Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 29

t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên Cứu Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Quần Jean

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN ĐÌNH AN


SV THỰC HIỆN (SỐ NHÓM): 6

STT MSSV Họ và Lớp Đóng góp (%) Ký tên


tên
1 2100009633 Nguyễn Ngọc Hoài Thương 21DQT2C 100%
2 2100007323 Bùi Đỗ Trọng Nhân 21DQT3B 100%
3 2100007322 Nguyễn Thị Hoài Thương 21DQT4A 100%
4 2100007376 Nguyễn Thị Bảo Trâm 21DQT3B 100%

TP. HỒ CHÍ MINH


Tháng 9. – 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
THAN
HẠNG G ĐÁNH
MỤC ĐIỂM GIÁ
1. Hình thức trình bày 1.0
2. Nội dung
2.1. Giới thiệu về sản phẩm, quy trình sản xuất sản phẩm 2.0
2.2. Dự báo nhu cầu, hoạch định công suất 2.5
2.3. Định vị công ty, bố trí mặt bằng 2.0
2.4. Các hoạch định, quản trị tồn kho, chất lượng 2.0
3. Kết luận, TLTK 0.5
TỔNG 10.
CỘNG 0

………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………….
TP.HCM, ngày …..tháng….năm……
GIẢNG VIÊN

2
Mục Lục
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...................................................................................................... 1
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN ĐÌNH AN ............................................................... 1
TP. HỒ CHÍ MINH .................................................................................................................. 1
…………………………………………………………………………………………. .......... 2
NỘI DUNG ...................................................................................................................................... 5
1. GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ........................................................ 5
Nguồn gốc quần Jean ................................................................................................. 5
2. DỰ BÁO NHU CẦU ............................................................................................. 12
2.1. Tiếp cận dự báo ................................................................................................. 12
2.2. Phương pháp dự báo (hoạch định theo xu hướng) ........................................12
3. HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT SẢN XUẤT ......................................................... 13
3.1. Dự báo nhu cầu công suất ................................................................................ 13
4. XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM CÔNG TY ...................................................................... 15
4.1. Tiêu chí về định vị công ty ................................................................................15
4.2. Xác định địa điểm công ty ................................................................................16
5. BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT ........................................................................ 17
6. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP ...................................................................................18
6.1. Kế hoạch trung hạn ...........................................................................................18
6.2. Các chiến lược hoạch định tổng hợp ...............................................................19
6.3. Phương pháp hoạch định tổng hợp .................................................................21
7. QUẢN TRỊ TỒN KHO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ (MRP) .........21
7.1. Hệ thống tồn kho .............................................................................................21
7.2. Phương pháp quản trị tồn kho ......................................................................23
7.3. Hoạch định nhu cầu vật tư ............................................................................ 25
8. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG ...........................................26
8.1. Quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất ....................................................... 26
8.2. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm ............ 28
8.3. Các tiêu chuẩn hệ thống quản lý hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật (ngành) áp dụng
quản lý hoạt động doanh nghiệp ............................................................................ 28
9. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 28
10. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 29
Quản Trị Chất Lượng – TS. Phan Thăng .......................................................................29
Giáo trình quản trị chất lượng (GS.TS. Nguyễn Đình Phan 2012) ...............................29

3
Giáo trình quản trị chiến lược (Ngô Kim Thanh 2013) .................................................29

4
NỘI DUNG
1. GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Nguồn gốc quần Jean
Levi Strauss là người Do Thái, người Mỹ gốc Đức. Trước cảnh nghèo khó của cả gia
đình, ông đã bỏ nhà theo chân những người đào vàng đến San Francisco, Mỹ. Tuy
nhiên, ông không có ý định đào vàng và chỉ có ý định nhận sửa chữa và may vá quần
áo cho công nhân. Cho tới một ngày, một người thợ đào vàng đã đề nghị ông may một
chiếc quần thật bền, thật chắc để đi làm hằng ngày. Levi đã nảy ra một ý tưởng lấy
cuộn vải bạt, dày và thô, vốn chỉ để làm buồm hoặc lều ngủ để may quần cho vị khách
hàng.
Đó chính là chiếc quần bò đầu tiên trên thế giới với màu nâu và có dây đeo. Vị khách
nọ quá sung sướng bởi chiếc quần lao động đơn giản, nhưng chắc chắn, phù hợp với
hoạt động luôn phải di chuyển, cọ xát với hầm mỏ, vách đá, …
Cuối cùng, đã có rất nhiều người biết đến loại quần đặc biệt này và ngày càng nhiều
người đến đặt hàng ở chỗ ông. Dần dần, Levi Strauss đã cải tiến chiếc quần với vải
bông dày, dẹt thô và nhuộm màu xanh.
Hiện nay vải denim được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thời trang. Bên cạnh đó
loại vải này còn được ứng dụng trong nhiều lình vực khác như phụ kiện, sản xuất ô tô.
Trong đó:
Ở lĩnh vực may mặc: Vải denim được ứng dụng để may quần jeans, áo khoác, các loại
áo sơ mi, quần sooc, quần áo bộ, giày thể thao, quần yếm, váy, đầm…. Trong sản xuất
phụ kiện thì vải denim được dùng để tạo ra các loại thắt lưng, túi xách hoặc các loại
túi, …
Tuy nhiên, việc sản xuất quần jean trải qua nhiều công đoạn phức tạp bởi quần jean là
chất liệu đòi hỏi nhiều quy trình xử lý và việc sản xuất ngành may mang tính phức tạp
cao. Tính chất như vậy có thể thấy ở bất cứ khâu nào của sản xuất ngành may, khiến
độ phức tạp trong thiểt kế, tổ chúc, quản lý về năng suất, chất lượng và thời gian hoàn
thành công việc của các khâu càng về sau càng lớn. Do đó, việc điều hành một công ty
may nhẳm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao là vấn đề không hề đơn giản. Từ đây,
nhóm mong muốn đưa quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm quần jean

5
vào bài nghiên cứu để có thể phần nào làm rõ được những khó khăn đang hiện hữu
trong quá trình vận hành 1 doanh nghiệp sản xuất quần Jean.

