4. QT nuoi tom Su sinh thai-16.6-final

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC THỦY SẢN


---o0o---

QUY TRÌNH
NUÔI SINH THÁI TÔM SÚ

Hà Nội, năm 2017

1
LỜI GIỚI THIỆU

Nuôi tôm sinh thái là hình thức nuôi tôm quảng canh kết hợp với các đối tượng
thủy sản khác và rừng ngập mặn đang được nhiều nước trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Ngoài việc nuôi thân thiện với môi trường, sản phẩm tôm nuôi sinh thái đáp ứng yêu cầu
về chất lượng và an toàn thực phẩm, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng và
thường được người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao hơn các sản phẩm tôm nuôi cùng
loại.
Tại Việt Nam, có nhiều vùng đất ngập nước phù hợp với phát triển nuôi thủy sản
kết hợp với trồng và bảo vệ rừng, trong đó nuôi tôm sú sinh thái kết hợp với bảo vệ rừng
đã và đang được Nhà nước khuyến khích. Hiện nay các vùng có điều kiện nuôi tôm sinh
thái như Cà Mau, Bạc liêu, Kiên giang và một số tỉnh khác xuất hiện những mô hình
nuôi tôm kết hợp đã giảm bệnh, giảm chi phí đầu tư, cải thiện môi trường có kết quả kinh
tế cao và bền vững.
Tuy nhiên, việc nuôi tôm sú sinh thái chưa phát huy hết tiềm năng của vùng nuôi,
chưa áp dụng và tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật nuôi cần thực hiện để đạt được hiệu quả
cao và phát triển bền vững. Nhằm góp phần vào việc phát triển nghề nuôi tôm sinh thái
có hiệu quả hơn, Tổng cục Thủy sản xây dựng và phổ biến “Quy trình nuôi sinh thái
tôm sú” cho các vùng nuôi có đủ điều kiện áp dụng theo hướng dẫn của Quy trình này.
1. PHẠM VI VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
1.1. Điều kiện áp dụng
a. Diện tích rừng ngập mặn ít nhất chiếm 50% tổng diện tích ao/ vuông nuôi, và
diện tích rừng ngập mặn được duy trì và phát triển thêm.
b. Vùng nuôi tôm sinh thái có các chỉ tiêu chất lượng nguồn nước tự nhiên phù
hợp với tôm nuôi, không bị ô nhiễm bởi các chất thải trong sản xuất nông nghiệp, thủy
sản và công nghiệp.
c. Nguồn nước lấy vào và thải ra theo thủy triều.
d. Tôm sú giống chất lượng tốt, sạch bệnh và mật độ thả giống không vượt quá 15
con/m2/ năm.
2. KỸ THUẬT NUÔI
2.1. Sơ đồ các bước của quy trình nuôi

Sơ đồ vẽ lại theo đúng các bước kỹ thuật nêu trong quy trình

2
2.2. Chuẩn bị ao/ vuông ương và nuôi
2.2.1. Thiết kế ao/ vuông ương, nuôi
a. Cách làm ao/ vuông và mương tạo nơi cư trú cho tôm nuôi:
- Diện tích ao/ vuông nuôi không giới hạn, trung bình khoảng 2÷10ha/ ao/ vuông;
mực nước trong ao/ vuông đạt từ 1 ÷ 1,5 m đối với kênh mương và 0,5 ÷ 0,8m đối với
mặt trảng (mặt rừng);
- Làm bờ bao ao/ vuông chắc chắn, đảm bảo không bị ngập nước khi triều cường
hoặc lũ lớn và không rò rỉ.
- Thiết kế mương ao/ vuông có độ dốc về cống xả/ xổ để khi tháo nước và thu
hoạch được thuận lợi.
b. Cách xây dựng cống xả/ xổ:
- Nên xây cống xả/ xổ bằng bê tông cốt thép. Tùy điều kiện bờ bao từng vuông
nuôi, độ dài của cống phải lớn bằng chiều rộng của bờ, nhưng không ngắn hơn 12m.
- Đảm bảo thuận lợi cho nước vào, ra và thu hoạch tôm; thiết kế 3 tầng lưới lọc,
mắt lưới cuối cùng khoảng 1mm.

