Tuyên Ngôn Độc Lập

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Hồ Chí Minh
I. Khái quát
1. Tác giả
- Là nhà yêu nước vĩ đại, nhà cách mạng lỗi lạc.
- Là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh ra đời
* Thế giới
- Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh
* Trong nước
- 19/8/1945, Chính quyền ở Hà Nội về tay nhân dân
- 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48
phố Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập.
- 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập trước hàng chục vạn đồng bào.
b. Đối tượng và mục đích sáng tác
*Đối tượng:
- Trước đồng bào cả nước
- Nhân dân trên thế giới.
- Các thế lực thù địch đang mang dã tâm nô dịch đất nước ta.
*Mục đích:
- Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.
- Thể hiện nguyện vọng hoà bình, quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của nhân dân ta
- Tranh luận ngầm nhằm bác bỏ luận điệu xảo trá của kẻ thù trước dư luận thế giới
II. Phân tích
1. Phần mở đầu: Cơ sở pháp lí của bản tuyên ngôn
- Mở đầu bản tuyên ngôn, Bác đã trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ và
Tuyên ngôn Nhân quyền Dân quyền của Pháp để tạo tiền đề, cơ sở pháp lí cho bản
tuyên ngôn:
+ Tuyên ngôn độc lập của Mĩ (1776): “Tất cả mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được.
Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc”.
+ Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791) cũng đã
nói: “Người ta sinh ra tự do bình đẳng về quyền lợi và phải luôn tự do bình đẳng
về quyền lợi”.
>Cả hai bản tuyên ngôn này đều đề cập đến quyền tự do, quyền sống, quyền
bình đẳng của con người. Người trân trọng, đề cao những lời lẽ trong hai văn bản
này. Người khẳng định: "đó là những lẽ phải không ai chối cãi được". Bởi đây là
thành quả của những cuộc cách mạng tiến bộ và đầy tính nhân văn của nhân loại.
- Việc trích dẫn ấy dẫn ấy có giá trị sâu sắc: vừa khéo léo, vừa kiên quyết, vừa
sáng tạo:
+ Khéo léo ở chỗ: Dẫn lời của Mĩ và Pháp lên đầu bản tuyên ngôn, Bác thể hiện
sự trân trọng, đề cao những tuyên ngôn thuộc về lẽ phải… vì thế tranh thủ được sự
đồng tình, ủng hộ của nhân dân trên thế giới, đặc biệt là dư luận tiến bộ ở Pháp và
Mĩ. Mặt khác, Hồ Chí Minh đã gián tiếp đặt ba bản tuyên ngôn ngang hàng nhau,
ba nền độc lập ngang tầm nhau, ba cuộc cách mạng của ba nước ngang hàng nhau
nhằm thể hiện niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khẳng định vị thế và quyền bình đẳng
của dân tộc ta trước thế giới. Đây chính là sự kế thừa và phát huy tác phẩm“Bình
Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.
+ Kiên quyết ở chỗ: Bác đã dùng lời của Pháp và Mĩ để nói với chính họ. Đây là
nghệ thuật “Gậy ông đập lưng ông”. Bác ngầm cảnh cáo với bọn đế quốc thực dân
rằng: Nếu chúng tiếp tục xâm lược Việt Nam có nghĩa là chúng đã phản bội lại
truyền thống tư tưởng tốt đẹp của dân tộc, vấy bẩn lên lá cờ tự do bình đẳng bác ái
mà cha ông họ đã từng giương cao cao trong các cuộc cách mạng vĩ đại.
+ Sáng tạo ở chỗ:Từ quyền con người, Bác mở rộng thành quyền của dân tộc “suy
rộng ra... Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do...”. Đây là một suy luận hết sức
quan trọng, vì đối với những nước thuộc địa như nước ta lúc bấy giờ thì trước khi
nói đến quyền của con người phải đòi lấy quyền của dân tộc. Dân tộc có độc lập,
nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Đó là đóng góp riêng của Bác vào trào lưu tư
tưởng cao đẹp của nhân loại, đồng thời tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế.
2. Phần hai: Cơ sở thực tế của tuyên ngôn:
Từ những lập luận trên, tác giả đã vạch trần bộ mặt gian xảo, tội ác của bọn
thực dân và lập trường chính nghĩa của ta. Tác giả đã lần lượt bác bỏ những luận
điệu xảo trá của thực dân Pháp như:
- Thực dân Pháp kể công “khai hóa” thuộc địa thì Bác đã chỉ ra việc chúng
bóc lột ta về kinh tế, chính trị, văn hóa:
+ Về chính trị: Chúng thi hành luật pháp dã man, lập ra ba chế độ khác nhau ở
Bắc-Trung- Nam nhằm ngăn cản việc thống nhất, đoàn kết của dân tộc của ta.
Thực hiện chính sách chia để trị. Thẳng tay chém giết những người yêu nước vô
tội, tắm các cuộc khởi nghĩa của trong biển máu .
