Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN LONG GIAO

QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC


Mã số: 914.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2022


Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS. TS. Nguyễn Huy Vị
2. TS. Nguyễn Thành Nhân

Phản biện độc lập 1:


Phản biện độc lập 2:

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh
Vào lúc ……… giờ …… ngày tháng năm 2022

Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện Đại học Quốc gia TP. HCM
- Thư viện Trường Đại học KHXH&NV, TP. HCM
- Thư viện Tổng hợp, TP. HCM
1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục phải có những thay đổi chuyển từ một nền giáo dục nặng về trang bị
kiến thức sang một nền giáo dục giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo
cho người học, đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho công dân trong thời đại Cách mạng
Công nghiệp 4.0 (B. Abersek, 2017). Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ
áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2013). Đồng
thời Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông trong đó có quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông
nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông;
kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục
nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và
năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh
(Quốc hội, 2014). Ngoài ra Thủ tướng Chính phủ còn ban hành Chỉ thị về việc tăng
cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư trong đó có đề cập đến
giải pháp: “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy
nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất
mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và
toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thông” (Thủ
tướng Chính phủ, 2017). Bên cạnh đó Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng
12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục phổ thông
trong đó nhấn mạnh đến định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh.
Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, giáo dục phỏ thông nói chung và giáo dục trung học cơ
sở ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định về chất
lượng dạy học góp phần vào sự phát triển chung của giáo dục thành phố. Tuy nhiên, vẫn
còn đâu đó một số nội dung hoạt động dạy học trong trường trung học cơ sở chưa thật
sự thay đổi để theo kịp những yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông
sau năm 2020 cũng như thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0; việc xây dựng kế
hoạch dạy học còn nhiều yếu tố kinh nghiệm, chưa dựa vào yếu tố khách quan, khoa
học; phương pháp dạy học phổ biến vẫn là cách dạy truyền thụ một chiều; đa số học
sinh vẫn học tập kiểu thụ động, nghe, ghi, nhớ và tái hiện; việc kiểm tra, đánh giá hoạt
động dạy học chưa tạo được động lực phấn đấu cho giáo viên và học sinh trong nhà
trường. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nhìn từ góc độ quản lý có thể nhận thấy rằng, ở
nhiều nơi, hiệu trưởng các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh còn
chưa hiểu rõ được thế nào là quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học; thiếu những biện
pháp quản lý sự thay đổi để tác động đến quá trình dạy học trong bối cảnh hiện nay. Vì lẽ
đó, đề tài “Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0 ở các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh” được lựa chọn
nghiên cứu, là công việc hết sức cấp thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các
trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý sự thay đổi
trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở
2

tại Thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý sự thay đổi trong
hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý sự thay đổi trong hoạt động trường trung
học cơ sở.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời
kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở.
- Khảo sát, phân tích thực trạng sự thay đổi trong hoạt động dạy học và quản lý
sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung
học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất các biện pháp quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất và thực nghiệm
một số biện pháp để khẳng định tính hiệu quả.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở
trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
- Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp
4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào dựa trên
mô hình được đề xuất?
- Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy
học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh?
- Những biện pháp nào giúp nâng cao hiệu quả quản lý sự thay đổi trong hoạt
động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành
phố Hồ Chí Minh?
6. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về thực trạng quản lý sự
thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 của chủ thể quản
lý là hiệu trưởng trường trung học cơ sở công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
Về địa bàn khảo sát: Luận án khảo sát tại 12 quận/huyện của Thành phố Hồ Chí
Minh bao gồm 03 quận trung tâm thành phố gồm: Quận 1, Quận 3, Quận 5; 03 quận số
chẳn gần trung tâm thành phố gồm: Quận 4, Quận 6, Quận 8; 03 quận chữ gần trung
tâm thành phố gồm: Quận Bình Thạnh, Quận Tân Bình, Quận Gò Vấp; 03 huyện gồm:
huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè. Tại mỗi quận/huyện nêu trên tác
giả tiến hành khảo sát 03 trường trung học cơ sở (tổng cộng có 36 trường) với quy mô
trường là hạng 1 gồm trường đã được kiểm định chất lượng giáo dục và trường thực
hiện theo mô hình tiên tiến, hội nhập quốc tế.
Về đối tượng khảo sát: Lấy ý kiến của cán bộ quản lý phụ trách trung học cơ sở
của Sở/ Phòng Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lý, giáo viên và vác chuyên gia về
giáo dục. Cụ thể trong đó khảo sát lấy ý kiến phản hồi từ 254 cán bộ quản lý
Sở/Phòng/Trường (gọi chung là cán bộ quản lý) và chuyên gia cùng 672 giáo viên ở các
trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3

Về thời gian khảo sát: Các dữ liệu được thu thập để mô tả, phân tích thực trạng
là dự liệu từ 2016 đến 2021. Thực nghiệm được thực hiện từ học kỳ 1 năm học 2021-
2022
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống: xem xét và phân tích đến các thành tố của hoạt động dạy
học (mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học,
hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập của người học) trong mối quan
hệ biện chứng giữa chúng với nhau; ngoài ra còn quan tâm đến các đối tượng có liên
quan như cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các yếu tố bên trong, bên ngoài tác
động đến nhà trường.
- Tiếp cận quản lý sự thay đổi: xem xét và phân tích các bước thực hiện quản lý
sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở như: xây dựng kế hoạch
cho sự thay đổi trong hoạt động dạy học; tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong
hoạt động dạy học; tổ chức và chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch thay đổi
trong hoạt động dạy học; chỉ đạo các hoạt động chuyên môn; xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ
thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt động dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi trong
hoạt động dạy học so với đích mong đợi; duy trì bền vững kết quả của sự thay đổi trong
hoạt động dạy học.
- Tiếp cận thực tiễn: quá trình nghiên cứu phải bám sát thực tiễn hoạt động dạy
học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất
những biện pháp quản lý khả thi và hiệu quả nhằmc giải quyết những vấn đề còn tồn tại
trong quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng phối hợp các phương pháp
nghiên cứu sau đây:
Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận:
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống
hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến khoa học quản
lý, sự thay đổi trong hoạt động dạy học, quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở
trường trung học cơ sở để từ đó xây dựng công cụ nghiên cứu, khung lý thuyết và cơ sở
lý luận cho đề tài luận án.
Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: Xây dựng phiếu hỏi ý kiến cán bộ quản
lý và giáo viên với các nội dung về thực trạng thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy
học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0, quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 và thực nghiệm về tính khả thi, tính cấp thiết của
các biện pháp quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Trao đổi trực tiếp với một số hiệu trưởng, phó
hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và một số chuyên gia để làm sáng tỏ
thêm thực trạng thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0, quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời
kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở.
4

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn thực hiện, các quyết định quản lý có liên quan của các cấp lãnh đạo và
các cấp quản lý giáo dục.
- Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng một biện pháp quản lý sự thay đổi trong
hoạt động dạy học ở một số trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh. Đánh giá, so sánh kết quả tại thời điểm trước và sau khi tiến hành thực nghiệm
nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp đã được đề xuất.
Nhóm phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu:
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích các chỉ số thống kê
như điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ %, t-test, phân tích ANOVA, và kiểm định mối
tương quan bằng phần mềm SPSS 20.0 đối với dữ liệu định lượng. Còn dữ liệu định tính thì
tác giả sử dụng phương pháp phân tích nội dung và đối chiếu để bổ sung và làm sáng tỏ
các vấn đề.
8. Đóng góp mới của luận án
Về lý luận: Luận án đã góp phần làm rõ, bổ sung một số khái niệm, nội dung sự
thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0, quản lý sự thay
đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ
sở. Luận án đã đề xuất một mô hình quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở.
Về thực tiễn: Luận án cho thấy được thực trạng sự thay đổi trong hoạt động dạy
học và quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0
ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đề xuất các biện pháp
quản lý nhằm giúp cho hiệu trưởng quản lý tốt hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng
Công nghiệp 4.0 của nhà trường. Luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà
nghiên cứu muốn tìm hiểu về vấn đề này.
9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận – khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục và danh
mục công trình đã công bố của tác giả, luận án được chia thành 04 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở.
Chương 2: Thiết kế và tổ chức thực hiện nghiên cứu về quản lý sự thay đổi trong
hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Thực trạng quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách
mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 4: Các biện pháp quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề


1.1.1. Các nghiên cứu về quản lý sự thay đổi
Các nghiên cứu nhấn mạnh đến quy trình của quản lý sự thay đổi thông qua các
giai đoạn hoặc các bước: Trên thế giới nghiên cứu của Kurt Lewin (1947), Woodward
& Buchholz (1987); Lazarus (1991); Gary Yukl (2013), Todd D. Jick (2004), Robert
5