Hình 1.1: Cắt may quần Jean kiểu dáng truyền thống

Hình 1.2 Kiểu dáng quần Jean

Quá trình vận hành sản xuất kinh doanh quần jean:
6
Quần jean là một trong những sản phẩm thời trang phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới. Để
sản xuất ra quần jean, các doanh nghiệp cần phải thực hiện một quá trình vận hành sản xuất kinh
doanh bao gồm nhiều bước và hoạt động khác nhau. Quá trình này có thể được chia thành các
phần chính sau:
 Phần 1: Thiết kế và phát triển sản phẩm. Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình vận
hành, nơi các nhà thiết kế sáng tạo ra các mẫu quần jean mới theo xu hướng thị trường,
nhu cầu khách hàng và đặc điểm của vải denim. Bộ phận thiết kế phải xác định các thông
số kỹ thuật của sản phẩm như kích thước, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, chi tiết trang trí,
phụ kiện,… Các mẫu quần jean sau khi được thiết kế sẽ được làm mẫu thử để kiểm tra
chất lượng và độ phù hợp với thực tế.
 Phần 2: Lập kế hoạch và điều phối sản xuất. Đây là giai đoạn tiếp theo trong quá trình
vận hành, nơi các nhà quản lý lập ra các kế hoạch và bố trí các nguồn lực để thực hiện sản
xuất quần jean. Bộ phận quản lý cần phải ước tính nhu cầu thị trường, dự báo doanh số
bán hàng, lựa chọn các nhà cung cấp vải denim và các nguyên liệu khác, xác định số
lượng và loại quần jean cần sản xuất, phân bổ công suất và nhân công cho các dây chuyền
sản xuất, lên lịch sản xuất và giao hàng,…
 Phần 3: Thực hiện sản xuất. Đây là giai đoạn chính trong quá trình vận hành, nơi các
công nhân thực hiện các công đoạn để biến vải denim thành quần jean. Các công đoạn
này bao gồm: cắt vải theo bộ rập đã thiết kế, may các chi tiết của quần jean lại với nhau,
wash (giặt) quần jean để tạo ra các hiệu ứng màu sắc và hình dạng khác nhau, hoàn thiện
quần jean bằng cách đóng nút, và đóng gói
 Phần 4: Kiểm soát và cải tiến chất lượng. Đây là giai đoạn cuối cùng trong quá trình vận
hành, nơi các chuyên gia kiểm tra và đánh giá chất lượng của quần jean sau khi sản xuất.
Cần phải kiểm tra xem quần jean có đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hay không, có có lỗi hay
không, có phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay không,… Ngoài ra, các chuyên gia
cũng phải thu thập và phân tích dữ liệu về hiệu suất sản xuất, chi phí sản xuất, mức độ hài
lòng của khách hàng,… để tìm ra các nguyên nhân gây ra sự cố và đề xuất các giải pháp
cải tiến chất lượng.

7
Để chi tiết hơn về đầu vào, tài nguyên, quá trình biến đổi và đầu ra trong quá trình sản xuất
quần jean, thông tin sau:
- Đầu vào: Đây là các nguyên liệu và thông tin cần thiết để bắt đầu quá trình sản xuất quần
jean. Các nguyên liệu chính bao gồm:
* Vải denim: Đây là loại vải bền, chắc và có màu xanh lam đặc trưng của quần jean. Vải
denim được làm từ sợi bông được dệt theo kiểu dệt chéo (twill) để tạo ra các đường vân nổi.
Vải denim có nhiều loại khác nhau như vải denim co giãn, vải denim mềm, vải denim xước,...
* Chỉ may: Đây là loại chỉ được sử dụng để may các chi tiết của quần jean lại với nhau.
Chỉ may cần phải có độ bền cao, màu sắc phù hợp và không bị phai màu khi giặt. Chỉ may
thường được làm từ sợi polyester hoặc sợi cotton.
* Nút, khóa kéo, mạc,...: Đây là các phụ kiện được gắn trên quần jean để tăng tính thẩm
mỹ và tiện dụng. Nút và khóa kéo được dùng để cài quần, mạc được dùng để ghi tên thương
hiệu hoặc thông tin sản phẩm. Các phụ kiện này thường được làm từ kim loại hoặc nhựa.
- Tài nguyên: Đây là các nguồn lực được sử dụng để thực hiện quá trình sản xuất quần jean.
Các nguồn lực này bao gồm:
* Công suất: Đây là khả năng sản xuất của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất
định. Công suất phụ thuộc vào số lượng và loại dây chuyền sản xuất, số lượng và loại máy
móc, số lượng và loại công đoạn sản xuất,... Công suất ảnh hưởng đến năng suất, chi phí và
thời gian sản xuất của doanh nghiệp.
* Nhân công: Đây là số lượng và chất lượng của lao động tham gia vào quá trình sản xuất
quần jean. Nhân công bao gồm các nhà thiết kế, các nhà quản lý, các công nhân may, wash,
hoàn thiện,... Nhân công ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và sự sáng tạo của sản phẩm.
* Thiết bị: Đây là các máy móc, dụng cụ và công cụ được dùng để thực hiện các công
đoạn sản xuất quần jean. Thiết bị bao gồm các máy cắt vải, máy may, máy wash,,... Thiết bị
ảnh hưởng đến tốc độ, độ chính xác và độ an toàn của quá trình sản xuất.
* Vốn: Đây là số tiền mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để duy trì hoạt động sản xuất quần
jean. Vốn bao gồm chi phí mua nguyên liệu, chi phí thuê nhà xưởng, chi phí trả lương, chi
phí quảng cáo,... Vốn ảnh hưởng đến lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và phát triển của doanh
nghiệp.
* Thời gian: Đây là khoảng thời gian mà doanh nghiệp cần phải hoàn thành quá trình sản

8
xuất quần jean. Thời gian bao gồm thời gian thiết kế, thời gian lập kế hoạch, thời gian thực
hiện sản xuất, thời gian kiểm soát chất lượng,... Thời gian ảnh hưởng đến độ hài lòng của
khách hàng, độ tin cậy của thương hiệu và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Quá trình biến đổi: Đây là các hoạt động và công đoạn để biến đổi đầu vào thành đầu ra.
Các hoạt động và công đoạn này bao gồm:
* Thiết kế và phát triển sản phẩm: Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình biến đổi, nơi
các nhà thiết kế sáng tạo ra các mẫu quần jean mới theo xu hướng thị trường, nhu cầu khách
hàng và đặc điểm của vải denim. Các nhà thiết kế cũng phải xác định các thông số kỹ thuật
của sản phẩm như kích thước, màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, chi tiết trang trí, phụ kiện,... Các
mẫu quần jean sau khi được thiết kế sẽ được làm mẫu thử để kiểm tra chất lượng và độ phù
hợp với thực tế.
* Lập kế hoạch và điều phối sản xuất: Đây là giai đoạn tiếp theo trong quá trình biến đổi,
nơi các nhà quản lý lập ra các kế hoạch và bố trí các nguồn lực để thực hiện sản xuất quần
jean. Các nhà quản lý cần phải ước tính nhu cầu thị trường, dự báo doanh số bán hàng, lựa
chọn các nhà cung cấp vải denim và các nguyên liệu khác, xác định số lượng và loại quần
jean cần sản xuất, phân bổ công suất và nhân công cho các dây chuyền sản xuất, lên lịch sản
xuất và giao hàng,...
* Thực hiện sản xuất: Đây là giai đoạn chính trong quá trình biến đổi, nơi các công nhân
thực hiện các công đoạn để biến vải denim thành quần jean. Các công đoạn này bao gồm:
- Cắt vải theo bộ rập đã thiết kế
- May các chi tiết của quần jean lại với nhau
- Wash (giặt) quần jean để tạo ra các hiệu ứng màu sắc và hình dạng khác nhau
- Hoàn thiện quần jean bằng cách đóng nút
-Kiểm soát và cải tiến chất lượng và đóng gói
- Đầu ra: Đây là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất quần jean. Đầu ra bao gồm:
* Sản phẩm quần jean đã hoàn thiện và đóng gói: Đây là loại sản phẩm chính của doanh
nghiệp. Sản phẩm quần jean có thể có nhiều kiểu dáng, màu sắc và chất lượng khác nhau tùy
theo thiết kế và yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm quần jean được bán ra thị trường hoặc
giao cho các đối tác kinh doanh.
* Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Đây là loại sản phẩm phụ của doanh nghiệp. Dịch vụ hỗ trợ

