2; độ mặn không quá 2‰
- Chuyển tôm xuống ao nuôi vào ngày thời tiết ổn định, sáng sớm hoặc chiều
mát (từ 6÷7h hoặc 17÷18h)
- Kỹ thuật thu tôm và chuyển tôm giống từ ao/ bể ương qua ao nuôi:

Trang 9
+ Tháo bớt nước trong ao/ bể nuôi còn khoảng 30÷40 cm nước;
+ Dùng vợt vớt tôm giống cho vào thùng chứa nước ao/ bể nuôi có sục khí; tỷ
lệ khoảng 1,2÷1,5kg tôm giống/ 20 lít nước ao/ bể nuôi (tương đương 120÷150 con
tôm giống/ 1 lít nước)
+ Chuyển càng nhanh càng tốt đến ao nuôi;
+ Thả tôm ở ví trí đầu hướng gió, nghiêng thùng thả cho tôm bơi từ từ ra ngoài
ao nuôi.
(Khuyến khích xây dựng ao ương làm cạnh ao nuôi, bề mặt đáy ao ương cao
hơn đáy ao nuôi khoảng 15-25%; làm ống nhựa, tối thiểu phi 100 thông xuống ao
nuôi, nghiêng 15÷20% để giảm sốc cho tôm khi chuyển xuống ao nuôi).
2.4. Chăm sóc, quản lý
2.4.1. Cho ăn và kiểm soát thức ăn
a. Lựa chọn thức ăn
- Thức ăn viên công nghiệp được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín, có nguồn
gốc rõ ràng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng đạm (protein) phải
đảm bảo có hàm lượng đạm tổng số từ 32÷42%.
- Thức ăn viên và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong Danh mục được phép
lưu hành tại Việt Nam.
- Cỡ thức ăn và khối lượng cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
b. Cho tôm ăn trong giai đoạn ương
- Sau 01 ngày thả giống, tiến hành cho tôm ăn.
- Cho ăn 4 lần/ ngày (tổng lượng thức ăn không đổi trong ngày): 7÷ 8 giờ; 11÷
12 giờ; 15-16 giờ; 19 ÷ 20 giờ (có thể cho ăn thành 5 lần nếu tôm ăn mạnh).
- Thời gian cho ăn, cỡ thức ăn và khối lượng cho ăn tham khảo theo hướng dẫn
tại bảng 8

Bảng 8. Thời gian, cỡ thức ăn và khối lượng cho ăn

Thời gian Thức ăn Khối lượng Ghi chú


2 kg thức ăn/
Ngày đầu cho ăn Cỡ ly: 00
100.000 con giống
- Bổ sung men tiêu hóa
Ngày thứ 2 đến ngày tăng khả năng hấp thu
Cỡ ly: 00 Tăng 0,2 kg/ngày
thứ 7 và phòng bệnh phân
Ngày thứ 8 đến ngày trắng;
Cỡ ly: 01 Tăng 0,4 kg/ngày - Cách dùng và liều
thứ 15
lượng theo hướng dẫn
Cỡ ly: Một của nhà sản xuất
Ngày thứ 16 đến
nửa 01 và Tăng 0,4 kg/ ngày
ngày thứ 25
một nửa 02

Trang 10
c. Cho tôm ăn trong giai đoạn tại ao nuôi
- Sau khi thả tôm từ ao/ bể ương 01 ngày mới cho tôm ăn.
- Trong tháng đầu, do tập tính của tôm (tôm sú, tôm thẻ chân trắng) tập trung ở
khu vực ven bờ, nên cần rải thức ăn từ cách bờ 0,5m đến 4m.
- Từ tháng thứ 2 đến khi thu hoạch, thức ăn được rải đều khắp ao, nhưng cần
tránh khu vực giữa ao là nơi tập trung chất thải.
- Số lần, thời điểm, tỷ lệ thức ăn và chuyển đổi cỡ thức ăn cho tôm: thực hiện
theo hướng dẫn của nhà sản xuất (khi chuyển đổi 2 cỡ thức ăn cần phối hợp 2 cỡ thức
ăn cho ăn ít nhất 3 ngày).
d. Điều chỉnh lượng thức ăn
- Từ ngày thứ 10 sau khi thả tôm xuống ao nuôi, đặt sàng/ nhá/ vó để tôm làm
quen. Đặt sàng cách bờ ao 1,5-2m, cách cánh quạt nước từ 12-15m, khoảng 1.000-1.500
m2 đặt 1 sàng.
- Điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm phải kết hợp đồng thời 03 nội dung: (1) Căn
cứ vào số lượng và khối lượng tôm trong ao; (2) Kiểm tra thức ăn trong sàng/ nhá/ vó;
(3) Biến động môi trường nước, thời tiết, tôm lột xác,...
(1) Xác định khối lượng thức ăn so với số lượng và khối lượng tôm (khối lượng
trung bình của tôm).
Bảng 9. % thức ăn so với khối lượng trung bình của tôm sú

Khối lượng trung Khối lượng trung % thức


TT % thức ăn TT
bình của tôm (gam) bình của tôm (gam) ăn
1 2 6,5 6 12 3
2 3 4 7 15 2,5
3 5 3,5 8 20 2,1
4 7 3,3 9 25 2
5 10 3,2 10 30 2
Bảng 10. % thức ăn so với khối lượng trung bình của tôm thẻ chân trắng

Khối lượng trung Khối lượng trung % thức


TT % thức ăn TT
bình của tôm (gam) bình của tôm (gam) ăn
1 2 9,5 6 12 3
2 3 5,8 7 15 2,6
3 5 5,3 8 20 2,1
4 7 4,1 9 25 1,5
5 10 3,3 10 30 1,3