Sơ đồ mô phỏng thiết kế ao/ vuông tôm

c. Ao ương tôm giống, diện tích 200 ÷ 500m2/ao, sâu 0,8 ÷ 1,2m.

2.2.2. Tu bổ ao/ vuông nuôi:


a. Bồi đắp những vị trí bị sạt lở, lấp kín các hang hốc, xử lý những vị trí thẩm lậu,
rò rỉ ở bờ của ao/ vuông, vị trí cống cấp và thoát nước.
b. Vét lớp bùn đen có mùi hôi ở đáy ao/ vuông với độ sâu khoảng 30cm ÷ 50cm,
không nên vét quá sâu vì dễ bị xì phèn tầng đáy.
c. Tạo độ dốc về phía cống xả/ xổ để thuận lợi cho việc thoát nước và thu hoạch.
3
2.2.3. Kỹ thuật tháo rửa phèn đáy ao/ vuông nuôi:
a. Chọn ngày có con nước lớn, khi mực nước bên ngoài cao hơn mực nước bên
trong ao/ vuông tôm khoảng 0,7 ÷ 1 m thì lấy nước vào ao/ vuông tôm để thau rửa. Khi
nước bên ngoài rút xuống mức thấp nhất, thì xả/ xổ cống toàn bộ để nước bên trong ao/
vuông chảy ra ngoài.
b. Làm như trên khoảng 2÷ 3 lần, khi thấy màu nước đã ổn định, lớp phù sa bồi
lắng đã hình thành là đạt yêu cầu.
c. Tháo cạn nước, phơi khô hoặc cải tạo ướt khi không tháo cạn được nước nền
đáy ao/ vuông.
2.2.4. Kỹ thuật xử lý nền đáy
a. Đo pH đất để xác định lượng vôi xử lý nền đáy, trình bày tại bảng 1
Bảng 1. Tỷ lệ vôi hoặc bột đá vôi để nâng độ pH của đất đáy ao
Dùng vôi: CaO hoặc CaCO3
pH của đất Vôi bột (CaO) Bột đá vôi (CaCO3)
kg/ha kg/ha
>6 350 ÷ 600 800 ÷ 1.000
5,1 ÷ 6 600 ÷ 750 1.100 ÷ 1.500
4÷5 750 ÷ 1.000 1.600 ÷ 2.000
Ghi chú: pH < 5 nên dùng vôi (CaO); pH > 5 nên sử dụng bột đá vôi (CaCO3)

b. Trường hợp cải tạo khô: Rắc vôi đều khắp bề mặt của mương theo tỷ lệ nêu tại
bảng 1, phơi nắng thời gian từ 15÷20 ngày.
c. Trường hợp cải tạo ướt: Rắc vôi đều khắp bề mặt của mương theo tỷ lệ nêu tại
bảng 1 cho đều lượng vôi và nước, ngâm thời gian từ 15÷20 ngày.
2.2.5. Lấy nước và xử lý nước
a. Chọn ngày có con nước lớn, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu: pH 7÷9; độ mặn
phù hợp 15÷33‰; độ trong 20÷50cm để lấy nước vào ao/ vuông nuôi.
b. Lấy nước vào ao qua túi lọc mắt lưới nhỏ 1 mm để loại bỏ cá tạp. Thường
xuyên vớt bỏ rác để khơi thông dòng chảy vào ao/ vuông tôm. Mực nước tối thiểu từ 0,8
trở lên.
c. Gây màu nước và tạo thức ăn tự nhiên cho tôm. Có nhiều cách để gây màu, có
thể sử dụng 1 hoặc kết hợp 2 cách cho đến khi màu được đạt yêu cầu.
Cách 1: Sử dụng chế phẩm sinh học của các công ty có uy tín, có nguồn gốc rõ
ràng để gây màu (liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Kết hợp với đánh vôi
Dolomite, liều lượng 20 kg/ 1.000 m3
Cách 2: Dùng cám gạo hoặc bột đậu nành: 3kg/ 1000m2, nấu chín, hòa với nước
và tạt đều khắp mặt ao vào 9÷10 giờ sáng; Thực hiện liên tục 2 ÷ 3 lần cho đến khi có
màu nước đạt yêu cầu.
Chú ý: Không dùng phân tươi hữu cơ chưa ủ hoai mục để gây màu nước.
d. Màu vàng rơm hoặc xanh vỏ đậu hoặc nâu nhạt là đạt yêu cầu