Heller (2006), Hellriegel D và Slocum J.W (2009), Kotter, J. P. (2012). Nghiên cứu về
quản lý sự thay đổi trong nhà trường có những của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh
tế OECD, (2012), của Hall, G. E. và Hord, S. M. (2001), Hellriegel D. và Slocum J.W
(2010). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về sự quản lý sự thay đổi trong lĩnh vực giáo dục
và nhà trường có thể kể đến nghiên cứu của Đặng Xuân Hải, (2004,2005.2007), của
Nguyễn Thị Tuyết Hạnh và Lê Thị Mai Phương (2015))
Các nghiên cứu nhấn mạnh đến các khía cạnh, yếu tố của quản lý sự thay đổi:
Trên thế giới có các nghiên cứu của Everett M. Rogers (2003), Lulien R. Phillips
(1983), Conner, D. R. (1992), Harrington, H. J., Conner, D. R., & Horney, N. F. (1999),
Robbins và Coulter (2002), Brent Davies & Linda Ellison (2005), David M. Herold và
Donald B. Fedor (2008), Dean Anderson và Linda Ackerman Anderson (2010). Nghiên
cứu của Blanchard (2007), Fullan (2001, 2003, 2007, 2010), Fullan và cộng sự (2011),
Kennedy (2011), Senge (2006), Tucker (2011), Uys (2007), Whelan Berry và cộng sự
(2003), Easterby-Smith và cộng sự (2003), Mourshed và cộng sự (2010), Tony Wagner,
Robert Kegan, K. B. Everard, Geoffrey Morris và Ian Wilson (2009), Rogers (2003) và
Carlopio (1998), Harris (2007) nhấn mạnh quản lý sự thay đổi cũng có thể được coi là
khía cạnh quan trọng của việc chuyển đổi hệ thống giáo dục, nhà trường từ hình thức
thông thường sang hình thức mới. Tại Việt Nam các nghiên cứu của Bùi Anh Tuấn,
Phạm Thúy Hương (2013), Trần Thị Vân Hoa (2012,. Nguyễn Thị Bích Đào (2009),
Phan Văn Nhân và các cộng sự (2006), Đầu Thị Thu (2012), Vũ Lan Hương (2017),
Nguyễn Thị Thúy Dung – Mỵ Giang Sơn (2018),…
Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đi sâu vào
nghiên cứu từng quy trình, từng khía cạnh, yếu tố của quản lý sự thay đổi trong tổ
chức, trong nhà trường. Các nghiên cứu đều đóng góp cả về mặt lý luận và thực
tiễn giúp nâng cao hoạt động của tổ chức, nhà trường. Tuy nhiên, còn thiếu
những nghiên cứu về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học nói riêng ở cấp
trung học cơ sở.
1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở
trường trung học cơ sở
Trên thế giới, nghiên cứu của Paton & McCalman (2000), Cuban (2001),
Omenyi, Agu và Odimegwu (2007), UmoInyang (2009), Adeyemi và Olaleye (2010),
Levy (2011), Kivuli (2013), East (2011); Levin & Fullan (2008) chỉ ra rằng quản lý sự
thay đổi trong hoạt động dạy học cần một chiến lược quản lý hiệu quả nhằm mục đích
cải thiện chất lượng dạy học bằng cách nâng cao tiêu chuẩn dạy học và thu hẹp khoảng
cách giữa các trường trung học cơ sở với nhau và để quản lý sự thay đổi trong hoạt
động dạy học ở trường trung học cơ sở mang lại hiệu quả thì cần xem xét các vấn đề
xây dựng tinh thần và động lực như nâng cao năng lực, huy động nguồn lực, hỗ trợ
đồng nghiệp. Nghiên cứu của Wayne Melville and Anthony Bartley and Molly
Weinburgh. (2012), của Okiiya Andrew Sande, Kisiangani Benson Walela, Oparanya
Wamukoya. (2015), F Wedad. M. Mhemed. (2018), Enoh Bassey Ekpenyong, Adewale
Babatope Oduntan. (2020) đều nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của giáo viên trong
quá trính thực hiện sự thay đổi trong dạy học ở trường trung học cơ sở và việc nâng cao
nhận thức và chất lượng giảng dạy sẽ góp phần thay đổi hoạt động dạy học của nhà
trường. Một nghiên cứu của Mairura, V. S., & Atambo, W. (2019), C. P. Akpan, C. P.,
Ekpenyong, E. B. and Oduntan, A. B. (2019), Akpan (2013) thì sự hài lòng trong công
việc như các yếu tố quyết định cam kết giữa các giáo viên với nhà trường về chất lượng
dạy học. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Quốc Tiến, Bùi Thị Tuyết Mai, Phùng Thị
6

Lan (2020), Đặng Xuân Hải (2015) về quản lý sự thay đổi thông qua các giai đoạn và
cụ thể hóa bằng các bước
Tóm lại: Nhìn chung các nghiên cứu quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
ở trường trung học cơ sở hiện nay còn hạn chế về số lượng và có thể thấy, quản lý sự
thay đổi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở được bắt đầu từ sự đáp ứng
nhu cầu thay đổi của nhà trường, vì lẽ đó cần có một quy trình và xem xét đến nhiều
khía cạnh, yếu tố trong quá trình thực hiện do đó trách nhiệm của cán bộ quản lý là cần
tham khảo ý kiến với sự tham gia của những người bị ảnh hưởng bởi những thay đổi,
đồng thời chỉ đạo quá trình thực hiện một cách hệ thống.
1.2. Sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thời kỳ
Cách mạng Công nghiệp 4.0
1.2.1. Khái niệm sự thay đổi
Sự thay đổi là quá trình chuyển từ trạng thái ban đầu sang trạng thái khác.
1.2.2. Khái niệm hoạt động dạy học
Hoạt động dạy học là quá trình tương tác giữa người dạy và người học thông
qua việc thực hiện các thành tố: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy
học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả dạy
học nhằm đạt được mục tiêu dạy và học.
1.2.3. Trường trung học cơ sở trong hệ thống quốc dân
Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Thông tư số 32/2020/TT-
BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học có nêu rõ:
Trường trung học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư
cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, giúp Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ủy
ban nhân dân quận/huyện thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục ở địa phương theo
quy định. Trường trung học cơ sở có những nhiệm vụ tổ chức giảng dạy, học tập và các
hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục cấp trung học cơ sở nhằm
giúp học sinh duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở
cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành
năng lực tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên trung học
phổ thông, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động
1.2.4. Cách mạng Công nghiệp 4.0 và Giáo dục 4.0
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả
các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức hoạt động. Giáo dục
trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 hay còn gọi Giáo dục 4.0 đó là chuyển từ
một nền giáo dục nặng về trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học sang một nền giáo
dục giúp phát triển năng lực, thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cho người học, đáp ứng
những yêu cầu đặt ra cho công dân trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0.
1.2.5. Nội dung sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở
Khái niệm: Sự thay đổi trong hoạt động dạy học là thay đổi về mục tiêu dạy học,
nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy
học, kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học do nhu cầu phát triển cũng như những tác
động của các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường”.
Nội dung: Thay đổi về mục tiêu dạy học đó là chuyển từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực người học; Thay đổi về nội dung
dạy học đó là chuyển từ nội dung kiến thức hàn lâm sang tinh giản, chọn lọc, tích hợp,
7

đáp ứng yêu cầu ứng dụng vào thực tiễn và hội nhập quốc tế đặc biệt là Cách mạng
Công nghiệp 4.0; Thay đổi về phương pháp dạy học đó là chuyển từ chủ yếu truyền thụ
một chiều, học sinh tiếp thu thụ động (giáo viên là trung tâm) sang tổ chức hoạt động
học cho học sinh, học sinh tự lực, chủ động trong học tập (học sinh là trung tâm, giáo
viên là người hỗ trợ, hướng dẫn); Thay đổi về hình thức dạy học đó là chuyển từ chủ
yếu diễn ra trên lớp sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học, kết hợp cả trong và
ngoài lớp học, ngoài nhà trường, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạy học
qua internet; Thay đổi về sử dụng phương tiện dạy học đó là kết hợp sách giáo khoa với
sử dụng nhiều đồ dung dạy học hiện đại; Thay đổi về kiểm tra, đánh giá đó là chuyển từ
chủ yếu đánh giá kết quả học tập sang kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá
quá trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh.
1.3. Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở
1.3.1. Khái niệm quản lý:
Quản lý là quy trình mà nhà quản lý tác động đến các hoạt động của tổ chức,
đồng thời sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực sẵn có để đạt được mục tiêu đề ra.
1.3.2. Khái niệm quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học là quy trình quản lý mà hiệu
trưởng tác động đến toàn bộ quá trình thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học.
1.3.3. Vận dụng mô hình 03 giai đoạn của Kurt Lewin vào quản lý sự thay đổi
trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ
sở
Mô hình 03 giai đoạn của Kurt Lewin: Mô hình này do một nhà tâm lý học Kurt
Lewin đưa ra vào những năm 1947. Theo Lewin, thay đổi là sự chuyển động từ một
trạng thái tĩnh, thông qua một hoạt động, để sang một trạng thái tĩnh khác. Lewin nhận
ra ba giai đoạn của sự thay đổi: (1) “Rã đông” (Unfreeze) trạng thái hiện tại; (2) Thay
đổi (Change) sang trạng thái mới; (3) “Tái đông” (Refreeze) trạng thái đó.
Trên cơ sở phân tích những ưu khuyết điểm của các mô hình nêu trên, tác giả
nhận thấy mô hình của 03 giai đoạn của Kurt Lewin có thể vào quản lý sự thay đổi
ttrong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Vận dụng mô hình này, tác giả đã bổ sung thêm 07 bước vào 03 giai đoạn cụ thể như
sau:
8