Trang 11
(2) Kiểm tra sàng/ nhá/ vó để điều chỉnh lượng thức ăn: Mỗi ngày kiểm tra thức ăn
dư 1 lần (sáng hoặc chiều luân phiên)
Bảng 11. Kiểm tra thức ăn dư trong sàng/ nhá/ vó và cách điều chỉnh thức ăn
Lượng thức ăn Thời gian kiểm Thức ăn dư
Thời gian Điều chỉnh thức ăn
cho vào sàng tra sàng (nhá) trong sàng
nuôi (ngày) cho bữa kế tiếp
(nhá) (giờ) (nhá)
- Hết thức ăn Tăng 5%
10g/1kg thức
21 ÷ 60 2,5 ÷ 2 - Dư khoảng
ăn Giữ nguyên
10%
- Dư khoảng
Giảm 10%
11% đến 25%
15g/1kg thức - Dư khoảng
60 ÷ 90 2 ÷ 1,5 Giảm 30%
ăn 26% đến 50%
Giảm 70% hoặc
- Dư trên 50%
ngừng cho ăn
20g/1kg thức
Trên 90 1,5 ÷ 1
ăn
(3) Căn cứ biến động môi trường nước, thời tiết, tôm lột xác để điều chỉnh lượng
thức ăn
Bảng 12. Điều chỉnh thức ăn theo biến động của môi trường nước, thời tiết, tôm lột xác

T Thức ăn giảm (% so
Hiện tượng
T với bình thường)
1. Tảo tàn đột ngột (sập tảo) 50 ÷ 70
2. Thời tiết thay đổi đột ngột (nóng hoặc lạnh) 70 ÷ 80
3. Mưa lớn ở thời điểm cho ăn 30 ÷ 50
4. Tôm lột xác đồng loạt 50 ÷ 70

e. Tăng sức đề kháng cho tôm


- Cần bổ sung thêm các chất bổ sung thức ăn như: Vitamin, khoáng, men tiêu hóa
trong suốt quá trình nuôi theo hướng dẫn của nhà sản xuất;
- Bổ sung Vitamin C khi thời tiết thay đổi (nóng, lanh đột ngột; giai đoạn chuyển
mùa).
2.4.2. Quản lý môi trường ao nuôi
a. Các chỉ tiêu môi trường nước trong ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng
- Giá trị các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi theo bảng 13
Bảng 13. Các chỉ tiêu môi trường
Đơn vị Ngưỡng thích hợp
TT Chỉ tiêu
tính Tôm sú Tôm chân trắng
7,5 ÷ 8,5
1 pH -
Giao động trong ngày không quá 0,5
2 Oxy hòa tan (DO) mg/l ≥4 ≥5
3 Độ mặn ‰ 15 ÷ 25 7 ÷ 25
Trang 12
Đơn vị Ngưỡng thích hợp
TT Chỉ tiêu
tính Tôm sú Tôm chân trắng
0
4 Nhiệt độ C 25 ÷ 30 23 ÷ 30
5 Độ kiềm mg/l 80 ÷ 140 100 ÷ 160
6 Độ trong cm 25 ÷ 35 20 ÷ 30
7 NH3 mg/l ≤ 0,1
8 H2S mg/l ≤ 0,01
9 NO2 mg/l ≤ 0,1
- Tần suất và thời gian kiểm các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi tôm theo bảng 14
Bảng 14. Tần suất, thời gian và dụng cụ đo các chỉ tiêu môi trường

TT Chỉ tiêu Tần suất Thời gian đo Dụng cụ


DO (oxy Sử dụng Test nhanh hoặc
1 Hàng ngày Sáng: 4÷6 giờ
hòa tan) máy đo DO
Sáng: 6÷7 giờ Sử dụng Test nhanh hoặc
2 pH Hàng ngày
Chiều: 13÷15 giờ máy đo pH
Sử dụng đĩa secchi hoặc ước
3 Độ trong Hàng ngày Sáng: 9 giờ
khoảng bằng thước đo
Sử dụng Test nhanh hoặc
4 Độ kiềm 3÷5 ngày/ lần Sáng: 9 giờ
máy đo độ kiềm
Sáng: 6÷7 giờ
5 Nhiệt độ Hàng ngày Sử dụng nhiệt kế
Chiều: 13÷15 giờ
7 ngày/ lần
6 Độ mặn (hoặc khi Sáng: 6÷7 giờ Sử dụng bút đo độ mặn
mưa lớn)
Sử dụng Test nhanh hoặc
7 NH3 3÷7 ngày/ lần Sáng: 13÷15 giờ
máy đo NH3
Sử dụng Test nhanh hoặc
8 H2S 3÷7 ngày/ lần Chiều: 13÷15 giờ
máy đo NH3
Sử dụng Test nhanh hoặc
9 NO2 3÷7 ngày/ lần Chiều: 13÷15 giờ
máy đo NO2
b. Biện pháp đảm bảo các chỉ tiêu môi trường trong ao nuôi
- Thời gian chạy quạt, lượng nước luân chuyển và xi phông bùn đáy theo bảng 15
Bảng 15. Thời gian chạy quạt, lượng nước luân chuyển và xi phông bùn đáy ao
T Thời gian Thời gian chạy quạt tối thiểu tại ao nuôi tôm
Ghi chú
T nuôi (ngày) Tôm sú Tôm chân trắng
- Vận hành 1÷2 giàn
- Vận hành 1 giàn
- Thời gian vận hành 2 giờ
1 1 ÷ 20 - Thời gian vận hành 1h
vào lúc 4÷5 giờ sáng và
vào lúc 4÷5 giờ sáng
21÷22 giờ
- Vận hành 1÷2 giàn - Xi phông bùn đáy ao
- Vận hành 2 giàn
- Thời gian vận hành 2 (nếu có điều kiện): 5÷7
2 21 ÷ 30 - Thời gian vận hành 2h/lần
giờ/ lần vào 4÷5 giờ và ngày/ lần
vào 4÷5 giờ, 21÷22 giờ
21÷22 giờ - Cấp bù nước từ ao lắng/