9
khách hàng bao gồm các hoạt động như giao hàng, bảo hành, đổi trả, tư vấn,... Dịch vụ hỗ trợ
khách hàng giúp tăng sự hài lòng và niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm và thương
hiệu của doanh nghiệp.

- Quy trình công nghệ của hoạt động sản xuất (lưu đồ quy trình, thuyết minh các công đoạn)

-Thuyết minh các công đoạn về quy trình công nghệ của hoạt động sản xuất quần jean:

Công đoạn đầu tiên là kiểm tra nguyên liệu. Nguyên liệu chính để sản xuất quần jean là vải
denim, một loại vải bông dệt theo kiểu dệt gân, có màu xanh lam hoặc xanh navy. Vải denim
phải được kiểm tra về chất lượng, độ dày, độ bền, màu sắc và kích thước trước khi đưa vào cắt

10
may. Ngoài ra, các phụ kiện như nút, khóa kéo, chỉ may, miếng da, nhãn hiệu cũng phải được
kiểm tra và lựa chọn phù hợp với thiết kế của quần jean.

Công đoạn thứ hai là cắt vải theo bộ rập đã thiết kế. Bộ rập là một mẫu giấy có hình dạng các chi
tiết của quần jean, như ống quần, túi, eo, đáy… Bộ rập được dùng để vẽ lên vải denim và cắt
theo đường kẻ. Công đoạn cắt vải có thể được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy cắt tự động.
Sau khi cắt xong, các chi tiết của quần jean được sắp xếp theo thứ tự và gắn nhãn để chuẩn bị
cho công đoạn may.

Công đoạn thứ ba là may các chi tiết của quần jean lại với nhau. Công đoạn này yêu cầu sử dụng
nhiều loại máy may khác nhau, như máy may hai kim, máy may ba kim, máy may khuyết tật…
Mỗi loại máy may có chức năng khác nhau, như may ống quần, may túi, may viền, may nút…
Công đoạn may cũng phải tuân theo thiết kế và tiêu chuẩn chất lượng của từng loại quần jean.
Sau khi may xong, các chiếc quần jean được kiểm tra lại về hình dạng và kích thước.

Công đoạn thứ tư là wash (giặt) quần jean để tạo ra các hiệu ứng màu sắc và hình dạng khác
nhau. Công đoạn này có thể được coi là công đoạn sáng tạo nhất trong quá trình sản xuất quần
jean, vì nó có thể biến những chiếc quần jean giống nhau thành những chiếc quần jean có phong
cách riêng. Có nhiều kỹ thuật wash khác nhau, như wash enzyme, wash acid, wash stone, wash
bleach… Mỗi kỹ thuật wash sẽ tạo ra một hiệu ứng khác nhau trên bề mặt của vải denim, như
làm mờ màu, tạo rách, tạo nếp gấp… Công đoạn wash cũng phải được thực hiện cẩn thận và
chính xác để không làm hỏng vải denim hoặc làm mất đi tính thẩm mỹ của quần jean.

Công đoạn cuối cùng là hoàn thiện quần jean bằng cách đóng nút, kiểm tra thành phẩm và đóng
gói. Công đoạn này nhằm mục đích làm cho quần jean trở nên hoàn chỉnh và sẵn sàng để bán ra
thị trường. Công đoạn đóng nút bao gồm việc đóng các nút bấm, nút cài, khóa kéo và các phụ
kiện khác lên quần jean. Công đoạn kiểm tra thành phẩm bao gồm việc kiểm tra lại chất lượng,
kích thước, màu sắc, hình dạng và thiết kế của quần jean.

Công đoạn đóng gói bao gồm việc gập quần jean, gắn nhãn, bỏ vào túi nilon hoặc hộp giấy và
xếp vào thùng carton.

11
2. DỰ BÁO NHU CẦU
2.1. Tiếp cận dự báo
Doanh nghiệp chủ trương chọn hướng tiếp cận dự báo thông qua phương pháp định lượng. Cụ
thể doanh nghiệp đã triển khai quá trình tiếp cận dự báo theo phương pháp hoạch định dựa trên
xu hướng. Ứng dụng mô hình chuỗi thời gian dựa trên yếu tố chính là xu hướng, doanh nghiệp
đã theo dõi và thu thập số liệu về nhu cầu quần Jeans trong quá trình hoạt động giai đoạn 2017-
2022 để đưa vào tính toán. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các dự đoán thiết thực và khoa học
về mức độ tăng hay giảm nhu cầu trong tương lai.

2.2. Phương pháp dự báo (hoạch định theo xu hướng)


Bảng 2.2.1: Dự báo như cầu quần Jean (2017-2022)
Nhu cầu về
Giai đoạn
Năm quần jean y x² xy
thứ x
(Nghìn sp)
2017 1 150 1 150
2018 2 225 4 450
2019 3 250 9 750
2020 4 350 16 1400
2021 5 400 25 2000
2022 6 675 36 4050
Tổng 21 2050 91 8800

Phía trên là bảng khảo sát số liệu về nhu cầu quần Jeans giai đoạn 2017-2022 đã qua chọn lọc và
tính toán. Những con số cho thấy nhu cầu quần Jeans giai đoạn này có sự tăng trưởng qua từng
năm ( từ 150 lên đến 675 nghìn sản phẩm), trong đó nổi bật nhất là 2022 lượng nhu cầu tăng đến
68,75% so với năm trước đó. Điều này cho thấy dấu hiệu tích cực về tìm năng phát triển của
ngành hàng.
Dựa vào bảng số liệu trên, qua bóc tách và tính toán chi tiết, doanh nghiệp đã thành công đưa ra
biểu đồ xu hướng dự đoán các giai đoạn trong tương lai. Với tốc độ tăng trường đều đặn qua các
năm, chúng tôi có được phương trình xu hướng: y = 92,857x + 16,667

