Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN

Chương 2: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU

2.1: Nguồn điện một chiều


2.1. NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU

Mục tiêu Sau khi học xong nội dung này, sinh viên có khả năng:

1. Xác định được thông số ghi trên các bộ nguồn DC.


2. Sử dụng và bảo quản các bộ nguồn DC đúng kỹ
thuật.
3. Ghép nối tổ hợp nguồn điện một chiều theo yêu
cầu.
4. Đo kiểm các thông số trong mạch điện DC.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.1.1. CÁC LOẠI NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU

Nguồn điện một chiều được


dùng để cung cấp dòng điện DC,
đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong hầu hết các thiết bị điện, điện
tử phục vụ trong dân dụng và sản
xuất công nghiệp.
Pin: là thiết bị tích trữ nguồn một
chiều, có kích thước nhỏ, điện lượng
nhỏ thường dùng cho các thiết bị di
động, xách tay.
Accu: là thiết bị tích trữ nguồn một
chiều, có kích thước lớn, điện lượng
lớn nên được dùng cấp điện cho các
thiết bị cần dòng điện DC lớn.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.1.1. CÁC LOẠI NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU

Máy phát điện DC Máy phát điện một chiều là


máy phát điện được phát minh đầu tiên có khả
năng cung cấp năng lượng điện cho công
nghiệp. Ngày nay ít sử dụng.
Nguồn DC chỉnh lưu từ lưới điện AC Quá
trình phát triển kỹ thuật công nghệ, hiện nay
việc chỉnh lưu nguồn xoay chiều từ lưới điện
để tạo ra nguồn điện một chiều là phương
pháp thông dụng nhất có thể đáp ứng mọi yêu
cầu về thông số kỹ thuật.
Pin mặt trời (Solar panel) biến đổi ánh sáng
mặt trời thành điện một chiều. Đây là nguồn
năng lượng tái tạo đang được khuyến khích sử
dụng ở nước ta và trên thế giới.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


A. PIN

Pin: Là thiết bị dùng để lưu trữ, cung cấp điện


năng. Đây là thiết bị chuyển đổi hóa năng
thành điện năng. Pin thường có công suất nhỏ
nên thường dùng cho các thiết bị điện không
đòi hỏi dòng điện lớn.
Các loại pin: Hiện trên thị trường có nhiều loại
pin để phù hợp với nhu cầu sử dụng

Một số lưu ý khi sử dụng pin


 Nên để cách xa nguồn nhiệt cao vì dễ gây hiện tượng biến dạng pin dẫn đến
nổ pin gây nguy hiểm cho người sử dụng và môi trường sống xung quanh.
 Tránh để những nơi có nhiều bức xạ, những nơi dễ phát nổ, nhiều dầu mỡ,
ẩm ướt.
 Để xa tầm tay trẻ em, đặc biệt không được vứt bừa bãi sau khi sử dụng
xong.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
B. BÌNH ACCU
Bình Accu đây là thiết bị lưu trữ và cung cấp nguồn điện một chiều với
dòng điện tiêu thụ lớn. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại accu. Tùy
vào nhu cầu sử dụng mà ta chọn loại accu có điện lượng phù hợp.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


B.1. Accu châm nước

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


B.2. Accu khô (MF - Maintenance Free)
Dòng sản phẩm gọi là accu khô (accu kín), loại accu này, không cần
định kỳ châm nước hay bảo dưỡng. Đây là loại accu thông dụng nhất vì
an toàn, dễ sử dụng, có giá thành cao hơn hơn loại accu châm nước.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