1.3.4. Nội dung và quy trình quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời
kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở
Giai đoạn bắt đầu cho sự thay đổi trong hoạt động dạy học bao gồm : Bước 1:
Xây dựng kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học; Bước 2: Tuyên truyền, phổ biến
kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học. Giai đoạn thực hiện sự thay đổi trong hoạt
động dạy học bao gồm: Bước 3: Tổ chức và chuẩn bị các nguồn lực thực hiện kế hoạch
thay đổi trong hoạt động dạy học; Bước 4: Chỉ đạo thực hiện các hoạt động chuyên
môn; Bước 5: Xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đẩy thay đổi trong hoạt động dạy học.
Giai đoạn cũng cố sự thay đổi trong hoạt động dạy học bao gồm Bước 6: Kiểm tra đánh
giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy học so với đích mong muốn; Bước 7: Duy trì
bền vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt động dạy học
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở
Các yếu tố yếu tố thuộc chủ thể quản lý
Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học có hiệu quả hay không phụ thuộc rất
lớn vào nhận thức, trình độ, năng lực, phẩm chất, khả năng tổ chức, năng lực triển khai
trong thực tiễn của hiệu trưởng chẳng hạn, ngoài ra, uy tín của hiệu trưởng trong tập thể
có tác dụng như chất xúc tác thúc đẩy quá trình thay đổi trong hoạt động dạy học của
nhà trường.
Các yếu tố thuộc đối tượng quản lý
Đội ngũ giáo viên: Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến mọi hành động đó là nhận
thức, năng lực chuyên môn, phẩm chất của đội ngũ giáo viên. Ngoài ra, giáo viên còn
phải biết thiết kế, tổ chức, điều hành, hướng dẫn, khích lệ, động viên các hoạt động của
học sinh một cách sinh động.
Đội ngũ học sinh: Ý thức và thái độ học tập của học sinh chính là một trong
những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy
học. quan tâm tới sự khác biệt về năng lực, sự đa dạng trong phong cách học của học
sinh để sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp.
Các yếu tố thuộc môi trường quản lý
Cách mạng Công nghiệp 4.0: Với sự hỗ trợ của công nghệ, thông tin sẽ giúp hỗ
trợ và tạo ra sự tự do, sự sáng tạo trong dạy học.
Chủ trương, chính sách, chủ trương có liên quan đến sự thay đổi trong hoạt
động dạy học: Nghị quyết của các đại hội Đảng, các văn bản, chỉ thị của ngành giáo
dục đã được các cấp quản lý cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện.
Môi trường dạy học của nhà trường: Về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà
trường phục vụ dạy học; Các nội quy, quy định của các trường; Không khí làm việc và
cách ứng xử của giáo viên; Mối quan hệ giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong
nhà trường; Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong nhà trường.
Gia đình, cộng đồng xã hội:. Môi trường cộng đồng xã hội ổn định, mối quan hệ
tích cực với địa phương để khai thác tận dụng những tác động tích cực, đồng thời hạn
chế những tác động tiêu cực về chính trị - kinh tế - xã hội ở địa phương ảnh hưởng đến
cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của nhà trường.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản sau đây:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về quản lý sự thay
đổi, quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở.
9

2. Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học là quản lý toàn bộ các giai đoạn
công việc trong quá trình thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học. Nội dung quản
lý sự thay đổi trong hoạt động dạy thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung
học cơ sở bao gồm ba giai đoạn thể hiện qua 07 bước như sau: (i) Xây dựng kế hoạch
cho sự thay đổi trong hoạt động dạy học; (ii) Tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi
trong hoạt động dạy học; (iii) Tổ chức và chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch
thay đổi trong hoạt động dạy học; (iv) Chỉ đạo thực hiện các hoạt động chuyên môn; (v)
Xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt động dạy học; (vi) Kiểm tra
đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy học so với đích mong đợi; (vii) Duy trì
bền vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt động dạy học.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy thời kỳ
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở bao gồm yếu tố thuộc về chủ thể
quản lý, yếu tố thuộc về đối tượng quản lý và yếu tố thuộc về môi trường quản lý.

CHƯƠNG 2
THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨUVỀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Thiết kế nghiên cứu


Trong thiết kế nghiên cứu đề tài của mình, tác giả cụ thể hóa các bước thiết kế
giải thích như sau: Bước 1. Thu thập dữ liệu định lượng; Bước 2. Phân tích dữ liệu định
lượng; Bước 3. Thu thập dữ liệu định tính; Bước 4. Phân tích dữ liệu định tính; Bước 5.
Giải thích toàn bộ phân tích
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Mục đích: nhằm xây dựng cơ sở lý luận và định hướng cho công việc nghiên cứu
đề tài.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích: nhằm thu thập các thông tin, số liệu để phân tích và xử lý dữ liệu định
lượng để qua đó đánh giá thực trạng thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học và
quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0, đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách
mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra, phiếu hỏi này còn dùng để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp để xuất.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân
Mục đích: làm rõ thêm thực trạng thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học
và quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0
một cách đầy đủ và chính xác qua đó khẳng định, giải thích các số liệu được phân tích
định lượng.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Mục đích: Tìm hiểu, phân tích các sản phẩm, tài liệu có liên quan đến sự thay
đổi trong hoạt động dạy học, quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách
mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm
10

- Mục đích: kiểm chứng giả thuyết thực nghiệm; đánh giá tính khả thi và tính
hiệu quả các biện pháp quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng
Công nghiệp 4.0 mà đề tài đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở
trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2.6. Phương pháp xử lý dữ liệu
- Mục đích: thu thập dữ liệu thô và chuyển nó thành thông tin có thể sử dụng
được.
2.3. Công cụ nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu
từ 926 người là cán bộ quản lý và giáo viên trung học cơ sở trên địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh, Sau khi xử lý các dữ liệu từ bảng hỏi khảo sát bằng phần mềm SPSS 20.0 để
trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ quản lý và giáo
viên đã tham gia trả lời bảng hỏi khảo sát để làm sáng tỏ bảng khảo sát.
2.4. Biến nghiên cứu
2.4.1. Biến phụ thuộc
Trong nghiên cứu này, quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học là biến phụ
thuộc.
2.4.2. Biến độc lập
Trong nghiên cứu này, tác giả thiết kế có 03 biến độc lập sẽ ảnh hưởng đến quản
lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh gồm: Nhóm 1: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; Nhóm 2: Các yếu
tố thuộc về đối tượng quản lý; Nhóm 3: Các yếu tố thuộc về môi trường quản lý
2.4.3. Quy ước thang đo
Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1 điểm đến 5 điểm với giá trị các
mức độ như sau: 1.00 điểm - 1.80 điểm: Kém/Hoàn toàn không đồng ý/Không ảnh
hưởng/Hoàn toàn không cấp thiết/Hoàn toàn không khả thi; 1.81 điểm - 2.60 điểm:
Yếu/Không đồng ý/Ít ảnh hưởng/Không cấp thiết Không khả thi; 2.61 điểm - 3.40 điểm:
Trung bình/Phân vân/Ảnh hưởng vừa phải/ Ít cấp thiết/ Ít khả thi; 3.41 điểm - 4.20
điểm: Khá/Đồng ý/Khá ảnh hưởng/Cấp thiết/Khả thi; 4.21 điểm - 5.00 điểm: Tốt/Hoàn
toàn đồng ý/Rất ảnh hưởng/Hoàn toàn cấp thiết/Hoàn toàn khả thi.
2.5. Mẫu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành khảo sát và phỏng vấn sâu tổng cộng
926 người trong đó 254 người là cán bộ quản lý cấp Sở Giáo dục và Đào tạo, cấp Phòng
Giáo dục và Đào tạo, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và 672 người là tổ trưởng chuyên
môn và giáo viên trường trung học cơ sở.
2.6. Quá trình thu thập dữ liệu
Đối với bảng hỏi khảo sát: Trong khoảng thời gian đầu tháng 9 năm 2020, chúng
tôi tiến hành lựa chọn các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh để tiến
hành phát phiếu khảo sát. Đối với phỏng vấn sâu cá nhân: Trong khoảng thời gian tháng
11 năm 2020, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu 36 cán bộ quản lý và giáo viên
(những người từng tham gia trả lời bảng khảo sát trong tháng 9 năm 2020).
2.7. Các phương pháp phân tích dữ liệu
Tất cả dữ liệu từ bảng hỏi khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Luận
án này đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độc lập t-test, ANOVA
(phân tích phương sai) và kiểm định mối tương quan (phân tích hồi quy) trong quá trình
phân tích dữ liệu định lượng.
11

2.7.1. Thống kê mô tả
Trong luận án này, thống kê mô tả được sử dụng cho nghiên cứu thực trạng thực
hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học và quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy
học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành
phố Chí Minh.
2.7.2. Kiểm định độc lập t-test và ANOVA
Trong luận án này, kiểm định độc lập t-test và ANOVA được sử dụng để trả lời
cho vấn đề cần nghiên cứu đó là có hay không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các yếu
tố cá nhân (như giới tính, vị trí công tác, nhóm tuổi, thâm niên công tác, địa bàn công
tác) khi đánh giá quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2.7.3. Kiểm định mối tương quan (phân tích hồi quy)
Trong luận án này, kiểm định mối tương quan (phân tích hồi quy) được sử dụng
cho nghiên cứu thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đối
tượng quản lý và môi trường quản lý đến quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
thông qua sử dụng kiểm định mối tương quan (phân tích hồi quy).
2.7.4. Phân tích và đối chiếu kết quả phỏng vấn sâu
Trong luận án này tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu 36 cán bộ quản lý và giáo
viên (18 cán bộ quản lý và 18 giáo viên) từ 926 cán bộ quản lý và giáo viên tham gia trả
lời bảng hỏi khảo sát. Chúng tôi đã tổng hợp, phân tích và đối chiếu các ý kiến trên cơ
sở phân loại những nội dung tương đồng và đặc trưng để làm sáng tỏ những kết quả
trong bảng hỏi khảo sát.
2.8. Độ tin cậy
2.8.1. Độ tin cậy của biến phụ thuộc
Theo Hair, Anderson, Tatham & Black (2009) thì tiêu chí để lựa chọn các nhân
tố cần thỏa yêu cầu bao gồm: Các giá trị phân tích nhân tố phải lớn hơn 0.5 và hệ số
Cronbach’s alpha (Cronbach’s α) phải lớn hơn 0.6 hay 0.7 (Nunnally, 1978). Với kết
quả phân tích cho thấy các giá trị phân tích nhân tố của biến phụ thuộc đạt từ 0.68 đến
0.98 và hệ số Cronbach's α đều lớn hơn 0.6 nên đảm bảo độ tin cậy.
2.8.2. Độ tin cậy của biến độc lập
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thiết kế 03 biến độc lập ảnh hưởng đến quản lý
sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh gồm Biến 1: Yếu tố chủ thể quản lý; Biến 2: Yếu tố đối tượng quản
lý; Biến 3: Yếu tố môi trường quản lý. Theo Hair, Anderson, Tatham & Black (2009)
thì tiêu chí để lựa chọn nhân tố cần thỏa yêu cầu bao gồm: Các giá trị phân tích nhân tố
phải lớn hơn 0.5 và hệ số Cronbach’s alpha (Cronbach’s α) phải lớn hơn 0.6 hay 0.7
(Nunnally, 1978). Với kết quả phân tích thì các giá trị phân tích nhân tố đều đạt từ 0.63
đến 0.89 và hệ số Cronbach's α đều lớn hơn 0.6 nên đảm bảo độ tin cậy.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Tác giả đã thiết kế nghiên cứu bằng phương pháp hỗn hợp cho việc thu thập,
phân tích, lý giải các dữ liệu định tính và định lượng. Trong khoảng thời gian tháng 9
đến tháng 11 năm 2020 chúng tôi đã tiến hành phát một bảng hỏi khảo sát đến 930 cán
bộ quản lý, giáo viên và thu lại được 926 phiếu từ cán bộ quản lý, giáo viên các trường
trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Song song đó, tác giả đã tiến hành phỏng
vấn sâu 36 cán bộ quản lý, giáo viên (những người từng tham gia trả lời bảng hỏi khảo
sát nhằm làm sáng tỏ thêm các dữ liệu định lượng).
12