12
Từ đây, với các phương pháp tính toán đơn giản ta có thể thấy được dự báo cụ thể của 2 năm
gần nhất với năm 2023 tương ứng giai đoạn thứ 7 hay x=7 ta có y= 92,857x7 + 16,667= 666,66
nghìn sản phẩm
Tương tự với năm 2024 hay x=8 ta có y= 92,857x8 + 16,667= 759,52 nghìn sản phẩm
Từ số liệu dự báo giai đoạn 2023-2024 cho thấy tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu quần Jeans đạt mức
14%
Bảng 2.2.2

3. HOẠCH ĐỊNH CÔNG SUẤT SẢN XUẤT


3.1. Dự báo nhu cầu công suất

Bản dữ liệu
Tháng Công suất ước tính (giờ/tuần)
1 225
2 300
3 390
4 460
5 670
6 800

13
Giai đoạn Nhu cầu về quần
Tháng thứ x jean y (Nghìn sp) x² xy
1 1 225 1 225
2 2 300 4 600
3 3 390 9 1170
4 4 460 16 1840
5 5 670 25 3350
6 6 800 36 4800
Tổng 21 2845 91 11985

3.2. Quyết định công suất

Bảng ước tính trường hợp mở rộng tăng 30% quy mô sản lượng

Sản lượng Chi phí Doanh Lợi nhuận


thu

Thuận 101.250 10.336.00 30.375.0 20.039.00


lợi 0 00 0

Không 90.000 9.256.000 27.000.0 17.744.00


thuận lợi 00 0

EMV 18.891.500

Bảng ước tính trường hợp mở rộng tăng 50% quy mô sản lượng

Sản Chi phí Doanh thu Lợi nhuận


lượng

Thuận 337.500 33.272.00 101.250.00 67.978.000


lợi 0 0

14
Không 250.000 24.872.00 75.000.000 50.128.000
thuận lợi 0

EMV 59.053.000

Theo sơ đồ tóm tắt dạng cây quyết định, EMV của các trường hợp quyết định được tính như sau:
EMV (Mở rộng 30% quy mô)= 20.039.000x0.5 + 17.744.000x0.5 = 18,891,500
EMV (Mở rộng 50% quy mô)= 67.978.000 50.128.000
EMV (không làm gì)=0
Dựa trên chỉ số EMV đã tính toán cho thấy mở rộng thêm 50% quy mô sản lượng sẽ mang lại lợi
ích lớn hơn các phương án khác.
3.3. Phân tích hòa vốn

4. XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM CÔNG TY


4.1. Tiêu chí về định vị công ty

Xác định địa điểm của doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với khách
hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy
sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Có thể khái quát hoá mục tiêu lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp như sau:
Xây dựng doanh nghiệp công ty mới và nhà máy sản xuất quần Jean mới trên địa điểm mới.
Để ra quyết định lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều phương
pháp khác nhau, các phương pháp bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. Tuy
15
nhiên, một yếu tố cơ bản trong lựa chọn quyết định địa điểm doanh nghiệp là tạo điều kiện giảm
thiểu được chi phí vận hành sản xuất và tiêu thụ.
Dựa trên mục tiêu đặt doanh nghiệp của mình ở đâu để hoạt động sản xuất kinh doanh được ổn
định và có hiệu quả thì ta có các tiêu chí sau:
Chuyên môn ngành công nghiệp: Khi lựa chọn địa điểm để thiết lập hoạt động sản xuất, nhà đầu
tư cần xem xét chuyên môn ngành công nghiệp, cơ sở hạ tầng và quy mô hoạt động kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng: Việc có sẵn cơ sở hạ tầng phù hợp là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn địa điểm
sản xuất.
Quy mô hoạt động kinh doanh: Tùy thuộc vào quy mô hoạt động kinh doanh, có thể lựa chọn
thuê nhà máy sẵn có hoặc thuê đất trong khu công nghiệp.
Vì thế dựa vào các tiêu chí trên doanh nghiệp lựa chọn phương pháp dùng trọng số đơn giản.
4.2. Xác định địa điểm công ty

Phương pháp trọng số đơn giản


Một phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp được lựa chọn tốt nhất khi tính đến đầy đủ cả
hai khía cạnh là phân tích về mặt định lượng và định tính. Chuyên gia sẽ xác định các nhân tố
ảnh hưởng đến định vị Doanh nghiệp trong từng trường hợp cụ thể sau đó đánh giá tầm quan
trọng của từng nhân tố đó và cho trọng số thể hiện từng nhân tố tại từng vùng. Vùng được lựa
chọn sẽ là nơi có tổng số điểm cao nhất.
Doanh nghiệp cần chọn một địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất quần Jean. Qua nghiên cứu
sơ bộ thấy có thể chọn 1 trong 3 địa điểm thuộc Phan Thiết, Thủ Đức, Bình Dương. Theo các
chuyên gia thì trọng số và điểm số cho các yếu tố của 3 địa điểm này được cho như trong bảng
sau. Dùng phương pháp cho điểm có trọng số để so sánh ba địa điểm này và kết quả cho biết nên
chọn địa điểm nào làm điểm đặt nhà máy.
Bảng 4.2.1: Xác Định Địa Điểm Đặt Xưởng Sản Xuất Quần Jean
Điểm số các địa điểm Điểm có trọng số
Pha
Trọn Bình
TT Yếu tố n Thủ Phan Thủ Bình
g số Dươn
Thiế Đức Thiết Đức Dương
g
t

16
1 Mật độ giao thông 0,1 70 50 70 7 5 7
Khoảng cách tới đối thủ cạnh
2 tranh 0,125 70 50 40 8,75 6,25 5
Đỗ xe ( bao gồm bãi đỗ xe
3 không nằm trên đường ) 0,15 40 60 50 6 9 7,5
Khoảng cách với nhà phân
4 phối 0,125 40 70 90 5 8,75 11,25
Điều kiện và phí thuê địa
5 điểm 0,15 40 50 70 6 7,5 10,5
Mức độ đầy đủ các thiết bị,
6 điện, nước 0,125 70 80 80 8,75 10 10
7 Thuận tiện về giao thông 0,1 50 60 90 5 6 9
8 Nguồn nhân lực đạt yêu cầu 0,125 45 45 95 5,625 5,625 11,875
58,12
Tổng 1 52,125 5 72,125

Dựa trên các tiêu chí đã đề cập, địa điểm đặt xưởng tại khu vực Bình Dương đã đạt mức điểm có
trọng số cao nhất (72,125). Vì vậy, quyết định đặt xưởng tại Bình Dương là lựa chọn phù hợp
nhất. Điều này cho thấy rằng Bình Dương có những điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động
sản xuất quần jean, từ đó giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

5. BỐ TRÍ MẶT BẰNG SẢN XUẤT


Bố trí mặt bằng là sự sắp xếp các loại máy móc, vật dụng, khu vực sản xuất của công nhân, khu
vực phục vụ khách hàng, khu vực chứa nguyên vật liệu, lối đi, văn phòng làm việc, phòng nghỉ,
phòng ăn.... Bố trí hợp lý sẽ có năng suất cao, giảm lãng phí và sự gián đoạn không cần thiết, tận
dụng tối đa các nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh
nghiệp.
Dựa trên lưu đồ sản xuất quần Jean, việc lựa chọn cách bố trí mặt bằng theo quy trình để đảm
bảo hiệu quả sản xuất. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản
phẩm.