B.3. Sử dụng Accu
 Trước khi sử dụng, ta nên nạp điện cho accu với thời gian sạc điện
khoảng 10 giờ với dòng sạc bằng 1/10 so với dung lượng của accu.
[1]
 Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của accu .
Nhiệt độ lý tưởng cho accu hoạt động là không được phép vượt quá
60℃ và không để accu bị cạn điện quá thấp vì sẽ làm giảm tuổi thọ
accu. [2]
 Dòng nạp accu: Dòng nạp quá lớn sẽ làm cho accu mau bị phù mà
thôi. Ta nên dùng dòng quy chuẩn là 1/10 dung lượng của accu hoặc
nhỏ hơn một chút.
 Điện áp nạp: Điện áp quá cao sẽ làm cho accu bị trương phù, còn
điện áp sạc quá thấp sẽ không nạp đủ điện cho accu. [3]
 Bảo trì accu định kỳ cũng là một cách nâng cao tuổi thọ cho bình
accu.
 Nên chọn dung lượng accu phù hợp với tải tiêu thụ.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
B.4. Các thông số của accu
 Dung lượng bình là viết tắt của Ampere – hours là đơn vị đo điện
tích accu hay dung lượng của bình accu. Ah là tích số giữa dòng
điện phóng với thời gian phóng điện. Hiểu 1 cách nôm na là lượng
điện mà accu (đã nạp đầy) có khả năng phát ra được trước khi
hiệu điện thế giảm xuống đến mức “cắt”.
1 Ah là điện lượng do dòng điện một chiều có
cường độ 1 A tải đi trong một giờ.
 Điện áp cắt còn gọi là “Điện áp ngắt” là mức mà bạn không nên để
accu phát điện tiếp, nếu cứ để acquy phát điện ở dưới mức cắt sẽ
làm giảm tuổi thọ accu. Lưu ý nếu mắc nối tiếp các accu khác
chủng loại có thể làm accu hỏng hoàn toàn.
 Thời gian sử dụng accu phụ thuộc vào dung lượng chính xác accu
và công suất tải theo công thức t = A * V * ƞ/ P (Thường chọn ƞ
= 0,7)

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


B.5. SẠC ACCU AN TOÀN

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


B.5. SẠC ACCU AN TOÀN

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


B.5. SẠC ACCU AN TOÀN
Kết luận
Khi sử dụng
bình Accu, ta
phải tuân thủ
theo khuyến
cáo của nhà
sản xuất.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.1.2. Các cách ghép nguồn điện DC

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà ta ghép các accu lại với nhau để có điện áp
hay dòng điện theo yêu cầu. Như vậy, ta có các cách ghép sau
 Ghép nối tiếp
 Ghép song song
 Ghép hỗn hợp
Ở mỗi cách ghép sẽ cho ta giá trị điện áp và
dòng điện theo ý muốn

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.1.2. Các cách ghép nguồn điện DC

a. Mạch nguồn điện nối tiếp b. Mạch nguồn điện song song

12V 12V 12V 12V


50Ah 50Ah 50Ah 50Ah

UEq = U1 + U2 = 24 VDC UEq = U1 = U2 = 12 VDC

IEq = I1 = I2 = 50 A IEq = I1 + I2 = 100 A


Nhận xét
Khi mắc nối tiếp các accu với nhau, Khi mắc song song các accu với
ta có được nhau, ta có được
 Điện áp tăng (V)  Điện áp giữa nguyên (V)
 Không tăng dung lượng bình (Ah)  Tăng dung lượng bình (Ah)

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.1.2. Các cách ghép nguồn điện DC
Bộ cân bằng accu
 Một vấn đề xảy ra trong thực tế, là các
accu dù cùng chủng loại do một hãng
sản xuất nhưng giữa các accu sẽ có điện
áp khác nhau do nội trở chính xác từng
bình accu khác nhau và do khả năng nạp
điện chính xác từng bình accu cũng khác
nhau.
 Để khắc phục hiện tượng này, ta sử dụng
bộ cân bằng accu để đảm bảo điện áp
giữa các accu bằng nhau khi các accu
được đấu nối tiếp hay đấu song song khi
nạp và xả. Ngoài ra bộ cân bằng điện áp
còn hỗ trợ việc sử dụng song song các
accu cũ và mới mà không sợ bị ảnh
hưởng.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