Trang 13
T Thời gian Thời gian chạy quạt tối thiểu tại ao nuôi tôm
Ghi chú
T nuôi (ngày) Tôm sú Tôm chân trắng
giếng vào ao rô phi
- Vận hành 4 giàn
- Thời gian vận hành 2 - Vận hành 4 giàn - Xi phông bùn đáy ao
giờ / lần vào 4÷5 giờ và - Thời gian vận hành liên tục (nếu có điều kiện): 3÷5
3 31 ÷ 50 21÷22 giờ (chỉ dừng chạy quạt trước khi ngày/ lần
(dừng chạy quạt trước cho ăn 30 phút và sau khi cho - Cấp bù nước từ ao lắng/
khi cho ăn 30 phút và ăn 2 giờ) giếng vào ao rô phi
sau khi cho ăn 2 giờ)
- Vận hành 4÷6 giàn - Xi phông bùn đáy ao
- Vận hành 4 giàn
Ngày 50 - Thời gian vận hành liên tục (nếu có điều kiện): 2÷3
(dừng chạy quạt trước
4 đến khi thu (chỉ dừng chạy quạt trước khi ngày/ lần
khi cho ăn 30 phút và
hoạch cho ăn 30 phút và sau khi cho - Cấp bù nước từ ao lắng/
sau khi cho ăn 1÷2 giờ)
ăn 1÷2 giờ) giếng vào ao rô phi
Ghi chú: Thời gian vận hành quạt (trước lúc cho ăn, sau khi cho ăn)
- Định kỳ sử dụng bột đá vôi, khoáng chất, chế phẩm sinh học cho ao nuôi tôm,
trình bày tại bảng 16
Bảng 16. Bột đá vôi, khoáng chất, chế phẩm sinh học sử dụng cho ao nuôi tôm
Thời gian Thời
TT
nuôi Chủng loại, cách dùng gian sử
(ngày) dụng
Ngày đầu: Bột đá vôi (CaCO3) 40÷50kg/1000m3, tạt đều 20÷22
20 ÷ 30 khắp ao. giờ
Một đợt 3 17÷18
ngày, nghỉ 3 Ngày thứ 2: Khoáng chất 10kg/1000m3, tạt đều khắp ao
1 giờ
ngày thì thực
hiện đợt tiếp Ngày thứ 3: Chế phẩm sinh học (liều lượng theo hướng
theo dẫn của nhà sản xuất) trộn với mật đường 0,5lít/1000m3 8÷9 giờ
hòa tan vào nước, sục khí trong 3h, tạt đều khắp ao.
Ngày đầu: Bột đá vôi (CaCO3) 60÷75kg/1000m3, tạt đều 20÷22
31 ÷ 50 khắp ao. giờ
Một đợt 3
17÷18
ngày, nghỉ 1 Ngày thứ 2: Khoáng chất 15kg/1000m3, tạt đều khắp ao
2 giờ
ngày thì thực
hiện đợt tiếp Ngày thứ 3: Chế phẩm sinh học (liều lượng theo hướng
theo dẫn của nhà sản xuất) trộn với mật đường 1lít hòa tan vào 8÷9 giờ
nước, sục khí trong 3h, tạt đều khắp ao.
Ngày thứ nhất: Bột đá vôi (CaCO3) 80÷100kg/1000m3, tạt 20÷22
51 đến khi thu đều khắp ao. giờ
hoạch 17÷18
Ngày thứ 2: Khoáng chất 20kg/1000m3, tạt đều khắp ao
3 Một đợt 3 giờ
ngày sau đó Ngày thứ 3: Chế phẩm sinh học (liều lượng theo hướng
lặp lại dẫn của nhà sản xuất) trộn với mật đường 1,5lít hòa tan 8÷9 giờ
vào nước, sục khí trong 3h, tạt đều khắp ao.
- Biến động của các yếu tố môi trường nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp xử lý
(Chi tiết xem Phụ lục 3 kèm theo)
2.4.3. Phòng, trị bệnh cho tôm