Tất cả dữ liệu từ bảng hỏi khảo sát được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Luận
án đã sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độc lập t-test, ANOVA
(phân tích phương sai) và kiểm định mối tương quan (phân tích hồi quy) trong quá trình
phân tích dữ liệu định lượng.

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI
TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu


3.1.1. Khái quát về kinh tế, xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt; trung tâm về văn hóa, giáo dục - đào
tạo, khoa học - công nghệ; đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế; là đầu tàu, động lực,
có sức hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.. Năm 2020, GRDP
bình quân đầu người đạt 6.328 USD/người, gấp 2,33 lần cả nước (cả nước là 2.708
USD/người). Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được cải thiện. Phát huy
truyền thống nhân ái, nghĩa tình trở thành nét đặc trưng của người dân Thành phố. Tập
trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư nâng cấp các công trình, thiết chế văn hóa; xây dựng
nhiều phong trào, thực hiện nhiều cuộc vận động xây dựng văn hóa đô thị văn minh,
hiện đại, nghĩa tình.
3.1.2. Khái quát tình hình giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh
Trong năm học 2020 - 2021, Giáo dục Thành phố có tổng cộng 2.393 trường
mầm non và phổ thông (trong đó mầm non: 1.346; tiểu học: 500; trung học cơ sở: 280;
trung học phổ thông: 199; khác: 74) với 1.661.539 học sinh, 35.974 giáo viên và 48.766
phòng học.
3.1.3. Khái quát tình hình giáo dục trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh
Theo báo cáo tổng kết năm học 2020 - 2021, giáo dục trung học cơ sở có tổng số
280 trường (công lập và ngoài công lập) trong đó có 209 trường được kiểm định chất
lượng giáo dục (đạt 74.64%), 36 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt 12.86%), số lớp học là
10.715 lớp (công lập và ngoài công lập) với tổng số học sinh là 437.741 học sinh. Tỷ lệ
học sinh/lớp là 40,85, tỷ lệ giáo viên/lớp là 1,55 và tỷ lệ học sinh/giáo viên là 25,86.
Tuy nhiên, quy mô trường, lớp cấp trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn chưa
đảm bảo phục vụ tốt cho dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học
sinh. Tỷ lệ cán bộ quản lý và giáo viên cấp trung học cơ sở. có trình độ chuyên môn từ
Thạc sĩ trở lên vẫn còn thấp (4,3% thạc sĩ và 0,01% tiến sĩ). Trình độ này chưa tương
xứng với vị thế của một thành phố lớn bậc nhất Việt Nam và đó cũng là trở ngại lớn cho
việc đổi mới dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trung
học cơ sở.
3.2. Thực trạng thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách
mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1 Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về sự
thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung
học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số cán bộ quản lý, giáo viên đều nhận thức đúng
đắn về tầm quan trọng của sự thay đổi trong hoạt động dạy học
13

3.2.2. Thực trạng thực hiện sự thay đổi về mục tiêu dạy học
Thực hiện theo Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017
về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định
hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh từ năm học 2017 - 2018 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và hằng năm Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng đều
ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các trường cần có sự thay đổi về mục tiêu dạy
học chuyển từ chủ yếu trang bị kiến thức sang hình thành, phát triển phẩm chất và năng
lực người học, thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp đặc điểm tình hình nhà trường.
Tuy nhiên, khi tác giả nghiên cứu giáo án của giáo viên thì mục tiêu dạy học còn viết
chung chung, chưa trình bày sâu vào từng năng lực mà học sinh đạt được gắn với bộ
môn của mình đang dạy điều này trái ngược với ý kiến của nhiều cán bộ quản lý mà tác
giả trao đổi cho rằng với đặc thù riêng của từng môn học việc xây dựng mục tiêu bài
dạy cần phải chỉ rõ những thái độ, kỹ năng nào mà học sinh có thể đạt được sau tiết học.
3.2.3. Thực trạng thực hiện sự thay đổi về nội dung dạy học
Vào mỗi đầu năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đều tổ
chức Hội nghị góp ý xây dựng kế hoạch dạy học để lãnh đạo các trường trung học cơ sở
trên địa bàn thành phố trao đổi, thảo luận, góp ý và qua đó giao nhiệm vụ cho tổ/nhóm
chuyên môn triển khai thực hiện, cũng từ Hội nghị này, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành
phố Hồ Chí Minh yêu cầu các trường cần có sự thay đổi về nội dung dạy học sao cho
chuyển từ nội dung kiến thức hàn lâm sang tinh giản, chọn lọc, tích hợp, đáp ứng yêu
cầu ứng dụng vào thực tiễn và hội nhập quốc tế phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà
trường ở từng năm học. Tuy nhiên, nội dung dạy học cũng vẫn còn tập trung nhiều vào
dạy kiến thức, chưa chú trọng nhiều đến rèn kỹ năng, thói quen tự học cho học sinh.
3.2.4. Thực trạng thực hiện sự thay đổi về phương pháp dạy học
Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đều chỉ đạo các
trường, các tổ/ nhóm chuyên môn yêu cầu giáo viên thay đổi phương pháp dạy học sao
cho chuyển từ chủ yếu truyền thụ một chiều, học sinh tiếp thu thụ động (hoạt động dạy
của giáo viên là trung tâm) sang tổ chức hoạt động học cho học sinh, học sinh tự lực,
chủ động trong học tập (hoạt động học của học sinh là trung tâm, giáo viên là người hỗ
trợ, hướng dẫn) phù hợp với từng đối tượng học sinh; sử dụng phương pháp dạy học
một cách hợp lý, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp với đặc trưng môn học, nội dung, tính
chất mỗi bài học. Tuy nhiên, vẫn còn giáo viên sử dụng nhiều phương pháp truyền
thống, chưa đa dạng và kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực cho từng bộ môn,
chưa xử lý tốt các tình huống phát sinh và một điều quan trọng là vẫn còn tâm lý “sợ vất
vả” khi sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực cho một tiết học.
3.2.5. Thực trạng thực hiện sự thay đổi về sử dụng phương tiện dạy học
Thời gian qua, các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh đều đảm
bảo về trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập. Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố
Hồ Chí Minh cũng đã chỉ đạo các trường học thường xuyên rà soát, bổ sung, hoàn thiện
hệ thống thiết bị dạy học đảm bảo đủ về số lượng và thay thế dần các thiết bị hư, cũ.
Bên cạnh đó, chú trọng tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều giáo viên sử dụng các tài liệu,
sách giáo khoa, vở bài tập chưa sử dụng nhiều các thiết thiết bị dạy học hiện đại một
cách thường xuyên
3.2.6. Thực trạng thực hiện sự thay đổi về hình thức dạy học
Thực tiễn cho thấy, thời gian qua Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí
Minh đều yêu cầu các nhà trường phải thay đổi hoạt động dạy học, các tổ,/nhóm chuyên
14