Chức năng của bộ cân bằng accu
 Dùng để cân bằng accu, tối ưu hệ thống sử
dụng nếu một trong hai accu nối tiếp bị mất
cân bằng (A > B) hoặc (B > A), bộ cân
bằng sẽ lấy điện từ accu cao hơn đẩy sang
accu thấp hơn và làm cho 2 accu tiến về
mức ngang nhau (A=B).
 Đây là một thiết bị tiện dụng, giúp tăng
tuổi thọ cho các accu trong hệ thống sử
dụng.
 Trong một hệ accu ghép nối tiếp, 1 accu
hỏng sẽ ảnh hưởng toàn mạch điện và hậu
quả là cả hệ accu không sử dụng được nữa.
Nếu thay mới 1 trong số các accu đang
được ghép nối tiếp cũng không giải quyết
được vấn đề và lại gây mất cân bằng lớn
hơn giữa accu cũ và mới.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
Cách sử dụng accu

 Không để accu ở nơi có nhiệt độ quá cao nhằm tránh


sự quá nhiệt
 Để accu nơi thông thoáng, nơi đặt phải vững chắc.
 Tránh việc gây ngắn mạch của accu như: để rơi vật
dẫn điện làm nối tắt 2 cực accu gây ngắn mạch.

 Không để accu gần nơi có hóa chất ăn mòn.


 Không để những vật nhọn, không được đè, chất đồ lên accu.
 Chú ý: dòng xả cục đại không được lớn quá 3 lần dung lượng của
accu và thời gian hoạt động ở chế độ này là không được quá 3 phút
liên tục.
 Khi không sử dụng accu trong thời gian dài, nên nạp điện bổ sung
định kỳ mỗi tháng 1 lần bằng máy sạc (kể cả bình accu khô - MF).

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


Cách bảo quản accu

 Kiểm tra các vết nứt trên vỏ bình (nhất là khu vực quanh cọc bình, nơi
này thường chịu lực lớn khi tháo hoặc gắn cáp bình). Cần thay bình
nếu thấy có bất kỳ vết nứt nào.
 Kiểm tra cáp nối accu, thay mới nếu cần thiết.
 Làm sạch các cọc bình. Kiểm tra cọc bình đã chắc chắn chưa và cáp
nối có lỏng không (chú ý khi làm vệ sinh phải chú ý không để các cọc
bình chạm vào nhau.
 Thường xuyên kiểm tra mức dung dịch trong bình. Đảm
bảo mức nước và nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản
xuất accu (áp dụng cho bình accu nước).
 Đối với các accu kín khí sẽ kiểm tra qua mắt chỉ thị. Màu
xanh nhạt là bình tốt và đầy điện. Màu đen/trắng: cần nạp
lại điện. Màu đỏ là bình đã yếu ta nên thay mới.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN

Chương 2: MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU

2.2: Thiết bị điện một chiều


II. THIẾT BỊ ĐIỆN MỘT CHIỀU

Mục tiêu Sau khi học xong nội dung này, sinh viên có khả năng:
1. Hiểu rõ cấu tạo và các
thông số ghi trên
Relay DC, Solenoid và
động cơ DC.
2. Kiểm tra, sử dụng
thiết bị điện một
chiều đúng kỹ thuật.
3. Biết cách đấu nối
động cơ một chiều
theo yêu cầu sử dụng.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2. THIẾT BỊ ĐIỆN MỘT CHIỀU

2.2.1. Relay DC
a. Cấu tạo của relay
Relay gồm có 2 phần chính
 Mạch từ và cuộn dây hút tạo thành nam châm điện.
 Hệ thống tiếp điểm: tiếp điểm thường hở và tiếp điểm thường đóng

b. Nguyên lý hoạt động của relay


Khi cấp điện cho cuộn dây relay, cuộn dây và mạch từ hình thành nam châm điện,
nam châm điện này hút phần mạch từ động nên tác động lên các tiếp điểm của
relay, làm cho các tiếp điểm này đổi trạng thái từ hở sang đóng và ngược lại.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.1. RELAY DC