Trang 14
a. Nguyên tắc phòng bệnh là chính
Quy trình nuôi tôm khép kín, sử dụng chế phẩm sinh học và rô phi để xử lý nước,
và cho nước tuần hoàn trong các ao nuôi là phương pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho
những cơ sở nuôi nhỏ lẻ, trong vùng nuôi không theo quy hoạch hoặc quy hoạch đã bị phá
vỡ. Điều quan trọng và quyết định nhất để quy trình nuôi này thành công là tạo ra môi
trường biệt lập, ngăn chặn gần tuyệt đối sự ảnh hưởng của mầm bệnh, chất hữu cơ và các
yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến ao nuôi, tóm tắt những nguyên tắc phòng bệnh chủ yếu
nhất được trình bày tại bảng 17.
Bảng 17. Những nguyên tắc phòng bệnh chủ yếu
TT Hạng mục Yêu cầu
- Ít nhất phải có 2 ao, 1 ao nuôi tôm, 1 ao nuôi rô phi
1. Về hạ tầng cơ sở
- Diện tích ao nuôi rô phi ít nhất phải bằng 50% diện tích ao nuôi
1.1 Số ao
tôm
Mực nước của - Tôm sú từ 0,8m ÷ 1,2m
1.2.
ao nuôi - Tôm chân trắng từ 1m ÷ 1,5m
1.3. Cấu trúc bờ ao - Rộng ít nhất 2m, chống được rò rỉ, thẩm lậu
Giếng cấp bù Là nước ngọt hoặc nước lợ, cơ bản tránh được ô nhiễm hữu cơ và
1.4.
nước/ao lắng mầm bệnh từ môi trường
- Có lưới ngăn vật chủ trung gian từ ngoài đột nhập vào cơ sở nuôi
Ngăn chặn động
1.5. - Có biện pháp xua đuổi, ngăn chặn động vật nuôi, động vật hoang
vật gây hại
xâm nhập cơ sở nuôi và truyền bệnh giữa các ao nuôi.
2. Cải tạo ao nuôi
2.1. Lớp bùn đen Được nạo vét sạch, chuyển đến nơi không ảnh hưởng đến ao nuôi
Cải tạo vôi (CaO)
hoặc bột đá vôi và
2.2. Ổn định pH đất, loại bỏ khí độc, diệt mầm bệnh cư trú trong đất
phơi nắng đáy áo
nuôi
- Chọn thời điểm nước của môi trường bên ngoài có chất lượng tốt
để lấy vào ao nuôi;
Lấy nước, khử
- Thực hiện đầy đủ, đúng quy trình diệt tạp, diệt khuẩn và thời gian
2.3. trùng nước lần
để virus tự chết;
đầu
- Giữ nước trong ao nuôi tôm và ao nuôi rô phi luôn cao hơn mực
nước bên ngoài ít nhất 15cm
- Chỉ mua giống ở những trại có chứng nhận đủ điều kiện, quá trình
3. Chọn giống và sản xuất lô giống định mua không có dấu hiệu bệnh lý;
thả giống - Quá trình vận chuyển, thả giống tránh lây nhiễm chéo mầm bệnh;
3.1. Chọn giống - Chứng nhận kiểm dịch cho thấy tôm không có bệnh trong danh
mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Thực hiện đúng quy trình
3.2. Thả giống
- Tránh lây nhiễm mầm bệnh từ môi trường vào tôm
Trong tháng Nếu phát hiện có bệnh do virus và vi khuẩn gây hoại tử gan tụy phải
3.3.
nuôi đầu tiên kiên quyết loại bỏ, thực hiện cải tạo ao nuôi để thực hiện vụ mới.
- Thức ăn đúng chủng loại, đúng cỡ theo tháng tuổi
Quản lý sức
4. - Theo dõi lượng thức ăn dư và điều chỉnh, không để thức ăn dư gây
khỏe
4.1. ô nhiễm môi trường;
Cho ăn
- Bổ sung men tiêu hóa, khoáng chất tăng sức đề kháng cho tôm.
4.2. Quản lý môi - Thực hiện đầy đủ chế độ sử dụng bột đá vôi, khoáng, chế phẩm
trường sinh học theo đúng liều lượng và tần suất;
- Thực hiện đầy đủ chế độ quạt nước, luân chuyển nước và xi phông

Trang 15
TT Hạng mục Yêu cầu
đáy;
- Đo các chỉ tiêu môi trường và điều chỉnh.
- Sử dụng sàng (nhá), thuyền, chài và dụng cụ chăm sóc riêng cho
Phòng ngừa lây từng ao
5.
nhiễm chéo - Nếu đã thăm ao nuôi tôm ở nơi khác, nhất thiết phải tắm và khử
trùng trước khi ra ao tôm.
b. Một số bệnh thường gặp và cách xử lý
Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng, các điều kiện nêu trên không được thực
hiện đầy đủ, dẫn tới tôm bị mắc bệnh và khó kiểm soát bằng phương pháp thông thường
nêu trên, các biện pháp chữa trị như sau (Chú ý: Không dùng hóa chất, kháng sinh cấm,
nêu tại Phụ lục 2)
Chi tiết Một số bệnh thường gặp đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nguyên
nhân-triệu chứng-biện pháp xử lý xem tại Phụ lục 4 kèm theo.

3. HỒ SƠ GHI CHÉP (chi tiết xem Phụ lục 5 kèm theo)

Trang 16
Phụ lục 1. Một số dụng cụ, thiết bị cần thiết cho 1 ha ao nuôi tôm sú,
tôm thẻ chân trắng bổ sung nước từ ao nuôi cá rô phi
1. Máy móc, dụng cụ

Số
TT Danh mục Đơn vị Quy cách
lượng
1 Chài 3 m2 Cái Mắt lưới 2a = 15mm 1
2 Vợt vớt bẩn trong ao Cái Mắt lưới 2a = 10mm 4
3 Máy sục khí oxy ở bể ương Cái Công suất 3,2 KW/h 2

10 Sàng kiểm tra thức ăn Cái Đường kính 0,8m 8

11 Cân kỹ thuật loại nhỏ Cái Cân tối đa 500g 1


12 Cân loại lớn Cái Cân tối đa 100kg 1
13 Thuyền Cái Trọng tải 0,5 tấn 1
14 Thau nhựa Cái Dung tích 5 - 10 lít 1
15 Xô nhựa Cái Dung tích 10 - 15 lít 1
16 Máy bơm nước Máy 8 - 15 CV 1
2. Thiết bị đo kiểm môi trường