17
Hình 5.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng sản xuất, công ty

6. HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP


6.1. Kế hoạch trung hạn
Kế hoạch trung hạn là một phần quan trọng của hoạch định tổng hợp. Hoạch định tổng hợp là
việc kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý vào quá trình sản xuất nhằm cực tiểu hoá các chi phí
trong toàn bộ các quá trình sản xuất, đồng thời giảm đến mức thấp nhất mức dao động của công
việc và mức tồn kho cho một tương lai trung hạn.
Kế hoạch trung hạn có ba nhiệm vụ chính như sau:
1. Hoạch định tổng hợp về mức dự trữ và sản xuất để thoả mãn nhu cầu của thị trường sao
cho tổng chi phí dự trữ và các chi phí sản xuất là gần đạt mức nhỏ nhất;

2. Đảm bảo sản xuất ổn định; Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Đánh giá các quy trình sản xuất
hiện tại để xác định các vấn đề tiềm ẩn và đề xuất cải tiến. Các khía cạnh như công nghệ
sản xuất, quản lý nguồn lực và quy trình kiểm tra chất lượng cần được nghiên cứu để tối
ưu hoá hiệu suất sản xuất

18
3. Đảm bảo số lượng hàng tồn kho tối thiểu. Quản lý chuỗi cung ứng: Đánh giá tính hiệu
quả của các nhà cung cấp hiện tại và các quy trình liên quan đến vận chuyển, lưu kho và
quản lý hàng tồn kho. Tìm cách cải thiện quy trình này để tối ưu hóa khả năng cung ứng
và giảm thiểu rủi ro.

Với một nhà máy sản xuất quần jean, kế hoạch trung hạn có thể bao gồm việc xác định số lượng
sản phẩm cần sản xuất trong một khoảng thời gian trung hạn và phân bổ các nguồn lực để sản
xuất hiệu quả. Các chiến lược hoạch định tổng hợp có thể được áp dụng để giúp nhà máy sản
xuất quần jean tiết kiệm chi phí và tối ưu hoá hiệu suất sản xuất.
6.2. Các chiến lược hoạch định tổng hợp
Các chiến lược hoạch định tổng hợp phù hợp với sản xuất quần jean có thể bao gồm:
Thay đổi mức tồn kho: Điều chỉnh mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Thay đổi nhân lực theo mức cầu: Điều chỉnh số lượng nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Thay đổi tốc độ sản xuất: Điều chỉnh tốc độ sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hợp đồng thầu phụ: Thuê thầu phụ để sản xuất các sản phẩm hoặc gia công các bộ phận của sản
phẩm.
Sử dụng nhân công làm việc bán thời gian: Thuê nhân công làm việc bán thời gian để đáp ứng
nhu cầu sản xuất.
Đặt cọc trước: Khuyến khích khách hàng đặt cọc trước để giúp doanh nghiệp có thể dự báo được
nhu cầu và điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.
Phối hợp sản phẩm nghịch mùa: Sản xuất các sản phẩm nghịch mùa để tận dụng tối đa nguồn
lực và giảm thiểu chi phí.
Tác động đến nhu cầu: Sử dụng các chiến lược tiếp thị và quảng cáo để tác động đến nhu cầu
của khách hàng và điều chỉnh sản xuất cho phù hợp.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp chỉ áp dụng một chiến lược trên để tối ưu hoá hiệu suất sản xuất và tiết
kiệm chi phí.
Thay đổi mức tồn kho
Chiến lược thay đổi mức tồn kho là một chiến lược hoạch định tổng hợp quan trọng, đặc biệt đối
với nhà máy sản xuất quần jean. Điều chỉnh mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu thị trường có thể
giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất sản xuất và tiết kiệm chi phí. Đối với một nhà máy sản
xuất quần jean, việc điều chỉnh mức tồn kho có thể bao gồm việc giám sát vật tư vào và ra khỏi
19
các vị trí kho và điều chỉnh số dư hàng tồn kho. Các nhà quản trị có thể sử dụng các kỹ thuật
phân tích ABC, theo dõi lô hàng, hỗ trợ đếm chu kỳ, vv. để xác định mức tồn kho tối ưu và điều
chỉnh mức tồn kho cho phù hợp. Tóm lại, việc thay đổi mức tồn kho là một chiến lược hoạch
định tổng hợp quan trọng cho các nhà máy sản xuất quần jean. Điều chỉnh mức tồn kho để đáp
ứng nhu cầu thị trường có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hoá hiệu suất sản xuất và tiết kiệm chi
phí.
Ưu điểm
Không cần thay đổi hoặc chỉ thay đổi lực lượng lao động từ từ, không có những thay đổi đột
ngột trong sản xuất. Đảm bảo sản xuất ổn định ( Không tăng ca, giờ và lao động bên ngoài )
Tránh được các cách lựa chọn khác.
Tạo độ linh hoạt nhịp nhàng cao ở đầu ra của xí nghiệp trong giai đoạn có nhu cầu cao.
Không tốn chi phí đào tạo và sa thải công nhân ( không thêm hoặc bớt công nhân )
Nhược điểm
Một số nhược điểm có thể liên quan đến việc quản lý hàng tồn kho, bao gồm chi phí dự trữ và
nguy cơ mất doanh số bán khi có nhu cầu gia tăng.
Chi phí cho việc tồn trữ lớn như: chi phí thuê hoặc khấu hao kho, chi phí bảo hiểm, chi phí hao
hụt mất mát, chi phí cho các thiết bị kho hoạt động trong suốt thời gian dự trữ, đặc biệt là chi phí
về vốn để dự trữ hàng hoá;
Hàng hoá có thể bị giảm sút về chất lượng, giá trị; khó thích ứng với nhu cầu khách hàng thay
đổi.
Phạm vi áp dụng
Chiến lược thay đổi mức tồn kho có thể được áp dụng trong nhiều trường hợp khác nhau trong
sản xuất quần jean. Một số trường hợp cụ thể có thể bao gồm:
- Khi có sự thay đổi trong nhu cầu thị trường: Khi nhu cầu thị trường tăng hoặc giảm, doanh
nghiệp có thể điều chỉnh mức tồn kho để đáp ứng nhu cầu mới.
- Khi có sự thay đổi trong nguồn cung cấp: Khi có sự thay đổi trong nguồn cung cấp vật tư hoặc
nguyên liệu, doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức tồn kho để đảm bảo sản xuất không bị gián
đoạn.
- Khi có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh: Khi doanh nghiệp thay đổi chiến lược kinh
doanh, ví dụ như mở rộng thị trường hoặc giới thiệu sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể điều