c. Thông số kỹ thuật của rơ le


Khi sử dụng rơ le, ta cần lưu ý các thông số
 Điện áp định mức của cuộn dây hút.
 Dòng điện định mức của rơ le
 Số lượng tiếp điểm của rơ le: SPST, SPDT, DPDT
d. Các ký hiệu chân của relay
 Chân COM (common) là chân chung, chân này luôn
được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại.
 NC (normaly Closed) là tiếp điểm thường đóng.
 NO (normaly Open) là tiếp điểm thường hở.
 Ngoài ra rơ le còn có 2 chân khác nữa là chân (+) và
chân (-) đây chính là 2 chân cấp điện cho cuộn dây
của relay.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.1. RELAY DC

e. Ứng dụng của relay


 Dùng cách ly các mạch điều khiển khỏi mạch tải hoặc mạch được cấp điện
AC khỏi mạch được cấp điện DC.
 Chuyển mạch có dòng điện hoặc điện áp sang các tải khác nhau sử dụng
một tín hiệu điều khiển.
 Giám sát các hệ thống an toàn công nghiệp và ngắt điện cho máy móc nếu
đảm bảo độ an toàn.
 Sử dụng rơ-le để cung cấp các chức năng logic đơn giản như ‘AND,’ ‘NOT,’
hoặc ‘OR’ cho điều khiển tuần tự.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.2. SOLENOID
a. Cấu tạo của solenoid
1. Thân van: làm bằng đồng thau, inox, nhựa.
2. Môi chất: Nước, khí, gas.
3. Ống rỗng: Là ống khi dòng lưu chất chưa chảy qua.
4. Vỏ bên ngoài cuộn hút. Dùng để bảo vệ cuộn dây solenoid valse.
5. Cuộn dây : Sinh ta từ trường để làm di chuyển piton. Cuộn dây có 2 loại
coil nhôm và coil đồng. Coil bằng đồng sẽ tỏa ít nhiệt hơn, bền bỉ và
tuổi thọ cao hơn.
6. Dây điện kết nối với nguồn điện.
7. Trục van (piton).
8. Lò xo để đẩy piton về trạng thái ban đầu.
9. Khe hở để lưu chất có thể di chuyển được khi piton di chuyển.

b. Nguyên lý hoạt động của solenoid


Solenoid valve là một thiết bị điện dùng để khống chế dòng lưu chất như khí,
nước, gas . . . Trong lõi của solenoid valve có một cuộn dây, khi được cấp điện cho
cuộn dây solenoid valse sẽ sinh ra từ trường trong cuộn dây nên hình thành nam
châm điện hút lõi thép (piton) lên hoặc xuống tùy vào loại solenoid valve thường
đóng hoặc thường mở.
Khi ngừng cấp điện cho cuộn dây solenoid valse, lúc này solenoid valse do bị mất
từ nên lõi thép bị đẩy ngược trở lại trở lại vị trí ban đầu nhờ lực đàn hồi của lò xo, vì
thế solenoid valse sẽ bị đóng/ mở.
AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN
2.2.2. SOLENOID

c. Phân loại solenoid valve


Trên thị trường hiện có 2 loại solenoid valve là solenoid valve thường hở và
solenoid valve thường đóng.
 Van điện từ thường đóng là loại van bình thường khi chưa cấp điện cho van thì
piton luôn đóng. Đây là dòng van thông dụng nhất và dễ tìm kiếm nhất ở bất kỳ
cửa hàng, đại lý hoặc nhà phân phối nào. Van điện từ thường đóng có tên tiếng
anh là solenoid valve normally close, ký hiệu là NC.
 Van điện từ thường mở là loại van bình thường khi chưa cấp điện cho van thì
van luôn mở. Khi cấp nguồn điện cho van thì piton sẽ di chuyển xuống làm van
đóng lại, khi ngừng cấp điện cho van thì lò xo sẽ kéo piton lên làm cho van mở
ra như lúc đầu. Van còn có tên gọi khác là solenoid valve normally open, ký hiệu
là NO.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.2. SOLENOID