môn ở các trường cần tổ chức nhiều hình thức dạy học sao cho các giờ học chuyển từ
chủ yếu diễn ra trên lớp học truyền thống sang việc đa dạng hóa các hình thức dạy học,
kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường: dạy học tại di sản, dạy học gắn với
sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Tuy nhiên, nhiều
trường cần đa dạng về hình thức tổ chức dạy học để tạo sự hứng thú trong học tập cho
các em học sinh, nhân rộng và thực hiện có hiệu quả việc dạy học thông qua internet
nhằm thích ứng với mùa dịch Covid 19 vừa qua.,
3.2.7. Thực trạng thực hiện sự thay đổi về kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh
Có thể nhận thấy thời gian các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở
Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đều yêu cầu các nhà trường cần thay đổi
về nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
trung học cơ sở chuyển từ chủ yếu kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức sang đánh giá năng
lực; từ chủ yếu đánh giá kết quả học tập sang kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh
giá quá trình, đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra, đánh
giá hiện nay chưa đa dạng về hình thức, còn khô cứng và thiếu tính thực tiễn trong việc
đánh giá năng lực của học sinh. Nội dung kiểm tra, đánh giá còn chú trọng về học thuộc
lòng, kiểm tra trí nhớ một cách máy móc, đơn điệu; kiểm tra thiên về tái hiện kiến thức,
xem nhẹ kỹ năng. Hình thức kiểm tra đánh giá: chỉ rập khuôn một cách máy móc, các
cột điểm 15 phút, 1 tiết, kiểm tra kiến thức, ghi nhớ của học trò về môn học sẽ không
thể đánh giá đầy đủ được sự tiến bộ của các em.
* Đánh giá chung về thực trạng thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy
học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố
Hồ Chí Minh
Những điểm mạnh: Các trường có những thay đổi trong xây dựng kế hoạch dạy
học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh, đã thực hiện, áp dụng các
phương pháp dạy học tích cực và tổ chức tốt các tiết học ngoài nhà trường. Các trường
có đổi mới hình thức dạy học đồng bộ với đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và
rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh, tiếp cận với chương trình giáo dục
phổ thông 2018
Những hạn chế: Mục tiêu dạy học còn nêu chung chung, chưa trình bày sâu vào
từng năng lực mà học sinh, nội dung dạy học chỉ mới tập trung nhiều vào dạy kiến thức,
chưa chú trọng nhiều đến rèn kỹ năng, thói quen tự học cho học sinh, chưa đa dạng hóa
phương pháp trong quá trình dạy học, hình thức tổ chức dạy học, đánh giá kết quả học
tập của học sinh vẫn còn không ít một số trường chậm đổi mới hoặc nếu có thì kết quả
đạt được chưa cao, phản ánh thực trạng trên là do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên trên hết
vẫn cần có sự thay đổi trong công tác quản lý hoạt động dạy học nhằm thích nghi với
yêu cầu đổi mới giáo dục trong điều kiện Cách mạng Công nghiệp 4.0.
3.3. Thực trạng quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách
mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1 Thực trạng nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về quản
lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường
trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát cho thấy: Đa số cán bộ quản lý, giáo viên đều cho rằng quản lý
sự thay đổi là cần thiết đối với sự phát triển của nhà trường nói chung và hoạt động dạy
15

học nói riêng nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục và thích ứng trước tác
động của Cách mạng Công nghiệp 4.0.
3.3.2. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học ở
trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Qua khảo sát thực trạng cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đều đồng ý hiệu
trưởng có xây dựng kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, khi xây
dựng kế hoạch chủ yếu dựa trên cảm tính của hiệu trưởng, chưa tập hợp hết toàn bộ
những ý kiến đóng góp của các thành viên trong nhà trường, do vậy độ tin cậy của các
mục tiêu, nội dung thực hiện chưa cao, chưa thuyết phục để dẫn dắt các thành viên
trong nhà trường thực hiện sự thay đổi.
3.3.3. Thực trạng việc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt
động dạy học ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Qua khảo sát thực trạng cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng hiệu
trưởng có tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên,
việc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học đến tất cả các
lực lượng liên quan trong và ngoài nhà trường chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa mang tính lâu
dài. Chính điều này đã làm cho sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng trong và ngoài
nhà trường thiếu tính bền vững.
3.3.4. Thực trạng việc chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch thay đổi
trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Qua khảo sát thực trạng cho thấy cán bộ quản lý và giáo viên đều đồng ý hiệu
trưởng đã có sự chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch thay đổi trong hoạt động
dạy học. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường chưa quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ
giáo viên cốt cán thật tốt, ở những trường này, đội ngũ giáo viên cốt cán thường chỉ
tham gia khi có dự giờ thao giảng, tác dụng lan tỏa việc bồi dưỡng, tập huấn, chia sẻ
kinh nghiệm cùng đồng nghiệp tại trường chưa được thực hiện thường xuyên. Cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học của các nhà trường đều trông chờ vào sự trang bị của cấp trên.
Một thời gian dài, việc quản lý sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chưa
được chú ý nên thiếu, hỏng, không đồng bộ dẫn tới không hiệu quả. Tâm lý ỷ lại làm
cho các nhà trường thấy khó khăn khi thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học.
3.3.5. Thực trạng việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn ở trường trung học
cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát nội dung này hiệu trưởng các trường đều có chỉ đạo hoạt động
chuyên môn ở mức khá. Tuy nhiên hiệu trưởng thường phó mặc công tác chỉ đạo
chuyên môn cho phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn do vậy không nắm được
những đổi mới về kỹ thuật thiết kế bài dạy và thực hiện bài dạy theo hướng tổ chức hoạt
động học cho học sinh, nên chỉ đạo chung chung, không cụ thể; vì thế không giúp đỡ
được giáo viên trong quá trình thực hiện.
3.3.6. Thực trạng việc xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đẩy sự thay đổi trong
hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát nội dung này ghi nhận hiệu trưởng đã giao quyền tự chủ cho tổ
chuyên môn và giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục. Tuy
nhiên khi quan sát và trao đổi thực tế vẫn còn tồn tại một số rào cản cơ bản như: Việc
dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa,
trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian triển khai đầy đủ các hoạt động học của
học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực. Cách đánh giá
giờ dạy truyền thống thường tập trung vào hoạt động của giáo viên, ít quan tâm đến
16

phân tích hoạt động học của học sinh. Vì vậy, các giờ dạy thường được luyện tập kỹ
trước khi dạy, dẫn tới giờ dạy thao giảng mang tính chất hình thức, đối phó. Giáo viên
chỉ chăm chú vào việc sao cho dạy hết bài quy định nên không chú ý nhiều đến hoạt
động học của học sinh.
3.3.7. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy
học so với đích mong đợi ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát nội dung này ghi nhận hiệu trưởng có thực hiện việc kiểm tra
đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy học so với đích mong đợi và được đánh
giá ở mức độ khá. Tuy nhiên, khi đánh giá đối với giáo viên thì cần tổ chức đánh giá
giáo viên theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp với nhiều hình thức khác nhau, tổ
trưởng chuyên môn cần để giáo viên nhận thấy được ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và
biện pháp khắc phục và điều quan trọng hơn hết là qua mỗi giai đoạn đánh giá, có rút
kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo trình độ và ghi nhận
những nỗ lực của giáo viên trong quá trình thực hiện công tác dạy học ở nhà trường.
3.3.8. Thực trạng việc duy trì bền vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt
động dạy học ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Qua khảo sát thực trạng cho thấy đa số ý kiến đều đồng ý cho rằng hiệu trưởng
cần chỉ đạo việc duy trì bền vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt động dạy học và
đánh giá ở mức độ khá. Tuy nhiên do áp lực công việc, chưa có sự thấu hiểu lẫn nhau
giữa cán bộ quản lý và giáo viên, do nhận thức của giáo viên và phong cách làm việc
của hiệu trưởng nên có không ít hiệu trưởng thiếu kiềm chế cảm xúc, trong tổ chức triển
khai kế hoạch còn nặng về mệnh lệnh, thiếu thuyết phục. Cán bộ quản lý muốn triển
khai nhanh nhưng chưa tạo ra được sự đồng thuận cao. Cốt lõi là hiệu trưởng phải kiên
trì thuyết phục, biết chờ đợi, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự lãnh đạo
của cấp ủy và sự phối hợp của các đoàn thể, đặc biệt là tổ chức công đoàn”.
* Đánh giá chung về thực trạng quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ
Chí Minh
Những điểm mạnh: Nhiều cán bộ quản lý và giáo viên cũng đã nhận thức được
vai trò quan trọng của việc thay đổi các quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Đa
số các trường đều có thực hiện các bước: (i) Xây dựng kế hoạch thay đổi trong hoạt
động dạy học; (ii) Tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học;
(iii) Tổ chức và chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch thay đổi trong hoạt động
dạy học; (iv) Quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn; (v) Xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ
thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt động dạy học; (vi) Kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi
trong hoạt động dạy học so với đích mong đợi; (vii) Duy trì bền vững kết quả của sự
thay đổi trong hoạt động dạy học.
Những hạn chế: Xây dựng kế hoạch vẫn còn dựa trên cảm tính của hiệu
trưởng. Mặc dù các trường đều tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo chưa đầy đủ,
rõ ràng, chưa mang tính lâu dài. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các nhà trường đều
trông chờ vào sự trang bị của cấp trên. Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện
trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa, trong phạm vi một tiết học, không đủ thời
gian triển khai đầy đủ các hoạt động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một
phương pháp dạy học tích cực. Nhiều cán bộ quản lý chưa hiểu và vận dụng đúng về
quản lý sự thay đổi, chưa hỗ trợ kịp thời cho giáo viên trong thực hiện sự thay đổi trong
hoạt động dạy học, chưa mạnh dạn tin tưởng trao quyền cho cấp dưới, còn nặng về quản
lý hành chính.
17