20
chỉnh mức tồn kho để phù hợp với chiến lược mới.
6.3. Phương pháp hoạch định tổng hợp

Tháng Nhu cầu Số ngày Nhu cầu


mong đợi sản xuất mỗi ngày
1 500 22 23
2 400 18 22
3 1000 21 48
4 1.400 21 67
5 1.500 22 68
6 2.000 20 100
Tổng 6.800 124
cộng

Ở bản trên dựa trên công thức tính được tính ra ta thấy nhu cầu trung bình= 6.800/124=55. Sau
khi tính toán kế hoạch tổng hợp nhóm xác định được rằng, kế hoạch này có tầm nhìn khá nhưng
không đáng kể về nhiều mặt từ dó có thể xem xét đến các phương án khác

7. QUẢN TRỊ TỒN KHO VÀ HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU VẬT TƯ (MRP)
7.1. Hệ thống tồn kho

Hệ thống tồn kho là tập hợp các thủ tục hoặc chính sách tác nghiệp mà việc thu nhập hay duy trì
tồn kho được căn cứ vào đó.

Tồn kho là số lượng hàng hóa được tự tạo trong kinh doanh nhằm đáp ứng cho nhu cầu trong
tương lai. Nhu cầu này có thể là sản phẩm của công ty cũng có thể là hàng cung cấp dùng trong
quá trình gia công. Trong sản xuất, tồn kho đươc chia thanh 4 dạng:
Tồn kho nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành: vải denim, cúc, zip, màu nhuộm, chỉ,...
Tồn kho sản phẩm dở dang: quần chưa đính cúc, quần chưa nhuộm, quần chưa wash
Tồn kho sản phẩm hoàn thiện: quần Jean
Tồn kho các mặt hàng linh tinh phục vụ vho hoạt động sản xuất, dịch vụ
21
Việc tích trữ hàng tồn kho sẽ tiêu hao của doanh nghiệp nhiều loại chi phí bao gồm:
Chi phí lưu kho
Chi phí lưu kho đề cập đến chi phí duy trì hệ thống lưu trữ hàng tồn kho. Điều này có thể bao
gồm các chi phí định kỳ như tiền thuê nhà, tiện ích, an ninh và tiền lương của nhân viên.
Doanh nghiệp cần chú ý đền chi phí lưu kho có thể tăng rất nhanh nếu lưu trữ hàng tồn kho quá
lâu. Đặc biệt là có nhiều loại hàng tồn kho có thể không bán được nữa như một số mặt hàng đã
hư hỏng hoặc hết hạn. Đối với những hàng tồn kho không thể bán, chỉ đến khi chúng được cho
đi hoặc tiêu hủy thì việc giữ chúng quá lâu có thể nhanh chóng ảnh hưởng đến lợi nhuận của
doanh nghiệp do chi phí cao hơn và doanh số bán hàng ít hơn.
Chi phí vốn
Chi phí vốn là chi phí tổng cần thiết thực tế để có thể lưu trữ hàng tồn kho. Loại chi phí này có
thể bao gồm nhiều loại chi phí, ví dụ như thuê không gian kho hàng. Chi phí vốn là chi phí đắt
điển hình cho các loại chi phí liên quan mà doanh nghiệp phải chi trả.
Đôi khi, doanh nghiệp sẽ gặp phải tình huống thiếu không gian kho hàng để lưu trữ hàng hóa.
Việc tăng không gian kho hàng để có thể đáp ứng nhu cầu lớn hơn chính là một loại chi phí. Do
vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ được không gian kho để hàng hóa và liên tục cập nhật nhiều lần
trong vòng một năm.
Trộm cắp và gian lận
Doanh nghiệp cũng cần chí ý đến chi phí giảm hàng tồn kho do các hoạt động tội phạm, chẳng
hạn như trộm cắp và gian lận.
Những nhân viên không trung thực và khách hàng xấu tính có thể gây ra những mối hiểm họa
đối với chi phí kho, điều quan trọng là tăng cường đầu tư của Doanh nghiệp vào các giải pháp
bảo mật để bảo vệ khỏi những mối đe dọa này.
Sản phẩm hỏng và lỗi thời.
Hàng tồn kho có thể bị hỏng hóc trong quá trình lưu kho, điều này dẫn đến chi phí phát sinh cho
mặt hàng đó cao. Hơn nữa, có nguy cơ hàng tồn kho trở nên lỗi thời, điều này có thể xảy ra khi
Doanh nghiệp có quá nhiều hàng tồn kho chưa bán và vòng đời của sản phẩm đã kết thúc. Đến
cuối cùng doanh nghiệp vẫn cần trả rất nhiều chi phí cho những sản phẩm này vì vẫn cần trả chi
phí lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.

22
7.2. Phương pháp quản trị tồn kho
Để kế hoạch sản xuất kinh doanh không bị trì tệ, thiếu hụt vốn gây thu hẹp quy mô sản xuất,
nhóm đã tìm hiểu và chọn lọc để đưa ra các phương pháp quản trị tồn kho có hiệu quả cao
cho mô hình sản xuất quần Jean
a) Phương pháp FIFO hoặc LIFO
FIFO và LIFO là 2 phương pháp quản lý tồn kho thường được áp dụng tại Việt Nam và mang lại
rất nhiều lợi ít cho nhà quản trị.
FIFO (First In, First Out) là phương pháp hàng nhập trước xuất bán trước thường được áp dụng
cho các loại hàng hóa có thời gian sử dụng ngắn như thực phẩm, bánh kẹo, thời trang, sản phẩm
công nghệ…

LIFO (Last In, First Out) là phương pháp hàng nhập sau, xuất bán trước, thường được áp dụng
đối với hàng hóa không có hạn sử dụng chẳng hạn như vật liệu xây dựng, trong khi nhà bán lẻ
không có kho, không đủ không gian chất hàng trong kho
b) Phương pháp Just In Time (JIT)
Trong phương pháp kiểm soát hàng tồn kho Just in Time, công ty chỉ giữ lại lượng hàng tồn kho
cần thiết trong quá trình sản xuất. Không có hàng tồn kho dư thừa trong kho, công ty tiết kiệm
được chi phí lưu kho và bảo hiểm. Công ty đặt hàng thêm hàng tồn kho khi lượng hàng tồn kho
cũ gần đến mức tồn kho cần được bổ sung.
Đây là một phương pháp quản lý hàng tồn kho đi kèm với rủi ro vì một chút chậm trễ trong việc
đặt hàng hàng tồn kho mới có thể dẫn đến tình trạng hết hàng. Vì vậy, phương pháp này đòi hỏi
nhà quản trị phải kiểm tra thường xuyên để nắm rõ thời điểm hàng vừa hết và có có kế hoạch
phù hợp để có thể kịp thời đặt các đơn hàng mới mà không gây tình trạng hết hàng.
c) Phương pháp lập kế hoạch yêu cầu vật liệu (MRP: Material Requirements Planning)
MRP là một phương pháp kiểm soát hàng tồn kho chuyên nghiệp, trong đó nhà sản xuất đặt
hàng tồn kho sau khi xem xét dự báo bán hàng. Hệ thống MRP tích hợp dữ liệu từ các lĩnh vực
khác nhau của doanh nghiệp có tồn kho. Dựa trên dữ liệu và nhu cầu trên thị trường, người quản
lý sẽ cẩn thận đặt hàng cho hàng tồn kho mới với các nhà cung cấp nguyên vật liệu.