c. Phân loại solenoid valse theo chức năng hoạt động


Trên thị trường hiện có 2 loại solenoid valse là solenoid valse thường hở và
solenoid valse thường đóng.
 Van điện từ thường đóng là loại van bình thường khi chưa cấp điện cho van thì
piton luôn đóng. Đây là dòng van thông dụng nhất và dễ tìm kiếm nhất ở bất kỳ
cửa hàng, đại lý hoặc nhà phân phối nào. Van điện từ thường đóng có tên tiếng
anh là solenoid valve normally close, ký hiệu là NC.
 Van điện từ thường mở là loại van bình thường
khi chưa cấp điện cho van thì van luôn mở. Khi cấp
nguồn điện cho van thì piton sẽ di chuyển xuống
làm van đóng lại, khi ngừng cấp điện cho van thì lò
xo sẽ kéo piton lên làm cho van mở ra như lúc đầu.
Van còn có tên gọi khác là solenoid valve normally
open, ký hiệu là NO.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.2. SOLENOID
d. Phân loại solenoid valse theo vật liệu chế tạo
Trên thị trường hiện có 4 loại solenoid valse thông dụng là
 Van điện từ đồng thau loại này dùng cho môi trường nước, nước lạnh, hơi hay
khí nén. Van có thân được làm hoàn toàn từ đồng thau. Đây là chất liệu hàng
đầu được nhiều khách hàng lựa chọn vì chịu va đập và chống ăn mòn.
 Van điện từ Inox là dòng van thường được sản xuất từ chất liệu inox 304 hay
inox 316, dùng cho môi trường nước, axit hoặc hóa chất. Van được sản xuất từ
inox thường có giá thành cao hơn các loại chất liệu khác cùng kích cỡ.
 Van điện từ gang nối bích là dòng van được sản xuất từ chất liệu gang thường
có các size từ DN50 nên dùng kiểu kết nối bích.
 Van điện từ bằng nhựa là dòng van được chế tạo theo tiêu
chuẩn IP67 nên thích hợp dùng cho môi trường axit đậm đặc
và có thể đặt được ở ngoài trời. Đây là dòng van có khả năng
cách điện, an toàn với con người và môi trường xung quanh.
 Ngoài ra còn có thể phân loại theo điện áp sử dụng, xuất xứ . .
.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.2. SOLENOID
e. Ưu và nhược điểm của van điện từ (solenoid valse)
Ưu điểm
Ngày nay có nhiều dòng van điều khiển khác nhau nhưng van solenoid vẫn là lựa chọn hàng
đầu của khách hàng. Điều đó chứng tỏ dòng van này có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với
các dòng van khác cùng chức năng.
o Van được thiết kế đóng mở tự động nhanh với công suất ổn định. Thời gian chuyển trạng
thái làm việc của van điện từ 1-3s.
o Van sử dụng đa dạng nguồn điện áp nên khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn loại van
cho hệ thống của mình.
o Van được cấu tạo từ nhiều loại chất liệu khác nhau như đồng, inox, gang, nhựa. Tùy theo
môi chất mà ta có thể lựa chọn loại van có chất liệu phù hợp.
o Van thiết kế nhỏ gọn, bền, thuận tiện cho việc di chuyển, lắp đặt, thay thế trong mọi
không gian, vị trí và môi trường có tính chất khắc nghiệt khác nhau.
o Van có chế độ đóng mở tự động nên nếu kết hợp với các thiết bị hẹn giờ, cảm biến sẽ ít
tiêu tốn điện năng, giảm việc sử dụng nhân công điều khiển trực tiếp từ đó tiết kiệm các
chi phí.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.2. SOLENOID

Nhược điểm
Mặc dù dòng van này có nhiều điểm ưu việt
tuy nhiên trong quá trình sử dụng vẫn còn
phát sinh một số lỗi cần khắc phục

 Do sử dụng điện năng để hoạt động nên sẽ bị ảnh hưởng khi mất điện hoặc điện gặp sự
cố, chập chờn khiến van không đóng mở kịp thời theo đúng yêu cầu.
 Tiếp đến lượng lưu chất đi qua van bị ảnh hưởng vì van điện từ là dòng van không điều
tiết được lưu lượng dòng chảy.
 Van chỉ thích hợp dùng cho nước sạch. Nếu dùng trong môi trường nước bẩn có nhiều
cặn và tạp chất sẽ ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của van. Van có thể bị kẹt hoặc tắc
nghẽn ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của van giảm, nặng hơn có thể gây cháy van.