3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sự thay đổi trong hoạt
động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại
Thành phố Hồ Chí Minh
3.4.1. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý
và môi trường quản lý đến việc xây dựng kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhân tố thuộc chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, môi trường quản lý có mối tương quan và ảnh hưởng đến việc xây dựng kế
hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học, trong đó nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là sự
am hiểu về hoạt động dạy học của chủ thể quản lý và nhân tố tinh thần trách nhiệm, sẵn
sàng giúp đỡ học sinh của đối tượng quản lý ảnh hưởng yếu nhất
3.4.2. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý
và môi trường quản lý đến việc tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt
động dạy học
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhân tố thuộc chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, môi trường quản lý có mối tương quan và ảnh hưởng đến việc tuyên truyền,
phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học. trong đó nhân tố ảnh hưởng mạnh
nhất là sự am hiểu về hoạt động dạy học của chủ thể quản lý và nhân tố tinh thần trách
nhiệm, sẵn sàng giúp đỡ học sinh của đối tượng quản lý ảnh hưởng yếu nhất. Do đó khi
tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy thì hiệu trưởng cần chú ý
đến các nhân tố này.
3.4.3. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý
và môi trường quản lý đến việc tổ chức, chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế
hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhân tố thuộc chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, môi trường quản lý có mối tương quan và ảnh hưởng đến việc tổ chức, chuẩn
bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học, trong đó nhân
tố ảnh hưởng mạnh nhất là kinh nghiệm và kỹ năng của chủ thể quản lý và nhân tố
không khí làm việc và cách ứng xử của đối tượng quản lý ảnh hưởng yếu nhất. Do đó
khi tổ chức, chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy
học thì hiệu trưởng chú ý đến các nhân tố này.
3.4.4. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý
và môi trường quản lý đến việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhân tố thuộc chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, môi trường quản lý có mối tương quan và ảnh hưởng đến việc chỉ đạo các hoạt
động chuyên môn, trong đó nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là kinh nghiệm và kỹ năng
của chủ thể quản lý và nhân tố mối quan hệ giữa cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
trong nhà trường ảnh hưởng yếu nhất. Do đó khi quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên
thì hiệu trưởng cần chú ý đến các nhân tố này.
3.4.5. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý
và môi trường quản lý đến việc xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đẩy sự thay đổi trong
hoạt động dạy học
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhân tố thuộc chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, môi trường quản lý có mối tương quan và ảnh hưởng đến việc xóa bỏ các rào
cản, hỗ trợ thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt động dạy học, trong đó nhân tố ảnh hưởng
mạnh nhất là sự am hiểu về hoạt động dạy học của chủ thể quản lý và nhân tố nhận thức
của học sinh về tầm quan trọng của hoạt động dạy học ảnh hưởng yếu nhất. Do đó khi
18

thực hiện việc xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt động dạy học
thì hiệu trưởng cần chú ý đến các nhân tố này.
3.4.6. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý
và môi trường quản lý đến việc kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi trong hoạt động
dạy học
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhân tố thuộc chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, môi trường quản lý có mối tương quan và ảnh hưởng đến việc kiểm tra đánh
giá kết quả thay đổi trong hoạt động dạy học, trong đó nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất là
kinh nghiệm và kỹ năng của cán bộ quản lý và nhân tố môi trường cộng đồng xã hội ổn
định, lành mạnh ảnh hưởng yếu nhất. Do đó khi kiểm tra đánh giá kết quả thay đổi
trong hoạt động dạy học so với đích mong đợi thì hiệu trưởng cần chú ý đến các thành
tố này.
3.4.7. Ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý, đối tượng quản lý
và môi trường quản lý đến việc duy trì bền vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt
động dạy học
Kết quả nghiên cứu cho thấy giữa các nhân tố thuộc chủ thể quản lý, đối tượng
quản lý, môi trường quản lý có mối tương quan và ảnh hưởng đến việc duy trì bền vững
kết quả của sự thay đổi trong hoạt động dạy học, trong đó nhân tố ảnh hưởng mạnh
nhất là sự am hiểu về hoạt động dạy học và nhân tố tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng giúp
đỡ học sinh của đội ngũ giáo viên ảnh hưởng yếu nhất. Do đó khi thực hiện duy trì bền
vững kết quả của sự thay đổi trong hoạt động dạy học thì hiệu trưởng cần chú ý đến các
thành tố này.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cho thấy: Đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều đồng ý cho rằng
sự thay đổi và quản lý sự thay đổi đều có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với sự phát
triển nhà trường nói chung và đổi mới hoạt động dạy học nói riêng. Các trường đều có
thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học theo như chỉ đạo. Tuy nhiên, mục tiêu
dạy học còn nêu chung chung, chưa trình bày sâu vào từng năng lực mà học sinh; Nội
dung dạy học chỉ mới tập trung nhiều vào dạy kiến thức chưa quan tâm nhiều đến rèn
kỹ năng, thói quen tự học; Có chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện
nhiều hình thức tổ chức dạy học, song vẫn còn không ít một số trường ngại đổi mới
hoặc nếu có thì kết quả đạt được chưa cao. Quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
ở các trường trung học tại Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện Cách mạng Công
nghiệp 4.0 thông qua ba giai đoạn gồm 07 bước đều được các nhà trường thực hiện.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mặt chưa làm được chẳng hạn như: Nội dung dạy học
hiện nay được thiết kế theo định hướng chú trọng nhiều đến nội dung phần nào gây khó
khăn khi đổi mới phương pháp dạy học; Việc đánh giá giờ dạy chủ yếu thiên về đánh
giá các hoạt động dạy của giáo viên, chưa quan tâm nhiều đến các hoạt động học của
học sinh đạt được; Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc thay đổi hoạt động
dạy học cũng còn hạn chế. Một số nơi, hiệu trưởng vẫn còn giữa phong cách quản lý áp
đặt mệnh lệnh từ trên xuống; thực hiện rập khuôn, máy móc theo quy định của cấp trên.
Một số cơ chế quản lý (nhân sự, tài chính) thiếu tính tự chủ, chưa đáp ứng được yêu cầu
của đổi mới giáo dục đã ít nhiều gây khó khăn và hạn chế khả năng sáng tạo của đội
ngũ cán bộ quản lý. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố cho thấy: Các nhân
tố thuộc chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, môi trường quản lý đều có mối tương quan
và ảnh hưởng đến các yếu tố quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học tuy ở các mức
độ khác nhau. Một điều có thể khẳng định rằng, các nhân tố thuộc chủ thể quản lý có
19

ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình thực hiện quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy
học ở các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG 4
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

4.1. Các cơ sở đề xuất biện pháp


Thực hiện Nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Chỉ thị số 16/CT–TTg ngày 04 tháng 05
năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách
mạng Công nghiệp lần thứ tư; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm
2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành chương trình giáo dục phổ thông
4.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
Đảm bảo tính mục tiêu; Đảm bảo tính hiệu quả; Đảm bảo tính hệ thống; Đảm
bảo tính đồng bộ; Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi
4.3. Các biện pháp về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ
Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
4.3.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược cho sự thay đổi trong hoạt động dạy học
a) Mục đích của biện pháp: giúp cho hiệu trưởng nhận diện chính xác vấn đề
cần thay đổi trong nhà trường, hướng tất cả mọi người cùng hành động vì một mục đích
chung.
b) Nội dung và cách thức thực hiện: phân tích thực trạng nhà trường, nhận diện
sự thay đổi trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0 ; Xác định mục tiêu cụ thể mà
nhà trường mong muốn đạt được; Lập kế hoạch cho sự thay đổi trong hoạt động dạy học
c) Điều kiện thực hiện biện pháp: đánh giá đúng thực trạng của nhà trường, xác
định mục tiêu phù hợp với tầm nhìn từ đó đề ra các biện pháp khả thi, phù hợp.
4.3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những thay đổi trong hoạt động dạy
học
a) Mục đích của biện pháp: nhằm nâng cao nhận thức, tạo tính cấp bách, sự
đồng thuận của mọi người.
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp : cung cấp đầy đủ, kịp thời thông
tin, tuyên truyền cho mọi người cùng thấy được sự cần thiết và lợi ích của những thay
đổi trong hoạt động dạy học.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp: phải được duy trì thực hiện liên tục, thường
xuyên trong quá trình thực hiện thay đổi trong hoạt động dạy học.
4.3.3. Huy động các nguồn lực để thực hiện những thay đổi trong hoạt động
dạy học
a) Mục đích của biện pháp: chuẩn bị tốt các nguồn lực nhằm thực hiện thành
công kế hoạch thay đổi trong hoạt động dạy học đã đặt ra.
b) Nội dung và cách thực hiện biện pháp : Thành lập đội tiên phong (Ban chỉ đạo
và đội ngũ giáo viên cốt cán); Chỉ đạo việc khai thác và sử dụng các điều kiện, nguồn
lực hỗ trợ cho sự thay đổi trong hoạt động dạy học.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp: cần tạo ra được những thành công nhỏ ban đầu
của đội ngũ giáo viên cốt cán, tác động và lôi kéo các thành viên khác đi theo chủ
trương thay đổi trong hoạt động dạy học của nhà trường.
20