d) Mô hình số lượng đặt hàng kinh tế (EOQ: Economic Order Quantity)


23
Yếu tố cốt lõi của mô hình EOQ là nhấn mạnh việc đưa ra quyết định về số lượng hàng tồn kho
mà công ty nên đặt hàng tại thời điểm nào và khi nào họ nên đặt hàng. Dựa trên mô hình này,
nhà quản trị tồn kho sẽ đặt hàng ngay khi lượng hàng tồn kho đạt đến mức tối thiểu. Điểm mạnh
của mô hình EOQ đó là giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí đặt hàng và các loại chi phí
thực hiện phát sinh trong khi đặt hàng. Với mô hình EOQ, doanh nghiệp có thể đặt chính xác số
lượng hàng tồn kho mình cần.
e) Phương pháp FSN (Fast, Slow & Non-moving)
FSN là phương pháp kiểm soát hàng tồn kho rất hữu ích, đặc biệt là hiệu quả rất cao khi thực
hiện kiểm soát các dạng hàng tồn kho lỗi thời. Tất cả các mặt hàng của hàng tồn kho không được
sử dụng theo cùng thứ tự; một số mặt hàng được yêu cầu nhập hàng thường xuyên, trong khi
một số không cần thường xuyên. Do đó để việc quản lý tồn kho không tốn quá nhiều thời gian
và góp phần giúp nhà quản trị dễ nắm bắt các mặt hàng tồn kho, phương pháp này chia hàng tồn
kho thành ba loại chính, hàng tồn kho luân chuyển nhanh, hàng tồn kho luân chuyển chậm và
hàng tồn không có sự luân chuyển. Đơn đặt hàng cho hàng tồn kho mới được đặt dựa trên việc
sử dụng hàng tồn kho.
Hàng tồn kho luân chuyển nhanh, bao gồm hàng tồn kho thay đổi số lượng nhanh chóng và cần
được bổ sung rất thường xuyên. Đây là các mặt hàng bán chạy của doanh nghiệp. Nhìn chung,
hàng tồn kho thuộc loại này có tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho lớn hơn 3 và chiếm khoảng 10-15%
tổng lượng hàng tồn kho.
Hàng tồn kho luân chuyển chậm là hàng tồn kho thay đổi chậm trong chuỗi cung ứng và có tỷ lệ
vòng quay hàng tồn kho từ 1-3. Nó thường chiếm 30-35% tổng lượng hàng.
Hàng tồn kho hiếm khi luân chuyển với tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho dưới 1 và chiếm 60-65%
tổng lượng hàng tồn kho được gọi là Hàng tồn kho không luân chuyển.
f) Phương pháp quản trị tồn kho ABC
Quản trị tồn kho ABC là viết tắt của Always Better Control Analysis. Đây là một phương pháp
quản lý hàng tồn kho trong đó các mặt hàng tồn kho được phân loại thành ba loại cụ thể tương
ứng với: A, B và C.
Các mặt hàng trong danh mục hàng tồn kho A sẽ được ưu tiên kiểm soát chặt chẽ vì nó bao gồm
hàng tồn kho có giá cao, chúng có thể có số lượng tồn kho ít nhưng lại chiếm phần lớn trong
tổng giá trị hàng tồn kho. Các mặt hàng trong danh mục B là hàng tồn kho tương đối ít tốn kém

24
hơn so với danh mục A và vì có giá trị không quá cao, cùng với đó là số lượng mặt hàng trong
danh mục B là ở mức vừa phải nên mức độ kiểm soát cũng vừa phải. Còn lại, Danh mục C bao
gồm một số lượng lớn các mặt hàng tồn kho với giá thấp, yêu cầu đầu tư ít hơn nên mức độ kiểm
soát là tối thiểu.
7.3. Hoạch định nhu cầu vật tư
Từ các phương pháp quản trị tồn kho trên, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng phương pháp quản trị
tồn kho ABC vào thực tiễn

% giá trị so
Tên sản Nhu cầu Giá đơn vị Tổng giá trị thứ tự ưu
Món hàng với tổng giá
phẩm đơn vị (đồng) hàng năm tiên
trị hằg năm
1 Cúc 4.000 8.000 32.000.000 33,16 2
2 Vải denim 2.500 20.000 50.000.000 51,81 1
3 Khóa kéo 1.000 8.000 8.000.000 8,29 3
4 chỉ may 500 8.000 4.000.000 4,15 4
5 màu nhuộm 2.500 1000 2.500.000 2,59 5
Tổng 96.500.000 100

Khi áp dụng nguyên tắc Pareto cho việc quản lý hàng dự trữ kho, ngươi ta
Thường chia hàng dự trữ thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm A: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hằng năm cao nhất
- Nhóm B: Bao gồm những loại hàng dự trữ có giá tri hằng năm ở mức
trung bình
- Nhóm C: Gồm những loại hàng có giá trị hằng năm nhỏ. Cách tiến hành
phương pháp ABC như sau:
 Xác định khôi lượng, chủng loại và giá trị các loại hàng dự trữ
 Xác định tỷ lê % về giá trị của các loại mặt hàng dự trữ
 Sắp xếp theo thứ tự giảm dần vể tỷ lệ % của giá trị hàng dự trữ
 Xác định tỷ lê % lũy kế theo giá trị

25
 Xác định tỷ lê tích lũy mặt hàng:
- Nhóm A: vải denim, cúc
- Nhóm B: khóa kéo
- Nhóm C: chỉ may, màu nhuộm
Đối với món hàng có giá trị cao được xếp hạng A, ta phải
giám sát tồn kho chặt chẽ và ghi chép số liệu chính xác.
Các món hàng thuộc hạng C có thể kiểm soát lỏng lẻo hơn, có thể
dùng hệ thống xem xét định kỳ.
Các món hàng B được kiểm soát ở mức độ vừa phải

8. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG HOẠT ĐỘNG


8.1. Quy trình kiểm soát chất lượng sản xuất
Các bước thực Nhân sự thực Quy định
hiện hiện
Bước 1: Thiết Ban quản lí Bước đầu tiên là thiết lập tiêu chuẩn chất lượng cho sản
lập tiêu chuẩn phẩm hoặc dịch vụ. Tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các
chất lượng yêu cầu kỹ thuật và các chỉ tiêu định lượng mà sản phẩm
cần đạt được. Điều này bao gồm xác định các thông số kỹ
thuật, quy định và tiêu chuẩn mà sản phẩm cần tuân thủ.
Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn nêu trên cần phải cụ thể,
có khả năng đo lường và có thể đạt được.