4
2.2.6. Cải tạo ao/ bể ương tôm giống:
- Diện tích ao/ bể ương tối thiểu chiếm 8% tổng diện tích ao nuôi;
- Độ sâu từ đáy ao/ bể đến mặt bờ tối thiểu 1,2m; mực nước tối thiểu 0,8m.
- Cách cải tạo, xử lý nền đáy và lấy nước tương tự như làm cho ao nuôi tôm. Đáy
ao nên lót bạt.
2.3. Chuẩn bị con giống và ương
2.3.1. Chọn giống
a. Chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống có uy tín, có nguồn gốc rõ
ràng. Tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định hiện hành và được kiểm soát tốt về
an toàn sinh học trại giống.
b. Xác định mật độ ương và mật độ ao nuôi
- Mật độ tôm thả ao/ bể ương: Tôm sú 200÷300 con/ m2.
- Mật độ tôm thả xuống ao/ vuông nuôi sau giai đoạn ương:
+ Nuôi đơn tôm sú: 2 ÷ 3 con/ 1 m 2; cứ sau 1,5÷2 tháng thả tiếp đợt sau (nhưng
tối đa không quá 15 con/ m2/ năm)
+ Nuôi kết hợp: Tôm sú: 1 ÷ 2 con/1m 2 (cứ sau 1÷1,5 tháng thả tiếp đợt sau,
nhưng tối đa không quá 15 con/ m2/ năm); Cá (nâu, dìa, đối,...), cua: 3 ÷ 5 con/10m2
c. Trước khi bắt giống 03 ngày, cần thông báo với trại giống các chỉ số môi
trường nước ao nuôi (pH, độ mặn) để trại giống thuần hóa giống thích ứng.
d. Kiểm tra chất lượng tôm giống trước khi mua theo yêu cầu tại bảng 2
Bả ng 2. Nhữ ng chỉ tiêu khi chọ n tô m sú giố ng
Kết luận
TT Chỉ tiêu Cách kiểm tra
Tốt Không tốt
Đều cỡ, chiều dài
Kích cỡ Quan sát đàn tôm và đo chiều Không đều cỡ, chiều
1. P15, đạt 1,2÷ 1,5
P15 dài cá thể dài dưới 1,2 cm
cm
Sáng, đặc trưng của Màu không đều, không
2. Màu sắc
loài đặc trưng của loài
Cho tôm vào cốc thủy tinh đặt
Đường
ngược nguồn sáng để quan sát Liền mạch, không
chỉ lưng Không liền mạch, đứt
3. hoặc soi bằng kính lúp đứt đoạn, không
(Đường đoạn, rỗng ruột
rỗng ruột
tiêu hóa)
Cho tôm vào cốc thủy tinh đặt Không dị tật, dị
Có con bị dị tật, dị
Hình ngược nguồn sáng để quan sát hình, đuôi xòe, râu
4. hình, râu xòe, đuôi
dạng và mang vào buồng tối để chụm. Không phát
chụm. Phát sáng
kiểm tra phát sáng sáng
Cho tôm vào chậu dùng tay Bơi ngược dòng Xuôi theo dòng, hoặc
khuấy nhẹ thuận chiều kim nước, phản xạ tụ vào giữa chậu. Phản
5. Phản xạ
đồng hồ và gõ nhẹ vào thành nhanh nhẹn với xạ với tiếng động
chậu tiếng động. chậm chạp
6. Lấy khoảng 100 tôm giống
Tôm khỏe mạnh
Sốc nước cùng 2 lít nước trong bề ương, Tôm yếu ớt, tỷ lệ chết
bình thường, tỷ
ngọt cho thêm 2 lít nước ngọt. Theo >10%
chết < 10%
dõi trong 1 giờ
Hoặc Sốc Lấy khoảng 100 tôm giống Tỷ lệ tôm chết Tỷ lệ chết lớn hơn
formol cùng 10 lít nước từ bể ương, không quá 10% 10%