4.3.4. Tăng cường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn
a) Mục đích của biện pháp: tổ chức và chỉ đạo thực hiện các hoạt động thay đổi
trong hoạt động dạy học.
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp : chỉ đạo việc đổi mới hoạt động
của tổ chuyên môn; chỉ đạo việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy và tổ chức thực hiện bài dạy
đã thiết kế của giáo viên; chỉ đạo tổ chức dạy học theo chủ đề STEM/STEAM trong nhà
trường; chỉ đạo việc đổi mới hoạt động học của học sinh; chỉ đạo việc dạy học bằng hình
thức trực tuyến; chỉ đạo việc đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng
lực học sinh.
c) Điều kiện thực hiện biện pháp: tăng cường bồi dưỡng kiến thức và năng lực
cho giáo viên về các phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực, giáo dục
STEM/STEAM, các kỹ năng quan sát, đánh giá học sinh trong quá trình học tập và vận
dụng chúng trong thiết kế các hoạt động dạy học.
4.3.5. Hỗ trợ và thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt động dạy học
a) Mục đích của biện pháp: hỗ trợ và khuyến khích giáo viên thay đổi trong hoạt
động dạy học
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp : giao quyền tự chủ cho tổ chuyên
môn và giáo viên trong việc xây dựng và thực hiện chương trình ; đổi mới việc nhận xét,
đánh giá giờ dạy của giáo viên; khích lệ, tạo động lực cho giáo viên có sự thay đổi
c) Điều kiện thực hiện: thường xuyên giao tiếp; phát triển các hoạt động hỗ trợ:
trong triển khai thực hiện thay đổi trong hoạt động dạy học.
4.3.6. Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học
a) Mục đích của biện pháp: nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế để điều
chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo.
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: kiểm tra, đánh giá việc thiết kế và
tổ chức bài học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh; kiểm tra việc đánh giá kết
quả học tập của học sinh; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nền nếp, chấp hành các quy
định chuyên môn của nhà trường; kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn;
kiểm tra, đánh giá thông qua dự giờ thăm lớp theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất
c) Điều kiện thực hiện: cần xây dựng được bảng tiêu chí đánh giá để làm thước
đo đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch thay đổi trong hoạt
động dạy học của nhà trường
4.3.7. Tạo động lực nhằm duy trì sự thay đổi trong hoạt động dạy học
a) Mục đích của biện pháp: duy trì sự thay đổi đã đạt được để nhà trường phát
triển bền vững.
b) Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng
lực quản lý hoạt động dạy cho cán bộ quản lý; Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực
giảng dạy cho giáo viên; tạo mọi điều kiện đáp ứng yêu cầu dạy học nhằm thích ứng với
Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0; Tạo môi trường thuận lợi cho giáo viên làm việc;
Xây dựng quy chế khen thưởng, động viên, khuyến khích giáo viên và học sinh
c) Điều kiện thực hiện biện pháp : thống nhất và phối hợp quản lý giữa lãnh đạo
nhà trường, các đoàn thể và tổ trưởng chuyên môn.
4.4. Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp
Một kế hoạch rõ ràng, khả thi sẽ giúp định hướng, tạo niềm tin cho mọi người, là
kim chỉ nam để nhà trường đi đúng hướng trong quá trình triển khai thực hiện sự thay
đổi trong hoạt động dạy học. Việc tuyên truyền tốt sẽ thu hút sự ủng hộ, đồng thuận của
cộng đồng và làm giảm thiểu các rào cản. Sử dụng các biện pháp trao quyền tự chủ
21

trong quá trình dạy học và tạo động lực cho giáo viên, tạo dựng môi trường niềm tin, lôi
kéo những thành phần còn lưỡng lự hoặc thờ ơ vào cuộc, giảm dần lực lượng chống đối.
Đánh giá quá trình thực hiện nhằm giúp nhận ra điểm tốt cần phát huy và những điểm
chưa phù hợp trong kế hoạch để điều chỉnh.
4.5. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý sự thay đổi
trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học
cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
4.5.1. Mục đích khảo sát: là nhằm thu thập thông tin đánh giá về tính cấp thiết
và tính khả thi của các biện pháp quản lý, trên cơ sở đó điều chỉnh các biện pháp chưa
phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá
cao.
4.5.2. Nội dung khảo sát: tập trung vào các biện pháp được đề xuất như|: Xây
dựng kế hoạch chiến lược cho sự thay đổi trong hoạt động dạy học; Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về những thay đổi trong hoạt động dạy học; Huy động các nguồn lực để
thực hiện những thay đổi trong hoạt động dạy học; Tăng cường chỉ đạo các hoạt động
chuyên môn; Hỗ trợ và thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt động dạy học; Đổi mới kiểm tra
đánh giá trong hoạt động dạy học; Tạo động lực nhằm duy trì kết quả của sự thay đổi
trong hoạt động dạy học.
4.5.3. Các bước khảo sát: Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản
lý; Bước 2: Lựa chọn các khách thể khảo sát bao gồm: Cán bộ quản lý, giáo viên và một
số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục; Bước 3: Phát phiếu trưng cầu ý kiến, trao đổi
phỏng vấn và thu thập dữ liệu nghiên cứu; Bước 4: Thu phiếu trưng cầu ý kiến, phân
tích, đánh giá, ghi nhận những ý kiến trao đổi của các chuyên gia, cán bộ quản lý, giáo
viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
4.5.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất: Tất
cả các biện pháp đề xuất đều được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là rất cần thiết
và rất khả thi
4.5.5. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở
trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh : Cán bộ quản lý và giáo viên đều
thống nhất cho rằng những biện pháp nêu trên đều cấp thiết và có tính khả thi để đưa
vào triển khai thực tế. Song khi áp dụng triển khai các biện pháp này cần phải xem xét
tình hình thực tiễn và điều kiện của từng đơn vị để từ đó có sự vận dụng linh hoạt nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của mỗi trường.
4.6. Thực nghiệm biện pháp về quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ
Chí Minh
Mục đích thực nghiệm: Nhằm kiểm chứng tính khả khi và hiệu quả của biện
pháp đã đề xuất.
Thời gian và đối tượng tham gia vào thực nghiệm: Học kỳ 1 năm học 2020 -
2021. Thực nghiệm được thực hiện tại 04 trường trung học cơ sở nằm trên địa bàn Quận
5 (quận số lẽ), Quận 8 (quận số chẵn), Quận Bình Thạnh (quận chữ) và huyện Hóc
Môn. Các trường được chọn giống nhau về quy mô đều là trường hạng 1. Mỗi trường
chọn ra 02 lớp (01 lớp thực nghiệm và ó lớp đối chứng. Các lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng có mặt bằng kiến thức tương đối đồng đều, kết quả học tập tương đương nhau.
Đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy ở các lớp thực nghiệm, lớp đối chứng đều có trình
22

độ đại học, đã có nhiều năm giảng dạy, có kinh nghiệm tổ chức đổi mới phương pháp
dạy học tại địa phương.
Cách tiến hành thực nghiệm: Bước 1. Liên hệ với hiệu trưởng 04 trường trung
học cơ sở thực nghiệm để làm thủ tục pháp lý; Bước 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy
học theo chủ đề STEM và trình cho hiệu trưởng ký duyệt; Bước 3: Xây dựng các công
cụ và tiêu chí đánh giá thực nghiện ; Bước 4. Xin ý kiến chỉ đạo của hiệu trưởng các
trường thực nghiệm về việc tổ chức chọn giáo viên dạy ở các lớp thực nghiệm và các
lớp đối chứng, đồng thời trao đổi với tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên được
chọn dạy ở các lớp thực nghiệm chuẩn bị nội dung tài liệu hướng dẫn dạy học theo chủ
đề STEM; Bước 5.Trước khi thực nghiệm, làm bài kiểm tra để khảo sát chất lượng ở
các lớp thực thực nghiệm và các lớp đối chứng. Sau đó, tiến hành dự giờ các tiết dạy
của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. xem kế hoạch giảng dạy, quan sát kỹ tiến trình
tổ chức dạy học theo chủ đề STEM; Bước 6: Sau thực nghiệm, làm bài kiểm tra để đánh
giá kết quả sau thời gian thực nghiệm. Bên cạnh đó, còn lấy ý kiến của học sinh ở các
lớp thực nghiệm nhằm đảm bảo tính khách quan để qua đó cũng đánh giá được trong
công tác chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới giảng dạy theo chủ đề STEM của hiệu
trưởng như thế nào.
Công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm: Bài kiểm tra; Phiếu khảo sát dành cho
học sinh; Dự giờ, quan sát trong lớp học; Phỏng vấn; Thống kê toán học và kiểm định
t-test và ANOVA.
Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá: Kết quả thực nghiệm biện pháp được đánh
giá trên 2 phương diện: Sự thay đổi về kết quả học tập của học sinh thông qua điểm
liểm tra và sự thay đổi về năng lực của học sinh thông qua khảo sát mức độ nhận xét
của học sinh đạt được khi thực hiện chủ đề STEM trong hoạt động dạy học theo thang
do Likert 5 mức độ.
Kết quả thực nghiệm: Khi hiệu trưởng chỉ đạo đẩy mạnh dạy học có ứng dụng
STEM/STEAM vừa giúp nâng cao được chất lượng dạy học vừa đáp ứng yêu cầu về
việc tăng cường năng lực tiếp cận Cách mạng Công nghiệp 4.0.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 4
- Dựa trên cơ sở cơ sở pháp lý, lý luận và qua khảo sát thực trạng tác giả đề xuất
07 biện pháp: (i) Xây dựng kế hoạch chiến lược cho sự thay đổi trong hoạt động dạy
học; (ii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những thay đổi trong hoạt động dạy học;
(iii) Huy động các nguồn lực để thực hiện những thay đổi trong hoạt động dạy học; (iv)
Tăng cường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn; (v) Hỗ trợ và thúc đẩy sự thay đổi trong
hoạt động dạy học; (vi) Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học; (vii) Tạo
động lực nhằm duy trì sự thay đổi trong hoạt động dạy học.
- Kết quả phân tích khảo nghiệm các biện pháp quản lý sự thay đổi trong hoạt
động dạy học thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành
phố Hồ Chí Minh được cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá là rất cấp thiết và rất khả
thi, cũng như kết quả thực nghiệm Chỉ đạo đẩy mạnh giáo dục STEM/STEAM đã góp
phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
- Quản lý sự thay đổi là quản lý toàn bộ các giai đoạn công việc trong quá trình
thực hiện sự thay đổi.
23