Bước 2: Xác Ban quản lí Bước tiếp theo là xác định các điểm kiểm soát chất lượng
định điểm/giai quan trọng trong quy trình sản xuất. Điểm kiểm soát chất
đoạn kiểm soát lượng là các vị trí hoặc giai đoạn trong quy trình sản xuất
chất lượng mà các hoạt động kiểm soát chất lượng được thực hiện.
Điều này có thể bao gồm kiểm tra nguyên vật liệu đầu
vào, kiểm tra quá trình sản xuất và kiểm tra sản phẩm
cuối cùng trước khi xuất xưởng.

26
Bước 3: Thiết Ban quản lí Tiếp theo, cần thiết lập phương pháp kiểm tra để đánh giá
lập phương pháp chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Phương pháp
kiểm tra kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra vật liệu, đo lường, thử
nghiệm hoặc xem xét mẫu. Các phương pháp này phải
được xác định một cách chính xác và đáng tin cậy để
đảm bảo việc đo lường chính xác và đánh giá chất lượng.

Bước 4: Thực Ban quản lí Sau khi thiết lập tiêu chuẩn, điểm kiểm soát và phương
hiện kiểm soát pháp kiểm tra, quá trình kiểm soát chất lượng được thực
chất lượng hiện trong quy trình sản xuất. Các hoạt động kiểm soát
chất lượng như kiểm tra, giám sát, đánh giá và xác minh
được thực hiện tại các điểm kiểm soát quan trọng để đảm
bảo rằng quy trình sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn chất
lượng.

Bước 5: Ghi Ban quản lí Dữ liệu từ các hoạt động kiểm soát chất lượng được ghi
nhận và phân nhận và phân tích để đánh giá hiệu suất chất lượng của
tích dữ liệu quy trình sản xuất. Thông qua việc phân tích dữ liệu, các
xu hướng, sự biến đổi và các vấn đề chất lượng có thể
được nhận ra để giúp doanh nghiệp định hướng cũng như
đưa ra các biện pháp khắc phục và cải thiện.

Bước 6: Cải tiến Ban quản lí Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu và phản hồi từ khách
liên tục hàng, các biện pháp cải tiến liên tục được thực hiện để
nâng cao chất lượng và hiệu suất của quy trình sản xuất.
Các biện pháp này có thể bao gồm cải tiến quy trình, đào
tạo nhân viên, sử dụng công nghệ mới hoặc cải tiến các
phương pháp kiểm soát chất lượng.

27
8.2. Phương pháp lấy mẫu kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm
Trước khi sản phẩm đến tay khách hàng thì sẽ được kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm.
Mẫu lấy từ dây chuyền bao gồm nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm ở nhiều nơi thay vì
lấy thành phẩm cuối cùng để kiểm tra quá trình sản xuất có ổn định hay không.
Mẫu lấy được khi kiểm tra phải đảm bảo được các yêu cầu về màu sắc và chất vải, kích thước
của sản phẩm, chất lượng đường chỉ may, kiểu tra mẫu thiết kế, chất lượng khóa kéo, độ co dãn
của sản phẩm, tem mắc gắn trên sản phẩm. Trong quá trình kiểm tra mà phất hiện ra lỗi sẽ thu
hồi lại sản phẩm.
8.3. Các tiêu chuẩn hệ thống quản lý hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật (ngành) áp dụng quản lý
hoạt động doanh nghiệp
Hệ thống quản lí chất lượng theo ISO 9001:2015 sẽ giúp cho doanh nghiệp cải thiện được một
số vấn đề quan trọng như: Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, cải thiện chất
lượng sản phẩm, giảm giá bán, gia tăng doanh thu, lấy được lòng tin của khách hàng
Tiêu chuẩn Bluesig tTiêu chuẩn Bluesigrong quy trình sản xuất dệt may, nó đóng vai trò đánh
giá tính bền vững của môi trường làm việc và các chỉ số an toàn cho người tiêu dùng. Tiêu chí
này sẽ được áp dụng xuyên suốt đường đi của hàng dệt may từ nguyên liệu đầu vào đến thành
phẩm.
Tiêu chuẩn ZDHC là một trong những tiêu chuẩn ngành dệt may quan trọng, được áp dụng rộng
rãi trên toàn thế giới. Tiêu chuẩn này được xác lập với mục tiêu không xả thải hóa chất độc hại
trong chuỗi giá trị dệt may. Từ đó, cải thiện môi trường và phúc lợi cho người dân.
Tiêu chuẩn ngành dệt may OCS (Organic Content Standard) được nhiều doanh nghiệp dệt may
quan tâm. Đây là tiêu chuẩn đánh giá dựa trên việc theo dõi đường đi từ nguyên liệu thô cho đến
thành phẩm.

9. KẾT LUẬN

Bài tiểu luận này đã nghiên cứu về quá trình vận hành sản xuất kinh doanh quần jean, một trong
những sản phẩm thời trang phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới. Sau khi học xong môn
quản trị sản xuất chất lượng nhóm đã giải thích các yếu tố đầu vào, tài nguyên, quá trình biến đổi
và đầu ra trong quá trình này, cũng như chi tiết hơn về các nguyên liệu, nguồn lực, hoạt động và
công đoạn, sản phẩm và dịch vụ liên quan. Bài tiểu luận cũng đã chỉ ra vai trò và ảnh hưởng của
mỗi yếu tố đến kết quả cuối cùng của quá trình vận hành.
28
Từ bài tiểu luận, có thể thấy rằng quá trình vận hành sản xuất kinh doanh quần jean là một quá
trình phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác giữa nhiều bộ phận và nhân viên trong doanh nghiệp. Quá
trình này cũng cần phải được quản lý và điều hành một cách hiệu quả và linh hoạt để đáp ứng
nhu cầu thị trường

Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải nắm rõ các yếu tố đầu vào, tài nguyên, quá
trình biến đổi và đầu ra trong quá trình vận hành, cũng như áp dụng các phương pháp và công cụ
quản trị sản xuất và chất lượng hiện đại.

10. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quản Trị Chất Lượng – TS. Phan Thăng

Giáo trình quản trị chất lượng (GS.TS. Nguyễn Đình Phan 2012)

Giáo trình quản trị chiến lược (Ngô Kim Thanh 2013)

29

You might also like