TT Danh mục Quy cách Đơn vị Số lượng


1 Test đo pH Chỉ số 0 - 14 Hộp 4
2 Test đo Ôxy hoà tan (DO) 0 - 10mg/l Hộp 2
3 Test đo NH3 0,003- 3,6 mg/l Hộp 2
4 Test đo H2S 0,1-5,0 mg/l Hộp 2
5 Test đo NO2 0,1-5,0 mg/l Hộp 2
6 Máy đo độ mặn (S‰) Đo từ 0 - 100‰ Máy 1
7 Đĩa Secchi Đường kính 25cm Cái 1
8 Nhiệt kế Đo từ 0- 50oC Cái 1

Trang 17
Phụ lục 2. Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh
doanh động vật thủy sản
(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ
trưởng BNN&PTNT)
TT Tên hóa chất, kháng sinh
1 Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng
2 Chloramphenicol
3 Chloroform
4 Chlorpromazine
5 Colchicine
6 Dapsone
7 Dimetridazole
8 Metronidazole
9 Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)
10 Ronidazole
11 Green Malachite (Xanh Malachite)
12 Ipronidazole
13 Các Nitroimidazole khác
14 Clenbuterol
15 Diethylstilbestrol (DES)
16 Glycopeptides
17 Trichlorfon (Dipterex)
18 Gentian Violet (Crystal violet)
19 Trifluralin
20 Cypermethrin
21 Deltamethrin
22 Enrofloxacin
23 Ciprofloxacin
24 Nhóm Fluoroquinolones
Đối tượng áp dụng: Thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chất xử lý môi trường, chất
tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản trong nuôi trồng thủy sản, sơ chế, chế biến động vật
thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản.
Căn cứ tình hình thực tế và yêu cầu của nước nhập khẩu động vật thủy sản, sản
phẩm động vật thủy sản, Cục Thú y có trách nhiệm rà soát, trình Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Danh mục này.

Trang 18
Phụ lục 3. Chỉ tiêu môi trường, nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp xử lý
T Đơn Dấu hiệu nhận
Yếu tố Giá trị Nguyên nhân Biện pháp xử lý
T vị biết
- Nắng kéo dài
- Dừng cho ăn
nhiệt độ trên
- Tôm giảm ăn - Nâng mực nước ao lên > 1,2 ÷
37oC
>30 - Tôm có chiều 1,5m
- Mực nước
Nhiệt o hướng ở sát đáy - Tăng số lượng quạt và kéo dài
1. C trong ao thấp
độ thời gian quạt nước
hơn 1,2m
- Tôm giảm ăn - Giảm lượng thức ăn tương ứng
<22 - Gió mùa - Tôm có chiều - Nâng mực nước ao lên > 1,2 ÷
hướng ở sát đáy 1,5m
- Dùng rỉ mật đường, kết hợp với
chế phẩm sinh học để hạ pH
- Tôm giảm ăn và
>8,5 hoặc - Kiểm tra thức ăn dư để giảm
- Tảo phát triển hoặc hoạt động
giao động lượng thức ăn tương ứng
mạnh quá mức khác thường
trong - Hoặc thay nước khoảng 15-
- Màu nước - Màu nước đậm,
ngày quá 20%
đậm hoặc đang đậm
0,5 - Sử dụng chế phẩm sinh học để
đột ngột giảm
làm sạch đáy ao (hoặc xi phông
2. pH -
đáy)
- Chất đáy
<7,5 - Sử dụng CaCO3 hoặc CaO
chua, phèn - Tôm giảm ăn
hoặc giao (nếu pH xuống quá thấp)
- Tảo trong ao hoặc hoạt động
động - Sử dụng chế phẩm sinh học để
phát triển kém khác thường
trong tăng lượng tảo trong ao
(dinh dưỡng - Nước mất mầu,
ngày quá - Kiểm tra thức ăn dư để giảm
kém) màu trong
0,5 lượng thức ăn tương ứng
- Vỏ cứng, có các
- Nguồn nước,
đốm trắng trên vỏ - Thay nước khoảng 30%
> 180 chất đất có độ
- Chu kỳ lột xác
kiềm cao
kéo dài
- Địa chất ao
nuôi có độ axit
3. Kiềm mg/l cao
- Nhuyễn thể - Tôm bị mềm vỏ, - Bón Dolomite: CaMg(CO3)2
<60 nhiều và rong chậm lớn, giảm hoặc CaCO3
đuôi chồn ăn - Bổ sung khoáng
- Tôm hấp thụ
trong quá trình
lột xác
- Cấp cứu bằng viên oxy
- Tảo tảo tàn; - Tôm giảm ăn
DO - Tăng số lượng và kéo dài thời
- Đáy ao có khí - Tôm bơi sát mặt
(oxy gian chạy quạt nước
4. mg/l <4 độc (H2S,...) nước (nổi đầu)
hòa - Hoặc thay nước 20%
- Mật độ nuôi - Mang màu hồng
tan) - Dùng Zeolite hấp thụ khí độc
cao hoặc đen
hoặc vi sinh để xử lý đáy

> 35‰ - Độ mặn nước - Tôm cứng vỏ, - Bổ sung thêm nước ngọt để hạ
5. S‰ mg/l hoặc giao nuôi cao. chu kỳ lột xác kéo độ mặn
động - Nắng lớn kéo dài - Bổ sung vitamin, khoáng chất