 Van không duy trì thời gian cấp điện lâu vì từ trường sinh ra sẽ là nóng điện
làm cho van dễ bị chập cháy.
 Dòng van này cần áp lực để mở van vì vậy khi van điện từ hoạt động dễ gây
hiện tượng tụt áp trong hệ thống.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.2. SOLENOID
f. Phạm vi ứng dụng của van điện từ (solenoid valve)

Ngày nay van điện từ có rất nhiều ứng


dụng trong thực tế.
Do nhu cầu ngày càng cao nên đòi hỏi có
hệ thống kết nối tới hệ thống tự ngắt tự
mở như hệ thống tưới tự động cảnh quan
sân vườn, hệ thống tưới biệt thự, hệ thống
tưới sân golf, hệ thống nước sinh hoạt, hệ
thống xử lý nước, hệ thống phòng cháy
chữa cháy.
Van có độ trễ nhỏ nên có thể lắp đặt cùng
với hệ thống van tín hiệu như van bướm,
van cổng để có thể tạo thành hệ
thống đóng mở được các van cùng lúc.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.2. SOLENOID

g. Một số lưu ý khi sử dụng của van điện từ

 Cần xác định lưu chất dự định sử dụng để chọn loại van phù hợp.
 Cần xác định kích thước đường ống để lựa chọn đúng kích cỡ van.
 Áp suất làm việc của van phải phù hợp với áp suất đường ống dự định lắp đặt.
 Thời gian đóng mở van để tránh làm cháy van. Nếu thời gian đóng mở van lâu
cần phải có giải pháp xứ lý.
 Sử dụng van do nhà sản xuất uy tín sản xuất để đảm bảo an chống cháy nổ
cho toàn cho hệ thống và có chế độ bảo hành dài hạn cho sản phẩm van điện
từ.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.3. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

a. Cấu tạo động cơ DC


Động cơ DC gồm có 3 phần chính
Mạch từ phần cảm Mạch từ phần ứng
Lam đồng Dây quấn phần ứng
Bạc đạn
Trục động cơ
Cuộn dây kích từ

Cơ cấu chổi than

 Kích từ (phần cảm): gồm cuộn dây kích từ và mạch từ,


hoặc nam châm vĩnh cửu để tạo ra từ trường cố định.
 Phần ứng là rotor trên có quấn dây, các đầu dây ra được
nối với bán khuyên để đưa điện vào.
 Cơ cấu chổi than để đưa điện vào rotor.
 Cơ cấu bạc đạn để đỡ rotor quay cố định trong từ trường
do cuộn dây kích từ tạo ra.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.3. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

b. Nguyên lý hoạt động của động cơ DC

Động cơ DC hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ
Khi cấp điện cho khung dây (rotor – phần ứng) được đặt trong từ trường do nam
châm vĩnh cửu (phần cảm) tạo ra. Do khung dây kín mạch nên trong khung dây
có dòng điện chạy qua. Dòng điện này kết hợp với từ trường sẽ hình thành lực
điện từ F làm quay khung dây,chiều của lực điện từ được xác định theo quy tắc
bàn tay trái.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.3. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

Mô hình động cơ DC có 1 khung dây

Mô hình động cơ DC có 2 khung dây

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.3. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
c. Phân loại động cơ một chiều
Tùy theo cách nối phần cảm và phần ứng của động cơ điện một chiều mà
ta có 4 loại động cơ một chiều sau
 Động cơ DC kích từ độc lập: Phần cảm và phần ứng độc lập với
nhau
 Động cơ DC kích từ nối tiếp: Phần cảm và phần ứng mắc nối tiếp với
nhau
 Động cơ DC kích từ song song: Phần cảm và phần ứng mắc song
song với nhau
 Động cơ DC kích từ hỗn hợp: Phần cảm vừa mắc song song vừa mắc
nối tiếp với phần ứng (Động cơ sử dụng 2 cuộn dây kích từ)
Trong thực tế thường sử dụng động cơ DC kích từ nối tiếp và kích từ
song song vì có cấu tạo đơn giản.