- Nội dung quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở bao gồm 07 nội dung: (i) Xây dựng kế hoạch cho sự
thay đổi trong hoạt động dạy học; (ii) Tuyên truyền, phổ biến kế hoạch thay đổi trong
hoạt động dạy học; (iii) Tổ chức và chuẩn bị các nguồn lực thực hiện kế hoạch thay đổi
trong hoạt động dạy học; (iv) Quản lý, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn; (v) Xóa bỏ
các rào cản, hỗ trợ thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt động dạy học ; (vi) Kiểm tra đánh giá
kết quả thay đổi trong hoạt động dạy học so với đích mong đợi ; (vii) Duy trì bền vững
sự thay đổi thay đổi trong hoạt động dạy học. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý sự
thay đổi trong hoạt động dạy học ở trường trung học cơ sở gồm các nhân tố thuộc về
chủ thể quản lý, nhân tố thuộc về đối tượng quản lý và nhân tố thuộc về môi trường
quản lý.
- Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời
kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng như quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học
thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí
Minh đã xác định một số vấn đề cần giải quyết, đó là: Việc xây dựng kế hoạch vẫn còn
dựa trên cảm tính của hiệu trưởng. Việc tuyên truyền, phổ biến chưa đầy đủ, rõ ràng,
chưa mang tính lâu dài, vẫn còn cán bộ quản lý chưa hiểu biết đúng về quản lý sự thay
đổi và vận dụng các lý thuyết quản lý hiện đại vào quản lý nhà trường; chưa hỗ trợ kịp
thời cho giáo viên trong thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học, chưa mạnh dạn
trao quyền cho cấp dưới, còn nặng về quản lý hành chính nên làm giảm sự linh hoạt của
giáo viên, làm hạn chế, không phát huy được sự sáng tạo của giáo viên, chưa tạo niềm
tin, động viên khích lệ giáo viên tích cực, chủ động tham gia vào quá trình thay đổi. Kết
quả khảo sát cũng cho thấy quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học ở trường trung
học cơ sở chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ người chủ thể quản lý đó là hiệu trưởng so với
nhóm yếu tố thuộc về đối tượng quản lý và môi trường quản lý.
- Các đề xuất về biện quản lý sự thay đổi trong hoạt động dạy học thời kỳ Cách
mạng Công nghiệp 4.0 ở các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ chí Minh được
xác định bao gồm: (i) Xây dựng kế hoạch chiến lược cho sự thay đổi trong hoạt động
dạy học; (ii) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những thay đổi trong hoạt động dạy
học; (iii) Huy động các nguồn lực để thực hiện những thay đổi trong hoạt động dạy học ;
(iv) Tăng cường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn; (v) Hỗ trợ và thúc đẩy sự thay đổi
trong hoạt động dạy học; (vi) Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học ; (vii)
Tạo động lực nhằm duy trì kết quả của sự thay đổi thay đổi trong hoạt động dạy học.
Kết quả lấy ý kiến các đối tượng có liên quan đến quản lý sự thay đổi trong hoạt động
dạy học ở trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ chí Minh thời kỳ Cách mạng Công
nghiệp 4.0 đã khẳng định các biện pháp có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Kết quả
thực nghiệm đã khẳng định biện pháp quản lý đề xuất được thực nghiệm có tác dụng
tích cực và có tính khả thi trong thực tiễn của giáo dục trung học cơ sở tại Thành phố Hồ
Chí Minh.
2. KHUYẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tiếp tục hoàn thiện và bổ sung những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đổi mới nội
dung, chương trình giáo dục phổ thông mới, về đổi mới công tác thi cử, công tác thanh
tra, kiểm tra nhà nước về giáo dục, về đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh nhất là trong
việc thực hiện dạy và học trực tuyến. Tăng cường các hoạt động tập huấn cán bộ quản lý
và giáo viên qua hình thức trực tuyến, bổ sung nguồn học liệu, tạo không gian kết nối
học tập và chia sẻ cho đội ngũ nhà giáo; Tiếp tục chỉ đạo các trường có đào tạo sư phạm
24

đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu về quản
lý, về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục
phổ thông mới.
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh
Tiếp tục tăng cường giao quyền chủ động, linh hoạt cho các nhà trường trong xây
dựng kế hoạch giáo dục, nội dung chương trình dạy học, chỉ đạo việc đổi mới kiểm tra,
đánh giá học sinh, quản lý nhà nước về giáo dục ở cơ sở, thúc đẩy sự thay đổi trong hoạt
động dạy học, gắn với đề cao trách nhiệm của các hiệu trưởng; Cụ thể hóa thật sâu sắc
chủ trương chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới hoạt động dạy học phù hợp
với tình hình đặc thù của giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh Cách mạng
Công nghiệp 4.0; Phối hợp với các trường sư phạm đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
giáo viên đáp ứng yêu cầu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực về
quản lý; Giới thiệu các điển hình, tổ chức trao đổi, phổ biến và phát huy tác dụng của
các gương điển hình về sự thay đổi trong hoạt động dạy học đến các trường; Huy động,
sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất của địa phương, của ngành để tạo điều kiện tốt nhất
có thể nhằm hỗ trợ tích cực cho sự thay đổi trong hoạt động dạy học cho các trường.
2.3. Đối với các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện, thành phố thuộc
Thành phố Hồ Chí Minh
Tổ chức triển khai nhanh và chính xác các nội dung chỉ đạo về những thay đổi
trong hoạt động dạy học hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng
thời vận dụng linh hoạt phù hợp với đặc thù địa phương mình; Kịp thời tham mưu cho
Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề liên quan đến quản lý sự
thay đổi trong hoạt dạy học ở trường trung học cơ sở tại địa phương mình; Chủ động đề
xuất với Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về các cơ chế, chính sách
trong quản lí sự thay đổi trong hoạt dạy học phù hợp với đặc điểm của địa phương; Lãnh
đạo, chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tạo điều kiện tốt nhất cho các
trường trung học cơ sở tại địa phương mình thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy
học nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới
2.4. Đối với các trưởng trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiệu trưởng phải quan tâm đến tất cả các điều kiện, phương tiện, nguồn lực phục
vụ cho những thay đổi trong hoạt động dạy học. Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch
chiến lược cho những thay đổi trong hoạt động dạy học; quan tâm công tác tuyên
truyền; tổ chức, chỉ đạo thực hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học một cách hiệu
quả nhất; huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm tạo sự đồng thuận.
Hiệu trưởng phải cổ vũ, kích thích, tạo ra áp lực thay đổi trong hoạt động dạy học cho
giáo viên; hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện sự thay đổi; dự báo và phát hiện rào
cản, xung đột có thể xảy ra từ đó có những biện pháp hóa giải các xung đột một cách
mềm dẻo và linh hoạt. Hiệu trưởng cần tăng cường kiểm tra, đánh giá quá trình thực
hiện sự thay đổi trong hoạt động dạy học để từ đó kịp thời động viên, khen thưởng
những giáo viên tích cực trong hoạt động dạy học giúp nâng cao chất lượng dạy học của
nhà trường.
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Long Giao (2018), Nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên các môn
khoa học xã hội trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Tạp chí Khoa học –
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 15(4)/2018, tr. 159 - 167.
2. Nguyễn Huy Vị, Nguyễn Long Giao (2018), Sự thích ứng của giáo dục Việt Nam
trước tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam -
Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, năm thứ 14, số 10 tháng 10/2018, tr. 6 - 10.
3. Nguyễn Long Giao (2018), Improving Organisation Skills of Extracurricular
Music Activities in Secondary schools in District 8, Ho Chi Minh City, Internation
Conference: Music Education in Elementary and High school, Hồ Chí Minh City -
Conservatory of Music, November, 2018, p. 182 - 189.
4. Nguyễn Long Giao (2019), E - learning trong thời kì Cách mạng công nghiệp 4.0,
Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, năm thứ 15, số
20 tháng 8/2019, tr. 13 - 18.
5. Nguyễn Long Giao (2019), Hướng tới xây dựng trường học thông minh trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam - Viện Khoa học Giáo
dục Việt Nam, năm thứ 15, số 24 tháng 12/2019, tr. 100 - 104.
6. Nguyễn Long Giao (2020), Vấn đề tự chủ trong giáo dục phổ thông hiện nay và
những khuyến nghị cần thiết, Tạp chí Khoa học Quản lý giáo dục – Trường Cán bộ Quản lý
giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, số 01 (25) tháng 3/2020, tr. 10 - 16.
7. Nguyễn Long Giao (2020), Thành phố Hồ Chí Minh hướng tới xây dựng trường
học thông minh, Hội thảo Khoa học Sau đại học năm 2020 - Một số vấn đề Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, NXB.
Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh ISBN: 978-604-73-8019-0, tr. 225 - 233
8. Nguyễn Long Giao (2021), Vận dụng tiếp cận quản lý sự thay đổi trong quản lý
hoạt động dạy học, Tạp chí Khoa học Giáo dục Việt Nam - Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, năm thứ 17, số 41 tháng 5/2021, tr. 6 - 11.
9. Nguyễn Long Giao, Trần Mai Ước (2021), The Adjustment of Educational
Administrators to The Impact of Industrial Revolution 4.0, Galaxy International
Interdisciplinary Research Journal (GIIRJ) ISSN (E): 2347-6915 Vol.9, Issue 8, Aug (2021),
p. 159 - 164.
10. Nguyễn Long Giao (2021), Change Management In Current Secondary Schools
In Vietnam (Case Of Ly Thanh Tong Secondary School, District 8, Ho Chi Minh City),
Journal of University of Shanghai for Science and Technology ISSN:1007-6735 Vol.23,
Issue 9-2021, p. 471 - 481.
11. Nguyễn Long Giao (2021), Giáo dục STEM góp phần xây dựng trường học thông
minh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo khoa học và sinh hoạt thường niên Câu
lạc bộ Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phía Nam, NXB Đại học Huế, tr. 133
- 142
12. Nguyễn Long Giao (2021), Quản lí hoạt động tư vấn tâm lí học đường cho học
sinh các trường trung học trên địa bàn Quận 8, Thành phố Hồ Cí Minh,, Tạp chí Khoa học
Giáo dục Việt Nam - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, năm thứ 17, số đặc biệt, tháng
12/2021, tr. 126 - 132.
13. Nguyễn Long Giao (2022), Manage Teaching Activities from The Point of view
“Management of Changes” in The Industrial Revolution 4.0 in Ho Chi Minh City today,
International Journal of Early Childhood Special Education (INT-JECS) ISSN: 1308-5581
Vol 14, Issue 04 2022, ISI Emerging Sources Citation Index (ESCI-Thomson Reuters), p.
346 – 354.

You might also like