Trang 19
T Đơn Dấu hiệu nhận
Yếu tố Giá trị Nguyên nhân Biện pháp xử lý
T vị biết
- Dễ phát sáng
(nhóm Vibrio
trong spp, chủ yếu là
dài
ngày > Vibrio harveyi-do để tăng sức đề kháng
3‰ enzym Luciferase
gây ra sự phát
sáng)
< 5‰
- Độ mặn nước - Bổ sung thêm nước mặn để
hoặc giao
nuôi thấp. - Mềm vỏ tăng độ mặn hoặc ao nhỏ thì bổ
động
- Mưa lớn kéo - Tảo lớn nước sung muối
trong
dài ngọt phát triển - Bổ sung vitamin, khoáng chất
ngày >
để nâng sức đề kháng
3‰
- Dùng chế phẩm sinh học (hoặc
- pH trong ao mật mía, cám gạo,..) để tăng
tăng lượng tảo trong ao
> 40 - Màu nước trong
- Lượng tảo - Bổ sung vitamin, khoáng chất
trong ao ít để nâng cao sức đề kháng của
Độ tôm
6. cm
trong - Thay mới 30% nước trong ao
- Do tảo quá
- Tăng thời gian quạt nước
dày hoặc do
- Nếu ao có nhiều chất hữu cơ lơ
<20 nước ao quá - Màu nước đậm
lửng, sử dụng chế phẩm sinh học
nhiều chất
để phân giải chất hữu cơ và làm
huyền phù
sạch nước ao
- Bùn đáy - Nhiều bùn đen,
nhiều, thức ăn mùi hôi
dư thừa - Tôm giảm ăn - Làm sạch bùn đen, hôi (xi
7. NH3 mg/l ≤ 0,3
- Tăng độc tính - Tôm hoạt động phông đáy)
khi pH lên cao ở tầng trên, một số - Tăng số lượng và thời gian quạt
và trời nóng nổi đầu nước
- Nhiều bùn đen, - Ổn định pH
- Bùn đáy có mùi trứng thối - Sử dụng chế phẩm sinh học loại
nhiều - Tôm hoạt động có thể phân giải chất hữu cơ
- Tăng độc tính ở tầng trên, một (xenluloza) đáy
8. H2S mg/l ≤ 0,05
khi pH và số nổi đầu - Kiểm tra thức ăn dư để giảm
nhiệt độ xuống - Giảm ăn lượng thức ăn tương ứng
thấp - Mang đen, mềm
vỏ
- Làm sạch bùn hôi (xi phông
- Bùn đáy - Nhiều bùn đen, đáy)
nhiều, thức ăn mùi hôi - Tăng số lượng và thời gian quạt
9. NO2- mg/l ≤ 0,25 dư thừa - Tôm nổi đầu, tấp - Ổn định pH
- Sau đợt tảo bờ - Sử dụng CPSH để ổn định môi
nở hoa, lụi tàn - Giảm ăn trường
- Giảm lượng thức ăn

Trang 20
Phụ lục 4. Một số bệnh thường gặp đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, nguyên
nhân-triệu chứng-biện pháp xử lý
(1) Bệnh đốm trắng (White spot disease) – WSSV (White spot syndrome
virus); Do vi rút Whispovirus thuộc họ Nimaviridae gây ra
1) Nguyên nhân
a. Lây nhiễm dọc (bố mẹ sang con)
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
- Động vật giáp xác
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc
2) Triệu chứng lâm sàng
- Ăn mạnh bất thường → bỏ ăn → tấp bờ chết rải rác; thân tôm chuyển màu
hồng, đỏ thân → chết ồ ạt sau 7 – 10 ngày mắc bệnh (100%).
- Toàn thân (đặc biệt là đốt đầu, ngực) xuất hiện các đốm trắng (tròn) không thể
loại bỏ bằng cách chà xát.
- Bệnh thường xuất hiện sau 1 tháng nuôi, nhiều nhất từ ngày 45 đến ngày 60 sau khi thả
giống

Tôm sú bị bệnh đốm trắng Giáp đầu ngực tôm chân trắng bị bệnh đốm
trắng, có các hình tròn đồng tâm.

Tôm chân trắng bị bệnh đốm trắng – nguồn Tôm chân trắng chết đỏ thân do bệnh đốm
aquanetviet.org trắng

3) Biện pháp xử lý
- Cách ly ao nhiễm bệnh, kiểm soát rò rỉ bờ ao
- Tôm đạt cỡ thì thu hoạch, chưa đạt cỡ thì để nguyên, xử lý hóa chất (chlorine
30ppm) sau 7 ngày có thể thải ra môi trường
- Báo cáo bệnh với cán bộ thú y xã
(2) Bệnh đầu vàng (Yellow head disease – YHD). Do vi rút nhóm Okavirus,
họ Roniviridae và bộ Nidovirales gây ra

Trang 21
1) Nguyên nhân
a. Lây nhiễm dọc (bố mẹ sang con)
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
- Động vật giáp xác
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc
2) Triệu chứng lâm sàng
- Ăn mạnh bất thường → bỏ ăn → bơi lờ đờ không định hướng → bám bờ →
chết rải rác → chết hàng loạt sau 3 – 5 ngày
- Đầu, ngực, gan, tụy chuyển sang màu vàng, gan có thể có màu trắng nâu.
- Thân tôm màu đỏ, hoặc đỏ nâu.
- Bệnh thường ở giai đoạn tôm 30-45 ngày tuổi, tốc độ lây truyền bệnh nhanh và tỷ lệ chết
lên đến 100% trong thời gian 2-5 ngày