5
Kết luận
TT Chỉ tiêu Cách kiểm tra
Tốt Không tốt
cho 2 ml formol và sục khí.
Theo dõi trong 1 giờ
Không có kết quả kiểm
Kiểm tra Chi cục Thú y/ Chi cục Thủy Kết quả kiểm dịch
7. dịch hoặc kết quả kiểm
bệnh sản lấy mẫu phân tích đạt yêu cầu
dịch không đạt yêu cầu
e. Kiểm tra chất lượng tôm giống khi về cơ sở
- Các bao giống về cơ sở còn nguyên vẹn, đủ lượng oxy; tôm khỏe mạnh; bơi
phân tán đều trong túi.
- Kiểm tra lại pH và độ mặn của 03 túi tôm giống bất kỳ so với pH và độ mặn của
ao/ bể ương để có biện pháp xử lý trước khi thả tôm giống.
2.3.2. Ương tôm giống
a. Sục khí bể/ ao ương trước khi thả giống ít nhất 30 phút;
b. Thả giống:
- Bước 1: Ngâm các bao tôm xuống ao/ bể ương, để khoảng 15÷20 phút cho cân
bằng nhiệt độ;
- Bước 2: Thả tôm giống ở các ví trí trong ao/bể, mở bao cho tôm bơi từ từ ra
ngoài.
Chú ý: Thả giống vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

c. Thời gian ương: Trung bình từ 20÷ 25 ngày


d. Chuyển tôm từ ao/ bể ương qua ao nuôi
- Đo và điều chỉnh chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi tương ứng với nước ao ương:
pH không chênh nhau quá 0,2; độ mặn không quá 2‰
- Chuyển tôm từ ao/ bể ương qua ao nuôi vào ngày thời tiết ổn định, thời gian từ
9÷10 giờ sáng (sau khi cho tôm ăn khoảng 3 giờ).
- Kỹ thuật thu tôm và chuyển tôm giống từ ao/ bể ương qua ao nuôi:
+ Tháo bớt nước trong ao/ bể nuôi còn khoảng 30÷40 cm nước;
+ Dùng lưới thu tôm giống cho vào thùng chứa nước ao/ bể nuôi có sục khí; tỷ lệ
khoảng 1,2÷1,5kg tôm giống/ 20 lít nước ao/ bể nuôi (tương đương 120÷150 con tôm
giống/ 1 lít nước)
+ Chuyển càng nhanh càng tốt đến ao nuôi;
+ Thả tôm ở các vị trí của ao/ vuông nuôi, nghiêng thùng thả cho tôm bơi từ từ ra
ngoài ao nuôi.
2.4. Chăm sóc, quản lý
2.4.1. Cho ăn và kiểm soát thức ăn
a. Lựa chọn thức ăn
- Thức ăn viên công nghiệp được mua từ các cơ sở sản xuất có uy tín, có nguồn
gốc rõ ràng. Hàm các chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng đạm (protein) phải đảm
bảo có hàm lượng đạm từ 32÷42%.