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.3. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
Các sơ đồ động cơ DC
U1
+ - * *
* S1 S2
S1 S2 A1 A2
*
*
A1 A2 F1 F2
S1 S2 A1 A2
* + -
* U2
+ - Kích từ hỗn hợp
Kích từ nối tiếp Kích từ độc lập

*
F1 F2

*
A1 A2
+ -

Kích từ song song

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.3. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
d. Thông số kỹ thuật của động cơ DC
Để động cơ DC hoạt động hiệu quả, ta cần phải lưu ý đến các thông số kỹ thuật
của động cơ DC.
o Pđm công suất định mức của động cơ [W, kW]
o Uđm điện áp định mức của động cơ [V, kV]
o Iđm dòng điện định mức của động cơ [A, kA]
o nđm tốc độ định mức của động cơ [rpm vòng/ phút]
o ⴄđm hiệu suất định mức của động cơ
o Iư dòng điện phần ứng của động cơ [A, kA]
o Ikt dòng điện kích từ của động cơ [A , kA]
o Ngoài ra ta cần lưu ý kiểu động cơ kín hay hở có chống nước hay không

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.3. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
f. Đảo chiều và thay đổi tốc độ động cơ DC + -

Nguyên tắc đảo chiều động cơ DC


Muốn đảo chiều động cơ DC, ta có thể A1 A2
*
S1 S2
*
 Đảo chiều dòng điện kích từ hay + -

 Đảo chiều dòng điện chạy trong phần ứng.


S1 S2
* *
A1 A2

Trong thực tế người ta chỉ đảo chiều dòng điện chạy trong phần ứng để
tránh bị quá tốc trong quá trình đảo chiều động cơ.

CB
CB2
*
KTSS

MC1 MC2

*
* MC1 MC2

* MC2 MC1

MC2 MC1

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


2.2.3. ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU

Thay đổi tốc độ động cơ DC


Muốn thay đổi tốc độ động cơ DC, ta có thể thay đổi dòng điện chạy trong
phần ứng (rotor) hay trong phần cảm (kích từ). Ta nên thay đổi dòng điện chạy
trong phần ứng.
CB
CB2
*

R KTSS

MC1 MC2

*
* MC1 MC2

* MC2 MC1 R

MC2 MC1

Hiện trên thị trường có bộ điều tốc bằng cách thay đổi độ rộng xung PWM

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình – tài liệu
 Giáo trình điện kỹ thuật trường đại học bách khoa.
 Lessons in electric circuit Volume I – DC
 Giáo trình kỹ thuật điện – do Tổng Cục Dạy Nghề phát hành
 Giáo trình máy điện – do Tổng Cục Dạy Nghề phát hành
Các webside
 https://sites.google.com/site/thongtinchiasecongnghe/huong-dan-sac-binh-ac-quy-
dung-cach-va-an-toan
 https://upschinhhang.com/tin-tuc/phan-loai-ac-quy-huong-dan-su-dung-bao-quan-
ac-quy-1173.html
 https://upschinhhang.com/tin-tuc/phan-loai-ac-quy-huong-dan-su-dung-bao-quan-
ac-quy-1173.html
Clip tham khảo
 https://www.youtube.com/watch?v=I_bOEVwF-FY
 https://www.youtube.com/watch?time_continue=25&v=SgyoOIj_rlU&feature=emb_l
ogo
 https://www.youtube.com/watch?v=CWulQ1ZSE3c

AUT102 - MẠCH ĐIỆN VÀ AN TOÀN ĐIỆN

You might also like