+ Về văn hoá: Chúng lập nhà tù nhiều hơn trường học. Thi hành chính sách ngu
dân: dùng rượu cồn và thuốc phiện nhằm làm suy nhược giống nòi của ta.
+ Về kinh tế: Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, cướp ruộng đất, hầm mỏ,
độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, chúng đạt ra hàng trăm thứ thuế vô
lí để có thể vơ vét tiền bạc, của cải. Tất cả dẫn đến thảm cảnh 2 triệu đồng bào ta
chết đói.
- Pháp kể công “bảo hộ”, Bác đã lên án chúng là những kẻ đê tiện, vô nhân đạo
bởi vì
+ Mùa thu năm 1940, khi Nhật xâm lược Đông Dương, Pháp quỳ gối đầu hàng
dâng nước ta cho Nhật. Từ đó, nhân dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật.
nên dân ta càng cực khổ, nghèo đói.
+ Trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Tồi tệ hơn, khi thua trận, bị
Nhật tước khí giới, trong lúc bỏ chạy Pháp còn nhẫn tâm quay lại “giết nốt số đông
tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.”
=>Người kết tội thực dân Pháp một cách hùng hồn và đanh thép nhằm phơi bày
bản chất vừa hèn nhát, vừa dã man, tàn bạo của thực dân Pháp, lột trần mặt nạ
“khai hoá", “bảo hộ” của chúng trước nhân dân thế giới, khơi lòng căm thù của
nhân dân ta với thực dân Pháp.
- Pháp khẳng định Đông Dương là thuộc địa của chúng, chúng có quyền lấy
lại ĐD, bản tuyên ngôn vạch rõ:
+“Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ
không phải thuộc địa của Pháp nữa.”
+ “Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay
Pháp.”
> Bác chỉ rõ Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp vì Pháp đã bán rẻ Việt
Nam cho Nhật. Nước ta cũng không còn là thuộc địa của Nhật vì sau khi Nhật đầu
hàng đồng minh thì nhân dân ta đã giành lại nước từ tay Nhật. Để khẳng định sự
thật này, Người viết láy đi láy lại cụm từ: “Sự thật là, sự thật là”. Đây là những
điệp khúc nhằm tăng thêm âm huởng hùng biện của bản tuyên ngôn.
- Bác đã biếu dương sức mạnh dân tộc trong công cuộc chống thực dân phong
kiến để giành lấy nền Độc lập:
+ Khi phát xít Nhật vào Đông Dương, trong khi Pháp đầu hàng thì ta đã đứng về
phe Đồng Minh chống Nhật.
+ Nhân dân ta đã làm nên cuộc cách mạng dân tộc dân chủ: tiên phong chống
Nhật, giành lấy đất nước từ tay Nhật, để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Chỉ có 9 chữ nhưng đã dựng
lại cả một giai đoạn lịch sử đầy biến động và oanh liệt của dân tộc ta. Biểu dương
truyền thống bất khuất của dân tộc, tác giả nhằm khích lệ tinh thần tự hào dân tộc,
kích thích ý chí chiến đấu quyết tâm chống lại âm mưu của thực dân Pháp.
- Tiếp theo, Người ca ngợi tinh thần nhân đạo của VN đối với Pháp
+ Giúp và cứu nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật
+ Bảo vệ tài sản và tính mạng của Pháp khi thua bỏ chạy. Những hành động ấy đã
chứng minh tinh thần chính nghĩa, khoan hồng, nhân đạo của ta và thể hiện bản
chất vô nhân đạo, hèn nhát của Pháp.
- Từ những cứ liệu lịch sử đó, bản Tuyên ngôn nhấn mạnh đến những thông
điệp quan trọng:
+ Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà
Pháp đã kí về nước VN.
+ Bày tỏ niềm tin với các nước Đồng minh. Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận
quyền độc lập, tự do của dân tộc VN “Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã
công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu
kim sơn, quyết không thể công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”
+ Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc “Một dân tộc đã gan góc chống
ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng
minh chống Phát xít mấy năm, dân tộc đó phải đuợc tự do! Dân tộc đó phải đuợc
độc lập!”.
=>Như vậy, dân tộc ta có đủ cơ sở để hưởng tự do và độc lập.
3. Phần ba: Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ độc lập dân tộc
Từ cơ sở pháp lí, cơ sở thực tiễn Người trịnh trọng:
- Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam:“Nước Việt Nam có
quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập.”
- Bày tỏ ý chí bảo vệ nền độc lập của cả dân tộc, răn đe đối với những ai đang có
dã tâm xâm lược nước ta lần nữa: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả
tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.”
III. Đánh giá
1. Nội dung
- Nêu cao tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc, nguyện vọng hoà bình và truyền
thống nhân đạo của dân tộc ta
2. Nghệ thuật
- TNĐL là áng văn chính luận mẫu mực.
- Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, lập luận giàu sức thuyết phục
- Ngôn ngữ chính xác, trong sáng, gợi cảm.
- Giọng điệu linh hoạt.

You might also like