6
- Thức ăn viên và chất bổ sung thức ăn phải nằm trong Danh mục được phép lưu
hành tại Việt Nam (ưu tiên dùng thức ăn được chứng nhận sinh thái).
b. Cho tôm ăn trong giai đoạn ương
- Sau 01 ngày thả giống, tiến hành cho tôm ăn.
- Cho ăn 4 lần/ ngày (tổng lượng thức ăn không đổi trong ngày): 7÷ 8 giờ; 11÷ 12
giờ; 15-16 giờ; 19 ÷ 20 giờ (có thể cho ăn thành 5 lần nếu tôm ăn mạnh).
- Thời gian cho ăn, cỡ thức ăn và khối lượng cho ăn tham khảo theo hướng dẫn tại
bảng 3
Bả ng 3. Thờ i gian, loạ i thứ c ă n và khố i lượ ng cho ă n
Thời gian Thức ăn Khối lượng Ghi chú
2 kg thức ăn/
Ngày đầu cho ăn Cỡ ly: 00
100.000 con giống
- Bổ sung men tiêu hóa
Ngày thứ 2 đến ngày
Cỡ ly: 00 Tăng 0,2 kg/ngày
tăng khả năng hấp thu và
thứ 7
phòng bệnh phân trắng;
Ngày thứ 8 đến ngày
Cỡ ly: 01 Tăng 0,4 kg/ngày - Cách dùng và liều lượng
thứ 15
theo hướng dẫn của nhà
Tăng 0,4 kg/ ngày sản xuất
Ngày thứ 16 đến ngày Cỡ ly: 01 và
(Một nửa 01 và một
thứ 25 02
nửa 02)
Chú thích:
- Chỉ cho tôm ăn thức ăn công nghiệp ở giai đoạn ương để tôm có đủ kích cỡ và
khỏe mạnh trước khi thả ra môi trường tự nhiên;
- Nên lựa chọn thức ăn công nghiệp đã được chứng nhận là thức ăn sinh thái.

c. Giai đoạn nuôi thương phẩm


Do nuôi tôm theo hình thức nuôi sinh thái kết hợp rừng, mật độ thấp nên giai đoạn
nuôi thương phẩm không sử dụng thức ăn viên (công nghiệp), mà chỉ sử dụng nguồn
thức ăn tự nhiên (tảo và các vi sinh vật phù du) sẵn có trong ao/ vuông tôm.
- Cho vào ao/ vuông tôm các loại lá cây như: lá Đước, lá Mắm (có hàm lượng đạm
cao nhất), Dà, Giá, cỏ dại, dây leo… với lượng: 15÷30m cắm 1 nhánh cây dọc theo chiều
dài kênh mương. Vi khuẩn phân hủy các loại lá này là thức ăn tốt cho tôm nuôi, đồng
thời đây cũng là nguồn phân xanh giúp cải thiện màu nước trong ao/ vuông tôm và tạo
điều kiện cho các loài tảo có lợi sinh trưởng và phát triển. Nếu có điều kiện sử dụng chế
phẩm sinh học bổ sung định kỳ cho ao/ vuông nuôi.
Chú ý: Nếu thả các nhánh cây này quá nhiều với mật độ dày, sẽ làm giảm lượng
oxy hòa tan trong nước và môi trường ao/ vuông tôm sẽ bị ô nhiễm, vì vậy chỉ cho các lá
cây vào ao tôm với mật độ hợp lý.
- Định kỳ 7-10 ngày, sử dụng cám gạo hoặc cám dừa hoặc bột đậu nành: 3kg/
1000m2, nấu chín, hòa tan trong nước và tạt đều khắp bề mặt ao/ vuông vào giữa buổi
sáng.
2.4.2. Quản lý các yếu tố môi trường
a. Lấy nước và thải nước trong quá trình nuôi
- Chọn ngày con nước lớn, chất lượng nước đáp ứng yêu cầu: pH 7÷9; độ mặn
nguồn nước phù hợp với độ mặn nước trong ao/ vuông, độ trong 20÷50cm