Tôm sú bị bệnh đầu vàng Tôm sú bị bệnh đầu vàng

Tôm sú bị bệnh đầu vàng


3) Biện pháp xử lý
- Cách ly ao nhiễm bệnh, kiểm soát rò rỉ bờ ao
- Tôm đạt cỡ thì thu hoạch, chưa đạt cỡ thì để nguyên, khử trùng bằng chlorine
30ppm, sau 7 ngày mới thải nước
- Báo cáo bệnh với cán bộ thú y xã
(3) Bệnh hoại tử gan tụy cấp/ bệnh chết sớm (Acute Hepatopancreatic
Necrosis Disease – AHPND/ Early Mortality Syndrome – EMS). Do vi khuẩn Vibrio
parahaemolyticus gây ra
1 ) Nguyên nhân
a. Lây nhiễm dọc (bố mẹ sang con)
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
Trang 22
- Động vật giáp xác
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc
2) Triệu chứng lâm sàng
- Giảm ăn → bỏ ăn rớt đáy hàng loạt trong thời gian ngắn
- Tôm phát bệnh chủ yếu sau 15-30 ngày, có trường hợp sau 30 ngày nuôi
- Gan, tụy sưng to – mềm nhũn, nhợt nhạt- có màu trắng → teo
- Đường ruột rỗng, màu tôm nhợt nhạt. (chọn 2 hình điển hình là đủ)

EM
S

Tôm chân trắng bị bệnh EMS phần gan tụy Tôm chân trắng phía trái bị bệnh EMS gan
chuyển màu vàng tụy chuyển màu vàng nhạt

Tôm chân trắng ở vị trí 1, 3, 5, 7 bị bệnh Gan tôm chân trắng chuyển màu vàng nhạt
EMS, gan tụy chuyển màu vàng nhạt. do bị bệnh EMS
3) Biện pháp xử lý
- Cách ly ao nhiễm bệnh, kiểm soát rò rỉ bờ ao
- Nếu nhẹ, giảm thức ăn, dùng kháng sinh (flophenicol, 5-7g/kg thức ăn) để trị
bệnh, dùng chế phẩm sinh học làm sạch môi trường, bổ sung vitamin.
- Nếu bị nặng thu hoạch gấp. Khử trùng ao bằng chlorine 30 ppm, sau 7 ngày
mới thải nước
- Báo cáo bệnh với cán bộ thú y xã
(4) Bệnh hoại tử cơ (infectious myonecrosis virus – IMNV). Do vi rút Totivirus
gây ra
1) Nguyên nhân
a. Lây nhiễm dọc (bố mẹ sang con)
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
- Động vật giáp xác
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)

Trang 23
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc
2) Triệu chứng lâm sàng
- Xuất hiện vùng cơ mờ đục ở các đốt bụng → chuyển màu trắng đục → màu
cam (khi cơ tôm bị hoại tử hoàn toàn).
- Bệnh thường xảy ra ở nhiều giai đoạn tôm nuôi được 30-50 ngày tuổi (trọng lượng trung
bình từ 3-6g/con), tỷ lệ chết đến 100%

Tôm chân trắng bị bệnh hoại tử cơ (IMNV)

Tôm chân trắng bị bệnh hoại tử cơ có màu trắng đục (Nguồn: Chalor
Limsuwan)

3) Biện pháp xử lý
- Cách ly ao nhiễm bệnh, kiểm soát rò rỉ bờ ao
- Tôm đạt cỡ thì thu hoạch, chưa đạt cỡ thì để nguyên, khử trùng bằng chlorine
30ppm, sau 7 ngày mới thải nước
- Báo cáo bệnh với cán bộ thú y xã
(5) Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (Infectious hypodermal and
hematopoietic necrosis IHHNV). Do vi rút thuộc giống Parvovirus gây ra
1) Nguyên nhân
a. Lây nhiễm dọc (bố mẹ sang con)
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
- Động vật giáp xác
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc

Trang 24
2 ) Triệu chứng lâm sàng
- Tôm giảm ăn, chậm lớn → bơi lờ đờ, quay tròn, chìm xuống đáy
- Râu, chủy bị méo mó và biến dạng. Tôm thường chuyển màu xanh, vỏ có đốm màu nâu
hoặc trắng. Tỷ lệ chết tăng dần theo thời gian (đến 50%)

Tôm chân trắng bị dị hình do bệnh Tôm chân trắng không đều cỡ do bệnh
IHHNV gây ra IHHNV

Tôm chân trắng bị dị hình do bệnh Tôm chân trắng bị dị hình do bệnh IHHNV
IHHNV gây ra nguồn: gây ra
3) Biện pháp xử lý
- Cách ly ao nhiễm bệnh, kiểm soát rò rỉ bờ ao
- Tôm đạt cỡ thì thu hoạch, chưa đạt cỡ thì để nguyên, khử trùng bằng chlorine
30ppm, sau 7 ngày mới thải nước
- Báo cáo bệnh với cán bộ thú y xã
(6)Hội chứng Taura (virus thuộc họ Dicistrovirdae)
1) Nguyên nhân
a. Lây nhiễm dọc (bố mẹ sang con)
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
- Động vật giáp xác
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc
2) Triệu chứng lâm sàng
- Giảm ăn → bỏ ăn, bơi lờ đờ; tôm có màu nhợt nhạt, đặc biệt là đuôi và các
chân bơi (thường gọi là bệnh đỏ đuôi).
- Các mép chân bơi, chân bò và đuôi tôm dày lên, đây là dấu hiệu đầu tiên của
sự hoại tử cục bộ. Giai đoạn bệnh cấp tính có tỷ lệ chết cao (40 – 90%)