7
- Lấy nước vào ao qua túi lọc mắt lưới nhỏ 1 mm để loại bỏ cá tạp. Thường xuyên
vớt bỏ rác để khơi thông dòng chảy vào ao/ vuông tôm. Mực nước tối thiểu từ 0,8 trở lên.
b. Kiểm tra hằng ngày
- Kiểm tra hệ thống kênh mương, cống cấp, thoát đảm bảo chắc chắn.
- Kiểm tra các chỉ tiêu môi trường và biện pháp xử lý:
Do hình thức nuôi tôm sinh thái, môi trường nước tự nhiên trong lành nên không
cần thiết phải kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu môi trường như nuôi tôm thâm canh mà chỉ
cần kiểm tra và xử lý các chỉ tiêu: pH, độ trong và màu nước.
c. Kiểm tra pH và biện pháp xử lý, trình bày tại bảng 4
Bả ng 4. Xử lý pH nướ c ao/ vuô ng nuô i
Yếu Dấu hiệu nhận
Giá trị Nguyên nhân Biện pháp xử lý
tố biết
Nguyên nhân pH - Tôm nổi đầu - Thay nước khoảng 30%
tăng cao hơn 9: - Màu nước đậm, - Hoặc sử dụng chế phẩm
- Tảo phát triển hoặc đang đậm sinh học để làm sạch đáy
mạnh quá mức đột ngột giảm ao
Nguyên nhân pH - Sử dụng chế phẩm sinh
7 ÷ 9; giảm thấp hơn 7: - Tôm nổi đầu học để tăng lượng tảo
Dao động - Chất đáy chua - Nước mất màu, trong ao
pH trong ngày (phèn) độ trong lớn hơn - Sử dụng CaCO3 (nếu pH
không quá - Tảo trong ao phát 60 cm xuống quá thấp). Liều
0.5 triển kém lượng 15÷20kg/ 1000m2
Nguyên nhân pH
dao động trong - Bón Dolomite:
- Màu nước đậm
ngày trên 0.5: CaMg(CO3)2, liều lượng
- Mưa lớn đột
- Tảo dày 25kg/1000m2
ngột
- Mưa lớn, kéo dài
d. Theo dõi màu nước và biện pháp xử lý, trình bày tại bảng 5
Bả ng 5- Mà u nướ c và biện phá p xử lý
TT Màu nước Nhận xét Biện pháp xử lý
Nước màu Chủ yếu là tảo khuê gây ra, đây là
1. Giữ nguyên và theo dõi
vàng nâu tảo làm thức ăn tốt cho tôm
Nước màu Do các loài tảo lục gây nên, đây
2. Giữ nguyên và theo dõi
xanh nhạt cũng là thức ăn tốt cho tôm
Do tảo lam gây ra, loại tảo này
Nước màu không tốt cho tôm sinh trưởng
3. Thay 30-50% nước trong ao
xanh đậm (tôm chậm lớn) và gây nên hiện
tượng tôm có màu xanh.
Xả nước ra vào liên tục để
Do tảo giáp gây ra. Tảo này có
Nước màu làm sạch môi trường kết
4. thể làm cho môi trường nhiễm
nâu đen hợp với dùng vợt vớt các
bẩn, rất có hại đối với tôm nuôi.
xác tảo lên bờ
- Thay 30-50% nước trong
Do tảo vàng gây nên, làm cho
ao;
Nước màu môi trường thiếu dinh dưỡng nên
5. - Và bón vôi CaCO3 với liều
vàng tôm sẽ chậm lớn và tỷ lệ sống
lượng 15÷ 20kg/ 1000m3
thấp.
nước

8
TT Màu nước Nhận xét Biện pháp xử lý
- Thay nước liên tục để rửa
phèn và chứa nước trong ao/
Nước trong Do đất phèn tạo thành nên pH rất vuông thật cao để tảo phát
suốt hoặc có thấp. Tảo ít phát triển, tôm thiếu triển.
6.
màu vàng rỉ thức ăn, chậm lớn và tỷ lệ sống - Dùng CaCO3 với liều
sét thấp. lượng 25kg/ 1000m3 nước.
- Gây màu bằng cám gạo,
liều lượng 3kg/ 1000m3
Chú ý: Để ổn định chất lượng nước trong ao/ vuông tôm, cần phải chú ý đến
nguồn nước lấy vào, không lấy nước vào ao/ vuông khi nước ngoài môi trường tự nhiên
có mầu vàng đục (màu phèn); phải xả nước mặt trong ao/ vuông tôm, đồng thời rải vôi
CaCO3, liều lượng: 15÷20kg/ 1000m2 trên bờ bao vào những lúc trời mưa lớn.
2.4.3. Quản lý dịch bệnh
Với đặc điểm là nuôi tôm sinh thái, kết hợp rừng, mật độ nuôi thấp trong diện tích
rộng, do đó không sử dụng kháng sinh và hóa chất để phòng trị bệnh mà chỉ vận dụng
quy trình sinh học và cơ học vốn có ở trong ao/ vuông tôm và khống chế dịch bệnh qua
các yếu tố đầu vào.
a. Để hạn chế bệnh dịch xảy ra trong quá trình nuôi tôm, cần phòng bệnh tổng
hợp, tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật nêu trên: (i) Từ khâu chuẩn bị ao/ vuông tôm; (ii)
Chọn giống và thả giống; (iii) Phương pháp chọn con nước, lấy nước và thải nước; (iv)
Theo dõi tốt các chỉ tiêu môi trường (pH, màu nước) để xử lý kịp thời.
b. Trường hợp tôm gặp sự cố về bệnh, hạ thấp mực nước trong ao/ vuông tôm
xuống còn 1/3 trong thời gian từ 15÷30 ngày, đồng thời dùng phương pháp thủ công
(lượm, nhặt xác tôm chết, tôm bệnh) nhằm tránh lây lan bệnh. Thu hoạch những cá thể
tôm đạt kích cỡ. Cải tạo và xử lý vôi để diệt mầm bệnh.
3. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm
3.1. Thu hoạch
a. Sau khi tôm đạt từ 4÷5 tháng tuổi thì tôm sẽ di chuyển ra biển theo chu kỳ sinh
trưởng, dựa vào đặc tính này để thu hoạch tôm vào ngày con nước ròng cao nhất
b. Thời gian thu hoạch nên bắt đầu từ ngày 12 âm lịch (hoặc ngày 28 âm lịch).
Sau 2 ngày xả/ xổ tôm nên nghỉ xả/ xổ từ 1÷2 ngày (để những cá thể tôm lột có thời gian
cứng vỏ). Sau đó xả/ xổ tiếp đến khi thu hoạch hết tôm.
c. Đặt lú thu tôm: Chiều dài từ đầu lú đến cuối miệng ngoài của cống ít nhất là
8m. Theo dõi lượng tôm vào 1/3 lú thì đóng cống xả, thu tôm và sau đó tiếp tục xả cống
thu hoạch.
d. Đặt đuôi chuột, xả/ xổ tôm qua cống xả/ xổ (còn gọi là xả/ xổ ao/ vuông).
Chú ý: - Không để lượng tôm đầy quá 1/3 lú sẽ dẫn đến tôm bị dồn nhiều, tôm
chết ảnh hưởng đến chất lượng tôm.
- Đối với cá, cua nếu có: Thu tỉa đối với cua; thu 1 lần hoặc thu tỉa cá.
3.2. Bảo quản tôm sau thu hoạch
- Khi thu hoạch tôm lên bờ, đổ tôm lên bạt nilon để phân loại tôm, cua, cá… ra
từng loại riêng biệt.
9
- Sau khi phân loại rửa tôm, cua cá … bằng nước biển sạch.
- Vớt nhẹ tôm và đưa tôm vào thùng xốp cách nhiệt để ướp (muối) tôm với tỷ lệ
01 tôm - 01 đá. Trường hợp muốn vận chuyển tôm sống, phải chuẩn bị thùng chứa nước
biển và bình sục khí cung cấp oxy cho tôm.
Chú ý: Các thao tác lựa tôm, muối tôm… phải thật nhẹ nhàng, tránh trường hợp bị
dập nát, xây xát làm giảm chất lượng tôm.
- Các đối tượng thủy sản khác, cũng được rửa sạch và xử lý, bảo quản theo yêu
cầu của từng loại.
3.3. Tiêu thụ sản phẩm
a. Tham gia tổ cộng đồng nuôi tôm sinh thái tại địa phương
b. Cam kết đảm bảo chất lượng tôm nuôi
c. Ghi chép thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm nuôi.
4. Biểu mẫu ghi chép (Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