Trang 25
3) Biện pháp xử lý
- Cách ly ao nhiễm bệnh, kiểm soát rò rỉ bờ ao
- Tôm đạt cỡ thì thu hoạch, chưa đạt cỡ thì để nguyên, khử trùng bằng chlorine
30ppm, sau 7 ngày mới thải nước
- Báo cáo bệnh với cán bộ thú y xã
(7) Bệnh đốm đen (tác nhân: V. harveyi, V. vulnificus, V. parahaemolyticus,
V. alginolyticus, V. penaeicida và Vibrio sp.,...)
1) Nguyên nhân
a. Lây nhiễm dọc (bố mẹ sang con)
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc
2) Triệu chứng lâm sàng
- Thân tôm xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin-> điểm nâu, đen
- Vỏ kitin bị ăn mòn
- Phụ bộ, đuôi tôm bị phồng, bị ăn mòn và cụt dần
- Bẩn mình, bẩn mang
- Tôm yếu, giảm ăn
3) Biện pháp xử lý
- Kháng sinh oxytetracycline: Trộn vào thức ăn của tôm với liều 5g thuốc/ kg
thức ăn.
- Cho ăn liên tục trong 7 ngày
(hoặc flophenicol)
- Bổ sung vitamin nhóm B, vitamin C, khoáng
- Sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trương
(8) Bệnh đỏ thân (tác nhân Vibrio spp)
1) Nguyên nhân
a. Lây nhiễm dọc (bố mẹ sang con)
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc
2) Triệu chứng lâm sàng
- Giai đoạn mới nhiễm, tôm có màu vàng xanh
- Giai đoạn sau tôm có màu đỏ bắt đầu từ mang, các đầu chân, và cuối cùng là
toàn bộ cơ thể
- Giai đoạn nặng, sắc tố của tôm bị mất hoàn toàn. Trên đầu ngực có nhiều chất
dịch nhờn, rất tanh và hôi. Gan tụy bị phá hủy và có màu vàng nhợt nhạt không bình
thường.
- Tôm bệnh chết hàng loạt
3) Biện pháp xử lý
- Kháng sinh Flophenicol: Trộn vào thức ăn của tôm với liều 5g thuốc/ kg thức
ăn.

Trang 26
- Cho ăn liên tục trong 7 ngày
- Bổ sung vitamin nhóm B, vitamin C, khoáng
- Sử dụng chế phẩm sinh học để ổn định môi trường
(9) Bệnh nấm Furasium sp.
1) Nguyên nhân
a. Nguồn nước bị ô nhiễm
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
- Động vật giáp xác
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc
2) Triệu chứng lâm sàng
- Tôm ăn kém, hô hấp yếu, tấp bờ, nổi đầu
- Đen mang, khi bị nặng toàn thân có các đốm đen hoặc đen nâu
- Vỏ sần sùi
- Đuôi mòn, cụt râu
3) Biện pháp xử lý
- Xử lý nước bằng hóa chất (BKC,...)
- Hoặc thay nước
- Sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường ao nuôi
- Nâng sức đề kháng cho tôm bằng vitamin, khoáng chất
(10) Bệnh ký sinh trùng Gregarines
1) Nguyên nhân
a. Nguồn nước bị ô nhiễm
b. Lây nhiễm ngang
- Nguồn nước
- Động vật giáp xác
- Mầm bệnh có sẵn trong ao (do xử lý đáy và bờ ao chưa đạt yêu cầu)
- Chim, động vật ăn tôm
- Thức ăn tươi
- Người, dụng cụ chăm sóc
2) Triệu chứng lâm sàng
- Tôm bỏ ăn lác đác, đường ruột đứt đoạn, màu nhợt nhạt; chậm lớn, có thể
chết
- Vỏ đóng rong
- Xuất hiện phân trắng trong nhá hoặc phân trắng nổi trên mặt nước
3) Biện pháp xử lý
- Xử lý nước bằng hóa chất (BKC,...)
- Hoặc thay nước
- Sau đó sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn bội nhiễm tại các vết thương do
ký sinh trùng gây ra
- Sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện môi trường ao nuôi
- Vitamin, khoáng chất để tăng cường sức để kháng cho tôm

Trang 27
Phụ lục 5. Biểu mẫu ghi chép

Biểu 1. Thông tin chung về cơ sở nuôi


1. Tên cơ sở
Địa chỉ:
2. Tên chủ cơ sở
Điện thoại: Email:
3. Cơ sở hạ tầng nơi nuôi
TT Hạng mục Đơn vị Số lượng

1. Diện tích cơ sở m2
2. Ao nuôi
m2
2.1 Ao nuôi tôm
m2
2.2 Ao nuôi rô phi
3. Giếng khoan/ao lắng cái/ m2
4. Nơi chứa bùn m2

Biểu 2. Thả giống


Số hiệu giấy
Mật độ Tên cơ sở
TT Tên giống Mã số Kích cỡ chứng nhận kiểm
thả bán giống
dịch
1. Tôm
2. Cá rô phi

Biểu 3. Quản lý thức ăn


Tổng Kiểm tra thức Biện
Ngày Loại thức Lượng thức ăn sử dụng
số ăn dư pháp xử
tháng ăn
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 (kg) Lần 1 Lần 2 lý

Biểu 4. Sử dụng các chất ổn định môi trường


Các chỉ tiêu môi trường Nhận xét
CaCO3 Chế
Khoáng Độ Độ và biện
Ngày (kg/ phẩm DO NH3 H2S
(kg/1000m2) pH kiềm trong pháp xử
1000m2) (gam) (mg/l) (mg/l) (mg/l)
(mg/l) (cm) lý

Biểu 5. Trị bệnh


Triệu chứng/tác
Ngày Triệu chứng Biện pháp xử lý Kết quả
nhân

Biểu 6. Thu hoạch


Khối lượng Sản lượng
Ngày Loài Tên cơ sở thu mua
(g/c) (tấn)
Tôm
Cá rô phi

Trang 28

You might also like