10
Phụ lục: BIỂU MẪU GHI CHÉP

Nhật ký theo dõi tôm nuôi được ghép chung các thông tin, bao gồm:
a. Biểu 1: Thông tin chung về cơ sở
- Tên chủ cơ sở: ....................................................................................
- Điện thoại: .........................................................................................
- Diện tích: ...........................................................................................
- Đối tượng nuôi: ..................................................................................
b. Biểu 2: Thả giố ng
Ngày Mật độ Tên cơ sở Số chứng nhận
Loại giống Cỡ giống
tháng (con/m2) bán giống kiểm dịch

c. Biểu 3: Quản lý môi trường và sức khỏe tôm


Theo dõi sức khỏe
Theo dõi môi trường và xử lý
tôm
Tuổi Bổ
Ngày Sản Triệu
tôm Thay sung Biện
tháng Màu phẩm, Kết chứng Kết
(ngày) pH nước thức ăn pháp
nước liều quả lâm quả
(%) tự xử lý
lượng sàng
nhiên

d. Biểu 4: Thu hoạch


- Tổ ng kết sả n lượ ng thu hoạ ch
Ngày thu hoạch .…/…. .…/…. .…/…. .…/…. .…/…. .…/…. Tổng
1. Thu hoạch tôm
Kích cỡ tôm trung
bình (con/kg)
Khối lượng (kg)
Giá bán (1000 đ/kg)
Doanh thu (1000 đ)(1)
Khách hàng mua
(tên, địa chỉ,..)
2. Thu hoạch cá
Kích cỡ cá trung bình
(con/kg)

11
Ngày thu hoạch .…/…. .…/…. .…/…. .…/…. .…/…. .…/…. Tổng
Khối lượng (kg)
Giá bán (1000 đ/kg)
Doanh thu (1000 đ)(1)
Khách hàng mua
(tên, địa chỉ,..)
3. Thu hoạch cua
Kích cỡ cua trung
bình (con/kg)
Khối lượng (kg)
Giá bán (1000 đ/kg)
Doanh thu (1000 đ)(1)
Khách hàng mua
(tên, địa chỉ,..)
Tổng thu (1)
- Tổ ng kết chi phí sả n xuấ t
Hạng mục chi Thành tiền (1000 đ)
Cải tạo ao/ vuông nuôi
Giống
Thức ăn bổ sung tự nhiên
Tiền công chăm sóc
Khác
Tổng chi (2)
Hạch toán: Tổng thu (1) – Tổng chi (2) =

e. Hồ sơ truy xuất nguồn gốc sản phẩm


Mỗi lô sản phẩm (tôm, cua, cá…) cần kèm theo giấy tờ liên quan minh chứng cho
sản phẩm có xuất xứ từ cơ sở nuôi sinh thái và những thông số cơ bản chứng minh cho
nhãn hiệu tôm, cua, cá… sinh thái, nếu có điều kiện thì thiết kề và dán nhãn sinh thái cho
từng đơn vị sản phẩm kèm theo các biện pháp chống gian lận, giả mạo sản phẩm sinh
thái.

12

You might also like